ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU KHAI THÁC ĐỘNG CƠ 2AD-FHV

Mã đồ án OTTN003021745
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 310MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (pdf) (Bản vẽ mặt cắt động cơ 2AD-FHV, bản vẽ kết cấu bơm cao áp, bản vẽ hệ thống bôi trơn, bản vẽ kết cấu kim phun); file word (Bản thuyết minh, bìa đồ án…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... NGHIÊN CỨU KHAI THÁC ĐỘNG CƠ 2AD-FHV.

Giá: 650,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC...1

LỜI NÓI ĐẦU.. 2

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU ĐỘNG CƠ 2AD FHV3

1.1.Các thông số kỹ thuật chính của động cơ 2AD FHV.. 2

1.2.Giới thiệu đặc điểm kết cấu động cơ 2AD FHV.. 4

1.2.1. Nhóm các chi tiết cố định…………………………………………..5

1.2.2. Nhóm chi tiết chuyển động……………………………………….6

1.2.3. Hệ thống phân phối khí………………………………………….14

1.2.4. Hệ thống bôi trơn……………………………………………….16

1.2.5. Hệ thống làm mát………………………………………………19

1.2.6. Hệ thống cung cấp nhiên liệu………………………………….21

1.2.7. Hệ thống DCAT……………………………………………….28

1.2.8. Turbo tăng áp………………………………………………….31

1.2.9. Quá trình nạp và xả……………………………………………32

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU.. 34

2.1. Giới thiệu. 34

2.1.1. Sơ lược lịch sử hệ thống Common Rail………………………………34

2.1.2. Hệ thống nhiên liệu Common Rail của động cơ 2AD FHV………….34

2.1.2.1  Cấu tạo hệ thống Common Rail………………………………………..35    

2.1.2.2  Nguyên lí hoạt động của hệ thống……………………………………..35

2.2.Hệ thống cung cấp nhiên liệu. 36

2.2.1. Lọc nhiên liệu………………………………………………………37

2.2.2. Bơm cao áp………………………………………………………..38

2.2.3.Ống phân phối…………………………………………………….42

2.2.4.Kim phun………………………………………………………….43

2.3 Hệ thống điều khiển điện tử. 47

2.3.1 Tổng quan…………………………………………………………….47

2.3.1.1. Sơ đồ hệ thống…………………………………………………….47

2.3.1.2. Sơ đồ chân ECM   ………………………………………………….47

2.3.2 Mạch cấp nguồn ECM……………………………………………….48

2.3.3. EDU…………………………………………………………………48

2.3.1.2. Cấu tạo EDU……………………………………………………49

2.3.1.2. Mạch cấp nguồn EDU…………………………………………49

2.3.1.3. Ý nghĩa các chân EDU…………………………………………..50

2.3.4. Các tín hiệu đầu vào……………………………………………….50

2.3.4.1. Tín hiệu bàn đạp ga (VPA, VPA2)……………………………51

2.3.4.2. Tín hiệu vị trí bướm ga VTA (VLU)………………………….52

2.3.4.3. Tín hiệu vị trí trục cam G (TDC)………………………………54

2.3.4.4. Tín hiệu vị trí trục khuỷu (Ne)…………………………………55

2.3.4.5. Tín hiệu nhiệt độ nước làm mát THW (ECT)…………………...56

2.3.4.6. Tín hiệu vị trí van EGR (EGLS)…………………………………57

2.3.5. Tín hiệu đầu ra……………………………………………………….59

2.3.5.1. Tín hiệu điều khiển van SCV……………………………………..59

2.3.5.2. Tín hiệu điều khiển kim phun……………………………………..61

2.3.5.3. Tín hiệu điều khiển van mở EGR………………………………….61

2.3.5.3. Tín hiệu điều khiển mô tơ bướm ga…………………………………63

2.3.6 Các chức năng điều khiển chính của ECM………………………………64

2.3.6.1. Điều khiển lượng phun và thời điểm phun nhiên liệu………………..64

2.3.6.2. Điều khiển tốc độ không tải ………………………………………….66

2.3.6.3. Điều khiển áp suất nhiên liệu………………………………………….67

2.3.6.4. Điều khiển tuần hoàn khí xả  ……………………………………………67

CHƯƠNG III: QUY TRÌNH KHAI THÁC, BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA.....69

3.1. Tổng quan. 69

3.1.1. Mục đích……69

3.1.2. Yêu cầu  69

3.2. Lập quy trình khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa động cơ 2AD FHV.. 70

3.2.1. Các chú ý khi tháo lắp và kiểm tra của hệ thống cung cấp nhiên liệu diesel Common Rail….70

3.2.2. Quy trình kiểm tra bảo dưỡng ……………….73

3.2.2.1. Quy trình điều chỉnh khe hở nhiệt xu páp  …………….73

3.2.2.2. Quy trình kiểm tra bảo dưỡng cụm két nước……………………79

3.2.2.3. Quy trình kiểm tra bảo dưỡng vòi phun………………………….79

3.2.2.4. Quy trình kiểm tra bơm áp thấp……………….80

3.2.2.5. Kiểm tra vòi phun khi động cơ hoạt động  ………………………..80

3.2.2.6. Kiểm tra bơm cao áp……………………………………………….82

3.3 Một số hư hỏng thường gặp và cách khắc phục. 83

3.3.1  Khởi động khó………….83

3.3.2. Động cơ bị giảm công suất……………83

3.3.3. Mức tiêu hao nhiên liệu quá lớn  84

3.3.4. Mức tiêu hao dầu bôi trơn quá lớn……………85

3.3.5. Quá nhiệt…………85

3.3.6. Khói xả có màu trắng…………86

3.3.7. Khói xả có màu đen………..86

KẾT LUẬN.. 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 88

LỜI NÓI ĐẦU

Đất nước đang trên con đường hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, điều đó tạo ra nhiều cơ hội và không ít thách thức cho chúng ta trên con đường phát triển. Là một nước đi sau, chịu nhiều hậu quả chiến tranh nên để không bị tụt hậu so với trình độ phát triển của thế giới chúng ta cần tập trung vào các ngành mũi nhọn, và ngành công nghiệp ôtô là một trong những ngành có vị trí then chốt như vậy.

Những năm gần đây, ngành công nghệ ôtô ở nước ta có những bước phát triển lớn, cùng với đó là những kỹ thuật tiên tiến hàng đầu thế giới được áp dụng trên ôtô cũng đã có mặt. Vì vậy việc tìm hiểu khai thác, lập các quy trình chuẩn đoán, sửa chữa, bảo dưỡng là nhiệm vụ rất quan trọng.

Đồ án khai thác động cơ là đồ án đòi hỏi người thực hiện phải sử dụng tổng hợp rất nhiều kiến thức chuyên ngành cũng như kiến thức của các môn học cơ sở. Trong quá trình hoàn thành đồ án không những đã giúp cho em củng cố được rất nhiều các kiến thức đã học và còn giúp em mở rộng và hiểu sâu hơn về các kiến thức chuyên ngành của mình cũng như các kiến thức tổng hợp khác.

Nội dung đồ án gồm 3 phần chính sau:

Chương 1: Giới thiệu đặc điểm, kết cấu động cơ 2AD FHV.

Chương 2: Phân tích hệ thống nhiên liệu động cơ 2AD-FHV của hãng Toyota.

Chương 3: Bảo dưỡng sửa chữa động cơ, một số hư hỏng và  cách khắc phục.

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều để hoàn thành đồ án, song do những hạn chế về kiến thức, thiếu sót về kinh nghiệm thực tế nên trong quá trình làm đồ án sẽ không tránh được sai sót vì vậy em rất mong được sự đóng góp của các thầy cũng như toàn thể các bạn để đồ án của em được hoàn chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo : ThS………….. cũng như toàn thể các thầy giáo trong Khoa ô tô – Trường Sỹ quan Kỹ thuật Quân sự đã tạo mọi điều kiện giúp em hoàn thành đồ án.

CHƯƠNG I

GIỚI THIỆU ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU ĐỘNG CƠ 2AD FHV

1.1. Các thông số kỹ thuật chính của động cơ 2AD FHV

Dòng AD được giới thiệu năm 2006 cho thị trường châu Âu và ngay sau đó nó đã trở thành động cơ diesel chính cho xe ô tô và thay thế loạt series CD "tạm thời". Trong đầu những năm 2010, nó được cài đặt trong các C-class (Corolla / Auris), D-class (Avensis), SUV hạng nhẹ (RAV4), Lexus IS.

Thông số kỹ thuật động cơ như bảng 1.1.

1.2 Giới thiệu đặc điểm kết cấu động cơ 2AD FHV

1.2.1. Nhóm các chi tiết cố định

Nhóm chi tiết cố định gồm thân máy, ống lót xi lanh và nắp máy, có nhiệm vụ để gá lắp các chi tiết của cơ cấu khuỷu trục - thanh truyền, của các hệ thống, cơ cấu và các chi tiết khác. Như các đường ống của hệ thống bôi trơn, làm mát và cơ cấu phối khí.v.v..

1.2.2. Nhóm chi tiết chuyển động

a) Pít tông

Nhóm pít tông gồm có pít tông, chốt pít tông, xéc măng khí, xéc măng dầu, và các chi tiết hãm chốt pít tông.

Trong quá trình làm việc của động cơ nhóm pít tông có nhiệm vụ chính sau:

- Cùng nắp xi lanh, thành xi lanh tạo thành buồng cháy.

- Đảm bảo bao kín buồng cháy, giữ không cho khí cháy trong buồng cháy lọt xuống các te (hộp trục khuỷu) và ngăn không cho dầu nhờn từ hộp trục khuỷu xục lên buồng cháy.

b) Chốt pít tông:

- Điều kiện làm việc: Chốt pít tông là chi tiết máy nối pít tông với thanh truyền. Nó truyền lực khí thể tác dụng lên pít tông cho thanh truyền để làm quay trục khuỷu. Trong quá trình làm việc chốt pít tông chịu lực khí thể và lực quán tính rất lớn.

- Vật liệu chế tạo: Chốt pít tông được chế tạo bằng vật liệu thép các bon, bề mặt ngoài của chốt được thấm các bon. Chốt pít tông được nhiệt luyện theo công nghệ đặc biệt, đảm bảo bề mặt làm việc của chốt có độ cứng vững cao, chống mòn tốt, nhưng thân chốt phải có độ đàn hồi để chống mỏi. 

c) Xéc măng

Xéc măng: trên pít tông động cơ có lắp hai loại xéc măng: Hai xéc măng khí và một xéc măng dầu.

e) Trục khuỷu:

- Trục khuỷu là một trong những chi tiết quan trọng nhất, cường độ làm việc nặng nề nhất và giá thành cao nhất của động cơ đốt trong. 

- Trạng thái làm việc của trục khuỷu rất nặng nề, trong quá trình làm việc trục khuỷu chịu tác dụng của lực khí thể, lực quán tính (lực quán tính của chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay). Những lực này có giá trị rất lớn và thay đổi theo chu kỳ, nên có tính chất va đập mạnh. 

1.2.3. Hệ thống phân phối khí

- Cơ cấu phối khí dùng để thực hiện quá trình thay đổi khí, thải sạch khí thải ra ngoài trong kỳ thải và nạp đầy khí nạp mới vào xilanh động cơ trong kỳ nạp. Cơ cấu phân phối khí cần đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Đóng mở đúng thời gian quy định.

+ Độ mở lớn để dòng khí dễ lưu thông.

- Lò xo xu páp dùng để đóng kín xu páp trên đế xu páp và đảm bảo xu páp chuyển động theo đúng quy luật của cam phân phối khí, do đó trong quá trình mở đóng xu páp không có hiện tượng va đập trên mặt cam. Ở động cơ 2AD FHV dùng một lò xo trên xu páp nạp, thải.

a) Xu páp   

Động cơ 2AD FHV gồm 4 xu páp nạp và 4 xu páp thải. Các xu páp được dẫn động từ trục cam nhờ dàn cò mổ và con đội thuỷ lực. Các xu páp làm việc trong điều kiện rất xấu, chịu tải trọng động và phụ tải nhiệt rất lớn, nhất là đối với xu páp thải.

- Móng hãm: móng hãm được chia làm hai nửa hình côn, có tác dụng giữ và liên kết giữa đuôi xu páp và lò xo xu páp. Kiểu móng hãm này có kết cấu rất đơn giản, độ an toàn cao.

1.2.4. Hệ thống bôi trơn

a) Khái quát

Bôi trơn bằng phương pháp bôi trơn cưỡng bức sử dụng bơm bánh răng ăn khớp trong. Bơm được dẫn động từ trục khuỷu động cơ thông qua bánh răng dẫn động trên trục bơm. Dầu bôi trơn được hút từ cácte thông qua lưới lọc, qua các đường dầu chính để đến các ổ trục khuỷu, ổ trục cam, bôi trơn ổ chốt (ổ đầu to thanh truyền) bôi trơn chốt pít tông (trên thanh truyền có bố trí đường dầu để dẫn dầu đi bôi trơn chốt pít tông (đầu nhỏ thanh truyền), bôi trơn cơ cấu phân phối khí xupáp, đòn bẩy, cò mổ....)

- 4 vòi phun dầu đặt trên đỉnh piston, lấy dầu từ đường dầu bôi trơn, liên tục phun dầu để bôi trơn và làm mát.

b) Các phần tử chính trong hệ thống

- Bơm dầu

Bơm dầu Trochoid đặt trong nắp che dây xích được dẫn động trực tiếp bởi trục khuỷu. Giống như các động cơ diesel tăng áp khác, động cơ được trang bị dầu làm mát.

1.2.6. Hệ thống cung cấp nhiên liệu

a) Khái quát

Động cơ 2AD FHV là loại động cơ cao tốc nhỏ, lắp trên xe SUV, sử dụng hệ thống Common Rail, vì bơm có kết cấu gọn nhẹ, làm việc với độ chính xác cao.

Hệ thống nhiên liệu Common Rail – nhiên liệu được cung cấp bởi bơm cao áp trong hệ thống common rail và sau đó được bơm vào xi lanh thông qua kim phun điều khiển bằng điện tử. Một trong những khác biệt với động cơ diesel cũ đó là áp suất cao hơn. 

Các vòi phun nhiên liệu được đóng mở bằng xôlênoy điều khiển điện tử. Hệ thống nhiên liệu Common Rail có những ưu điểm sau:

+ Tăng công suất động cơ

+ Giảm bớt tiếng ồn

+ Tiết kiệm nhiên liệu

b) Các phần tử chính

- Bơm cung cấp nhiên liệu

Bơm cung cấp được đặt trong thùng nhiên liệu hoặc đặt giữa thùng nhiên liệu và lọc nhiên liệu, dẫn động bằng motor điện. 

- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động:

Rô to bơm được kích hoạt và quay khi có dòng điện chạy qua cuộn dây tạo từ. Đĩa quay được đặt lệch tâm với rô to bơm. Trên đĩa có khắc nhiều rãnh, trong mỗi rãnh có lắp một con lăn (con lăn dịch chuyển tự do được). Nhiên liệu được hút thông qua việc mở khe hở đường nạp vào buồng bơm, buồng bơm được tạo từ khe hở giữa vỏ đĩa bơm, đĩa quay và các con lăn. 

- Kim phun

Vòi phun kín làm cho chất lượng phun tốt, tăng chỉ tiêu công suất và hiệu suất của động cơ đồng thời làm giảm kết muội than trên vòi phun và xy lanh động cơ.

1.2.7. Hệ thống D-CAT

2AD-FHV hiệu suất cao được trang bị hệ thống D-CAT (Diesel-Clean Advanced Technology) để trung hòa không chỉ carbon monoxide, hydrocarbon và các hạt muội, mà cả oxit nitơ.

- Trong quá trình đốt cháy nhiên liệu (HC, S) khi có khí thải (O2, N2, H 2 O) được tạo ra, bao gồm ~ 97% các thành phần vô hại (O2, N2, H2O, CO2) và ~ 3% có hại (CO, CH, SO2, NOx) và muội (PM - các hạt siêu nhỏ có lõi carbon và được hấp phụ trên hydrocarbon, oxit kim loại và lưu huỳnh).

1.2.8. Turbo tăng áp

Động cơ AD sử dụng bộ tăng áp với vòi phun biến thiên (VGT) thế hệ 1 (bộ truyền động chân không).

1.2.9. Quá trình nạp và xả

Để làm mát không khí nạp thì xe được trang bị bộ giải nhiệt khí nạp.

- Bướm ga đặt ở đường nạp vào (trong các phiên bản cũ - loại điện từ quay, trong các phiên bản mới - động cơ DC). Nó được sử dụng trong quá trình vận hành EGR, trong quá trình tái tạo DPF và để dừng động cơ mượt mà hơn.

- EGR (tuần hoàn khí thải) bỏ qua một phần khí thải đến đường nạp để giảm nhiệt độ tối đa trong xi lanh và giảm lượng khí thải nitơ oxit.

Chương 2

PHÂN TÍCH HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ 2AD-FHV TRÊN XE TOYOTA

2.1 Giới thiệu

2.1.1. Sơ lược lịch sử hệ thống Common Rail

Hệ thống Common Rail đầu tiên được phát minh bởi Robert Huber, người Switzerland vào cuối những năm 60. Công trình này sau đó được tiến sĩ Marco Ganser của viện nghiên cứu kỹ thuật Thụy Sĩ tại Zurich tiếp tục nghiên cứu và phát triển. 

2.1.2. Hệ thống nhiên liệu Common Rail của động cơ 2AD FHV

Động cơ 2AD-FHV sử dụng hệ thống nhiên liệu diesel Common Rail của Denso, áp suất phun tối đa khoảng 1800bar, đây là hệ thống được điều khiển hoàn toàn bằng điện, với các chức năng

2.1.2.1. Cấu tạo hệ thống Common Rail

Hệ thống Common Rail có cấu tạo gồm 2 phần:

- Hệ thống cung cấp nhiên liệu: gồm thùng nhiên liệu, lọc nhiên liệu, bơm cao áp, ống phân phối, kim phun, các đường ống cao áp.

- Hệ thống điều khiển điện tử: gồm bộ xử lý trung tâm ECM, bộ khuyếch đại điện áp để mở kim phun EDU, các cảm biến đầu vào và bộ chấp hành. ECM thu thập các tín hiệu từ nhiều cảm biến khác nhau để nhận biết tình trạng hoạt động của động cơ.

2.2.2.2. Nguyên lí hoạt động của hệ thống

- Vùng nhiên liệu áp suất thấp: Bơm tiếp vận (nằm trong bơm cao áp) hút nhiên liệu từ thùng chứa qua lọc nhiên liệu để lọc sạch cặn bẩn và tách nước và đưa đến van điều khiển hút (SCV) lắp trên bơm cao áp.

- Vùng nhiên liệu áp suất cao: nhiên liệu từ van điều khiển hút (SCV) được đưa vào buồng bơm, tại đây nhiên liệu sẽ được bơm cao áp nén lên áp suất cao và thoát ra đường ống dẫn cao áp đi đến ống phân phối và từ ống phân phối đi đến các kim phun chờ sẵn. 

2.2. Hệ thống cung cấp nhiên liệu

2.2.1. Lọc nhiên liệu

Lọc nhiên liệu được lắp giữa thùng nhiên liệu và bơm cao áp, có công dụng tách nước và cặn bẫn lẫn trong nhiên liệu trước khi đưa đến bơm cao áp

Lọc nhiên liệu có lõi lọc bằng giấy, vỏ ngoài bằng nhựa và được lắp thêm:

- Bơm tay để bơm mồi nhiên liệu từ thùng chứa lên bơm cao áp khi tháo lắp hệ thống.

- Công tắc cảnh báo mực nước lắng đọng trong lọc và tình trạng nghẹt lọc để hiển thị đèn cảnh báo tình trạng lọc nhiên liệu. Khi mực nước trong cốc lọc cao, đèn báo trên đồng hồ táp lô sẽ nháy liên tục. Khi lọc nghẹt, đèn báo sẽ luôn sáng

2.2.2. Bơm cao áp

Các bộ phận chính trong bơm cao áp:

- Bơm tiếp vận và van điều áp bơm tiếp vận

- Van điều khiển hút SCV

- Bộ đôi xylanh + piston bơm cao áp

2.2.3. Ống phân phối

Ống phân phối được chế tạo bằng gang đúc, thành ống dày để chịu được áp suất cao ( > 1800 bar), một đầu ống được lắp cảm biến áp suất nhiên liệu, đầu còn lại lắp van xả áp. 

2.2.4. Kim phun

Sử dụng loại kim phun 6 lỗ tia, đường kính lỗ tia 0,14mm, hoạt động với điện áp 85V.

Nhận tín hiệu từ ECM gởi tới, kim phun nhấc lên để phun nhiên liệu vào buồng đốt động cơ. Nhiên liệu được phun vào buồng đốt của động cơ dưới dạng hơi sương, gặp môi trường trong buồng đốt có nhiệt độ và áp suất cao nên hạn chế được một số tia nhiên liệu trực tiếp va chạm vào thành xi lanh và đỉnh piston. Phối hợp với dạng đặc biệt của buồng đốt để hơi nhiên liệu hòa trộn với không khí có áp suất và nhiệt độ cao tạo thành một hỗn hợp tự bốc cháy.

2.3. Hệ thống điều khiển điện tử

2.3.1. Tổng quan

2.3.2. Mạch cấp nguồn ECM

Khi khóa điện bật đến vị trí ON, điện áp từ (+) acquy -> qua khóa điện -> qua cầu chì IGN -> đến chân IGW của ECM. Khi đó, ECM cấp điện áp (+) ra chân MREL -> đến cuộn dây relay MAIN -> tiếp điểm relay MAIN đóng -> điện áp (+) sẽ được cấp đến chân B+ của ECM qua tiếp điểm relay.

2.3.3. EDU

Do kim phun trong hệ thống nhiên liệu Common Rail hoạt động với điện áp cao (khoảng 85V), EDU đảm nhận nhiệm vụ khuếch đại điện áp từ 12V lên 85V để dẫn động mở kim phun.

2.3.4.3. Tín hiệu ví trí trục cam G (TDC)

Cảm biến vị trí trục cam sử dụng loại cuộn dây điện tử, được lắp phía đầu động cơ, gần bơm cao áp, roto cảm biến có 5 răng. Cảm biến này phát hiện vị trí TDC của xylanh đè gửi tín hiệu về ECM, cứ 2 vòng quay trục khuỷu động cơ sẽ có 5 xung tín hiệu xoay chiều phát ra và gửi về ECM.

2.3.4.4 Tín hiệu vị trí trục khuỷu (Ne)

Cảm biến vị trí trục khuỷu cũng sử dụng loại cuộn dây điện từ, được lắp phía đầu động cơ dùng để phát hiện góc quay trục khuỷu và số vòng quay động cơ. Roto cảm biến là loại 34 răng đủ và 2 răng khuyết. Khi 2 răng khuyết khi đi ngang qua cảm biến thì piston máy số 1 ở TDC.

2.3.5.1. Tín hiệu điều khiển van SCV

Van SCV có công dụng điểu khiển tăng giảm lượng nhiên liệu cấp vào buồng bơm cao áp để điều khiển áp suất nhiên liệu đường ống phân phối

Điện trở tiêu chuẩn van SCV: 1.9 ÷ 2.3Ω ở 20°C

2.3.5.2 Tín hiệu điều khiển kim phun

ECM tính toán thời điểm và lượng nhiên liệu càn thiết phun ra cho 1 chu kỳ động cơ sẽ xuất tín hiệu phun ra các chân #1, #2, #3, #4 đến các chân IJT1, IJT2, IJT3, IJT4 của EDU để khuyếch đại tín hiệu phun lên thành tín hiệu phun với điện áp 85V ra các chân INJ1, INJ2, INJ3, INJ4 để mở vòi phun. 

2.3.6 Các chức năng điều khiển chính của ECM

ECM điều khiển một số chức năng chính sau đây:

- Điều khiển lượng phun và thời điểm phun nhiên liệu

- Điều khiển ISC

Chương 3

QUY TRÌNH KHAI THÁC, BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ 2AD FHV

3.1. Tổng quan

3.1.1. Mục đích

Một trong những điều kiện cơ bản để sử dụng tốt ô tô, tăng thời hạn sử dụng và bảo đảm độ tin cậy của chúng trong quá trình vận hành chính là việc tiến hành kịp thời và có chất lượng công tác bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa phòng ngừa định kỳ theo kế hoạch. Hệ thống này tập hợp các biện pháp về tổ chức và kỹ thuật thuộc các lĩnh vực kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa.

3.1.2. Yêu cầu

Khi tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật xe, kỹ thuật viên cần tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau:

- Cần tìm hiểu kỹ công việc đang làm và tiến hành từng công việc một cách chính xác. Cần phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia, không được dựa vào các đánh giá của bản thân để tiến hành công việc.

- Sử dụng phủ sườn, phủ ghế, phủ sàn, không làm trầy xước hay bôi bẩn xe

3.2. Lập quy trình khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa động cơ 2AD FHV

3.2.1 Các chú ý khi tháo lắp và kiểm tra của hệ thống cung cấp nhiên liệu diesel common rail

- Làm sạch và rửa kỹ khu vực làm việc đề loại bỏ bụi bẩn bên trong của hệ thống nhiên liệu khỏi bị nhiễm bấn trong quá trình tháo.

- Việc điều chỉnh mã vòi phun không thể thực hiện được khi động cơ đang làm việc.

- Nghiêm cấm không được ăn hoặc hút thuốc trong khi đang làm việc với hệ thống phun nhiên liệu common rail. Việc đầu tiên cần làm trước khi tiến hành bất kỳ một công việc gì trên hệ thống phun nhiên liệu common rail là ngắt bình ắc quy.

3.2.2. Quy trình kiểm tra bảo dưỡng

3.2.2.1 Quy trình điều chỉnh khe hở nhiệt xu páp

1. Ngắt cáp âm ra khỏi ắc quy

Chú ý:

Khi ngắt cáp, cần phải được tiến hành thiết lập ban đầu sau khi lắp cáp vào.

2. Tháo nắp che động cơ số 1

- Nhả khớp 4 vấu hãm ra khỏi các chốt của giá bắt nắp và tháo nắp che động cơ.

3. Tháo giá bắt nắp che động cơ

- Tháo 2 bu lông và giá bắt.

9. Đặt xi lanh số 1 ở điểm chết trên/kỳ nén

- Hãy gióng thẳng các dấu khớp của puli trục khuỷu và nắp bánh răng phối khí bằng cách quay trục khuỷu cùng chiều kim đồng hồ

10. Kiểm tra khe hở xu páp

- Chỉ kiểm tra những xu páp được chỉ định.

- Dùng thước lá, đo khe hở giữa con đội xu páp và trục cam.

12. Lắp cụm vòi phun

- Lắp 4 phớt dầu vòi phun mới vào nắp quy lát.

- Bôi một lớp mỏng dầu động cơ sạch lên 4 gioăng chữ O mới. - Lắp gioăng chữ O lên các vòi phun nhu trong hình vẽ.

3.2.2.2. Quy trình kiểm tra bảo dưỡng cụm két nước

- Kiểm tra rằng két nước và giàn nóng không bị tắc bởi lá, bụi bẩn hoặc côn trùng. Hãy làm  sạch các chỗ nối ống.

- Nếu các cánh tản nhiệt bị tắc, hãy rửa chúng bằng nước hay máy rửa hơi nước

Chú ý:

+ Nếu khoảng cách giữa vòi phun hơi nước và lõi két nước là quá gần, thì cánh tản nhiệt sẽ bị hư hỏng.

3.2.2.3. Quy trình kiểm tra bảo dưỡng vòi phun

* Quy trình tháo vòi phun

- Tháo rời các tuy ô cao áp của vòi phun ra trnớc (tham khảo phương pháp tháo thê hiện như trang dưới đây).

- Tháo các giắc cam điện ra.

- Tháo các đường ống hồi nhiên liệu ra

3.2.2.4. Quy trình kiểm tra bơm áp thấp

- Chuẩn bị các dụng cụ sau.

+ Đồng hồ kiểm tra áp suất thấp.

+ Các đầu nối và các đường ống nối mền.

- Các bước thực hiện.

Tháo đường ống nhiên liệu từ bầu lọc và nối với đồng hồ đo áp suất thấp vào hệ thống của động co như hình vẽ.

3.3 Một số hư hỏng thường gặp và cách khắc phục

3.3.1 Khởi động khó

a) Máy khởi động không hoạt động được

b) Mortor khởi động hoạt động được nhưng động cơ không quay.

3.3.2 Động cơ bị giảm công suất.

3.3.4. Mức tiêu hao dầu bôi trơn quá lớn.

Kết luận chương III: Động cơ 2AD FHV là một trong nhiều sản phẩm của hãng Toyota, quy trình bảo dưỡng của xe được hãng đưa ra dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật của xe và quy định của nhà nước bản địa.

KẾT LUẬN

Qua quá trình làm đồ án tốt nghiệp, sau một thời gian dài nghiên cứu thực tế, các giáo trình, tài liệu chuyên ngành, cùng với sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy giáo: ThS…………, các thầy giáo trong Khoa Ô tô và các đồng chí trong lớp, đồ án tốt nghiệp “Khai thác động cơ 2AD FHV của Toyota” đã được hoàn thành đúng thời gian và đảm bảo chất lượng. Thông qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu về động cơ, tôi đã:

1. Hiểu đặc điểm kết cấu động cơ

2. Nghiên cứu, phân tích cơ cấu hệ thống Common Rail

3. Nắm được quy trình khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa động cơ 2AD FHV

Do điều kiện thời gian, điều kiện thực tế cũng như khả năng có hạn của bản thân nên đồ án không tránh khỏi những sai sót, vì vậy kính mong được sự đóng góp của các thầy. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo: ThS……………., cùng các thầy giáo trong Khoa Ô tô đã giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành nhiệm vụ trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp

                                                                   Tp.Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20…

                                                            Học viên thực hiện

                                                           ……………..

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tham khảo tài liệu:

+ Nguyễn Hữu Cẩn, “Lý thuyết ô tô máy kéo”, NXB KH và KT, Hà Nội.

+ Lại Văn Định, Vy Hữu Thành, “Kết cấu tính toán động cơ đốt trong” tập I, II, HVKTQS - 2003.

+ Vy Hữu Thành, Vũ Anh Tuấn, “Hướng dẫn đồ án môn học động cơ đốt trong”, HVKTQS - 1999.

+ Nguyễn Tất Tiến , “Nguyên lý động cơ đốt trong”, NXB giáo dục, Hà Nội.

+ 2AD FHV Model, Toyota.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"