ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

Mã đồ án OTTN003024043
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 290MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ sơ đồ hệ thống lạnh trên ô tô, bản vẽ cấu tạo máy nén và ly hợp điện tử, bản vẽ kết cấu các chi tiết của hệ thống điều hòa không khí); file word (Bản thuyết minh…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... NGHIÊN CỨU KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ.

Giá: 950,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC........................................................................................................................ 01

LỜI CẢM ƠN................................................................................................................... 02

DANH MỤC HÌNH ẢNH.................................................................................................... 03

LỜI NÓI ĐẦU....................................................................................................................04

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

1.1. Chức năng của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô........................................... 05

1.1.1. Chức năng điều khiển nhiệt độ, tuần hoàn không khí trong xe............................. 05

1.1.2. Chức năng hút ẩm và lọc gió.................................................................................. 07

1.2. Phân loại hệ thống điều hòa không khí trên ô tô..................................................... 08

1.2.1. Phân loại theo vị trí lắp đặt.................................................................................... 08

1.2.2. Phân loại theo phương pháp điều khiển............................................................... 10

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT CẤU VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

2.1. Phân tích kết cấu của hệ thống làm lạnh trên ô tô....................................................... 12

2.1.1. Máy nén...................................................................................................................... 12

2.1.2 Giàn nóng................................................................................................................... 17

2.1.3 Giàn lạnh ................................................................................................................... 19

2.1.4. Van tiết lưu................................................................................................................. 20

2.1.5. Bình tích lũy............................................................................................................... 23

2.1.6. Bộ lọc khô.................................................................................................................. 23

2.1.7. Quạt gió...................................................................................................................... 24

2.1.8. Một số bộ phận khác................................................................................................ 26

2.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống làm lạnh trên ô tô................................................ 27

2.2.1. Lý thuyết cơ bản của việc làm lạnh........................................................................ 27

2.2.2. Môi chất làm lạnh (gas lạnh).................................................................................. 27

2.2.3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống làm lạnh........................................................ 27

2.2.4. Một số điều cần lưu ý khi sử dụng hệ thống làm lạnh trên ô tô............................. 29

2.3. Hệ thống sưởi ấm trên ô tô.......................................................................................... 30

2.3.1. Chức năng.................................................................................................................. 30

2.3.2. Hệ thống sưởi ấm bằng nước làm mát động cơ...................................................... 30

2.3.3. Hệ thống sưởi ấm bằng điện................................................................................... 33

CHƯƠNG III: KIỂM TRA, CHUẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG

3.1 Một số hiện tượng thường gặp khi sử dụng hệ thống điều hòa................................ 35

3.2 Kiểm tra, chuẩn đoán, sữa chửa hệ thống điều hòa.................................................. 38

3.3 Quy trình bảo dưỡng hệ thống điều hòa.................................................................... 43

3.4 Phương nạp môi chất cho hệ thống làm lạnh............................................................ 47

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN................................................................................... 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................... 56

LỜI CẢM ƠN

Thưa  quý thầy cô, quá trình hoàn thành bài tiểu luận tốt nghiệp luôn là một giai đoạn vô cùng quan trọng đối với sinh viên chúng em. Bài luận văn này chính là tiền đề giúp trang bị thêm kiến thức và kỹ năng để chúng em có thể tự tin hơn khi bước ra cánh cửa Đại Học.

Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô Khoa Công Nghệ Kỹ Thuật Ô Tô trường Đại Học Bình Dương. Đặc biệt là thầy : Ths……………..  đã luôn tận tình hướng dẫn và chỉ dạy em không chỉ ở trong bài khóa luận tốt nghiệp mà còn trong suốt 4 năm học tập dưới mái trường này.

Những đóng góp của thầy có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với bài luận văn của em, bên cạnh đó còn là hành trang tiếp bước cho em trong cả quãng đường dài sau này.

Cuối cùng, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, bố mẹ, bạn bè và toàn thể lớp… những người đã luôn sẵn sàng chia sẻ và hỗ trợ nhau cả trong học tập và cuộc sống.

Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!

                                                                                                    TPHCM, ngày ….. tháng … năm 20…

                                                                                                    Sinh viên thực hiện

                                                                                                   ……………….

LỜI NÓI ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay ô tô đã trở thành phương tiện đi lại tương đối phổ biến với người dân Việt Nam. Nhận ra nhu cầu này, ngày càng nhiều doanh nghiệp về lĩnh vực ô tô ra đời và không ngừng lớn mạnh. Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp này kéo theo là sự đòi hỏi số lượng lớn về đội ngũ cán bộ kỹ thuật có hiểu biết sâu rộng về ô tô, trong đó có kiến thức về khai thác và sử dụng ô tô một cách hiệu quả. 

3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

Bởi thời gian có hạn với tài liệu hiện có đề tài chỉ giới hạn tập trung khảo sát, nội dung đề được thực hiện trên 3 chương:

- Chương 1: Tổng quan về hệ thống điều hòa không khi trên ô tô

- Chương 2: Phân tích kết cấu và điều khiển hoạt động của hệ thống điều hòa

- Chương 3: Kiểm tra, chẩn đoán và bảo dưỡng hệ thống

4. Ý nghĩa đề tài

Đề tài giúp sinh viên củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho khi ra trường đáp ứng được nhu cầu công việc sau khi tốt nghiệp.

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

1.1. Chức năng của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

Điều hòa không khí trên xe ô tô là quá trình làm mát, lọc sạch, và khử bớt độ ẩm của không khí đi vào khoang hành khách. Về cơ bản, hệ thống điều hòa không khí hấp thu nhiệt trong khoang hành khách và thải ra khí quyển.

Quá trình có thể được thực hiện bằng cách vận dụng ba hiện tượng tự nhiên là:

- Truyền nhiệt

- Nhiệt ẩn hóa hơi

- Quan hệ giữa áp suất với nhiệt độ sôi ( hóa hơi) và ngưng tụ

1.1.1. Chức năng điều khiển nhiệt độ, tuần hoàn không khí trong xe

a) Chức năng sưởi ấm:

Người ta dùng một két sưởi như một bộ trao đổi nhiệt để làm nóng không khí. Két sưởi lấy nước làm mát động cơ đã được hâm nóng bởi động cơ và dùng nhiệt này để làm nóng không khí nhờ một quạt thổi vào xe, vì vậy nhiệt độ của két sưởi là thấp cho đến khi nước làm mát nóng lên. 

c) Điều khiển tuần hoàn không khí trong xe:

- Thông gió tự nhiên: Việc lấy không khí bên ngoài đư­a vào trong xe nhờ chênh áp được tạo ra do chuyển động của xe được gọi là sự thông gió tự nhiên. Sự phân bố áp suất không khí trên bề mặt của xe khi nó chuyển động, một số nơi có áp suất d­ương, còn một số nơi khác có áp suất âm. Nh­ư vậy cửa hút được bố trí ở những nơi có áp suất d­ương (+) và cửa xả khí được bố trí ở những nơi có áp suất âm (-).

- Thông gió cưỡng bức: Trong các hệ thống thông gió cưỡng bức, người ta sử dụng quạt điện hút không khí đư­a vào trong xe. Các cửa hút và cửa xả không khí được đặt ở cùng vị trí như­ trong hệ thống thông gió tự nhiên. 

1.1.2. Chức năng hút ẩm và lọc gió

a) Chức năng hút ẩm:

Nếu độ ẩm trong không khí lớn khi đi qua giàn lạnh, hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ lại và bám vào các cánh tản nhiệt của giàn lạnh. Kết quả là không khí sẽ được làm khô trước khi đi vào trong khoang xe. 

b) Chức năng lọc gió:

Một bộ lọc được đặt ở cửa hút của hệ thống điều hòa không khí để làm sạch không khí trước khi đưa vào trong xe. Bộ lọc gồm hai loại:

- Bộ lọc chỉ lọc bụi: 

- Bộ lọc bụi kết hợp khử mùi bằng than hoạt tính:

Nếu độ ẩm trong không khí lớn khi đi qua giàn lạnh, hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ lại và bám vào các cánh tản nhiệt của giàn lạnh. 

1.2. Phân loại hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô được phân loại theo vị trí lắp đặt và theo phương thức điều khiển.

1.2.1. Phân loại theo vị trí lắp đặt

a) Kiểu giàn lạnh đặt phía trước:

Giàn lạnh của kiểu phía trước được gắn sau bảng đồng hồ và được nối với giàn sưởi. Quạt giàn lạnh được dẫn động bằng mô tơ. Gió từ bên ngoài hoặc không khí tuần hoàn bên trong được cuốn vào. Không khí đã làm lạnh (hoặc sấy) được đưa vào bên trong. Kiểu này hiện nay được dùng phổ biến trên các xe con 4 chỗ, xe tải.

b) Kiểu giàn lạnh đặt phía trước và sau:

Kiểu giàn lạnh này là sự kết hợp của kiểu phía trước với giàn lạnh phía sau được đặt trong khoang hành lý. Cấu trúc này cho không khí thổi ra từ phía trước hoặc từ phía sau.

1.2.2. Phân loại theo phương pháp điều khiển

a) Hệ thống điều hòa chỉnh tay:

Được điều chỉnh hoàn toàn bằng tay qua các nút điều chỉnh kích hoạt hệ thống điều hòa, cần trượt hoặc công tắc xoay để điều chỉnh nhiệt độ. Từng hệ thống điều hòa sẽ có lối thiết kế khác nhau, tùy theo từng loại xe của mỗi hãng sản xuất ô tô.

b) Hệ thống điều hòa tự động:

Điều hòa tự động điều khiển nhiệt độ mong muốn, bằng cách trang bị bộ điều khiển điều hòa và ECU động cơ. Điều hòa tự động điều khiển nhiệt độ không khí ra và tốc độ động cơ quạt một cách tự động dựa trên nhiệt độ bên trong xe, bên ngoài xe, và bức xạ mặt trời báo về hộp điều khiển thông qua các cảm biến tương ứng, nhằm điều khiển nhiệt độ bên trong xe theo nhiệt độ mong muốn.

Kết luận chương 1

Trên thực tế tốc độ gia tăng về số lượng và chủng loại ô tô ở nước ta khá nhanh. Nhiều kết cấu hệ thống điều hoà không khí trên xe rất hiện đại, thỏa mãn càng nhiều nhu cầu của người dùng. Trong phạm vi chương này đã trình bày những vấn đề tổng quan nhất về chức năng và phân loại hệ thống điều hoà.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH KẾT CẤU VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

2.1. Phân tích kết cấu của hệ thống làm lạnh trên ôtô

2.1.1. Máy nén

Còn gọi là lốc nén, máy nén, block lạnh là một trong những bộ phận quan trọng không thể thiếu trên hệ thống làm lạnh của ô tô. Đây là bộ phận đảm nhận công đoạn đầu tiên trong quy trình vận hành của hệ thống điều hòa xe hơi.

Lốc nén điều hòa ô tô được cấu tạo bởi các bộ phận: ly hợp điện từ, rô to cam, đĩa quay, piston, thanh truyền…

Về nguyên lý hoạt động, lốc điều hòa ô tô được dẫn động nhờ dây đai kết nối với động cơ và ly hợp từ. Lốc lạnh bắt đầu hoạt động thông qua sự điều khiển trực tiếp của người dùng từ công tắc A/C. Khi người dùng nhấn vào nút A/C, ly hợp từ sẽ kích hoạt để dẫn động lốc lạnh quay.

a)Máy nén loại piston loại nằm:

Máy nén kiểu piston loại đặt nằm, còn gọi là máy nén piston đặt dọc trục có kích thước nhỏ gọn được trang bị phổ biến cho ôtô thế hệ mới.

b) Máy nén có lưu lượng thay đổi:

Loại này hoạt động theo nguyên tắc: Khi trục quay, chuyển động quay của đĩa chéo chuyển thành chuyển động tịnh tiến của piston trong xi lanh và thực hiện việc hút, nén và xả môi chất làm lạnh.

d) Máy nén loại xoắn ốc:

Máy nén xoắn ốc là máy nén dùng 2 đĩa xoắn ốc lồng vào nhau để nén môi chất lạnh. Máy nén xoắn ốc hoạt động rất êm, các bộ phận hoạt động một cách trơn tru và hiệu suất cao nhất trong các loại máy nén. Chúng cũng rất linh hoạt trong việc xử lý môi chất ở dạng lỏng. Tuy nhiên, thiết kế kín nên khó sửa chữa,  chúng không thể quay ở cả 2 chiều và giá thành cao. 

2.1.2. Bộ hoá hơi (giàn nóng)

Bộ hoá hơi làm mát môi chất ở thể khí có áp suất và nhiệt độ cao bị nén bởi máy nén và chuyển nó thành môi chất ở trạng thái và nhiệt độ áp suất cao (phần lớn môi chất ở trạng thái lỏng và có lẫn một số ít trạng thái khí).

2.1.3. Giàn lạnh

Giàn lạnh điều hòa ô tô là nơi môi chất làm lạnh với nhiệt độ thấp hấp thụ nhiệt từ môi trường trong xe ô tô, chuyển về dạng khí đưa về máy nén. Giàn lạnh là một phần của cụm điều hòa, không khí sau khi đi qua giàn lạnh sẽ được làm mát và tỏa vào trong xe. Giàn lạnh có vai trò quan trọng trên ô tô bởi nó có nhiệm vụ kéo dài thời gian sử dụng cho động cơ khi hoạt động. 

2.1.4. Van tiết lưu

Van tiết lưu ô tô là một van thủy lực nhỏ nhưng có vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng làm lạnh của hệ thống điều hòa ô tô.

Như vậy, van tiết lưu trong hệ thống làm lạnh của ô tô có 2 nhiệm vụ:

- Thứ nhất, sau khi môi chất lạnh ở dạng lỏng với nhiệt độ và áp suất cao đi qua giàn nóng, chúng sẽ được phun qua các lỗ nhỏ trong van tiết lưu. Làm cho môi chất lạnh sau khi qua van tiết lưu, sẽ có nhiệt độ thấp và áp suất thấp.

- Thứ hai, lượng môi chất lạnh được phun vào giàn lạnh sẽ được van tiết lưu sẽ điều chỉnh, tùy thuộc vào nhiệt độ trong xe.

a)Van tiết lưu dạng hộp:

Van tiết lưu dạng hộp gồm thanh cảm ứng nhiệt, phần cảm ứng nhiệt được thiết kế để tiếp xúc trực tiếp với môi chất. Thanh cảm ứng nhiệt nhận biết nhiệt độ của môi chất (tải nhiệt) tại cửa ra của giàn lạnh và truyền đến hơi chắn trên màn. Lưu lượng của môi chất được điều chỉnh khi kim van di chuyển. 

b) Van tiết lưu loại thường:

Trong van tiết lưu loại thường (loại râu), bộ phận cảm biến nhiệt được lắp ở ống ra của giàn lạnh. Có hai loại: Van tiết lưu cân bằng trong và van tiết lưu cân bằng ngoài, phụ thuộc vào nơi lấy tín hiệu áp suất hơi của giàn lạnh.

2.1.6. Bộ lọc khô     

Là bộ hút ẩm, có tác dụng loại bỏ hơi nước trong môi chất, ngăn ngừa tình trạng nước bị đóng băng thành tinh thể dễ làm cho hệ thống bị phá hủy. Ngoài ra, bộ lọc khô này còn có một nhiệm vụ lọc khác là giúp giữ các chất ô nhiễm trong hoạt động của môi chất và hệ thống.

2.1.8. Một số bộ phận khác

a) Van giảm áp và phớt làm kín trục:

Nếu giàn nóng không được thông hơi bình thường hoặc độ lạnh vượt quá mức độ cho phép, thì áp suất ở phía có áp suất cao của giàn nóng và bình chứa sẽ trở nên cao bất bình thường tạo ra sự nguy hiểm cho đường ống dẫn. Để ngăn không cho hiện tượng này xảy ra, nếu áp suất ở phía áp suất cao tăng lên khoảng từ 3,43 MPa (35KG/cm2) đến 4,14 MPa (42KG/cm2), thì van giảm áp mở để giảm áp suất.

b) Công tắc áp suất:

Máy nén khí loại cánh gạt xuyên có một công tắc nhiệt độ đặt ở đỉnh của máy nén để phát hiện nhiệt độ của môi chất. Nếu nhiệt độ môi chất cao quá mức, thanh lưỡng kim ở công tắc sẽ biến dạng và đẩy thanh đẩy lên phía trên để ngắt tiếp điểm của công tắc.

2.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống làm lạnh trên ô tô

2.2.1. Lý thuyết cơ bản của việc làm lạnh

Một bình có khóa được đặt trong hộp cách nhiệt tốt. Bình chứa một loại chất lỏng dễ bay hơi ở nhiệt độ thường. Khi mở khóa, chất lỏng trong bình sẽ lấy đi một lượng nhiệt từ không khí trong hộp để bay hơi thành khí và thoát ra ngoài. Lúc đó, nhiệt độ không khí trong hộp sẽ giảm xuống thấp hơn lúc trước khi khóa mở. Cũng tương tự như vậy, ta cảm thấy lạnh khi bôi cồn lên cánh tay, cồn lấy nhiệt từ cánh tay ta khi nó bay hơi.

2.2.2. Môi chất làm lạnh (gas lạnh)

Dung dịch làm lạnh trong hệ thống điều hòa không khí gọi là môi chất lạnh hay gas lạnh. Đây là chất môi giới sử dụng trong chu trình nhiệt động ngược chiều để hấp thu nhiệt của môi trường cần làm lạnh có nhiệt độ thấp và tải nhiệt ra môi trường có nhiệt độ cao hơn. Có 2 loại môi chất được sử dụng rộng rãi trong hệ thống điều hòa không khí trên ô tô đời mới đó là R - 12 và R - 134a. Môi chất phải có điều sôi dưới 3200F (00C) để có thể bốc hơi và hấp thụ ẩn nhiệt tại những nhiệt độ thấp.

2.2.3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống làm lạnh

Việc chế tạo nên một điều hòa áp dụng rất nhiều định luật vật lý. Thế nhưng, có hai nguyên tắc cơ bản là hiện tượng thu nhiệt khi một chất lỏng bay hơi và tỏa nhiệt khi nó chuyển từ hơi sang lỏng. Vì vậy, chiếc điều hòa không khí nào cũng có một máy nén, bình ngưng, bình làm khô, van giãn nở nhiệt, máy hóa hơi và “dòng máu” là chất làm lạnh. Chất làm lạnh là chất lỏng có khả năng bay hơi ở nhiệt độ thấp.

2.3. Hệ thống sưởi ấm trên ô tô

2.3.1. Chức năng

Giúp xe đảm bảo nhiệt độ ấm khi rơi vào những ngày đêm đông giá lạnh. Nhờ vậy tạo được cảm giác thoải mái cho người lái cùng với không bị mệt mỏi khi đi đường.

Làm ấm khoang xe nhờ nhiệt tỏa ra trong quá trình động cơ hoạt động nên không làm ảnh hưởng tiêu hao nhiều nhiên liệu của xe. Ngoài ra, động cơ quạt gió còn có chức năng kiểm soát lượng nhiệt cũng như tốc độ đưa nhiệt lượng vào cabin để làm nóng khoang xe vào những ngày buốt giá. Do đó mức tiêu thụ nhiên liệu trong xe không quá lớn. 

2.3.2. Hệ thống sưởi ấm bằng nước làm mát động cơ

Hệ thống sưởi của ô tô là một hệ thống tuần hoàn khép kín và hoạt động được nhờ vào nước làm mát của động cơ có nhiệt độ cao.

a)Két sưởi:

Két nước nóng lắp trong hộp chia gió trong ca bin và được lắp sau giàn lạnh theo chiều quạt gió, giàn lạnh, két nóng, cửa gió (trong hộp chia gió giữa giàn lạnh và két nóng có vách ngăn độc lập và vách ngăn này sẽ đóng mở khi điều khiển công tắc).

b) Van nước:

Van nước nằm trên đường ống từ cổ xả của bơm nước đến đầu vào két nóng. Bộ phận này chặn không cho dòng nước lưu thông qua két nóng khi không có nhu cầu sử dụng gió nóng và ngược lại. Một số xe không sử dụng van khóa mà dùng duy nhất tấm lái gió trong hộp chia gió, van khóa nước và tấm lái gió sẽ hoạt động khi có lệnh từ công tắc điều khiển.

d) Hộp chia gió:

Nằm trong cabin và là trung tâm để điều phối lượng gió đến các vị trí như kính - chân - mặt và trộn gió nóng và lạnh dưới tác động của bộ công tắc điều khiển. Công tắc điều khiển được bắt trên táp lô cạnh hoặc liền với công tắc của máy lạnh.

f) Sử dụng hệ thống sưởi ấm:

Do két nóng được lắp song song với két nước (két làm mát cho động cơ) nên hệ sưởi ấm trong cabin chỉ hoạt động được một cách hiệu quả thực sự khi nhiệt độ của động cơ tăng. Điều đó có nghĩa là khi mới nổ máy, động cơ còn nguội thì hệ thống sưởi ấm chưa có tác dụng mà chỉ có tác dụng khi động cơ nóng dần lên nhiệt độ của cửa gió phụ thuộc nhiệt độ của động cơ.

2.3.3. Hệ thống sưởi ấm bằng điện

Đối với hệ thống sưởi ấm trên ô tô sẽ dùngnhiệt của nước làm mát động cơ sẽ mất một khoảng thời gian làm nóng khi động cơ mới khởi động. Vì thế, hệ thống sưởi bằng điện sẽ khắc phục được vấn đề này, giúp làm ấm không khí trong xe nhanh hơn.

Kết luận chương 2

Như đã trình bày ở trên, nội dung chương 2 đã tập trung vào việc phân tích kết cấu và của hệ thống điều hoà không khí trên ô tô (gồm làm lạnh và sưởi ấm), qua đó làm rõ các thành phần cơ bản, chức năng của chúng trong các hoạt động của hệ thống. Từ việc nắm vững về cấu tạo, giúp cho người sử dụng có những hiểu biết nhất định về nguyên lý hoạt động, biết cách sử dụng hiệu quả hệ thống điều hoà.

CHƯƠNG III: KIỂM TRA, CHUẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA

3.1. Một số hiện tượng thường gặp khi sử dụng hệ thống điều hoà

3.1.1. Xuất hiện mùi khó chịu

Trước khi không khí lạnh đến được các cửa gió, toả ra để làm mát cho xe, chúng phải đi qua lọc gió điều hòa để lọc sạch mùi hôi, bụi bẩn nếu có.

Do đó, khi lọc gió bám nhiều rác, bụi bẩn hoặc côn trùng chết sẽ tạo ra mùi khó chịu trong ô tô. Ngoài ra, các nguyên nhân như bị nước vào hay chuột làm tổ cũng khiến lọc gió điều hòa hư hỏng cần phải thay thế kịp thời. 

3.1.2. Điều hòa không đủ mát

Có 2 nguyên nhân là lượng gió thổi qua giàn lạnh không đủ và nhiệt độ giàn lạnh không đạt chuẩn. Với trường hợp đầu tiên, cần phải kiểm tra lọc gió điều hòa vì có khả năng lưới lọc bị tắc hoặc có vật lạ lọt vào ống thông gió.

3.1.4. Có mùi gas trong khoang xe

Xuất hiện mùi gas trong khoang, có thề có 2 trường hợp xảy ra:

- Nếu hệ thống đang hoạt động ở chế độ lấy gió ngoài thì mùi gas có thể là mùi từ môi trường, hoặc nếu đỗ xe tại chỗ thì đó là mùi của khói xe khi qua giàn lạnh sẽ tạo ra mùi giống như mùi gas.

- Nếu đang hoạt động ở chế độ lấy gió trong mà vẫn có mùi gas (kết hợp với việc điều hòa lạnh không sâu) thì đã có hiện tượng rò rỉ gas ở giàn lạnh.

3.2. Kiểm tra, chuẩn đoán, sửa chữa hệ thống điều hòa

3.2.1. Kiểm tra bằng cách quan sát

- Kiểm tra độ chùng của dây đai dẫn động máy nén: nếu dây đai quá chùng sẽ gây ra hiện tượng trượt và chóng bị mòn.

- Lượng không khí thổi không đủ: kiểm tra, loại bỏ các bụi bẩn gây tắc nghẽn trong bộ lọc không khí.

- Có tiếng ồn gần máy nén: kiểm tra các bu lông liên kết máy nén và bu lông bắt giá đỡ máy nén trên động cơ.

3.2.2. Kiểm tra bằng đồng hồ đo áp suất

Các bước tiến hành đo kiểm tra áp suất hệ thống điện lạnh ô tô:

- Khóa kín hai van đồng hồ phía áp suất cao và phía áp suất thấp. Lắp bộ áp kế vào hệ thống theo đúng kỹ thuật, đúng vị trí, xả sạch gió trong các ống nối của bộ đồng hồ.

- Cho hệ thống vận hành.

- Đặt núm chỉnh nhiệt độ ở vị trí lạnh tối đa “ Max Cold”.

3.3. Quy trình bảo dưỡng hệ thống điều hòa    

- Thời gian bảo dưỡng: Cần được vệ sinh hàng tuần đối với cửa hút gió và hàng tháng đối với lưới chắn bụi.

3.3.2. Vệ sinh giàn lạnh và giàn nóng

Thời gian thực hiện bảo dưỡng: 3 tháng một lần.

a) Giàn nóng:

Sau thời gian sử dụng bụi bẩn bám vào các nan toả nhiệt hạn chế đến thoát nhiệt làm cho hiệu suất làm lạnh hệ thống giảm đi. Do đó thường xuyên kiểm tra và làm sạch các nan toả nhiệt cũng như làm sạch giàn nóng (dùng khí nén, xịt bằng nước) để luôn bảo đảm độ thông thoáng cho giàn nóng.

b) Giàn lạnh:

Dùng khí nén làm cho sạch. Giàn lạnh có sạch thì không khí lưu chuyển trong khoang xe mới trong bình không có mùi khó chịu.

d) Kiểm tra kính trong (mắt ga): 

Các nhà sản xuất quan tâm hiệu suất làm việc của máy lạnh nên đã thêm vào một kính trong vào phía trong bộ lọc khô của giàn lạnh để tiện cho kiểm tra hiệu suất hoạt động. Cách kiểm tra như sau:

- Kính trong không xảy ra hiện tượng gì có thể lượng môi chất bên trong có thể đã cạn và lúc này cần mang xe đến nơi bao dưỡng để bổ sung thêm.

- Kính có bọt khí: cho thấy điều hòa đang bị thiếu gas, lúc này là bố sung gas, tốt nhất nên nạp đẩy lượng gas.

3.4. Phương pháp nạp môi chất cho hệ thống làm lạnh

3.4.1. Xác định nguyên nhân

* Khởi động động cơ và bật hệ thống điều hòa ở chế độ cao. Cảm nhận không khí đi ra từ cửa gió và đánh giá độ lạnh. Nếu không khí mát nhưng không lạnh như yêu cầu, có thể có vấn đề với dòng khí đi ra từ cửa gió.

- Kiểm tra xem, liệu rằng quạt giàn lạnh có hoạt động hay không ?. Nếu không, có thể có vấn đề về điện.

- Cũng có thể cần phải thay bộ lọc không khí trong cabin để tăng lưu lượng không khí đi vào.

* Tìm rò rỉ gas lạnh trong hệ thống làm lạnh:

Dùng đồ nghề chuyên dụng để phát hiện rò rỉ gas lạnh trong hệ thống điều hòa. Bộ đồ nghề này chứa một dung dịch màu, dung dịch này sẽ chạy qua các đường ống và tràn ra từ bất kỳ chỗ rò rỉ hoặc vết nứt trên hệ thống giúp có thể nhìn thấy vết nứt bằng mắt thường.

3.4.2. Chuẩn bị để nạp môi chất lạnh

* Chọn loại môi chất lạnh phù hợp cho xe:

Cách đơn giản nhất để xác định đúng loại môi chất lạnh cho xe là kiểm tra năm sản xuất. Tất cả các xe được sản xuất sau năm 1995 đều sử dụng loại gas lạnh R134a, còn trước năm đó có thể sử dụng gas R12. Nếu hệ thống dùng gas lạnh R12 thì nên mang xe đến gara.

* Xác định vị trí van xả phía áp suất thấp của hệ thống điều hòa:

Hệ thống điều hòa không khí sẽ có hai loại van xả: một van xả phía áp suất thấp và một van xả phía áp suất cao. Khi nạp lại môi chất lạnh cho hệ thống, cần phải định vị và xác định được van xả phía áp suất thấp.

- Có thể tìm bằng cách lần theo các đường ống từ máy nén cho đến khi tìm thấy một van gần phía dưới cùng của xe.

- Tham khảo sách hướng dẫn đi kèm xe để xác định vị trí của van này.

3.4.3. Nạp môi chất lạnh

a) Mở van của bình chứa môi chất lạnh:

Mở van trên bình chứa môi chất lạnh cho đến khi môi chất lạnh được giải phóng và đi vào hệ thống điều hòa. 

c)Kiểm tra sự rò rỉ:

Chú ý quan sát để phát hiện dấu hiệu của sự rò rỉ môi chất khi đang nạp gas lạnh. Nếu phát hiện ra sự rò rỉ gas lạnh, cần phải ngưng nạp và đánh dấu vị trí rò rỉ để người sửa dễ dàng tìm thấy.

Kết luận chương 3

Hệ thống điều hoà không khí có vai trò quan trọng, quyết định các tiện ích cho người sử dụng ô tô. Để hệ thống hoạt động hữu ích cần phải kiểm tra thường xuyên trong khi sử dụng đồng thời, thực hiện bảo dưỡng đúng kỳ hạn. 

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Điều hòa không khí là một trong những hệ thống không thể thiếu trên các xe du lịch ngày nay. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật điều hòa không khí nói chung, điều hòa không khí trên ô tô cũng ngày càng hoàn thiện. Sau thời gian thực hiện tiểu luận, em thấy mình đã có sự hiểu biết nhiều hơn, sâu hơn về ngành công nghệ kỹ thuật ô tô nói chung và hệ thống điều hoà không khí nói riêng.

Với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, đặc biệt được sự chỉ bảo của thầy hướng dẫn, đến nay em đã hoàn thành Tiểu luận được giao.

Về cơ bản Tiểu luận đã thể hiện khá đầy đủ về nội dung nghiên cứu khai thác hệ thống điều hòa không khí trên xe ô tô. Trong thời gian ngắn, trình độ hiểu biết và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên nội dung Tiểu luận không tránh khỏi  thiếu sót.

Hệ thống điều hòa không khí đã trở thành một trong những hệ thống không thể thiếu trên ô tô ngày nay, nhưng trang thiết bị của nhà trường còn rất ít để hỗ trợ việc trong việc dạy và học. Từ thực trạng đó, đề nghị Nhà trường cần trang bị thêm những mô hình thực tế phục vụ việc nghiên cứu và thực hành của sinh viên.

Nhà trường và khoa  cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị sửa chữa, các doanh nghiệp về ô tô để tăng cường kiến tập thực tế cho sinh viên, mở các khóa học chuyên đề chuyên sâu để sinh viên có điều kiện nâng cao kiến thức và tay nghề.

Những kiến nghị trên chỉ mang tính chủ quan, vì vậy em kính mong các thầy cô hướng dẫn và phản biện xem xét đóng góp ý kiến đồng thời chỉ ra những thiếu sót cũng như khiếm khuyết của đồ án để em có thể kịp thời nhận ra và chuẩn bị tốt cho công việc sau này.

Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. PGS.TS Đỗ Văn Dũng  (2008), Hệ thống điện và điện tử trên ôtô hiện đại. NXB Trường ĐH SPKT Tp. HCM.

[2]. Nguyễn Đức Lợi (2005), Sửa chữa máy lạnh và điều hòa không khí, NXB Khoa học Công nghệ.

[3].  Nguyễn Oanh (2008), Ôtô Thế hệ mới - Điện lạnh ôtô, NXB Giao Thông Vận Tải.

[4]. Th.S Nguyễn Văn Thành (2007), Hệ thống điều hòa không khí ôtô, ĐH Sư phạm Kỹ thuật.

[5]. Châu Ngọc Thạch - Nguyễn Thành Chí (2006), Kỹ thuật sửa chữa hệ thống diện trên xe ôtô, NXB Trẻ.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"