MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH.. 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU.. 11
LỜI NÓI ĐẦU.. 13
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.. 14
1.1. Dẫn nhập. 14
1.2. Giới thiệu xe TOYOTA FORTUNER. 14
1.3. Tổng quan về hệ thống điện thân xe. 17
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 18
1.5. Giới hạn. 18
Chương 2. HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TOYOTA FORTUNER.. 19
2.1. Hệ thống khởi động. 19
2.1.1. Vị trí bố trí các chi tiết. 19
2.1.2. Cấu tạo. 20
2.1.3. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý làm việc. 30
2.2. Hệ thống kiểm tra theo dõi. 31
2.2.1. Các bảng đồng hồ và các đèn báo trên hệ thống hiển thị thông tin. 31
2.2.2. Các tín hiệu đầu vào và màn hình hiển thị đa chức năng. 33
2.3. Hệ thống chiếu sáng tín hiệu. 37
2.3.1. Vị trí bố trí các chi tiết. 382.3.2. Cấu tạo. 39
2.3.3. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý làm việc. 47
2.4. Hệ thống thiết bị điện phụ. 56
2.4.1. Vị trí bố trí các chi tiết. 56
2.4.2. Cấu tạo. 60
2.4.3. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý làm việc. 70
Chương 3. KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TOYOTA FORTUNER 77
3.1. Hệ thống khởi động. 77
3.1.1. Ắc quy. 77
3.1.2. Máy khởi động. 81
3.2. Kiểm tra hư hỏng hệ thống chiếu sáng - tín hiệu. 95
3.2.1. Phương pháp điều chỉnh đèn đầu. 95
3.2.2 Khảo sát kiểm tra từng bộ phận. 98
3.2.3. Xác định chân của các linh kiện để đấu dây. 102
3.2.4. Khảo sát chẩn đoán các hư hỏng của hệ thống chiếu sáng. 102
3.2.5. Kiểm tra hư hỏng hệ thống tín hiệu. 108
3.3. Khai thác, kiểm tra hư hỏng hệ thống gạt nước và rửa kính. 117
3.3.1. Khảo sát kiểm tra từng bộ phận. 117
3.3.2. Xác định chân của giắc cắm và chân của motor để đấu dây. 122
3.3.3. Khảo sát chẩn đoán các hư hỏng thường gặp của hệ thống gạt nước……123
KẾT LUẬN.. 127
TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 128
LỜI NÓI ĐẦU
Ngành ô tô thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phát triển mạnh mẽ với việc ứng dụng ngày càng nhiều những thành tựu công nghệ thông tin vào sản xuất và lắp đặt các linh kiện ô tô. Hiện nay thì vấn đề “điện và điện tử” trang bị trên ô tô là tiêu chí chính để đánh giá một chiếc xe hơi cao cấp.
Trải qua thời gian học tập tại trường, với những kiến thức đã được trang bị giúp tôi có thêm nhiều tự tin và gắn bó hơn với ngành mình đang theo học. Đồ án tốt nghiệp là môn học cuối cùng của mỗi học viên để hoàn thành khóa học, nhận thức được tầm quan trọng đó nên tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu khai thác hệ thống điện thân xe trên xe TOYOTA FORTUNER”. Đây là một đề tài rất gần với thực tế sản xuất và sửa chữa các hệ thống điện trên xe.
Với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn cùng các thầy giáo trong Khoa Ô tô, tôi đã hoàn thành đề tài đúng tiến độ được giao. Tuy nhiên, do kiến thức thực tế còn hạn chế và đây là lần đầu tiên làm quen với việc nghiên cứu khoa học nên đề tài không tránh khỏi sai sót. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm của các thầy để đề tài được hoàn thiện hơn. Với việc thực hiện đề tài này đã giúp tôi có thêm nhiều kiến thức thực tế, đây chính là hành trang để tôi dễ dàng hơn trong công việc sau này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy: TS………….. và các thầy giáo trong Khoa Ô tô đã giúp tôi hoàn thành đề tài một cách tốt nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TPHCM, ngày … tháng … năm 20…
Học viên thực hiện
…………….
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Dẫn nhập.
Ngày nay, khi mà khoa học kỹ thuật đang phát triển từng ngày thì những ứng dụng công nghệ tiên tiến trên ô tô ngày càng nhiều. Trong đó không thể thiếu những thiết bị để tính tiện nghi trên xe, nhu cầu sử dụng xe hơi ngày càng khắt khe hơn người ta ngày càng quan tâm đến những chiếc xe được trang bị các hệ thống hiện đại, mà trên đó không thể thiếu được các thiết bị điện, điện tử.
1.2. Giới thiệu xe TOYOTA FORTUNER.
Ở các nước trong khu vực Đông Nam Á thì Toyota là dòng xe phổ biến nhất. Tại Việt Nam thì số lượng xe Toyota gia tăng không ngừng và trở thành dòng xe quen thuộc của người Việt Nam.
Nội dung đồ án tập trung nghiên cứu hệ thống điện thân xe trên xe TOYOTA FORTUNER V 2.7 AT 4×4 2015.
Thông số kỹ thuật xe TOYOTA FORTUNER V 2.7 AT 4×4 2015 như bảng 1.1.
1.3. Tổng quan về hệ thống điện thân xe.
a. Hệ thống khởi động.
- Nhiệm vụ:
Làm quay trục khuỷu động cơ với số vòng quay tối thiểu đủ để nổ máy và đảm bảo nổ máy dễ dàng trong mọi điều kiện làm việc của động cơ.
- Các thiết bị chính:
Ắc quy, máy khởi động và có thể có thêm các rơle bảo vệ khóa điện, rơle trung gian, rơle đổi nối điện áp ... Trong một số xe sử dụng động cơ điezen có khi còn có hệ thống xông nóng động cơ.
c. Hệ thống kiểm tra theo dõi.
- Nhiệm vụ
Theo dõi và thông báo cho người sử dụng xe biết những thông số cơ bản về tình trạng làm việc của ô tô.
- Các thiết bị chính:
Gồm các loại đồng hồ cùng các bộ cảm biến của chúng; một số đèn báo nguy và bộ cảm biến báo nguy…
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên tôi chủ yếu nghiên cứu qua tài liệu kết hợp nghiên cứu thực tế trên xe.
1.5. Giới hạn.
Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế do đó đề tài nghiên cứu “Khai thác hệ thống điện thân xe TOYOTA FORTUNER” chỉ nghiên cứu ở phạm vi xe TOYOTA FORTUNER V 2.7 AT 4×4 2015 mà không đề cập hệ thống điện trên các xe ô tô khác.
Chương 2
HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TOYOTA FORTUNER
2.1. Hệ thống khởi động.
Làm quay trục khuỷu động cơ với số vòng quay tối thiểu đủ để nổ máy và đảm bảo nổ máy dễ dàng trong mọi điều kiện làm việc của động cơ.
2.1.1. Vị trí bố trí các chi tiết.
a. Ắc quy.
- Bình theo xe: 370LN3-MF
- Thông số kỹ thuật: 12v-65Ah
b. Máy khởi động.
Vị trí bố trí máy khởi động như hình 2.2.
2.1.2. Cấu tạo.
a. Ắc quy.
Dùng khởi động cơ ở một tốc độ tối thiểu tạo ra moment lớn để quay động cơ. Ắc quy khởi động còn cung cấp điện cho các tải điện quan trọng khác trong hệ thống điện..
Ắc quy cung cấp điện khi:
- Động cơ ngừng hoạt động: Điện từ bình ắc quy được sử dụng để chiếu sáng, dùng cho các thiết bị điện phụ, hoặc là các thiết bị điện khác khi động cơ không hoạt động.
- Động cơ khởi động: Điện từ bình ắc quy được dùng cho máy khởi động và cung cấp dòng điện cho hệ thống đánh lửa trong suốt thời gian động cơ đang khởi động. Việc khởi động xe là chức năng quan trọng nhất của ắc quy.
Ắc quy gồm những bộ phận:
Bình ắc quy có cấu tạo như hình 2.3, thường có 6 ngăn. Mỗi ngăn của bình ác quy là một ác quy đơn, nó có suất điện động là 2V. Các ngăn của ác quy đấu nối tiếp với nhau do đó nó sẽ cho suất điện động của bình ắc quy là 12V. Các ác quy đơn có cấu tạo giống nhau.
- Vỏ bình
+ Vỏ bình làm bằng nhựa êbônít chịu axít, cứng và được đúc liền. Vỏ bình có các vách tạo thành các ngăn riêng cho mỗi ác quy đơn (6 ắc quy đơn).
+ Đáy bình có các gờ để cho các gờ của tấm cực đặt lên nhằm chống chập mạch giữa các tấm cực khi có các tạp chất lắng xuống đáy bình.
- Các tấm cực
+ Xương các tấm cực làm bằng PVC – SiO2 có cấu tạo siêu thẩm thấu.
+ Xương được đúc thành hình lưới vuông.
- Tấm ngăn
+ Tấm ngăn được lồng xen vào giữa 2 tấm cực khác dấu để chống chập mạch đồng thời để đỡ chất tác dụng tránh sự rơi rụng do va đập.
+ Tấm ngăn là chất cách điện, có độ xốp, có lỗ nhỏ sao cho dung dịch điện phân đi qua được nó đến các bản cực.
b. Máy khởi động.
Máy khởi động loại giảm tốc gồm có các bộ phận sau đây:
- Công tắc từ
- Phần ứng (lõi của motor khởi động)
- Vỏ máy khởi động
- Chổi than và giá đỡ chổi than
- Công tắc từ (Rơle gài khớp)
Công tắc từ hoạt động như là một công tắc chính của dòng điện chạy tới motor và điều khiển bánh răng bendix bằng cách đẩy nó vào ăn khớp với vành răng khi bắt đầu khởi động và kéo nó ra sau khi khởi động.
+ Giai đoạn 1: Hút (Hình 2.8)
Khi khoá điện ở vị trí Start lõi của công tắc từ được hút bởi sức từ động của cuộn hút và cuộn giữ.
Công tắc ở vị trí Start → Dòng điện qua cuộn hút và cuộn giữ → Cuộn hút và cuộn giữ sinh từ → Lõi bị hút vào → Tiếp điểm chính đóng → Bắt đầu quay.
+ Giai đoạn 2: Giữ. (Hình 2.9)
Khi tiếp điểm chính đóng, động cơ điện quay để khởi động động cơ. Khi tiếp điểm chính đóng lõi được giữ bằng sức từ động của cuộn giữ.
Tiếp điểm chính đóng → Cuộn hút bị ngắt điện → Chỉ có cuộn giữ làm việc → Động cơ điện quay → Động cơ khởi động.
- Vỏ máy khởi động.
Vỏ máy khởi động này tạo ra từ trường cần thiết để cho motor hoạt động. Nó cũng có chức năng như một vỏ bảo vệ các cuộn cảm, lõi cực và khép kín các đường sức từ.
- Chổi than và giá đỡ chổi than.
Chổi than và giá đỡ chổi than cho phép dòng điện chạy qua phần ứng một chiều, đồng thời giữ ổn định lõi ép chổi than.
- Bộ truyền giảm tốc.
Bộ truyền giảm tốc làm nhiệm vụ truyền mô men của mô tơ và giảm tốc độ của chúng để tăng mômen. Tỷ số truyền của hộp số giảm tốc từ 1/3 ÷ 1/4.
Khớp truyền động cơ trong MKĐ có các nhiệm vụ sau:
+ Truyền mômen của MKĐ làm quay vành bánh răng bánh đà động cơ ôtô.
+ Bảo vệ MKĐ bằng cách tách rôto của động cơ điện khỏi động ra khỏi vành bánh răng bánh đà khi động cơ ôtô đã nổ được.
2.1.3. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý làm việc.
Khi người lái bật chìa khóa điện đến vị trí khởi động (ST) đồng thời tay số để vị trí P hoặc N thì sẽ có dòng điện chạy trong mạch như sau:
- Dòng điện 12V từ bình ắc quy tới cầu chì 30A AM2 tới chân AM2 và ST2 của khóa điện tới cầu chì 7,5A ST.
- Khi cuộn dây của rơ le khởi động có điện nó sẽ tạo ra từ trường và biến lõi thép thành nam châm điện, nam châm điện sẽ hút cho công tắc trong rơ le đóng lại, làm xuất hiện dòng điện chạy qua máy khởi động.
2.2. Hệ thống kiểm tra theo dõi.
2.2.1. Các bảng đồng hồ và các đèn báo trên hệ thống hiển thị thông tin.
Ngoài các đồng hồ báo chính trên táp lô xe TOYOTA FORTUNER V 2.7 AT 4×4 2015 còn bố trí kết hợp nhiều loại đèn báo khác hiển thị các thông số của các hệ thống hoạt động trên xe như đèn báo áp suất lốp, đèn báo hổ trợ lên dốc và xuống dốc, đèn báo có phanh ABS hoạt động…,
2.2.2. Các tín hiệu đầu vào và màn hình hiển thị đa chức năng.
a. Đồng hồ tốc độ.
Đồng hồ tốc độ hoặc tốc kế là một đồng hồ đo tốc độ hiện thời của phương tiện giao thông chạy là bao nhiêu kilômét trên giờ (hoặc dặm trên giờ). Trên xe TOYOTA FORTUNER V 2.7 AT 4×4 2015 tốc độ được đo thông qua cảm biến tốc độ được lắp tại bánh xe.
Cấu tạo của cảm biến điện từ bao gồm một nam châm vĩnh cữu, một cuộn dây quấn quanh lõi từ, hai đầu cuộn dây được nối với ECU
b. Cơ cấu báo nguy áp suất dầu bôi trơn động cơ.
Cơ cấu này báo hiệu trong trường hợp áp suất dầu bôi trơn động cơ giảm tới mức nguy hại cho điều kiện làm việc.
c. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát.
Dùng để xác định nhiệt độ động cơ thông qua nhiệt độ nước làm mát rồi báo cho ECU, căn cứ vào đó ECU sẽ tính toán để điều chỉnh lượng xăng phun cho phù hợp với chế độ nhiệt của động cơ…
d. Màn hình hiển thị đa chức năng
Công tắc hiển thị màn hình đa chức năng được đặc bên góc phải vô lăng rất thuận tiện cho việc điều khiển theo dõi các thông tin của xe.
Cấu tạo: Màn huỳnh quang chân không bao gồm 3 phần :
+ Một bộ dây tóc (catốt),
+ 20 đoạn (anốt) được phủ chất huỳnh quang
+ Một lưới được đặt giữa anốt và catốt để điều khiển dòng điện.
2.3. Hệ thống chiếu sáng tín hiệu.
Hệ thống chiếu sáng rất quan trọng đối với phương tiên tham gia giao thông trên đường, nó có các công dụng như: Chiếu sáng phần đường khi xe chuyển động trong đêm tối, báo hiệu bằng ánh sáng về sự có mặt của xe trên đường, báo kích thước, khuôn khổ xe và biển số xe, báo hiệu khi xe quay vòng, rẽ trái hoặc rẽ phải khi xe phanh và khi dừng, chiếu sáng các bộ phận trong xe khi cần thiết (chiếu sáng động cơ, buồng lái, khoang hành khách, khoang hành lý, …
2.3.1. Vị trí bố trí các chi tiết.
Vị trí của các đèn trên xe TOYOTA FORTUNER như hình 2.9.
2.3.2. Cấu tạo.
a. Đèn pha.
- Các loại đèn pha:
+ Loại đèn pha thường
Cấu tạo của nó gồm: Bầu đèn, cực điện, dây tóc kiểu lò xo bằng vôn fram.
Nhược điểm: Khi chế tạo trong đèn chỉ có khí trơ loại bình thường, không có khí halogen và sợi tóc làm bằng vật liệu ôn fram nên bóng loại này thường không sáng lắm và sau một thời gian làm việc nhanh bị mờ đi.
+ Loại bóng đèn halogen
Bóng đèn halogen phải được chế tạo để hoạt động ở nhiệt độ cao hơn 2500oC. Ở nhiệt độ này khí halogen mới bốc hơi.
Một ưu điểm nữa của bóng halogen là chỉ cần một tim đèn nhỏ hơn so với bóng thường cho phép điều chỉnh tiêu điểm chính xác hơn so với bóng bình thường.
- Đèn cốt (Loại bóng đèn xenon):
Bóng đèn xenon bao gồm ống thủy tinh thạch anh bên trong chỉ có hai điện cực cách ly với nhau ở hai đầu cực và được nạp khí trơ.
Đối với xe TOYOTA FORTUNER V 2.7 AT 4×4 2015 sử dụng đèn halogen cho đèn pha (12V-55W) và đèn Bi-xenon cho đèn cốt.
b. Đèn hậu và đèn kích thước.
Đèn hậu được lắp phía sau xe. Khi trời tối, đèn này dùng để báo cho xe chạy sau biết được sự hiện diện của mình. Đèn này cũng có chức năng của đèn kích thước, có ánh sáng màu đỏ và công suất của bóng đèn là 15-21W.
c. Đèn sương mù.
Là loại đèn có bước sóng ánh sáng thích hợp với điều kiện trời sương mù hoặc mưa. Trong trường hợp này thì ánh sáng không bị gãy khúc.
e. Công tắc đèn báo nguy.
Khi bật công tắc đèn báo nguy, nó sẽ làm cho tất cả các đèn báo rẽ đều nháy.
g. Đèn kích thước.
Đèn kích thước được lắp sau xe, trước xe, bên hông xe, trên nắp cabin để chỉ rõ chiều rộng, chiều dài và chiều cao xe, các đèn kích thước thường dùng kính khuyếch tán màu đỏ đối với đèn phía sau, màu trắng hoặc vàng đối với đèn phía trước. Công suất mỗi bóng thường là 10W.
2.3.3. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý làm việc.
a. Đèn pha.
Dưới đây là sơ đồ mạch điện thực tế của hãng và sơ đồ nguyên lý từ sơ đồ thực tế
Nguyên lý hoạt động: người lái vặn công tắc điều khiển đèn đến vị trí Head:
- Dòng điện đi qua đèn cốt như sau: Dòng điện từ cực dương ắc quy qua các cầu chì 15A rồi qua bóng đèn cốt RH(LOW) và LH(LOW) đến giắc nối và đến chân HL của công tắc đảo pha cốt.
- Dòng điện đi qua đèn pha như sau: Dòng điện từ cực dương ắc quy qua các cầu chì 15A rồi qua bóng đèn pha RH(HI) và LH(HI) đến giắc nối và đến chân HU của công tắc đảo pha cốt.
b. Đèn hậu và đèn kích thước.
Nguyên lý làm việc: Khi tài xế bật công tắc đèn hậu, dòng điện chạy từ ắc quy-> cầu chì-> chân B1 của công tắc-> đến chân T1->các bóng đèn-> mát. Các bóng đèn hậu, đèn kích thước và đèn soi biển số sáng lên. Khi tài xế tắt công tắc, các đèn đều tắt.
c. Đèn sương mù.
- Đèn sương mù phía trước
Sơ đồ đèn sương mù phía trước trên xe TOYOTA FORTUNER như hình 2.50.
d. Đèn báo rẽ báo nguy.
Nguyên lý làm việc: Hệ thống đèn báo rẽ báo nguy có 2 nguồn cấp cho bộ tạo nháy nên khi không bật công tắc, đèn vật chớp khi xe gặp sự cố. Khi bật công tắc máy, cho dòng điện chạy từ (+) ắc quy -> cầu chì tổng-> công tắc máy -> bộ tạo nháy báo rẽ báo nguy.
f. Đèn báo lùi xe.
Nguyên lý làm việc: Khi tài xế điều chỉnh cho tay số chạy lùi của xe, công tắc lùi xe được đóng, hay khi tài xế về tay số đậu số mo của hộp số, công tắc số mo đóng, cho dòng điện chạy từ (+) ắc quy-> cầu chìà công tắc-> giắc nối dây-> đèn báo lùi-> mát, đèn báo lùi sáng. Khi tài xế gạt cần số về tay số khác, công tắc ngắt, đèn tắt.
2.4. Hệ thống thiết bị điện phụ.
Hệ thống các thiết bị phụ: Bao gồm quạt gió, hệ thống gạt nước lau kính, nâng hạ kính, đóng mở cửa xe, radio, tivi, hệ thống chống trộm, hệ thống nâng hạ ghế…
2.4.1. Vị trí bố trí các chi tiết.
a. Hệ thống gạt nước rửa kính.
Hệ thống gạt nước và rửa kính là một hệ thống đảm bảo cho người lái nhìn được rõ ràng bằng cách gạt nước mưa trên kính trước và kính sau khi trời mưa. Hệ thống có thể làm sạch bụi bẩn trên kính chắn gió phía trước nhờ thiết bị rửa kính.
b. Hệ thống điều khiển cửa và hệ thống nâng hạ kính.
Hệ thống điều khiển cửa là một hệ thống để mở và đóng các cửa sổ bằng cách điều khiển các công tắc. Motor cửa sổ điện quay khi vận hành công tắc điều khiển cửa sổ. Chuyển động quay của motor điện này sau đó được chuyển thành chuyển động lên xuống nhờ bộ nâng hạ cửa sổ để mở hoặc đóng cửa sổ.
Hệ thống nâng hạ kính có chức năng sau đây:
- Chức năng đóng (mở) bằng tay;
- Chức năng tự động đóng (mở) cửa sổ bằng một lần ấn;
- Chức năng khóa cửa sổ;
c. Hệ thống điều khiển gương điện.
Gương chiếu hậu là loại gương được gắn trên xe hơi nói chung và trên một số phương tiện giao thông khác. Thông thường gương chiếu hậu được gắn ở hai bên thân xe và phần trên cùng của kính chắn gió.
Theo vị trí lắp đặt gương chiếu hậu chia làm hai loại:
- Gương chiếu hậu lắp trên kính chắn gió: Đây lá loại gương chiếu hậu kiểu cũ tuy nhiên vẫn được sử dụng và rất cần thiết đối với lái xe có thể giúp quan sát trong khoang xe phía sau và giúp quan sát điều khiển xe được tốt hơn khi lùi tránh va đập vào các vật cản phía sau khó quan sát trong điểm mù.
- Gương chiếu hậu lắp bên ngoài: Gương chiếu hậu ngoài trở giúp cho người lái có được cái nhìn tốt hơn ở phía sau xe. Bên cạnh đó, gương chiếu hậu ngoài còn cho phép điều chỉnh linh hoạt để có được góc nhìn tốt nhất phù hợp với chiều cao và vị trí của người lái.
2.4.2. Cấu tạo.
a. Hệ thống gạt mưa rửa kính.
Cấu tạo của hệ thống gạt nước và rửa kính gồm các bộ phận sau:
- Cần gạt nước phía trước/Lưỡi gạt nước phía trước
- Motor và cơ cấu dẫn động gạt nước phía trước.
- Vòi phun của bộ rửa kính trước.
- Cần gạt nước/ thanh gạt nước
- Cấu trúc của cần gạt nước là một lưỡi cao su gạt nước được lắp vào thanh kim loại gọi là thanh gạt nước. Gạt nước được dịch chuyển tuần hoàn nhờ cần gạt.
- Công tắc gạt nước và rửa kính
Công tắc gạt nước có các vị trí OFF (dừng), LOW (tốc độ thấp) và HIGH (tốc độ cao) và các vị trí khác để điều khiển chuyển động của nó. Một số xe có vị trí MIST (gạt nước chỉ hoạt động khi công tắc gạt nước ở vị trí MIST (sương mù), vị trí INT (gạt nước hoạt động ở chế độ giai đoạn trong một khoảng thời gian nhất định) và một công tắc thay đổi để điều chỉnh khoảng thời gian gạt nước.
b. Công tắc điều khiển nâng hạ kính.
Công tắc điều khiển nâng hạ kính bao gồm một công tắc điều khiển nâng hạ chính, bố trí tại cửa bên trái người lái xe và mỗi cửa hành khách có một công tắc điều khiển nâng hạ phụ. Ở công tắc nâng hạ chính có công tắc khoá cửa sổ. Công tắc nâng hạ kính có hai chế độ hoạt động:
- Chức năng đóng/mở bằng tay: khi công tắc nâng hạ kính bị kéo lên hoặc đẩy xuống giữa chừng, thì của kính sẽ mở hoặc đóng cho đến khi thả công tắc ra.
- Chức năng tự động đóng/mở cửa sổ bằng một lần ấn: khi công tắc điều nâng hạ kính bị kéo lên hoặc nay xuống hoàn toàn, thì cửa kính sẽ đóng và mở hoàn toàn.
d. Công tắc cửa hành khách.
Công tắc điện điều khiển dẫn động motor điều khiển cửa của cửa sổ phía hành khách phía trước và phía sau. Mỗi cửa có một công tắc điện điều khiển.
g. Cấu tạo của hệ thống khóa cửa.
Hệ thống điều khiển khóa cửa được điều khiển bằng relay tổ hợp bao gồm các bộ phận chính sau đây:
- Motor khóa cửa.
- Công tắc khóa cửa và mở cửa.
- Công tắc đèn cửa.
j. Motor khoá cửa.
Motor khóa cửa là cơ cấu chấp hành để khoá cửa, motor khoá cửa được gắn trong cụm khoá cửa của mỗi cửa. Có hai loại motor khoá cửa: loại dùng cuộn dây solenoid và loại dùng motor điện.
2.4.3. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý làm việc.
a. Hệ thống gạt nước phía trước.
Nguyên lý làm việc: Thường thì tiếp điểm (1) và (2) nối với nhau. Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây relay, tiếp điểm (1) từ (2) nối sang (3).
Chế độ OFF: motor vẫn tiếp tục quay khi đến điểm dừng , chân (1’) bỏ (3’) nối (2’) motor dừng hoạt động
b. Hệ thống gạt nước phía sau.
Sơ đồ hệ thống phun gạt nước của hãng và sờ đồ nguyên lý từ sơ đồ thực tế.
c. Hệ thống nâng hạ kính
Nguyên lý làm việc
Khi tài xế ngắt công tắc chính thì các công tắc hành khách không thể điều khiển được. Vì đây là motor điện một chiều nên khi ta đổi chiều dòng điện, motor sẽ quay theo chiều ngược lại. Khi bật công tắc máy, dòng qua cầu chì, cung cấp nguồn cho cụm công tắc điều khiển nơi người lái.
Tương tự, người lái có thể điều khiển nâng hạ kính tất cả các của còn lại theo nguyên lý như trên. Khi công tắc chính được mở, người ngồi trong xe có thể điều khiển sự thông thoáng theo sợ thích của mình bằng cách điều khiển các công tắc hành khách cũng theo nguyên lý trên.
Chương 3
KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TOYOTA FORTUNER
3.1. Hệ thống khởi động.
3.1.1. Ắc quy.
a. Các bước kiểm tra bảo dưỡng ắc quy.
Bước 1: Tháo ác quy trên xe xuống.
- Xác định được dây nối mát;
- Tháo dây nối mát;
- Tháo dây còn lại;
Bước 2: Kiểm tra bằng mắt: Kiểm tra nứt vỏ và gãy cọc ắc quy. Nếu bị, thay bình ắc quy.
- Kiểm tra đứt cáp hay mối nối và thay thế nếu cần thiết;
- Kiểm tra giá giữ ắc quy và siết lại khi cần.
Bước 4: Kiểm tra tình trạng ắc quy
Quan sát qua lỗ trên ắc quy và so sánh với hình in trên ắc quy ta xác định được tình trạng ắc quy. Nếu cần thiết thì thay bình ắc quy mới.
Bước 6: Kiểm tra khả năng chịu tải nặng của ắc quy
Kiểm tra khả năng chịu tải nặng của ắc quy cho chúng ta biết khả năng phân phối dòng điện của ắc quy. Trước khi kiểm tra tải nặng phải xác định dung lượng bình ắc quy. Dung lượng bình ắc quy ghi trên nhãn bình
Quy trình kiểm tra khả năng chịu tải nặng:
- Lắp đặt bộ thử tải
- Tăng tải lên bằng núm điều khiển đến khoảng gấp 3 lần AH hay một nửa CCA
- Duy trì tải không quá 15s, ghi nhận giá trị điện áp.
b. Sạc bình ắc quy
Tất cả các dụng cụ sạc bình ắc quy đều hoạt động dựa trên nguyên lý: Một dòng điện được cấp cho ắc quy để chuyển đổi hóa học trong các ngăn ắc quy. Không được nối đầu sạc hay gỡ ra trong trường hợp máy sạc đang bật. Làm theo những chỉ dẫn khi sạc của nhà sản xuất.
3.1.2. Máy khởi động.
a. Quy định an toàn.
- Tuân thủ quy tắc an toàn trong xưởng thực hành.
- Tuân thủ các bước thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên
b. Các nội dung chính.
- Công tác chuẩn bị:
+ Tuốc nơ vít, móc than, Clê 12x14; 8 x10, kìm nhọn;
+ Lực kế, Xăng rửa, dẻ lau, giấy nhám, khay rửa, bóng đèn 12V;
- Điều chỉnh:
+ Điều chỉnh khe hở giữa đầu bánh răng khởi động tới vòng cữ tiêu chuẩn 2mm ± 0,5 bằng ốc điều chỉnh giữa lõi rơ le. 0,5 + 1,5 mm bằng vít điều chỉnh trên vỏ máy.
+ Điều chỉnh tiếp điểm hộp các tiếp điểm chính phụ bằng cách dùng bóng đèn, ắc quy sao cho tiếp điểm phụ đóng trước.
* Dùng đồng hồ điện kiểm tra chạm mát cuộn dây stato.
Bước 1: Chạm 1 đầu que đo vào cuộn dây hoặc chổi than.
Bước 2: Chạm đầu que đo kia vào vỏ stato.
Đồng hồ báo không thông mạch thì tốt. Nếu thông mạch thì cuộn dây bị chạm mát và phải thay stato
* Dùng thước cặp đo chiều dài chổi than (đo cả 4 chổi). Thay chổi than nếu chiều dài nhỏ hơn giới hạn quy định
Tiêu chuẩn: 16
Giới hạn: 10
* Kiểm tra xem răng của bánh răng ly hợp có mòn quá hoặc hư hỏng không. Thay thế nếu cần.
Bước 1: Quay bánh răng theo chiều kim đồng hồ. Bánh răng phải quay nhẹ nhàng.
Bước 2: Thử quay bánh răng theo chiều ngược lại. Bánh răng sẽ bị khóa
* Các bước thay thế vòng bi trước:
Bước 1: Dùng van chuyên dụng tháo vòng bi ra khỏi rôto.
Bước 2: Lắp vòng bi mới vào roto máy khởi động.
- Các bước lắp:
Bước 1: Lắp rô to ra vào stato.
Bước 2: Lắp đặt chổi than và giá đỡ chổi than.
Bước 3: Đặt chổi than vào phần ứng.
Bước 4: Sử dụng một tuốc nơ vít, giữ lại lò so chổi than, và lắp đặt các chổi than vào giá đỡ chổi than.
Bước 5: Lắp đặt bốn chổi than.
Bước 13: Lắp dây nối giữa động cơ điện một chiều vào rơ le gài khớp.
- Kiểm thử máy khởi động
+ Kiểm tra cuộn hút
3.2. Kiểm tra hư hỏng hệ thống chiếu sáng - tín hiệu.
3.2.1.Phương pháp điều chỉnh đèn đầu.
a. Dụng cụ.
Để chuẩn bị cho công tác điều chỉnh đèn pha cốt ta cần các dụng cụ như: một tua vít 2 chấu và 3 chấu, một sân bại bằng phẳng với chiều dài khoảng 15m trở lên, thước đo, thước kẻ, một miếng giấy trắng 2m x 4m.
b. Kiểm tra độ hội tụ đèn pha.
Bước 1: Đặt xe cách tường 10 m. Nhấn xe xuống vài lần để ổn định hệ thống treo, không được làm hỏng hệ thống treo.
Bước 2: Lấy tấm giấy trắng 2mx4m làm màn chiếu, kẻ đường thẳng đứng đi qua tâm màn chiếu (đường V).
Bước 3: Để màn chiếu vuông góc với mặt đất, gióng thẳng đường V trên màn chiếu với tâm của xe. Đặt màn chiếu như trong hình vẽ.
Bước 6: Che một bên đèn lại, bật đèn pha và chắc chắn rằng đường phân cách nằm trong vùng tiêu chuẩn như trong hình vẽ. Kiểm tra các thông số của đèn như hình vẽ, nếu sai ta sẽ điều chỉnh lại độ hội tụ của đèn.
c. Điều chỉnh độ hội tụ đèn pha.
Bước 1: Chỉnh độ hội tụ thẳng đứng đèn pha vào phạm vi tiêu chuẩn bằng cách xoay vít chỉnh A bằng tô vít. Thực hiện điều chỉnh hội tụ đèn cốt, việc điều chỉnh độ hội tụ trên đèn cốt đến vị trí đúng cũng sẽ làm cho đèn pha được điều chỉnh chính xác theo.
Bước 2: Chỉnh độ hội tụ ngang đèn pha vào phạm vi tiêu chuẩn bằng cách xoay vít chỉnh B bằng tô vít.
3.2.2. Khảo sát kiểm tra từng bộ phận.
a. Kiểm tra bóng đèn.
- Dụng cụ cần dùng: đồng hồ đo đa năng, bình ắc quy 12V, đầu kẹp, dây dẫn.
- Thao tác: Dùng đồng hồ VOM đo điện trở của các tim bóng đèn. Đặt vị trí của đồng hồ VOM tại dại đo điện trở. Nối đầu đo của đồng hồ đo điện vào các chân của bóng đèn.
b. Kiểm tra cầu chì.
Bước 1: Dùng đồng hồ VOM đo thông mạch để kiểm tra cầu chì có bị đứt không.
Bước 2: Nếu đồng hồ hiện giá trị 0 thì cầu chì còn tốt.
d. Kiểm tra giắc cắm.
Kiểm tra xem phần sau của giắc cắm dây điện có bị tuột ra hay không.
- Các chân của giắc cắm có bị gỉ zét hay không.
f. Kiểm tra rơle
Sử dụng đồng hồ VOM đo điện trở hai đầu cuộn dây của rơle. Nếu điện trở khoảng 0,3 thì cuộn dây còn tốt. Nếu điện trở là 0 hay thì thay rơle khác. Kiểm tra tiếp điểm của rơle bằng cách cấp nguồn cho cuộn dây, dùng đồng hồ VOM đo thông mạch 2 đầu tiếp điểm.
- Kiểm tra rơle đèn pha:
Bước 1: Tháo rơle chế độ đèn pha ra khỏi hộp rơle khoang động cơ.
Bước 2: Đo điện trở theo các giá trị trong bảng 3.1 dưới đây.
3.3.3. Xác định chân của các linh kiện để đấu dây.
a. Chuẩn bị dụng cụ
Ắc quy điện áp 12V, kẹp bình, cầu chì, rơle, dây dẫn, công tắc máy, công tắc chính, công tắc đảo pha, bóng đèn pha cốt, bóng đèn đơmi, bóng đèn báo, kềm, đồng hồ đo điện.
b. Xác định các chân của tim đèn pha và cốt.
Bước 1: điều chỉnh đồng hồ đo điện ở vị trí đo điện trở.
Bước 2: Ta phải xác định chân nào là chân mát của bóng đèn. Lần lượt đo điện trở chân này với chân kia theo chiều kim đồng hồ, ta sẽ xác định được chân nào là âm khi chân đó đo với 2 chân kia có giá trị điện trở xác định.
Bước 4: Kết quả thu được sẽ xác định được như sau: Chân đèn pha có lượng
3.3.4. Khảo sát chẩn đoán các hư hỏng của hệ thống chiếu sáng.
a. Cụm đèn pha.
Sau đây là các dang hư hỏng thường gặp của hệ thống đèn pha, nguyên nhân, phương pháp sửa chữa.
b. Đèn hậu, đèn kích thước và đèn sương mù.
Các hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và phương pháp khắc phục được liệt kê trong bảng 3.5.
c. Chẩn đoán hư hỏng mạch điện hệ thống chiếu sáng.
Trường hợp 1: Mạch hở.
Theo nguyên lý làm việc thì điện áp đo được của từng đoạn trong mạch như hình 3.71.Ta xét ví dụ một hư hỏng đèn bên phải của đèn cốt không sáng như hình vẽ, để xác định hư hỏng ta kiểm tra điện áp của từng bộ phận mình nghi ngờ.
3.3. Khai thác, kiểm tra hư hỏng hệ thống gạt nước và rửa kính.
3.3.1. Khảo sát kiểm tra từng bộ phận.
a. Cụm công tắc điều khiển phun gạt nước.
- Đo điện trở công tắc theo bảng 3.18.
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn thì thay cum công tắc khác.
- Kiểm tra hoạt động gián đoán.
Bước 1: Nối đầu đo dương(+) của vôn kế vào cực B-3 (+1) vào đầu đo âm(-) của vôn kế vào cực A-2 (EW).
Bước 2: Nối cực dương (+) ắc quy vào cực B-2 (+B) và cực âm (-) ắc quy vào cực A-2 (EW) và B-1 (+S).
Bước 3: Bật công tắc gạt nước đến vị trí INT.
Bước 4: Nối cáp dương (+) ắc quy vào cực B-1 (+S) trong 5 giây.
b. Kiểm tra hoạt động phun nước rửa kính.
Bước 1: Tắt công tắc gạt nước OFF.
Bước 2: Nối cực dương (+) ắc quy vào cực B-2 (+B) và cực âm (-) ắc quy vào cực B-1 (+S) và A-2 (EW).
Bước 3: Nối đầu đo dương (+) của vôn kế vào cực B-3 (+1) và đầu đo âm (-) của vôn kế vào cực A-2 (EW).
d. Kiểm tra hoạt động gạt nước phía sau.
- Kiểm tra hoạt động của gạt nước.
Nối cực dương (+) ắc quy vào cực 1 (+) và cực âm (-) ắc quy vào cực 2 (-), và kiểm tra rằng môtơ hoạt động. Nếu motor không hoạt động, thay motor mới.
- Kiểm tra chế độ dừng tự động.
Nối cực dương (+) ắc quy vào cực 1 (B) và cực âm (-) ắc quy vào cực 2 (-1). Khi môtơ đang quay, hãy ngắt dây ra khỏi cực 1 (+) để dừng hoạt động của môtơ gạt nước ở vị trí dừng tự động.
3.3.2. Xác định chân của giắc cắm và chân của motor để đấu dây.
a. Xác định các chân của công tắc gạt nước.
Bước 1: Kẻ bảng thứ tự các chân (hoặc các màu dây) và các vị trí công tắc để ghi kết quả đo.
Bước 2: Bật công tắc sang vị trí OFF và sử dụng đồng hồ VOM thang đo để đo thông mạch các chân của công tắc.
Bước 3: Cắm que đo của đồng hồ vào 1 chân cố định.
Bước 4: Que thứ 2 cắm lần lượt vào các chân còn lại để đo thông mạch.
b. Xác định các chân của motor gạt nước.
- Loại motor gạt nước sử dụng cơ cấu dừng loại luôn nối dương (dương chờ)
+ Motor gạt nước có 5 chân: dương, mát, Low, High, S.
+ Cấp dương và âm ắc quy cho motor gạt nước, quan sát tốc độ hoạt động của motor xác định được chân Low,chân High và chân mát (E).
+ Chân nào nối chân dương ở vị trí dừng là chân S
+ Chân còn lại là chân mát (E).
-> Xác định được các chân của motor gạt nước.
3.3.3. Khảo sát chẩn đoán các hư hỏng thường gặp của hệ thống gạt nước.
Các dạng hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và phương pháp khắc phục được trình bày trong bảng 3.19.
KẾT LUẬN
Hệ thống điện thân xe là một khái niệm tương đối rộng vì nó bao hàm nhiều hệ thống điện khác nhau, mỗi hệ thống điện đó có một mục đích và nguyên lý hoạt động khác nhau. Trên thực tế thì hệ thống điện thân xe rất hay bị hư hỏng do cách vận hành xe của người sử dụng thường không đúng so với nhà sản xuất yêu cầu và do điều kiện môi trường làm việc của các hệ thống điện trên xe. Điều này thể hiện ở việc phải thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa ắc quy, máy phát (hệ thống cung cấp), mô tơ gạt nước lau kính... được xem là những chi tiết hay gặp sự cố nhất trong các hệ thống của ô tô. Một ví dụ minh họa cho điều này là rất hay xảy ra hiện tượng chạm mạch trong hệ thống điện do khung sườn xe được sử dụng làm dây dẫn chung (dây (-)), nếu dây dẫn (dây (+)) vì một lý do nào đó bị xước vỏ bọc thì ngay lập tức sẽ bị chập mạch và có thể xảy ra những thiệt hại rất lớn.
Đề tài đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu được một số hệ thống điện cơ bản dưới dạng các sơ đồ mạch điện, đồng thời cũng đề ra một số biện pháp khắc phục hư hỏng của các hệ thống điện đó.
Tuy nhiên đề tài cũng còn một số hạn chế nhất định như:
- Chưa thể trình bày được đầy đủ các mạch điện trong hệ thống điện thân xe.
- Chưa tính toán, thiết kế các vi mạch điều khiển và khả năng chịu tải của dây dẫn.
Tôi hy vọng sau khi đề tài được hoàn thiện nó sẽ trở thành cuốn tài liệu thực hành cho công việc sửa chữa các hệ thống điện thân xe.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS-TS Đỗ Văn Dũng, “Hệ thống điện và điện tử trên ô tô hiện đại”, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. HCM, 2007.
2. Phạm Quốc Thái, “Bài giảng môn học Trang bị điện và điện tử trên ô tô”, Đại học Đà Nẵng, 2007..
3. Phạm Ngọc Tuấn, “Giáo trình Trang bị điện”, Trường Sỹ Quan Kỹ Thuật Quân Sự, 2007.
4. Công ty ô tô TOYOTA Việt Nam, “Tài liệu đào tạo giai đoạn 2 - ĐIỆN THÂN XE”, 1998.
5. Công ty ô tô TOYOTA Việt Nam, “TOYOTA GSIC - Global Service Information Center”, 2015.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"