ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU KHAI THÁC HỆ THỐNG LÁI Ô TÔ QUÂN SỰ

Mã đồ án OTTN003021682
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 330MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ sơ đồ khối hệ thống lái, bản vẽ kết cấu cơ cấu lái Kraz 257, bản vẽ kết cấu cơ cấu lái Kmaz 5410, bản vẽ kết cấu cơ cấu lái Ural 4320); file word (Bản thuyết minh, nhiệm vụ đồ án, bìa đồ án, bản trình chiếu bảo vệ Power point…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... NGHIÊN CỨU KHAI THÁC HỆ THỐNG LÁI Ô TÔ QUÂN SỰ.

Giá: 950,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC.....................1

MỞ ĐẦU.................2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG LÁI TRÊN Ô TÔ QUÂN SỰ.....3

1.1. Vị trí vai trò, công dụng. 3

1.1.1. Vị trí vai trò. 3

1.1.2. Công dụng. 3

1.2. Yêu cầu của hệ thống lái 3

1.3. Cấu tạo chung của hệ thống lái 4

1.4. Các phương án bố trí các bánh xe dẫn hướng tương ứng với các phương pháp  quay vòng khác nhau...... 5

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG LÁI TRÊN XE Ô TÔ QUÂN SỰ....8

2.1. Cơ cấu lái 8

2.1.1. Cơ cấu lái trục vít- cung răng. 9

2.1.2. Cơ cấu lái loại trục vít-con lăn. 11

2.1.3. Cơ cấu lái loại liên hợp. 12

2.1.4. Kiểu thanh răng- bánh răng. 14

2.2. Dẫn động lái 16

2.2.1. Dẫn động lái ở 2 bánh trước. 16

2.2.2. Dẫn động lái ở cả 4 bánh. 16

2.2.3. Các góc đặt bánh xe. 17

2.3. Trợ lực lái 23

2.3.1. Bơm dầu và bầu chứa dầu. 25

2.3.2. Van phân phối trợ lực lái 29

2.3.3. Xi lanh lực trợ lực lái 32

2.3.4. Nguyên lý làm việc của trợ lực lái trên ô tô Zil - 131,UAZ - 3160. 37

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG LÁI XE KRAL 257....47

3.1. Thông số vào. 47

3.2. Kiểm nghiệm động học hình thang lái 48

3.2.1. Cơ sở tính toán kiểm nghiệm hình thang lái 48

3.2.2. Kiểm nghiệm hình thang lái bằng phương pháp hình học. 51

3.2.3. Kiểm nghiệm động học hình thang lái bằng phương pháp đại số. 53

3.3. Tính bền một số chi tiết cơ cấu lái 55

3.3.1. Các thông số đầu vào. 55

3.3.2. Tính toán kiểm nghiệm bộ truyền vít đai ốc bi 55

3.3.3. Tính toán kiểm nghiệm bộ truyền thanh răng – cung răng. 57

Chương IV: BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT HỆ THỐNG LÁI Ô TÔ.. 59

4.1 Những công việc chính trong việc bảo dưỡng hệ thống lái ô tô....59

4.2. Kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống lái 60

4.2.1 Kiểm tra độ rơ tổng hợp trên vành tay lái 60

4.2.2 Kiểm tra các góc đặt bánh xe dẫn hướng. 63

4.3. Những hư hỏng thông thường của hệ thống lái 69

4.2.1 Hệ thống lái không có trợ lực. 69

4.2.2 Hệ thống lái có trợ lực. 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. ..75

KẾT LUẬN.... 76

MỞ ĐẦU

Ngành ô tô giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động phát triển xã hội. Ô tô được dùng phổ biến trong nền kinh tế quốc dân, trong nhiều lĩnh vực khác nhau như giao thông vận tải, công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, quốc phòng, an ninh…

Công tác an toàn trong sử dụng ô tô là vấn đề quan trọng của toàn xã hội nói chung và ngành xe trong Quân đội nói riêng đặc biệt quan tâm, là vấn đề đặt ra cho các nhà nghiên cứu chế tạo và khai thác sử dụng ô tô. Trong điều kiện ngày nay, theo số lượng thống kê về an toàn giao thông ở Việt Nam và các nước trên thế giới thì số lượng tai nạn ô tô do chất lượng hệ thống lái chiếm 40 - 50% trong tổng số tai nạn xảy ra do nguyên nhân kỹ thuật.

Nhiều tiến bộ khoa học và kỹ thuật đã được áp dụng vào công nghệ chế tạo ô tô nhằm mục đích tăng khả năng phục vụ và độ tin cậy làm việc của ô tô. Các tiến bộ này tập trung vào việc đạt được mục đích là giảm nhẹ cường độ lao động cho người lái, đảm bảo an toàn tốt nhất cho mọi người, hàng hoá, phương tiện, tăng vận tốc chuyển động trung bình, tăng tính tiện nghi và tính kinh tế của ô tô.

Ngày nay nền kinh tế của đất nước đang trên đà phát triển trong đó công nghiệp ô tô đang không ngừng tăng trưởng cả về quy mô và chất lượng sản xuất, chế tạo, lắp ráp… Hiện tại và tương lai nhiều loại ô tô đã, sẽ được lắp ráp và sản xuất tại Việt Nam với các thông số kỹ thuật phù hợp với điều kiện khai thác sử dụng cụ thể đáp ứng với việc xuất khẩu sang các nước trong khu vực.

Việc nắm vững những vấn đề về lý thuyết và kết cấu của xe, của từng hệ thống trên xe để từ đó khai thác và sử dụng xe có hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu giữ tốt, dùng bền, an toàn, tiết kiệm, là một yêu cầu cần thiết đối với các cán bộ kỹ thuật ngành xe. Đồng thời góp phần đáp ứng yêu cầu tất yếu kể trên. Vấn đề “Nghiên cứu Khai thác hệ thống lái trên ô tô quân sự” là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao.

Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung bản thuyết minh được trình bày trong 4 chương. Trong chương 1 đồ án tập trung giới thiệu khái quát về hệ thống lái của ô tô quân sự. Chương 2 phân tích kết cấu hệ thống lái trên ô tô quân sự. Chương 3 là chương tính toán kiểm nghiệm hệ thống lái xe KRAL 255B. Trình bày các nội dung trong chương 4 với mục đích đưa ra các quy định về bảo dưỡng, những hư hỏng và cách khắc phục sửa chữa hệ thống lái.

Việc làm đồ án đòi hỏi một kiến thức tổng hợp nhiều môn học chính vì vậy đồ án  không khỏi có nhiều vướng mắc trong quá trình làm, vì vậy rất kính mong sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn cũng như các thầy trong khoa ôtô, cùng các đồng chí đồng nghiệp để đồ án được hoàn thiện hơn và có chất lượng cao hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG 1

 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG LÁI TRÊN Ô TÔ QUÂN SỰ

1.1. Vị trí vai trò, công dụng

1.1.1. Vị trí vai trò

Hệ thống lái ô tô cùng hệ thống phanh là hệ thống điều khiển ô tô thuộc phần gầm xe, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn chuyển động của xe.

1.1.2. Công dụng

Hệ thống lái ô tô dùng để duy trì hoặc thay đổi hướng chuyển động của ô tô bằng phương pháp thay đổi mặt phẳng lăn của các bánh xe dẫn hướng cũng như để giữ ổn định phương chuyển động thẳng hay quay vòng của ô tô khi cần thiết. 

1.2. Yêu cầu của hệ thống lái

Hệ thống lái của ô tô phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Các bộ phận trong hệ thống lái làm việc phải chắc chắn, có độ tin cậy cao để đảm bảo an tồn trong quá trình chuyển động của ô tô.

- Ô tô có thể quay vòng với bán kính nhỏ, trong thời gian ngắn trên một diện tích hẹp.

1.3. Cấu tạo chung của hệ thống lái

Hệ thống lái bao gồm: Cơ cấu lái, dẫn động lái và trợ lực lái. Trợ lực lái thường đặt trên các ô tô vận tải vừa và lớn nhằm giảm nhẹ cường độ làm việc của lái xe và đặt trên các xe con chỉ huy nhằm nâng cao độ an toàn chuyển động khi chuyển động ở vận tốc cao. 

1.4. Các phương án bố trí các bánh xe dẫn hướng tương ứng với các phương pháp quay vòng khác nhau

Hiện nay, đa số ô tô quân sự đều thực hiện quay vòng bằng cách thay đổi mặt phẳng lăn của bánh xe dẫn hướng. Phương pháp này có cấu tạo đơn giản, đảm bảo cho xe chuyển động với vận tốc lớn và bảo đảm sự thay đổi bán kính quay vòng vô cấp với độ mòn lốp nhỏ. Nhưng đối với việc quay vòng bằng phương pháp này yêu cầu kích thước cơ sở hợp lý để tạo bán kính quay vòng nhỏ.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG LÁI TRÊN XE Ô TÔ QUÂN SỰ

2.1. Cơ cấu lái 

Cơ cấu lái là bộ phận giảm tốc bảo đảm biến chuyển động quay tròn của vành tay lái thành chuyển động góc của trục đòn quay đứng, đồng thời làm tăng mô men tác dụng của người lái đến các bánh xe dẫn hướng.

2.1.1. Cơ cấu lái trục vít- cung răng

Cơ cấu lái ôtô URAL-4320 là cơ cấu lái  kiểu trục vít – cung răng đặt bên cạnh, tỷ số truyền cuả cơ cấu lái là 21,5.Vỏ 1 của cơ cấu lái được làm bằng gang và được bắt chặt với dầm bên trái của khung xe bằng các bu lông đai ốc, phía ngoài của vỏ có gia công các vị trí để lắp ghép với các bộ phận của hộp tay lái và có các vị trí để nạp và xả dầu.

2.1.2. Cơ cấu lái loại trục vít-con lăn

Cơ cấu lái kiểu trục vít con lăn, trục vít lõm được lắp chặt với trục của nó và trục được nối với trục vành tay lái qua một trục các đăng khác tốc, đồng thời trục của trục vít gối trên vỏ qua 2 ổ côn, con lăn có 3 ren được lắp quay trơn trên trục của nó qua 2 ổ lăn kim. Trục con lăn được lắp trên giá chữ U và giá chữ U được làm liền với trục của đòn quay đứng , đầu trong của đòn quay đứng có bố trí cơ cấu điều chỉnh khe hở trục vít con lăn theo kiểu ren vít. 

2.1.3. Cơ cấu lái loại liên hợp

Trục vít 17 nối với trục lái bằng trục các đăng và lắp quay trơn trên vỏ cơ cấu lái qua hai ổ bi côn 15, các ổ bi này không cho phép trục vít di chuyển dọc trục, điều chỉnh độ rơ của các ổ bi côn bằng đai ốc điều chỉnh 8 lắp với nắp dưới 12 của vỏ cơ cấu lái bằng mối ghép ren và được giữ cố định bởi chốt 11. Liên kết giữa trục vít và đai ốc - thanh răng thông qua các viên bi. 

2.1.4. Kiểu thanh răng- cung răng

Trục cung răng của cơ cấu lái lắp trong vỏ hộp tay lái trên ba ổ thanh lăn kim 8. Để điều chỉnh khe hở ăn khớp trong cặp đai ốc-thanh răng và cung răng, răng cung răng được làm theo kiểu nghiêng côn. Để giảm ma sát trong cơ cấu tạo nên khe hở xác định dọc trục giữa vít và đai ốc lắp bi (trục vít bi).Các đầu ra rãnh cắt của đai ốc được nối bằng hai ống dẫn hướng 10 cũng được lắp đầy các viên bi 6. ống chia rãnh vít ra hai dòng khép kín, tạo ra rãnh vít độc lập cho các viên bi khi quay trục vít 14.

2.2. Dẫn động lái

2.2.1. Dẫn động lái ở 2 bánh trước

Dẫn động lái ở 2 bánh trước bao gồm các chi tiết truyền lực từ cơ cấu lái đến cam quay của bánh xe dẫn hướng, trong đó đòn quay đứng được lắp với trục bị động của cơ cấu lái bằng then tam giác, các đòn dẫn động lái được nối với nhau bằng các thanh nối, hình thang lái được tạo bởi hai đòn kéo bên, thanh lái ngang và dầm cầu, hình thang lái dùng để đảm bảo động học quay vòng đúng của ô tô.

2.2.2. Dẫn động lái ở cả 4 bánh

Các xe chuyên chạy trên đường xấu và xe quân sự thường được điều khiển lái ở cả bốn bánh (4WS). Khi điều khiển bánh trước chuyển hướng thì bánh sau cũng chuyển hướng theo. điều này làm gia tăng khả năng chuyển hướng của xe nhất  là khi xe quay vòng. 

Camber bằng không:

Lý do chính để chấp nhận camber bằng không là nó giúp cho lốp xe mòn đểu.

Camber dương:

Camber dương có các tác dụng sau đây:

- Giảm tải trọng thẳng đứng

- Ngăn ngừa tuột bánh xe ra khỏi trục

Góc kingpin:

Trục mà trên đó bánh xe xoay về phía phải hoặc trái được gọi là “trục xoay đứng”.

Nhìn từ phía trước xe, đường thẳng này nghiêng về phía trong; góc nghiêng này được gọi là “góc nghiêng trục lái/góc kingpin”, và được đo bằng độ.

2.3. Trợ lực lái

* Công dụng:

Trợ lực  lái trên ô tô làm giảm nhẹ lao động của người lái, giảm sự mệt nhọc trong quá trình điều khiển, nâng cao an toàn chuyển động, tăng khả năng cơ động, giảm tải trọng động tác động từ mặt đường lên vành lái. Do vậy mà nâng cao được vận tốc trung bình và tính kinh tế của xe.

* Sơ đồ bố trí chung của trợ lực lái:

Bất kì một hệ thống trợ lực lái nào cũng được bố trí các bộ phận sau: Nguồn năng lượng, bộ phận phân phối và cơ cấu sinh lực

- Nguồn năng lượng: Thường là bơm dầu cùng bình chứa dầu  (hoặc máy nén khí cùng bình chứa khí nén), đảm bảo cung cấp dòng dầu có áp suát cao (hoặc khí nén) trong tồn bộ khoảng số vòng quay của động cơ. 

- Bộ phận sinh lực: Thường là các xi lanh lực tạo ra lực đẩy cần thiết tác dụng trợ lực lên dẫn động lái

* Sơ đồ bố trí một số trợ lực lái trên ô tô quân sự:

- Hình 5-34a: Van phân phối, xi lanh lực và cơ cấu lái được bố trí chung một khối. Loại này hệ thống lái có kích thước nhỏ gọn, ít đường ống dẫn và có độ nhạy cao. Tuy nhiên kết cấu hệ thống phức tạp, các chi tiết của dẫn động lái chịu tải lớn. Sử dụng trên xe Zil 130, Zil 131, KAMAZ.

- Hình 5-34b: Van phân phối, xi lanh lực và cơ cấu lái bố trí riêng rẽ. Loại này đảm bảo giảm được tải trọng cho đa số các chi tiết của hệ thống lái. Tuy nhiên số lượng các khâu liên kết tăng lên, chiều dài các đường ống tăng và giảm độ nhạy của hệ thống lái. Dùng trên xe Gaz-66.

2.3.1. Bơm dầu và bầu chứa dầu

Bơm dầu cùng bầu chứa dầu áp lực cao là nguồn cung cấp năng lượng dầu áp suất cao tới bộ phận van phân phối. Đối với bơm dầu dùng trong trợ lực lái cảu ô tô quân sự thì bơm dầu kiểu phiến gạt được sử dụng rộng rãi trong hệ thống lái có trợ lực trên ô tô quân sự như: UAZ -3160, ZIL-130, ZIL-131,  GAZ-66, KRAZ, URAL, KAMAZ…

2.3.2. Van phân phối trợ lực lái

Van phân phối kết hợp với cơ cấu tùy động nhằm đảm bảo điều khiển sự cung cấp dầu cao áp tới cơ cấu sinh lực để thực hiện quay các bánh xe dẫn hướng tùy theo góc quay của vành lái.

2.3.2.1 Van phân phối kiểu con trượt ba gờ

Van phân phối kiểu con trượt ba gờ bố trí cùng xi lanh lực kết hợp trong cơ cấu lái được áp dụng trên các xe như ZIL-130, ZIL-131, KAMAZ… Dưới đây là phân tích van phân phối của xe ZIL-131.

2.3.2.2 Van phân phối kiểu trụ xoay

Van phân phối kiểu trụ xoay bố trí cùng xi lanh lực kết hợp trong cơ cấu lái được áp dụng trên xe chỉ huy như UAZ-3160, 31601…

2.3.3. Xi lanh lực trợ lực lái

Xi lanh lực là cơ cấu sinh lực để tạo ra các lực cần thiết để trợ lực khi quay các bánh xe dẫn hướng. Kết cấu của nó phụ thuộc vào cách bố trí các phần tử của trợ lực lái và có các cách bố trí sau:

- Bố trí xi lanh lực cùng với van phân phối và cơ cấu lái trong cùng một cụm.

- Bối trí xi lanh lực tách biệt với các cụm khác của trơ lực lái.

- Bố trí xi lanh lực và van phân phối liền nhau và tách biệt với cơ cấu lái.

2.3.4. Nguyên lý làm việc của trợ lực lái trên ô tô quân sự của xe Zil-131 và UAZ-3160

Để nắm chắc được kết cấu và nguyên lý làm việc của các chi tiết, các cụm của trợ lực lái.Dưới đây là nguyên lý làm việc của trợ lực lái ô tô có van phân phối kiểu con trượt 3 gờ (lắp trên ô tô ZIL-131) và trợ lực lái có van phân phối kiểu trụ xoay (lắp trên ô tô UAZ-3160).

CHƯƠNG 3

TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG LÁI XE KRAL 257

3.1. Thông số vào

Qua đo thực tế và tham khảo các tài liệu, xác định được các thông số kích thước phục vụ cho quá trình kiểm tra dẫn động lái như trong bảng 3.a và được thể hiện trên hình 3.1.

3.2. Kiểm nghiệm động học hình thang lái

3.2.1. Cơ sở tính toán kiểm nghiệm hình thang lái

Động học quay vòng đúng của ô tô khi xe quay vòng là khi xe vào đường vòng các bánh xe không bi trượt lết hoặc trượt quay, khi đó đường vuông góc của với các véc tơ vận tốc chuyển động của tất cả các bánh xe phải gặp nhau tại một điểm và điểm đó chính là tâm quay vòng tức thời của xe.

Sơ đồ quay vòng của xe KRAZ-257 được thể hiện trên hình 3.2.    

Như vậy, ta có thể thấy để đảm bảo cho các bánh xe dẫn hướng lăn không trượt khi quay vòng thì hiệu cô tang các góc quay vòng bánh xe dẫn hướng bên trong và bên ngoài phải luôn luôn bằng một hằng số Bo/L.

3.2.2. Kiểm nghiệm hình thang lái bằng phương pháp hình học

3.2.2.1. Trình tự tiến hành

1. Vẽ trên giấy kẻ ly các kích thước cơ bản L, B0, m, n theo đường tỷ lệ xích như trên hình 3.4 (vẽ đoạn thẳng AB = B0, từ A và B vẽ hai đường tròn bán kính m.

2. Cho các góc quay của bánh xe bên ngoài những giá trị bi khác nhau.

Bằng phương pháp hình học xác định các góc quay ai tương ứng của bánh xe bên trong xem hình 3.4.

3. Dựng các góc bi và ai như hình 3.5.

4. Kéo dài các cạnh của 2 góc cho chúng cắt nhau tại các điểm Ei.

3.2.3. Kiểm nghiệm động học hình thang lái bằng phương pháp đại số

* Kết quả tính toán theo công thức (3.3):

- Khi a1 = 5ta có b1 = 5,2O

- Khi a1  = 10O ta có b1  = 10,8O

- Khi a1  = 20O ta có b1 = 23,5O

- Khi a1 = 25O ta có b1  = 30,6O

Kết luận:

Qua kiểm tra động học hình thang lái xe KRAZ-257 bằng 2 phương pháp  ta thấy khi ô tô quay vòng các bánh xe dẫn hướng vẫn bị trượt bên nhưng sự trượt bên của bánh xe là nhỏ, như vậy vẫn cho phép sử dụng xe với kết cấu hình thang lái đã có.

3.3. Tính bền một số chi tiết cơ cấu lái

3.3.1. Các thông số đầu vào

Qua đo thực tế và tham khảo các tài liệu, xác định được các thông số đầu vào phục vụ cho quá trình tính toán kiểm bền cho một số chi tiết cơ bản của cơ cấu lái như trong bảng 3.c.

3.3.2. Tính toán kiểm nghiệm bộ truyền vít đai ốc bi

Kinh nghiệm sử dụng cơ cấu lái vít đai ốc bi - thanh răng - cung răng cho thấy rãnh ren và các vòng bi bị mòn nhiều nhất. 

Thay số từ bảng 3.2 vào công thức (3.6) ta có:  stx = 42676 KG/cm2

Vậy ta thấy stx < [stx ]

Kết luận:  Bộ truyền đảm bảo bền.

3.3.3. Tính toán kiểm nghiệm bộ truyền thanh răng – cung răng

Răng của cung răng được kiểm bền theo ứng suất uốn và ứng suất tiếp xúc.

a. Ứng suất uốn:

Ta có:

Pc - Lực vòng tác dụng lên cung răng [KG/cm2];

y -  Hệ số dạng răng;

bc - Chiều dài răng của cung răng [cm];

tc-   Bước răng của cung răng [cm].

Thay số từ bảng 3.2 vào công thức (3.9) ta có: PC = 20506 KG

Thay số từ bảng 3.2 vào công thức (3.8) ta có: su = 2220 KG/cm2

[su] = 3000 - 4000 [KG/cm2]

Vậy ta thấy su< [su].

b. Ứng suất tiếp:

 Thay số từ bảng 3.2 vào công thức (3.10) ta có: stx = 6573 [KG/ cm2]

[stx] = 15000 [KG/ cm2]

Vậy ta thấy stx <  [stx]

Kết luận: Bộ truyền đảm bảo bền.

CHƯƠNG 4

 BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT HỆ THỐNG LÁI Ô TÔ

4.1 Những công việc chính trong việc bảo dưỡng hệ thống lái ô tô

- Kiểm tra và làm sạch bên ngoài các bộ phận thuộc hệ thống. Thường xuyên làm sạch bụi bẩn bằng giẻ sạch hoặc bằng nước trên hệ thống. Trong bảo dương định kỳ làm sạch bằng mũi cạo, lau rửa bằng dầu điêden.Sơn đen bên ngoài một số bộ phận như xi lanh lực, hộp tay lái, thanh lái ngang, tay chuyển hướng ...

- Kiểm tra sự bắt chặt của hộp tay lái, sự bắt chặt của các ốc hãm, chốt hãm, kiểm tra sư làm viêc linh hoat và khả năng an toàn của các khớp liên động, các đòn dẫn động lái.

4.2. Kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống lái

4.2.1 Kiểm tra độ rơ tổng hợp trên vành tay lái

a. Đo độ rơ vành lái

Sử dụng vành dẻ quạt có thang chia độ hình 10.16 (có thể kết hợp với lực kế) hay bằng cảm nhận trực tiếp của người kiểm tra để đo độ rơ vành lái.

b. Đo lực lớn nhất đặt trên vành lái

- Để xe đứng yên trên mặt đường tốt và phẳng.

- Đánh lái đến vị trí gần tận cùng, dùng lực kế đo giá trị lực tại đó để xác định giá trị lực vành lái lớn nhất. Nếu xe có trợ lực lái thì động cơ phải hoạt động.

c. Đo góc quay bánh xe dẫn hướng

- Cho đầu xe lên các bệ kiểu mâm xoay. Dùng vành lái lần lượt đánh về hai phía, xác định các góc quay bánh xe hai bên trên mâm xoay chia độ

4.2.2 Kiểm tra các góc đặt bánh xe dẫn hướng

4.2.2.1  Xác định các góc đặt bánh xe bằng dụng cụ cơ khí đo góc

- Góc doãng bánh xe a.

- Góc nghiêng ngang của trụ quay đứng b.

- Góc nghiêng dọc của trụ quay đứng g.

* Kiểm tra góc nghiêng ngang của trụ quay đứng b

Khi kiểm tra b, g phải quay bánh xe đi 1 góc, để xác định được góc quay người ta thêm hộp đo góc, dụng cụ gồm hai đĩa để giảm ma sát bánh xe khi quay 7 và 8.

KẾT LUẬN

Qua một thời gian thu thập số liệu, tài liệu, cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân. Sự chỉ bảo giúp đỡ tận tình của thầy hướng dẫn: ThS………… và các thầy giáo trong Khoa ô tô, cùng với sự giúp đỡ của các cơ quan đơn vị, bạn bè cùng lớp, tôi đã hoàn thành đồ án. Trong đồ án này tôi đã thể hiện đầy đủ chặt chẽ các nội dung cơ bản như giới thiệu về hệ thống lái trên xe ô tô quân sự, phân tích kết cấu, nguyên lý làm việc và tính toán kiểm nghiệm hệ thống lái nhằm đánh giá khả năng làm việc của nó trong các điều kiện và trong hoạt động tác chiến có đảm bảo hay không. Đồng thời đưa ra các quy định về bảo dưỡng, sửa chữa sát với điều kiện sử dụng ở đơn vị. Nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng, nâng cao tuổi thọ và độ tin cậy khi sử dụng của hệ thống lái nói chung.

Qua quá trình thực hiện đồ án “Nghiên cứu Khai thác hệ thống lái trên ô tô quân sự” bản thân nhận thấy:hệ thống lái là một bộ phận rất quan trọng. Nhờ có hệ thống lái đã làm giảm đi cường độ lao động của người lái và đảm bảo an toàn cho xe khi hoạt động trên đường, đồng thời nâng cao tính cơ động trong tác chiến, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của đơn vị.

Do thời gian còn hạn chế, tài liệu tham khảo bằng tiếng việt còn ít, kiến thức của bản thân một số mặt còn chưa hoàn thiện, vì vậy trong đồ án không tránh khỏi các thiếu sót. Rất mong sự quan tâm đóng góp chỉ bảo chân tình của các thầy giáo, các bạn đồng nghiệp đối với đồ án của tôi.

Xin chân thành cảm ơn!

                                                                                               Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 20

                                                                                         Học viên thực hiện

                                                                                      …………..

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cấu tạo ô tô tập 2 (NXB Quân đội năm 2001).

2. Bảo dưỡng kỹ thuật ô tô quân sự. Tập 2 (Trường trung cấp kỹ thuật xe máy - Tổng cục kỹ thuật - 2009).

3. Kết cấu và tính toán ô tô (NXB  GTVT - 2008).

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"