ĐỒ ÁN LẬP QUY TRÌNH THỬ NGHIỆM CÁC LOẠI BƠM CAO ÁP ĐIỂN HÌNH TRÊN MÁY KIỂM THỬ BƠM CAO ÁP

Mã đồ án OTTN003021642
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 320MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ sơ đồ hệ thống nhiên liệu diesel, bản vẽ nguyên lý cấu tạo bơm cao áp PE, bản vẽ các dạng kết cấu vòi phun, bản vẽ nguyên lý cấu tạo bơm); file word (Bản thuyết minh, bìa đồ án, bản trình chiếu bảo vệ Power point…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... LẬP QUY TRÌNH THỬ NGHIỆM CÁC LOẠI BƠM CAO ÁP ĐIỂN HÌNH TRÊN MÁY KIỂM THỬ BƠM CAO ÁP.

Giá: 950,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC....1

LỜI NÓI ĐẦU.. 2

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.. 3

1.1. Khái quát động cơ Diesel 3

1.1.1. Tiểu sử động cơ Diesel 3

1.1.2. Cấu tạo tổng quát và nguyên lý làm việc của động cơ Diesel 3

1.1.2.1. Động cơ Diesel 4 kỳ. 3

1.1.2.2. Động cơ Diesel 2 kỳ. 4

1.2. Giới thiêu chung về hệ thống nhiên liệu trên động cơ Diesel 6

1.2.1. Công dụng, yêu cầu, phân loại 6

1.2.1.1. Công dụng. 6

1.2.1.2. Yêu cầu. 6

1.2.1.3. Phân loại 7

1.2.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc tổng quát 7

1.2.2.1. Cấu tạo. 7

1.2.2.2. Nguyên lý làm việc. 8

1.2.3. Cấu tạo các chi tiết phụ của hệ thống nhiên liệu.. 9

1.2.3.1. Thùng chứa nhiên liệu. 9

1.2.3.2. Lọc nhiên liệu. 9

1.2.3.3. Bơm chuyển nhiên liệu (bơm tiếp vận ) 11

1.2.3.4. Ống nhiên liệu. 13

1.2.3.5. Kim phun nhiên liệu. 13

1.3. Bơm cao áp. 18

1.3.1. Nhiệm vụ. 18

1.3.2. Phân loại bơm cao áp. 18

1.3.2.1. Bơm cao áp trong hệ thống nhiên liệu cá nhân. 18

1.3.2.2. Bơm cao áp trong hệ thống phân phối áp lực cao. 18

1.3.2.3. Bơm kim liên hợp GM.. 18

1.3.2.4. Bơm phân phối áp lực trung bình Cummins PT. 18

1.3.3. Các dạng hệ thống nhiên liệu bơm cao áp trên động cơ Diesel 19

1.3.3.1. Hệ thống nhiên liêu bơm cao áp PF. 18

1.3.3.2. Hệ thống nhiên liệu bơm cao áp PE. 19

1.3.3.3. Hệ thống nhiên liệu bơm cao áp VE. 20

1.3.3.4. Hệ thống nhiên liệu bơm cao áp PSB.. 20

1.3.3.5. Hệ thống nhiên liệu kim bơm liên hợp GM.. 21

1.3.3.6. Hệ thống nhiên liệu PT trên động cơ Cummins. 21

1.4. Kết cấu và hoạt động của bơm cao áp điển hình. 22

1.4.1. Bơm cao áp PE.. 22

1.4.1.1. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu bơm cao áp PE. 22

1.4.1.2. Đặc điểm kết cấu. 24

1.4.1.3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động phân bơm cao áp. 26

1.4.1.4. Bộ điều tốc cơ khí 29

1.4.1.5. Cơ cấu phun dầu sớm tự động. 31

1.4.2. Bơm cao áp phân phối loại VE.. 33

1.5.2.1. Đặc điểm bơm VE. 33

1.5.2.2. Đặc điểm kết cấu và hoạt động của các bộ phận bơm VE. 35

1.4.3. Kết luận. 41

Chương 2: CHẤN ĐOÁN CÁC NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG VÀ SỬA CHỮA TRÊN HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL. 42

2.1. Chấn đoán các triệu chứng của động cơ Diesel khi hư hỏng hệ thống nhiên liệu........42

2.1.1. Động cơ không khởi động được. 42

1.5.2.2. Không có nhiên liệu vào xi lanh. 42

1.5.2.2. Có nhiên liệu vào nhiều trong buồng cháy. 42

2.1.2. Động cơ khi nổ có khói đen hoặc xám... 42

2.1.3. Động cơ không phát huy được công suất. 42

2.1.4. Động cơ làm việc không ổn định.. 43

2.1.5. Động cơ khó khởi động.. 43

2.1.6. Động cơ đang chạy ngừng hẳn.. 43

2.1.7. Động cơ chạy không đều máy.. 44

2.1.8. Động cơ chạy mất máy. 44

2.1.9. Động cơ mất công suất. 44

2.10. Động cơ tiêu hao nhiên liệu quá mức. 44

2.2. Nguyên nhân hỏng, kiểm tra và sửa chữa bơm cao áp PE.. 45

2.2.1. Nguyên nhân hư hỏng bơm cao áp PE.. 45

2.2.1.1. Tắc nhiên liệu hoặc không cung cấp nhiên liệu.. 45

2.2.1.2. Thiếu hoặc thừa nhiên liệu.. 45

2.2.2. Kiểm tra và sửa chữa bơm cao áp PE.. 46

2.3. Nguyên nhân hư hỏng, kiểm tra và sửa chữa bơm cao áp phân phối VE.. 47

2.3.1. Nguyên nhân hư hỏng bơm cao áp phân phối VE.. 47

2.3.2. Kiểm tra và sửa chữa bơm cao áp phân phối VE.. 48

2.4. Các dạng hư hỏng của vòi phun. 49

2.4.1. Nguyên nhân hư hỏng vòi phun.. 49

2.4.2. Kiểm tra và sửa chữa vòi phun.. 49

2.4.2.1. Phương pháp kiểm tra kim phun trên động cơ.. 49

2.4.2.2. Phương pháp kiểm tra kim phun trên bàn thử.. 50

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ MÁY KIỂM THỬ BƠM CAO ÁP VÀ LẬP QUY TRÌNH THỬ NGHIỆM BƠM CAO ÁP TRÊN MÁY KIỂM THỬ.. 52

3.1. Giới thiệu về máy kiểm thử. 52

3.2. Quy trình thử nghiệm.. 58

3.2.1. Công tác chuẩn bị 58

3.2.1.1. Kiểm thử bơm cao áp PE. 58

3.2.1.2. Kiểm thử bơm cao áp VE. 58

3.2.2. Quy trình thử nghiệm.. 59

3.2.2.1. Bơm cao áp PE. 59

3.2.2.2. Bơm cao áp VE. 63

3.3. Giới thiệu về bơm cao áp đưa vào thử nghiệm.. 64

3.1.1. Cấu tạo và thông số kỹ thuật. 64

3.3.2. Qui trình thử nghiệm.. 67

3.3.2.1. Công tác chuẩn bị 67

3.3.2.2. Quy trình thử nghiệm.. 67

3.3.2.3. Kết luận. 72

3.4. Giới thiệu một số máy kiểm thử trên thị trường. 73

3.4.1. Máy điều chỉnh bơm cao áp hiển thị đồng hồ và số kết hợp-ID1285425.. 73

3.4.1.1. Chức năng chính. 73

3.4.1.2. Thông số chính của máy. 73

3.4.2. Máy điều chỉnh bơm cao áp 12 xy lanh 15Kw bán tự động.. 74

3.4.2.1.  Đặc điểm.. 74

3.4.2.2. Chức năng. 74

3.4.2.3. Thông số kỹ thuật 75

KẾT LUẬN.. 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 77

LỜI NÓI ĐẦU

Ngành ô tô giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động và phát triển của xã hội. Ô tô được sử dụng phổ biến để phục vụ nền kinh tế quốc dân và trong lĩnh vực quốc phòng. Quá trình ra đời và phát triển của động cơ ô tô trải qua nhiều giai đoạn từ đơn giản đến hiện đại mà đặc biệt quan trọng là sự phát triển của các hệ thống cung cấp nhiên liệu.

Đồ án “Lập quy trình thử nghiệm các loại bơm cao áp điển hình trên máy kiểm thử bơm cao áp” là một đồ án chuyên ngành chính của ngành cơ khí động lực. Đây nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo kỹ sư cơ khí động lực, nhằm cung cấp các kiến thức quan trọng cho học viên về cơ sở lý thuyết, thực hành và mô phỏng đặc điểm nguyên lý làm việc, quy trình tháo lắp kiểm tra, điều chỉnh, sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel. Đồ án giúp cho học viên có thể hệ thống hoá lại các kiến thức của môn học về hệ thống nhiên liệu Diesel, làm quen dần với công việc kiểm tra, sửa chữa và điều chỉnh chỉnh bơm cao áp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khi ra trường về đơn vị công tác. Đồng thời có thể cung cấp cho các học viên khóa sau những kiến thức cơ bản về mặt lý thuyết hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ Diesel phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu sau này.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy trong khoa ô tô, đặc biệt là thầy: Th.S………….. đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Khái quát động cơ Diesel

1.1.1. Tiểu sử động cơ Diesel

Ngày nay động cơ Diesel đã trở thành nguồn động lực hết sức chủ yếu của thế giới trên hầu hết khắp mọi lĩnh vực: phát điện, nguồn động lực tĩnh t, lắp trên tàu thủy, xe lửa và ô tô.

1.1.2. Cấu tạo tổng quát và nguyên lý làm việc của động cơ Diesel

1.1.2.1. Động cơ Diesel 4 kỳ

a. Cấu tạo

Động cơ Diesel có cấu tạo cơ bản như một động cơ xăng gồm có:

- Các chi tiết cố định: gồm thân động cơ, xy lanh, nắp xy lanh...;

- Các chi tiết chuyển động: gồm các chi tiết nhóm pít tông, nhóm thanh truyền, trục khuỷu, bánh đà;

b. Nguyên lý làm việc

Kỳ nạp: pít tông đi từ điểm chết trên (ĐCT) xuống điểm chết dưới (ĐCD), xu páp nạp mở, không khí được nạp vào xy lanh sau khi lọc sạch tại bộ lọc không khí.

Kỳ nén: pít tông di chuyển từ ĐCD lên ĐCT, hai xu páp đóng kín, không khí được nén trong xy lanh. Vào cuối kì nén, áp suất không khí trong buồng đốt đạt khoảng 30kG/cm2.

1.1.2.2. Động cơ Diesel 2 kỳ

a. Cấu tạo

Cơ bản giống động cơ Diesel 4 kỳ, xung quanh vách xy lanh lối 8/10 khoảng chạy trở xuống có khoét nhiều lỗ dùng để nạp và quét gió. Trên nắp xy lanh có trang bị 2 hay 4 xu páp thoát tùy loại động cơ. 

b. Nguyên lý làm việc

Trong động cơ 2 kỳ, để hoàn thành một chu trình công tác pít tông thực hiện hai hành trình và trục khuỷu của động cơ quay một vòng. Khác với động cơ 4 kỳ, trên động cơ 2 kỳ quá trình thay đổi môi chất công tác (quá trình nạp môi chất mới và thải sản vật cháy) được thực hiện khi pít tông ở lân cận ĐCT, không có quá trình nạp và xả riêng biệt. 

1.2. Giới thiêu chung về hệ thống nhiên liệu trên động cơ Diesel

1.2.1. Công dụng, yêu cầu, phân loại

1.2.1.1. Công dụng

Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ Diesel có công dụng hút dầu từ thùng chứa, lọc sạch và tạo áp lực cao phun vào buồng đốt của động cơ dưới dạng sương mù, đúng thời điểm và lượng nhiên liệu phù hợp với phụ tải của động cơ.

1.2.1.2. Yêu cầu

a. Chỉ tiêu kỹ thuật

Do chất lượng phun nhiên liệu có ảnh hưởng lớn đến công suất, mức tiêu hao nhiên liệu động cơ. Vì vậy hệ thống nhiên liệu cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Dầu Diesel cung cấp cho động cơ phải sạch;

- Thời điểm bắt đầu phun dầu phải chính xác, thời điểm kết thúc phải dứt khoát để tránh hiện tượng phun nhỏ giọt và đồng đều giữa các xy lanh của động cơ;

b. Chỉ tiêu về kinh tế

- Hoạt động lâu bền, có độ tin cậy cao;

- Dễ dàng và thuận tiên trong sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa;

1.2.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc tổng quát

1.2.2.1. Cấu tạo

Hệ thống nhiên liệu ở hình vẽ gồm các chi tiết sau:

- Thùng chứa nhiên liệu;

- Bơm chuyển nhiên liệu;

- Lọc sơ cấp hay lọc thô;

1.2.2.2. Nguyên lý làm việc

Khi động cơ làm việc, bơm tiếp vận hút nhiên liệu từ thùng chứa qua lọc thô, bơm tiếp vận đến lọc tinh rồi đến bơm cao áp. Một van tràn (van an toàn) giới hạn áp lực nhiên liệu vào bơm cao áp xã dầu tràn về thùng chứa. Một đồng hồ áp suất để kiểm tra áp lực nhiên liệu tiếp vận vào bơm cao áp.

1.3. Bơm cao áp

1.3.1. Nhiệm vụ

Bơm cao áp có nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu cho xy lanh động cơ đảm bảo:

- Nhiên liệu có áp suất cao, tạo chênh áp lớn trước và sau lỗ phun;

- Cung cấp nhiên liệu đúng thời điểm và theo quy luật mong muốn;

1.3.2. Phân loại bơm cao áp

Căn cứ vào hệ thống nhiên liệu và cấu tạo ta có thể phân bơm cao áp gồm các loại sau:

1.3.2.1. Bơm cao áp trong hệ thống nhiên liệu cá nhân

- Loại bơm PF: gồm một phân bơm cho một xy lanh động cơ;

- Loại bơm PE: gồm nhiều phân bơm ghép chung lại.

1.3.2.3. Bơm kim liên hợp GM

Loại này bơm và kim ráp chung thành một khối.

1.3.2.4. Bơm phân phối áp lực trung bình Cummins PT

Loại này định lượng bằng áp suất và thời gian còn gọi là bơm thời áp.

1.4. Kết cấu và hoạt động của bơm cao áp điển hình

1.4.1. Bơm cao áp PE

1.4.1.1. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu bơm cao áp PE

Bơm này gồm nhiều phân bơm PF ghép chung lại thành một khối, có cốt cam điều khiển nằm trong thân bơm và điều khiển chung bởi một thanh răng.

Bơm này được sử dụng trên các động cơ Diesel ô tô như  KAMAZ, TOYOTA, MERCEDECES, HINO, ISUZU,...

1.4.1.2. Đặc điểm kết cấu

Bơm cao áp PE gọi là bơm dài một dãy, cung cấp nhiên liệu cho nhiều xy lanh của động cơ. Bơm có nhiều phần tử bơm ráp chung trong một vỏ bằng nhôm, được điều khiển do một trục cam nằm trong vỏ bơm. 

1.4.1.3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động phân bơm cao áp

Chi tiết chính của bơm là cặp pít tông xy lanh bơm cao áp. Chúng gồm có hai chi tiết chính là pít tông 10 và xy lanh 7. Đó là cặp chi tiết chính xác được chọn lắp với nhau và khi thay phải thay cả cặp. Xy lanh được lắp vào lỗ trong thân bơm rồi dùng vít 9 hãm. Không gian bên trong xy lanh ăn thông với đường nhiên liệu trong thân bơm bằng các cửa a và b. 

Các chi tiết trong cặp pít tông xy lanh bơm cao áp cần có một hình dạng hình học chính xác và phải được chế tạo bằng vật liệu chống mòn tốt, là loại thép hợp kim làm ổ bi hoặc làm dụng cụ cắt gọt như X15, XBR, 25X5M,…

1.4.1.5. Cơ cấu phun dầu sớm tự động

Cũng như đánh lửa sớm tự động trên động cơ xăng. Trên động cơ Diesel khi tốc độ càng cao, góc phun dầu phải càng sớm để nhiên liệu đủ thời gian hòa trộn tự bốc cháy phát ra công suất lớn nhất. Do đó trên hầu hết các động cơ Diesel đều có trang bị bộ phun dầu sớm tự động.

1.5.2. Bơm cao áp phân phối loại VE

Ơ bơm cao áp loại thẳng hàng PE thì số lượng pít tông bơm phải bằng số xy lanh động cơ, còn ở bơm cao áp loại phân phối VE thì chỉ có một pít tông bơm duy nhất cho tất cả các xy lanh, nó không phụ thuộc vào số xy lanh. Pít tông này vừa chuyển động tịnh tiến vừa quay và nhiên liệu được phun vào từng xy lanh qua ống cao áp theo thứ tự nổ của động cơ.

1.5.2.1. Đặc điểm bơm VE

-  Bơm nhỏ và nhẹ, ít chi tiết so với bơm PE;

-  Bơm có thể được lắp trên động cơ đứng hoặc nằm ngang;

-  Có thể làm việc ở tốc độ cao với tốc độ động cơ lên tới 6000 v/p;

* Sơ đồ và nguyên lý làm việc hệ thống nhiên liệu bơm VE:

Trục đẫn động bơm cao áp được quay nhờ cu roa cam (hoặc bánh răng) dầu Diesel được bơm cung cấp hút qua bộ tách nước và lọc dầu tới đường dầu vào bơm cao áp.

Lọc dầu có tác dụng lọc dầu Diesel và bộ tách nước gắn ở phía dưới của lọc dầu để tách hơi ẩm khỏi hệ thống nhiên liệu. 

1.5.2.2. Đặc điểm kết cấu và hoạt động của các bộ phận bơm VE

a. Bơm cung cấp kiểu cánh gạt.

 Bơm cung cấp gồm rô to, các cánh gạt và nòng xy lanh bơm.

Trục dẫn động bơm quay truyền qua then và kéo rô to quay theo. Mặt trong của nòng xy lanh được thiết kế lệch tâm với rô to.

c. Cấu tạo và hoạt động của pít tông bơm

 Trục chủ động sẽ dẫn động đồng thời bơm cung cấp, đĩa cam và pít tông bơm. Chuyển động tịnh tiến của pít tông bơm được thực hiện bởi các vấu cam của đĩa cam khi đội lên con lăn. Khi rãnh dầu vào trên pít tông trùng với lỗ dầu vào trên thân bơm thì dầu được hút vào buồng áp suất. Sau đó, pít tông tiếp tục vừa chuyển động tịnh tiến, vừa chuyển động quay sẽ đóng lỗ dầu vào.

e. Điều khiển lượng phun nhiên liệu.

Lượng phun nhiên liệu được tăng lên hoặc giảm đi nhờ vào hành trình có ích của pít tông, nó thay đổi theo vị trí của vành điều khiển.

1.5.3. Kết luận

Qua việc tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của một số bơm cao áp ta nhận thấy mỗi loại bơm có cấu tạo đặc trưng của nó và được sử dụng trên những động cơ khác nhau. Nguyên lý thay đổi lưu lượng nhiên liệu của mỗi loại vì thế cũng khác nhau nhưng tất cả đều có đặc điểm chung là cặp pít tông - xilanh và van cao áp - đế van cao áp đều được chế tạo rất chính xác.

Chương 2: CHẤN ĐOÁN CÁC NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG, KIỂM TRA VÀ SỬA CHỮA TRÊN HỆ

THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL

2.1. Chấn đoán các triệu chứng hư hỏng hệ thống nhiên liệu của động cơ Diesel

Trên động cơ Diesel, những hư hỏng có thể xảy ra và trong những trường hợp cơ bản:

2.1.1. Động cơ không khởi động được

2.1.1.1. Không có nhiên liệu vào xilanh.

- Không có nhiên liệu trong thùng chứa;

- Khóa nhiên liệu không mở, đường ống tắt;

- Tay ga chưa để ở vị trí cung cấp nhiên liệu hoặc bị kẹt;

2.1.1.2. Có nhiên liệu vào nhiều trong buồng cháy

Vòi phun bị kẹt, mòn, mặt côn đóng không kín, lò xo vòi phun yếu, gãy.

2.1.2. Động cơ khi nổ có khói đen hoặc xám

- Do nhiên liệu cháy không hết;

- Thừa nhiên liệu: lượng nhiên liệu không đồng đều trong các nhánh bơm, thời điểm phun quá muộn, động cơ bị quá tải;

2.1.5. Động cơ khó khởi động

- Nhiên liệu bị cạn, ống dẫn nghẹt;

- Nhiên liệu không vào bơm cao áp;

- Nhiên liệu thuộc loại xấu;

2.1.6. Động cơ đang chạy ngừng hẳn

- Hết nhiên liệu;

- Nhiên liệu có hơi ga hoặc hơi gió (vì quá nóng, nhiên liệu bóc hơi ga);

- Lọc nhiên liệu bị nghẹt;

2.1.9. Động cơ mất công suất

- Áp đối cao, nhớt cac - te quá cao;

- Thanh khí thiếu;

- Động cơ ở mức cao độ;

2.2. Nguyên nhân hư hỏng, kiểm tra và sửa chữa bơm cao áp PE

2.2.1. Nguyên nhân hư hỏng bơm cao áp PE

Trong quá trình làm việc hệ thống nhiên liệu thường gặp những hư hỏng, những hư hỏng bộ phận này dẫn đến thừa hoặc thiếu nhiên liệu, tắc nhiên liệu cung cấp nhiên liệu không đều hoặc không cung cấp nhiên liệu.

2.2.1.1. Tắc nhiên liệu hoặc không cung cấp nhiên liệu

Thường làm cho máy chết ngay hoặc máy đang làm việc sẽ yếu dần rồi chết hẳn.

Tắc nhiên liệu có thể xảy ra ở :

- Kim phun bị kẹt, tắc nên không phun được nhiên liệu vào trong buồng cháy;

- Gãy lò xo pít tông chuyển tiếp hoặc lò xo van tăng cao áp nên hệ thống nhiên liệu không hoạt động tốt;

2.2.1.2. Thiếu hoặc thừa nhiên liệu

- Bình chứa - Bầu lọc - Ống dẫn: trong thời gian sử dụng thì bình chứa các lõi lọc các đường ống bị bẩn do lắng đọng tạp chất lẫn trong dầu làm giảm năng suất và chất lượng lọc, giảm lương nhiên liệu cung cấp, giảm công suất động cơ

- Bơm cao áp và vòi phun:

Theo thời gian làm việc, pít tông và xy lanh bơm cao áp bị mòn, giảm độ cứng lò xo, van tăng áp bị tăng (do mòn không đều) sẽ làm giảm áp suất đến vòi phun và gây ra thiếu nhiên liệu.

2.2.2. Kiểm tra và sửa chữa bơm cao áp PE

Sau một quá trình hoạt động và đúng định kỳ làm công tác đại tu máy, bơm nhiên liệu cũng được tháo ra để kiểm tra tình trạng sửa chữa thay mới các chi tiết bên trong;

- Trước hết phải rửa sạch bên ngoài của bơm cao áp, dùng dầu tẩy thích hợp.  Sau khi rửa sạch và thổi gió, ta tháo rời các chi tiết bên trong để kiểm tra;

- Thân bơm: kiểm tra nếu bị nứt thí có thể hàn và gia công nguội không, nếu hư quá phải thay thế mới;

2.3. Nguyên nhân hư hỏng, kiểm tra và sửa chữa bơm cao áp phân phối VE

2.3.1 Nguyên nhân hư hỏng bơm cao áp phân phối VE

* Hiện tượng: bám bụi nước ngoài vỏ bơm:

Nguyên nhân hư hỏng: các khe hở lắp ghép không kín, gioăng bị hư.

Kiểm tra, sửa chữa: siết các bu lông lại, thay gioăng mới.

* Hiện tượng: khói đen hay xám xậm

Nguyên nhân hư hỏng: dư nhiên liệu dầu cháy không hết, bơm cao áp điều chỉnh sớm.

Kiểm tra, sửa chữa:

- Nếu lái xe nói có hao dầu thì là do dư nhiên liệu dầu cháy không hết. Cần đem bơm cao áp điều chỉnh chỉnh lại lưu lượng phun.

- Nếu kết hợp với việc động cơ kém không ổn định thì cần sớm đem bơm cao áp điều chỉnh chỉnh.

2.3.2. Kiểm tra và sửa chữa bơm cao áp phân phối VE

Lưu ý: Không được chạm vào bề mặt trượt của pít tông bơm và van phân phối.

- Kiểm tra pít tông bơm, vòng tràn và nắp phân

Nghiêng nhẹ vòng tràn (nắp phân phối) và kéo pít tông ra.

Khi thả tay, pít tông phải đi xuống êm vào trong vòng tràn (nắp phân phối) bằng trọng lượng bản thân.

- Kiểm tra vòng lăn và các con lăn

Dùng đồng hồ so, đo chiều cao con lăn.

Sai số chiều cao con lăn: 0,02 mm.

Nếu sự chênh lệch này lớn hơn tiêu chuẩn, thay bộ vòng lăn và các con lăn.

2.4.2. Kiểm tra và sửa chữa vòi phun

2.4.2.1. Phương pháp kiểm tra kim phun trên động cơ

Một động cơ có nhiều máy hoạt động. Nếu muốn xác định chính xác kim nào hư trên động cơ để tiến hành kiểm tra sửa chữa thì ta tiến hành như sau.

- Cho động cơ làm việc ở chế độ cầm chừng;

- Dùng một chìa khóa miệng thích hợp với khâu nối, nối ống cao áp với kim phun;

- Nới khâu nối khi nào thấy dầu xì ra ở đấy thì dừng lại;

2.4.2.2. Phương pháp kiểm tra kim phun trên bàn thử

Sau khi xác định kim hư, đặt kim lên bàn thử tiến hành các bước sau :

a. Xả gió

- Khóa van dẫn dầu đến đồng hồ áp lực;

- Ấn mạnh cần bơm tay vài lần để xả gió đến khi nào thấy nhiên liệu phun ra ở đầu đót kim.

b. Kiểm tra và điều chỉnh áp lực thoát

- Mở van ( khoảng ½ vòng) cho dầu đến đồng hồ áp lực;

- Ấn cần tay bơm cho đồng hồ áp lực tăng lên đến khi nào thấy dầu thoát ra khỏi đót kim;

f. Kiểm tra sự mòn của kim và đót kim( kiểm tra áp lực ngả)

- Mở va cho dầu lên đồng hồ áp lực;

- Ấn cần tay bơm cho áp lục dầu tăng lên gần bằng áp lực thoát. Giữ cần tay bơm, nhìn đồng hồ áp lực (kim đồng hồ từ từ trở về) xem áp lực ngả;

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ MÁY KIỂM THỬ BƠM CAO ÁP VÀ LẬP QUY TRÌNH THỬ NGHIỆM BƠM

CAO ÁP TRÊN MÁY KIỂM THỬ

3.1. Giới thiệu về máy kiểm thử

Máy điều chỉnh chỉnh bơm cao áp DND 103W có thiết kế điều chỉnh 12 xy lanh, vận hành dễ dàng, nhanh chóng, chính xác và giá cả phù hợp.

* Kiểm tra như sau

- Kiểm tra điều chỉnh chỉnh bơm cao áp, thời gian phun, kiểm tra góc phun, thời điểm phun, kiểm tra số lần phun, khoảng phun, lưu lượng;

- Cung cấp áp suất và khoảng kiểm tra của máy bơm nạp;

- Kiểm tra khoảng dòng chảy tràn ( độ kín ) của bơm cao áp;

 * Đặc tính:

Có 3 khoản điều chỉnh áp suất: 0 - 2 kg/cm2, 0 - 6 kg/cm2 và 0 - 50 kg/cm2 sẽ điều chỉnh áp suất cung cấp chính xác hơn.

Công suất nguồn DC 12/24 có thể dẫn động cuộn solenoide bên trong của  máy kiểm tra hoạt động.

* Tên công dụng một số bộ phận ghi trên máy DND 103W

(1) Pre (Chuẩn bị): Khi ấn nút này nguồn điện được cung cấp vào máy, đây là thiết bị an toàn;

(2) Power (Rack): đây là công tắc nguồn cung cấp nguồn điện đến đồng hồ thanh răng Rack;

(3) Indicater (Màn hình thanh răng): Màn hình này hiển thị khoảng dịch chuyển của vị trí răng;

(4) Reset: Nút này được sử dụng để đưa đồng hồ báo về số “0”;

(14) Speed Control: Núm này điều khiển số vòng quay của trục;

(15) Công tắc này vận hành bơm dầu kiểm tra, nếu bật  “ON” bơm hoạt động. Và nếu bật “OFF”, bơm ngừng hoạt động;

51) Side glass: Đây là cửa kính để quan sát dầu phun từ kim phun;

(52) Bed: Gá định vị bơm và bơm được gá chặt;

(53) Injector mount: đây là cái tấm liên hệ giữa kim phun, ống nghiệm và cần drain lever. Nó có thể quay 90 - 1800;

3.2. Quy trình thử nghiệm

3.2.1. Công tác chuẩn bị

3.2.1.1. Kiểm thử bơm cao áp PE

- Máy thử bơm cao áp;

- Bơm cao áp;

3.2.1.2. Kiểm thử bơm cao áp VE

- Bơm cao áp VE;

- Máy thử bơm cao áp;

- Bộ dụng cụ bảo dưỡng két nước (để tháo cụm nút bạc ra khỏi bạc bộ điều chỉnh);

3.2.2. Quy trình thử nghiệm

3.2.2.1. Bơm cao áp PE

a. Điều chỉnh góc độ phun dầu bơm cao áp PE

- Tập điều chỉnh góc độ phun dầu của các loại bơm cao áp pít tông và phân bơm PE;

- Biết thiết kế các trang thiết bị dùng cho công tác này;

* Loại bơm có vạt xéo phía dưới

- Loại có dấu điều chỉnh bơm

Ví dụ : Loại 6 xy lanh TTTN 1-5-3-6-2-4

- Loại bơm không có dấu điều chỉnh bơm.

Bước 1: Quay cốt bơm để pít tông số 1 lên cao nhất (TĐT). Dùng cây vặn vít bẩy đệm đẩy để kiểm tra khe hở giữa đỉnh pít tông và mặt dưới bệ xu páp. Khe hở này ở trong giới hạn từ 0,3 - 0,7 ly (0,012” - 0,028”). Nếu chưa được phải chỉnh đệm đẩy để có khe hở trên.

Bước 2:  Quay cốt bơm để pít tông bơm xuống TĐH cho dầu trào ra ở ống lục giác, tiếp tục quay cho đến khi dầu ngưng trào.

Bước 3:  Tiếp tục thực hiện các động tác b, c, d, e, f như loại có dấu.

b. Điều chỉnh lưu lượng bơm cao áp PE

- Phương pháp điều chỉnh lưu lượng này ứng dụng cho một bơm cao áp pít tông APE kiểu American Bosch. Có đặc điểm ấn định do nhà sản xuất cung cấp số liệu đầy đủ cho mọi chế độ làm việc của động cơ.

3.2.2.2. Bơm cao áp VE

Bước 1: Xoay cốt máy cho dấu trên bánh răng cốt máy trùng với dấu trên thân động cơ. Lúc này pít tông số 1 ở tử điểm thượng .

Bước 2: Xoay pu ly cốt cam sao cho dấu trên bánh răng cốt cam trùng với dấu trên thân động cơ của nhà chế tạo.

Bước 3: Xoay pu ly cốt bơm cao áp sao cho dấu trên bánh răng cốt bơm trùng với dấu trên thân động cơ của nhà chế tạo.

3.3. Giới thiệu về bơm cao áp đưa vào thử nghiệm

3.3.1. Cấu tạo và thông số kỹ thuật

Đây là bơm cao áp PE dùng trên động cơ 6 xy lanh HO7D của xe tải HINO. Pít tông bơm thuộc loại lằn vạt xéo dưới.

* Các thông số kĩ thuật của bơm

+ Loại bơm: ND-PE6NF100A321R

+ Bộ điều tốc: R801 (Bộ điều tốc nhiều chế độ).

+ Bộ phun sớm: MD-EP/SA  1/850 - 1450/4,5

3.3.2. Qui trình thử nghiệm

3.3.2.1. Công tác chuẩn bị

- Kiểm tra nhiên liệu của máy thử và bổ sung nếu thấy cần;

- Chọn đồ gá thích hợp cho bơm cao áp đưa vào thử;

- Chọn dụng cụ đồ nghề thích hợp trong hộp dụng cụ: chìa khóa miệng, đồng hồ so đo hành trình bắt đầu phun nhiên liệu, vít cỡ to, cái cặp ép con đội…

3.3.2.2. Quy trình thử nghiệm

- Lắp bơm cao áp chính xác lên máy thử với đồ gá bơm thích hợp;

- Lắp đường ống dầu PE - A OIL HOSE đến đầu vào bơm cao áp và đường ống OVER FLOW HOSE đến đầu hồi của bơm. Nối 6 đường nhiên liệu cao áp từ vòi phun của máy thử đến các tổ bơm của bơm cao áp;

a. Kiểm tra và điều chỉnh thời điểm phun của các nhánh bơm (điều chỉnh góc độ phun dầu)

Điều chỉnh góc độ phun dầu là công tác phải thực hiện trước khi điều chỉnh đồng lượng.

Công tác này được thực hiện ở phòng dầu. Điều chỉnh góc độ phun dầu là chỉnh góc độ phun dầu kế tiếp của các phân bơm sao cho đúng với thứ tự kì nổ của các xy lanh động cơ. Góc độ phun dầu của 2 phân bơm làm việc kế tiếp nhau là: 360/ tổng số phân bơm. Nếu bơm cao áp có 6 phân bơm thì góc độ phun dầu kế tiếp nhau là 600, 8 tổ bơm là 450.

b. Kiểm tra và điều chỉnh lượng nhiên liệu cấp của các nhánh bơm (điều chỉnh đồng lượng)

Việc kiểm tra này nhằm điều chỉnh lượng cấp nhiên liệu của các nhánh bơm ở các chế độ làm việc đạt đúng mức qui định của nhà chế tạo, đồng thời đảm bảo sự đồng đều về lượng cấp giữa các nhánh bơm.

3.3.2.3. Kết luận

Qui trình được lập ra dựa trên sách hướng dẫn sử dụng máy DND 103W của công ty Koeng cùng quá trình thực tế đi tìm hiểu cách thức thử nghiệm bơm cao áp trên một số máy thử khác.

3.4. Giới thiệu một số máy kiểm thử trên thị trường

3.4.1. Máy điều chỉnh bơm cao áp hiển thị đồng hồ và số kết hợp - ID1285425

3.4.1.1. Chức năng chính

- Dùng  cho kiểm tra tất cacr các bơm quay vòng và bơm thẳng hàng của hầu hết các hãng;

- Kiểm tra khả năng điều khiển thời gian phun;

- Kiểm tra góc phun sớm;

3.4.1.2. Thông số chính của máy

- Dùng điều chỉnh chỉnh cho động cơ đến 12 xy lanh đồng thời

- Dùng cho các động cơ bơm truyền thống kiểu thẳng hang và quay vòng

- Công suất động cơ 11 KW

3.4.2. Máy điều chỉnh bơm cao áp 12 xy lanh 15 Kw bán tự động

3.4.2.1. Đặc điểm

Máy điều chỉnh bơm cao áp BD970/MM được sản xuất đạt tiêu chuẩn ISO 4008, cho phép kiểm tra và hiệu chỉnh chính xác các loại bơm cao áp cơ khí Diesel kiểu bơm quay và bơm dãy

3.4.2.2. Chức năng

Máy điều chỉnh bơm cao áp BD970/MM cho thể được sử dụng để thực hiện các chức năng sau:

- Đo lưu lượng phun của các nhánh bơm ở các tốc độ khác nhau, với số lần phun chọn trước;

- Kiểm tra các cảm biến tốc độ;

3.4.2.3. Thông số kỹ thuật

Kiểu mô tơ điện: 3 pha 4 điện cực

Công suất mô tơ: 15 Kw

Điện áp: 400 V

Tần số: 51.2 Hz

- Dải tốc độ: 0 - 3150 rpm

- Mô men quán tính của bánh đà: 0.725 Kgm2

- Chiều cao tâm: 130 mm

- Đường kính khớp nối nhanh: 120 mm

KẾT LUẬN

Với đồ án Lập quy trình thử nghiệm các loại bơm cao áp điển hình trên máy kiểm thử bơm cao áp, tôi đã hoàn thành được một số nội dung cơ bản là:

+ Cơ sở lý thuyết của hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ Diesel.

+ Chấn đoán các nguyên nhân hư hỏng trên hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ Diesel.

+ Giới thiệu về máy kiểm thử bơm cao áp và lập quy trình thử nghiệm bơm cao áp trên máy kiểm thử..

Do điều kiện  thời  gian và cơ sở vật chất chưa thể đáp ứng yêu cầu nên không tránh khỏi những sai sót nhưng nội dung đề tài cũng có giá trị nhất định làm cơ sở cho việc học tập, nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế thực hiện nhiệm vụ sau này. 

Qua đồ án này tôi đã bổ sung được những kiến thức chuyên nghành về hệ thống cung cấp nhiên liệu trên động cơ Diesel nói chung và bơm cao áp PE, VE điển hình. Nội dung đồ án đã đi sâu phân tích đặc điểm, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống nhiên liệu Diesel dùng trên ô tô. Chấn đoán nguyên nhân hư hỏng trên hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel. Giới thiệu chung về máy kiểm thử, phương pháp và quy trình kiểm thử bơm cao áp trên máy kiểm thử.... Tuy nhiên do thời gian hạn chế, nhiều phần chưa được trang bị trong thời gian học tập tại trường và chưa cập nhật đủ nên cần phải hoàn thiện thêm. Qua đồ án này đã bổ sung cho bản thân thêm nhiều kiến thức chuyên nghành động cơ đốt trong và đặc biệt là hệ thống nhiên liệu Diesel.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn quý  thầy giáo trong khoa ô tô, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn: ThS.................. đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện đồ án.

                                                                        TP, Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20…

                                                                       Học viên thực hiện

                                                                        ………………..

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. LÝ THUYẾT ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG, PSG - TS Nguyễn Văn Nhận, Đại Học Thủy Sản - lưu hành nội bộ.

2. NGUYÊN LÝ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Tất Tiến, Nhà xuất bản giáo dục, năm 2003

3. KẾT CẤU VÀ TÍNH TOÁN ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG, Hồ Tấn Chuẩn, Nguyễn Đức Phú, Trần Văn Tế, Nguyễn Tất Tiến, Nhà xuất bản giáo dục, năm 1996.

4. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC TÍNH TOÁN ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG, TS.Trần Thanh Hải Tùng, Đà Nẵng, năm 2007.

5. SỔ TAY TRA CỨU TÍNH NĂNG KỸ THUẬT CỦA Ô TÔ, Vũ Đức Lập, Học viện kỹ thuật quân sự, năm 2005.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"