ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU KHAI THÁC ĐỘNG CƠ 8NR-FTS

Mã đồ án OTTN002020570
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 320MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ mặt cắt ngang động cơ 8NR-FTS, bản vẽ kết cấu bơm xăng cao áp và thấp áp, bản vẽ sơ đồ hệ thống phun xăng, bản vẽ kết cấu kim phun nhiên liệu, bản vẽ mặt cắt dọc động cơ 8NR-FTS); file word (Bản thuyết minh, nhiệm vụ đồ án, bìa đồ án…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... NGHIÊN CỨU KHAI THÁC ĐỘNG CƠ 8NR-FTS.

Giá: 1,050,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC....1

LỜI NÓI ĐẦU........ 2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỘNG CƠ 8NR-FTS CỦA HÃNG TOYOTA.... 3

1.1. Giới thiệu động cơ 8NR-FTS và thông số kĩ thuật của động cơ................3

1.2. Kết cấu các chi tiết chính của động cơ.......................................................... 4

1.2.1. Nhóm các chi tiết cố định..................................................................... 4

1.2.2. Nhóm các chi tiết di động..................................................................... 8

1.3. Các hệ thống khác trong động cơ............................................................... 16

1.3.1. Hệ thống phân phối khí..................................................................... 16

1.3.2. Hệ thống thông khí hộp trục khuỷu................................................... 22

1.3.3. Hệ thống làm mát............................................................................... 26

1.3.4. Hệ thống bôi trơn............................................................................... 29

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THÔNG NHIÊN LIỆU CỦA ĐỘNG CƠ 8NR-FTS.  33

2.1. Khái quát chung về hệ thống nhiên liệu động cơ xăng. ........................... 33

2.1.1. Lịch sử ra đời của phun xăng điện tử................................................. 33

2.1.2. Phân loại hệ thống phun xăng điện tử................................................ 34

2.2. Các cảm biến cơ bản của hệ thống phun xăng điện tử.............................. 35

2.3. Hệ thống nhiên liệu trên động cơ................................................................ 37

2.4. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động các bộ phận chính trong hệ thống nhiên liệu 38

2.4.1. Phần thấp áp....................................................................................... 38

2.4.1.1. Bơm nhiên liệu................................................................................ 39

2.4.1.2. Bộ lọc nhiên liệu.............................................................................. 40

2.4.2. Phần cao áp.............................................................................................

2.4.2.1. Bơm cao áp..................................................................................... 41

2.4.2.2. Kim phun nhiên liệu........................................................................ 43

2.4.2.3. Ống phân phối và bộ ổn định áp suất............................................. 45

2.4.2.4. Turbo tăng áp................................................................................. 46

CHƯƠNG 3: CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP TRÊN ĐỘNG CƠ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC, BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT ĐỘNG CƠ......... 51

3.1. Tổng quan................................................................................................... 51

3.1.1. Mục đích............................................................................................ 51

3.1.2. Yêu cầu.............................................................................................. 51

3.2. Lập quy trình khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa động cơ....................... 52

3.2.1. Bảo dưỡng hàng ngày......................................................................... 52

3.2.2. Các nội dung bảo dưỡng định kỳ động cơ.......................................... 52

3.2.3. Kiểm tra cơ cấu trục khuỷu-thanh truyền, pít tông-xilanh................. 54

3.2.4. Kiểm tra cơ cấu phân phối khí........................................................... 57

3.2.5. Kiểm tra hệ thống làm mát................................................................. 62

3.2.6. Kiểm tra hệ thống bôi trơn động cơ.................................................... 64

3.2.7. Các hiện tượng hư hỏng trong quá trình sử dụng............................... 65

3.2.8. Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu........................................................... 70

3.2.9. Bảo dưỡng thường xuyên................................................................... 71

3.2.10. Lập quy trình sữa chữa hệ thống nhiên liệu...................................... 75

KẾT LUẬN........................................................................................................ 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 77

LỜI NÓI ĐẦU

Đất nước đang trên con đường hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, điều đó tạo ra nhiều cơ hội và không ít thách thức cho chúng ta trên con đường phát triển. Là một nước đi sau, chịu nhiều hậu quả chiến tranh nên để không bị tụt hậu so với trình độ phát triển của thế giới chúng ta cần tập trung vào các ngành mũi nhọn, và ngành công nghiệp ôtô là một trong những ngành có vị trí then chốt như vậy.

Những năm gần đây, trong bối cảnh chính phủ các nước đang siết chặt các tiêu chuẩn khí thải bên cạnh việc áp thuế môi trường gián tiếp khiến người tiêu dùng khó lòng tiếp cận các sản phẩm xe hơi như hiện nay thì việc các hãng xe tập trung chế tạo động cơ xăng tăng áp dung tích nhỏ là lẽ tất yếu.

Vì lẽ đó, trong năm 2015 Toyota đã công bố mẫu động cơ mới có dung tích xy lanh 1.2 lít mang tên 8NR-FTS. Khi xu hướng các hãng xe sản xuất động cơ dung tích nhỏ và tăng áp thì giờ mới là lúc mà Toyota giới thiệu sản phẩm tương tự.

Trong năm học này tôi được khoa giao đồ án “Nghiên cứu khai thác động cơ 8NR-FTS của hãng Toyota”. Bản thuyết minh được trình bày theo thứ tự:

Chương 1: Giới t hiệu chung về động cơ 8NR-FTS của hãng Toyota.

Chương 2: Phân tích hệ thống nhiên liệu của động cơ 8NR-FTS.

Chương 3: Bảo dưỡng sửa chữa động cơ, một số hư hỏng và  cách khắc phục.

Xin chân thành cảm ơn thầy: Thạc sĩ …..…….. cùng Khoa Ô tô, Khoa KTCS đã giúp tôi hoàn thành đồ án này.

                                                            TPHCM, ngày … tháng … năm 20…

                                                     Học viên thực hiện

                                                 ……………….

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỘNG CƠ 8NR-FTS CỦA HÃNG TOYOTA

1.1. Giới thiệu động cơ 8NR-FTS và thông số kĩ thuật của động cơ

Động cơ 8NR-FTS là thành viên mới của gia đình NR của Toyota. Nó được giới thiệu vào năm 2015 và trở thành sản phẩm đầu tiên trong Toyota Auris, và sau đó là một tùy chọn cho Toyota C-HR. 8NR-FTS là động cơ tăng áp xăng bốn xy lanh 1,2 lít (một trong những động cơ xăng nhỏ nhất trong dòng NR) được trang bị phun nhiên liệu trực tiếp và nó thể hiện bước tiếp theo của Toyota trong việc cải thiện hiệu suất nhiệt và nhiên liệu của động cơ đốt trong.

Đặc tính kỹ thuật của động cơ như bảng 1.1.

1.2. Kết cấu các chi tiết của động cơ

1.2.1. Nhóm các chi tiết cố định

Nhóm chi tiết cố định gồm thân máy, ống lót xy lanh và nắp máy, có nhiệm vụ để gá lắp các chi tiết của cơ cấu khuỷu trục - thanh truyền, của các hệ thống, cơ cấu và các chi tiết khác. Như các đường ống của hệ thống bôi trơn, làm mát và cơ cấu phối khí.v.v…

a. Nắp máy

Nắp máy đậy kín một đầu của xy lanh, cùng với pít tông và xy lanh tạo thành buồng cháy. Nhiều chi tiết cũng như bộ phận của động cơ được lắp đặt trên nắp xy lanh như bugi, cụm xu páp, cơ cấu trục cam…

b. Thân máy

Thân máy là nơi bố trí xy lanh, trục khuỷu và các bộ phận truyền động để dẫn động các cơ cấu và các hệ thống khác của động cơ như trục cam, bơm nước làm mát, bơm dầu trợ lực lái, máy phát điện…

c. Đế thân máy

Đế thân máy cùng với thân máy làm nhiệm vụ lắp ghép trục khuỷu động cơ. Trên đế thân máy có các khoang dẫn nước làm mát và dẫn dầu bôi trơn động cơ. Ngoài ra, cũng có mặt bích lắp ghép lọc dầu bôi trơn, bơm dầu bôi trơn, cũng như các te.

1.2.2. Nhóm các chi tiết chuyển động

a. Trục khuỷu

Có nhiệm vụ biến chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay. Cấu tạo của trục khuỷu được mô tả như hình vẽ: bao gồm đầu trục khuỷu, các cổ trục khuỷu nối với các cổ biên bởi các má khuỷu. 

Bạc trục khuỷu

Là chi tiết lót giữa cổ trục khuỷu và thân máy. Bạc trục khuỷu được chế tạo từ vật liệu mềm hơn trục khuỷu để trong quá trình làm việc, bạc trục sẽ bị mòn thay vì trục khuỷu. Và khi sữa chữa chỉ việc thay bạc trục khuỷu.

b. Thanh truyền

Thanh truyền là chi tiết nối pít tông với trục khuỷu. Nó có tác dụng truyền lực tác dụng trên pít tông xuống trục khuỷu, biến chuyển động tịnh tiến của pít tông thành chuyển động quay của trục khuỷu.

Khi động cơ làm việc thanh truyền chịu tác dụng của các lực:

- Lực khí thể trong xy lanh.

- Lực quán tính chuyển động tịnh tiến của nhóm pít tông, chuyển động quay của trục khuỷu.

Bu lông thanh truyền

Bu lông thanh truyền là chi tiết liên kết hai nữa đầu to thanh truyền. Trong quá trình làm việc, bu lông thanh truyền chịu tác dụng của nhiều thành phần lực phức tạp.

Bạc đầu to thanh truyền

Là chi tiết lắp ghép giữa thanh truyền và cổ biên của trục khuỷu. Bạc thanh truyền là chi tiết chịu mài mòn, do đó bạc được làm bằng vật liệu mềm hơn trục khuỷu.

c. Pít tông

Trong quá trình làm việc của động cơ nhóm pít tông có nhiệm vụ chính sau:

- Cùng nắp xy lanh, thành xy lanh tạo thành buồng cháy.

- Đảm bảo bao kín buồng cháy, giữ không cho khí cháy trong buồng cháy lọt xuống các te (hộp trục khuỷu) và ngăn không cho dầu nhờn từ hộp trục khuỷu xục lên buồng cháy.

a. Đỉnh pít tông

Tính từ mép trên của rãnh xéc măng khí đầu tiên trở lên. Động cơ 8NR-FTS sử dụng đỉnh dạng lồi hình dạng phức tạp. Kết cấu đỉnh lồi giúp cho lực phân bố đều xung quanh, khả năng chịu lực tốt.

c. Thân pít tông

Có nhiệm vụ dẫn hướng cho pít tông chuyển động trong xy lanh. Trên thân pít tông có bệ đỡ chốt pít tông và phủ một lớp Polyme để làm giảm khối lượng đồng thời giảm ma sát với thành xy lanh.

d. Chốt pít tông

Là chi tiết nối pít tông và thanh truyền, có kết cấu hình trụ rỗng, được chế tạo từ thép hợp kim, có độ nhẵn bóng bề mặt cao. Chốt pít tông có điều kiện làm việc phức tạp. Chốt pít tông chịu lực va đập thay đổi tuần hoàn có chu kì trong điều kiện nhiệt độ cao và bôi trơn khó khăn.

e. Xéc măng

Trên pít tông động cơ có lắp hai loại xéc măng: Hai xéc măng khí và một xéc măng dầu.

1.3. Các hệ thống khác trong động cơ

1.3.1 Hệ thống phân phối khí

Cơ cấu phối khí dùng để thực hiện quá trình thay đổi khí, thải sạch khí thải ra ngoài trong kỳ thải và nạp đầy khí nạp mới vào xy lanh động cơ trong kỳ nạp. Cơ cấu phân phối khí cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Đóng mở đúng thời gian quy định.

- Độ mở lớn để dòng khí dễ lưu thông.

Cơ cấu phân phối khí bao gồm những bộ phận chính sau: Trục cam, con đội, đũa đẩy, cò mổ, vít điều chỉnh, trục giàn cò, xu páp, ống dẫn hướng xu páp.

Mỗi xy lanh của động cơ được bố trí 2 xu páp, 1 xu páp nạp và 1 xu páp xả, các xu páp được đặt xen kẻ nhau.

Các bộ phận trong cơ cấu phân phối khí:

a. Xu páp

Xu páp có vai trò đóng mở đường thải và đường nạp để thực hiện quá trình trao đổi khí. Điều kiện làm việc của xu páp cũng rất khắc nghiệt.

Xu páp tiếp xúc trực tiếp với khí cháy nên chịu áp lực rất lớn ở nhiệt độ cao. Nấm xu páp va đập với đế xu páp nên dễ bị biến dạng, cong vênh và mòn rỗ bề mặt nấm.

c. Ống dẫn hướng

Để dễ dàng trong sửa chữa và tránh mài mòn cho nắp máy, ở vỉ trí lắp xu páp người ta lắp thêm ống dẫn hướng, ống dẫn hướng có dạng hình trụ rỗng được lắp vào với nắp máy bằng mối ghép găng, ống dẫn hướng được chế tạo bằng vật liệu chống mòn, nhằm chống lại hiện tượng mòn do sự dịch chuyển tương đối của xu páp trong quá trình làm việc.

d. Đế xu páp

Đế xu páp có tác dụng bảo vệ nắp máy ở vùng tiếp xúc xu páp với nắp máy, thuận tiện cho việc sửa chữa, thay thế. Đế xu páp có dạng hình ống mặt trong được vát góc theo vát của tán nấm.

e. Lò xo xu páp

Lò xo xu páp có dạng hình trụ, hai đầu được quấn sít với nhau và mài phẳng. Trong quá trình làm việc lò xo luôn chịu nén. Lò xo xu páp có nhiệm vụ tạo ra lực căng ban đầu để đóng xu páp.

1.3.2. Hệ thống thông khí hộp trục khuỷu

Trong quá trình làm việc của động cơ, khí cháy thường bị lọt xuống hộp trục khuỷu, vì vậy trong hộp trục khuỷu lượng khí lọt thường có 70 đến 80% là khí không cháy.

a. Hệ thống PCV

Ở loại này, toàn bộ khí ở hộp trục khuỷu sẽ được hệ thống đưa về đường nạp chung với lượng khí nạp mới vào động cơ để đốt cháy. Khi dung hệ thống này, hiệu quả thông gió rất cao nhưng do đưa hơi nhiên liệu và khí cháy về đường nạp dễ làm bẩn xu páp và xi lanh.

1.3.3. Hệ thống làm mát

Khi động cơ làm việc, các chi tiết của động cơ, nhất là các chi tiết trong buồng đốt, tiếp xúc trực tiếp với khí cháy nên có nhiệt độ rất cao. Nhiệt độ của đỉnh piston có thể lên tới 6000 C, còn nhiệt độ của xupap thải có thể lên tới 9000C. Nhiệt độ của các chi tiết cao có thể gây ra nhiều tác hại:

- Giảm sức bền, độ cứng và tuổi thọ của các chi tiết.

- Gây hiện tượng bó kẹt các chi tiết chuyển động như pít tông, xi lanh, xu páp.

1.3.4. Hệ thống bôi trơn

Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ cung cấp dầu đến mọi bộ phận của động cơ, tạo ra màng dầu để giảm ma sát và mài mòn. Cho phép các bộ phận của động cơ hoạt động trơn tru, tính năng tối ưu cũng như tăng tuổi thọ của các chi tiết.

Các bộ phận khác trong hệ thống

a. Bơm dầu

Bơm dầu có nhiệm vụ hút dầu từ cácte, và cung cấp dầu có áp suất cao đến các bộ phận của động cơ. Bơm dầu sử dụng trong động cơ là loại bơm bánh răng ăn khớp trong. 

b. Lọc dầu

Toàn bộ lượng dầu cung cấp từ bơm dầu đều đi qua lọc dầu. Tại đây diễn ra quá trình lọc để loại các mạt kim loại và muội than ra khỏi dầu bôi trơn.

Lọc gồm một vỏ bằng kim loại mỏng bao bọc phần tử lọc, có cấu tạo từ giấy lọc hình trụ rỗng. Đầu vào của lọc có hai cửa, một cửa của dòng dầu vào và một cửa của dòng dầu đã được lọc. Dầu đi qua van một chiều vào phần xung quanh của phần tử lọc. 

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU CỦA ĐỘNG CƠ 8NR-FTS

2.1. Khái quát chung về hệ thống nhiên liệu động cơ xăng

2.1.1. Lịch sử ra đời của hệ thống phun xăng điện tử

Động cơ xăng 4 kỳ được ra đời vào những năm 1876, hỗn hợp của động cơ này được tạo ra bởi bộ chế hòa khí. Mãi đến những năm 1980, cùng với thành tựu to lớn của kỹ thuật điện tử - công nghệ thông tin, động cơ phun xăng xuất hiện với phương pháp hình thành hỗn hợp mới, chuyển quá trình tạo hỗn hợp bằng phương pháp hiệu ứng Ventury trước đây sang phương pháp phun xăng trên đường ống nạp được điều khiển và định lượng chính xác bởi cụm thiết bị điều khiển bằng điện tử.

2.1.2.  Phân loại hệ thống phun xăng điện tử

Việc ứng dụng kỹ thuật phun xăng điện tử đã khắc phục được những nhược điểm cơ bản của quá trình tạo hỗn hợp khí bằng bộ chế hoà khí cổ điển ( hỗn hợp không đồng đều, tạo màng nhiên liệu…). 

2.2. Các cảm biến cơ bản của hệ thống phun xăng điện tử

- Các cảm biến cho tín hiệu ngõ vào

Hệ thống EFI sử dụng các cảm biến để phát hiện tình trạng hoạt động của động cơ và của xe, tín hiệu từ các cảm biến này được truyền đến ECU sau đó được ECU xử lý, đưa ra tín hiệu điều khiển đến các cơ cấu chấp hành, sau đây là các cảm biến cơ bản dùng trên hệ thống EFI :

+ Cảm biến đo gió: có thể xác định trực tiếp khối lượng (kiểu dây nhiệt)  hay gián tiếp qua điện áp (kiểu trượt), qua thể tích khí nạp (kiểu Karman quang, Karma siêu âm) hoặc thông qua việc xác định áp suất tuyệt đối trên đường ống nạp bằng cảm biến MAP (MAP-Maniford Absolute Pressure).

+ Bộ tín hiệu G, Ne: Được kết hợp để xác định góc quay chuẩn của trục khuỷu và tốc độ của động cơ.

- Tín hiệu ngõ ra và các cơ cấu chấp hành

+ Sau khi nhận và xử lý các tín hiệu từ các cảm biến, bộ vi xử lý truyền các tín hiệu điều khiển đến các transistor công suất để điều khiển các cơ cấu chấp hành như kim phun, bơm xăng,…thông qua các solenoid, relay...

+ Các cơ cấu chấp hành thừa lệnh điều khiển của ECU trong hệ thống phun xăng bao gồm bơm xăng, các kim phun và van không tải ISC (Idle Speed Control).

2.3. Hệ thống nhiên liệu trên động cơ

- Sơ đồ bố trí và nguyên lý hoạt động:

- Nguyên lý hoạt động :

Xăng được bơm đưa từ thùng nhiên liệu (3), qua bơm xăng (5) lọc xăng (6) theo đường ống dẫn xăng đến ống phân phối (15). Tại một đầu của ống phân phối (15) có gắn bộ giảm rung động (10) để hấp thụ các xung rung động do kim phun (16) gây ra, đầu còn lại được gắn với bộ điều áp (4), khi độ chênh lệch áp suất trong ống phân phối và đường ống nạp cao hơn một mức định trước thì bộ điều áp (4) sẽ mở cho xăng chảy về thùng nhiên liệu (3) theo đường ống hồi.

2.4. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động các bộ phận chính trong hệ thống nhiên liệu

Yêu cầu của hệ thống nhiên liệu là phải cung cấp nhiên liệu với lượng chính xác, khi nhiên liệu phun vào buồng đốt phải được bốc hơi nhanh chóng và hoà trộn đều khắp buồng đốt.

Hệ thống buồng đốt của động cơ GDI được thiết kế có các vách dẫn hướng để nhiên liệu khi phun vào sẽ được dẫn hướng va chạm vào lớp không khí và được bốc ra từng lớp tạo điều kiện thuận lợi cho việc bốc hơi và hoà trộn tạo hỗn hợp đồng nhất.

2.4.1. Phần thấp áp

Nhìn chung phần hệ thống thấp áp hoàn toàn giống với hệ thống phun xăng đa điểm MPI thông thường: gồm có bơm xăng, lọc xăng, van điều áp, tất cả được đặt trong thùng xăng. Xăng được bơm hút qua lọc thô, lọc tinh theo đường ống nhiên liệu dẫn đến bơm cao áp.

2.4.1.1. Bơm nhiên liệu

Bơm nhiên liệu là loại bơm cánh gạt được đặt trong thùng xăng, do đó loại bơm này ít sinh ra tiếng ồn và rung động hơn so với loại bơm đặt trên đường ống. Các chi tiết chính của bơm bao gồm:  Van một chiều, van an toàn và bộ lọc được gắn liền thành một khối.

2.4.1.2. Bộ lọc nhiên liệu

Lọc nhiên liệu lọc tất cả các chất bẩn và tạp chất khác ra khỏi nhiên liệu. Nó được lắp tại phía có áp suất cao của bơm nhiên liệu, động cơ sử dụng loại lọc thấm dùng giấy. 

2.4.2. Phần cao áp

Nếu như phần áp suất thấp áp gần giống với hệ thống MPI thì sự khác biệt ở đây chủ yếu là bên phần áp suất cao áp gồm có:bơm cao áp, ống phân phối và ổn định áp suất nhiên liệu , kim phun, turbo tăng áp.

2.4.2.1. Bơm cao áp

Bộ phận quan trọng đầu tiên của hệ thống này là bơm cao áp, bơm cao áp có nhiệm vụ nén nhiên liệu áp suất thấp từ bơm xăng lên thành nhiên liệu có áp suất cao để tích trữ trong ống rail. 

- Nguyên lý hoạt động:

Trục cam quay vấu cam tác dụng lên bệ trục dẫn làm cho trục này  chuyển động lên xuống kéo theo chuyển động của pít tông (2). Pít tông (2) chuyển động xuống làm áp suất trong xi lanh bơm giảm, thể tích tăng làm mở van một chiều nên nhiên liệu được hút vào xi lanh.

2.4.2.2. Kim phun xăng

Kim phun nhiên liệu động cơ được bố trí trực tiếp trong buồng đốt. Kim phun là một nhân tố cấu thành buồng đốt của động cơ GDI: một mặt, nó quyết định khoảng không gian thời gian và vị trí của dòng nhiên liệu cung cấp cho buồng đốt. 

2.4.2.3. Ống phân phối và ổn định áp suất nhiên liệu

Để phun nhiên liệu vào buồng đốt, Toyota đã sử dụng hệ thống, Toyota đã sử dụng hệ thống với áp suất từ 2,4 đến 20 MPA.

Ống phân phối nhiên liệu có chức năng như một kho chứa nhiên liệu của các kim phun xăng. Dung tích của nó lớn hơn nhiều lần so với lượng xăng cần thiết cung cấp cho một chu kỳ của động cơ. 

2.4.2.4. Turbo tăng áp

Turbo gồm 2 phần chính là turbin và bộ nén, đó là 2 cánh quạt gắn trên một trục, mỗi quạt một đầu trục. Khí xả của động cơ được dẫn tới một quạt, được gọi là tua bin với mục đích để quay trục và xoay quạt thứ 2 theo hiệu ứng ngược lại, được gọi là bộ nén, bộ nén này sẽ có nhiệm vụ nén khí vào khoang nạp khí của động cơ.

- Kiểu làm mát bằng không khí

- Kiểu làm mát bằng nước

Động cơ 8NR-FTS sử dụng kiểu làm mát bằng nước dùng bơm điện để bơm nước đến bộ tản nhiệt và làm mát dòng không khí nóng.

ECM điều khiển tốc độ dòng chảy nước làm mát và hiệu quả làm mát bằng tốc độ của bơm điện.

CHƯƠNG 3: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ, MỘT SỐ HƯ HỎNG VÀ  CÁCH KHẮC PHỤC

3.1. Tổng quan

3.1.1. Mục đích

Một trong những điều kiện cơ bản để sử dụng tốt ô tô, tăng thời hạn sử dụng và bảo đảm độ tin cậy của chúng trong quá trình vận hành chính là việc tiến hành kịp thời và có chất lượng công tác bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa phòng ngừa định kỳ theo kế hoạch. Hệ thống này tập hợp các biện pháp về tổ chức và kỹ thuật thuộc các lĩnh vực kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa.

3.1.2. Yêu cầu

Khi tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật xe, kỹ thuật viên cần tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau:

- Cần tìm hiểu kỹ công việc đang làm và tiến hành từng công việc một cách chính xác. Cần phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia, không được dựa vào các đánh giá của bản thân để tiến hành công việc.

- Sử dụng phủ sườn, phủ ghế, phủ sàn, không làm trầy xước hay bôi bẩn xe

3.2. Lập quy trình khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa động cơ

3.2.1. Bảo dưỡng hàng ngày

- Kiểm tra sự làm việc ổn định của động cơ.

- Kiểm tra mức dầu bôi trơn của động cơ.

- Kiểm tra mức nước làm mát, dung dịch ắc qui.

3.2.2. Các nội dung bảo dưỡng định kỳ động cơ

a. Chu kỳ bảo dưỡng

Tùy thuộc vào tình trạng động cơ và điều kiện làm việc mà chu kì bảo dưỡng có thể khác nhau. 

Chu kỳ bảo dưỡng định kỳ như bảng 3.1.

b. Các bước thực hiện

* Bảo dưỡng cấp 1

- Thực hiện đầy đủ các nội dung của bảo dưỡng thường xuyên

- Kiểm tra và điều chỉnh độ căng dây đai quạt gió, máy phát.

- Kiểm tra các vị trí giá đỡ treo ống xả.

* Bảo dưỡng cấp 2

- Thực hiện đầy đủ các nội dung của bảo dưỡng cấp 1

- Kiểm tra, chẩn đoán trạng thái kỹ thuật của động cơ và các hệ thống liên quan.

3.2.3. Kiểm tra cơ cấu trục khuỷu-thanh truyền, pít tông-xilanh

a. Trục khuỷu

- Kiểm tra độ cong

+ Làm sạch trục khuỷu.

+ Đặt trục khuỷu lên hai khối chữ V.

+ Dùng so kế để kiểm tra độ đảo của trục khuỷu.

- Kiểm tra đường kính cổ trục chính và chốt khuỷu

+ Dùng pan me kiểm tra đường kính ngoài của cổ trục chính và chốt khuỷu.

+ Nếu đường kính không đúng tiêu chuẩn, kiểm tra khe hở dầu trục khuỷu.

+ Kiểm tra độ côn và ô van trục khuỷu.

b. Pít tông - Xéc măng - Thanh truyền - Trục pít tông

- Kiểm tra pít tông

+ Kiểm tra mỗi pít tông để đánh bóng, kiểm tra các khiếm khuyết khác. Thay thế bất kỳ pít tông nào bị lỗi.

+ Kiểm tra xem pít tông có khớp với xy lanh hay không.

- Kiểm tra khe hở miệng

+ Đưa xéc măng vào đúng vị trí xy lanh của nó.

+ Dùng đầu pít tông đẩy xéc măng vào đúng vị trí kiểm tra.

+ Dùng căn lá để kiểm tra khe hở miệng của xéc măng.

+ Khe hở miệng tối đa của xéc măng làm kín là 0,8 mm.

- Kiểm tra xéc măng

- Làm sạch đầu to thanh truyền, các bạc lót và chốt khuỷu. Quan sát tình trạng bề mặt của bạc lót và chốt khuỷu.

- Nếu bề mặt bị trầy xước, hỏng thay mới bạc lót. Nếu cần thiết thay mới trục khuỷu.

3.2.4. Kiểm tra cơ cấu phân phối khí

a. Trục cam

- Kiểm tra đường kính cổ trục cam. Dùng pan me kiểm tra đường kính cổ trục cam. So sánh với thông số cho phép của nhà chế tạo. Nếu đường kính không đúng, kiểm tra khe hở dầu của cổ trục.

- Kiểm tra độ cong của trục cam. Đặt hai khối chữ V lên một mặt chuẩn. Đặt trục cam lên hai khối chữ V. Gá so kế vào cổ trục giữa của trục cam. Xoay tròn trục cam để kiểm tra độ cong.

+ Chỉ số tiêu chuẩn: 0,05 - 0,08 mm

+ Chỉ số giới hạn: 0,13 mm

c. Trục cò mổ

- Kiểm tra đường dẫn dầu và làm sạch nó nếu cần.

- Kiểm tra các cò mổ xem độ mòn và thay thế nó nếu cần thiết.

f. Khôi phục lỗ đặt xu páp

- Khi khôi phục lại chỗ đặt xu páp, kiểm tra ranh giới giữa van dẫn và van (thay van dẫn nếu cần).

- Sử dụng máy mài van, sửa chiều rộng chỗ đặt và góc với giá trị được chỉ định.

3.2.5. Kiểm tra hệ thống làm mát

a. Kiểm tra - bổ sung nước làm mát

- Kiểm tra

+ Kiểm tra xem mức nước làm mát của bể chứa là giữa FULL VÀ LOW.

+ Kiểm tra chất làm mát không lẫn với dầu.

b. Kiểm tra, điều chỉnh độ căng dây đai dẫn động

Động cơ dùng truyền động bằng xích để truyền động quạt gió, bơm nước, máy phát điện, máy nén khí, bơm dầu trợ lực phanh, lái, bơm tạo độ chân không... Nếu dây xích dẫn động chùng quá, dễ bị trượt, làm giảm khả năng quạt gió, giảm năng suất bơm nước; nếu căng quá dễ làm hông dây đai, đồng thời tăng tải trọng phụ cho các ổ đỡ.

3.2.8. Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu 

- Hệ thống cung cấp nhiên liệu điều khiển bằng điện tử thông thường ít phải bảo dưỡng sửa chữa ngoài việc thay rửa các bầu lọc xăng. Tuy nhiên , đôi khi hệ thống cũng có những trục trặc như bơm bị mòn không cung cấp đủ nhiên liệu và không đảm bảo áp suất cho hệ thống vòi phun, bộ điều chỉnh áp suất hỏng hoặc làm việc không đúng yêu cầu, vòi phun bẩn, bị kẹt hoặc rò rỉ xăng, các cảm biến hỏng. 

- Trước khi tiến hành công tác bảo dưỡng sửa chữa hệ thống nhiên liệu, chúng ta cần phải chuẩn bị như sau:

+ Xem lại các chú ý an toàn quan trọng trong lúc thao tác trên hệ thống nhiên liệu.

+ Nhớ xả xì bớt áp suất xăng trong hệ thống.

3.2.9. Bảo dưỡng thường xuyên

a. Lọc nhiên liệu

- Xăng trong bình có thể chứa một lượng chất bẩn và nước mà nếu để chúng đi đến chế hoà khí hay vòi phun chúng sẽ làm tắc và gây trục trặc cho động cơ.

- Lọc nhiên liệu tách các tạp chất ra khỏi nhiên liệu và tránh không để xảy ra những hư hỏng kể trên. 

- Các thao tác chính:

+ Mở nắp bình xăng

+ Đặt khay hứng phía dưới lọc nhiêu liệu.

+ Tháo lọc nhiên liệu

b. Nắp thùng nhiên liệu, các đường ống dẫn, các cút nối, van kiểm soát hơi nhiên liệu

- Trong thùng nhiên liệu có hơi nhiên liệu. Nếu nắp thùng đóng không kín, nhiên liệu hay hơi nhiên liệu có thể trào ra, làm ô nhiễm không khí.

- Nếu van một chiều chân không trong nắp thùng nhiên liệu không hoạt động bình thường, sẽ sinh ra độ chân không lớn tron thùng, có thể làm biến dạng hay nứt thùng. 

d. Lọc gió

- Không khí hút vào động cơ có chứa bụi và các hạt khác có thể làm tắc lỗ của chế hoà khí, làm thành cylinder chóng mòn và dầu máy nhanh biến chất. Lọc gió giữ lại bụi và các hạt bẩn trong không khí, không cho chúng lọt vào chế hoà khí và cylinder động cơ.

- Nếu lọc gió bị tắc bởi bụi bẩn, luồng khí sẽ bị ngăn cả, làm giảm tính năng của động cơ. Vì vậy, phải kiểm tra lại lọc gió thường xuyên.

g. Kiểm tra áp suất nhiên liệu

- Giải phóng áp suất nhiên liệu.

- Kiểm tra điện áp ắc quy trên 12V, ngắt cáp âm khỏi ắc quy

- Tháo kẹp của ống nhiên liệu ra khỏi cút nối nhiên liệu. Ngắt ống vào nhiên liệu (ống mềm) ra khỏi ống nhiên liệu (ống thép).

h. Bộ chia điện

- Bộ chia điện là bộ phận quan trọng của hệ thống đánh lửa, nó giúp phân chia dòng điện cao áp đến đúng thứ tự làm việc của động cơ vào đúng thời điểm cần thiết một cách chính xác. 

- Khe hở giữa má tĩnh và má động không chuẩn làm giảm khả năng đánh lửa, bộ điều chỉnh đánh lửa áp thấp bị hở màng làm đánh lửa sai thời điểm, lò xo ở bộ điều chỉnh đánh lửa sớm ly tâm yếu, rotor tín hiệu mòn làm đánh lửa chập chờn, sai thời điểm đánh lửa. 

3.2.10. Lập quy trình sữa chữa hệ thống nhiên liệu

Quy trình sữa chữa hệ thống nhiên liệu như hình 3.16.

KẾT LUẬN

Qua quá trình làm đồ án tốt nghiệp, sau một thời gian dài nghiên cứu thực tế, các giáo trình, tài liệu chuyên ngành, cùng với sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy giáo: Ths …..………, các thầy giáo trong Khoa Ô tô và các đồng chí trong lớp, đồ án tốt nghiệp “Nghiên cứu, khai thác động cơ 8NR-FTS của hãng Toyota” đã được hoàn thành đúng thời gian và đảm bảo chất lượng. Thông qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu về động cơ, tôi đã:

1. Hiểu đặc điểm kết cấu động cơ

2. Nắm được kết cấu hệ thống nhiên liệu động cơ

3. Nắm được quy trình khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa động cơ

Do điều kiện thời gian, điều kiện thực tế cũng như khả năng có hạn của bản thân nên đồ án không tránh khỏi những sai sót, vì vậy kính mong được sự đóng góp của các thầy. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo: Ths …..………,, cùng các thầy giáo trong Khoa Ô tô đã giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành nhiệm vụ trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tác giả: Nguyễn Văn Toàn, Công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa ô tô, Nhà xuất bản: Trường ĐHSPKT – 2010.

2. Tác giả: Vy Hữu Thành –Vũ Anh Tuấn, Hướng dẫn đồ án môn học Động cơ đốt trong, Nhà xuất bản: Học viện KTQS. Xuất bản năm 1999.

3. Tác giả: Lại Văn Định – Vy Hữu Thành, Kết cấu tính toán động cơ đốt trong tập I, II, Nhà xuất bản: HVKTQS – 2003.

4. Bosch Professional Automotive Information, Gasoline Engine Management: Systems and Components 2010.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"