MỤC LỤC
MỤC LỤC…1
LỜI NÓI ĐẦU.. 3
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHANH ABS.. 5
1.1.Tổng quan về hệ thống phanh ABS. 5
1.2. Lịch sử phát triển. 6
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA HỆ THỐNG PHANH ABS.. 9
2.1.Cơ sở lý thuyết chung. 9
2.2.Yêu cầu của hệ thống phanh ABS. 13
2.3.Hiệu quả của cơ cấu phanh chống bó cứng (ABS) 14
2.3.1.Lợi về tính hiệu quả phanh. 14
2.3.2.Lợi về tính ổn định phanh. 15
2.4. Phân loại hệ thống ABS theo phương pháp điều khiển. 18
2.4.1 Điều khiển theo ngưỡng trượt: 18
2.4.2. Điều khiển độc lập hay phụ thuộc: 18
2.4.3. Điều khiển theo kênh. 19
2.5. Các phương án bố trí cơ cấu điều khiển của ABS. 19
2.6. Quá trình điều khiển của ABS. 22
2.6.1. Phạm vi điều khiển của ABS: 22
2.6.2. Chu trình điều khiển của ABS: 25
2.6.3 Tín hiệu điều khiển ABS. 27
2.6.4. Các quá trình điều chỉnh tốc độ của bánh xe. 29
Chương 3: HỆ THỐNG PHANH ABS TRÊN XE TOYOTA... 31
3.1. Sơ đồ, nguyên lý hoạt động, cấu tạo một số phần tử chính của hệ thống. 31
3.1.1. Giới thiệu chung. 31
3.1.2. Các cảm biến. 33
3.1.3. Hộp điều khiển điện tử (ECU) 36
3.1.4. Bộ chấp hành thủy lực. 39
3.2. Các chức năng kiểm tra, chẩn đoán và an toàn. 46
3.2.1. Điều khiển các rơle. 46
3.2.2.Chức năng kiểm tra ban đầu và kiểm tra các cảm biến. 47
3.2.3. Chức năng chẩn đoán. 48
3.2.4. Chức năng an toàn. 48
3.3. ABS kết hợp với các hệ thống khác. 48
3.3.1. Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD.. 48
3.3.2. Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA.. 50
Chương 4: QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN, SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH ABS 52
4.1. Hư hỏng và cách khắc phục. 53
4.1.1. Khi sửa chữa ABS tổng quát cần lưu ý các vấn đề sau: 53
4.1.2. Hư hỏng ban đầu. 54
4.2.Chẩn đoán (áp dụng cho xe TOYOTA INNOVA 2010). 55
4.2.1.Đọc mã chẩn đoán. 55
4.2.2.Xoá mã chẩn đoán. 57
4.3.Kiểm tra hoạt động của các bộ phận. 57
4.3.1.Kiểm tra đèn báo ABS bật sáng. 57
4.3.2.Kiểm tra tín hiệu cảm biến. 58
4.3.3.Kiểm tra bộ chấp hành phanh. 61
4.4. Tháo, lắp một số bộ phận. 62
4.4.1. Tháo/lắp bộ chấp hành phanh trên xe. 62
4.4.2.Tháo/lắp cảm biến tốc độ bánh xe. 64
4.5. Mã chẩn đoán hệ thống phanh ABS. 67
KẾT LUẬN. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 75
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời gian gần đây việc nâng cao hiệu quả và độ tin cậy của hệ thống phanh trên ôtô được quan tâm nhiều, đồng thời mạng lưới giao thông ngày càng phát triển, lưu lượng người và xe tham gia giao thông ngày càng nhiều, hệ thống phanh đảm bảo cho phép nâng cao được vận tốc trung bình của xe và an toàn trong giao thông. Hệ thống phanh có đảm bảo độ tin cậy mới góp phần tạo điều kiện cho người lái điều khiển xe dễ dàng và linh hoạt, đồng thời duy trì được tốc độ của xe theo ý muốn trên mọi địa hình khác nhau. Đối với những xe có tốc độ cao, khi đang điều khiển trong tình huống bất ngờ có chướng ngại vật xuất hiện phía trước, buộc người tài xế phải đạp phanh gấp, hoặc phanh khi xe đang đi trong đường trơn trượt, nếu đối với phanh thường thì sẽ bị trượt lết ở các bánh xe, làm xe bị mất ổn định lái và mất đi hiệu quả phanh dễ dẫn đến tai nạn. Vì vậy, các nhà sản xuất và chế tạo ôtô đã sử dụng hệ thống phanh ABS (Anti-lock Braking System) để trang bị cho các xe đời mới, với mục đích là để khắc phục được những tình trạng đó, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tài xế cũng như hành khách trên xe. Hệ thống được sử dụng rộng rãi trên hầu hết các loại xe của các hãng nổi tiếng. Nó có một tầm quan trọng rất lớn trong việc phanh xe và ABS trở thành tiêu chuẩn của các xe khi xuất xưởng.
Trong quá trình học tập tôi được giao nhiệm vụ thực hiện đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu, khai thác hệ thống phanh chống bó cứng ABS trên xe Toyota”. Mục đích của đồ án này là tìm hiểu phân tích nguyên lý làm việc, nguyên lý điều khiển và hoạt động của hệ thống phanh ABS từ đó đưa ra những phân tích, đánh giá và hướng dẫn khai thác sử dụng hệ thống phanh ABS trên một số dòng xe của Toyota, giúp cho việc khai thác sử dụng hệ thống phanh ABS được tốt hơn, nâng cao hiệu quả và tuổi thọ của nó, tăng được độ an toàn chuyển động của xe trong mọi điều kiện sử dụng. Từ mục đích đó nội dung đồ án gồm 4 chương sau:
Chương 1: Tổng quan về hệ thống phanh ABS.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết của hệ thống phanh ABS.
Chương 3: Hệ thống phanh ABS trên xe Toyota.
Chương 4: Quy trình chẩn đoán, sửa chữa hệ thống phanh ABS.
Tuy nhiên, do trình độ có hạn, thời gian nghiên cứu làm đồ án không dài, những kiến thức của đề tài rất phong phú, hơn nữa đây cũng là lần đầu tiên được tiếp xúc thực hiện nhiệm vụ đồ án một cách tổng thể, có quy mô chuyên sâu về một nội dung cụ thể, nên chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý của các thầy trong Khoa Ô tô và các học viên, sinh viên khác để đồ án được hoàn chỉnh hơn ./.
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHANH ABS
1.1. Tổng quan về hệ thống phanh ABS
Để giải quyết bài toán về vấn đề hiệu quả và tính ổn định khi phanh, phần lớn các ô tô hiện đại đều được trang bị hệ thống chống hãm cứng bánh xe khi phanh, gọi là hệ thống “Anti-lock Braking System’’ và thường được viết và gọi tắt là ABS. Hệ thống phanh ABS là cơ cấu an toàn chủ động của ôtô, dùng để giảm tốc độ hay dừng ôtô trong những trường hợp cần thiết.
1.2. Lịch sử phát triển
Để tránh hiện tượng các bánh xe bị hãm cứng trong quá trình phanh khi lái xe trên đường trơn, người lái xe đạp phanh bằng cách nhịp liên tục lên bàn đạp phanh để duy trì lực bám, ngăn không cho bánh xe bị trượt lết và đồng thời có thể điều khiển được hướng chuyển động của xe.
Nhằm nâng cao tính ổn định và tính an toàn của xe trong mọi chế độ hoạt động như khi xe khởi hành hay tăng tốc đột ngột, khi đi vào đường vòng với tốc độ cao, khi phanh trong những trường hợp khẩn cấp hệ thống phanh ABS còn được thiết kế kết hợp với nhiều cơ cấu khác.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA HỆ THỐNG PHANH ABS
2.1. Cơ sở lý thuyết chung
Chức năng của hệ thống phanh thông thường là để giảm tốc độ hay dừng xe bằng cách sử dụng 2 loại lực cản. Loại thứ nhất là lực phanh giữa má phanh và đĩa phanh (hay giữa má phanh và trống phanh) và loại thứ hai là lực bám giữa lốp và mặt đường.
Như vậy thì hệ số bám bằng không khi lực phanh tiếp tuyến bằng không nghĩa là lúc đó chưa phanh. Từ đồ thị trên có thể rút ra một số nhận xét:
Hệ số bám dọc đạt giá trị cực đại φmax ở giá trị độ trượt đạt tối ưu λ0.Thực nghiệm chứng tỏ rằng ứng với các loại đường khác nhau thì giá trị λ0 thường nằm chung trong giới hạn từ (10-30%), ở giá trị tối ưu λ0 này, không những đảm bảo hệ số bám dọc φx có giá trị cực đại mà hệ số bám ngang φy cũng có giá trị khá cao.
2.2.Yêu cầu của hệ thống phanh ABS
Một hệ thống ABS hoạt động tối ưu, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng phanh của ôtô phải thỏa mãn đồng thời các yêu cầu sau:
- Trước hết, ABS phải đáp ứng được các yêu cầu về an toàn liên quan đến động lực học phanh và chuyển động của ôtô.
- Hệ thống phải làm việc ổn định và có khả năng thích ứng cao, điều khiển tốt trong suốt dải tốc độ của xe và ở bất kỳ loại đường nào (thay đổi từ đường bêtông khô có sự bám tốt đến đường đóng băng có sự bám kém).
2.3. Hiệu quả của cơ cấu phanh chống bó cứng (ABS)
Dựa trên các chỉ tiêu đánh giá chất lượng quá trình phanh, ta sẽ thấy rõ các ưu điểm và hiệu quả của cơ cấu phanh chống hãm cứng so với cơ cấu phanh thường.
2.3.1.Lợi về tính hiệu quả phanh.
Trong các chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả phanh, thì chỉ tiêu quãng đường phanh là đặc trưng và có ý nghĩa quan trọng nhất vì nó mang tính trực quan giúp người lái xe xử lý tình huống hợp lý nhất.
2.3.2. Lợi về tính ổn định phanh.
Tính ổn định phanh của ô tô được hiểu là khi phanh ô tô không bị lệch hướng (trượt ngang), trượt lết hoặc bị lật, đảm bảo tính điều khiển lái và chuyển động an toàn của ô tô. Điều này đặc biệt quan trọng khi xe chạy trên đường trơn với tốc độ cao.
Vì mô men quay vòng Mq lớn hơn nhiều so với mô men do các phản lực từ mặt đường tác dụng lên các bánh xe theo phương ngang Ry1 và Ry2 sinh ra, nên có thể bỏ qua Ry1 và Ry2.
2.4. Phân loại hệ thống ABS theo phương pháp điều khiển.
ABS được điều khiển theo các phương pháp sau:
2.4.1 Điều khiển theo ngưỡng trượt:
- Điều khiển theo ngưỡng trượt thấp (slow mode): Ví dụ: khi các bánh xe trái và phải chạy trên các phần đường có hệ số bám khác nhau. ECU chọn thời điểm bắt đầu bị hãm cứng của bánh xe có khả năng bám thấp, để điều khiển áp suất phanh chung cho cả cầu xe.
- Điều khiển theo ngưỡng trượt cao (high mode): ECU chọn thời điểm bánh xe có khả năng bám cao bị hãm cứng để điều khiển chung cho cả cầu xe. Trước đó, bánh xe ở phần đường có hệ số bám thấp đã bị hãm cứng khi phanh.
2.4.3. Điều khiển theo kênh
- Loại 1 kênh: Hai bánh sau được điều khiển chung (có ở ABS thế hệ đầu, chỉ trang bị ABS cho hai bánh sau vì dễ bị hãm cứng hơn hai bánh trước khi phanh).
- Loại 2 kênh: Một kênh điều khiển chung cho hai bánh xe trước, một kênh điều khiển chung cho hai bánh xe sau. Hoặc một kênh điều khiển cho hai bánh chéo nhau.
2.5. Các phương án bố trí cơ cấu điều khiển của ABS.
Việc bố trí sơ đồ điều khiển của ABS phải thoả mãn đồng thời hai yếu tố:
- Tận dụng được khả năng bám cực đại giữa bánh xe với mặt đường trong quá trình phanh nhờ vậy làm tăng hiệu quả phanh tức là làm giảm quãng đường phanh.
- Duy trì khả năng bám ngang trong vùng có giá trị đủ lớn nhờ vậy làm tăng tính ổn định chuyển động và ổn định quay vòng của xe khi phanh.
2.6. Quá trình điều khiển của ABS
2.6.1. Phạm vi điều khiển của ABS:
Mục tiêu của hệ thống ABS là giữ cho bánh xe trong quá trình phanh có độ trượt thay đổi trong giới hạn hẹp quanh giá trị lo (l = 10-30%, trên đồ thị đặc tính trượt), gọi là phạm vi điều khiển của hệ thống ABS.
2.6.2. Chu trình điều khiển của ABS:
Quá trình điều khiển của hệ thống ABS được thực hiện theo một chu trình kín như (hình 2.10). Các cụm của chu trình bao gồm:
- Tín hiệu vào là lực tác dụng lên bàn đạp phanh của người lái xe, thể hiện qua áp suất dầu tạo ra trong xy lanh phanh chính.
- Tín hiệu điều khiển bao gồm các cảm biến tốc độ bánh xe và hộp điều khiển (ECU). Tín hiệu tốc độ các bánh xe và các thông số nhận được từ nó như gia tốc và độ trượt liên tục được nhận biết và phản hồi về hộp điều khiển để xử lý kịp thời.
2.6.3 Tín hiệu điều khiển ABS
Việc lựa chọn các tín hiệu điều khiển thích hợp là nhân tố chính trong việc quyết định tính hiệu quả của quá trình điều khiển ABS. Tất cả các xe hiện nay đều sử dụng các cảm biến tốc độ bánh xe để tạo ra tín hiệu điều khiển cơ bản nhất cho việc điều khiển quá trình hoạt động của hệ thống ABS.
2.6.4. Các quá trình điều chỉnh tốc độ của bánh xe
ECU liên tục nhận được các tín hiệu tốc độ của bánh xe từ 4 cảm biến tốc độ, và ước tính tốc độ của bánh xe bằng cách tính toán tốc độ và sự giảm tốc của mỗi bánh xe.
Chương 3
HỆ THỐNG PHANH ABS TRÊN XE TOYOTA
3.1. Sơ đồ, nguyên lý hoạt động, cấu tạo một số phần tử chính của hệ thống
3.1.1. Giới thiệu chung
Hệ thống ABS được thiết kế dựa trên cấu tạo của một hệ thống phanh thường. Ngoài các cụm bộ phận chính của một hệ thống phanh như cụm xy lanh chính, bầu trợ lực áp thấp, cơ cấu phanh bánh xe, các van điều hòa lực phanh,…
Một hệ thống ABS nào cũng bao gồm 3 cụm bộ phận chính:
- Cụm tín hiệu vào bao gồm các cảm biến tốc độ bánh xe, công tắc báo phanh,… có nhiệm vụ gửi tín hiệu tốc độ các bánh xe, tín hiệu phanh về hộp ECU.
- Hộp điều khiển (ECU) có chức năng nhận và xử lý các tín hiệu vào, đưa tín hiệu điều khiển đến bộ chấp hành thủy lực, điều khiển quá trình phanh chống hãm cứng.
3.1.2. Các cảm biến
a) Cảm biến tốc độ bánh xe
- Cấu tạo:
Tùy theo cách điều khiển khác nhau, các cảm biến tốc độ bánh xe thường được gắn ở mỗi bánh xe để đo riêng rẽ từng bánh hoặc được gắn ở vỏ bọc của cầu chủ động, đo tốc độ trung bình của hai bánh xe dựa vào tốc độ của bánh răng vành chậu.
Cảm biến tốc độ bánh xe có hai loại: cảm biến điện từ và cảm biến Hall. Trong đó loại cảm biến điện từ được sử dụng phổ biến hơn.
- Hoạt động:
Khi bánh xe quay, vành răng quay theo, khe hở A giữa đầu lõi từ và vành răng thay đổi, từ thông biến thiên làm xuất hiện trong cuộn dây một sức điện động xoay chiều dạng hình sin có biên độ và tần số thay đổi tỉ lệ theo tốc độ góc của bánh xe (hình 3.4). Tín hiệu này liên tục được gởi về ECU.
b) Cảm biến giảm tốc:
Trên một số xe, ngoài cảm biến tốc độ bánh xe, còn được trang bị thêm một cảm biến giảm tốc cho phép ECU xác định chính xác hơn sự giảm tốc của xe trong quá trình phanh. Kết quả là, mức độ đáp ứng của ABS được cải thiện tốt hơn.
3.1.3. Hộp điều khiển điện tử (ECU)
Chức năng của hộp điều khiển ABS (ECU):
- Nhận biết thông tin về tốc độ góc các bánh xe, từ đó tính toán ra tốc độ bánh xe và sự tăng giảm tốc của nó, xác định tốc độ xe, tốc độ chuẩn của bánh xe và ngưỡng trượt. để nhận biết nguy cơ bị hãm cứng của bánh xe.
- Cung cấp tín hiệu điều khiển đến bộ chấp hành thủy lực.
a) Phần xử lý tín hiệu
Trong phần này các tín hiệu được cung cấp đến bởi các cảm biến tốc độ bánh xe sẽ được biến đổi thành dạng thích hợp để sử dụng cho phần logic điều khiển.
c) Bộ phận an toàn
Một mạch an toàn ghi nhận những trục trặc của các tín hiệu trong hệ thống cũng như của bên ngoài có liên quan. Nó cũng can thiệp liên tục vào trong quá trình điều khiển của hệ thống.
3.1.4. Bộ chấp hành thủy lực
a) Khái quát chung
Bộ chấp hành thủy lực (hình 3.9) có chức năng cung cấp một áp suất dầu tối ưu đến các xi lanh phanh bánh xe theo sự điều khiển của ABS ECU, tránh hiện tượng bị bó cứng bánh xe khi phanh.
b) Các trạng thái hoạt động
Mạch thủy lực trong ABS của các xe FF được chia thành hệ thống của bánh trước bên phải và bánh sau bên trái và hệ thống của bánh trước bên trái và bánh sau bên phải như thể hiện ở sơ đồ.
3.2. Các chức năng kiểm tra, chẩn đoán và an toàn.
3.2.1. Điều khiển các rơle.
a) Rơle van điện.
ECU bật rơle motor khi tất cả các điều kiện sau đều thoả mãn.
- Khoá điện bật
- Chức năng kiểm tra ban đầu đã hoàn thành.
b) Rơle motor bơm.
ECU bật rơle motor khi tất cả các điều kiện sau đều thoả mãn.
- ABS đang hoạt động hay chức năng kiểm tra ban đầu đang thực hiện.
- Rơle van điện bật.
3.2.2.Chức năng kiểm tra ban đầu và kiểm tra các cảm biến.
ECU kích hoạt van điện và motor bơm theo thứ tự để kiểm tra cơ cấu điện của ABS. Chức năng này hoạt động khi tốc độ xe lớn hơn 6km/h với đèn phanh tắt.
3.2.3. Chức năng chẩn đoán.
Nếu một sự cố xảy ra ở bất cứ một hệ thống nào trong các hệ thống tín hiệu, đèn báo của ABS trên đồng hồ táp lô sẽ sáng lên(hình 3.17) và báo cho người lái rằng có sự cố đã xảy ra với hệ thống.
3.3. ABS kết hợp với các hệ thống khác
3.3.1. Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD
Như ta đã biết, hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) có nhiệm vụ giúp cho người điều khiển có thể kiểm soát được tay lái trong tình huống phanh khẩn cấp. Trong khi đó, hệ thống phân phối lực phanh điện tử (Electronic Brakeforce Distribution - EBD) được biết tới như một giải pháp mang tính "phòng chống" nhiều hơn là "ứng cứu".
3.3.2. Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA
Đôi khi những người chưa quen lái xe hoặc những người dễ hốt hoảng mặc dù đã quen lái xe không đạp bàn đạp phanh đủ mạnh trong khi phanh khẩn cấp để tận dụng hết tính năng của hệ thống phanh.
Chương 4
QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN, SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH ABS
4.1. Hư hỏng và cách khắc phục.
4.1.1. Khi sửa chữa ABS tổng quát cần lưu ý các vấn đề sau:
- Trước khi mở mạch thuỷ lực phải đảm bảo rằng cơ cấu đã được xả hết khí. Dùng thiết bị thích hợp để xả khí ra khỏi cơ cấu.
- Chỉ dùng những đường ống chuyên dùng để dẫn dầu phanh.
- Chỉ dùng những loại dầu phanh theo chỉ định của nhà sản xuất.
4.1.2. Hư hỏng ban đầu.
a) Lực phanh không đủ.
- Kiểm tra rò rỉ dầu phanh từ các đường ống hay lọt khí.
- Kiểm tra xem độ rơ chân phanh có quá lớn không.
c) Chân phanh rung (khi ABS không hoạt động).
- Kiểm tra độ rơ đĩa phanh.
- Kiểm tra độ rơ moay ơ bánh xe.
d) Kiểm tra khác.
- Kiểm tra góc đặt bánh xe.
- Kiểm tra các hư hỏng trong cơ cấu treo.
4.2. Chẩn đoán (áp dụng cho xe TOYOTA INNOVA 2010).
4.2.1. Đọc mã chẩn đoán.
a) Đọc mã DTC khi không dùng máy chẩn đoán
- Dùng SST, nối tắt các cực 13 (TC) và 4 (CG) của giắc DLC3.
- Bật khoá điện ON.
b) Đọc mã DTC khi dùng máy chẩn đoán.
- Nối máy chẩn đoán với giắc DLC3.
- Bật khoá điện ON.
4.2.2. Xoá mã chẩn đoán
Chú ý: Không thể xoá được các mã DTC bằng cách tháo cáp ắc quy hoặc tháo các cầu chì ECU-IG và GAUGE.
- Nối máy chẩn đoán với giắc DLC3.
- Bật khoá điện ON.
- Vận hành máy chẩn đoán để xoá các mã.
4.3.Kiểm tra hoạt động của các bộ phận
4.3.1.Kiểm tra đèn báo ABS bật sáng.
- Bật khoá điện.
- Kiểm tra rằng đèn ABS bật sáng trong 3 giây. Nếu không, kiểm tra và sửa chữa hay thay thế cầu chì, bóng đèn báo hay dây điện.
4.3.3.Kiểm tra bộ chấp hành phanh
a) Nối máy chẩn đoán
- Nối máy chẩn đoán với giắc DLC3.
- Khởi động động cơ và để nó chạy không tải.
b) Kiểm tra sự hoạt động của mô tơ bộ chấp hành
Chú ý: Không được giữ cho rơle môtơ ON trong thời gian lâu hơn 5 giây. Khi hoạt động rơle liên tiếp, hãy đợi 20 giây giữa mỗi lần kích hoạt.
- Bật rơle môtơ ON và kiểm tra tiếng kêu hoạt động của môtơ bộ chấp hành.
- Tắt rơle môtơ OFF.
4.4. Tháo, lắp một số bộ phận
4.4.1. Tháo/lắp bộ chấp hành phanh trên xe.
a) Tháo cọc âm bình ắc quy ra.
b) Xả dầu phanh.
4.4.2.Tháo/lắp cảm biến tốc độ bánh xe.
a) Ngắt cáp âm ra khỏi ắc quy
Lưu ý: Đợi ít nhất 90 giây sau khi tháo cáp ra khỏi cực âm (-) của ắc quy để tránh cho túi khí SRS khỏi bị kích hoạt.
b) Tháo bánh trước
c) Tháo cảm biến tốc độ trước trái
4.5. Mã chẩn đoán hệ thống phanh ABS.
Bảng mã DTC của hệ thống ABS như bảng 4.a.
KẾT LUẬN
Sau một thời gian nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu thực tế cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy: ThS…………… em đã hoàn thành đề tài của mình với nội dung: “Nghiên cứu, khai thác hệ thống phanh chống bó cứng ABS trên xe Toyota”.
- Nêu tổng quan về hệ thống ABS trên xe Toyota innova.
- Phân tích kết cấu, nguyên lý làm việc của hệ thống phanh ABS xe Toyota.
- Xây dựng cách chẩn đoán hư hỏng, sửa chữa hệ thống phanh ABS.
Tuy đã cố gắng xong do điều kiện thời gian không cho phép, lượng kiến thức còn hạn chế về hệ thống ABS và kinh nghiệm thực tế còn ít nên đề tài của em còn nhiều thiếu sót như: Chưa phân tích sâu, chưa tìm hiểu kỹ các tiêu chuẩn về kỹ thuật đối với các bộ phận của hệ thống phanh ABS. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy trong khoa và các bạn học viên, sinh viên để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Đề xuất ý kiến:
Hệ thống ABS đang được áp dụng rất phổ biến trên các xe ôtô nhưng sự hiểu biết của học viên, sinh viên về vấn đề trên còn nhiều hạn chế. Do đó để giảng đường Đại học sát với thực tế xã hội em xin đưa ra một số ý kiến đề xuất để khắc phục tình trạng trên:
+ Về phía nhà trường:
- Đầu tư thêm tư liệu, sách tham khảo về hệ thống ABS.
- Trang bị thêm các mô hình hệ thống ABS đa dạng hơn cho học viên, sinh viên học thực hành tại xưởng.
- Ra đề tài nghiên cứu khoa học, đề tài tốt nghiệp cho học viên, sinh viên thực hiện để nâng cao kiến thức chuyên ngành
- Tổ chức cho đối tượng học viên quân sự đi tham quan các xưởng sản xuất ô tô hiện đại để học viên được tiếp xúc với thực tế, tìm hiểu nhiều hơn về công nghệ kỹ thuật ô tô hiện đại ngày nay
+ Về phía học viên, sinh viên:
Nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu, rèn luyện tay nghề, tìm hiểu thực tế để nâng cao kiến thức chuyên ngành.
Trên đây là một số ý kiến đề xuất của em, hy vọng những ý kiến trên sẽ giúp cho hệ thống ABS nói riêng và các hệ thống trên xe ô tô hiện đại gần gũi và quen thuộc hơn với học viên, sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP.Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20…
Học viên thực hiện
……………….
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đặng Quý. Giáo trình ôtô 1 (lý thuyết ôtô). Trường ĐHSPKT TP.HCM,2010.
[2]. Đỗ Văn Dũng. Hệ thống điện và điện tử trên ôtô hiện đại. Trường ĐHSPKT TP.HCM,2002.
[3]. Hoàng Đình Long. Kỹ thuật sửa chữa ôtô. Nhà xuất bản Giáo Dục.
[4]. Nhóm tác giả. Giáo trình trang bị điện ôtô. Trường CĐKT Vinhempich, 2007.
[5]. Toyota. Tài liệu OBD Toyota Innova.
[6]. Toyota. Tài liệu Toyota Training.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"