MỤC LỤC
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.. 1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE MAZ - 543 VÀ ĐỘNG CƠ TRÊN XE 2
1.1 Tổng quan về xe MAZ - 543. 2
1.2 Các thông số kỹ thuật xe MAZ - 543. 7
1.2.1 Đặc tính kỹ thuật xe MAZ - 543. 7
1.2.2 Các thông số sử dụng. 8
1.2.3 Các thông số thành phần. 9
1.3 Giới thiệu động cơ trên xe MAZ - 543. 11
1.3.1 Cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền. 13
1.3.2 Cơ cấu liên động. 18
1.3.3 Cơ cấu phân phối khí 19
1.4 Các hệ thống khác. 21
1.4.1 Hệ thống cung cấp nhiên liệu. 21
1.4.2 Hệ thống cung cấp không khí 21
1.4.3 Hệ thống thoát khí xả. 23
1.4.4 Hệ thống bôi trơn. 23
1.4.5 Hệ thống làm mát 29
1.4.6 Hệ thống khởi động bằng khí nén. 32
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ D12A – 525 TRÊN XE MAZ – 543. 36
2.1 Sơ đồ hệ thống nhiên liệu trên động cơ D12A – 525 trên xe MAZ - 543. 37
2.2 Các cụm chi tiết chính của hệ thống nhiên liệu động cơ D12A – 525 trên xe MAZ – 543. 38
2.2.1 Thùng nhiên liệu. 38
2.2.2 Khóa phân phối nhiên liệu. 39
2.2.3 Bơm nhiên liệu tay. 39
2.2.4 Bơm nhiên liệu điện. 40
2.2.5 Bầu lọc thô. 41
2.2.6 Bơm thấp áp HK – 12TK.. 42
2.2.7 Bầu lọc tinh. 44
2.2.8 Bơm cao áp. 46
2.2.9 Vòi phun. 55
2.2.10 Bình xả nhiên liệu thừa. 57
2.2.11 Dẫn động điều khiển cấp nhiên liệu. 57
CHƯƠNG 3. LẬP QUY TRÌNH KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ D12A - 525 TRÊN XE MAZ – 543. 58
3.1 Mục đích, ý nghĩa của kiểm tra bảo dưỡng. 58
3.1.1 Mục đích. 58
3.1.2 Ý nghĩa. 58
3.2 Bảo dưỡng các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ D12A - 525 dùng bơm cao áp PE.. 58
3.2.1 Bảo dưỡng bơm cao áp. 58
3.2.2 Bảo dưỡng thùng chứa nhiên liệu, các đường ống và bầu lọc. 63
3.2.3 Bảo dưỡng vòi phun cao áp. 66
KẾT LUẬN.. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 70
LỜI NÓI ĐẦU
Xe ô tô MAZ - 543 là lọai xe ô tô hạng trung, một trong các trang bị hiếm của quân đội ta. Xe với động cơ D12A - 525 được sản xuất tại Liên Xô cũ, là nơi có khí hậu ôn đới và hàn đới, khi đưa vào nước ta điều kiện khí hậu, địa hình đã bị thay đổi so với nước sản xuất. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, có nhiều sông suối, đồi núi đầm lầy, ruộng nước nên địa hình sử dụng xe ở nước ta rất phức tạp.
Để phát huy hết tính năng kỹ chiến thuật theo thiết kế nhằm bảo đảm tính kinh tế, hiệu quả, độ tin cậy và tuổi thọ. Trong điều kiện sử dụng, cán bộ kĩ thuật sử dụng phải tìm hiểu đặc điểm kết cấu của động cơ, hướng dẫn bảo dưỡng sửa chữa đúng quy cách.
Trong năm học này em được khoa giao nhiệm vụ: “Nghiên cứu khai thác động cơ D12A - 525 trên xe MAZ - 543”.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều để hoàn thành đồ án, song do những hạn chế về kiến thức, thiếu sót về kinh nghiệm thực tế nên trong quá trình làm đồ án sẽ không tránh được sai sót vì vậy em rất mong được sự đóng góp của các thầy cũng như toàn thể các bạn để đồ án của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo : ThS…………. cũng như toàn thể các thầy giáo trong Khoa ô tô - Trường Sỹ quan Kỹ thuật Quân sự đã tạo mọi điều kiện giúp em hoàn thành đồ án.
Em xin chân thành căm ơn!
TP Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20…
Học viên thực hiện
………………
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE MAZ - 543 VÀ ĐỘNG CƠ TRÊN XE
1.1 Tổng quan về xe MAZ - 543
Xe đầu kéo cơ sở bánh lốp MAZ - 543 có hình dáng như hình 1.1 với các chủng loại khác MAZ - 543A; MAZ - 543B; MAZ - 543M là loại xe có khung dài, 4 cầu chủ động, 2 cầu trước dẫn hướng, công thức bánh xe 8x8.
a. Thiết bị động lực
Bao gồm động cơ và các hệ thống bảo đảm chính (hệ thống cung cấp nhiên liệu, cung cấp không khí, hệ thống khí xả, hệ thống bôi trơn, làm mát, khởi động và sấy động cơ trước khi khởi động).
b. Bộ phận truyền lực
Bao gồm: hộp truyền lực thủy cơ (bộ biến đổi momen thủy lực, phần truyền lực cơ khí: hộp truyền tăng (HTT), hộp số phụ (HSP), truyền lực chính của các cầu xe, truyền lực bánh xe và các trục các đăng.
c. Bộ phận vận hành
Bao gồm: các bánh xe, cơ cấu quay, hệ thống treo và khung xe.
+ Bánh xe được trang bị lốp điều chỉnh áp suất trung tâm. Các moayơ bánh xe được lắp trên ngõng trục bằng 2 vòng bi. Ngõng trục của mỗi bánh xe được cố định với các tay đòn của hệ thống treo nhờ cam quay và gối đỡ (đối với các bánh xe dẫn hướng) hoặc giá đứng (các bánh còn lại).
+ Cơ cấu quay (của các bánh xe dẫn hướng) gồm: cam quay, bệ đỡ cam quay, khớp đồng tốc. Cơ cấu quay dùng để quay các bánh xe dẫn hướng.
g. Hệ thống phanh
Hệ thống phanh kiểu 1 dòng, phanh guốc ở tất cả các bánh xe. Dẫn động phanh kiểu khí nén kết hợp thủy lực, điều khiển bằng bàn đạp phanh trong buồng lái.
Hệ thống phanh gồm: máy nén khí, cốc tách dầu-nước, 2 bình khí nén, bộ điều chỉnh áp suất và van an toàn, xi lanh điều khiển, tổng phanh, 2 xi lanh phanh chính, các xi lanh bánh xe, van 1 chiều, van trích khí, van khí nén kéo xe, van phanh phụ, van chuyển đổi và các đường ống. Ở xe MAZ - 543 có thêm bộ bù áp suất và khóa phanh tay phụ.
1.2 Các thông số kỹ thuật xe MAZ - 543
1.2.1 Đặc tính kỹ thuật xe MAZ – 543
Đặc tính kỹ thuật xe MAZ - 543 như bảng 1.
1.2.2 Các thông số sử dụng
Các thông số sử dụng như bảng 2.
1.3 Giới thiệu động cơ trên xe MAZ - 543
Bao gồm động cơ và các hệ thống chính của nó như: Hệ thống cung cấp nhiên liệu, hệ thống cung cấp không khí, hệ thống khí thải, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát, hệ thống khởi động và hệ thống sấy nóng động cơ trước khi khởi động.
+ Trên xe lắp động cơ Diesel: Loại 12 xi lanh bố trí theo chữ V, bốn kỳ, làm mát bằng nước và phun nhiên liệu trực tiếp.
+ Hệ thống cung cấp nhiên liệu bao gồm 02 thùng nhiên liệu, van phân phối, bơm tay, bầu lọc thô và tinh, bơm đẩy, bơm cao áp, vòi phun, cốc xả dầu diesel, các đường ống thấp áp và cao áp.
1.3.1 Cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền
Cơ cấu trục khủy – thanh truyền gồm: các te động cơ, khối xi lanh, trục khuỷu, bánh đà và nhóm piston – thanh truyền.
a. Các te động cơ
Dùng để gá lắp tất cả các cụm và chi tiết động cơ, gồm 2 phần: phần trên 4 và phần dưới 9.
Phần trên của các te là phần chịu lực. Trong các vách ngăn của phần trên bố trí bảy ổ bạc cổ trục chính 11 đỡ cho trục khuỷu quay. Nắp ổ đỡ bạc chính 10 được bắt vào phần các te trên bằng các gu jong.
b. Khối xi lanh:
Mỗi khối xi lanh bao gồm: áo xi lanh 7, sáu xi lanh bằng thép 6 và nắp máy 10 cùng nắp đậy 8.
Khối xi lanh cùng với các piston tạo nên khoảng trống trong đó thực hiện quá trình chuyển hóa nhiệt năng từ sự đốt cháy nhiên liệu thành cơ năng.
Phần trên của các xi lanh có gờ tựa lên các rãnh của áo xi lanh và làm kín áo nước làm mát ở phần trên, ngặn chặn sự rò nước từ áo xi lanh, phần dưới của xi lanh được làm kín bằng các vòng đệm cao su.
c. Trục khuỷu
Được chế tạo từ thép hợp kim, có 6 cổ được phân bố trong ba mặt phẳng tạo với nhau góc 120 độ. Trục có 6 cổ biên và 7 cổ trục chính, được nối với nhau bằng các má trục. Các cổ trục rỗng, nối giữa chúng là các rãnh dầu bôi trơn trong các má trục.
1.3.2 Cơ cấu liên động
Việc truyền động quay từ trục khuỷu tới các cơ cấu và hệ thống của động cơ được thể hiện theo sơ đồ dưới đây:
Chuyển động quay từ bánh răng côn lắp trên ống then hoa đầu trục khuỷu được dẫn động đến:
- Các bánh răng côn trục nghiêng dẫn động máy phát điện và trục đứng phía trên truyền chuyển động quay đến các cơ cấu nằm ở phía trên hộp trục khuỷu.
- Bánh răng côn trục đứng dưới truyền chuyển động quay đến các cơ cấu bố trí ở phần dưới hộp trục khuỷu.
1.3.3 Cơ cấu phân phối khí
Cơ cấu phân phối khí dùng để bảo đảm sự làm việc nhịp nhàng giữa các xi lanh của động cơ tương ứng với thứ tự và chu kì làm việc.
Cơ cấu phân phối khí bao gồm: cơ cấu xu páp, các trục cam, dẫn động bơm cao áp, dẫn động bộ phận phân phối khí nén khởi động.
a. Cơ cấu xu páp:
Mỗi xi lanh có 2 xu páp hút và 2 xu páp xả. Mỗi xu páp có đĩa xu páp; vấu cam tác động trực tiếp lên bề mặt được gia công bóng của đĩa xu páp. Bằng cách vặn đĩa xu páp và hoặc ra sẽ điều chỉnh được khe hở giữa bề mặt đĩa xu páp và gáy của vấu cam, tức là điều chỉnh pha phân phối khí.
b. Trục cam:
Các trục cam được quay trên bảy ổ đỡ của nắp máy. Các trục cam xu páp nằm ở phía bơm cao áp. Các trục cam là các ống rỗng làm từ thép hợp kim, mỗi trục có 7 cổ và 12 cam. Ở mỗi cổ và và mỗi cam có lỗ hướng kính để dẫn dầu bôi trơn.
1.4 Các hệ thống khác
1.4.1 Hệ thống cung cấp nhiên liệu
Hệ thống cung cấp nhiên liệu dùng để cung cấp nhiên liệu diesel có áp suất cao dưới dạng sương mù vào buồng cháy của xi lanh đúng thời điểm, phù hợp với từng chế độ tải trọng và tốc độ của động cơ.
1.4.2 Hệ thống cung cấp không khí
Hệ thống cung cấp không khí dùng để làm sạch không khí khói bụi bẩn và cấp cho các xi lanh động cơ. Hệ thống gồm bầu lọc không khí, đường ống, cụm hút.
* Bầu lọc không khí
Bầu lọc không khí dạng cấp lọc hai cấp, được lắp trên giá sau của động cơ. Bầu lọc được nối với cụm hút của động cơ. Trong cấp thứ nhất của bầu lọc diễn ra quá trình lọc khô không khí khỏi bủi bẩn, cấp thứ hai lọc lần cuối.
1.4.3 Hệ thống thoát khí xả
Hệ thống dùng để dẫn khí thải thoát ra ngoài trời. Hệ thống gồm: cụm xả được làm mát, đoạn ống xả và các cổ khuếch tán. Áo nước làm mát của cụm xả được nối với hệ thống làm mát của động cơ. Chất lỏng làm mát từ nắp máy đi vào áo nước của cụm xả, làm nguội khí xả. Các ống dẫn nước ra khỏi nắp máy được nối với nhau bằng các ống thoát hơi nước tới ống dẫn nước từ động cơ ra két mát.
1.4.4 Hệ thống bôi trơn
Hệ thống này dùng để bôi trơn liên tục các chi tiết làm việc của động cơ.
Dầu bôi trơn ngăn cách các bề mặt tiếp xúc, giảm ma sát, giảm sự tăng nhiệt, mài mòn các chi tiết làm việc, bảo đảm sự thoát nhiệt sinh ra do ma sát. Tại một số cụm chi tiết dầu được dẫn với áp suất (do bơm dầu cấp), còn các chi tiết khác được bôi trơn bằng dầu phun từ các khe hở của các ổ đỡ.
a. Thùng dầu
Được lắp trên dầm dọc bên phải, trên hai giá đỡ bắt vào dầm, trước cầu xe thứ nhất. Trong thùng có sáu vách ngăn (bên phải, trái, vuông góc trước và sau, nằm ngang và giữa). Vách trái, nằm ngang và giữa tạo thành ngăn, trong có lắp ống dập bọt nằm trên đường dầu hổi từ két mát.
b. Bơm dầu điện
Dùng để bơm dầu cho hệ thống bôi trơn trước khi khởi động với mục đích ngăn chặn hỏng các bạc trượt ở thời điểm khởi động do thiếu dầu bôi trơn. Bơm thuộc dạng bánh răng, có áo nước để sấy dầu (khoang A) ở trong thân bơm; bơm dẫn động bằng điện.
c. Bơm dầu
Bơm dầu dùng để cấp dầu có áp suất cao cho các chi tiết tiếp xúc của động cơ và bơm dầu từ đáy các te động cơ về thùng chứa.
Bơm có ba khoang: hai khoang hút, một khoang đẩy. Các khoang hút bảo đảm hút dầu một các tin cậy từ đáy các te động cơ kể cả khi xe chạy trên dốc trong thời gian dài. Khoang đẩy cấp dầu qua bầu lọc vào động cơ. Mỗi khoang bơm có một cặp bánh răng trị nằm trong thân riêng biệt.
e. Két mát dầu
Dùng để làm mát dầu từ động cơ ra. Két kiểu ống và tấm. Phần chính của két là lõi gồm các ống dẹt và các lá tản nhiệt hàn với nhau. Phần trên và dưới lõi két là hai khoang chứa dầu. Khoang chứa trên được nối với các ngăn hút bơm dầu, khoang dưới nối với thùng chứa.
1.4.5 Hệ thống làm mát
Hệ thống dùng để thoát nhiệt từ các chi tiết tiếp xúc với khí nóng của động cơ và duy trì nhiệt độ của các chi tiết này trong giới hạn cho phép để động cơ làm việc bình thường.
Hệ thống làm mát gồm: bơm nước 14, các ống ngoài, cửa chớp, các khoang áo nước xi lanh, áo nước nắp máy và áo nước cụm xả. Bên ngoài động cơ có két mát 1, bình dãn nở 3, với van hơi nước-không khí 2 và quạt gió.
* Bơm nước
Bơm kiểu ly tâm, dùng để tạo sự chuyển động cưỡng bức của chất lỏng (nước) trong hệ thống. Áp suất cột nước được tạo bởi các cánh bơm quay. Các chi tiết chính của bơm gồm: vỏ 1, trục 17 cùng cánh bơm, hai ổ bi, chi tiết làm kín ở hai đầu bơm và các ống dẫn.
1.4.6 Hệ thống khởi động bằng khí nén
Trên xe lắp hai hệ thống khởi động động cơ độc lập: hệ thống khởi động điện và hệ thống khởi động khí nén. Hệ thống bằng khí nén hà hệ thống dự phòng, sử dụng khi hệ thống khởi động điện bị hỏng.
Thân 7 của bộ phân phối được dập từ hợp kim nhôm. Mặt đầu được gia công có 12 lỗ ren A, trên đó vặn đầu ống kẹp 6 dẫn khí nén vào xi lanh. Trong tâm có lồ cho trục 9 và mười hai rãnh nghiêng B, được nối với lỗ A.
Trong lỗ ren trung tâm có vặn nắp che 5 với đệm làm kín bằng nhỏm. Trục 9 ở phần đầu có then hoa hình tam giác và lỗ chốt. Trên then hoa lắp khớp 2 của trục dùng để đặt đĩa chia khí một cách chính xác khi điểu chỉnh.
Kết luận: Qua việc hoàn thành chương 1, chúng ta đã có những khái niệm chung nhất về động cơ trên xe MAZ - 543, về những bộ phận, những hệ thống trên xe.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ D12A - 525 TRÊN XE MAZ - 543
2.1 Sơ đồ hệ thống nhiên liệu trên động cơ D12A - 525 trên xe MAZ – 543
* Nguyên lý làm việc
Hệ thống nhiên liệu có nhiệm vụ chứa, lọc sạch và cung cấp nhiên liệu vào trong buồng cháy động cơ. Nhiên liệu cung cấp vào trong buồng cháy có số lượng như nhau vào những thời điểm chính xác dưới áp suất cao cần thiết để đảm bảo phun tơi nhiên liệu.
Quá trình động cơ làm việc, liên tục diễn ra sự xả không khí từ hệ thống qua lỗ định lượng ở bầu lọc tinh 5 và ống nối 7 của BCA. Không khí cùng một phần nhiên liệu thừa về thùng 1, nhờ đó giảm nhiệt cho BCA, tạo sự cân bằng nhiệt độ ở khoang thấp áp của BCA, giúp cho việc nạp nhiên liệu của các phân bơm tốt hơn, tức là tạo ra sự đồng đều cấp nhiên liệu cho các xi lanh.
2.2 Các cụm chi tiết chính của hệ thống nhiên liệu động cơ D12A – 525 trên xe MAZ – 543
2.2.1 Thùng nhiên liệu
Hai thùng chứa lắp sau các buồng lái, được cố định trên giá bằng các đai kẹp, đai ốc, đệm cao su.
Trong thùng có muống hút, cốc lắng với van xả và cổ rót nhiên liệu. Mỗi thùng đều có thước đo mức nhiên liệu và cảm biến mức nhiên liệu.
2.2.2 Khóa phân phối nhiên liệu
Dùng để nối thông nhiên liệu từ một trong hai thùng cho hệ thống, đồng thời nối thông chính thùng đang cung cấp nhiên liệu này với đường dầu hồi nhằm ngăn chặn hiện tượng tràn do lượng dầu về thùng. Khóa có bốn vị trí, sáu đường ống, dịch chuyển bằng tay, được lắp tại sườn buồng lái bên trái.
2.2.4 Bơm nhiên liệu điện
Bơm được lắp trong một hộp riêng và cố định trên giá đỡ của thùng nhiên liệu. Bơm thuộc loại ly tâm, dẫn động bằng điện. Về kết cấu, bơm được gia công liên khối với động cơ điện.
2.2.5 Bầu lọc thô
Bầu lọc thô dùng để làm sạch sơ bộ nhiên liệu khỏi tạp chất cơ khí, bụi bẩn trước khi đưa vào bơm đẩy. Cấu tạo gồm: thân 4 cùng với bu lông cố định, nắp 6, các ngăn lưới lọc 1, 2, 3 và lò xo 14.
Giữa các ngăn lưới lọc có lắp đệm 10 và 11. Đế 7 để vặn bu lông qua đệm đồng bắt chặt vào thân. Giữa thân bầu lọc và nắp, cũng như giữa ngăn lọc ngoài và nắp có vòng đệm làm kín 5 và 9 để ngăn sự rò rỉ nhiên liệu ra ngoài nắp, đồng thời cũng ngăn không cho nhiên liệu chưa lọc chảy vào ngăn nhiên liệu đã lọc.
2.2.7 Bầu lọc tinh
Bầu lọc tinh dùng để lọc các tạp chất cơ khí ra khỏi nhiên liệu. Bầu lọc tinh được lắp vào đường nhiên liệu nối giữa bơm đẩy và bơm cao áp, được lắp trên giá ở khe giữa hai khối xi lanh, trước BCA.
2.2.8 Bơm cao áp
Bơm cao áp dùng để cấp nhiên liệu theo định lượng một cách chính xác, căn cứ vào tải trọng và số vòng quay của động cơ tới các vói phun dưới áp suất cao theo thứ tự làm việc của các xi lanh.
a. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của một phân bơm
Phần chính của bơm là cặp bộ đôi siêu chính xác: piston 5 và xi lanh 3 của bơm cao áp lắp khít với nhau, được đúc bằng hợp kim nhôm. Piston 5 được cam đẩy lên qua con đội 13 và đai ốc điều chỉnh 12 hành trình đi xuống của piston là nhờ lò xo 10 và đĩa chặn 11. Ngạnh chữ thập ở phần đuôi piston 5 được ngàm trong rãnh dọc của bạc xoay 8. Phần đầu piston xẻ một rẵnh nghiêng, không gian bên dưới rãnh nghiêng ăn thông với không gian phía trên đỉnh piston là nhờ rãnh dọc.
* Nguyên tắc hoạt động.
Khi động cơ hoạt động, trục cam quay, vấu cam đẩy con đội chuyển động lên xuống, qua con đội và bu lông con đội đẩy piston chuyển động lên xuống trong xilanh.
Khi piston đi xuống, van triệt hồi đóng lại nhờ sức căng của lò xo, trong khoang trên của piston tạo nên độ chân không, khi cạnh trên đỉnh piston mở lỗ hút thì nhiên liệu được hút vào xi lanh.
b. Van thoát cao áp
Van thoát cao áp lắp ở phía trên bơm cao áp có nhiệm vụ bắt đầu cung cấp nhiên liệu kịp thời, kết thúc cung cấp nhiên liệu dứt khoát tránh hiện tượng phun rớt nhiên liệu.
Hiện tượng phun rớt: Ngay sau khi bơm cao áp kết thúc bơm, van kim trong vòi phun đóng kín vào đế van, nơi đầu kim phun vẫn còn nhiễu một vài giọt nhiên liệu, đó là hiện tượng phun rớt. Phun rớt làm tiêu hao nhiên liệu, động cơ thải khói đen và dễ bị đóng muội than đầu kim phun.
c. Bộ điều tốc
* Công dụng
Khi ôtô máy kéo làm việc tải trọng trên động cơ luôn thay đổi. Nếu thanh răng của bơm cao áp hoặc bướm tiết lưu giữ nguyên một chỗ thì khi tăng tải trọng, số vòng quay của động cơ sẽ giảm xuống, còn khi tải trọng giảm thì số vòng quay tăng lên.
* Bộ điều điều tốc động cơ D12A - 525
Kiểu cơ khí, ly tâm, mọi chế độ, tác dụng trực tiếp. BĐT dùng để hạn chế số vòng quay trục khuỷu động cơ, bảo đảm cho động cơ làm việc ổn định ở số vòng quay nhỏ nhất (không tải), để duy trì số vòng quay cho trước của động cơ ở mọi chế độ từ không tải đến toàn tải. BĐT được lắp vào một đầu của BCA, liền khối với bơm.
e. Khớp dẫn động của BCA
Dùng để nối trục của bơm với trục dẫn động từ cơ cấu liên động của động cơ và cho phép thay đổi vị trí tương đối của các trục đó khi đặt và hiệu chỉnh góc phun sớm nhiên liệu vào xi lanh.
Khớp gồm: nữa khớp cam 1, đĩa cam 2, bích chủ động 3, bu lông 4 và 5 và đĩa bằng phíp.
2.2.9 Vòi phun
Dùng để cấp nhiên liệu vào xi lanh động cơ với áp suất cao ở dạng nhỏ tơi và phân chia đồng đều theo thể tích buồng đốt.
Trong động cơ lắp loại vòi phun kín. Lực nén của lò xo 4 đảm bảo áp suất bắt đầu phun là 210-220 kgl/cm2.
Khi nhiên liệu đạt áp suất cần thiết, kim 11 được nâng lên. Khi kim nâng qua bẩy lỗ phun trên đầu phun 10 (đường kính 0,25 mm) nhiên liệu được phun vào buồng đốt. Khi piston của phân bơm ngừng cấp nhiên liệu, dưới tác dụng của lò xo 4, kim 11 trở về vị trí cũ, ngay lập tức ngừng phun nhiên liệu.
2.2.10 Bình xả nhiên liệu thừa
Được lắp phía trong khung xe, trên dầm dọc trái. Gá lắp đường nhiên liệu hồi từ các vòi phun về bình được bảo về bằng ông gien phái ngoài nhằm loại trừ việc gập đường ống dẫn đến tắc đường dầu. trên bình xả có lắp ống thông khí trời.
2.2.11 Dẫn động điều khiển cấp nhiên liệu
Dùng để thay đổi lượng nhiên liệu do bơm cao áp cấp cho các xi lanh động cơ. Dẫn động bao gồm: bàn đạp ga, hệ thống cần kéo, dây cáp.
Khi ấn bàn đạp ga, qua thanh kéo, tay đòn và cáp tới cần kéo của bộ điều tốc, làm chuyển động thanh răng nhờ đó làm tăng lượng nhiên liệu. Khi nhả bàn đạp ga, dưới tác dụng của lò xo hồi vị, bàn đạp ga trở về vị trí ban đầu, nhiên liệu giảm.
CHƯƠNG 3
LẬP QUY TRÌNH KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ D12A - 525 TRÊN XE MAZ - 543
3.1 Mục đích, ý nghĩa của kiểm tra bảo dưỡng
3.1.1 Mục đích
Nhằm phát hiện và đánh giá được tình trạng kỹ thuật của động cơ cũng như các chi tiết trong hệ thống nhiên liệu động cơ D12A – 525 và đưa ra biện pháp khắc phục.
3.1.2 Ý nghĩa
Có ý nghĩa quan trọng trong quá trình sử dụmg và vận hành động cơ. Nhằm phát hiện những hư hỏng bất thường và duy tri sự làm việc bình thường của động cơ. Đảm bảo động cơ hoạt động trong tình trạng tốt nhất.
3.2 Bảo dưỡng các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ D12A - 525 dùng bơm cao áp PE
3.2.1 Bảo dưỡng bơm cao áp
a. Nội dung bảo dưỡng thường xuyên
Được thực hiện sau khi ôtô hoạt động trở về và trước khi xuất phát. Để kiểm tra chung nhằm đảm bảo sự làm việc bình thường và duy trì vẻ ngoài cần thiết của phương tiện như: kiểm tra mức nhiên liệu trong bình chứa, kiểm tra rò rỉ nhiên liệu.
b. Nội dung bảo dưỡng định kỳ
* Tháo bơm cao áp ra khỏi động cơ.
- Tháo các bộ phận liên quan.
- Tháo bu lông khớp truyền động (các bu lông bắt giữ bơm với thân máy).
* Tháo rời bơm cao áp.
Kéo các chi tiết ra khỏi bơm theo hướng mũi tên chỉ và theo thứ tự như đã đánh số.
Điều chỉnh thanh răng ở vị trí trung bình, các dấu a và b phải thẳng nhau (9ab).
-Tháo bộ phun sớm.
- Tháo nắp sau.
* Dụng cụ
- Một chìa khóa tube 3/4, 7/8.
- Một cần vít nút vặn xiết.
- Một mỏ lết 12.
* Yêu cầu công tác
- Vị trí làm việc sạch sẽ.
- Người làm việc tay phải sạch.
- Dụng cụ, bàn thợ, bàn kẹp phải sạch.
u. Vị trí mòn của piston và xy lanh bơm
* Van và đế van cao áp : Dùng kính phóng đại để kiểm tra, nếu mòn khuyết, rỗ mặt nơi phần côn hay phần trụ cần xoáy cát phần côn, phần phụ không được xoáy cát mà chỉ lau lại bằng mỡ.
3.2.2 Bảo dưỡng thùng chứa nhiên liệu, các đường ống và bầu lọc
a. Nhiệm vụ, yêu cầu của thùng chứa nhiên liệu
Thùng chứa nhiên liệu hoc để chứa một lượng nhiên liệu cần thiết cho sư làm việc của động cơ, kích thươc của thung lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào công suất và tính năng hoạt động cuả động cơ. Nói chung thùng chứa nhiên liệu phải có dung tích sao hoc ó thể chứa nhiên liệu cho động cơ làm việc tối thiểu 8giờ đến 16giờ đối với máy thi công cơ giới.
b. Nhiệm vụ, yêu cầu của bầu lọc
Các bầu lọc trong hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ diesel có nhiệm vụ lọc sạch tất cả các cặn bẩn các tạp chất và nước có trong nhiên liệu. Trong dầu disel có lẫn tạp chất và nước cứng chúng có thể phá hỏng các chi tiết của bơm cao áp và vòi phun.
c. Phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng
* Bảo dưỡng thùng chứa nhiên liệu và bầu lọc
- Tháo và làm sạch các chi tiết của thùng nhiên liệu và bầu lọc.
- Kiểm tra các chi tiết lõi lọc, đệm kín, vít xả không khí bị chờn hỏng ren
*Bảo dưỡng bầu lọc thô
Bầu lọc thô phải được súc rửa sau 5.000 km xe chạy. Nếu không súc rửa đúng định kỳ cặn bẩn sẽ bám dày làm tắc lõi lọc, áp suất nhiên liệu giảm dẫn đến tình trạng thiếu nhiên liệu cho động cơ hoạt động.
3.2.3 Bảo dưỡng vòi phun cao áp
a. Nhiệm vụ
So với nhiều chi tiết trong hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ disel, vòi phun tuy giá thành chế tạo không cao nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả làm việc và độ tin cậy của hệ thống nói riêng và động cơ diesel nói chung.
b. Yêu cầu
Vòi phun là một trong các chi tiết làm việc trong điều kiện rất nặng nề vì đầu vòi phun tiếp xúc trực tiếp với khí cháy trong xilanh. Vì vậy đối với vòi phun phải đảm bảo các yêu cầu: độ bền cao, dễ thay thế và sửa chữa, giá thành thấp.
Kết luận Chương 3: Qua quá trình khai thác hệ thống nhiên liệu động cơ D12A - 525 trên xe MAZ - 543 đã giúp em bổ sung thêm kiến thức thực tế về quy trình tháo lắp bơm cao áp và cách bảo dưỡng các chi tiết trên hệ thống nhiên liệu và trong bơm cao áp.
KẾT LUẬN
Quá trình làm đồ án tốt nghiệp, sau một thời gian dài nghiên cứu thực tế, các giáo trình, tài liệu chuyên ngành, cùng với sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy giáo: ThS……………., các thầy giáo trong Khoa Ô tô và các đồng chí trong lớp, đồ án tốt nghiệp: “Nghiên cứu khai thác động cơ D12A - 525 trên xe MAZ - 543” đã được hoàn thành đúng thời gian và đảm bảo chất lượng. Thông qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu về động cơ, em đã:
1. Hiểu đặc điểm kết cấu động cơ.
2. Phân tích được đặc điểm, cấu tạo và nguyên lí hoạt động của các cụm chi tiết trong hệ thống nhiên liệu động cơ.
3. Nắm được quy trình kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu của động cơ D12A - 525 trên xe MAZ - 543.
Do điều kiện thời gian, điều kiện thực tế cũng như khả năng có hạn của bản thân nên đồ án không tránh khỏi những sai sót, vì vậy kính mong được sự đóng góp của các thầy. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: ThS……………., cùng các thầy giáo trong Khoa Ô tô đã giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành nhiệm vụ trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. KS Lương Quảng Bình. “Xe MAZ - 543 cấu tạo và hướng dẫn sử dụng”. Cục Kỹ thuật Binh chủng - Tổng cục Kỹ thuật năm 2008.
2. ThS Trần Quốc Toản. “Giáo trình kết cấu động cơ đốt trong tập I,II”. Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự năm 2010.
3. Ts Vy Hữu Thành - Th.S Vũ Anh Tuấn. “Hướng dẫn đồ án môn học Động cơ đốt trong”. Học viện KTQS năm 2003.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"