MỤC LỤC
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.. 1
CHƯƠNG I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA XE VÀ KẾT CẤU HỆ THỐNG.. 4
1.1. Giới thiệu chung về xe URAL-375D.. 4
1.2. Các thông số cơ bản về HTTL xe URAL-375D.. 5
1.3. Đặc điểm kết cấu hệ thống truyền lực xe ural 375d. 8
1.3.1. Ly hợp. 9
1.3.2. Hộp số chính. 19
1.3.3. Hộp số phân phối 26
1.3.4. Các đăng. 29
1.3.5. Cầu xe. 31
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÔNG QUA CỦA XE URAL-375D BẰNG PHẦN MỀM MÔ PHỎNG.. 42
2.1. Cơ sở lý thuyết 42
2.2 Ứng dụng phần mềm Trucksim mô phỏng tính năng thông qua của xe URAL-375D 45
2.2.1 Giới thiệu về phần mềm Trucksim.. 45
2.2.2 Thiết lập thông số cho ô tô mô phỏng. 46
2.3 Phân tích kết quả mô phỏng. 47
2.4 Kết luận. 49
CHƯƠNG 3. HƯỚNG DẪN KHAI THÁC, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC 50
3.1. Ly hợp. 50
3.1.1. Quy trình công nghệ sửa chữa ly hợp xe URAL–375D.. 52
3.1.2. Điều kiện kỹ thuật sửa chữa các chi tiết của ly hợp. 54
3.1.3 Một số chú ý khi sử dụng ly hợp. 58
3.2. Hộp số chính và hộp số phân phối. 59
3.2.1. Những nguyên nhân hư hỏng và phương pháp khắc phục đối với hộp số chính và hộp số phân phối. 61
3.2.2. Một số chú ý khi sử dụng hộp số. 65
3.2.3. Bảo dưỡng hộp số. 66
3.3. Trục các đăng. 67
3.3.1. Bảo dưỡng trục các đăng. 67
3.3.2. Những hư hỏng thường gặp của trục các đăng và cách khắc phục. 68
3.4. Cầu xe và truyền lực chính. 69
3.4.1. Bảo dưỡng bộ truyền lực chính và cầu xe. 69
3.4.2. Kỹ thuật bảo dưỡng cầu xe và bộ truyền lực chính. 69
3.4.3. Yêu cầu kỹ thuật sau khi bảo dưỡng cầu xe. 73
3.4.4. Hiện tượng, nguyên nhân, cách khắc phục những hư hỏng thông thường của cầu xe. 73
KẾT LUẬN.. 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 76
LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với nền quốc phòng vững mạnh. Trong bối cảnh chung đó, ngành xe máy quân đội ta đã và đang không ngừng nâng cao chất lượng khai thác, sử dụng, bảo dưỡng trang bị, đi sâu vào chất lượng nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ chuyên môn đối với lực lượng làm công tác quản lý, khai thác, sử dụng xe máy trong quân đội.
Với thực trạng tình hình quân đội ta vẫn đang tiếp tục khai thác và sử dụng nhiều loại xe sản xuất tại Liên Xô (cũ) như: ZIL, UAZ,GAZ... Nhằm mục đích khai thác, sử dụng tốt trang bị xe máy trong quân đội ở địa hình Việt Nam với đặc thù hoạt động quân sự, mỗi cán bộ kỹ thuật ngành xe máy quân sự phải nắm chắc đặc tính kết cấu các loại xe được trang bị và phương pháp bảo dưỡng, phục hồi các chi tiết, các hệ thống trên xe trong điều kiện cho phép để duy trì trang bị xe máy trong quân đội luôn ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao để bảo vệ vững chắc chủ quyền tổ quốc.
Do đó đề tài: “ Nghiên cứu khai thác hệ thống truyền lực xe URAL-375D” phần nào đó đáp ứng yêu cầu trên và giúp ích cho cán bộ làm công tác quản lý trang bị, khai thác xe URAL-375D, một loại xe vận tải có tính năng việt dã cao phù hợp với hoạt động quân sự.
Với ý nghĩa và mục đích trên đề tài đi sâu giải quyết một số nội dung sau:
+ Lời nói đầu.
+ Giới thiệu chung về xe URAL-375D.
+ Đặc điểm kết cấu hệ thống truyền lực xe URAL-375D.
+ Đánh giá khả năng thông qua của xe URAL-375D bằng phần mềm mô phỏng
+ Hướng dẫn khai thác, bảo dưỡng hệ thống truyền lực trên xe URAL-375D.
+ Kết luận.
Do thời gian có hạn, với kiến thức của bản thân còn hạn chế, hơn nữa đây cũng là lần đầu tiên được tiếp xúc thực hiện nhiệm vụ đồ án, bao quát, có quy mô chuyên sâu về một nội dung cụ thể, nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, rất kính mong các thầy giáo góp ý để đồ án hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA XE VÀ KẾT CẤU HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC XE URAL-375D
1.1. Giới thiệu chung về xe URAL-375D
- Xe URAL-375D là xe vận tải hạng nặng được trang bị và sử dụng nhiều trong quân đội. Xe được thiết kế và chế tạo tại Liên Xô, xe có 3 cầu chủ động, có công thức bánh xe 6 x 6.
- Xe có tính cơ động cao, có tải trọng 13,2 tấn và kéo moóc trên tất cả các loại đường phức tạp, kể cả những nơi không có đường xá. Xe có khả năng hoạt động tốt trên mọi vùng khí hậu khác nhau, có thể hoạt động hiệu quả ở nhiệt độ từ - 40oc đến + 40oc.
1.2. Các thông số cơ bản về HTTL xe URAL-375D
Các thông số cơ bản xe URAL-375D như bảng 1.a.
1.3. Đặc điểm kết cấu hệ thống truyền lực xe ural 375D
Chương 2 giới thiệu đặc điểm kết cấu một hệ thống cụ thể đó là hệ thống truyền lực của xe URAL-375D, một trong những hệ thống quan trọng góp phần nâng cao khả năng thông qua và tính việt dã của xe.
Hệ thống truyền lực xe URAL-375D là hệ thống truyền lực cơ khí, liên hệ động học giữa động cơ và các bánh xe chủ động là liên hệ cứng. Mô men xoắn được phân ra các cầu nhờ hộp số phân phối, được thể hiện trên hình 2.1.
Hệ thống truyền lực của xe là tổ hợp các cụm, các cơ cấu sắp xếp theo một quy luật xác định và hợp lý để thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Truyền mô men xoắn từ động cơ đến các bánh xe chủ động.
- Thay đổi lực kéo ở bánh xe chủ động khi xe chuyển động để khắc phục sức cản của đường.
- Cắt, nối nguồn động lực từ động cơ đến các bánh xe chủ động.
1.3.1. Ly hợp
- Ly hợp dùng để truyền mô men xoắn từ trục khuỷu động cơ đến các cụm tiếp theo của hệ thống truyền lực.
- Ly hợp dùng để tách nối động cơ với hệ thống truyền lực khi khởi hành, dừng xe, chuyển số và cả khi phanh xe.
- Ly hợp xe URAL-375D là kiểu ly hợp 2 đĩa ma sát khô, thường đóng. Lực ép ly hợp tạo ra bởi lò xo bố trí xung quanh (12 lò xo) dẫn động ly hợp kiểu cơ khí có trợ lực lò xo có độ tin cậy và độ an toàn cao.
1.3.1.1. Bánh đà
Bánh đà được chế tạo từ vật liệu là gang xám, có độ bền cơ học cao. Mặt ngoài bánh đà được ép một vành răng khởi động, vật liệu chế tạo là thép hợp kim, kết cấu này làm cho khối lượng bánh đà tập trung ở vành ngoài lớn, có tác dụng dự trữ năng lượng và làm tăng khả năng cân bằng cho trục khuỷu động cơ.
1.3.1.2. Đĩa ép
Bề mặt đĩa ép được gia công bằng phẳng làm tăng diện tích tiếp xúc. Trên bề mặt ngoài của đĩa ép có 4 gờ ăn vào các rãnh của bánh đà, phía bề mặt ngoài (không tiếp xúc) của đĩa ép có vấu để bắt các đòn mở và các gờ lắp các lò xo ép trong vấu, đòn mở được bắt giữ bằng chốt trên các ổ bi kim.
1.3.1.4. Lò xo ép
Lò xo ép đặt giữa đĩa ép và vỏ ly hợp. Các lò xo ép này được dẫn hướng nhờ các gờ của đĩa ép, lò xo ép được thiết kế và chế tạo từ thép lò xo (thép hợp kim). Số lượng lò xo ép là 12 cái bố trí xung quanh.
1.3.1.5. Đòn mở ly hợp
Công dụng của đòn mở ly hợp là dùng tách cưỡng bức đĩa ép, tách đĩa bị động ra khỏi đĩa ép và bánh đà. Vật liệu chế tạo đòn mở là thép các bon trung bình và gia công bằng phương pháp dập. Ly hợp xe URAL-375D bố trí bốn đòn xung quanh tâm và cách đều nhau 900, đòn mở liên kết với vấu của đĩa ép nhờ các khớp bản lề và ổ bi kim.
1.3.1.6. Vỏ ly hợp
Vỏ ly hợp là một chi tiết trong đó bố trí các thành phần chính của nó, và được lắp với bánh đà bằng 12 bu lông và quay cùng với bánh đà như một vật thể.
Vỏ ly hợp đựơc thiết kế chế tạo từ tấm thép gia công nhờ phương pháp dập. Trên vỏ ly hợp có lắp đặt các đai ốc điều chỉnh đòn mở và các lỗ để lắp bu lông định tâm lò xo ép.
1.3.1.7. Cơ cấu mở ly hợp
Cơ cấu mở ly hợp gồm các thành phần chính như hình 2.10.
1.3.1.8. Dẫn động điều khiển ly hợp
Dẫn động điều khiển ly hợp là cơ cấu truyền tác động của người lái điều khiển quá trình làm việc của ly hợp. Ly hợp có 2 trạng thái làm việc: Trạng thái thứ nhất là đóng khi chưa có lực tác dụng của người lái điều khiển.
* Nguyên lí làm việc
- Khi người lái đạp lên bàn đạp ly hợp 1 lực thắng sức căng lò xo hồi vị bàn đạp và lực nén lò xo ép đĩa ma sát, lúc đó ly hợp mở ra và cắt động lực truyền từ động cơ đến đĩa ma sát, lúc này trục bị động của ly hợp không còn truyền mô men xoắn.
- Khi đóng ly hợp thì người lái nhả từ từ bàn đạp, nhờ lò xo hồi vi và thông qua hệ thống đòn dẫn động bạc mở được đưa về vị trí ban đầu, đòn mở được giải phóng, lò xo ép ép đĩa ép vào tấm ma sát lên bề mặt bánh đà, ly hợp được đóng lại và truyền mô men của động cơ.
1.3.2. Hộp số chính
- Hộp số dùng để thay đổi tỷ số truyền của hệ thống truyền lực trong quá trình chuyển động của ô tô nhằm thay đổi lực kéo ở các bánh xe chủ động và thay đổi vận tốc chuyển động của ô tô trong khoảng rộng tuỳ thuộc vào sức cản chuyển động bên ngoài.
- Thực hiện chuyển động lùi của ô tô.
* Nguyên lý hoạt động của hộp số chín
Việc truyền mô men xoắn qua hộp số cơ khí có cấp được thực hiện theo nguyên tắc làm việc của bộ truyền bánh răng ăn khớp ngoài. Ở số lùi phải qua ba cặp bánh răng nên trục sơ cấp và trục thứ cấp quay ngược chiều nhau.
Nhờ cơ cấu điều khiển (cần gài số) tác động lên các càng gài làm di trượt đồng tốc hoặc bánh răng với nhau để được tỷ số truyền tương ứng với từng tay số.
* Đồng tốc
- Mỗi số tiến trên trục sơ cấp được vào khớp với bánh răng tương ứng trên trục thứ cấp ở mọi thời điểm. Những bánh răng này luôn luôn quay ngay cả sau khi vào ly hợp vì chúng không cố định trên trục và chỉ chạy lồng không.
- Các moay ơ đồng tốc ăn khớp với các trục bằng các then bên trong moay ơ đồng tốc. Hơn nữa, ống trượt ăn khớp với then ở vòng ngoài của moayơ đồng tốc và có thể di chuyển dọc trục.
1.3.3. Hộp số phân phối
- Những xe có tính năng thông qua cao là những xe có tất cả các cầu chủ động, nghĩa là tất cả các bánh xe đều được dẫn động. Do đó trong hệ thống truyền lực cần thiết có cơ cấu đảm bảo phân chia mô men xoắn đến tất cả các cầu chủ động của xe.
- Hộp số phân phối dùng để chia mô men xoắn cho các trục truyền lực. Các trục này làm nhiệm vụ dẫn động các nhóm bánh xe chủ động và dẫn động ra tời. Hộp số phân phối còn thực hiện nhiệm vụ làm tăng khoảng thay đổi mô men xoắn.
1.3.4. Các đăng
- Truyền động các đăng dùng để truyền mô men xoắn do các trục của hai cụm hoặc do các trục của cụm có các đường tâm trục thay đổi vị trí tương đối với nhau khi làm việc.
- Yêu cầu đối với truyền động các đăng:
+ Bảo đảm truyền tốt mô men xoắn ở bất kỳ tốc độ nào mà không có tải trọng động, va đập lớn do mô men quán tính gây ra.
+ Kết cấu đơn giản, dễ chăm sóc bảo dưỡng.
1.3.5. Cầu xe
Xe URAL-375D là loại xe có tính năng thông qua cao. Nó có khả năng hoạt động được trên nhiều địa hình phức tạp. Do đó xe được bố trí kết cấu 3 cầu chủ động nên việc phân chia mô men xoắn từ động cơ tới cầu trước với cụm cầu giữa và cầu sau nhờ bộ vi sai bánh răng trụ không đối xứng đặt trong hộp số phụ.
1.3.5.1. Cầu giữa và cầu sau
Trên xe URAL-375D cầu giữa và cầu sau có công dụng, đặc điểm, kết cấu hoàn toàn tương tự nhau. Chúng đều là cầu chủ động, là cụm tổng thành cuối cùng trong hệ thống truyền lực trên xe.
1.3.5.2. Cầu trước
- Xe URAL-375D được sử dụng nhiều trong lĩnh vực xe quân sự. Xe có khả năng thông qua cao, tất cả các cầu trên xe là cầu chủ động. Vì vậy cầu trước của xe ngoài chức năng nhiệm vụ dẫn hướng cho các bánh xe, nghĩa là cùng kết hợp với hệ thống lái để thực hiện quá trình điều khiển xe.
- Cấu tạo cầu trước xe URAL-375D giống như cấu tạo cầu giữa và cầu sau. Kết cấu chính bao gồm: Cụm truyền lực chính, vi sai, bán trục, vỏ cầu. Trong đó các cụm truyền lực chính, vi sai, vỏ cầu tương tự như cầu giữa và cầu sau.
CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÔNG QUA CỦA XE URAL-375D BẰNG PHẦN MỀM MÔ PHỎNG
2.1. Cơ sở lý thuyết
Để đánh giá khả năng thông qua của xe tải nói chung và xe URAL-375D nói riêng, ta dựa vào 2 cơ sở lý thuyết cơ bản:
+ Ảnh hưởng của bánh xe cầu trước chủ động.
+ Lực bám và hệ số bám của bánh xe chủ động với mặt đường.
* Ảnh hưởng của bánh xe cầu trước chủ động
- Các bánh xe bị động trước khắc phục những chướng ngại thẳng đứng kém hơn nhiều so với các bánh chủ động. Điều này được giải thích là các bánh xe bị động tỳ vào chướng ngại, con bánh xe chủ động có xu hướng khắc phục nó.
- Trên hình 3.1a biểu thị sơ đồ các lực tác dụng lên bánh xe bị động phía trước khi khắc phục chướng ngại thẳng đứng có độ cao h.
- Các lực tác dụng lên bánh xe:
T - Lực đẩy từ khung tới bánh xe;
R - Phản lực của chướng ngại;
Z & X - Thành phần thẳng đứng và nằm ngang của phản lực R.
- Từ điều kiện cân bằng của bánh xe và sơ đồ lực hình trên ta có: Z = Xtgα1 = Ttgα1 ; Gb = Ttgα1
Xe URAL–375D có công thức bánh xe là 6x6 với 3 cầu chủ động. Vì vậy lực luôn sinh ra ở tất cả các bánh xe từ đó làm cho xe URAL-375D có khả năng cơ động cao hơn so với xe 1 cầu và 2 cầu.
* Lực bán và hệ số bám của bánh xe chủ động với mặt đườn
Để cho ô tô máy kéo có thể chuyển động được thì ở vùng tiếp xúc giữa bánh xe và mặt đường phải có độ bám nhất định được đặc trưng bằng hệ số bám.
Xe URAL-375D có 3 cầu đều là cầu chủ động, vì vậy làm hệ số Z tăng tức là trọng lượng bám của ô tô tăng. Từ đó có thể sử dụng tối đa lực kéo của động cơ truyền xuống làm cho xe có khả năng cơ động cao hơn so với xe có ít cầu chủ động hơn.
2.2 Ứng dụng phần mềm Trucksim mô phỏng tính năng thông qua của xe URAL-375D
2.2.1 Giới thiệu về phần mềm Trucksim
Phần mềm Trucksim được xây dựng và phát triển bởi công ty Mechanical Simulation Corporation có trụ sở tại Ann Abor, Michigan, chuyên cung cấp các ứng dụng mô phỏng tương tác 3D. Từ lúc ra đời cho đến nay Trucksim cùng với các phần mềm tính toán Carsim, Bikesim được cung cấp cho hơn 110 nhà sản xuất, 200 trường đại học và các nhóm nghiên cứu trên toàn thế giới.
2.2.2 Thiết lập thông số cho ô tô mô phỏng
Trong dữ liệu của phần mềm Trucksim đã có sẵn thông số của các dòng xe cơ bản, có thể sử dụng các thông số đó bằng cách chọn hoặc cũng có thể thiết lập theo những thông số xác định trong thực nghiệm.
2.3 Phân tích kết quả mô phỏng
Sử dụng phần mềm Strucksim ta có kết quả so sánh giữa 2 xe vượt dốc như hình.
Sau khi chọn loại biểu đồ cần xuất ra và chạy tính toán cho phần mềm tại thanh công cụ: Run Math Model phần mềm xuất ra cho ta các biểu đồ sau.
Dựa vào biểu đồ momen lực của trục ra hộp số( hình 3.6) ta nhận thấy momen do xe 2 cầu chủ động tạo ra có biên độ giao động lớn vì vậy làm cho bánh xe nhận momen không đều. Do đó bánh xe dễ bị quay trượt, ảnh hưởng đến khả năng bám của bánh xe từ đó làm cho xe vượt dốc kém.
2.4 Kết luận
Khả năng kéo của xe 3 cầu chủ động ở xe quân sự URAL-375D tốt hơn xe 2 cầu chủ động. Phù hợp với cơ sở lý thuyết đã trình bày ở trên.
Khuyến cáo lái xe khi đi vào đường xấu, sình lầy hoặc lên dốc nên vê ga, khóa vi sai các cầu. Khi đã vượt thì nên mở khóa vi sai để tránh hư hỏng cho cầu xe và có thể thực hiện quay vòng hoặc muốn tăng tốc.
CHƯƠNG 3
HƯỚNG DẪN KHAI THÁC, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC XE URAL-375D
3.1. Ly hợp
Bảo dưỡng bộ ly hợp thường được thực hiện trong bảo dưỡng định kỳ ôtô nói chung, nhưng cũng có thể bảo dưỡng riêng bộ ly hợp trong một trường hợp nào đó (gọi là bảo dưỡng phân đoạn). Trong bảo dưỡng bộ ly hợp cần làm đầy đủ các công việc sau:
1- Kiểm tra và làm sạch bên ngoài bộ ly hợp, kiểm tra sự hoạt động bình thường của bộ ly hợp bằng cách cho ôtô chuyển bánh, kết hợp đạp bàn đạp ly hợp với thay đổi số.
2- Kiểm tra hành trình tự do (HTTD) và hành trình toàn bộ của bàn đạp ly hợp. Điều chỉnh HTTD bàn đạp ly hợp đúng tiêu chuẩn quy định.
5- Thay mỡ bôi trơn hoặc bơm mỡ bổ xung vào các vị trí bôi trơn ly hợp theo quy định.
* Yêu cầu kỹ thuật sau khi bảo dưỡng bộ ly hợp
Sau khi bảo dưỡng, kết hợp với việc thử xe ta tiến hành kiểm tra tình trạng kỹ thuật của bộ ly hợp.
Bộ ly hợp phải sạch sẽ, các vị trí lắp ghép chắc chắn, điều khiển linh hoạt, nhẹ nhàng. HTTD và hành trình làm việc của bàn đạp ly hợp đúng theo tiêu chuẩn quy định.
3.1.1. Quy trình công nghệ sửa chữa ly hợp xe URAL–375D
Quy trình công nghệ tháo ly hợp như bảng 3.a.
* Quy trình công nghệ lắp ly hợp.
Quy trình công nghệ lắp li hợp như bảng 3.b.
3.1.2. Điều kiện kỹ thuật sửa chữa các chi tiết của ly hợp
3.1.2.1 Đĩa ép ngoài.
- Chiều dày không nhỏ hơn 28,9mm.
- Độ không phẳng của bề mặt đĩa ép ngoài: 0,07mm, giới hạn cho phép không quá 0,02mm.
- Đường kính lỗ trục đòn mở trên đĩa ép ngoài: 10,80-10,83mm, giới hạn cho phép không quá 10,85mm.
3.1.2.2. Đòn mở .
- Đường kính lỗ lắp các ổ bi kim: 14,86-14,98 mm, không quá 15,0 mm.
- Chiều dày 2 má đòn mở 3: 11,82-11,94 mm, không quá 11,8 mm.
- Đường kính chốt lắp với ổ bi kim :10,788-10,80 mm, không dưới 10,75 mm
3.1.2.4. Đĩa ma sát
- Độ không phẳng của bề mặt làm việc không quá : 0,30 mm.
- Độ đảo hướng kính của bề mặt làm việc không quá :0,50 mm.
- Khoảng cách giữa 2 mặt bên liền kề của lỗ then hoa không quá 6,10 mm.
* Những hư hỏng chủ yếu của ly hợp và cách khắc phục.
Những hư hỏng chủ yếu của ly hợp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục như bảng 3.c.
3.1.3 Một số chú ý khi sử dụng ly hợp.
Độ bền, độ tin cậy và hiệu suất làm việc của ly hợp phụ thuộc phần lớn vào cách sử dụng ly hợp của người lái xe. Trên cơ sở cấu tạo và nguyên lý làm việc của ly hợp, việc sử dụng đúng ly hợp cần phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
+ Mở ly hợp phải dứt khoát và hoàn toàn cho nên phải đạp ly hợp dứt khoát, nhanh và đạp hết cỡ. Làm như vậy là để ngắt hoàn toàn động cơ đang làm việc ra khỏi hệ thống truyền lực giúp cho việc chuyển số được dễ dàng, nhẹ nhàng, tránh được sự va đập giữa các chi tiết củaệc hộp số (gàI số không sảy ra tiếng kêu trong hộp số).
+ Khi đóng ly hợp phải êm (thả bàn đạp ly hợp phảI từ từ) để nối êm động cơ đang làm viêc với hệ thống truyền lực, giúp cho việc khởi hành xe được êm dịu (xe không bị chồm) tránh được tảI trọng động lớn tác dụng lên các chi tiết và các cụm trên xe.
3.2. Hộp số chính và hộp số phân phối.
- Trong quá trình xe hoạt động do điều kiện địa hình, lực cản của mặt đường luôn thay đổi nên tải trọng của xe cũng thay đổi theo dẫn đến các chi tiết của hộp số cũng phải chịu những tải trọng động, tải trọng chu kỳ, làm các chi tiết bị những biến đổi sau:
+ Đối với trục hộp số:
Mòn các vị trí lắp ráp ổ bi, then hoa bị mòn rộng, trờn ren đầu trục, cong trục, mòn các vị trí lắp các bánh răng quay trơn trên trục.
+ Bánh răng.
Răng của các bánh răng bị mài mòn, bị bong tróc, rỗ bề mặt, bị mỏi do vật liệu chế tạo, do tải trọng thay đổi đột ngột hoặc quá tải.
- Giảm số không vù ga giữa hai lần cắt ly hợp, cắt động lực không hết.
- Xe qua ngầm sâu không xả nước trong dầu hộp số làm dầu bị biến chất.
- Khởi hành xe ở số cao.
3.2.1. Những nguyên nhân hư hỏng và phương pháp khắc phục đối với hộp số chính và hộp số phân phối.
Nguyên nhân hư hỏng và phương pháp khắc phục hộp số chính như bảng 3.d.
* Điểu chỉnh dÉn ®éng ®iÒu khiÓn hép sè phô.
Dẫn động điều khiển hộp số phụ được điều chỉnh bằng cách thay đổi chiều dài thanh 5, 6 (hình 4.5). Tháo thanh 5, 6 ra khỏi đòn 7, 8. Đặt đòn 7 ở vị trí tương ứng với số 0 của bộ tay kéo sang số.
3.2.2. Một số chú ý khi sử dụng hộp số.
- Khi thay đổi số phải cắt ly hợp hoàn toàn, giảm vù ga khi cắt ly hợp để thay đổi số, tay số phải đưa chính xác với từng cửa số định vào số bắt buộc động cơ phải chạy ở chế độ vòng quay nhỏ nhất( ngớt hết ga).
- Các vị trí tay số phải phù hợp với tải trọng của xe và sức cản mặt đường.
3.3. Trục các đăng.
3.3.1. Bảo dưỡng trục các đăng.
Cấu tạo trục các đăng trung gian trình bày trên hình 4.7.
* Khi bảo dưỡng trục các đăng cần lưu ý các công việc sau:
- Kiểm tra một cách hệ thống bắt chặt của các mặt bích của trục các đăng;
- Khi có khe hở hướng kính (lớn hơn 0,25 mm) và mặt đầu (lớn hơn 0,35 mm) trong ổ bi chữ thập thì phải tháo ổ, nếu cần phải thay thế mới.
- Khi kiểm tra bảo dưỡng kỹ thuật trục các đăng phải làm tốt công tác bảo đảm an toàn: Chèn bánh xe, đưa tay số về số 0.
3.3.2. Những hư hỏng thường gặp của trục các đăng và cách khắc phục.
Những nguyên nhân hư hỏng thường gặp và cách khắc phục của trục các đăng được chỉ ra trong bảng 4.4.
3.4. Cầu xe và truyền lực chính.
3.4.1. Bảo dưỡng bộ truyền lực chính và cầu xe.
- Thường xuyên kiểm tra làm sạch bên ngoài cầu xe và bộ truyền lực chính, kiểm tra lỗ thông áp ở cầu xe.
- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của cầu xe và bộ truyền lực chính bằng cách cho xe chạy, phát hiện những tiếng kêu khác thường, đồng thời kiểm tra nhiệt độ làm việc của cầu xe.
3.4.2. Kỹ thuật bảo dưỡng cầu xe và bộ truyền lực chính.
3.4.2.1. Súc rửa và thay dầu cầu xe.
Trước khi xúc và thay dầu bôi trơn cho cầu xe cần chuẩn bị đủ các dụng cụ để kê, kích xe. Các dụng cụ để xả, nạp chứa dầu. Chuẩn bị dầu rửa và dầu thay thế đúng chủng loại, đủ số lượng. Thành phần dầu rửa thường là 50% dầu diezen hoà trộn với 50% dầu cầu.
3.4.2.2. Kiểm tra điều chỉnh độ rơ dọc bánh răng côn bộ truyền lực chính
Thực hiện khi bảo dưỡng 2
- Kiểm tra độ rơ dọc:
Dùng dụng cụ tháo trục truyền khỏi mặt bích đầu bánh răng côn chủ động.Tháo chốt chẻ đầu trục và xiết chặt đai ốc bắt mặt bích đủ mô men quy định (20 – 25 KG.m).
- Điều chỉnh độ rơ dọc:
Bản chất của điều chỉnh độ dơ dọc là điều chỉnh độ rơ ổ bi côn bánh răng côn chủ động. Cách tiến hành như sau:
+ Tháo nút xả dầu, xả hết dầu cặn rồi vặn chặt nút lại.
+Tháo ốc bắt và lấy cụm bánh răng côn ra ngoài. Kẹp cụm bánh răng đó lên êtô.
3.4.2.4 Khe hở ổ bánh răng côn bị động tăng lên .
Khi xe hoạt động nhiều các chi tiết bị mòn, hỏng, ổ bi côn của trục bánh răng bị động của truyền lực chính cũng bị mòn dần, do đó sinh ra tiếng ồn khi làm việc. Để khắc phục tiếng ồn phải điều chỉnh khe hở ổ bi.
3.4.2.6. Bán trục :
Đối với cầu xe việc hỏng bán trục cũng thường xuyên xảy ra như bị cong, xoắn, mòn rãnh then hoa bán trục. Đối với bán trục bị xoắn thì ta loại bỏ, bán trục bị cong ta tiến hành nắn lại trên máy ép cho hết cong. Rãnh then hoa trên bán trục bị mòn có thể hàn đắp.
3.4.3. Yêu cầu kỹ thuật sau khi bảo dưỡng cầu xe.
Sau khi bảo dưỡng kết hợp với việc thử xe tiến hành kiểm tra tình trạng kỹ thuật của cầu xe (tất cả các cầu).
Yêu cầu: Cầu xe phải sạch sẽ, các chi tiết hoặc cụm chi tiết định vị chắc chắn. Độ rơ dọc, độ rơ ngang bộ truyền lực chính đúng tiêu chuẩn. Dầu bôi trơn đúng chủng loại, đủ số lượng và không bị rò rỉ.
KẾT LUẬN
Qua thời gian nghiên cứu làm đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu khai thác hệ thống truyền lực xe URAL-375D”. Với những kiến thức tích lũy trong thời gian học tập tại trường, kết hợp với quá trình khảo sát thực tế tại đơn vị, và được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo: TS……………. cùng các thầy giáo trong khoa ô tô, khoa KTCS, đến nay tôi đã hoàn thành đồ án.
Qua nghiên cứu phân tích, đánh giá kết cấu hệ thống truyền lực, tôi thấy xe URAL-375D là xe có nhiều ưu điểm trong thiết kế, chế tạo và được sử dụng tốt ở Việt Nam. Xe có thể thích nghi với điều kiện sử dụng trong quân sự cũng như trong dân sự.
Sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ đồ án đặt ra tôi đã củng cố lại được kiến thức và nâng cao sự hiểu biết về một số nội dung khai thác thực tế tại đơn vị tạo thuận lợi cho bản thân trong công việc sau này cũng như làm tiền đề cho việc tìm hiểu sâu hơn. Tôi hy vọng tài liệu này có thể làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ kỹ thuật, thợ sửa chữa và lái xe. Phần nào giúp họ nhận thức được đầy đủ việc nâng cao chất lượng của xe trong quá trình khai thác và sử dụng
Do thời gian thực hiện nhiệm vụ và vốn hiểu biết của bản thân còn hạn chế, đồ án này không thể tránh được những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy và các đồng chí để đồ án được hoàn thiện hơn .
TPHCM, ngày … tháng … năm 20…
Học viên thực hiện
………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Vũ Đức Lập - Phạm Đình Vi. “Cấu tạo ôtô quân sự (Tập 1)”. Học viện Kỹ thuật Quân sự
[2]. Vũ Đức Lập. “Sổ tay tra cứu tính năng kỹ thuật của ô tô”. Học viện kỹ thuật quân sự
[3]. Nguyễn Hoàng Nam. “Cơ sở khai thác xe quân sự ( tập 2)”. Học viện kỹ thuật quân sự
[4]. Nguyễn Phúc Hiểu - Vũ Đức Lập. “ Lý thuyết ô tô quân sự”. Học viện kỹ thuật quân sự
[5]. Nguyễn Hữu Cẩn. “Lý thuyết ô tô máy kéo”
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"