ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU SỰ SUY GIẢM TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT HỆ THỐNG VẬN HÀNH XE TOYOTA FORTUNER

Mã đồ án OTTN000000370
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 320MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ hình dáng bên ngoài xe Fortuner, bản vẽ kết cấu bánh dẫn hướng xe Fortuner, bản vẽ kết cấu giảm chấn xe Fortuner, bản vẽ kết cấu treo trước xe Fortuner, bản vẽ hư hỏng và biện pháp khắc phục.); file word (Bản thuyết minh, nhiệm vụ đồ án, tiến trình đồ án, bìa đồ án.…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... NGHIÊN CỨU SỰ SUY GIẢM TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT HỆ THỐNG VẬN HÀNH XE TOYOTA FORTUNER.

Giá: 1,150,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................. 4

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE TOYOTA FORTUNER.............. 6

1.1. Giới thiệu chung về xe Toyota Fortuner.................................................. 6

1.2. Đặc tính kỹ thuật của xe Toyota Fortuner............................................ 8

1.3. Đặc tính các cụm hệ thống chính của xe Toyota Fortuner........................ 9

1.3.1. Động cơ........................................................................................... 9

1.3.2. Hệ thống truyền lực........................................................................ 10

1.3.3. Hệ thống điều khiển....................................................................... 10

1.3.4. Hệ thống vận hành......................................................................... 11

1.3.5. Hệ thống điện................................................................................ 12

1.3.6. Thiết bị phụ................................................................................... 12                                    

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT CẤU PHẦN VẬN HÀNH XE TOYOTA FORTUNER   13

2.1. Hệ thống treo........................................................................................ 13

2.1.1. Giới thiệu chung hệ thống treo...................................................... 13

2.1.2. Hệ thống treo bị động................................................................... 14

2.1.3. Hệ thống treo tích cực.................................................................. 15

2.1.4. Hệ thống treo điều chỉnh.............................................................. 15

2.1.5. Các hệ thống treo bán tích cực...................................................... 15

2.2. Công dụng, yêu cầu hệ thống treo........................................................ 16

2.3. Phân loại hệ thống treo........................................................................ 17

2.3.1. Theo cấu tạo phần tử hướng......................................................... 17

2.3.2. Theo cấu tạo phần tử đàn hồi....................................................... 18

2.3.3. Theo phương pháp dập tắt dao động............................................ 18

2.4. Phân tích kết cấu hệ thống treo xe TOYOTA FORTUNER................. 19

2.4.1. Giàn treo trước............................................................................. 20

2.4. 2. Giàn treo sau............................................................................... 21

2.5. Đặc điểm kết cấu một số chi tiết thuộc hệ thống treo xe TOYOTA FORTUNER 22

2.5.1. Giảm chấn...................................................................................... 22

2.5.2. Lò xo............................................................................................. 24

2.5.3. Vấu cao su..................................................................................... 25

2.6. Bánh xe, moay ơ và lốp xe.................................................................... 26

2.7. Trục các đăng........................................................................................ 27

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM PHẦN VẬN HÀNH XE TOYOTA FOTUNER...........................29

3.1. Mục đích và nội dung tính toán kiểm nghiệm....................................... 29

3.1.1. Mục đích........................................................................................ 29

3.1.2. Nội dung........................................................................................ 29

3.2. Các thông số kỹ thuật và tính toán kiểm nghiệm................................... 29

3.2.1. Các thông số ban đầu..................................................................... 29

3.2.2. Xác định hệ số phân phối khối lượng phần treo............................. 30

3.2.3. Xác định độ cứng của treo.............................................................. 31

3.2.4. Xác định hành trình tĩnh của bánh xe............................................. 31

3.2.5. Xác định hành trình động của bánh xe........................................... 31

3.2.6. Kiểm tra hành trình động của bánh xe theo điều kiện bảo đảm khoảng sáng gầm xe nhỏ nhất........................32

3.2.7. Kiểm tra hành trình động của bánh xe theo điều kiện không xảy ra va đập giữa phần treo trước và phần không treo trước khi phanh cấp tôc.............................. 32

3.2.8.  Xác định hệ số dập tắt dao động của khối lượng phần treo............ 32

3.3. Xây dựng đường đặc tính tần số dao động.......................................... 33

3.4. Kiểm nghiệm bộ phận giảm chấn...................................................... 35

3.4.1. Các kích thước và thông số cho trước của giảm chấn..................... 36

CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU SỰ SUY GIẢM TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG VẬN HÀNH XE TOYOTA FORTUNER.............................................................................................................39

4.1. Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến sự suy giảm tình trạng kỹ thuật hệ thống vận hành. 39

4.1.1. Nguyên nhân gây ra sự suy giảm tình trạng kỹ thuật 39

4.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới sự suy giảm tình trạng kỹ thuật hệ thống vận hành     41

4.2. Sự suy giảm tình trạng kỹ thuật hệ thống vận hành và biện pháp ngăn cản, khắc phục   45

4.2.1. Bánh xe và lốp xe.......................................................................... 45

4.2.2. Giàn treo trước............................................................................... 48

4.2.3. Giàn treo sau.................................................................................. 52

4.3. Quy trình bảo dưỡng sửa chữa hệ thống vận hành................................... 53

4.3.1. Bánh xe và lốp xe............................................................................ 53

4.3.1.1. Tiêu chuẩn bảo dưỡng............................................................... 53

4.3.1.2. Quy trình bảo dưỡng. 54

4.3.2. Bảo dưỡng kĩ thuật hệ thống treo xe Toyota Fortuner..................... 55

4.3.2.1. Mục đích bảo dưỡng kĩ thuật hệ thống treo. 55

4.3.2.2. Các chế độ bảo dưỡng hệ thống treo ......................................... 55

4.3.2.3. Quy trình bảo dưỡng kĩ thuật................................................... 56

4.3.2.4. Thông số chẩn đoán hệ thống treo........................................... 62

4.3.2.5. Quy trình tháo lắp giàn treo trước. 64

4.3.2.6. Quy trình tháo lắp giàn treo sau. 68

KẾT LUẬN..................................................................................................... 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 72

LỜI NÓI ĐẦU

   Một quốc gia muốn phát triển trước tiên phải có mạng lưới giao thông phát triển để có thể đáp ứng được nhu cầu lưu thông, chuyên chở người, hàng hóa và một số yêu cầu khác. Ô tô có một vai trò hết sức quan trọng trong mạng lưới giao thông, nó chiếm tỷ lệ lớn trong việc chuyên chở người và hàng hóa.

   Nước ta hiện nay đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các ngành công nghiệp nặng luôn từng bước phát triển. Trong đó, ngành công nghiệp ô tô luôn được chú trọng và trở thành một mũi nhọn của nền kinh tế và tỷ lệ nội địa hóa cũng ngày càng cao. Nó được cho thấy bởi sự xuất hiện nhiều hãng ô tô nổi tiếng được lắp ráp tại Việt Nam như TOYOTA, HONDA, FORD, HUYNDAI...

   Tuy nhiên cùng với sự tăng trưởng phát triển ấy thì tình trạng tại nạn giao thông do phương tiện này gây ra cũng tăng lên gây nhiều thiệt hại về người và tài sản. Nguyên nhân ngoài sự chủ quan của con người, điều kiện đường sá, thời tiết thì còn do các lỗi kỹ thuật, hư hỏng bất ngờ của phương tiện khi đang lưu thông trên đường. Những lỗi kỹ thuật, hư hỏng này đều có thể kịp thời phát hiện và khắc phục nếu phương tiện được bảo dưỡng sửa chữa theo đúng định kỳ và đúng quy định.

   Trong quá trình học tập chuyên ngành ô tô tại trường Học Viện em đã được các thầy trang bị cho những kiến thức cơ bản về chuyên môn. Để tổng kết đánh giá quá trình học tập và rèn luyện em đã được khoa Động lực giao cho đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu sự suy giảm tình trạng kỹ thuật hệ thống vận hành xe TOYOTA FORTUNER”.

   Nội dung thuyết minh đồ án gồm các phần sau:

1. Lời nói đầu

2. Chương 1: Giới thiệu chung về xe Toyota Fortuner

3. Chương 2: Phân tích kết cấu phần vận hành xe Toyota Fortuner

4. Chương 3: Tính toán kiểm nghiệm phần vận hành xe Toyota Fortuner

5. Chương 4: Nghiên cứu sự suy giảm tình trạng kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng hệ thống vận hành xe Toyota Fortuner

6. Kết luận

   Được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn: TS…………… và các thầy trong Bộ môn Ô tô, em đã hoàn thành nội dung đồ án tốt nghiệp của mình. Xong do trình độ chuyên môn của em còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong các thầy và các bạn đóng góp ý kiến để đồ án của em được hoàn thiện tốt hơn nữa.

   Em xin chân thành cám ơn!

                                Hà Nội, ngàytháng năm 20

                          Sinh viên thực hiện

                     ……………….

Chương 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE TOYOTA FORTUNER

1.1. Giới thiệu chung về xe Toyota Fortuner.

Ra đời năm 2009, TOYOTA FORTUNER đã ngay lập tức tạo nên một cơn sốt tại phân khúc việt dã SUV, tạo nên chuẩn mực mới cho những mẫu xe địa hình tại thị trường ô tô Việt Nam.

TOYOTA FORTUNER chính là kết quả của một cuộc cách mạng trong kinh doanh thị trường xe hơi với những cải tiến mang tính đột phá ở mọi lĩnh vực, bao gồm phát triển sản phẩm, sản xuất, công nghệ và dịch vụ của hãng xe Toyota. Đây là một trong các nỗ lực to lớn của tập đoàn ô tô Nhật Bản nhằm thiết lập tới một chuẩn mực mới trong ngành công nghiệp ô tô thế giớ.

Kiểu dáng bên ngoài xe và một số kích thước cơ bản của xe được thể hiện trên hình 1.1 và hình 1.2.

TOYOTA FORTUNER mang đến cho khách hàng không chỉ với thương hiệu Toyota nổi tiếng về chất lượng, độ bền và độ tin cậy (QDR) mà còn với ngoại thất mạnh mẽ và hiện đại, nội thất trang trọng và lịch lãm, khả năng vận hành mạnh mẽ, ổn định và sự an toàn cao. Tất cả những yếu tố này làm nên lịch sử và vị thế hàng đầu cho TOYOTA FORTUNER. Sẽ khó có đối thủ nào có thể sánh ngang tầm và vượt qua được những thành công vốn có của Toyota Fortuner.

1.2. Đặc tính kỹ thuật của xe Toyota Fortuner.

Bảng đặc tính kỹ thuật của xe TOYOTA FORTUNER thể hiện như bảng 1.1.

1.3. Đặc tính các cụm hệ thống chính của xe Toyota Fortuner.

1.3.1. Động cơ.

Động cơ xe TOYOTA FORTUNER là loại động cơ xăng 4 kì được bố trí đằng trước và đặt ngang xe. Nó là loại động cơ DOHC, 16 van, bao gồm 4 xilanh bố trí thẳng hàng có thứ tự làm việc là 1-3-4-2 với dung tích công tác theo nhà sản xuất là 2694cc. Công suất lớn nhất của động cơ là 118 kw ứng với số vòng quay của trục khuỷu là 5200 v/ph. Mô men xoắn lớn nhất của động cơ là 241 Nm ứng với số vòng quay là 3800 v/ph. 

- Hệ thống cung cấp nhiên liệu: Xe sử dụng hệ thống phun xăng điện tử đa điểm (MPI) và dung tích bình xăng là 65 lít.

- Hệ thống làm mát: Hệ thống làm mát bằng nước theo phương pháp tuần hoàn cưỡng bức nhờ bơm nước.

1.3.2. Hệ thống truyền lực.

Hệ thống truyền lực của xe bao gồm: Ly hợp, hộp số, truyền lực chính và vi sai, các đăng.

- Ly hợp: Là biến mô thủy lực có chức năng để truyền mô men từ động cơ đến hộp số. Cấu tạo gồm có: Bánh bơm, cánh tua bin, cánh dẫn hướng và vỏ biến mô.

- Hộp số: Hộp số tự động 4 cấp dẫn động 4 bánh cho phép tăng giảm số linh hoạt và êm ái đồng thời giúp người lái chủ động trong việc sử dụng phanh bằng động cơ.

1.3.3. Hệ thống điều khiển.

a. Hệ thống lái

Hệ thống lái xe TOYOTA FORTUNER bao gồm cơ cấu lái, dẫn động lái và trợ lực lái.

- Cơ cấu lái loại bánh răng trụ thanh răng, trong đó thanh răng làm luôn chức năng của thanh lái ngang trong hình thang lái.

- Dẫn động lái gồm có: Vành tay lái, vỏ trục lái, trục lái, truyền động các đăng, thanh lái ngang, cam quay và các khớp nối.

b. Hệ thống phanh

Hệ thống phanh xe TOYOTA FORTUNER bao gồm hệ thống phanh chân và phanh dừng (phanh tay).

Hệ thống phanh chân có dẫn dộng phanh thuỷ lực trợ lực chân không hai dòng chéo nhau, sử dụng cơ cấu phanh đĩa ở cầu trước, cơ cấu phanh guốc ở cầu sau. Bộ trợ lực phanh và xi lanh chính được ghép với nhau thành một khối. 

1.3.4. Hệ thống vận hành.

Hệ thống treo trên xe bao gồm treo trước và treo sau.

Treo trước là hệ thống treo độc lập tay đòn kép, lò xo cuộn có kết cấu đơn giản, trọng lượng nhẹ, giúp lái xe ổn định rất tốt nhờ sự chống nhảy dạng hình học. Còn đầu trong của đòn treo dưới được liên kết bản lề với dầm ôtô, đầu ngoài liên kết với trục khớp nối dẫn hướng mà điểm liên kết nằm trên đường tâm của trụ xoay đứng. 

1.3.5. Hệ thống điện.

- Điện áp mạng

- Máy phát: 12V- 65A

- Ắc quy(MF): 12V- 35(Ah)

- Hệ thống đèn chiếu sáng và đèn báo hiệu bao gồm: Đèn pha, đèn si nhan, đèn phanh, đèn sương mù, đèn soi biển số, đèn trần trong xe, đèn báo áp suất dầu, đèn báo nạp ắc quy, đèn báo mức xăng thấp...

1.3.6. Thiết bị phụ.

- Các thiết bị đo đạc hiển thị như: Đồng hồ nhiên liệu, đồng hồ nhiệt độ nước làm mát, đồng hồ tốc độ, đồng hồ công tơ mét...

- Trong xe có chỗ để tàn thuốc lá và để đồ uống, hộp đựng găng tay.

Chương 2

PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG VẬN HÀNH XE TOYOTA FORTUNER

 2.1. Hệ thống treo.

 2.1.1. Giới thiệu chung về hệ thống treo.

Hệ thống treo là một tổ hợp các cơ cấu thực hiện liên kết các bánh xe với khung xe (hoặc vỏ xe) để đảm bảo độ êm dịu chuyển động và an toàn chuyển động trên cơ sở tạo các dao động của thân xe và của các bánh xe theo ý muốn và giảm các tải trọng va đập cho xe khi chuyển động trên địa hình không bằng phẳng.

- Bộ phận đàn hồi: Là bộ phận làm nhiệm vụ tiếp nhận và truyền tải trọng thẳng đứng, giảm va đập và tải trọng tác dụng lên khung vỏ và hệ thống chuyển động, để đảm bảo chuyển động được êm dịu. Bộ phận đàn hồi có thể bố trí khác nhau trên xe, nó cho phép bánh xe có thể dich chuyển theo phương thẳng đứng.

- Bộ phận giảm chấn: Cùng với ma sát hệ thống treo, có nhiệm vụ tạo lực cản, dập tắt các dao động của những bộ phận được treo, biến cơ năng  của dao động thành nhiệt năng tiêu tán ra môi trường xung quanh.

2.1.2. Hệ thống treo bị động.

Hệ thống treo bị động là một hệ thống mà các đặc tính của các thành phần (nhíp và giảm chấn) là cố định. Các đặc tính này được xác định bởi các nhà thiết kế hệ thống treo, theo mục đích thiết kế và ứng dụng mong muốn. Thiết kế hệ thống treo bị động là sự tối ưu hoá giữa độ ổn định và êm dịu chuyển động.

Một hệ thống treo với cản lớn (gồm của cả phần tử giảm chấn, phần tử đàn hồi và lốp xe,...) sẽ đem lại tính ổn định tốt nhưng cũng truyền mạnh các đầu vào từ đường lên thân xe.

2.1.3. Hệ thống treo tích cực.

Trong hệ thống treo tích cực, cả giảm  chấn và nhíp bị động được thay thế bằng một bộ kích thích lực.

Bộ kích thích lực có thể cung cấp thêm hoặc tiêu tán bớt năng lượng cho hệ thống (không giống với giảm chấn bị động chỉ có thể tiêu tán năng lượng). Với một hệ thống treo tích cực, bộ kích thích lực có thể tác dụng lực mà không phụ thuộc vào dịch chuyển hoặc vận tốc của khối lượng treo và không treo. 

2.1.4. Hệ thống treo điều chỉnh.

Một hệ thống treo điều chỉnh được tổ hợp từ phần tử đàn hồi trong hệ thống treo bị động và phần tử giảm chấn với đặc điểm là có thể điều chỉnh được bởi người lái. Lái xe có thể dùng thiết bị chọn để đặt mức độ cản dựa trên cảm giác chủ quan của họ. 

2.1.5. Các hệ thống treo bán tích cực.

Các hệ thống treo bán tích cực được đề cập lần đầu tiên vào đầu những năm 70. Trong loại hệ thống này, phần tử đàn hồi truyền thống được giữ lại, nhưng phần tử giảm chấn được thay thế bằng giảm chấn điều khiển. Trong khi hệ thống treo tích cực yêu cầu một nguồn năng lượng ngoài nhằm cung cấp các kích thích để điều khiển xe, thì hệ thống treo bán tích cực chỉ dùng năng lượng ngoài để điều chỉnh các mức độ cản, và làm cho bộ điều khiển ghi cùng các cảm biến làm việc. 

Loại điều khiển móc treo này gọi là điều khiển on-off vì giảm chấn chuyển về một trong hai trạng thái cản mà nó có thể có. Khi khối lượng treo chuyển động đi lên và khối lượng treo với không treo lại tiến đến gần nhau thì hệ số cản lý tưởng phải bằng không. 

2.2. Công dụng, yêu cầu hệ thống treo.

Khái niệm hệ thống treo ở đây được hiểu là hệ thống liên kết giữa bánh xe và khung xe hoặc vỏ xe. Mối liên kết của xe là mối liên kết đàn hồi nó có chức năng chính sau đây:

Tạo điều kiện cho bánh xe thực hiện chuyển động tương đối theo phương thẳng đứng đối với khung xe hoặc vỏ xe theo yêu cầu thực hiện chuyển động êm dịu hạn chế tới mức có thể chấp nhận dược những chuyển động không muốn có khác của bánh xe (như lắc ngang, lắc dọc)

- Truyền lực và momen giữa bánh xe và khung xe bao gồm lực thẳng đứng (tải trọng, phản lực), lực dọc (lực kéo hoặc lực phanh, lực đẩy hoặc lực kéo với khung, vỏ), lực bên (lực li tâm, lực phản bên), momen phanh.

Đối với xe con chúng ta phải quan tâm đến các yêu cầu sau:

- Giá thành thấp và độ phức tạp của hệ thống treo không quá lớn.

- Có khả năng chống rung và chống ồn truyền từ bánh xe lên thùng,vỏ tốt.

- Đảm bảo tính ổn định và tính điều khiển chuyển động của ô-tô ở tốc độ cao, ô tô điều khiển nhẹ nhàng

2.3. Phân loại hệ thống treo.

2.3.1. Theo cấu tạo của phần tử hướng.

Có các loại như sau:

- Hệ thống treo phụ thuộc là hệ thống treo mà bánh xe bên trái và bên phải được liên kết cứng với nhau bằng dầm cầu liền hoặc vỏ cầu cứng. 

- Hệ thống treo độc lập là hệ thống treo mà bánh xe bên trái và bánh xe bên phải không có liên kết cứng, mà chúng chỉ được nối gián tiếp với nhau qua khung xe hoặc vỏ xe... Chính vì vậy mà dao động, chuyển dịch của các bánh xe là độc lập nhau. 

2.3.2. Theo cấu tạo của phần tử đàn hồi.

Có các loại như sau:

- Phần tử đàn hồi là kim loại gồm: Nhíp lá, lò xo, thanh xoắn. Đây là loại phổ biến nhất ở các ôtô quân sự và xe bọc thép bánh hơi.

- Phần tử đàn hồi là khí nén gồm: Phần tử đàn hồi là khí nén có bình chứa là cao su kết hợp sợi vải bọc cao su làm cốt, dạng màng phân chia và dạng liên hợp.

2.3.3. Theo phương pháp dập tắt dao động.

- Dập tắt dao động nhờ các giảm chấn (mà chủ yếu là các giảm chấn thuỷ lực dạng đòn và dạng ống)

- Dập tắt dao động nhờ ma sát giữa các chi tiết của phần tử đàn hồi và trong phần tử hướng. Hệ thống treo này sẽ không được trang bị giảm chấn nên hiệu quả dập tắt dao động sẽ kém hơn so với trường hợp có giảm chấn.

2.4. Phân tích kết cấu hệ thống treo xe Toyota Fortuner.

Hệ thống treo là một tổ hợp các cơ cấu thực hiện liên kết các bánh xe với khung xe (hoặc vỏ xe) để đảm bảo độ êm dịu chuyển động và an toàn chuyển động trên cơ sở tạo các dao động của thân xe và của các bánh xe theo ý muốn và giảm các tải trọng va đập cho xe khi chuyển động trên địa hình không bằng phẳng.

Hệ thống treo xe Toyota Fortuner  gồm 3 bộ phận chính:

- Phần tử đàn hồi là lò xo:  Có chức năng biến dao động tần số cao thành dao động tần số thấp, dùng để tiếp nhận và truyền lên khung xe các lực thẳng đứng từ đường, giảm tải trọng động và bảo đảm độ êm dịu chuyển động cho ôtô khi chuyển động trên các loại đường khác nhau.

- Phần tử giảm chấn là loại thủy lực 1 lớp (loại ống đơn): Dùng để dập tắt dao động tần số thấp bằng cách biến năng lượng dao động của thân xe và bánh xe được hấp thụ bởi các giảm chấn trên cơ sở biến cơ năng thành nhiệt năng.

2.4.1. Giàn treo trước.

Giàn treo trước dạng độc lập tay đòn kép có cấu tạo như sau: Một đòn ngang phía trên và một đòn ngang phía dưới. Mỗi một đòn ngang không phải chỉ là một thanh mà thường có cấu tạo dạng hình thang. Cấu tạo như vậy cho phép các đòn ngang làm được chức năng của bộ phận dẫn hướng. Đầu trong của mỗi đòn ngang được liên kết bản lề với khung hoặc dầm ô tô. 

2.4.2. Giàn treo sau.

Giàn treo sau dạng phụ thuộc liên kết 4 điểm, tay đòn bên và lò xo cuộn có cấu tạo như hình vẽ dưới đây.

Giàn treo sau đỡ trọng lượng của thùng xe và hấp thụ rung động  va đập từ  mặt đường, nhờ vậy tránh truyền trực tiếp đến thùng xe và bảo vệ hữu hiệu thùng xe, hành khách và hàng hóa. 

2.5. Đặc điểm kết cấu một số chi tiết thuộc hệ thống treo xe Toyota Fortuner.

2.5.1. Giảm chấn.

Khi xe chịu va đập từ mặt đường, các lò xo bị nén và giãn để hấp thụ những va đập đó. Tuy nhiên vì lò xo có đặc điểm dao động liên tục, và vì dao động của nó chỉ tắt hẳn sau 1 thời gian dài, điều này là không mong muốn vì nó làm giảm độ êm dịu chuyển động của xe. 

Nguyên lý làm việc:

Trong một giảm chấn một lớp vỏ không còn bù dầu nữa mà thay thế chức năng của nó là buồng II chứa khí nén có P = 2,5.106 N/mm2, đây là sự khác nhau giữa giảm chấn một lớp vỏ và hai lớp vỏ.

Khi piston dịch chuyển xuống dưới tạo nên sự chênh áp dẫn đến mở van (1) chất lỏng chảy nên phía trên của piston. Khi piston đi lên làm mở van (7) chất lỏng chảy xuống dưới piston. áp suất trong giảm chấn sẽ thay đổi không lớn và dao động xung quanh vị trí cân bằng với giá trị áp suất tĩnh nạp ban đầu, nhờ vậy mà tránh được hiện tượng tạo bọt khí, một trạng thái không an toàn cho sự làm việc của giảm chấn.

2.5.2. Lò xo.                                                                                                                                         

Lò xo là phần tử đàn hồi có chức năng biến dao động tần số cao thành dao động tần số thấp, dùng để tiếp nhận và truyền lên khung xe các lực thẳng đứng từ đường, giảm tải trọng động và bảo đảm độ êm dịu chuyển động cho ôtô khi chuyển động trên các loại đường khác nhau.

Lò xo được sử dụng trên xe Toyota Fortuner là loại lò xo trụ có chiều dài không tải là 372mm, và có bước xoắn là 10mm. Đây là loại lò xo được dùng phổ biến trên các xe sử dụng hệ thống treo độc lập.

2.5.3. Vấu cao su.

Để làm tăng khả năng hấp thụ lực từ mặt đường lên xe, các chi tiết vấu cao su được sử dụng nhiều trên hệ thống treo của xe Toyota Fortuner. Vấu cao su hấp thụ năng lượng dao động nhờ sinh ra nội ma sát khi nó bị biến dạng dưới tác dụng của ngoại lực.

2.6. Bánh xe, moay ơ và lốp xe.

Bánh xe và lốp xe quay nguyên một cụm. Lốp xe chịu toàn bộ tải của xe và có tác dụng giảm chấn bằng áp lực bơm của chúng trong khi gai của chúng truyền lực và di chuyển xe khi nó được lái.

- Thu hút một phần chấn động do mặt đường gây ra nhờ tính đàn hồi của lốp xe và không khí nén bên trong lốp.

- Tạo lực bám mặt đường tốt để khi xe tăng tốc, phanh hay quay vòng khả năng trượt của bánh xe ít xảy ra.

2.7. Trục các đăng.

Trục các đăng được lắp giữa hộp số và cầu sau truyền lực động cơ (quay) do hộp số thay đổi đến bánh răng dẫn động cuối của cầu sau.

Trục các đăng có hai phần : Trục láp trước và trục láp sau. Trục các đăng bao gồm hai hoặc nhiều phần có bạc đạn treo ở giữa được đỡ bởi khung sườn.

Chương 3

 TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG VẬN HÀNH XE TOYOTA FORTUNER

3.1. Mục đích và nội dung tính toán kiểm nghiệm.

3.1.1. Mục đích.

Đối với sinh viên ngành cơ khí ôtô hiện nay việc tính toán kiểm nghiệm về phần vận hành ngày càng có ý nghĩa thiết thực hơn. Bên cạnh đó cần phải khẳng định một ý nghĩa tương đối trong thực tiễn, hiện tại, chẳng hạn như là: Giúp cho người cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật trong việc quản lý có thể khai thác tối đa năng lực hoạt động của ô tô trong điều kiện làm việc cụ thể. 

3.1.2. Nội dung.

Do đồ án em đang thực hiện là: “Nghiên cứu sự suy giảm tình trạng kỹ thuật hệ thống vận hành xe TOYOTA FORTUNER” nên trong phạm vi đồ án em xin chỉ tính toán kiểm nghiệm hệ thống treo trước của xe TOYOTA FORTUNER gồm :

- Phần tử đàn hồi.

- Phần tử giảm chấn.

3.2. Các thông số kỹ thuật và tính toán kiểm nghiệm.

3.2.1. Các thông số ban đầu.

Các thông số ban đầu thể hiện như bảng 3.1.

3.2.2.  Xác định hệ số phân phối khối lượng phần treo.

Ta có:

M- Khối lượng phần treo ô tô, M = 2018 [kg]

a, b- Khoảng cách từ trọng tâm phần treo đến tâm bánh xe cầu trước, cầu sau;  Ta có: a=1,43 [m], b=1,32 [m]

Jy- Mômen quán tính khối lượng của phần treo đối với trục ngang đi qua trọng tâm phần treo.

Ta có công thức tính: Jy =A.M.L2

Với : A - Hệ số kinh nghiệm, lấy A = 0,11

L- Chiều dài cơ sở ô tô,  L=2,750 [m]

Thay vào công thức [3.1], ta có: ey = 0,441

Ta thấy ey = 0,441 không nằm trong khoảng 0,8 - 1,2 ta có thể coi phần trước và phần sau xe dao động độc lập với nhau.

Khối lượng phần treo phân bố lên cầu trước và cầu sau tính như sau:

M1 = 968,64 [kg]

M2 = 1049,36 [kg]

3.2.3. Xác định độ cứng của treo.

Ta có:

- M: khối lượng phần treo của ô tô [N.s2/m].

- w: tần số dao động riêng của khối lượng phần treo [rad/s].

Để đảm bảo độ êm dịu của ô tô quân sự, khi tính toán độ cứng của phần treo tần số dao động riêng của khối lượng phần treo thường chọn trong khoảng chọn: w = 10 - 15  [rad/s]

Thay số ta được: Ct = 151413, 0625 [N/m]  

3.2.5. Xác định hành trình động của bánh xe.                     

fđ = ft.(1¸1,5)  (theo [3])

Chọn fđ = fđ1 = fđ2 = 1,2.ft = 0,093 [m] = 93 [mm].

3.2.6. Kiểm tra hành trinh động của bánh xe theo điều kiện theo điều kiện bảo đảm khoảng sáng gầm xe nhỏ nhất.

Ta có: cmin = 220 – 93 = 127 [mm] = 0,127 [m]

Thỏa mãn điều kiện khoảng sáng gầm xe nhỏ nhất.

3.2.8. Xác định hệ số dập tắt dao động của khối lượng phần treo.

Ta có:

+ h0: hệ số dập tắt dao động của khối lượng phần treo [rad/s].

+ y: hệ số cản tương đối. y = 0,2 - 0,3 (theo [3]),  Chọn y = 0,25.

+ w: tần số dao động riêng của khối lượng phần treo [rad/s].

Thay số ta được : 0 = 0,25.12,25 = 3,06 [rad/s]  

3.3. Xây dựng đường đặc tính tần số dao động.

Để xây dựng các đặc tính tần số biên độ của các lượng ra, ta dùng toán tử Laplace, đưa các ẩn của hệ phương trình vi phân về dạng hàm ảnh và biến đổi tiếp để đưa hệ phương trình vi phân về dạng hệ phương trình đại số có các ẩn là hàm truyền, sau đó giải hệ phương trình đại số để tìm các hàm truyền Laplace. Hàm truyền tần số nhận được bằng cách thay p trong hàm truyền Laplace bằng j.w - với w là tần số kích thích. Sau khi đã có các hàm truyền tần số, ta xây dựng các đặc tính tần số biên độ.

Nếu đặt các hệ số như sau:      

a11= (p2 + nz.p + wz2);

a12 = - (hz1 + gz1­2) ;

a21 = (p2 + nx.p + wx2) ;

a22= – (hz2.p + gz22 ).a2;

Như đã nói ở trên ta chọn kích động động học có dạng hàm điều hòa: q = q0.sin(wt);                      

Sau khi giải ra các hàm truyền chuyển dịch, ta có thể tìm các hàm truyền vận tốc, gia tốc hoặc các hàm truyền của lực động tác dụng xuống nền đường,…

Hàm truyền từ mặt đường đối với lực động tác dụng xuống nền đường:     

Để nhận được các hàm truyền tần số (hay còn gọi là hàm truyền Fourier) ta thay p = j.w trong các hàm truyền Laplace đã tìm được ở trên. Các hàm truyền Fourier có dạng phức như sau:

Wz = C1+j.D1;

Wx = C2+j.D2 ;

3.4. Kiểm nghiệm bộ phận giảm chấn.

Ta có:

+ Kgn , Kgt - hệ số cản của giảm chấn ở hành trình nén và trả

+ m - số mũ, giá trị phụ thuộc kích thước lỗ tiết lưu, độ nhớt chất lỏng và kết cấu các van. Giá trị m = (1 ÷ 2), để đơn giản khi tính toán có thể xem m = 1              

Để xây dựng đường đặc tính của giảm chấn ta lần lượt tính toán xác định các giá trị Pgn , Pgn max ,  Pgt , Pgt max , Kgn , Kgn' , Kgt , Kgt' với:

+ Pgn , Pgt  - lực cản của giảm chấn ở hành trình nén và trả [N]    

+ Pgn max , Pgt max - lực cản lớn nhất của giảm chấn hành trình nén và trả [N]

+ Kgn , Kgt  - hệ số cản của giảm chấn khi van giảm tải đóng ở hành trình nén và trả [Ns/m]     

+ Kgn' , Kgt'  - hệ số cản của giảm chấn khi van giảm tải mở ở hành trình nén và trả [Ns/m] 

Để tính toán các giá trị Pgn , Pgn max ,  Pgt , Pgt max , Kgn , Kgn' , Kgt , Kgt'  trước hết ta cần tiến hành xác định các thông số và kích thước cơ bản của giảm chấn.

3.4.1. Các kích thước và thông số cho trước của giảm chấn.

- Đường kính piston giảm chấn dp = 30 [mm]                          

- Đường kính cần piston giảm chấn dc = 12 [mm]

- lk = Sli = 153 [mm]

- Hành trình piston hp:   hp = 200 [mm] 

- Chiều dài giảm chấn lg: được giới hạn trong khoảng giữa hai hành trình nén và hành trình trả.                                 

- Đường kính ngoài của giảm chấn dngc = 45 [mm]; 

+ Pgt max  - lực cản lớn nhất của giảm chấn khi van giảm tải mở ở hành trình trả

+ Pgnmax - lực cản lớn nhất của giảm chấn khi van giảm tải mở ở hành trình nén

Pgt max = 292 [kG] = 2864,5 [N] và Pgn max = 80 [kG] = 784,8 [N]       

Chương 4

NGHIÊN CỨU SỰ SUY GIẢM TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG VẬN HÀNH XE TOYOTA FORTUNER

4.1. Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến sự suy giảm tình trạng kỹ thuật hệ thống vận hành.

Trong quá trình khai thác xe, tình trạng kỹ thuật của xe nói chung và của hệ thống vận hành nói riêng bị thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Vì vậy, cần tìm hiểu các nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến quá trình suy giảm tình trạng kỹ thuật, giảm độ tin cậy của chúng. Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên em xin được nghiên cứu sự suy giảm tình trạng kỹ thuật của bánh xe và hệ thống treo trên xe Toyota Fortuner.

4.1.1. Nguyên nhân gây ra sự suy giảm tình trạng kỹ thuật

a. Ma sát và mài mòn

- Ma sát là quá trình chống lại sự di chuyển tương đối giữa hai vật thể ở vùng của các mặt trượt kèm theo sự tiêu hao năng lượng do chuyển biến thành nhiệt. Ma sát có tác dụng xấu và tốt. Nhờ có ma sát con người hoàn toàn có thể tự do đi lại mà không sợ ngã, các vật không trượt  khỏi tay khi cầm, cái đinh được giữ lại khi đóng vào tường, tàu hỏa có thể chuyển động trên đường ray v.v...

b. Biến dạng dư

Biến dạng là sự thay đổi hình dạng, kích thước của chi tiết. Đó là một thuộc tính quan trọng của vật liệu. Biến dạng được phân loại thành hai loại là biến dạng dẻo và biến dạng đàn hồi: Biến dạng đàn hồi là sự thay đổi hình dáng vật thể dưới tác dụng ngoại lực, khi bỏ lực tác dụng chi tiết sẽ khôi phục hình dáng ban đầu; Biến dạng dẻo là biến dạng còn dư lại sau khi bỏ ngoại lực tác dụng.

c. Han gỉ và lão hoá

- Han gỉ (Ăn mòn hoá học)

Ăn mòn kim loại là sự tự phá huỷ kim loại do tác dụng hoá học và điện hoá học của nó với môi trường bên ngoài. Hoặc một định nghĩa ăn mòn kim loại là sự phá huỷ tự phát các kim loại gây ra bởi các quá trình hoá học hoặc điện hoá học xảy ra trên bề mặt kim loại tiếp xúc với môi trường ngoài (vd. khí quyển, nước biển, môi trường phản ứng, vv.).

- Lão hoá

Nhược điểm rất quan trọng của vật liệu polyme là các tính chất sử dụng của chúng nhanh chóng bị xấu đi mà điển hình là ngày một giòn lên, tiến tới gãy vụn, đó là hiện tượng xuất phát từ nguyên nhân do lão hóa hay hóa già. Theo bản chất có hai loại: vật lý và hóa học.

4.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới sự suy giảm tình trạng kỹ thuật hệ thống vận hành

a. Yếu tố thiết kế, chế tạo

Yếu tố thiết kế chế tạo bao gồm đặc điểm kết cấu, chất lượng vật liệu

- Đặc điểm kết cấu

- Chất lượng vật liệu chế tạo

Sự biến xấu tình trạng kỹ thuật hệ thống vận hành bởi các nguyên nhân ma sát và mài mòn, biến dạng dẻo, han gỉ và lão hóa…

Tóm lại không khí có độ ẩm cao sẽ gây các ảnh hưởng:

+ Gây ăn mòn kim loại do hóa học và điện hóa

+ Làm trương nở, dẫn đến làm giảm độ bền cơ học của một số vật liệu hữu cơ

+ Làm chảy nước các tạp chất dễ bị hòa tan và dễ hút nước

+ Làm phân hủy một số hợp chất hữu cơ.

Bức xạ tử ngoại mang năng lượng cao, có thể phá vỡ các liên kết hóa học làm đứt gãy các mạch polyme, gây phản ứng quang hóa làm giảm trọng lượng phân tử và làm suy giảm nặng nề các tính năng gốc của cao su, chất dẻo, sơn phủ, và vật liệu xenlulo… Tác dụng trực tiếp của bức xạ tử ngoại gây ra ố vàng, nứt rạn và hàng loạt vết rách (không quan sát được bằng mắt thường) trên bề mặt vật liệu, tạo các vị trí tập trung ứng suất để các tác nhân phá hoại tiếp tục phát triển sang các khu vực không bị trực tiếp bức xạ (thấm, ngấm ẩm, vi sinh vật..).

c. Ảnh hưởng của chế độ khai thác

- Ảnh hưởng của chế độ bảo dưỡng

+ Hệ thống vận hành của xe bị mòn một cách tự nhiên trong quá trình sử dụng. Nếu không được kiểm tra, thay thế và bảo dưỡng định kỳ, các tính năng hoạt động sẽ giảm đi, dẫn đến hư hỏng nặng, thậm chí gây mất an toàn trong quá trình sử dụng.

+ Mục đích của bảo dưỡng định kỳ là kiểm tra, sửa chữa và thay thế theo một lịch trình nhất định để đảm bảo hoạt động tốt nhất cho hệ thống. Bảo dưỡng định kỳ giúp hệ thống tránh khỏi hư hỏng nặng, tiết kiệm chi phí và đảm bảo tính an toàn cho xe ô tô.

4.2. Sự suy giảm tình trạng kỹ thuật hệ thống vận hành và biện pháp ngăn cản, khắc phục.

4.2.1. Bánh xe và lốp xe.

Bánh xe là chi tiết duy nhất tiếp xúc với mặt đường, đỡ toàn bộ trọng lượng của xe, làm giảm các va đập tác dụng lên ô tô do mặt đường gồ ghề, biến chuyển động quay tròn thành chuyển động tịnh tiến của ô tô. Với những chức năng và yêu cầu như vậy lốp xe là bộ phận thường xuyên bị mòn trong quá trình sử dụng. Hơn nữa nhưng dấu hiệu hỏng hóc thường rất dễ nhận biết dựa trên hiện tượng mài mòn.

4.2.2. Giàn treo trước                                                             

Bảng các hiện tượng hư hỏng và cách khắc phục hệ thống treo thể hiện bảng 4.2.

a. Hư hỏng bộ phận đàn hồi.

Bộ phận đàn hồi quyết định tần số dao động riêng của ô tô, do vậy khi hư hỏng sẽ ảnh hưởng nhiều tới các chỉ tiêu chất lượng đã kể trên.

Bộ phận đàn hồi là bộ phận dễ hư hỏng do điều kiện sử dụng như:

- Giảm độ cứng, hậu quả của nó là giảm chiều cao thân xe, tăng khả năng va đập cứng khi tăng tốc hay phanh, gây ồn, đồng thời dẫn tới tăng gia tốc dao động thân xe, làm xấu độ êm dịu khi xe đi trên nền đường xấu.

- Gãy bộ phận đàn hồi do quá tải khi làm việc, hay do mỏi của vật liệu. Để khắc phục phải thay mới các chi tiết bị gãy và kiểm tra lại các chi tiết khác có còn khả năng làm việc không.

b. Hư hỏng bộ phận giảm chấn.

Bộ phận giảm chấn cần thiết làm việc với lực cản hợp lý nhằm dập tắt nhanh chóng dao động thân xe. Hư hỏng giảm chấn dẫn tới thay đổi lực cản này, tức là giảm chấn mất khả năng dập tắt dao động của thân xe, đặc biệt gây nên giảm mạnh độ bám dính trên nền đường.

4.2.3. Giàn treo sau                                                               

a. Phần tử đàn hồi và phần tử giảm chấn

Giống như đối với giàn treo trước đã nêu ở trên.

b. Hư hỏng với thanh ổn định.

Hư hỏng của thanh ổn định chủ yếu là: Nát các gối tựa cao su, giảm độ cứng, hư hỏng các đòn liên kết. Hậu quả của các hư hỏng này cũng tương tự như của bộ phận đàn hồi, nhưng xảy ra khi ôtô bị nghiêng hay xe chạy trên đường có dạng “sóng ghềnh”. 

- Tiếng ồn, gõ ở mọi tốc độ hay ở một vùng tốc độ nào đó.

- Rung động ở khu vực bánh xe hay trong thùng xe.

- Va đập cứng tăng nhiều khi đi qua “ổ gà” hay trên đường xấu.

- Chiều cao thân xe bị giảm, thân xe bị xệ, vênh.

4.3. Quy trình bảo dưỡng sửa chữa hệ thống vận hành.

Bảo dưỡng là hàng loạt các công việc nhất định, bắt buộc phải thực hiện với các loại xe sau một thời gian làm việc, hay quãng đường qui định. Mục đích là kiểm tra, chăm sóc, phát hiện những hư hỏng đột xuất, ngăn ngừa chúng để đảm bảo cho cụm máy, xe vận hành an toàn và không bị hư hỏng, giữ gìn hình thức bên ngoài.

4.3.1.1. Quy trình bảo dưỡng.

a. Tháo

- Dùng dụng cụ chèn bánh chèn các bánh không tháo

- Nới lỏng tắc kê từ từ theo thứ tự chéo

- Chú ý răng tắc kê bánh Trái có ren trái ( đóng dấu hoặc dập nổi chữ L ) và tắc kê bánh Phải có ren phải ( đóng dấu hoặc dập nổi chữ R )

c. Kiểm tra.

Xả hết hơi trong lốp, tháo lốp ra khỏi vành và tiến hành kiểm tra.

+ Kiểm tra xem vành chặn có ở đúng vị trí hết không và hãy chắc chắn là khe hở đầu vành nằm trong phạm vi 2 đến 6 mm.

+ Kiểm tra đường vành mâm. Kiểm tra cả kim vòi xem có xì hơi không.

4.3.2. Bảo dưỡng kĩ thuật hệ thống treo xe Toyota Fortuner.

Trong các hệ thống treo chức năng của các bộ phận: Đàn hồi, dẫn hướng, giảm chấn, ổn định ngang có thể là riêng hoặc ghép chung. Các hư hỏng của một cụm chi tiết, bộ phận có thể làm xấu một hay nhiều chức năng làm việc của nó.

4.3.2.1. Mục đích bảo dưỡng kĩ thuật hệ thống treo.

Nhằm đánh giá chất lượng và đảm bảo các chỉ tiêu của hệ thống treo. Đánh giá độ bền cũng như hư hỏng trong quá trình sử dụng, kịp thời phát hiện hư hỏng và đưa ra biện pháp khắc phục sửa chữa để luôn đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

4.3.2.2. Các chế độ bảo dưỡng hệ thống treo.

a. Bảo dưỡng thường xuyên

Thường xuyên kiểm tra các cụm chi tiết trong hệ thống treo. Độ êm dịu khi xe chạy. Độ đàn hồi của hệ thống treo.

b. Bảo dưỡng 1 (sau 6500 Km)

Kiểm tra lò xo, giảm chấn độ đàn hồi của lò xo. Các khớp nối, bu lông các thanh ổn định, thanh đòn…

Với các loại ôtô có khoảng không gian sàn xe có thể quan sát:

- Chảy dầu giảm chấn.

- Gãy nhíp, lò xo.

- Rơ lỏng xô lệch các bộ phận.

b. Chẩn đoán trên đường

Chọn thử và các điều kiện thử ôtô trên đường phụ thuộc vào chủng loại, kết cấu như: ôtô tải, ôtô buýt, ôtô con, ôtô thân ngắn, thân dài...

Mục đích của chẩn đoán dạng này là xác định nơi phát ra tiếng ồn và mức độ ồn. Trong khai thác sửa chữa có thể chỉ cần phát hiện ra chỗ hư hỏng trong đánh giá chất lượng tổng thể.

c. Đo trên bệ chẩn đoán chuyên dụng

- Mục đích

Bệ chẩn đoán dùng trên hệ thống treo giúp cho cán bộ kỹ thuật chuyên ngành có thể xác định được một số thông số tổng hợp hệ thống treo bao gồm:

- Độ cứng động của hệ treo đo ở từng bánh xe, thể hiện chất lượng tổng hợp của bộ phận đàn hồi ở trạng thái lắp ráp mà không tháo rời.

- Độ bám dính của bánh xe trên đường, thể hiện chất lượng tổng hợp của bộ phận giảm chấn, bộ phận đàn hồi. Khi chất lượng của bánh xe và bộ phận đàn hồi  đã được quản lý thì thể hiện chất lượng của bộ phận giảm chấn thông qua độ bám dính.

d. Chẩn đoán trạng thái giảm chấn khi đã tháo khỏi xe

Giảm chấn là chi tiết quan trọng, nhiều khi cần thiết phải tìm hư hỏng, do vậy có thể tháo dễ dàng ra để kiểm tra, khi đó có thể dùng bệ thử với sơ đồ nguyên lý chỉ ra trên (hình 4.4).

4.3.2.4. Thông số chẩn đoán hệ thống treo.

- Các bộ phận kể trên của hệ thống treo có quan hệ chặt chẽ và biểu hiện giống nhau. Để có thể tách biệt các hư hỏng này cần thiết phải có kinh nghiệm hay sử dụng suy luận logic.

 - Thông số chẩn đoán hay dùng là:

+ Tiếng ồn, gõ ở mọi tốc độ hay ở một vùng tốc độ nào đó.

+ Rung động ở khu vực bánh xe hay trong thùng xe.

4.3.2.6. Quy trình tháo lắp giàn treo sau.

a. Quy trình tháo   

b. Quy trình lắp:

Quy trình lắp làm thứ tự các bước ngược lại với quy trình tháo nhưng cần chú ý

Khi lắp gối đỡ từ hai phía mặt bích, gối đỡ quay ra ngoài căn từ ngoài xe.

KẾT LUẬN

   Trong phạm vi một đồ án tốt nghiệp đại học, trong thời gian không nhiều với những kiến thức đã được học tại Học Viện và được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của thầy giáo: TS……………, các thầy trong bộ môn Ô tô, các thầy trong Khoa Động Lực và các bạn đồng nghiệp, em đã hoàn thành bản đồ án tốt nghiệp: “Nghiên cứu sự suy giảm tình trạng kỹ thuật hệ thống vận hành xe TOYOTA FORTUNER’’

   Qua quá trình làm đồ án về phần vận hành xe Toyota Fortuner, bản thân em cũng mở mang thêm nhiều kiến thức bổ ích giúp cho công việc thực tế sau này. Vì thời gian làm đề tài không nhiều, kiến thức bản thân còn hạn chế nên trong nội dung đồ án không thể tránh những thiếu sót nhất định. Em rất mong được sự chỉ bảo và các ý kiến đóng góp để đồ án được hoàn thiện hơn.

   Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo trong bộ môn Ô tô, Khoa Động Lực - Học Viện đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn, cảm ơn các bạn đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.

   Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Đình Vy, Vũ Đức Lập, Cấu tạo ô tô quân sự (tập 2), HVKTQS, 1995.

2. Nguyễn Hữu Cẩn, Dư Quốc Thịnh, Lý thuyết ô tô máy kéo, NXBKHKT, 1996

3. NXBGTVT 1984, Kết cấu và tính toán ô tô.

4. Nguyễn Hữu Cẩn, Phạm Đình Kiên, Thiết kế và tính toán ô tô máy kéo, NXB ĐH&THCN, 1971.

5. Vũ Đức Lập, Sổ tay tra cứu tính năng kỹ thuật ô tô, HVKTQS, 2004.

6. Nguyễn Thành Trí, Châu Ngọc Thạch, Hướng dẫn sử dụng bảo trì và sữa chữa xe ô tô đời mới, NXB Trẻ, 1997.

7. TS. Hoàng Đình Long, Giáo trình kỹ thuật sửa chữa ô tô, NXB GD, 2008.

8. Giáo trình cơ sở khai thác xe quân sự (tập 1), HVKTQS, 2006

9. Nguyễn Khắc Trai, Kỹ thuật chẩn đoán ô tô, NXB GTVT.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"