ĐỒ ÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG BÔI TRƠN XE HONDA CRV

Mã đồ án OTTN003024168
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 290MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ sơ đồ bôi trơn động cơ, bản vẽ sơ đồ nguyên lý bôi trơn bằng vung té, bản vẽ sơ đồ hệ thống bôi trơn cưỡng bức cácte ướt, bản vẽ kết cấu bầu lọc dầu, bản vẽ kết cấu bơm dầu động cơ, bản vẽ chi tiết bánh răng chủ động và bị động bơm dầu); file word (Bản thuyết minh, bìa đồ án, bản trình chiếu bảo vệ Power point…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG BÔI TRƠN XE HONDA CRV.

Giá: 1,190,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC…………………………………………………………………...…........................................................................….i

LỜI NÓI ĐẦU……………………………………………….......................................................................……………….….....1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG BÔI TRƠN TRÊN XE ÔTÔ............................................................................2

1.1. Hệ thống bôi trơn trên xe ôtô ........................................................................................................................................2

1.2. Hệ thống bôi trơn xe ô tô Honda CRV:..........................................................................................................................8

CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN THÔNG SỐ KỸ THUẬT HỆ THỐNG BÔI TRƠN HONDA CRV .............................................10

2.1. Phân tích chọn loại bơm;..............................................................................................................................................11

2.1. Tính bơm dầu:..............................................................................................................................................................24

CHƯƠNG 3: KIỂM TRA CHẨN ĐOÁN BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG BÔI TRƠN TRÊN XE HONDA CRV.. 44

3.1. Kiểm tra xác định thông số kỹ thuật, đánh giá tình trạng kỹ thuật hệ thống bôi trơn...................................................44

3.1.1. Những hư hỏng hệ thống bôi trơn............................................................................................................................44

3.1.1.1. Chuẩn đoán màu dầu động cơ..............................................................................................................................44

3.1.1.2. Kiểm tra chất lượng dầu bôi trơn...........................................................................................................................45

3.1.1.3. Áp suất dầu bôi trơn giảm.......................................................................................................................,,,,,,.,,.....45

3.1.1.4. Áp suất dầu bôi trơn tăng......................................................................................................................................47

3.1.1.5. Hỏng bơm dầu.......................................................................................................................................................48

3.1.1.6. Hỏng lọc dầu.........................................................................................................................................................49

3.1.1.7. Hỏng bầu lọc dầu..................................................................................................................................................50

3.2. Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn......................................................................................................................................51

3.2.1.Phương pháp dùng giấy lọc Kiểm tra chất lượng dầu nhờn.....................................................................................51

3.2.1.1. Kiểm tra bơm dầu, lọc dầu....................................................................................................................................52

3.2.1.2. Quy trình bảo dưỡng thay/ thế bầu lọc.................................................................................................................53

3.3. Sữa chữa hệ thống bôi trơn........................................................................................................................................56

3.3.1. Lọc dầu.....................................................................................................................................................................56

3.3.2. Hỏng bơm bánh răng và các trường hợp khác........................................................................................................56

3.3.3. Lưu ý khi sữa chữa và bảo dưỡng bầu lọc..............................................................................................................57

KẾT LUẬN.........................................................................................................................................................................59

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................................................................60

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay Ôtô là một trong những phương tiện giao thông không thể thiếu đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật được ứng dụng rất nhiều vào nền công nghiệp sản xuất Ôtô. Công nghệ chế tạo, lắp ráp và sửa chữa ngày càng được cải tiến mạnh mẽ, để tạo ra một đảm bảo vệ sinh môi trường và giảm tối thiểu tai nạn giao thông.

Nước ta hiện nay đang trên đà phát triển, thực hiện việc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Do đó nhu cầu về đi lại và vận chuyển hàng hóa ngày càng cao cả về chất lượng và số lượng. Vì thế nhà nước ta đã ưu tiên phát triển ngành công nghiệp này.Hiện nay ở nước ta đã có nhiều công ty cổ phần,liên doanh với nước ngoài về sản xuất, lắp ráp ô tô xe máy như: FORD,TOYOTA,MERCEDES, HONDA, HYUNDAI SUZUKI… đã thu hút ngày càng nhiều lao động vào làm việc trong những dây truyền sản suất lắp ráp.

Trong quá trình học tập em đã được khoa giao cho đồ án môn học sữa chữa ôtô: “Kiểm nghiệm hệ thống bôi trơn trên xe Honda CRV”.
Sau khi nhận đề tài em đã tìm hiểu nghiên cứu tài liệu, vận dụng các kiến thức đã học, đặc biệt là sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của thầy : TS…………… cùng các thầy cô giáo trong khoa. Đồng thời có sự tham gia đóng góp của bạn bè đến nay đề tài của em đã hoàn thành.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên nội dung không tránh khỏi sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô giáo trong khoa và bạn bè để đề tài của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn !

                                                                                                                                    Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…

                                                                                                                                        Sinh viên thực hiện

                                                                                                                                             …………………

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG BÔI TRƠN TRÊN XE ÔTÔ

1.1. Hệ thống bôi trơn trên xe ôtô :

1.1.1. Kết cấu, nguyên lý hoạt động, phân loại, công dụng của hệ thống bôi trơn ô tô :

- Nhiệm vụ:

Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát để giảm tổn thất công suất do ma sát gây ra và làm sạch các bề mặt.Ngoài ra hệ thống bôi trơn còn có các nhiệm vụ làm mát,bao kín buồng cháy và chống oxy hóa.

1.1.1.1 Kết cấu:

Hệ thống này được cấu tạo bởi các thành phần chính sau đây:

- Bơm dầu:

Đây là bộ phận cung cấp dầu tới các bề mặt cần bôi trơn bên trong động cơ. Trong quá trình hoạt động, các cặn bẩn phát sinh trong quá trình hoạt động của động cơ có thể làm tắc bơm dầu. Khi đó, các bộ phận trong động cơ sẽ không được bôi trơn đầy đủ dẫn đến hư hỏng, thậm chí động cơ cơ thể bị kẹt hoàn toàn. Vì vậy, người dùng cần chú ý thay bộ lọc cũng như thay dầu nhớt định kỳ.

- Bộ lọc dầu:

Theo thời gian, dầu động cơ sẽ nhiễm bẩn dần do cặn bẩn (mạt kim loại, muôi than…) hình thành trong quá trình hoạt động của động cơ. Bộ lọc dầu có nhiệm vụ làm sạch dầu cung cấp từ bơm dầu khỏi các cặn bẩn kể trên trước khi cung cấp tới bề mặt của các chi tiết cần bôi trơn. Bộ lọc dầu được lắp đặt tại một số vị trí nhất định trên hệ thống bôi trơn.

1.1.1.2. Nguyên lý hoạt động:

Khi động cơ hoạt động làm việc bơm dầu được dẫn động lúc này dàu trong cacste qua phao lọc dầu đi vào bơm . Sau khi bơm dầu có áp suất cao khoảng 2-5Kg/ được chia thành hai nhánh chính:

- Nhánh 1 : Dầu bôi trơn đi đến két làm mát dầu ,tại đây dầu được làm mát rồi trở về caacste nếu nhiệt độ cao quá quy định.

- Nhánh 2 : Đi qua bầu lọc đến đường dầu chính .Từ đường dầu chính dầu đi bôi trơn cho trục khủy thanh truyền và đi bôi trơn cho trục cam.Dầu bôi trơn trục khủy sau đó lên bôi trơn đầu to thanh truyền qua lỗ khoan chéo xuyên qua má khủy. Dầu từ đầu to thanh truyền theo đường dọc thân thanh truyền lên bôi trơn cho chốt piston

1.1.1.3. Công dụng, phân loại:

- Công dụng:

Ngoài giúp bôi trơn các chi tiết bên trong máy để giúp xe vận hành bền bỉ, an toàn. Bôi trơn động cơ còn là hệ thống đóng các vai trò quan trọng khác như:

+ Bôi trơn các bề mặt có chi tiết chuyển động giúp giảm ma sát, tránh gây tăng nhiệt và cháy nổ, hỏng hóc.

+ Làm sạch các bề mặt chuyển động khỏi các bụi bẩn trong quá trình vận hành, tránh hỏng hóc.

+ Giảm nhiệt độ, làm mát các chi tiết bên trong động cơ.

- Phân loại:

+ Bôi trơn ma sát khô: Bề mặt lắp ghép của hai chi tiết có chuyển động tương đối với nhau mà không có chất bôi trơn. Ma sát khô sinh ra nhiệt làm nóng các bề mặt ma sát khiến chúng nhanh mòn hỏng, có thể gây ra mài mòn dính.

+ Bôi trơn ma sát ướt: Là dạng bôi trơn mà giữa hai bề mặt của cặp lắp ghép luôn luôn được duy trì 1 lớp dầu bôi trơn ngăn cách.

1.1.2. Các hệ thống bôi trơn thông dụng:

1.1.2.1. Hệ thống bôi trơn bằng pha dầu vào nhiên liệu:

Phương pháp này được dùng ở động cơ xăng hai kỳ có cửa nạp, cửa xả, cửa thổi ở trên xi lanh và các te chứa hòa khí. Dầu bôi trơn được pha vào trong nhiên liệu theo một tỷ lệ nhất định từ 1/20 – 1/25 và có thể theo các cách sau: Xăng và dầu bôi trơn được hòa trộn trước khi đổ vào bình chứa.

Dầu bôi trơn và xăng được chứa ở hai thùng riêng biệt trên động cơ. Trong quá trình động cơ làm việc, dầu và xăng được hoà trộn song song, tức là dầu và xăng được pha trộn theo định lượng khi ra khỏi thùng chứa.

1.1.2.2 Bôi trơn bằng vung té:

Khi động cơ làm việc,các chi tiết như trục khuỷu, thanh truyền, bánh răng…sẽ vung té dầu lên bề mặt làm việc của các chi tiết cần bôi trơn như xi lanh, các te, các cam…Ngoài ra, một phần dầu vung té dạng sương mù sẽ rơi vào các kết cấu hứng dầu của các chi tiết khác cần bôi trơn, như đầu nhỏ thanh truyền. Phương án bôi trơn này đơn giản, nhưng cũng như phương pháp bôi trơn bằng pha dầu vào nhiên liệu là khó đảm bảo đủ dầu bôi trơn cho các cổ trục. Vì vậy phương pháp này chỉ sử dụng ở động cơ có công suất nhỏ như động cơ xe máy, thuyền máy, bơm nước…

1.1.2.4 Hệ thống bôi trơn cácte khô:

Hệ thống này khắc phục nhược điểm của hệ thống bơi trơn cácte ướt. Do thùng dầu 3 được đặt bên ngoài nên cácte không sâu, làm giảm chiều cao động cơ và tuổi thọ dầu bôi trơn cao hơn. Tuy nhiên hệ thống phức tạp vì có thêm các bơm chuyển và các bộ phận để dẫn động chúng.

1.2. Hệ thống bôi trơn xe ô tô Honda CRV:

Thông sô hệ thống bôi trơn xe Honda CRV như bảng 1.1.

CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN THÔNG SỐ KỸ THUẬT HỆ THỐNG BÔI TRƠN HONDA CRV

2.1. Tính toán thông số kỹ thuật bơm dầu:

- Phương pháp để đưa dầu đi bôi trơn cho động cơ. Việc dùng hệ thống bôi trơn kiểu vung té làm giảm tuổi thọ của dầu động cơ rất nhiều so với khi dùng hệ thống bôi trơn kiểu phối hợp (hoặc bôi trơn cưỡng bức). Do những nguyên nhân sau: Ta biết rằng một trong những chỉ tiêu quan trọng của dầu là độ bền chống ôxy hoá, khi dầu bị vung té sẽ ôxy hóa nhanh hơn tạo nhựa đường và hắc ín, nó làm giảm chất lượng bôi trơn của dầu và làm tăng muội than. 

Do phương pháp dẫn dầu tới các gối đỡ không chắc chắn nên có nhiều khả năng xuất hiện ma sát nửa ướt. Mặc khác, mức chi phí dầu khi dùng phương pháp bôi trơn bằng cách vung té cao hơn khi dùng các loại hệ thống bôi trơn khác.

Những nhược điểm đó của hệ thống bôi trơn bằng cách vung té không thể  bù lại được bởi ưu điểm của nó là kết cấu đơn giản.

2.1.1. Phân tích chọn loại bơm:

-  Bơm dầu nhờn là một bộ phận quan trọng của động cơ, nó có nhiệm vụ cung cấp liên tục dầu nhờn có áp suất cao đến các bề mặt ma sát để bôi trơn, làm mát và tẩy rửa bề mặt ma sát. Bơm dầu dùng cho động cơ đốt trong là loại bơm thể tích chuyển dầu bằng áp suất tĩnh như các loại bơm piston, bơm phiến trượt và bơm trục vít, bơm bánh răng ta sẽ phân tích ưu, nhược điểm của từng loại bơm để chọn loại bơm phù hợp cho hệ thống bôi trơn của động cơ thiết kế.

a) Ưu, nhược điểm và phạm vi sử dụng của bơm piston:

- Bơm piston là loại bơm dựa trên nguyên tắc thay đổi thể tích của cơ cấu piston- xilanh. Vì bề mặt làm việc của cơ cấu này là mặt trụ, do đó dễ dàng đạt được độ chính xác cao, bảo đảm hiệu suất thể tích tốt.

- Ưu điểm: có thể tạo nên áp suất lớn, bơm được các loại chất lỏng có độ nhớt cao, cấu tạo đơn giản

- Nhược điểm: chuyển động của chất lỏng qua bơm không đều, do đó lưu lượng của bơm bị dao động, kết cấu bơm tuy đơn giản nhưng cồng kềnh, khó lắp đặt trên động cơ đốt trong cỡ nhỏ.

b) Ưu, nhược điểm và phạm vi sử dụng của bơm phiến trượt

- Top of FormBơm gồm một trục bơm trên có phay rãnh hướng kính để lắp các cánh quạt (số lượng cánh quạt từ 2 ÷ 20 tuỳ theo kích thước của bơm). Trục bơm lắp lệch tâm với vỏ bơm tạo nên các khoang chứa dầu áp suất thấp và áp suất cao.

- Ưu điểm của loại bơm này là kết cấu rất nhỏ gọn, tạo ra áp suất dầu nhờn rất cao, lưu lượng lớn và hiệu suất cao. Tuy nhiên nhược điểm của loại bơm này là mài mòn rất nghiêm trọng nên rất ít được sử dụng.

c) Ưu, nhược điểm và phạm vi sử dụng của bơm bánh răng

Bơm bánh răng có 2 loại là bơm bánh răng ăn khớp trong và bơm bánh răng ăn khớp ngoài. Kết cấu như hình bên dưới:

Bơm bánh răng là loại bơm sử dụng rộng rãi nhất vì nó có kết cấu đơn giản, dễ chế tạo, bơm bánh răng gồm có: loại bánh răng ăn khớp ngoài hoặc ăn khớp trong, có thể là răng thẳng, răng nghiêng hoặc chữ v, loại bơm bánh răng ăn khớp ngoài được dùng rộng rãi hơn vì dễ chế tạo hơn, nhưng bánh răng ăn khớp trong thì có kích thước gọn nhẹ hơn

2.1.2. Kết Luận:

Qua phân tích ưu, nhược điểm và phạm vi sử dụng một số loại bơm kể trên, em thấy bơm bánh răng là phù hợp với động cơ thiết kế hơn cả, trong đó có hai loại bơm: bánh răng ăn khớp ngoài và bánh răng ăn khớp trong, vì bơm dầu cho hệ thống bôi trơn cần có kích thước nhỏ gọn nên em chọn bơm bánh răng ăn khớp trong làm bơm dầu bôi trơn cho động cơ thiết kế.

2.1.3. Tính toán quá trình nạp:

Mục đích của việc tính toán quá trình nạp là xác định các thông số chủ yếu của cuối quá trình nạp chính (ở điểm a) như áp suất  và nhiệt độ .

- Hệ số khí sót :

Thay số được:  Yv = 0,0514

- Hệ số nạp:

Thay số được:  uv = 0,8409

- Nhiệt độ cuối qúa trình nạp Ta[oK):

Thay số được: Ta = 344,69[oK]

- Lượng không khí lý thuyết cần thiết để đốt cháy 1 kg nhiên liệu:

=> Mo = 0,512 [kmol không khí/kg nhiên liệu]

Tính số mol khí nạp mới M1 [kmol không khí/kg nhiên liệu]

Do động cơ 4G94 là động cơ phun xăng

2.1.4. Tính toán quá trình nén:

Giải phương trình trên theo phương pháp slover trong excel ta được: n1 = 1,3727

Nhiệt độ cuối quá trình nén Tc:

Tc = T0. = 297. 9,51, 3727-1 = 708,20 [oK]

Áp suất cuối quá trình nén Pc:

Pc = pa. 0, 09. 9, 51, 3727 = 2,038 [MN/m2]

2.1.5. Tính toán quá trình cháy:

- Tính DM:

Động cơ xăng khi a³ 1 thì: AM = 0,0279

- Hệ số biến đổi phân tử lý thuyết:

Thay số được: B0 = 1,0543

- Tổn thất nhiệt do cháy không hoàn toàn DQH

DQH = 120000(1-a)M0

Do động cơ phun xăng a = 1 nên DQH = 0

- Nhiệt độ cực đại của chu trình Tz [oK]

Đưa về dạng phương trình bậc hai:

A = 1,047.0,0032 = 0,0033

B = 1,047. 21,37 = 22,384

C = -69320,47

Vậy phương trình bậc hai:

Giải phương trình lấy nghiệm dương ta có: Tz = 2332,37 [oK]

2.1.6. Quá trình giãn nở:

- Tỷ số giãn nở sớm r: r = 1

- Tỷ số giãn nở sau d: d = e = 9,5

- Áp suất cuối quá trình giãn nở Pb [MN/m2]

=> Pb = 0,44 [MN/m2]

- Kiểm nghiệm lại nhiệt độ khí sót [oK]

Tn= 878,07 [oK]

2.1.8. Các số liệu chọn trước trong quá trình tính toán

- Tốc độ trung bình của piston:

Cm = 17,5 [m/s] > 9 [m/s]

=> Động cơ tốc độ cao hay còn gọi động cơ cao tốc.

Với động cơ 4 kỳ không tăng áp, tốc độ cao, các thông số được chọn như sau:

- Áp suất khí nạp:  p=  (0,14÷0,4). Chọn pk = 0,1 [MN/m2]

- Áp suất cuối quá trình nạp: pa = (0,8 0,9).pk   Chọn pa = 0,9.pk

=>  pa = 0,09 [MN/m2]

- Áp suất khí thải:  pth = (1,02 1,04).po [MN/m2]. Chọn pth = 1,03.po

Với:  po = 0,1 [MN/m2]

=>  pth = 0,103 [MN/m2]

- Áp suất khí sót:   pr = (1,05 1,10).pth . Chọn p= 1,08.pth

=>  pr = 0,112 [MN/m2]

- Chỉ số nén đa biến trung bình:   n1 = (1,34÷1,39) . Chọn  n1 = 1,37

- Chỉ số giãn nở đa biến trung bình: n2 = (1,23÷1,27) . Chọn  n2 = 1,23

- Tỉ số giản nở sớm với động cơ xăng:  ρ = 1

2.1.9. Xây dựng đường cong nén:

Phương trình đường nén:

p.Vn1  =  cosnt  => pc.Vcn1  =  pnx.Vnxn1

2.1.11. Tính Va, Vh, Vc :

Va = Vc +Vh

Thay số được: Va = 0,56 (dm3)

2.1.12. Tính bơm dầu:

Việc tính toán bơm dầu nhằm mục đích xác định các thông số cơ bản của bơm:

+ Lưu lượng bơm dầu Vb

+ Các thông số về bánh răng chủ động và bị động của bơm: mođun, số vòng quay,chiều dày bánh răng, đường kính vòng đỉnh, chân răng...

+ Áp suất đầu vào, đầu ra của bơm: Pv, Pr

+ Công suất bơm: Nb

Để xác định được các thông số, kích cơ bản trên của bơm dầu bôi trơn, ta phải xác định được lưu lượng dầu bôi trơn cần thiết để bôi trơn các bề mặt ma sát Vd, từ đó xác định được lưu lượng của bơm dầu cần cung cấp Vb

Từ lưu lượng của bơm ta sử dụng các công thức tính liên quan để xác định các kích thước chi tiết của bơm

a) Lượng nhiệt dầu mang đi:

Theo số liệu thực nghiệm, đối với các loại động cơ đốt trong ngày nay, nhiệt lượng do dầu đem đi Qd thường chiếm khoảng 1,5÷2% tổng nhiệt lượng do nhiên liệu cháy trong xylanh sinh ra Qt. Vì vậy có thể xác định Qd theo công thức sau:

Qd = (0,015¸0,02). Qt   [kcal/h]

Suy ra ta chọn Qd = 0,016.Qt

b) Lượng dầu cần thiết để bôi trơn các bề mặt ma sát

Lưu lượng dầu cần thiết để bôi trơn các bề mặt ma sát phụ thuộc vào nhiệt lượng do dầu bôi trơn mang đi Qd, khối lượng riêng của dầu bôi trơn r, và tỷ nhiệt của dầu Cd, và được xác định thông qua công thức sau: Vd = 456,03 [l/h]

c) Xác định lưu lượng của bơm dầu

Để đảm bảo cung cấp lượng dầu bôi trơn tới các bề mặt ma sát nói trên thì bơm dầu cần phải cung cấp một lưu lượng Vb’ dầu lớn gấp vài lần. Do đó lưu lượng Vb’ [lít/h] của bơm dầu được xác định theo công thức kinh nghiệm:

Vb’= (2÷3,5).Vd

Đối với động cơ diezel: Vb’=( 20÷40)Ne

Đối với động cơ xăng: Vb’  =(14÷20)Ne

Vì động cơ thiết kế là động cơ xăng, nên ta chọn: Vb’=20.Ne [lít/h]

V’b = (14÷20)Ne = 20.92= 1840 [lít/h]

e) Xác định kích thước bánh răng chủ động:

- Đường kính vòng tròn lăn:

Do1 =  3.z  = 3.10 = 30 [mm]

- Đường kính vòng đỉnh răng:

De1 = m.(z+2) = 3.(10+2) = 36 [mm]

Chiều cao răng:  h1 = 2m = 2.3 = 6 [mm]

- Đường kính chân răng:

Dc1 = De1 - 2h1 = 36 – 2.6 = 24 [mm]

f) Xác định kích thước bánh răng bị động:

- Đường kính vòng tròn lăn:

Do2 =  3.z2  = 3.11 = 33 [mm]

- Đường kính vòng đỉnh răng:

De2 = m.(z2+2) = 3.(10+2) = 39 [mm]

- Đường kính chân răng:

Dc1 = Do2 – 2,5.m = 33 – 2,5.3 = 25,5 [mm]

2.1.16. Đồ thị biểu diễn tốc độ của piston v = f(α):

Vẽ đường biểu diễn tốc độ theo phương pháp đồ thị vòng.

+ Xác định vận tốc của chốt khuỷu:

ω = 575,9 [rad/s]

+ Chọn tỷ lệ xích: = 0,75. 575,9 = 432,75 [m/s.mm]

+ Vẽ nửa đường tròn tâm O bán kính R1 phía dưới đồ thị x(a) với:

R1 = R.w = 47,9.575,9  = 27588,41 [mm/s]

+ Từ các điểm 0;1;2…kẻ các đường thẳng góc với AB cắt các đường song song với AB kẻ từ các điểm 0’;1’;2’…tương ứng tạo thành các giao điểm. Nối các giao điểm này lại ta có đường cong giới hạn vận tốc của piston.  Khoảng cách từ đường cong này đến nửa đường tròn biểu diễn trị số tốc độ của piston ứng với các góc.

2.1.17. Đồ thị biểu diễn gia tốc

Để vẽ đường biểu diễn gia tốc của piston ta sử dụng phương pháp Tole.

- Lấy đoạn thẳng: AB = S = 2R = 95,8 [mm]

Chọn tỷ lệ xích: ms = 0,75 [mm/mm]

- Tính jmax,  jmin

+ 47,9. 575,92.(1 + 0,24) = 19703338,2733[mm/s2]

+ -47,9. 575,92.(1 - 0,24) = -12076239,586 [mm/s2]

Chọn giá trị tỷ lệ xích   [m/s2.mm]

2.1.18. Đồ thị lực quán tính:

Xác định khối lượng chuyển động tịnh tiến

m’ = mpt + m1 [kg]

Trong đó:

m' : là khối lượng chuyển động tịnh tiến của cơ cấu khuỷu trục thanh truyền

m1: là khối lượng nhóm thanh truyền quy về đầu nhỏ. Chọn  m1 có thể xác định sơ bộ theo công thức kinh nghiệm sau đây:

m1 = (0,275 ¸ 0,350)mtt

Chọn m1 = 0,275.mtt = 0,275.1,1 = 0,3025 [kg]

mtt : là khối lượng nhóm thanh truyền, mtt = 1,1[kg]

mnpt: là khối lượng nhóm piston, mnpt = 0,8 [kg]

Þm’ = mnpt + m1 = 0,8 + 0,3025 = 1,1025 [kg]

Ta có:

pjmax = -m.jmax = -211,33. 19703338,2733= -4164024,85 [N/m2] = -4,164 [MN/m2]

pjmin = -m.jmin = -211,33.(-12076239,58) = 2552144,264[N/m2]  = 2,55 [MN/m2]

Đoạn: EF = - m.jEF = -211,33.(-11440,648) = 2417820,88[N/m2]  = 2,417 [MN/m2]

2.1.20. Đồ thị lực tác dụng lên chốt khuỷu và lực lật ngang:

Các lực tác dụng lên chốt khuỷu P1 là tổng hợp của lực quán tính và lực khí thể, nó tác dụng lên chốt piston  và đẩy thanh truyền:

P1 = Pkt+Pj                                               (3-49), [4]

Nhưng khi tính toán  động lực học của các lực này thường tính trên một diện tích đỉnh piston nên biểu thức (3-49) trở thành:

p1 = pkt + pj

+ Lực lật ngang:  N = p1.tgβ.

Quá trình vẽ các đường này được thực hiên theo các bước sau:

Các đồ thị: T = f(α), Z = f(α), N = f(α) được vẽ trên cùng một hệ toạ độ.

+ Các đồ thị: T = f(α), Z = f(α), N = f(α) được vẽ trên cùng một hệ toạ độ.

2.1.21. Đồ thị phụ tải tác dụng lên đầu to thanh truyền:

Để vẽ đồ thị phụ tải tác dụng lên đầu to thanh truyền ta thực hiện theo các bước như sau:

+ Vẽ dạng đầu to thanh truyền lên tờ giấy bóng, tâm của đầu to là O.

+ Vẽ một vòng tròn bất kì tâm O. Giao điểm của đường tâm phần thân thanh truyền với vòng tròn tâm O tại 0o.

Cách xác định lực trên đồ thị phụ tải như sau:

+ Giá trị của lực tác dụng lên đầu to là dộ dài đoạn thẳng nối từ tâm O đến điểm trên đường vừa vẽ xong nhân với tỷ lệ xích.

+ Chiều của lực hướng từ tâm O ra ngoài,

+ Điểm đặt lực là giao điểm của đường nối từ tâm O đến điểm tính với vòng tròn tượng trưng cho đầu to thanh truyền.

2.2. Tính toán thông số kỹ thuật lọc dầu:

2.2.1. Phân tích chọn loại bầu lọc:

Thiết bị lọc dầu của các loại động cơ đốt trong ngày nay có thể chia ra làm 5 loại chính:

- Bầu lọc cơ khí: dùng các phần tử lọc cơ khí, loại này hiện nay ít dùng.

- Bầu lọc thấm: bầu lọc thấm hiện nay được dùng hết sức rộng rãi, nguyên lý làm việc của bầu lọc thấm cụ thể như sau: Dầu nhờn có áp suất cao thấm qua các khe hở nhỏ( khe hở có thể nhỏ đến 0,1mm) của phần tử lọc. Do đó các phần tử có đường kính lớn hơn kích thước khe hở bị giữ lại vì vậy dầu nhờn được lọc sạch

- Lọc từ tính: lọc từ tính chủ yếu dùng để lọc mạt sắt trong dầu nhờn, loại lọc này thường dùng một thanh nam châm lắp trên nút dầu ở đáy cacte, do hiệu quả rất cao nên hiện nay được dùng rất rộng rãi

- Lọc hóa chất: loại này chủ yếu dùng hóa chất như cácbon hoạt tính, phèn chua để hấp thu tạp chất, hiện nay hầu như không dùng loại này nữa

2.2.2. Tính toán bầu lọc:

Tính toán khả năng lọc của loại bầu lọc dùng lõi kim loại chủ yếu là xác định khả năng thông qua của bầu lọc bằng hệ số tiết diện ktp:

Diện tích lọc F của lọc: F = 243,33 [cm2]

Vậy các thông số cơ bản của bầu lọc toàn phần là:

d = 80 [mm]

h = 97 [mm]

a) Tính lượng dầu chứa trong các-te:

Lưu lượng dầu trong các-te Vct có thể xác định theo công thức kinh nghiệm sau:

Đối với động cơ xăng : Vct = (0,06¸0,12)Ne [l]. Chọn Vct = 0,06.Ne = 0,06.92 = 5,52 [l]

Vậy lượng dầu chứa trong các-te là 5,52 [l]

CHƯƠNG 3: KIỂM TRA CHẨN ĐOÁN BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG

BÔI TRƠN TRÊN XE HONDA CRV

3.1. Kiểm tra xác định thông số kỹ thuật, đánh giá tình trạng kỹ thuật hệ thống bôi trơn:

3.1.1. Những hư hỏng hệ thống bôi trơn :

3.1.1.1. Chuẩn đoán màu dầu động cơ:

Màu dầu nguyên thủy dầu nhờn bôi trơn đông cơ khác nhau như : trắng trong, vàng nhạt, xanh nhạt, nâu nhạt…sau quá trình sử dụng màu dầu có xu hướng biến thành màu nâu đen. Việc xác định chất lượng của động cơ thông qua màu dầu nhờn cần phải xác định thông qua lượng km xe chạy.

3.1.1.2. Kiểm tra chất lượng dầu bôi trơn:

- Khi động cơ làm việc các mùi có thể cảm nhận được là : mùi cháy từ sản phẩm dầu nhờn, nhiên liệu, vật liệu ma sát. Các mùi đặc trưng thường dễ nhận biết là :

+ Mùi khét do dầu nhờn rò rỉ bị cháy xung quanh động cơ, do dầu bôi trơn bị cháy thoát ra theo đường khí thải, các trường hợp này nói lên chất lượng bao kính buồng cháy bị suy giảm, dầu nhờn bị lọt vào buồng cháy.

+  Chất lượng dầu bôi trơn phụ thuộc : Thời gian làm việc của động cơ, dùng có đúng loại dầu bôi trơn không, khả năng lọc sạch của bầu lọc, tốc độ hao mòn các bề mặt ma sát, chất lượng nhiên liệu (hàm lượng lưu huỳnh chứa trong nhiên liệu).

3.1.1.4. Áp suất dầu bôi trơn tăng:

Áp suất dầu bôi trơn tăng thường ít xảy ra, trường hợp nếu có thì do các đường ống dẫn dầu chính lâu ngày sử dụng bị đóng cặn, bị tắc. Hoặc sử dụng dầu có độ nhớt quá cao, Van giảm áp bị kẹt ở vị trí đóng, đồng hồ báo áp suất dầu bị hỏng.

- Cảm biến áp suất nhớt bị hỏng.

- Van an toàn trong lọc nhớt hỏng hóc.

3.1.1.6. Hỏng lọc dầu:

+ Lõi lọc bị tắc do dầu nhờn có nhiều cặn bẩn.

+ Lõi lọc bị rách do dùng lọc dầu quá lauu ngày và áp lực dầu nhờn quá cao.

+ Đệm lọc dầu bị rò rỉ.

- Đối với lưới lọc thô :

+ Lưới lọc được đặt trên đường ống hút thường bị thủng hoặc tắc các lỗ lưới

3.2. Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn:

3.2.1. Phương pháp dùng giấy lọc Kiểm tra chất lượng dầu nhờn:

Dùng thiết bị phân tích để phân tích dầu có đảm bảo hay không.

Phương pháp quan sát: hâm nóng dầu đến nhiệt độ khoảng 600C, để tấm dầu lọc trên nắp máy còn nóng, nhỏ bốn giọt dầu lên tấm giấy lọc, để mười phút đo các giá trị D, d1, d2 rồi lấy giá trị trung bình. Với D là đường kính ngoài lớn nhất của vết, d1 là đường kính trong của vết, d2 đường kính của hạt.

K= D/d1 đặc trưng cho sự có mặt của chất phụ gia.

K ≤ 1,3 dầu còn dung được.

K ≥ 1,3 dầu không còn chất phụ gia, giảm khả năng trung hòa axít, không còn dung được nửa.

3.2.1.1. Kiểm tra bơm dầu, lọc dầu:

Những hỏng hóc chủ yếu của bơm dầu là không bơm được dầu hoặc áp lực bơm dầu không đủ.Nếu khi phát hiện không bơm được dầu hoặc áp lực bơm dầu không đủ mà điều chỉnh van hạn chế áp lực vẫn không có hiệu quả thì phải tháo bơm để kiểm tra.

3.2.1.2. Quy trình bảo dưỡng/thay thế bầu lọc:

Quy trình bảo dưỡng/thay thế bầu lọc tinh diễn ra như sau:

- Bước 1: Làm sạch cặn dầu ở bên ngoài

- Bước 2: Vặn nút xả dầu ra, tháo dầu bẩn ở bên trong

- Bước 3: Tháo bu lông cố định bầu lọc, lấy nắp bầu lọc, đệm lót, lò xo lấy cụm lõi lọc, vòng đệm chắn dầu ngoài và ruột lọc ra.

- Bước 4: Sau khi dùng dầu hoả rửa sạch các chi tiết, dùng vải lau khô và dùng khí nén để thổi sạch các lỗ nhỏ ở phía trên lõi lọc.

3.3. Sữa chữa hệ thống bôi trơn:

3.3.1. Lọc dầu:

Với các loại lọc thô bằng tấm kim loại được tháo rửa định kỳ để sử dụng tiếp nếu động cơ làm việc trong môi trường nhiều bụi phải rút ngắn thời gian thay thế bảo dưởng từ 15 ÷ 20 phần trăm thời gian định mức. Còn với lưới lọc khi bị tắc thì đem ngâm vào xăng một thời gian, sau dó súc rửa và thổi sạch bằng khí nén.

3.3.2. Hỏng bơm bánh răng và các trường hợp khác:

Khe hở giữa bánh răng chủ động và bị động ảnh hưởng lớn đến áp suất dầu khi bơm làm việc. Khi khe hở vượt quá 0,35[mm] thì phải thay cặp bánh răng hoặc thay bơm mới.

Mặt làm việc của nắp bơm bị mài mòn quá nhiều ảnh hưởng đến áp lực bơm dầu.Nếu vượt quá giới hạn thì có thể đem nắp bơm đặt trên tấm thuỷ tinh, dùng cát rà xupáp để mài rà cho đến khi nào phẳng mới thôi.

KẾT LUẬN

Sau khi kết thúc đồ án với đề tài Kiểm định hệ thống bôi trơn trên xe Honda CRV nhờ có sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn: TS……………, cộng với sự cố gắng của bản thân em đã hoàn thành đề tài được giao.

Khi làm đề tài, do việc tiếp xúc thực tế của em còn ít, phần lớn dựa vào sách vở và kiến thức được thầy cô truyền đạt là chính. Vì khả năng có hạn, tài liệu chuyên môn về động cơ cũng như hệ thống bôi trơn động cơ còn sơ sài, chủ yếu lấy trên mạng internet về và tham khảo nhiều nguồn, do vậy em chỉ hoàn thành những phần cơ bản đề tài được giao mà nhiều phần tính toán thiết kế vẫn chưa giải quyết triệt để các nội dung liên quan đến đề tài.

Qua đề tài đã bổ sung cho em nhiều kiến thức về chuyên môn giúp ích cho công việc sau này. Thời gian làm việc ít ỏi so với yêu cầu đề tài đặt ra, do vậy đề tài chắc hẳn còn nhiều thiếu sót. Rất mong các thầy cô và các bạn bổ sung các sai sót để đề tài này hoàn thiện.

Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Tất Tiến, “Nguyên lý động cơ đốt trong”, Nhà xuất bản giáo dục, 2000

[2]. Hồ Tấn Chuẩn - Nguyễn Đức Phú – Trần Văn Tế - Nguyễn Tất Tiến “Kết cấu tính toán động cơ đốt trong”, Nhà xuất bản giáo dục, 1996

[3]. Trần Thanh Hải Tùng, “Kết cấu tính toán động cơ đốt trong”

[4]. Nguyễn Quang Trung, “Hướng dẫn đồ án thiết kế động cơ đốt trong”

[5]. Nguyễn Trọng Hiệp – Nguyễn Văn Lẫm, “Thiết kế chi tiết máy”

[6]. Tài liệu giảng dạy môn“Thủy khí và máy thủy khí”, Phạm Thị Kim Loan, Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ TIỂU LUẬN"