ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỆN XE UAZ-469

Mã đồ án OTTN003021632
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 320MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ tổng quan hệ thống chiếu sáng, chóa đèn, đèn báo rẻ, bản vẽ hệ thống thiết bị điện phụ, bản vẽ kết cấu máy khởi động, bản vẽ kết cấu máy phát); file word (Bản thuyết minh, nhiệm vụ đồ án, bìa đồ án…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... NGHIÊN CỨU KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỆN XE UAZ-469.

Giá: 950,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

Nội dung....................................................................................................... 1

TÓM TẮT ............................................................................................... 2

A. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài........................................................................... 3

2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................... 3

3. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................... 3

4. Đối tượng nghiên cứu..................................................................... 3

5. Phạm vi nghiên cứu........................................................................ 3

6. Phương pháp nghiên cứu............................................................... 3

7. Giá trị đề tài................................................................................... 4

B. NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN XE UAZ-469...... 5

1.1. Tổng quan về xe UAZ-469......................................................... 5

1.2. Nhiệm vụ, phân loại................................................................... 8

1.3. Đặc điểm, kết cấu hệ thống điện trên xe UAZ-469...................... 8

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐIỆN XE UAZ-469......... 12

2.1. Hệ thống cung cấp điện............................................................. 12

2.2. Hệ thống đánh lửa .................................................................... 20

2.3. Hệ thống khởi động.................................................................. 22

2.4. Hệ thống chiếu sáng tín hiệu..................................................... 26

2.5. Hệ thống thiết bị điện phụ ....................................................... 38

2.6. Hệ thống kiểm tra, theo dõi...................................................... 41

CHƯƠNG 3: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN TRÊN XE UAZ-469....52

3.1. Quy trình tháo lắp hệ thống điện xe UAZ-469.............................. 52

3.1.1 Quy trình tháo lắp hệ thống cung cấp điện............................. 52

3.1.2 Quy trình tháo lắp hệ thống đánh lửa..................................... 57

3.2. Các hư hỏng và cách khắc phục hệ thống điện UAZ-469............. 59

3.2.1. Các hư hỏng và cách khắc phục hệ thống cung cấp điện........ 59

3.2.2. Các hư hỏng và cách khắc phục hệ thống đánh lửa................ 66

KẾT LUẬN............................................................................................ 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................... 69

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT, KÍ HIỆU................................................... 70

TÓM TẮT

Trong quá trình phát triển và xây dựng quân đội theo hư­ớng chính quy và hiện đại hoá nhằm đáp ứng yêu cầu về các nhiệm vụ và vai trò trong bảo vệ tổ quốc thì ngành xe quân đội ngày càng được hiện đại hoá bằng cách trang bị thêm những chủng loại xe mới. Hiện nay, bên cạnh những loại xe truyền thống do Liên Xô (Nga hiện nay) trang bị, chúng ta còn thấy những loại xe khác cũng được sử dụng trong quân đội như­ Toyota, Mazda, Nissan, Mitsubishi Mặc dù những loại xe này rất hiện đại như­ng đắt tiền và chỉ để phục vụ sinh hoạt trong thời bình ở những nơi có hệ thống đường giao thông tốt.

Một yêu cầu mang tính chất đặc thù của xe quân sự là phải hoạt động tốt trong mọi điều kiện thời tiết, đảm bảo khởi động tin cậy và nhanh, có tính cơ động cao trong điều kiện địa hình phức tạp (vùng rừng núi, nơi không có đường xá). 

Để đáp ứng những yêu cầu trên, quân đội ta đã được trang bị các thế hệ xe có khả năng việt dã cao do Liên Xô chế tạo, từ xe tăng, xe bọc thép, xe tải, xe chuyên dụng cho tới các loại xe con.

Xe UAZ là loại xe nhỏ, hai cầu chủ động với nhiều thế hệ đã được chứng minh bằng thực tế là rất phù hợp với điều kiện Việt Nam. Từ model UAZ 69 (GAZ-69) và đặc biệt là model UAZ 469 đều tỏ rõ những tính năng tuyệt vời của chúng. Để sử dụng và khai thác xe đúng theo các yêu cầu và quy phạm kỹ thuật nhằm nâng cao tính kinh tế và tuổi thọ xe nói chung và hệ thống điện nói riêng thì ng­ười cán bộ kỹ thuật ngành xe cần phải hiểu biết các tính năng, đặc điểm và kết cấu của xe và hệ thống điện xe UAZ 469. Trên cơ sở các kiến thức cơ bản đó, kết hợp với quy tắc về khai thác sử dụng và bảo d­ưỡng kỹ thuật do nhà máy sản xuất quy định để đề ra những quy tắc, quy phạm sử dụng, bảo d­ưỡng, sửa chữa phù hợp với điều kiện Việt Nam. 

Trải qua thời gian học tập tại trường, với những kiến thức đã được trang bị, cùng với sự giúp đỡ tận tình của các thầy trong Khoa Ô Tô và các học viên giúp tôi có thêm nhiều tự tin và gắn bó hơn với ngành mình đang theo học. Đồ án tốt nghiệp là môn học cuối cùng của mỗi sinh viên để hoàn thành khóa học, nhận thức được tầm quan trọng đó nên tôi đã chọn đề tài “Khai thác hệ thống điện xe UAZ 469”. Đồ án tốt nghiệp gồm 3 phần:

Chương 1: Tổng quan về hệ thống điện trên xe UAZ-469

Chương 2: Nghiên cứu hệ thống điện xe UAZ-469

Chương 3: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện trên xe UAZ-469

MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài

Qua thời gian thực tập và trong quá trình học tập tại trường nhờ sự định hướng của các thầy đã giúp đỡ em trong quá trình học tập và đã định hướng cho em làm đồ án tốt nghiệp: “Nghiên cứu khai thác hệ thống điện trên xe UAZ-469”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về hệ thống điện trên xe UAZ-469.

- Nghiên cứu, khai thác hệ thống điện trên xe UAZ-469.

1.5. Đối tượng nghiên cứu

- Hệ thống điện xe UAZ-469.

1.6. Phạm vi nghiên cứu

- Trong quá trình học tập và nghiên cứu do đặc thù của môi trường quân đội, thời gian ngắn nên trong Đồ án tốt nghiệp tôi chỉ tập trung nghiên cứu về cấu tạo, nguyên lý làm việc, quy trình tháo lắp, các hư hỏng và cách khắc phục “Hệ thống cung cấp điện” và “Hệ thống đánh lửa” mà không nghiên cứu các hệ thống khác trên xe UAZ-469.       

1.7. Giá trị của đề tài

- Hệ thống điện trên xe là một hệ thống rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình làm việc của xe. Để cho xe hoạt động ổn định và tiết kiệm được nhiên liệu thì hệ thống điện phải đảm bảo tốt. Tuy nhiên hệ thống điện là không cố định, nó thay đổi theo từng mục đích sử dụng. Với sự phát triển của Khoa học- kỹ thuật để giúp người lái thuận tiện và thoải mái hơn trong quá trình lái xe thì yêu cầu cần phải có các phụ tải. Hệ thống điện trên xe đáp ứng được nhu cầu đó.

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN XE UAZ-469

1.1. Tổng quan về xe UAZ-469                

Nói về UAZ-469, ở Việt Nam thường gọi là xe “U oát”. Đây là chiếc xe có khả năng vượt mọi địa hình do hãng Ulyanovskiy Avtomobilnyi Zavod, tức UAZ của Liên Xô sản xuất (hình 1.1).

Xe địa hình 4x4 UAZ-469 được giới thiệu vào năm 1973 nhằm thay thế cho loại UAZ-69. Tính đến thời điểm hiện tại, mẫu xe này được đánh giá là thành công nhất của UAZ. UAZ-469 có ưu điểm lớn là có khả năng hoạt động trên mọi địa hình và sửa chữa dễ dàng, điều này giúp UAZ-469 trở thành biểu tượng khi nói về độ tin cậy và khả năng vượt địa hình.

Tính năng kĩ thuật của UAZ-469 bảng 1.1.

1.3. Đặc điểm, kết cấu hệ thống điện trên xe UAZ-469 gồm các hệ thống

1.3.1 Hệ thống cung cấp điện:

a. Nhiệm vụ:

Tạo ra và cung cấp năng lượng điện cho các phụ tải trên ô tô với một điện áp ổn định trong mọi điều kiện làm việc của ô tô.

b. Các thiết bị chính gồm:

Ác qui, máy phát điện, tiết chế, các rơ le và đèn báo nạp, ...

1.3.2. Hệ thống Đánh lửa:

a. Nhiệm vụ:

Biến dòng điện một chiều có điện áp thấp (12 hoặc 24V) thành các xung điện áp cao (12-50KV), đủ để tạo thành tia lửa điện cao thế ở bugi

b. Các thiết bị chính gồm:

Nguồn điện, khóa điện, điện trở phụ, biến áp đánh lửa, bộ chia điện, dây cao áp và bugi. Ở những hệ thống đánh lửa kiểu điện tử còn có thêm hộp đánh lửa điện tử, bộ cảm biến.

1.3.3. Hệ thống khởi động:

a. Nhiệm vụ:

Làm quay trục khuỷu động cơ với số vòng quay tối thiểu đủ để nổ máy và đảm bảo nổ máy dễ dàng trong mọi điều kiện làm việc của động cơ.

b. Các thiết bị chủ yếu gồm:

Máy khởi động và có thể có thêm các rơle bảo vệ khóa điện, rơle trung gian, rơle đổi nối điện áp vv... Trong một số xe sử dụng động cơ điezen có khi còn có hệ thống  xông nóng động cơ.

1.3.5. Hệ thống chiếu sáng tín hiệu:

a. Nhiệm vụ:

Đảm bảo điều kiện làm việc bình thường của ô tô máy kéo khi trời tối hoặc sương mù và đảm bảo an toàn giao thông.

b. Các thiết bị chính:

Các loại đèn, các công tắc và rơle đèn; các cầu chì bảo vệ và còi điện.

1.3.6. Hệ thống thiết bị điện phụ:

a. Nhiệm vụ:

Là hệ thống tiện nghi, phục vụ cho hành khách đồng thời hỗ trợ cho công việc của người lái 

b. Các thiết bị chính:

Bộ lau - rửa, nâng- hạ kính, khóa cửa, quạt gió, đồng hồ điện, Rađio cátset.

CHƯƠNG 2

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐIỆN  XE UAZ-469

2.1. HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN:

2.1.1. Ắc quy 6 CT - 68PMC

Trong đó:

- Số thứ nhất 6 chỉ số ngăn của ắc quy tương ứng với 12V.

- Chữ thứ hai tiếp theo là CT chỉ loại ác quy dùng để khởi động ôtô máy kéo. Thông thường ắc quy có ký hiệu chữ CT là dùng trên ôtô.

- Số tiếp sau chữ CT chỉ điện dung định mức của ắc quy ở chế độ phóng điện 10 giờ, tính bằng Ampe giờ (A.h).

2.1.1.1 Cấu tạo của ác quy axít chì

Bình ắc quy có cấu tạo như hình ..., thường có 6 ngăn. Mỗi ngăn của bình ác quy là một ác quy đơn nó có suất điện động là 2V. Các ngăn của ác quy đấu nối tiếp với nhau và nó sẽ cho suất điện động của bình ác quy là 12V.

2.1.2. Máy phát điện G250 trên xe UAZ-469.

2.1.2.1.Cấu tạo máy phát điện xoay chiều kích thích kiểu điện từ loại có vành tiếp điện G250 12V40A trên xe UAZ-469.

Gồm những phần chính: Rôto, stato, nắp, puly, cánh quạt và bộ chỉnh lưu. Ở máy phát G250 bộ chỉnh lưu bằng điốt silíc được lắp ngay trong máy phát điện. Ở một số máy phát điện ngoài bộ chỉnh lưu người ta có thể còn lắp thêm bộ điều chỉnh điện ngay trong máy phát.

2.1.2.2 Nguyên lý làm việc của máy phát điện xoay chiều kích thích kiểu điện từ loại có vòng tiếp điện

Khi mở khóa điện, dòng điện từ ác quy được đưa vào cuộn dây kích thích. Lúc này cuộn dây kích thích sẽ sinh ra từ thông kích thích một chiều làm cho các đầu cực của rô to nhiễm từ mạnh và trở thành một  nam châm điện mà 2 đầu ống thép là 2 cực từ khác dấu. Dưới ảnh hưởng của các từ cực mà các móng cũng trở thành các cực của rô to. 

2.1.3 Bộ điều chỉnh điện PP-362

PP-362 là bộ ĐCĐ bán dẫn có tiếp điểm, được lắp trên xe UAZ-469 của Liên Xô.

- Cấu tạo:

Bộ điều chỉnh PP-362 được biểu điễn như hình 2.4. Về cấu tạo, PP-362 chia làm hai phần/

Khi làm việc ở số vòng quay cao và điện áp của nó lớn hơn điện áp của ác quy thì máy phát sẽ nạp điện cho ác quy, cung cấp điện cho các phụ tải và tự cung cấp điện cho mạch kích thích của mình. Mạng điện trong PP-362 lúc này chịu ảnh hưởng của điện áp máy phát điện.

2.2. HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA

2.2.1 Hệ thống đánh lửa bán dẫn có tiếp điểm điều khiển TK-102 trên xe UAZ-469.

2.2.1.1. Sơ đồ:

Gồm điện trở phụ, hộp đảo mạch bán dẫn, ký hiệu TK-102, biến áp đánh lửa và bộ chia điện.

2.2.1.2. Nguyên lý làm việc:

- Khi động cơ làm việc tiếp điểm K đóng mở liên tục. Vào lúc tiếp điểm K mở, Transistor ở trạng thái khóa, trong mạch không có dòng điện.

Lúc này dòng sơ cấp I1 chạy qua cuộn sơ cấp có trị số: I1 = I0 + Ib + Ic

- Khi đến thời điểm đánh lửa, tiếp điểm điều khiển K mở ra, dòng điện qua cuộn W4 giảm đột ngột, dẫn đến dòng điện đi qua W1 bị mất (Iwi = I0 + Ib» 0,7 ÷ 0,9A), dòng điều khiển Ib  = 0. Transistor chuyển sang trạng thái đóng, do vậy dòng làm việc mất đột ngột, tốc độ biến thiên trị số giảm nhanh. 

2.3. HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG:

2.3.1 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy khởi động CT-130b xe UAZ-469

- Khớp truyền động: Là loại khớp một chiều kiểu bi.

- Cơ cấu điều khiển: Gồm hộp tiếp điểm, Rơle gài khớp và nạng gài 6

- Hộp tiếp điểm:

Gồm các chi tiết chủ yếu sau:

Hai ốc đồng 1 (hai tiếp điểm chính) có hai đầu nhô ra ngoài là chỗ để nối đầu dây cáp từ ắc qui đến và thanh đồng nối từ hộp tiếp điểm xuống phần động cơ điện. Đĩa đồng 14 hình tròn được cách điện trên trục của lõi thép (thanh thép) của Rơle gài khớp. 

- Rơle gài khớp:

Rơle gài khớp là một ống thép. Trong ống thép có một lõi thép từ hình trụ 5 có thể di chuyển được trong ống, lõi thép có lỗ để xuyên thanh đẩy 3 có chứa đĩa đồng qua nó. Trên ống thép có cuốn hai cuộn dây 13 với đường kính và số vòng khác nhau được gọi là cuộn hút và cuộn giữ (Wh, Wg).

2.3.2. Nguyên lý làm việc:

Khi muốn làm việc người lái vặn khóa điện về vị trí khởi động (CT). Khi đó máy phát điện chưa quay và điện trở cuộn dây phần ứng nhỏ nên có dòng điện chạy trong cuộn W của RLBVKĐ theo mạch: (+) Aq -> ốc đồng 1 -> (A)-> đầu AM ® đầu CT -> đầu K của cuộn W-> đầu K -> Яp-> (+) mf ® (-) mf -> (-) ắc qui.

Như vậy nhờ có RLBVKĐ mà máy khởi động được tắt tự động, khi động cơ ô tô đã nổ an toàn dù cho người lái vẫn giữ khóa điện ở vị trí khởi động.

Ngoài ra RLBVKĐ có tác dụng để khóa giữ không cho khởi động quay khi ô tô đang làm việc. 

2.4. HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TÍN HIỆU:

2.4.1 Sơ đồ khái quát

Trên xe ô tô thường được bố trí nhiều loại đèn: đèn pha, đèn kích thước, đèn xi nhan, đèn hậu, đèn phanh, đèn lùi, đèn trần v.v.. mỗi đèn có một tác dụng riêng và được bố trí lắp đặt ở các vị trí hợp lý.

2.4.2. Đèn pha

2.4.2.1. Cấu tạo chung

Biểu diễn cấu tạo của một bộ đèn pha thông thường.

2.4.2.2. Hệ thống quang học của đèn pha

Hệ thống quang học của đèn pha gồm: Bóng đèn 1, chóa phản chiếu 2 và kính khuyếch tán 3

Dây tóc đèn rất nhỏ so với kích thước của đèn nên hầu như là một điểm sáng. Điểm sáng được đặt ở tiêu cự của chóa phản chiếu Parabôn. Các chùm tia sáng của điểm sáng sau khi phản chiếu qua chóa hầu hết đi song song với trục quang học (tức song song với mặt đường).

2.4.2.3. Cấu tạo đèn pha và bóng đèn

Các chóa đèn thường được dập bằng thép lá và phủ bên trong một lớp kim loại phản chiếu.

Bóng đèn pha có đầu chuẩn và dấu để có thể lắp vào đèn pha đúng vị trí, tức là dây tóc ánh sáng xa phải nằm ở tiêu cự của chóa. Điều này được đảm bảo nhờ tai đèn (hình 2.13c)

2.4.4. Các đèn pha đặc biệt

2.4.4.1. Đèn pha để đi trong sương mù

Các đèn pha thông thường khi chiếu sáng trong sương mù không thỏa mãn được yêu cầu chiếu sáng, vì ánh sáng từ đèn pha khi chiếu trong sương mù sẽ bị phản chiếu trở lại từ các hạt sương làm lóa mắt người lái xe. Các đèn pha để đi trong sương mù khác đèn pha thông thường ở qui luật phân bố ánh sáng đặc biệt. Chùm tia sáng khuyếch tán theo dải rộng ở mặt phẳng ngang và chúc xuống, các đèn này đôi khi có màu vàng.

2.4.4.3. Đèn chạy lùi

Trên các ô tô con người ta thường bố trí đèn chạy lùi. Đèn này có thể bật tự động khi gài số lùi xe nhờ một công tắc điện được dẫn động từ bánh răng số lùi. Trên một số xe khi bật đèn lùi một loa phát chuông nhạc cũng được bật, báo cho người giao thông trên đường biết xe đang ở trạng thái lùi. 

2.4.5. Các đèn tín hiệu và kích thước

2.4.5.1. Đèn phanh

Đèn này được bố trí sau xe và có độ sáng cao để ban ngày có thể nhìn rõ. Đèn phanh được tự động bật sáng bằng một công tác đặc biệt được dẫn động bằng khí phanh hoặc dầu phanh khi người lái đạp bàn đạp phanh. Màu qui định của đèn 

2.4.5.3. Đèn kích thước

Các đèn này báo chiều rộng (đôi khi cả chiều cao, chiều dài) của xe. Chúng thường được bố trí ở tai xe và kính có màu trắng hoặc vàng đối với đèn phía trước còn màu đỏ đối với đèn phía sau. Độ sáng của đèn nhỏ, công suất bóng đèn khoảng 15W - 21W. Đèn kích thước được điều khiển bằng công tắc chung với đèn pha (sẽ xét ở phần sau).

2.4.6 Công tắc điều khiển

2.4.6.1 Công tắc kéo (công tắc loại 3 nấc)

Công tắc này thường dùng cho các loại xe đời cũ. Công tắc loại này có các vị trí:

- Đẩy cần đẩy vào hết: OFF

- Kéo nấc thứ nhất: Đèn soi đuôi xe, đèn kích thước, đèn đậu.

- Kéo nấc thứ hai: Đèn pha (cốt), đuôi, kích thước.

2.4.6.3 Hệ thống đèn  sử dụng công tắc 3 nấc

Nguyên lý hoạt động:

Khi công tắc ở vị trí trong cùng OFF (đẩy công tắc vào hết), tất cả các đèn không sáng.

Khi kéo công tắc ra một nấc (vị trí đèn lái - đờ mi) lúc này cực B của công tắc được thông mạch với cực D và cực P nên đèn kích thước và đèn hậu sáng.

2.4.7 Còi điện:

2.4.7.1 Cấu tạo của còi điện gồm:

Nam châm điện, tụ điện, đĩa rung, màng thép và cơ cấu điều chỉnh âm thanh. Đĩa rung làm bằng nhôm dùng để tạo âm hưởng. Tụ điện dùng để giảm bớt tia lửa điện ở tiếp điểm, điện dung của tụ điện khoảng 0,17 mF.

Để điều chỉnh âm thanh của còi ta chỉnh ốc 11 sức căng lò xo lá 7 và khe hở giữa tấm thép 8 và khung thép 5. Ôtô thường được trang bị hai còi có âm điện cao thấp khác nhau để tiếng kêu lớn và nghe dễ chịu. Cường độ điện tiêu thụ cho hai còi khoảng 15-25Ampe.

2.4.7.2. Nguyên lý làm việc như sau:

Khi ấn nút còi, điện từ ắc qui qua khóa điện đến đầu IGN -> cuộn dây điện từ B -> SW ® nút bấm còi ® mát -> (-) ắc qui. Cuộn dây B hút miếng C đóng tiếp điểm A. 

2.5. HỆ THỐNG THIẾT BỊ ĐIỆN PHỤ

2.5.1. Hệ thống lau rửa kính

2.5.1.1 Giới thiệu chung

Ô tô thường dùng các kiểu hệ thống gạt nước và rửa kính sau đây:

A. Gạt nước

Hệ thống gạt nước thường có những chế độ làm việc như sau:

- Gạt nước một tốc độ

- Gạt nước hai tốc độ

2.5.1.2. Cấu tạo

- Hệ thống gạt nước và rửa kính bao gồm các bộ phận sau:

a. Môtơ gạt nước

Mô tơ kiểu dùng nam châm vĩnh cửu được dùng cho các môtơ gạt nước. Môtơ gạt nước bao gồm một môtơ và cơ cấu trục vít-bánh vít-bánh răng để giảm tốc độ của môtơ.

b. Công tắc dừng tự động:

Công tắc dừng tự động bao gồm một đĩa đồng có khoét rãnh và ba tiếp điểm. ở vị trí OFF của công tắc gạt nước tiểp điểm giữa được nối với chổi than tốc độ thấp của môtơ gạt qua công tắc. 

2.5.3. Điều khiển Hệ thống quạt làm mát đông cơ

- Hệ thống làm mát trên động cơ có nhiệm vụ giữ cho động cơ luôn luôn làm việc ở chế độ nhiệt độ tối ưu khi tải trọng thay đổi. Điều này nhằm tránh cho các chi tiết bên trong của động cơ không bị nóng thái quá dễ dẫn đến tình trạng bó kẹt, đồng thời làm mất mát công suất của động cơ.

- Như vậy làm mát cho động cơ chính làm giảm bớt phần nhiệt lượng do hòa khí cháy truyền lại cho cụm piston – xilanh. 

2.6. HỆ THỐNG KIỂM TRA THEO DÕI

2.6.1  Sơ đồ khái quát:

Có nhiều kiểu sơ đồ điện khác nhau điều khiển hệ thống kiểm tra và theo dõi, tuy nhiên hình vẽ dưới đây chỉ thể hiện một dạng của hệ thống này trên các xe thông dụng kiểu cũ.

2.6.2. Các đồng hồ chỉ thị bằng kim

2.6.2.1 Đồng hồ tốc độ

a. Công dụng

Đồng hồ tốc độ trên ô tô cho biết vận tốc của ô tô đồng thời cho biết quãng đường (số km) xe đã chạy được kể từ khi xe xuất xưởng .

b. Cấu tạo và nguyên lý làm việc:

Nam châm vĩnh cửu 5 gắn chặt trên trục 1 được trục mềm truyền mô men quay từ trục thứ cấp của hộp số tới (hình 2.24). Khi nam châm quay, từ thông của nó sẽ xuyên qua chụp nhôm 6, làm nảy sinh ra sức điện động và dòng phucô trong chụp nhôm. 

2.6.2.3. Đồng hồ áp suất dầu nhờn loại xung nhiệt điện

a. Cấu tạo:

Bộ cảm biến gồm: buồng áp suất 13 thông với đường dầu nhờn của hệ thống bôi trơn động cơ; màng áp suất 10; cần tiếp điểm 14 bằng lá đồng thau đàn hồi một đầu nối với mát, còn phần quấn cong tỳ lên màng áp suất; khung lưỡng kim 8 hình P mà trên một nhánh có quấn cuộn dây điện trở 9 và  một má vít của tiếp điểm KK’ cùng một số chi tiết phụ khác. 

b.  Nguyên lý làm việc:

Đồng hồ bắt đầu làm việc khi khóa điện KĐ đóng. Khi đó sẽ có dòng điện chạy qua các cuộn dây điện điện trở của đồng hồ và của cảm biến theo chiều mũi tên (hình 2.26.a) rồi sau đó qua tiếp điểm KK’, cần 14 ra mát. Dòng điện chạy qua các cuộn dây điện trở sẽ nung nóng các khung lưỡng kim và làm cho nhánh làm việc của chúng biến dạng.

2.6.2.4. Đồng hồ nhiệt độ nước làm mát động cơ loại xung nhiệt điện

a. Cấu tạo:

Loại đồng hồ này làm việc theo nguyên tắc tương tự như đồng hồ áp suất dầu nhờn loại xung nhiệt điện.

Xét về mặt kết cấu, đồng hồ chỉ thị loại này (hình 2.27) cơ bản giống kết cấu của đồng hồ báo áp suất dầu bôi trơn loại xung nhiệt điện, duy chỉ có thông số của cuộn dây điện trở và thang số của nó hơi khác.

b. Nguyên lý làm việc:

Khi đồng hồ không làm việc (khóa điện ở trạng thái mở) tiếp điểm KK’ đóng, còn kim đồng hồ nằm ở vị trí ban đầu ứng với nhiệt độ khoảng 1100C.

Dòng điện hiệu dụng giảm thì thanh lưỡng kim 9 của đồng hồ sẽ ít nung nóng, ít bị biến dạng, càng gần với trạng thái ban đầu và kéo kim đồng hồ về phía nhiệt độ cao của thang số.

CHƯƠNG 3

BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN UAZ-469

3.1. Quy trình tháo lắp hệ thống điện xe UAZ-469

3.1.1 Quy trình tháo lắp hệ thống cung cấp điện

Quy trình tháo lắp ắc quy 6CT - 68PMC như bảng 3.a.

3.1.2. Hệ thống đánh lửa

 Quy trình tháo lắp hệ thống đánh lửa như bảng 3.c.

3.2. Các hư hỏng và cách khắc phục hệ thống điện UAZ-469

3.2.1. Các hư hỏng và cách khắc phục hệ thống cung cấp điện

3.2.1.1 Hư hỏng và sửa chữa ắc quy:

a. Các bản cực bị ngắn mạch:

Chủ yếu là do nhét đầy các chất tác dụng vào kẽ các bản cực với hư hỏng của lá cách gây nên. Trường hợp này cần tháo tấm cực và rửa sạch bằng nước cất và thay rửa hết dung dịch cũ, kiểm tra và thay thế các lá cách bị hỏng.

b. Các bản cực bị sun phát hoá:

Là bệnh hay gặp trong quá trình sử dụng ắc quy. Đó là hiện tượng hình thành một lớp tinh thể thô của sun phát chì màu trắng trên mặt các lá cực. Lớp tinh thể này có điện trở lớn nên ngăn cản các lá cực tham gia vào các quá trình phản ứng hoá học làm giảm dung lượng và tuổi thọ của ắc quy.

3.2.1.3 Các hư hỏng, sửa chữa của máy phát xoay chiều:

Thông thường máy phát điện xoay chiều trên ôtô làm việc có độ tin cậy cao hơn máy phát điện một chiều. Khi máy phát điện xoay chiều làm việc không bình thường thì phải xem xét kỹ hiện tượng để phán đoán vị trí hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng rồi từ đó mới tiến hành kiểm tra cụ thể để khắc phục.

3.2.2. Các hư hỏng và cách khắc phục hệ thống đánh lửa

a. Những điểm cần chú ý:

- Hệ thống đánh lửa bán dẫn có bộ chuyển mạch TK - 102 chỉ làm việc với điện áp 12V và cực âm nối ra "mát".

- Không được thử bằng cách quệt trực tiếp các cọc bắt dây của bộ TK - 102 với các cực của ắc quy.

b. Sửa chữa hệ thống đánh lửa bán dẫn TK-102

Khi hệ thống đánh lửa bán dẫn không làm việc được phải kiểm tra xác định từng bước: Kiểm tra khoá điện, điện trở CE - 107, bô bin, bộ chia điện, bộ TK - 102.

KẾT LUẬN

Ô tô trong quân đội là một phương tiện rất quan trọng. Số lượng xe quân sự của nước ta tương đối nhiều nên công tác kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa cũng ngày càng cần nâng cao cũng như việc huấn luyện cho các cán bộ nghành xe hiểu rõ hơn về đặc điểm cấu tạo của từng loại xe nên việc trang bị kiến thức về xe là vô cùng quan trọng.

Xuất phát từ nhu cầu trên tôi đã được khoa giao cho nghiên cứu Đề tài Tốt nghiệp về “Nghiên cứu khai thác hệ thống điện trên xe UAZ-469”, nhằm cung cấp cho tôi kiến thức cơ bản về lý thuyết và thực hành bão dưỡng sữa chữa hệ thống điện trên xe UAZ-469. Kiến thức trong Đề tài này được sắp xếp theo thứ tự: Tổng quan về hệ thống điện, cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống điện, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện trên xe GAZ-66. Từng bộ phận được phân tích thứ tự rõ ràng. Do đó người đọc có thể dể dàng hiểu được.

Trong quá trình thực hiện Đề tài này tôi đã kết  hợp kinh nghiệm thực tiễn, lý thuyết về sữa chữa ô tô để cố gắng cập nhật những kiến thức mới nhất. Nhằm đáp ứng yêu cầu sữa chữa trên xe ô tô hiện nay.

Mặc dù  thời gian thực hiện Đề tài rất hạn chế nhưng được sự giúp đỡ của thầy giáo: ThS........................, các thầy giáo trong Khoa ô tô. Đến hôm nay tôi đã hoàn thành Đề tài của mình. Trong Đề tài này tôi đã cố gắng rất nhiều nhưng không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến để Đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.

                                                                         Hồ Chí Minh, ngày....tháng....năm 20...

                                                                         Học viên thực hiện

                                                                          .......................

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Vũ Đức Lập, “ Sổ tay tra cứu tính năng kỹ thuật ôtô”. Học viện kỹ thuật quân sự, Hà Nội năm 2005.

[2]. Thượng tá, kỹ sư Phạm Ngọc Tuấn ,“Giáo trình trang bị điện ôtô”.Trường sỹ quan kỹ thuật quân sự. TP HCM năm 2009.

[3]. Đại tá, Ths Trần Quốc Toản “Giáo trình bảo dưỡng kỹ thuật Ôtô tập 1,2”. Trường sỹ quan kỹ thuật quân sự. TP HCM năm 2010.

[4]. Đại tá, Ths Trần Quốc Toản “Giáo trình sữa chữa  Ôtô tập 1,2”. Trường sỹ quan kỹ thuật quân sự. TP HCM năm 2010.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"