ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU KẾT CẤU, XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM TRA SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE MAZDA 3 2014

Mã đồ án OTTN003021899
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 330MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ sơ đồ tổng quan hệ thống phanh xe mazda 3 2014, bản vẽ sơ đồ điều khiển hệ thống phanh ABS trên xe mazda 3 2014, bản vẽ quy trình tháo cơ cấu phanh đĩa trên xe mazda 3 2014, bản vẽ quy trình kiểm tra hệ thống phanh xe mazda 3 2014, bản vẽ quy trình tháo cơ cấu phanh tay xe mazda 3 2014); file word (Bản thuyết minh, bản trình chiếu bảo vệ Power point…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... NGHIÊN CỨU KẾT CẤU, XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM TRA SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE MAZDA 3 2014.

Giá: 1,150,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN.. 1

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN 1. 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN 2. 3

MỤC LỤC.. 4

DANH MỤC HÌNH VẼ.. 7

DANH MỤC BẢNG.. 9

LỜI NÓI ĐẦU.. 10

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 11

1.1.  Lý do chọn đề tài. 11

1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài. 11

1.1.2. Ý nghĩa của đề tài. 12

1.2. Mục tiêu của đề tài. 12

1.3. Đối tượng nghiên cứu. 12

1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 12

1.5. Các phương án nghiên cứu. 12

1.5.1. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 12

1.5.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 12

1.5.3. Phương pháp thống kê mô tả. 13

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.. 14

2.1. Tổng quan về hệ thống phanh trên xe ô tô. 14

2.1.1. Công dụng và yêu cầu hệ thống phanh. 14

2.1.2. Nguyên lý làm việc. 15

2.1.3. Phân loại hệ thống phanh. 15

2.2. Kết cấu hệ thống phanh. 16

2.2.1. Cơ cấu phanh guốc. 16

2.2.2. Cơ cấu phanh đĩa. 22

2.2.3. Cơ cấu phanh dừng. 25

2.3. Dẫn động phanh. 27

2.3.1. Dẫn động cơ khí. 27

2.3.2. Phanh dẫn động thuỷ  lực. 27

2.3.3. Dẫn động phanh khí nén. 30

2.3.4. Dẫn động phanh liên hợp. 31

2.4. Các cụm của hệ thống dẫn động phanh. 32

2.4.1. Xilanh phanh chính. 32

2.4.2. Xylanh bánh xe. 34

2.5. Tổng quan về hệ thống phanh trên xe Mazda 3 2014. 35

2.5.1. Cơ cấu phanh. 36

2.5.2. Dẫn động phanh. 36

2.5.3. Trợ lực phanh. 38

2.5.4. Đồng hồ táp lô. 39

2.5.5. Công tắt đèn phanh. 40

2.5.6. Bàn đạp phanh. 40

2.5.7. Đường ống dẫn dầu phanh. 40

2.6. Hệ thống phanh ABS trên xe Mazda 3 2014. 41

2.6.1. Đặc điểm hệ thống. 42

2.6.2. Nguyên lý làm việc. 43

2.7. Một số cảm biến liên quan. 47

2.7.1. Cảm biến tốc độ bánh xe. 47

2.7.2. Cảm biến gia tốc ngang. 48

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH KIỂM TRA VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE MAZDA 3 2014. 50

3.1. Thông số kỹ thuật của xe Mazda 3 2014. 50

3.2. Các dạng hư hỏng thường gặp của hệ thống phanh trên ô tô. 51

3.3. Quy trình tháo kiểm tra hệ thống phanh. 53

3.3.1. Trình tự tháo bàn đạp phanh. 53

3.3.2. Trình tự tháo xylanh phanh chính. 54

3.3.3. Trình tự tháo bộ trợ lực phanh chính. 55

3.3.4. Trình tự tháo cơ cấu phanh đĩa. 56

3.3.5. Trình tự tháo cơ cấu phanh tay. 58

3.3.6. Trình tự tháo bơm chân không. 59

3.3.7. Trình tự tháo bộ điều khiển ABS. 60

3.4. Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phanh trên xe Mazda 3 2014. 62

3.4.1. Xả khí xilanh phanh chính. 62

3.4.2. Kiểm tra bàn đạp phanh. 62

3.4.3. Kiểm tra bộ trợ lực. 63

3.4.4. Kiểm tra bơm chân không. 66

3.4.5. Kiểm tra phanh tay. 67

3.4.6. Kiểm tra xylanh phanh chính. 68

3.4.7 Kiểm tra cơ cấu phanh. 68

3.4.8. Kiểm tra hệ thống ABS. 70

3.5. Quy trình lắp kiểm tra hệ thống phanh. 74

3.5.1. Trình tự lắp bàn đạp phanh. 74

3.5.2. Trình tự lắp xy lanh phanh chính. 75

3.5.3. Trình tự lắp bộ trợ lực phanh. 76

3.5.4. Trình tự lắp cơ cấu phanh đĩa. 77

3.5.5. Trình tự lắp phanh tay. 79

3.5.6. Trình tự lắp bơm chân không. 80

3.5.7. Trình tự lắp bộ điều khiển ABS. 81

KẾT LUẬN.. 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 84

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay, ô tô là một trong những phương tiện giao thông không thể thiếu để phát triển kinh tế xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đã được áp dụng rộng rãi trong ngành sản xuất ô tô. Công nghệ sản xuất, lắp ráp và sửa chữa ngày càng được củng cố để tạo ra một chiếc xe hiện đại và tiện nghi để đảm bảo vệ sinh môi trường và giảm thiểu tai nạn giao thông.

Nền công nghiệp ôtô trên thế giới ngày nay đã đạt được những thành tựu cao về khoa học kĩ thuật. Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường ô tô đã thúc đẩy đầu tư nhiều về mặt nghiên cứu các công nghệ mới cho ôtô. Điều này đã làm cho chiếc ôtô hiện đại ngày nay được trang bị nhiều công nghệ tiên tiến dẫn đến mẫu mã kết cấu chất lượng sử dụng rất tốt. Và hệ thống phanh cũng nằm trong sự thay đổi ấy.

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại Học Sư phạm kỹ Thuật Hưng Yên, chuyên ngành Kỹ Thuật Ôtô. Chúng em đã được các thầy cô trang bị những được giao nhiệm vụ hoàn thành đồ án với đề tài: “Nghiên cứu kết cấu, xây dựng quy trình kiểm tra sửa chữa hệ thống phanh trên xe Mazda 3 2014”.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng xong do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên nội dung không tránh khỏi sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô giáo trong khoa và bạn bè để đề tài của em được hoàn thiện hơn.

Qua đây em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy : ThS…………… và các thầy cô trong khoa Cơ Khí Động Lực đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành đồ án đúng thời gian quy định.

Em xin trân trọng cảm ơn!

                                                                         Hưng Yên, ngày … tháng … năm 20…

                                                                        Sinh viên thực hiện

                                                                         ………….…….

CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.1.  Lý do chọn đề tài.

1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài.

Ngày nay tại Việt Nam, ngành ô tô đang trên đà phát triển và ngày càng khẳng định vị trí của mình trong sự phát triền của nền công nghiệp Việt Nam. Vì thế mà ngày càng có nhiều trường đại học, cao đẳng cũng như trung học đưa ngành công nghệ ô tô vào giảng dạy.

Tại Việt Nam sự tăng nhanh về số lượng xe ô tô hiện đại, đặt ra yêu cầu phải sớm làm chủ kỹ thuật ,công nghệ mới trên ô tô. Do đó , nghiên cứu hệ thống phanh có ý nghĩa thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm ô tô chế tạo trong nước.

1.1.2. Ý nghĩa của đề tài.

- Đề tài giúp sinh viên năm cuối khi sắp tốt nghiệp có thể củng cố và nâng cao kiến thức chuyên ngành cũng như kiến thức ngoài thực tế xã hội.

- Những kết quả thu được sau khi hoàn thành đề tài này còn giúp cho chúng em hiểu sâu hơn về đặc điểm kết cấu, điều kiện làm việc, các dạng hư hỏng cũng như các phương pháp kiểm tra chẩn đoán các hư hỏng trong hệ thống phanh.

1.2. Mục tiêu của đề tài.

- Phân tích đặc điểm kết cấu, nguyên lý làm việc của hệ thống phanh.

- Phân tích được các dạng hư hỏng, nguyên nhân của hệ thống phanh.

- Xây dựng quy trình chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa hệ thống phanh.

1.3. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng ngiên cứu: Nghiên cứu kết cấu, nguyên lý làm việc hệ thống phanh xe Mazda 3 2014.

- Khách thể nghiên cứu: Xe Mazda 3 2014.

- Nghiên cứu kết cấu nguyên lý làm việc của hệ thống phanh xe Mazda 3 2014.

- Xác định các dạng hư hỏng của hệ thống phanh .

- Thực hiện xây dựng quy trình tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa hệ thống phanh.

1.5. Các phương án nghiên cứu

1.5.1. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

a. Khái niệm

Là phương pháp trực tiếp tác động vào đối tượng trong thực tiễn để làm bộc lộ bản chất và các quy luật vận động của đối tượng.

b. Các bước thực hiện.

Bước 1 :Quan sát đo đạc các thông số kết cấu.

Bước 2 :Phân tích các dạng hư hỏng

Bước 3 :Xây dựng quy trình kiểm tra,chẩn đoán ,bảo dưỡng – sửa chữa.

1.5.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.

a. Khái niệm

Là phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có sẵn và bằng các thao tác tư duy loogic để rút ra kết luận khoa học cần thiết.

b. Các bước thực hiện.

Bước 1: Thu thập, tìm tòi các tài liệu viết về hệ thống trên xe Mazda 3 2014.

Bước 2: Sắp xếp các tài liệu khoa học thành một hệ thống loogic chặt chẽ theo từng bước, từng đơn vị kiến thức ,từng vấn đề khoa học có cơ sở và bản chất nhất định.

Bước 4: Tổng hợp kết quả đã phân tích được,hệ thống hóa lại những kiến thức

( liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã phân tích ) tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ và sâu sắc.

1.5.3. Phương pháp thống kê mô tả.

a. Khái niệm.

Là phương pháp tổng hợp kết quả nghiên cứu tài liệu để đưa ra kết luận chính xác khoa học.

b. Các phương pháp thực hiện.

Từ thực tiễn “Nghiên cứu kết cấu, xây dựng quy  trình kiểm tra sửa chữa hệ thống phanh trên xe Mazda 3 2014”  và nghiên cứu các tài liệu lý thuyết đưa ra quy trình kiểm tra sửa chữa hệ thống phanh.

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Tổng quan về hệ thống phanh trên xe ô tô.

Hệ thống phanh ô tô gồm có phanh chính và phanh phụ, trong đó phanh chính thường gọi là phanh bánh xe hay còn gọi là phanh chân, còn phanh phụ thường là phanh tay. Phanh tay thường được bố trí ngay sau trục thứ cấp của hộp số hoặc bố trí ở các bánh xe.

2.1.1. Công dụng và yêu cầu hệ thống phanh.

- Công dụng:

+ Hệ thống phanh dùng để làm giảm tốc độ của ô tô cho đến một tốc độ nào đó hoặc đến khi dừng hẳn, ngoài ra còn để giữ cho ô tô đứng được trên đường có độ dốc nhất định.

+ Hệ thống phanh đảm bảo cho xe ô tô chạy an toàn ở tốc độ cao, nâng cao năng suất vận chuyển.

2.1.2.Nguyên lý làm việc.

- Khi đạp phanh dầu áp suất cao trong xilanh phanh chính (4) được khuếch đại bởi trợ lực sẽ được truyền đến các xilanh bánh xe và thực hiện quá trình phanh.

- Nếu có 1 trong các bánh xe có dấu hiệu tốc độ giảm hơn so với các bánh khác (sắp bó cứng) tín hiệu này được ECU (10) xử lý và ECU điều khiển cum thủy lực phanh (9) làm việc để giảm áp suất dầu trong xilanh bánh xe đó để nó không bị bó cứng.

 2.2. Kết cấu hệ thống phanh.

2.2.1. Cơ cấu phanh guốc.

a. Cơ cấu phanh có điểm đặt cô định riêng rẽ, về một phía, các lực dân động bằng nhau                    

Cơ cấu phanh có điểm đặt cỗ định riêng rẽ về một phía có lực dẫn động bằng nhau được hiện trên hình 2.3. Trong đó guốc phanh sử dụng xi lanh thủy lực để épguốc phanh vào trông phanh.

b. Cơ cấu phanh có điểm đặt cô định riêng rẽ về một phía và các guốc phanh có dịch chuyển góc như nhau.

Cơ cấu phanh có điểm đặt cố định riêng rẽ về một phía có dịch chuyển góc bằng nhau được thể hiện trên hình 2.4. Trong đó guốc phanh sử dụng loại cam ép để ép guốc phanh vào trống phanh.

d. Cơ cấu phanh guốc loại bơi:

Có hai kiêu cơ cấu phanh loại bơi: loại hai mặt tựa tác dụng đơn ( hình 2.6.a ); loại hai mặt tựa tác dụng kép ( hình 2.6.b ).

+ Loại hai mặt tựa tác dụng đơn: ở loại này một đầu của guốc phanh được tựa trên mặt tựa di trượt trên phân vỏ xilanh, đầu còn lại tựa vào mặt tựa đi trượt của pittông. Cơ cấu phanh loại này thường được bồ trí ở các bánh xe trước của ôtô du lịch và ôtô tải nhỏ.

+ Loại hai mặt tựa tác dụng kép: Ở loại này trong mỗi xi lanh bánh xe có hai pittông và cả hai đầu của mỗi guốc đều tựa trên hai mặt tựa di trượt của hai pittông.

f. Các chi tiết cơ bản của cơ cấu phanh tang trống

Cơ cấu phanh tang trống có số lượng chi tiết nhiều trọng lượng lớn và thường được bố trí trong lòng bánh xe ô tô. Một số chi tiết quan trọng trong cơ cấu phanh tang trống gồm: tang trống, guốc phanh và má phanh, xilanh bánh xe, cùng với các cụm điều chỉnh khe hở má phanh tang trống.

2.2.2. Cơ cấu phanh đĩa.

- Các bộ phận chính của cơ cầu phanh đĩa bao gồm:

+ Một đĩa phanh được lắp với moayơ của bánh xe và quay cùng bánh xe;

+ Một giả đỡ cô định trên dầm cầu trong đó có đặt các xilanh bánh xe;

+ Hai má phanh dạng phăng được đặt ở hai bên của đĩa phanh và được dẫn động bởi các pittông của các xi lanh bánh xe

a. Phanh đĩa có giá đỡ cố định.

Giá đỡ được bắt cố định với giá đỡ đứng yên của trục bánh xe. Trên giá đỡ bố trí hai xilanh bánh xe ở hai phía của đĩa phanh. Trong xilanh có pit tông, một phía của pit tông tỳ sát vào các má phanh, một phía chịu áp lực dầu khi phanh.

c. Các chi tiết cơ bản của cơ cấu phanh đĩa

- Đĩa phanh:

Đĩa phanh được bắt chặt với moay ơ bánh xe, đĩa phanh có hai bề mặt làm việc được mài phẳng với độ bóng cao. Tiết diện của đĩa có dạng gấp nhằm tạo nên đường truyền nhiệt gẫy khúc, tránh làm hỏng mỡ bôi trơn ổ bi moay ơ do nhiệt độ. 

- Má phanh

Má phanh của phanh đĩa có dạng tấm phẳng, được cấu tạo bởi một xương phanh 1 bằng thép (3 ÷ 5 mm) và má mềm 2 bằng vật liệu ma sát (8 ÷ 10 mm). Má phanh và xương phanh được dán với nhau bằng một loại keo đặc biệt. 

2.2.3. Cơ cấu phanh dừng.

Phanh dừng được dùng để dừng (đỗ xe) trên đường dốc hoặc đường bằng. Nói chung hệ thống phanh này được sử dụng trong trường hợp ôtô đứng yên, không di chuyển trên các loại đường khác nhau.

Về cấu tạo phanh dừng cũng có hai bộ phận chính đó là cơ cấu phanh và dẫn động phanh.

2.3. Dẫn động phanh.

2.3.1. Dẫn động cơ khí.

Dẫn động phanh cơ khí gồm hệ thống các thanh, các đòn bẩy và dây cáp. Dẫn động cơ khí ít khi được dùng để điều khiển đồng thời nhiều cơ cấu phanh vì nó.

Nguyên lý làm việc. Khi tác dụng một lực vào cần điều khiển 1 được truyền qua dây cáp dẫn đến đòn cân bằng 7 có tác dụng chia đều lực dẫn động đến các guốc phanh, vị trí của cần phanh tay 1 được định vị bằng cá hãm trên thanh răng 2.

2.3.2. Phanh dẫn động thuỷ  lực.

Dẫn động phanh thuỷ lực được áp dụng rộng rãi trên hệ thống phanh chính của các loại ô tô du lịch, trên ô tô vận tải nhỏ và trung bình.

Dẫn động phanh là một hệ thống các chi tiết truyền lực tác dụng trên bàn đạp đến cơ cấu phanh làm cho các guốc phanh bung ra nhằm thực hiện quá trình phanh, ở phanh dầu chất lỏng được sử dụng để truyền dẫn lực tác dụng nêu trên. 

Bộ chia dòng: Dùng để phân tách hoạt động của hai dòng.

Khi phanh chất lỏng tư xilanh chính bị dồn đến khoang A gây lên lực tác dụng lên các piston 1 và trong dòng I và II áp suất làm việc tăng lên cho đến khi cân bằng với áp suất trong khoang, khi xẩy ra hư hỏng ở một dong nào đó thì còn thứ II vẫn làm việc bình thường song hiệu quả phanh của cả xe có giảm và người lái cũng nhận biết về phía hành trình bàn đạp tăng.

2.3.4. Dẫn động phanh liên hợp.

Dẫn động phanh liên hợp là kết hợp giữa thuỷ lực và khí nén trong đó phần thuỷ lực có kết cấu nhỏ gọn và trọng lượng nhỏ đồng thời bảo đảm cho độ nhậy của hệ thống cao, phanh cùng 1 lúc được tất cả các bánh xe phần khí nén cho phép điều khiển nhẹ nhàng và khả năng huy động, điều khiển phanh rơmoóc.

2.4. Các cụm của hệ thống dẫn động phanh.

2.4.1. Xilanh phanh chính.

Là loại xy lanh kép được thiết kế sao cho nếu một mạch dầu bị hỏng thì mạch dầu khác vẫn tiếp tục làm việc nhằm cung cấp một lượng dầu tối thiểu để phanh xe. Đây là một trong những thiết bị an toàn nhất của xe.

a. Khi hoạt động bình thường.

Khi không đạp phanh: Cúp pen của piston số 1 (11) và số 2 (3) nằm giữa cửa vào và cửa bù làm cho xilanh và bình dầu thông nhau. Pitông số 2 bị lực của lò xo hồi vị số 2 đẩy sang phải, nhưng không thể chuyển động hơn nữa do có bu lông hãm.

b. Khi hoạt động có sự cố trong hệ thống.           

Rò rỉ dầu phía sau xilanh phanh chính: Khi đạp phanh, piston số 1 dịch sang trái tuy nhiên không sinh ra áp suất dầu ở phía sau của xilanh. Vì vậy piston số 1 nén lò xo hồi vị để tiếp xúc với pitông số 2 để đẩy piston số 2 sang trái. Piston số 2 làm tăng áp suất dầu  phía trước xilanh, vì vậy làm hai phanh nối với phía trước bên phải và phía sau bên trái hoạt động.

2.4.2. Xylanh bánh xe.

Xilanh bánh xe được bắt chặt trên mâm phanh, nó có nhiệm vụ tạo ra lựrc điều khiển để ép guốc phanh vào tang trống. Hầu hết các xilanh bánh xe đều sử dụng nòng phẳng với cuppen làm kín và piston ở hai đầu, mỗi piston tác dụng lực như nhau lên mỗi guốc phanh. Tuỳ theo loại kết cấu phanh mà xilanh bánh xe sử dụng có thể là kiểu xilanh đơn nghĩa là chỉ có một piston và một cuppen được sử dụng ở một dầu còn đầu kia hàn kín hoặc có một số it xe sử dụng xilanh bánh xe có đường kính bậc tức là hai piston và hai cuppen có đường kính khác nhau được dùng ở hai đầu xylanh, nó sẽ tạo lên lực khác nhau lên guốc phanh.

2.5. Tổng quan về hệ thống phanh trên xe Mazda 3 2014.

Hệ thống phanh xe Mazda 3 2014 gồm:

- Hệ thống phanh chính : Phanh trước và phanh sau là phanh đĩa điều khiển bằng thuỷ lực trợ lực chân không, có sử dụng hệ thống chống hãm cứng ABS.

- Phanh dừng : phanh cơ khí tác dụng lên bánh sau.

- Dầu phanh: DOT 3.

- Má kẹp: được đúc bằng gang rèn.      

2.5.1. Cơ cấu phanh

Trên xe Mazda cơ cấu phanh được sử dụng cho cầu trước và cầu sau thì đều là cơ cấu phanh đĩa.

- Sử dụng cơ cấu phanh đĩa loại giá đỡ di động

- Đĩa phanh được chế tạo bằng gang cầu, bề mặt làm việc được mài phẳng, không được có vết xước.

Dạng đĩa là không phẳng vì bề mặt ma sát được bố trí xa ổ lăn của moay ơ bánh xe, hạn chế nung nóng ổ này và dễ dàng bố trí xi lanh công tác.

2.5.2. Dẫn động phanh

Trên xe Mazda thì người ta sử dụng hệ thống dẫn động phanh là dẫn động thủy lực.

- Ở phanh dầu lực tác dụng từ bàn đạp lên cơ câu phanh qua chất lỏng (chất lỏng được coi như không đàn hồi khi ép).

- Muốn có mômen phanh ở các bánh xe trước khác bánh xe sau chỉ cần làm đường kính pittông của các xilanh làm việc khác nhau.

2.5.4. Đồng hồ táp lô.

- Đèn báo ABS: Khi ECU phát hiện thấy sự trục trặc ở ABS hoặc hệ thống hỗ trợ phanh, đèn này bật sáng để báo cho người lái

- Đèn báo hệ thống phanh: Khi đèn này sáng lên đồng thời với đèn báo ABS, báo cho người lái biết có trục trặc ở hệ thống ABS và EBD.

2.5.5. Công tắt đèn phanh

Công tắc này phát hiện bàn đạp phanh đã được đạp xuống và truyền tín hiệu đến ECU điều khiển trượt. ABS sử dụng tín hiệu của công tắc đèn phanh. Tuy nhiên, dù tín hiệu này bị hỏng việc điều khiển ABS vẫn được thực hiện bình thường.

2.6. Hệ thống phanh ABS trên xe Mazda 3 2014.

2.6.1. Đặc điểm hệ thống.

- Trang bị ABS(Anti-lock Brake System) dùng một máy tính để xác định tình trạng quay của 4 bánh xe trong khi phanh qua các cảm biến lắp ở bánh xe và có thể tự động điều khiển đạp và nhả phanh.

- Bộ điều khiển ABS và trợ lực thuỷ lực: Điều khiển sự hoạt động của ABS và trợ lực thuỷ lực theo tín hiệu nhận được từ cảm biến tốc độ bánh xe, cảm biến giảm tốc và các công tắc áp suất.

- Bộ chấp hành của ABS-ECU trên xe ô tô sử dụng loại van điện 2 vị trí với số lượng là 8 van (4 van giữ áp và 4 van giảm áp)

2.6.2. Nguyên lý làm việc.

a. Khi phanh bình thường.

ABS không hoạt động trong quá trình phanh bình thường và ECU không gửi dòng điện đến cuộn dây của van điện. Bình thường van 3 vị trí bị ấn xuống bởi lò xo và cửa A mở, cửa B đóng.         

b. Khi phanh gấp .

Nếu có bất kỳ bánh xe nào gần bị bó cứng khi phanh gấp, bộ chấp hành thủy lực điều khiển giảm áp suất dầu phanh tác dụng lên xy lanh bánh xe đó theo tín hiệu từ ECU. Vì vậy bánh xe không bị hãm cứng.

2.7. Một số cảm biến liên quan.

2.7.1. Cảm biến tốc độ bánh xe.

Cảm biến tốc độ bánh xe dùng để đo vận tốc góc của bánh xe và gửi về ECU dưới dạng các tín hiệu điện.

Cảm biến tốc độ bánh xe có hai loại : Cảm biến điện từ và cảm biến HALL.Trong đó loại cảm biến điện từ được sử dụng phổ biến hơn.

a.Cấu tạo:

Gồm một nam châm vĩnh cửu, một cuộn dây quấn quanh lõi từ, hai đầu cuộn dây được nối với ECU.

b. Nguyên lý làm việc.

Khi bánh xe quay, vành răng quay theo, khe hở A giữa hai đầu lõi từ và vành răng thay đổi, từ thông biến thiên làm xuất hiện trong cuộn dây một sức điện động xoay chiều dạng hình sin có biên độ và tần số thay đổi tỉ lệ theo tốc độ góc của bánh xe(hình 2.42). Tín hiệu này liên tục được gửi về ECU. 

2.7.2. Cảm biến gia tốc ngang.

Cảm biến gia tốc ngang được trang bị trên một vài kiểu xe, giúp tăng khẳ năng ứng xử của xe khi phanh trong lúc đang quay vòng, có tác d ụng làm chậm quá trình gia tăng mô men xoay xe. Trong quá trình quay vòng, các bánh xe phía trong có xu hướng nhấc lên khỏ i mặt đất do lực ly tâm và các yếu tố góc đặt bánh xe. 

Trong trường hợp này một cảm biến kiểu phototransistors giống như cảm biến giảm tốc được gắn theo trục ngang của xe hay một cảm biến kiểu bán dẫn được sử dụng để đo gia tốc ngang. 

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH KIỂM TRA VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANHTRÊN XE MAZDA 3 2014

3.1. Thông số kỹ thuật của xe Mazda 3 2014.

Thông số xe ô tô Mazda 3 2014 như bảng 3.1.

3.2. Các dạng hư hỏng thường gặp của hệ thống phanh trên ô tô.

Hư hỏng thường gặp trên xe ô tô như bảng 3.2.

3.3. Quy trình tháo kiểm tra hệ thống phanh.

3.3.1 Trình tự tháobàn đạp phanh.

Trình tự tháo bàn đạp phanh như bảng 3.3.

3.3.3 Trình tự tháo bộ trợ lực phanh chính.

Trình tự tháo bộ trợ lực phanh chính như bảng 3.5.

3.3.5. Trình tự tháo cơ cấu phanh tay.

Trình tự tháo cơ cấu phanh tay thể hiện 3.7

3.3.7. Trình tự tháo bộ điều khiển ABS.

Trình tự tháo bộ điều khiển ABS như bảng 3.9

3.4. Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phanh trên xe Mazda 3 2014.

3.4.1. X khí xilanh phanh chính.

Bước 1: Tháo bộ lọc gió cùng vói ống.

Bước 2: Tháo các đường ống phanh khỏi xi lanh phanh chính.

Bước 4: Bịt đường ra(các lỗ) cua xi lanh phanh chính bằng ngón tay và nhả đạp phanh.

Bước 6: Lắp cụm lọc gió với ống.

3.4.2. Kiểm tra bàn đạp phanh.

a. Kiểm tra và điều chỉnh bàn đạp phanh.

+ Thử bàn đạp phanh.

+ Kiểm tra chiều cao bàn đạp phanh.

+ Độ cao bàn đạp phanh từ tâm vách ngăn tói đỉnh mặt bàn đạp phanh từ 129,9- 139,9mm.

- Điều chỉnh chiều cao bàn đạp phanh.

+ Tháo giắc nối ra khỏi công tắc đèn phanh.

+ Tháo công tắc đèn phanh.

b. Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp phanh:

+ Tắt máy và đạp bàn đạp phanh một vài lần cho đến khi không còn chân không trong bộ trợ lực phanh.

+ Ấn bàn đạp phanh cho đến khi bắt đầu co cảm giác lực cản,sau đó đo khoãng cách như hình vẽ.

3.4.4. Kiểm tra bơm chân không.

Bước 1. Chụm mở kẹp bằng kìm và ngắt ống chân không ra khỏi bơm chân không.

Bước 2. Lắp đặt máy đo chân không như trong hình, sau đó kiểm tra chân không.

Bước 4. Cài đặt theo thứ tự ngược lại của việc loại bỏ.

3.4.5. Kiểm tra phanh tay.

a. Kiểm tra định kỳ.

Bước 1. Đạp bàn đạp phanh một vài lần.

Bước 2. Kéo cần phanh đỗ hai đến ba lần.

Bước 3. Kiểm tra hành trình phanh đỗ xe bằng cách kéo từ từ tại điểm A 50 mm {2.0 in} từ cuối của đòn bẩy phanh đỗ với lực 98 N {10 kgf, 22 lbf} và đếm số lượng rãnh.

b. Điều chỉnh phanh tay.

Bước 1. Nhấn bàn đạp phanh một vài lần.

Bước 2. Ngắt kết nối bảng trên khỏi bảng điều khiển phía sau.           

Bước 3. Xoay đai ốc điều chỉnh và điều chỉnh cần phanh đỗ.

Bước 4. Sau khi điều chỉnh, kéo cần phanh đỗ một lần và xác minh rằng phanh đỗ đèn cảnh báo chiếu sáng.

3.4.8. Kiểm tra hệ thống ABS.

a. Kết nối máy chẩn đoán với hệ thống.

Tuỳ thuộc vào loại xe mà ta sử dụng cáp dữ liệu. Với các xe hiện nay đều được chuẩn hoá giắc cắm OBD2. Khi kiểm tra, sửa chữa một đầu cáp sẽ kết nối với xe và truyền dữ liệu từ xe tới HIM. 

b. Chức năngkiểm tra ban đầu.

- Kiểm tra tiếng động làm việc của bộ chấp hành

+ Nổ máy và lái xe với tốc độ lớn hơn 6 km/h.

+ Kiểm tra xem có nghe thấy tiếng động làm việc của bộ chấp hành không.

3.5. Quy trình lắp kiểm tra hệ thống phanh.

3.5.1. Trình tự lắp bàn đạp phanh.

Trình tự lắp bàn đạp phanh như bảng 3.10.

3.5.2. Trình tự lắp xy lanh phanh chính.

Trình tự lắp xy lanh phanh chính như bảng 3.11.

3.5.4. Trình tự lắp cơ cấu phanh đĩa.

- Dùng quy trình tương tự cho phía bên trái đối với bên phải.

- Quy trình liệt kê sau đây là cho phía bên trái.

3.5.7. Trình tự lắp bộ điều khiển ABS.

Trình tự lắp bộ điều ABS như bảng 3.16.

KẾT LUẬN

Sau một thời gian tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu thực tế với sự cố gắng nỗ lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy hướng dẫn và các thầy cô trong khoa, em đã hoàn thành đề tài: “Nghiên cứu kết cấu, xây dựng quy trình kiểm tra, sửa chữa hệ thống phanh trên xe Mazda 3 2014” đúng thời gian quy định.

- Đề tài của em đã đạt được những kết quả sau :

+ Tìm hiểu tổng quan về hệ thống phanh ôtô.

+ Tiến hành tìm hiểu , phân tích các đặc điểm kết cấu , nguyên lý làm việc của một hệ thống phanh trên ô tô.

+ Xây dựng quy trình kiểm tra, sửa chữa một số hư hỏng thường gặp đối với hệ thống phanh trên xe Mazda 3 2014.

- Hướng phát triển:

+ Xây dựng mô hình thực tế để người sử dụng có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận học tập về một số cơ cấu phanh hiện đại.

Em xin chân thành cảm ơn các Thầy cô trong khoa Cơ khí Động lực đã hỗ trợ em rất nhiều trong việc hoàn thiện đề tài và đặc biệt em xin trân trọng cảm ơn thầy hướng dẫn thầy : ThS………………. đã tận tình hướng dẫn em trong việc định hướng nghiên cứu và các phương pháp giải quyết các vấn đề đã đặt ra, để hoàn thành đề tài tốt nghiệp.

Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu về bảo dưỡng và sửa chữa xe Mazda 3 2014 .

2. Tài liệu đào tạo cho kỹ thuật viên của hãng Mazda; Mazda 3 Workshop Manual.

3. Tài liệu về hệ thống điện và điều khiển động cơ - Đại học SPKT Hưng Yên.

4. Trang web otohui.com

5. Bài giảng cấu tạo động cơ, thực tập hệ thống khung gầm ô tô, thực tập hệ thống điện - điều khiển động cơ Khoa CKĐl, Trường Đại học SPKT Hưng Yên

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"