MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN..........................................................................................................................i
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN 1.......................................................................................................................ii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN 2.......................................................................................................................iii
MỤC LỤC...............................................................................................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH........................................................................................................................................................viii
LỜI NÓI ĐẦU..........................................................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI..................................................................................................................................2
1.1. Lý do thực hiện đề tài.......................................................................................................................................................2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài...............................................................................................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................................................................3
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA TRÊN ĐỘNG CƠ XE HONDA CIVIC 2019.......................5
2.1 Cơ sở lý thuyết đánh lửa cho động cơ xăng....................................................................................................................5
2.1.1. Các thông số của hệ thống đánh lửa............................................................................................................................5
2.1.2. Lý thuyết đánh lửa trong ô tô.......................................................................................................................................10
2.2. Tìm hiểu chung về hệ thống đánh lửa............................................................................................................................16
2.2.1. Tổng quan hệ thống đánh lửa......................................................................................................................................16
2.2.2. Nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa................................................................................................................................18
2.2.3. Yêu cầu của hệ thống đánh lửa..................................................................................................................................18
2.2.4. Phân loại hệ thống đánh lửa.......................................................................................................................................19
2.3. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống đánh lửa......................................................................................20
2.3.1. Sơ đồ cấu tạo..............................................................................................................................................................20
2.3.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống đánh lửa...............................................................................................................20
2.4. Giới thiệu hệ thống đánh lửa trên Honda Civic 2019.....................................................................................................22
2.4.1. Sơ đồ mạch điện hệ thống đánh lửa...........................................................................................................................22
2.4.1.1. Mô tả hệ thống, các tín hiệu đánh lửa......................................................................................................................23
2.4.2. Cấu tạo của hệ thống đánh lửa...................................................................................................................................25
2.5. Các cảm biến trong hệ thống đánh lửa.........................................................................................................................30
2.5.1. Cảm biến vị trí trục khuỷu (Cranksharft Position Sensor)...........................................................................................30
2.5.2. Cảm biến vị trí trục cam (Camshaft Position Sensor).................................................................................................31
2.5.3. Cảm biến lưu lượng khí nạp (Mass Airflow Sensor – MAF Sensor)...........................................................................32
2.5.4. Cảm biến vị trí bướm ga (Throttle Position Sensor – TPS Sensor)............................................................................33
2.5.5. Cảm biến Oxygen (O2)...............................................................................................................................................34
2.5.6. Cảm biến kích tiếng gõ (Knock Sensor)......................................................................................................................35
2.5.7. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát (Engine Coolant Temperature Sensor – ECT Sensor)...........................................36
CHƯƠNG 3. KIỂM TRA, SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA TRÊN ĐỘNG CƠ XE HONDA CIVIC 2019.....................37
3.1. Những hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục của hệ thống đánh lửa trên động cơ xe Honda Civic 2019....37
3.1.1. Các hư hỏng của hệ thống đánh lửa...........................................................................................................................37
3.1.2. Các nguyên nhân hư hỏng của hệ thống đánh lửa.....................................................................................................37
3.1.3. Xác định các triệu chứng và chẩn đoán sự cố............................................................................................................40
3.2. Quy trình kiểm tra & chẩn đoán......................................................................................................................................44
3.2.1. Kiểm tra cuộn đánh lửa...............................................................................................................................................44
3.2.1.1. Tháo lắp, kiểm tra các cụm chi tiết của hệ thống đánh lửa......................................................................................44
3.2.1.2. Kiểm tra cuộn dây đánh lửa (Bôbin).........................................................................................................................47
3.2.2. Kiểm tra bugi...............................................................................................................................................................50
3.2.3. Kiểm tra thời điểm đánh lửa........................................................................................................................................55
3.2.4. Kiểm tra ECM/PCM.....................................................................................................................................................55
3.2.4.1. Tháo, lắp ECM/PCM................................................................................................................................................55
3.2.4.2. Kiểm tra thông mạch, chạm Mát ECM/PCM............................................................................................................56
3.3. Kiểm nghiệm sau sửa chữa...........................................................................................................................................58
3.3.1. Lực xiết bulông, mũ ốc, vít..........................................................................................................................................58
3.3.2. Phân Tích Mã Lỗi P0300 trên dòng xe Honda Civic 2019..........................................................................................59
3.4. Chẩn đoán và khắc phục hư hỏng theo tín hiệu đèn check...........................................................................................64
3.4.1. Chẩn đoán hư hỏng theo máy quét mã lỗi.................................................................................................................65
3.4.2. Chẩn đoán hư hỏng hệ thống đánh lửa theo tình trạng động cơ...............................................................................67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................................................................71
PHỤ LỤC...............................................................................................................................................................................I
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành công nghiệp ôtô nước ta cũng đang có những biến chuyển và ngày càng ảnh hưởng sâu rộng tới các lĩnh vực sản xuất. Chịu ảnh hưởng của xu thế phân công lao động theo hướng chuyên môn hoá, ngành công nghiệp ôtô đang có những thay đổi để phù hợp với xu thế này. Đặc biệt là trong thời gian gần đây xu thế phân công lao động dẫn đến sự hợp tác trong sản xuất ôtô mà kết quả cuối cùng sẽ cho ra đời những chiếc xe có thể là sản phẩm chung của rất nhiều xí nghiệp. Khi đó mỗi nhà máy xí nghiệp có thể chỉ sản xuất một vài chi tiết, một cụm chi tiết, hoặc một cụm kết cấu của chiếc xe.
Sau 4 năm học tập tại khoa cơ khí động lực, em đã được các thầy cô trang bị những kiến thức kỹ năng cơ bản của người kỹ sư cơ khí động lực. Để vận dụng được những kiến thức kỹ năng đó vào thực tế và góp phần nhỏ bé cho nền công nghiệp ô tô nước nhà, em đã lựa chọn thực hiện đề tài tốt nghiệp: “Nghiên cứu hệ thống đánh lửa trên xe Honda Civic 2019”.
Do kiến thức còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều, tài liệu tham khảo còn ít và điều kiện thời gian không cho phép nên đồ án tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy cô giáo trong bộ môn chỉ bảo để đồ án của em được hoàn thiện hơn. Em xin trân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn : ThS……………… đã nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành đồ án này một cách tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hưng Yên, ngày … tháng … năm 20…
Sinh viên thực hiện
…………………
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1. Lý do thực hiện đề tài.
Công nghệ ô tô là một ngành khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng trên toàn cầu. Sự tiến bộ trong thiết kế, vật liệu và kỹ thuật sản xuất đã góp phần tạo ra những chiếc xe ô tô hiện đại với đầy đủ tiện nghi, tính an toàn cao, và đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường. Trong xu thế phát triển ấy, nhiều hệ thống và trang thiết bị trên ô tô ngày nay được điều khiển bằng điện tử, đặc biệt là các hệ thống an toàn như hệ thống phanh, hệ thống điều khiển ổn định ô tô…
Chúng ta đều biết rằng hệ thống đánh lửa trên ô tô là một phần quan trọng và không thể thiếu được trên xe nó có nhiệm vụ đánh lửa đúng thời điểm mà động cơ cần để đốt cháy hòa khí một cách triệt để, tạo công suất lớn nhất, từ đó ngăn ngừa cặn cacbon xuất hiện và làm giảm khí thải có thể sinh ra gây ô nhiễm môi trường. Do đó em đã quyết định chọn và thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hệ thống đánh lửa trên xe Honda Civic 2019”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài.
Hiểu rõ kết cấu, mô tả nguyên lý điều kiện làm việc của cơ cấu, nắm được cấu tạo, mối tương quan lắp ghép của các chi tiết, cụm chi tiết trong hệ thống đánh lửa trên xe Honda Civic 2019.
Hiểu và phân tích các hư hỏng, những nguyên nhân, tác hại và sửa chữa các chi tiết của “Hệ thống đánh lửa trên ô tô”. Thực hiện tháo lắp đung quy trình và kiểm tra sửa chữa các chi tiết trong hệ thống.
Hoàn thiện mô hình hệ thống đánh lửa trên động cơ đốt trong thực tế tại xưởng ô tô.
Hoàn thành nhiệm vụ cũng như những yêu cầu được giao trong đề tài: “Nghiên cứu hệ thống đánh lửa trên xe Honda Civic 2019”.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài em có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
* Nghiên cứu lý thuyết:
- Tra cứu trong các tài liệu, giáo trình kỹ thuật, sách vở, đặc biệt là các cuốn cẩm nang khai thác, bảo dưỡng sửa chữa chính hãng của Honda.
- Tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, các Website trong và ngoài nước. So sánh và chắt lọc để sử dụng những thông tin cần thiết và đáng tin cậy.
- Tham khảo ý kiến của các giảng viên trong ngành cơ khí động lực. Trong đó phải kể đến các thầy (cô) trong khoa Cơ Khí Động Lực của trường ĐHSPKT Hưng Yên, các kỹ sư, chuyên viên kỹ thuật về ô tô tại các Trung tâm bảo hành, các xưởng sửa chữa, và cả những người có kinh nghiệm lâu năm trong việc sử dụng và bảo quản xe…
- Tổng hợp và phân tích các nguồn dữ liệu thu thập được, từ đó đưa ra những đánh giá và nhận xét của riêng mình.
* Nghiên cứu thực hành:
Thực hiện khảo sát tình trạng thực tế của hệ thống đánh lửa trên động cơ xe Honda Civic 2019 và tiến hành các biện pháp kiểm tra, chẩn đoán và sửa chữa hệ thống đánh lửa, hoàn thiện mô hình động cơ đốt trong.
* Nội dung nghiên cứu của đề tài:
Nội dung chính của đề tài gồm 3 chương, kết luận và tài liệu tham khảo được đề ra như sau:
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan chung về đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về hệ thống đánh lửa trên động cơ xe Honda Civic 2019
Chương 3: Kiểm tra, sửa chữa hệ thống đánh lửa trên động cơ xe Honda Civic 2019
Kết luận và kiến nghị
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA TRÊN ĐỘNG CƠ
XE HONDA CIVIC 2019
2.1 Cơ sở lý thuyết đánh lửa cho động cơ xăng
2.1.1. Các thông số của hệ thống đánh lửa
a) Hiệu điện thế thứ cấp cực đại
Hiệu điện thế thứ cấp cực đại là hiệu điện thế cực đại đo được ở hai đầu cuộn dây thứ cấp khi tách dây cap áp ra khỏi bugi. Hiệu điện thế thứ cấp cực đại phải đủ lớn để có khả năng tạo được tia lửa điện giữa hai điện cực của bugi, đặc biệt là lúc khới động.
b) Hiệu điện thế đánh lửa
Hiệu điện thế thứ cấp mà tại đó quá trình đánh lửa xảy ra, được gọi là hiệu điện thế đánh lửa ).
Ở chế độ khởi động lạnh, hiệu điện thế đánh lửa tăng khoảng 20 đến 30% do nhiệt độ điện cực bugi thấp.
Khi động cơ tăng tốc độ, thoạt tiên, tăng, do áp suất nén tăng, nhưng sau đó giảm từ từ do nhiệt độ điện cực bugi tăng và áp suất nén giảm do quá trình nạp xấu đi.
c) Hệ số dự trữ
Hệ số dự trữ là tỷ số giữa hiệu điện thế thứ cấp cực đại và hiệu điện thế đánh lửa.
Đối với hệ thống đánh lửa thường, do thấp nên thường nhỏ hơn 1,5. Trên những động cơ xăng hiện đại với hệ thống đánh lửa điện tử, hệ số dự trữ có giá trị khá cao (K = 1,5 - 2,0), đáp ứng được việc tăng tỷ số nén, tăng số vòng quay và tăng khe hở bugi.
f) Tần số và chu kỳ đánh lửa:
Tần số đánh lửa f tỉ lệ thuận với vòng quay trục khuỷu động cơ và số xylanh. Khi tăng số vòng quay của động cơ và số xylanh, tần số đánh lửa f tăng và, do đó chu kỳ đánh lửa T giảm xuống. Vì vậy, khi thiết kế cần chú ý đến 2 thông số chu kỳ và tần số đánh lửa để đảm bảo, ở số vòng quay cao nhất của động cơ, tia lửa vẫn mạnh.
g) Góc đánh lửa sớm q:
Góc đánh lửa sớm là góc quay của trục khuỷu động cơ tính từ thời điểm xuất hiện tia lửa điện tại bougie cho đến khi piston lên tới tử điểm thượng.
Góc đánh lửa sớm ảnh hưởng rất lớn đến công suất, tính kinh tế và độ ô nhiễm của khí thải động cơ. Góc đánh lửa sớm tối ưu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:
qopt = f(pbđ, tbđ, p, twt, tmt, n, No …)
Ở các đời xe cũ, góc đánh lửa sớm chỉ được điều khiển theo hai thông số: tốc độ (bộ sớm ly tâm) và tải (bộ sớm áp thấp) của động cơ. Tuy nhiên, hệ thống đánh lửa ở một số xe, có trang bị thêm van nhiệt và sử dụng bộ phận đánh lửa sớm theo hai chế độ nhiệt độ. Trên các xe đời mới, góc đánh lửa sớm được điều khiển tối ưu theo chương trình phụ thuộc vào các thông số nêu trên.
h) Năng lượng tia lửa và thời gian phóng điện:
Thông thường, tia lửa điện bao gồm hai thành phần là thành phần điện dung và thành phần điện cảm. Năng lượng của tia lửa được tính bằng công thức:
WP = WC + WL
Tùy thuộc vào loại hệ thống đánh lửa mà năng lượng tia lửa có đủ cả hai thành phần điện cảm (thời gian phóng điện dài) và điện dung (thời gian phóng điện ngắn) hoặc chỉ có một thành phần.
2.1.2. Lý thuyết đánh lửa trong ô tô
Trong động cơ xăng 4 kỳ, hòa khí, sau khi được đưa vào trong xylanh và được trộn đều nhờ sự xoáy lốc của dòng khí, sẽ được piston nén lại. Ở một thời điểm thích hợp cuối kỳ nén, hệ thống đánh lửa sẽ cung cấp một tia lửa điện cao thế đốt cháy hòa khí và sinh công cho động cơ.
a) Quá trình tăng trưởng dòng sơ cấp:
Khi transistor công suất T dẫn, trong mạch sơ cấp sẽ có dòng điện i, từ (+) accu đến Rf → L1 → T → mass. Dòng điện i1 tăng từ từ do sức điện động tự cảm sinh ra trên cuộn sơ cấp L, chống lại sự tăng của cường độ dòng điện. Ở giai đoạn này, mạch thứ cấp của hệ thống đánh lửa gần như không ảnh hưởng đến quá trình tăng dòng ở mạch sơ cấp. Hiệu điện thế và cường độ dòng điện xuất hiện ở mạch thứ cấp không đáng kể nên ta có thể coi như mạch thứ cấp hở. Vì vậy, ở giai đoạn này ta có sơ đồ tương đương được trình bày trên hình 2.4. Trên sơ đồ, giá trị điện trở trong của accu được bỏ qua, trong đó:
Rå = R1 + Rf
U = Ua - D UT
Với bobine xe đời cũ với độ tự cảm lớn (đường 1), tốc độ tăng dòng sơ cấp chậm hơn so với bobine xe đời mới với độ tự cảm nhỏ (đường 2).
Chính vì vậy, lửa sẽ yếu khi tốc độ càng cao. Trên các xe đời mới, hiện tượng này được khắc phục nhờ sử dụng bobine có L1 nhỏ.
b) Quá trình ngắt dòng sơ cấp:
Khi transistor công suất ngắt, dòng điện sơ cấp và từ thông do nó sinh ra giảm đột ngột. Trên cuộn thứ cấp của bobine sẽ sinh ra một hiệu điện thế vào khoảng từ 15 KV ÷ 40 kV. Giá trị của hiệu diện thế thứ cấp phụ thuộc vào rất nhiều thông số của mạch sơ cấp và thứ cấp. Để tính toán hiệu điện thế thứ cấp cực đại, ta sử dụng sơ đồ tương đương được trình bày trên hình 2.6.
Bỏ qua hiệu điện thế accu vì hiệu điện thế accu rất nhỏ so với hiệu điện thế xuất hiện trên cuộn sơ cấp lúc transistor công suất ngắt. Ta xét trường hợp không tải, có nghĩa là dây cao áp được tách ra khỏi bougie.
U2m = Kbb . U1m
Kbb = W2/W1: Hệ số biến áp của bobin.
W1, W2: Số vòng dây của cuộn sơ cấp và thứ cấp.
c) Quá trình phóng điện ở điện cực bugi:
Khi điện áp thứ cấp u2 đạt đến giá trị Uñl, tia lửa điện cao thế sẽ xuất hiện giữa hai điện cực của bugi. Bằng thí nghiệm người ta chứng minh được rằng tia lửa xuất hiện ở điện cực bugi gồm hai thành phần là thành phần điện dung và thành phần điện cảm.
2.2. Tìm hiểu chung về hệ thống đánh lửaError! Bookmark not defined.
2.2.1. Tổng quan hệ thống đánh lửa
Hệ thống đánh lửa là bộ phận quan trọng, tập hợp những chi tiết phụ tùng và phối hợp với nhau theo nguyên lý nhất định để tạo ra tia lửa điện nhằm đốt cháy nhiên liệu cho động cơ.
Với hệ thống đánh lửa điện tử thì chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác định chính xác thời điểm để thực hiện quá trình hỗn hợp nhiên liệu và không khí được đốt cháy cũng như khởi động của xe. Lúc này, thời điểm đánh lửa như thế nào sẽ được tính toán và xác định chính xác bởi ECU và dựa trên tín hiệu mà cảm biến phát ra.
2.2.3. Yêu cầu của hệ thống đánh lửa
- Tia lửa mạnh: Trong hệ thống đánh lửa, tia lửa được phát ra giữa các điện cực của các bugi để đốt cháy hỗn hợp hòa khí. Hòa khí bị nén có điện trở lớn, nên cần phải tạo ra điện thế hàng chục ngàn vôn để đảm bảo phát ra tia lửa mạnh, có thể đốt cháy hỗn hợp hòa khí.
- Thời điểm đánh lửa chính xác: Hệ thống đánh lửa phải luôn luôn có thời điểm đánh lửa chính xác vào cuối kỳ nén của các xy lanh và góc đánh lửa sớm phù hợp với sự thay đổi tốc độ và tải trọng của động cơ.
2.2.4. Phân loại hệ thống đánh lửa.
Ngày nay, hệ thống đánh lửa được trang bị trên động cơ ôtô có rất nhiều loại khác nhau. Dựa vào cấu tạo, hoạt động, phương pháp điều khiển, người ta phân loại hệ thống đánh lửa theo các cách phân loại sau:
a) Phân loại theo phương pháp tích lũy năng lượng:
- Hệ thống đánh lửa điện cảm (TI - Transistor Ignition system).
- Hệ thống đánh lửa điện dung (CDI - Capacitor Discharged Ignition system).
b) Phân loại theo phương pháp điều khiển bằng cảm biến:
- Hệ thống đánh lửa sử dụng vít lửa (breaker).
- Hệ thống đánh lửa sử dụng cảm biến điện từ (electromagnetic sensor) gồm 2 loại: loại nam châm đứng yên và loại nam châm quay.
- Hệ thống đánh lửa sử dụng cảm biến biến Hall.
- Hệ thống đánh lửa sử dụng cảm biến biến quang.
e) Phân loại theo kiểu ngắt mạch sơ cấp:
- Hệ thống đánh lửa sử dụng vít lửa (conventional ignition system).
- Hệ thống đánh lửa sử dụng Transistor (transistor ignition system).
- Hệ thống đánh lửa sử dụng Thyristor (CDI).
2.4. Giới thiệu hệ thống đánh lửa trên Honda Civic 2019
2.4.1. Sơ đồ mạch điện hệ thống đánh lửa
Sơ đồ mạch điện hệ thống đánh lửa Honda Civic 2019 như hình 2.12.
2.4.1.1. Mô tả hệ thống, các tín hiệu đánh lửa
* Mô tả hệ thống điều khiển thời điểm đánh lửa:
Modul điều khiển truyền động (PCM) bao gồm bộ nhớ thời điểm đánh lửa cơ bản ở các tốc độ động cơ và áp suất tuyệt đối họng nạp khác nhau. Nó còn điều chỉnh thời điểm theo nhiệt độ nước làm mát động cơ và nhiệt độ khí nạp.
+ Góc đánh lửa sớm được điều khiển tối ưu cho từng chế độ hoạt động của động cơ.
+ Góc ngậm điện luôn luôn được điều chỉnh theo tốc độ của động cơ và theo tín hiệu điện áp của động cơ, đảm bảo điện áp thứ cấp có giá trị cao ở mọi thời điểm.
+ Động cơ điều khiển dễ dàng, cầm
2.4.2. Cấu tạo của hệ thống đánh lửa
a) IC đánh lửa:
IC đánh lửa ô tô được tạo ra từ các mạch điện IC điều khiển điện tử tự động có vai trò sản sinh ra dòng điện cực lớn (<20.000V) có khả năng phóng ra tia lửa. Chính tia lửa này đốt cháy hỗn hợp khí – nhiên liệu giúp động cơ hoạt động. Do đó, chúng cần được thường xuyên kiểm tra và chăm sóc trong suốt quá trình sử dụng để tạo sự ổn định và hiệu quả nhất.
b) Bobin đánh lửa:
Bô bin là bộ phận chi tiết quan trọng của hệ thống đánh lửa. Hệ thống bô bin đảm nhận nhiệm vụ đầu tiên tạo tia lửa để cho quá trình đốt cháy nhiên liệu của động cơ.
Nguồn điện được tạo ra bởi bô bin dựa trên 2 cuộn dây cảm ứng thứ cấp và sơ cấp. Dòng điện sẽ chạy qua 1 cuộn sơ cấp (ít vòng) và chạy qua cuộn thứ cấp (nhiều vòng).
d) Bộ xử lí và điều khiển trung tâm ECU:
* Cấu tạo ECU:
Được cấu tạo từ 3 bộ phận chính đó là: Bộ nhớ trong của ECU, bộ vi xử lý và đường truyền – BUS.
- Bộ nhớ trong của ECU:
Bao gồm 4 chi tiết đảm nhiệm 4 chức năng riêng biệt bao gồm: RAM, ROM, PROM, KAM.
+ RAM là viết tắt của cụm từ Random Access Memory, có nhiệm vụ truy xuất ngẫu nhiên và dùng để lưu trữ thông tin mới ghi trong bộ nhớ và được xác định bởi bộ vi xử lý. RAM sẽ đọc và ghi lại các số liệu theo từng địa chỉ bất kỳ.
+ ROM là viết tắt của cụm từ Read Only Memory, có nhiệm vụ lưu trữ các thông tin thường trực. ROM chỉ sử dụng để đọc những thông tin được lập trình có sẵn, mà không thể ghi vào được. Bởi vậy, ROM là nơi cung cấp những thông tin cho bộ vi xử lý.
- Bộ vi xử lý Microprocessor:
Là bộ phận quan trọng nhất trong ECU, khi tiếp nhận các tín hiệu của cảm biến thông qua các bộ nhớ trong của ECU, những tín hiệu này ngay lập tức được gửi đến Bộ vi xử lý. Lúc này, bộ vi xử lý sẽ tính toán và đưa ra mệnh lệnh cho bộ phận chấp hành để điều chỉnh thích hợp.
- Đường truyền – BUS trên ECU:
Được dùng để truyền các lệnh và dữ liệu trong ECU, để thông tin có thể truyền từ bộ vi xử lý đến các cơ cấu chấp hành chính xác và nhanh chóng thì đường truyền đóng vai trò lớn. Bộ điều khiển cho động cơ dùng loại phổ biến nhất là 4, 8 bit và cao hơn là 16, 32 bit. Nhưng với yêu cầu cần độ chính xác cao và khả năng xử lý nhanh, thông minh hơn trên các dòng xe ô tô đời mới thường sử dụng bộ điều khiển 16 bit hoặc 32 bit.
2.5. Các cảm biến trong hệ thống đánh lửa
2.5.1. Cảm biến vị trí trục khuỷu (Cranksharft Position Sensor)
* Chức năng: Cảm biến vị trí trục khuỷu đo vị trí hoặc góc quay của trục khuỷu hoặc trục cam. Thông tin này được gửi về hệ thống điều khiển động cơ để đồng bộ hóa các quá trình nổ của xi lanh và điều chỉnh thời điểm nổ.
* Nguyên lý hoạt động: Cảm biến vị trí trục khuỷu thường sử dụng các kỹ thuật điện tử hoặc từ trường để theo dõi chuyển động của trục khuỷu. Thông tin về vị trí của trục khuỷu sau đó được chuyển thành tín hiệu điện và gửi về hệ thống điều khiển động cơ.
2.5.3. Cảm biến lưu lượng khí nạp (Mass Airflow Sensor – MAF Sensor)
* Chức năng: Cảm biến lưu lượng khí nạp (Mass Air Flow Sensor - MAF) đóng vai trò quan trọng trong quá trình đo lường lượng khí đưa vào động cơ. Đặt ở đầu ống hút khí, cảm biến này giúp điều chỉnh tỷ lệ nhiên liệu và cung cấp thông tin chính xác cho hệ thống điều khiển động cơ. Để đảm bảo hiệu suất và tiêu thụ nhiên liệu tối ưu, quan trọng kiểm tra và bảo dưỡng cảm biến theo đúng lịch trình được đề xuất bởi nhà sản xuất.
* Nguyên lý hoạt động: Cảm biến MAF hoạt động dựa trên hiệu ứng điện từ từ sự chảy của không khí qua một dây dẫn điện. Khi không khí chảy qua dây dẫn, nó tạo ra một dòng điện điện tốt. Lưu lượng khí nạp được xác định bằng cách đo dòng điện này.
2.5.5. Cảm biến Oxygen (O2)
* Vị trí: Cảm biến oxy thường được đặt trên ống xả của động cơ, gần bên ngoài của đầu kim loại nóng chảy. Điều này cho phép nó tiếp xúc trực tiếp với khí thải.
* Chức năng: Cảm biến oxy theo dõi mức lượng oxy trong khí thải của động cơ. Thông tin này được gửi về hệ thống điều khiển động cơ để điều chỉnh hỗn hợp nhiên liệu/khí.
2.5.7. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát (Engine Coolant Temperature Sensor – ECT Sensor)
* Chức năng: Cảm biến ECT đo nhiệt độ của chất lỏng làm mát (thường là nước) trong hệ thống làm mát của động cơ. Thông tin này được gửi về hệ thống điều khiển động cơ, giúp điều chỉnh hoạt động của động cơ dựa trên nhiệt độ hiện tại.
* Nguyên lý hoạt động: Cảm biến ECT thường sử dụng một biến trở nhiệt độ. Điện trở này thay đổi tùy thuộc vào nhiệt độ. Thông tin về điện trở này được chuyển thành tín hiệu điện và gửi về hệ thống điều khiển động cơ.
CHƯƠNG 3. KIỂM TRA, SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA TRÊN ĐỘNG CƠ
XE HONDA CIVIC 2019
3.1. Những hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục của hệ thống đánh lửa trên động cơ xe Honda Civic 2019
3.1.1. Các hư hỏng của hệ thống đánh lửa
Tia lửa yếu
Đánh lửa không đúng thời điểm
Hư hỏng bugi
Các hư hỏng khác
3.1.2. Các nguyên nhân hư hỏng của hệ thống đánh lửa
a) Tia lửa yếu:
Khi ô tô xuất hiện các hiện tượng như máy nố không đều, động cơ yêu và dư xăng, đầu bugi bị bám muội than do nhiên liệu đốt cháy không hoàn toàn, lái xe cần tiến hành kiểm tra bugi và tia lữa. Nếu tia lửa có màu vàng, nẹt yếu thì hệ thống đánh lửa đang có vấn đề. Hiện tượng tia lửa yếu đồng nghĩa với điện thế cao áp từ bộ chia điện đến bugi thấp. Lý do có thể từ bộ bin đánh lửa bị hỏng, bị chập vòng dây, hay do má vít bị bụi bần, dây cao áp bị rò điện hay bị hở, khe hở đánh lửa của bugi lớn, bugi bị mòn điện cực, bugi bẩn ...
b) Đánh lửa không đúng thời điểm:
* Đánh lửa quá sớm: Khi động cơ làm việc mà xuất hiện các hiện tượng kích nổ khi ga lớn, chạy chế độ không tải nổ không ổn định, ngốn xăng, máy nóng nhanh, lâu lâu lại có hiện tượng như nồ ngược. Đây đều là các dấu hiệu chứng tỏ bộ phận đánh lửa không đúng thời điểm làm pis-tông chưa lên đến đỉnh đã sinh công và bị đầy xuống gây kích nổ, động cơ nhanh bị nóng, nhiên liệu chưa kịp cháy hết đã bị thải ra ngoài gây tốn xăng. Theo các chuyên gia, nguyên nhân của vấn để trên là do việc đặt delco sai, khe hở má vít quá lớn. Lái xe cần đặt lại lửa cho động cơ và điều chinh khe hở má vít.
* Đánh lửa quá muộn: Nếu hệ thống đánh lửa trên ô tô tạo ra tia lửa điện quá muộn so với thời điểm chính xác mà động cơ cần thì sẽ gây ra các hiện tượng như nhiệt độ động cơ tăng cao, xuất hiện tiếng nổ trong đường ống xả do nhiên liệu không được đốt hết và vẫn tiếp tục cháy khi thoát ra bên ngoài đường xả, gây tốn nhiên liệu, động cơ bị ngộp xăng do không được đốt cháy kịp thời làm xe không tăng tốc được. Bên cạnh đó, động cơ ô tô cũng rất khó để khởi động.
b) Hư hỏng bugi:
Bugi cũng như các bộ phận khác trong hệ thống đánh lửa, cùng làm việc với nhau giúp đánh lửa tốt, tạo hiệu suất làm việc tối ưu cho động cơ. Khi sử dụng lâu ngày bugi có thể gặp một số hư hỏng do thời gian sử dụng lâu hoặc ảnh hưởng từ hệ thống đánh lửa hay các hệ thống khác.
3.2. Quy trình kiểm tra & chẩn đoán
3.2.1. Kiểm tra cuộn đánh lửa
* Hướng dẫn:
- Thực hiện kiểm tra lần lượt từng bôbin.
- Thực hiện nối như trên.
- Đấu 1 đầu của điện trở 470 Ω với (+) ắc quy, đầu kia quẹt vào chân IGT của bôbin:
3.2.1.1. Tháo lắp, kiểm tra các cụm chi tiết của hệ thống đánh lửa
a) Tháo cuộn dây đánh lửa
- Tháo dây cao áp điện từ cực dương ắc quy ra.
- Tháo nắp đậy cuộn dây đánh lửa (nắp đậy nắp máy): tháo 4 vít hãm rồi tháo nắp đậy nắp máy ra.
b) Quy trình lắp cuộn dây đánh lửa vào động cơ
* Lắp cuộn dây đánh lửa:
- Lắp bốn cuộn đánh lửa vào lắp chụp bugi bằng 4 con bulông.
- Lực xiết : 9,0 N.m (90kgf.cm).
- Cắm bốn đầu giắc cắm nối ECM/PCM với bốn cuộn đánh lửa.
3.2.1.2. Kiểm tra cuộn dây đánh lửa (Bôbin)
Quy trình kiểm tra cuộn dây đánh lửa được tiến hành theo các bước sau:
- Tháo bốn cuộn đánh lửa ra.
- Tháo các bugi và kiểm tra bugi.
+ Bugi hỏng thì thay bugi mới.
+ Bugi tốt thì tiến hành bước 3.
* Bật công tắc đánh lửa ở vị trí “ON” và kiểm tra đánh lửa.
- Đánh lửa tốt tức cuộn dây vẫn hoạt động ổn định.
- Đánh lửa không tốt ta chuyển sang bước 7.
3.2.2. Kiểm tra bugi
* Lưu ý:
+ Không dùng bàn chải sắt để vệ sinh.
+ Không được cố thử điều chỉnh khe hở điện cực của bugi đang dùng.
a) Kiểm tra điện cực
* Tiến hành kiếm tra các điện cực và sứ cách điện.
- Các điện cực bị cháy hoặc bị mòn có thể là do các điều kiện sau:
+ Đánh lửa sớm
+ Lỏng bugi
+ Khoảng nhiệt cho bugi quá nóng
+ Độ làm mát không đủ
* Thay thế bugi sau khoảng thời gian chỉ định, hoặc khi các điện cực trung tâm (A) bị mài mòn, khoảng hở bugi (B) nằm ngoài thông số kỹ thuật.
b) Phương pháp kiểm tra thay thế:
- Khởi động động cơ.
- Tăng ga nhanh để tốc độ động cơ đạt tới 4000v/p khoảng 5 lần.
- Tháo 4 bugi.
d) Vệ sinh bugi
- Nếu điện cực bị bám muội than ướt, hãy làm sạch bugi bằng máy vệ sinh bugi sau đó làm khô bugi.
+ Áp suất khí tiêu chuẩn: 588 kPa (6kgf/cm2,85 psi).
+ Thời gian tiêu chuẩn: 20s trở xuống.
3.2.4. Kiểm tra ECM/PCM
3.2.4.1. Tháo, lắp ECM/PCM
Muốn kiểm tra ECM/PCM trước tiên phải tiến hành tháo nó ra.
a) Tháo ECM/PCM
Chú ý: Trước khi tháo cần có mã chống trộm cho radiô, viết mã lên đài phát đã được hẹn giờ (mã do nhà sản xuất cung cấp).
- Tháo cực dương ắc quy ra.
- Tháo dây yên ngựa từ giá đỡ ECM/PCM ra và tháo bulông cố định ECM/PCM trên giá đỡ ra.
b) Lắp ECM/PCM:
- Ngược quá trình tháo và chú ý lực xiết bu lông, mũ ốc là 9,8 N.m (98 kgf.cm).
- Vào mã chống trộm và đài phát rồi đặt giờ.
3.2.4.2. Kiểm tra thông mạch, chạm Mát ECM/PCM
Nhẹ nhàng đưa 2 đầu que dò lỗi vào các chân cắm của các đầu dây tới khi 2 đầu que dò chạm vào đầu cuối các dây để kiểm tra thông mạch chạm mát bằng đồng hồ vạn năng.
- Kiểm tra thông mạch:
- Kiểm tra chạm mát:
+ Đặt đồng hồ vạn năng ở thang đo điện trở.
+ Đặt một đầu que dò chạm đầu dây một đầu que dò cho chạm mát.
Nếu đồng hồ chỉ giá trị điện trở chứng tỏ dây đó đã bị chạm mát và tiến hành thay dây mới.
3.2.5. Kiểm tra cầu chì và rơ le
a) Kiểm tra cầu chì
- Mục đích:
+ Biết tình trạng làm việc của cầu chì.
+ Biết cách thay thế khi cầu chì không còn khả năng sử dụng.
- Tiến hành kiểm tra:
+ Tháo cầu chì ra và làm sạch bụi bẩn.
+ Đồng hồ đo điện trở để kiểm tra sự thông mạch và điện trở của dây dẫn.
b) Kiểm tra rơ le
- Mục đích :
+ Biết được nguyên lý, tình trạng làm việc của rơ le.
+ Biết cách kiểm tra rơ le.
3.3. Kiểm nghiệm sau sửa chữa
Sau khi kiểm tra sửa chữa hệ thống cần phải kiểm nghiệm chính xác các thông số kỹ thuật đảm bảo việc kiểm tra sửa chữa đạt hiệu quả, gồm các thông số sau:
3.3.1. Lực xiết bulông, mũ ốc, vít
- Lực xiết bulông bắt cuộn đánh lửa với nắp chụp bugi: 9,0 N.m hay 90 kgf.cm.
- Lực xiết vít khi lắp nắp đậy cuộn đánh lửa: 7,0 N.m hay 70 kgf.cm.
- Lực xiết bulông khi lắp cực dương ắcquy: 5,4 N.m hay 54 kgf.cm.
- Lực xiết bulông khi lắp ECM: 9,8 N.m hay 98 kgf.cm.
3.3.2. Phân Tích Mã Lỗi P0300 trên dòng xe Honda Civic 2019
Mã lỗi P0300: Lỗi bỏ máy ngẫu nhiên và kèm theo các lỗi sau:
- P0301: Lỗi bỏ lửa máy số 1
- P0302: Lỗi bỏ lửa máy số 2
- P0303: Lỗi bỏ lửa máy số 3
- P0304: Lỗi bỏ lửa máy số 4
* Công tắt điện bật ON.
* Xóa mã lỗi bằng thiết bị chẩn đoán.
* Khởi động động cơ, cho động cơ nổ ở chế độ không tải.
* Theo dõi trạng thái DTC của các mã lỗi P0301, P0302, P0303, hoặc P0304 trên thiết bị chẩn đoán.
Màn hình thiết bị chẩn đoán có hiển thị FAILED không?
CÓ - Đi đến bước 9.
KHÔNG - Nếu màn hình cho biết PASSED, hãy đi đến bước 5. Nếu màn hình hiện EXECUTING, tiếp tục lái xe cho đến khi xuất hiện kết quả. Nếu màn hình hiển thị OUT OF CONDITION, đợi vài phút, sau đó kiểm tra lại.
3.4. Chẩn đoán và khắc phục hư hỏng theo tín hiệu đèn check
Ngoài những chức năng như điều chỉnh góc đánh lửa, thời điểm đánh lửa, điều chỉnh lượng phun nhiên liệu... ECM của động cơ còn có khả năng lưu và tự chẩn đoán các hư hỏng trong hệ thống điều khiển điện tử. Khi phát hiện một sự cố hay hư hỏng nào của động cơ thì ECM sẽ ghi lại sự cố đó vào bộ nhớ dưới dạng mã hư hỏng, mã hư hỏng này được lưu lại và không bị xoá khi tắt khoá điện.
- Chức năng báo mã chẩn đoán : Các mã chẩn đoán được phát ra khi động cơ gặp sự cố, mã được phát theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, số lần nháy của đèn bằng với số mã lỗi.
Để xác định nhanh chóng hiệu quả và chính xác nguyên nhân hư hỏng của động cơ ta cần phải thực hiện theo quy trình chẩn đoán sau :
Các yêu cầu trước khi lấy mã chẩn đoán :
- Điện thế ắc-quy cung cấp cho hệ thống tối thiểu là 11V.
- Tay số ở vị trí số 0.
- Tắt các trang thiết bị phụ trên máy.
- Bướm ga ở vị trí đóng hoàn toàn (tiếp điểm không tải ngắt).
3.4.1. Chẩn đoán hư hỏng theo máy quét mã lỗi
Cùng với bảng mã lỗi, các dữ liệu về thông số làm việc của động cơ như nhiệt độ nước làm mát, tốc độ động cơ, góc đánh lửa sớm,… cũng được đọc qua đường TE2. Khi thực hiện thao tác chẩn đoán thì trên màn hình máy quét sẽ báo luôn mã sự cố. Dựa vào bảng mã chúng ta xác định hư hỏng của động cơ.
3.4.2. Chẩn đoán hư hỏng hệ thống đánh lửa theo tình trạng động cơ
Bảng triệu chứng xác định hư hỏng hệ thống đánh lửa của động cơ như bảng 3.4.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Sau thời gian làm đồ án nghiêm túc và được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong bộ môn công nghệ ô tô của trường, đặc biệt là cô giáo: ThS.………………. Em đã hoàn thành được đồ án: “Nghiên cứu hệ thống đnah lửa trên xe Honda Civic 2019”.
Qua đây em thêm hiểu hơn về hệ đánh lửa trên xe Honda Civic và các xe hiện đại ngày nay. Nắm được nguyên lý làm việc và hư hỏng cũng như phương pháp kiểm tra hệ thống một cách khoa học, từ đó có thể sửa chữa được hệ thống của xe. Đồ án còn giúp em có thêm phương pháp học tập và thao tác trên xe, hiểu cách tra sơ đồ mạch điện và cách tiếp cận một chiếc xe đời mới.
2. Kiến nghị:
Đề tài “Nghiên cứu hệ thống đánh lửa trên xe Honda Civic 2019” là một đề tài mang tính ứng dụng thực tiễn cao nên được tiếp tục nghiên cứu và phát triển.
Trong quá trình hoàn thiện đồ án, em đã cố gắng hết sức nhưng vì thời gian và trình độ có hạn nên không tránh khỏi những sai sót. Kính mong thầy (cô) và các bạn góp ý để đồ án của em được hoàn thiện hơn và có tính ứng dụng trong thực tế cao hơn.
Em xin trân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Tài liệu hướng dẫn sử dụng và sửa chữa xe Honda Civic 2019;
[2]. Đỗ Văn Dũng (2004), Trang bị điện và điện tử trên ô tô hiện đại, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP HCM;
[3]. Tài liệu đào tạo Kỹ thuật viên các hãng Nissan, Toyota, Mitshubishi…;
[4]. Tài liệu Hệ thống điện động cơ, Thực tập hệ thống điện và điều khiển động cơ trường Đại học SPKT Hưng Yên.
[5].https://tuoitre.vn/honda-viet-nam-gioi-thieu-phien-ban-moi-honda-civic-2019-20190305105201198.htm
[6].https://honda-tayho.vn/honda-viet-nam-gioi-thieu-phien-ban-moi-honda-civic-2019-70474u.html
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"