ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ ÊM DỊU CHUYỂN ĐỘNG CỦA XE CHỈ HUY

Mã đồ án OTTN003021677
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

   Đồ án có dung lượng 330MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ hình dáng bên ngoài xe thiết kế, bản vẽ kết cấu giảm chấn thủy lực, bản vẽ kết cấu hệ thống treo cầu sau, bản vẽ kết cấu giảm chấn treo cầu trước, bản vẽ kết quả khảo sát của sự dịch chuyển vận tốc, gia tốc, bản vẽ khảo sát tần số biên độ giao động); file word (Bản thuyết minh, nhiệm vụ đồ án, bìa đồ án, chương trình matlab…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ ÊM DỊU CHUYỂN ĐỘNG CỦA XE CHỈ HUY.

Giá: 1,150,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC.. 1

LỜI NÓI ĐẦU.. 6

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE CHỈ HUY.. 8

1.1. Xe chỉ huy. 8

1.2. Giới thiệu chung về xe chỉ huy UAZ - 31512. 8

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG TREO XE CHỈ HUY UAZ - 31512  15

2.1. Hệ thống treo trên xe chỉ huy UAZ - 31512. 15

2.2. Phân tích kết cấu một số bộ phận chính của hệ thống treo xe chỉ huy UAZ - 31512  17

2.2.1 Bộ phận dẫn hướng. 17

2.2.2. Bộ phận đàn hồi 19

2.2.3. Bộ phận giảm  chấn: 20

CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT DAO ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG TREO XE UAZ - 31512  25

3.1. Mô  hình dao động ô tô hai cầu trong không gian. 25

3.1.1. Phân tích cấu trúc. 25

3.1.2. Các giả thiết khi xây dựng mô hình. 27

3.1.3. Thiết lập hệ phương trình vi phân  mô tả dao động của cơ hệ. 30

3.4. Thiết lập mô hình khảo sát dao động ô tô bằng Matlab – Simulink. 37

3.4.1. Sơ đồ thuật toán mô phỏng dao động ô tô bằng Simulink. 37

3.4.2. Sơ đồ các khối chức năng. 37

3.4.3. Kết quả khảo sát dao động xe UAZ - 31512 trên miền thời gian. 42

3.5. Xây dựng mô hình dao động trên miền tần số. 45

3.6. Ảnh hưởng của các thông số tới độ êm dịu và an toàn chuyển động. 48

3.6.1. Ảnh hưởng của độ cứng nhíp. 49

3.6.1.1. Ảnh hưởng của độ cứng nhíp đến dịch chuyển khối lượng phần treo. 49

3.6.1.2. Ảnh hưởng của độ cứng phần tử đàn hồi tới gia tốc khối lượng treo. 50

3.6.2. Ảnh hưởng của độ cứng lốp. 51

3.6.2.1. Ảnh hưởng của lốp đến chuyển dịch khối lượng phần treo. 51

3.6.2.2. Ảnh hưởng của độ cứng lốp đến gia tốc khối lượng phần treo. 52

3.6.3. Ảnh hưởng của khối lượng treo. 53

3.6.3.1. Ảnh hưởng của khối lượng treo đến chuyển dịch khối lượng phần treo. 54

3.6.3.2. Ảnh hưởng của khối lượng treo đến gia tốc khối lượng phần treo. 54

3.6.4. Ảnh hưởng của khối lượng không treo. 56

3.6.4.1. Ảnh hưởng của khối lượng không treo tới chuyến dịch của khối lượng phần treo  56

3.6.4.2. Ảnh hưởng của khối lượng không được treo tới gia tốc khối lượng phần treo  57

3.6.5. Ảnh hưởng của hệ số giảm chấn K.. 58

3.6.5.1. Ảnh hưởng của hệ số giảm chấn đến chuyển dịch khối lượng phần treo. 59

3.6.5.2. Ảnh hưởng của hệ số giảm chấn đến gia tốc khối lượng phần treo. 60

CHƯƠNG 4 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ ÊM DỊU CHUYỂN ĐỘNG CHO XE CHỈ HUY.. 62

4.1. Kết cấu của phần tử đàn hồi 62

4.1.1. Hệ thống treo phụ thuộc loại lò xo. 62

4.1.2. Hệ thống treo khí nén và thuỷ khí 63

4.2. Kết cấu của phần tử hướng. 69

4.3. Kết cấu phần tử giảm chấn. 70

CHƯƠNG 5: NHỮNG HƯ HỎNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TRONG SỬ DỤNG KHAI THÁC. 72

5.1. Những hư hỏng thông thường của hệ thống treo, nguyên nhân và phương  pháp sửa chữa  72

5.2. Qui trình kiểm tra, kiểm thử hệ thống treo. 73

5.3. Bảo dưỡng - Điều chỉnh. 75

5.3.1. Nhíp. 75

5.3.2. Giảm chấn. 75

KẾT LUẬN.. 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 77

LỜI NÓI ĐẦU

Trong tình hình hiện nay để đáp ứng yêu cầu của chiến tranh hiện đại, nhiệm vụ xây dựng quân đội ta ngày càng chính quy, tinh nhuệ đang được thực hiện rộng khắp. Bên cạnh việc mua sắm các loại vũ khí trang bị kỹ thuật mới thì việc cải tiến, sửa chữa, quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả những loại vũ khí trang bị kỹ thuật hiện có là nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết. Ở nước ta nói chung và trong quân đội nói riêng, vẫn còn sử dụng các thế hệ ô tô được sản xuất tại Liên Xô với nhiều chủng loại khác nhau. Do thời gian sử dụng đã lâu nên nhiều hệ thống, cụm đã xuống cấp và hỏng. Chính vì vậy việc đánh giá tính toán thiết kế các hệ thống, cụm, cơ cấu để đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả làm việc của chúng là vấn đề hết sức cần thiết.

Ngành ô tô giữ một vị trí quan trọng trong thời chiến, cũng như trong thời bình bởi khả năng vận chuyển con người, hàng hoá với tính cơ động cao, đơn giản, an toàn, có thể hoạt động trên những địa hình mà các phương tiện vận chuyển khác khó hoạt động. Điều này đã được chứng minh trong các cuộc chiến tranh của dân tộc, các đoàn xe ô tô đã vận chuyển cung cấp hàng triệu tấn vũ khí, đạn dược... tới những nơi chiến tranh ác liệt nhất. Trong điều kiện nền kinh tế, điều kiện giao thông của nước ta hiện nay thì vai trò của ngành ô tô ngày càng trở nên quan trọng.

Để đáp ứng với yêu cầu của chiến tranh hiện đại, ô tô phải đạt được những mục tiêu chủ yếu như: tính năng thông qua cao, có độ êm dịu và an toàn chuyển động trên đường, tốc độ xe đảm bảo, sử dụng thuận tiện, nhẹ nhàng và tính kinh tế nhiên liệu cao nhất. Nhờ có sự phát triển của công nghệ vật liệu, kỹ thuật điện tử - tin học, kỹ thuật điều khiển, các cụm, các hệ thống trên ô tô ngày càng được hoàn thiện hơn. Và để có thể phát huy tốt tính năng kỹ thuật của xe, nắm chắc kết cấu các hệ thống làm cơ sở để tiến hành chế tạo, sửa chữa, cải tiến trong quá trình sử dụng, ta cần đi vào nghiên cứu sâu các hệ thống trong đó có hệ thống treo.

Hệ thống treo trên xe là một hệ thống quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện làm việc của người lái, tính ổn định của xe, độ êm dịu chuyển động, an toàn cho con người, hàng hoá và các thiết bị trên xe. Do đó, việc nghiên cứu hoàn thiện hệ thống treo là một yêu cầu cần thiết. 

Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn đồ án: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao độ êm dịu chuyển động của xe hỉ huy”.

Nội dung chính trong đồ án gồm các vấn đề sau:

Chương 1: Giới thiệu chung về xe chỉ huy.

Chương 2: Phân tích kết cấu hệ thống treo sử dụng trên xe chỉ huy UAZ - 31512.

Chương 3: Khảo sát giao động xe UAZ-1512.

Chương 4: Một số giải pháp nâng cao độ êm dịu chuyển động cho  xe chỉ huy.

Chương 5: Những hư hỏng và biện pháp khắc phục trong sử dụng khai thác.

Cùng với các bản vẽ: 02 bản vẽ kết cấu hệ thống treo trước và treo sau, 01 bản vẽ kết cấu và nguyên lý hoạt động giảm chấn thủy lực, 05 bản vẽ đặc tính tần số biên độ dao động.

Trong quá trình làm đồ án, dưới sự giúp đỡ của thầy giáo: TS……………. với các thầy giáo trong bộ môn ô tô quân sự, tôi đã hoàn thành đồ án đúng theo tiến độ. Quá trình làm đồ án bản thân đã cố gắng nhưng do khả năng bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót nhất định, kính mong được sự chỉ bảo tận tình của các thầy giáo để đồ án tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

                                                        Hà nội, ngày … tháng … năm 20…

                                                      Học viên thực hiện

                                                      ………………..

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE CHỈ HUY

1.1 Xe chỉ huy

Xe chỉ huy được sử dụng trong quân đội với mục đích chuyên chở chỉ huy, lãnh đạo của các cơ quan đơn vị trong quân đội nhằm phục vụ trong chiến tranh cũng như trong thời bình.

Với mục đích như vậy xe chỉ huy phải đảm bảo những  yêu cầu chính như sau:

- Đảm bảo tính năng thông qua cao.

- Đảm bảo độ êm dịu chuyển động.

1.2. Giới thiệu chung về xe chỉ huy UAZ - 31512

Ô tô UAZ - 31512 là xe con 2 cầu chủ động có tính năng thông qua cao được sử dụng chủ yếu trong quân đội với chức năng là xe chỉ huy đã được nhập vào Việt Nam từ nhiều năm nay. 

1.2.1. Thông số chung

Trong bảng 1.1. trình bày một số thông số chung về UAZ - 31512 trong quân đội ta..

1.2.2. Thông số kích thước

Bảng 1.2 trình bày một số thông số kích thước cơ bản của xe UAZ – 31512      

1.2.3. Thông số về trọng lượng

Bảng 1.3. trình bày một số thông số trọng lượng cơ bản của xe UAZ – 31512

1.2.4. Thông số về tính năng thông qua, tính kinh tế nhiên liệu

Bảng 1.4 trình bày một số thông số về tính năng thông qua và tính kinh tế nhiên liệu của xe UAZ – 31512.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG TREO XE CHỈ HUY UAZ - 31512

2.1. Hệ thống treo trên xe chỉ huy UAZ - 31512

\Hệ thống treo sử dụng trên xe chỉ huy UAZ - 31512 là loại hệ thống treo phụ thuộc với phần tử đàn hồi nhíp lá.

- Ưu điểm của hệ thống treo loại này là:

+ Nhíp có cấu tạo đơn giản vì các lá nhíp vừa làm nhiệm vụ của phần tử đàn hồi vừa làm nhiệm vụ của phần tử dẫn hướng.

+ Đơn giản trong bảo dưỡng kỹ thuật và lốp xe sẽ ít bị mòn khi quay vòng vì chỉ có khung xe nghiêng còn cầu xe không bị nghiêng.

- Nhược điểm của hệ thống treo này là:

+ Có khối lượng phần không treo lớn do vậy giảm độ êm dịu chuyển động.

\+ Khó có được hệ treo mềm vì để có hệ treo mềm cần phải nâng cao khung (vỏ) so với cầu xe.

2.2. Phân tích kết cấu một số bộ phận chính của hệ thống treo xe chỉ huy UAZ - 31512

2.2.1 Bộ phận dẫn hướng

Bộ phận hướng của hệ thống treo có chức năng: Truyền các lực ngang, lực dọc và mômen từ mặt đường lên khung xe (vỏ xe) và ngược lại. Động học của phần tử hướng xác định đặc tính dịch chuyển của bánh xe đối với khung xe và ảnh hưởng tới tính ổn định và tính quay vòng của ô tô.

2.2.2. Bộ phận đàn hồi

Dùng để biến dao động tần số cao của mấp mô mặt đường về dao động tần số thấp của khung xe, truyền các lực theo phương thẳng đứng từ đường lên khung xe và ngược lại, giảm tải trọng động và bảo đảm độ êm dịu cho ôtô khi chuyển động trên các loại đường.

Trên xe UAZ-31512 bộ nhíp có kết cấu cụ thể như sau:

- Nhíp trước : Gồm 8 lá.

+ Chiều dài của lá nhíp gốc : 1100 mm

+ Chiều rộng của lá nhíp gốc : 55 mm

- Nhíp sau : Gồm 7 lá.  

+ Chiều dài lá nhíp gốc: 1250 mm

+ Chiều rộng lá nhíp gốc: 55 mm

2.2.3. Bộ phận giảm  chấn:

Giảm chấn để dập tắt các dao động của thân xe và của lốp xe bằng cách biến cơ năng của các dao động thành nhiệt năng, đảm bảo độ êm dịu cần thiết cho xe khi chuyển động.

CHƯƠNG 3

KHẢO SÁT DAO ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG TREO XE UAZ - 31512

3.1. Mô  hình dao động ô tô hai cầu trong không gian.

3.1.1. Phân tích cấu trúc.

Phân tích cấu trúc là bước đầu tiên của khi thiết lập mô hình, nó cho phép khái quát cơ hệ về mặt cấu trúc để có thể lột tả chính xác đối tượng mà mô hình cũng không quá phức tạp.

- Các khối lượng không được treo ở các cầu là các vật trong hệ dao động bao gồm khối lượng không được treo trước {m1,Jm1}và khối lượng không được treo sau  {m2,Jm2}. Các khối lượng này nằm dưới hệ thống treo ôtô.

- Trên hai dầm dọc là khối lượng được treo bao gồm khối lượng được treo trước là M1 có  mô men quán tính theo phương dọc là Jx1: {M1,Jx1}. và khối lượng được treo sau là Mcó  mô men quán tính theo phương dọc là Jx2: {M2,Jx2}. Hai dầm dọc có đặc tính cứng vững theo chiều mô men uốn ; nhưng lại mềm theo phương xoắn vì đây là dầm dài, có thể coi khung dài như một phần tử đàn hồi không khối lượng; khối lượng của nó được tính cho khối lượng được treo. Đặc trưng của dầm có độ cứng xoắn Ch và hệ số cản xoắn Kh­. 

3.1.2. Các giả thiết khi xây dựng mô hình.

Mô hình dao động tương đương khảo sát dao động không gian ô tô trong đồ án này được xây dựng với những giả thiết sau:

- Mô hình động lực biểu thị dao động ô tô hai cầu ở dạng không gian.

- Coi khối lượng được treo  M1, M2 nằm trong mặt phẳng  ngang chứa trọng tâm khối lượng không treo m1,m2.

- Khung xe cứng tuyệt đối.

- Bỏ qua các yếu tố phi tuyến hình học ví dụ như độ lệch tâm khối lượng treo so với mặt phẳng ngang.

3.1.3. Thiết lập hệ phương trình vi phân  mô tả dao động của cơ hệ.

a. Phương pháp thiết lập .

Để khảo sát dao động của hệ dao động tương đương ôtô ở trên, cần phải thiết lập hệ phương trình vi phân (mô hình toán học) mô tả dao động của nó. Các hệ phương trình này bao gồm các phưong trình vi phân thường mô tả chuyển động của các khối lượng trong cơ hệ.

b. Thiết lập phương trình dao động của khối lượng được treo.

Như phân tích ở phân trên khối lượng được treo gồm các vật (1),vật(2), và vật (5).

d.Thiết lập phương trình dao động của khối lượng không được treo sau.

* Vật 4- Khối lượng không treo sau {m2,Jm2}

* Vật 0- nền đường.

e. Hệ phương trình mô tả dao động không gian ô tô hai cầu.

Để tường minh trong các phương trình trên chỉ viết các tham số kết cấu KL(1,2)(T,P), CL(1,2)(T,P), C(1,2)(T,P), K(1,2)(T,P),(1:phía trước; 2:phía sau;T: bên trái; P: bên phải) coi như  hằng số, khi mô phỏng sẽ thể hiện đầy đủ các đặc tính của chúng như đã trình bày ở trên.

3.4. Thiết lập mô hình khảo sát dao động ô tô bằng Matlab – Simulink

3.4.1. Sơ đồ thuật toán mô phỏng dao động ô tô bằng Simulink.

Sơ đồ thuật toán mô phỏng dao động ô tô hai cầu trong không gian bằng  MatLab- Simulink  theo miền thời gian như hình 3.5.

3.4.2. Sơ đồ các khối chức năng

Để xây dựng được sơ đồ khối tổng thể mô phỏng dao động ô tô trong  không gian bằng Simulink  ta phải tiến hành xây dựng sơ đồ các khối chức năng riêng bởi các khối có chức năng tương thích của  Simulink  để tạo thành các mô đun con, sau đó liên kết các mô đun con lại thành một khối tổng thể.

3.4.3. Kết quả khảo sát dao động xe UAZ – 31512 trên miền thời gian

Một số thông số của hệ thống treo như bảng 3.1

Thay các số liệu của xe UAZ – 31512 vào mô hình dao động trong không gian của xe UAZ - 31512 ta có kết quả như hình 3.12.

3.5. Xây dựng mô hình dao động trên miền tần số

Sử dụng biến đổi Laplace ta được:

a11= M1.p2 + 2K1.p +2Cp1

a12= M3.p2

a13= a14= a16 =  a17 = a18=0

a15= -2(K1.p + Cp1)

a21= M3.p2

q3 = CL1(1+q1p/q­1t)

q4 = CL2(q2t/q1t+q2p/q1t)

q7 = CL1.B(q1p/q1t-1)/2

q8 = CL2.B(q2p/q1t-q2t/q1t)

Trong bµi to¸n nµy chóng t«i chän q1t = q0.sin(wt)

q1p = q0.sin[w(t-p/2w)]

q2t = q0.sin[w(t-L/V)]

q2p = q0.sin[w(t-p/2w-L/V)]

Theo ®ã, sau khi biÕn ®æi Laplace, ta cã:

q1 = q2 = q5 = q6 = 0

q3 = =CL1(1-p/w)

q4=CL2[cos(2pL/S)-sin(2pL/S)- p.(cos(2pL/S)+sin(2pL/S))/ w]

q7=-CL1.Bt2(1+(p/ w))/2

q8=-CL2.Bs2.[cos(2pL/S)+sin(2pL/S)+ p.(cos(2pL/S)-sin(2pL/S))/w]/2

3.6. Ảnh hưởng của các thông số tới độ êm dịu và an toàn chuyển động

- Nhóm có thông số kết cấu: kích thước, trọng lượng, độ cứng nhíp, cản giảm chấn...

- Nhóm các thông số về vận hành, sử dụng: Vận tốc, điều khiển ....

- Nhóm các thông số về đường.

3.6.1. Ảnh hưởng của độ cứng nhíp

Bộ phận chính của hệ thống treo là phần tử đàn hồi. Kết cấu phổ biến nhất hiện nay sử dụng phần tử đàn hồi là nhíp lá, lo xo và thanh xoắn. Hiện nay, một số loại xe còn sử dụng phần tử đàn hồi dạng khí nén. 

3.6.1.1. Ảnh hưởng của độ cứng nhíp đến dịch chuyển khối lượng phần treo

Ảnh hưởng độ cứng của nhíp đến dịch chuyển khối lượng phần treo đượ thể hiện trên đồ thị hình 3.16 và hình 3.17.

3.6.1.2. Ảnh hưởng của độ cứng phần tử đàn hồi tới gia tốc khối lượng treo

Ảnh hưởng độ cứng của phần tử đàn hồi đến gia tốc khối lượng treo được thể hiện trên đồ thị hình 3.18 và Hình  3.19.

3.6.2. Ảnh hưởng của độ cứng lốp.

Lốp ô tô có tính chất theo các hướng có tải trọng tác dụng gồm: hướng kính, hướng tiếp tuyến, hướng ngang. ở đây chúng ta chỉ khảo sát ảnh hưởng của tính đàn hồi hướng kính tới các thông số dao động của xe. 

3.6.3. Ảnh hưởng của khối lượng treo

Sự ảnh hưởng của khối lượng treo xe liên quan đén nhiầu thông số quan trọng trong tính toán động lực học và dao động, mặt khác là khối lượng treo luôn thay đổi trong quá trình sử dụng với phạm vi rộng. Để hiểu được ta tiến hành thay đổi khối lượng treo mà không tính đến sự phân bố lại trọng tâm xe. {3000; 6000; 9000; 12000 (N)}

3.6.4. Ảnh hưởng của khối lượng không treo

Khối lượng phần không treo của 1 loại xe nhất định thay đổi trong phạm vi rộng tuỳ theo:

- Loại phần tử đàn hồi của treo.

- Loại và kết cấu của cơ cấu hướng của treo.

- Loại, kết cấu và vật liệu, công nghệ chế tạo của truyền lực chính.

3.6.5. Ảnh hưởng của hệ số giảm chấn K

  Dao động của xe được dập tắt bởi các lực cản dạng ma sát khác nhau của hệ thống treo. Thường trong hệ thống treo, ma sát xuất hiện ở phần tử giảm chấn, phần tử đàn hồi hoặc trong các khớp của đòn treo, dẫn động lái và lốp. ở đây ta xét ảnh hưởng của hệ số giảm chấn K đến dao động xe, cho K thay đổi {1000; 2000; 3000; 4000 (N/m)}

CHƯƠNG 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ ÊM DỊU CHUYỂN ĐỘNG CHO XE CHỈ HUY

4.1. Kết cấu của phần tử đàn hồi

4.1.1. Hệ thống treo phụ thuộc loại lò xo

So với hệ thống treo phụ thuộc loại nhíp lá, thì hệ thống treo phụ thuộc lò xo có khối lượng phần không treo nhỏ hơn. điều này làm tăng độ êm dịu chuyển động của xe. Loại này thường sử dụng ở các cầu sau chủ động của ôtô con.

4.1.2. Hệ thống treo khí nén và thuỷ khí

So với hệ thống treo có phần tử đàn hồi lá nhíp thì hệ thống treo với phần tử đàn hồi là khí nén và phần tử đàn hồi là thuỷ khí có nhiều ưu điểm hơn hẳn do:

- Khối lượng phần không treo nhỏ hơn so với các xe cùng trọng tải.

- Ma sát trong hệ thống treo nhỏ hơn nhiều do không có nội ma sát giữa các lá nhíp mà thay vào đó là các bình khí nén và các bộ phận thuỷ lực.

4.2. Kết cấu của phần tử hướng

Đối với hệ thống treo phụ thuộc loại lò xo mặc dù khối lượng phần không treo có nhỏ hơn so với khối lượng phần không treo của hệ thống treo phụ thuộc loại nhíp lá. Tuy nhiên khi sử dụng hệ thống treo phụ thuộc loại lò xo thì khi xe ôtô chuyển động trên những biên dạng đường mấp mô mà biên dạng đường của các bánh xe ở hai bên không bằng nhau thì sự dịch chuyển của bánh xe bên này có ảnh hưởng đến sự dịch chuyển của bánh xe bên kia do vậy mà độ êm dịu chuyển động của xe cũng không đảm bảo với mọi loại đường.

4.3. Kết cấu phần tử giảm chấn

Trong chương 3 đã khảo sát dao động của ô tô có hệ thống treo bị động trong miền tần số và miền thời gian, đồng thời cũng đã đưa ra kết luận cần thiết phải điều khiển hệ thống treo và một số thông số trong hệ thống treo có khả năng điều khiển được để nâng cao độ êm dịu. 

CHƯƠNG 5

NHỮNG HƯ HỎNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TRONG SỬ DỤNG KHAI THÁC

5.1. Những hư hỏng thông thường của hệ thống treo, nguyên nhân và phương  pháp sửa chữa

Những hư hỏng thông thường của hệ thống treo, nguyên nhân và phương  pháp sửa chữa như bảng 5.1.

5.2. Qui trình kiểm tra, kiểm thử hệ thống treo

5.2.1. Công nghệ thử nhíp

Đầu tiên chốm ép trong thời gian ngắn 3 lần với lực ép P sau đó ép lực kiểm tra vào đó giá trị (HK). Lúc này loại trừ sự ảnh hưởng của ma sát trên nhíp, để đo được (HK) phải ép lực P rồi cho quá tải so với lực kiểm tra là 300 – 5000 KG sau đó thử lực quá tải ngay để lực ép trở về lực P rồi đo (HK) lần 2.

5.2.2. Giảm chấn

Đối với giảm chấn khi sửa chữa ta phải tiến hành kiểm tra chiều cao đàn hồi của các lò xo:

- Kiểm tra lò xo van trả:

Ta ép một lực 50 KG vài lần. Chiều cao của lò xo van trả bằng 24 mm. Sau khi ép lực thì chiều cao lò xo van trả còn lại 15 mm sao cho trong các lần ép đó chiều cao của lò xo không thay đổi.

- Kiểm tra lò xo van nén:

Chiều cao tự do của lò xo van nén bằng 12,5 mm. Chiều cao sau khi ép lực kiểm tra còn lại từ 10 - 11 mm. Lực kiểm tra là 6 KG. Cũng ép lực và kiểm tra một vài lần sao cho chiều cao lò xo cũng không thay đổi.

5.3. Bảo dưỡng - Điều chỉnh

5.3.1. Nhíp

Trước khi lắp các lá nhíp phải được làm sạch bôi 1 lớp mỡ VCA. Khi lắp xiết chặt các ốc suốt nhíp. Khe hở của các lá nhíp ở trạng thái tự do không lớn hơn: 1,2 mm.

5.3.2. Giảm chấn

1 - Mặt van trả và van nén phải tiếp xúc với đế của vỏ giảm chấn trên toàn bộ diện tích.

2 - Đế van cần phải đặt vào hốc của quả nén sao cho vấu lồi quay ra ngoài.

3 - Độ kín tiếp xúc giữa đế van và đế quả nén cần được kiểm tra bằng dầu giảm chấn sau 1 phút đổ dầu vào quả nén dầu không chảy ra.

KẾT LUẬN

Sau một thời gian làm đồ án với sự nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ của các thầy giáo trong bộ môn ô tô đặc biệt là thầy giáo: TS…………. tôi đã hoàn thành đồ án theo đúng tiến độ với đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao độ êm dịu chuyển động cho xe chỉ huy”.

Đồ án đã tập trung phân tích kết cấu của hệ thống treo xe chỉ huy UAZ - 31512, khảo sát dao động của xe UAZ - 31512, qua đó đánh giá các thông số kết cấu ảnh hưởng tới độ êm dịu chuyển động của xe và đề ra giải pháp thay thế hệ thống treo phụ thuộc trên xe UAZ - 31512 thành hệ thống treo độc lập với phần tử đàn hồi lò xo trụ.

Quá trình làm đồ án, dưới sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy giáo: TS…………. cùng các thầy giáo trong bộ môn ô tô quân sự, đã giúp tôi tìm hiểu sâu hơn về hệ thống treo, thấy được những ưu điểm của từng bộ phận trên hệ thống và xây dựng được mô hình dao động trong không gian của ô tô hai cầu làm cơ sở khảo sát dao động trong không gian của ô tô hai cầu.

Do thời gian còn hạn chế, nên đồ án chỉ xin tập trung vào khảo sát dao động hệ thống treo xe UAZ - 31512 trong không gian và từ đó đưa ra giải pháp nâng cao thiện độ êm dịu chuyển động cho xe.

Trong quá trình làm đồ án không thể tránh khỏi những thiếu sót, do vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp, giúp đỡ của các thầy và các bạn đề đề tài của tôi được hoàn chỉnh hơn.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo: TS…………., các thầy trong bộ môn ô tô quân sự cùng toàn thể các đồng chí trong đơn vị đã tận tình giúp đỡ tôi suốt quá trình làm đồ án.

Tôi xin chân thành cảm ơn!.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Việt Anh; Nguyễn Hoàng Hải - Lập trình matlab và ứng dụng, NXB khoa học và kỹ thuật - 2005.

2. Nguyễn Hữu Cần; Thiết kế tính toán ô tô máy kéo. Tập II - NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp - 1971.

3. Nguyễn Tăng Cường; Matlab - HVKTQS - 2001

4. Nguyễn Phúc Hiểu; Vũ Đức Lập; Lý thuyết ô tô quân sự HVKTQS - 2002

5. Vũ Đức Lập; Dao động ô tô HVKTQS - 1994

6. Vũ Đức Lập; Cấu tạo ô tô quân sự. Tập II - HVKTQS - 1995

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"