MỤC LỤC
MỤC LỤC……1
LỜI NÓI ĐẦU…2
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG ĐỘNG CƠ XE PREGIO.. 6
1.1. Giới thiệu về xe. 6
1.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ xe PREGIO.. 6
1.2.1. Cấu tạo động cơ diesel 4 kỳ. 6
1.2.2. Nguyên lý hoạt động của động cơ xe PREGIO.. 7
1.3. Chi tiết động cơ JT. 7
1.4. Thông số kỹ thuật của động cơ. 8
1.5. Các chi tiết chính. 9
1.5.1. Thân máy. 9
1.5.2. Nhóm piston: 10
1.5.3. Nhóm thanh truyền. 13
1.5.4. Trục khuỷu: 16
1.5.5. Nắp quy lát: 17
1.5.6. Cơ cấu phân khối khí 19
CHƯƠNG 2. KHAI THÁC ĐỘNG CƠ XE PREGIO.. 24
2.1. Hệ thống nhiên liệu. 24
2.1.1. Tổng quan hệ thống nhiên liệu. 24
2.1.2. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu. 24
2.1.3. Nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu. 25
2.1.4. Kim phun. 25
2.1.5. Hệ thống nhiên liệu common rail 27
2.2. Hệ thống bôi trơn. 28
2.2.1. Sơ đồ hệ thống bôi trơn. 28
2.2.2. Nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn. 29
2.2.3. Bơm dầu bôi trơn/ Bơm nhớt 30
2.2.4. Lọc nhớt và bộ làm mát nhớt 31
2.3. Hệ thống làm mát 33
2.3.1. Sơ đồ hệ thống làm mát 33
2.3.2. Nguyên lý làm việc hệ thống làm mát 33
2.3.3. Két nước. 34
2.3.4. Bơm nước. 35
2.3.5. Bình nước phụ. 35
2.3.6. Van hằng nhiệt 36
2.3.7. Quạt gió và ly hợp quạt gió. 37
2.4. Hệ thống điện. 38
2.4.1. Hệ thống khởi động. 38
2.4.2. Hệ thống sạc. 40
2.4.3. Hệ thống gia nhiệt sơ bộ. 44
2.5. Một số van và cảm biến trong hệ thống. 45
2.5.1. Cảm biến vị trí trục khuỷu. 45
2.5.2. Cảm biến trị trí trục cam.. 46
2.5.3. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát 47
2.5.4. Cảm biến nhiệt độ khí nạp. 48
2.5.5. Van điều khiển áp suất chung. 49
2.5.6. Cảm biến áp suất nhiên liệu trên đường ống rail 50
2.5.7. Electronic Control Unit ( ECU) 52
CHƯƠNG 3. BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ XE PREGIO.. 53
3.1. Bảo dưỡng định kì động cơ. 53
3.1.1. Mục đích công tác bảo dưỡng. 53
3.1.2. Những dấu hiệu cho thấy cần bảo dưỡng hay kiểm tra tình trạng của đông cơ 53
3.1.3. Bảo dưỡng định kì 53
3.2. Thao tác bảo dưỡng chung. 56
3.2.1. Kiểm tra và thay thế đai truyền động. 56
3.2.2. Kiểm tra rò rỉ ống dẫn khí 57
3.2.3. Kiểm tra bảo dưỡng ắc quy. 58
3.2.4. Kiểm tra nắp nhiên liệu và chỗ nối 59
3.2.5. Lịch bảo dưỡng bổ sung. 60
3.3. Kiểm tra hệ thống bôi trơn. 60
3.3.1. Kiểm tra và thay thê dầu bôi trơn. 60
3.3.2. Thay thế bộ lọc dầu bôi trơn. 63
3.3.3. Thay thế dầu bôi trơn. 64
3.3.4. Kiểm tra bơm dầu. 65
3.3.5. Kiểm tra áp suất dầu bôi trơn. 67
3.3.6. Kiểm tra đường dẫn dầu. 67
3.4. Kiểm tra hệ thống làm mát 68
3.4.1. Kiểm tra rò rỉ nước làm mát động cơ. 68
3.4.2. Kiểm tra mực nước làm mát 69
3.4.3. Kiểm tra chất lượng nước làm mát 69
3.4.4. Kiểm tra các ống, đầu nối hệ thống làm mát 69
3.4.5. Kiểm tra van hằng nhiệt 69
3.4.6. Vệ sinh két nước. 71
3.5. Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu. 71
3.5.1. Xả nước ngưng tụ ở hệ thống nhiên liệu. 71
3.5.2. Thay lọc nhiên liệu. 72
3.5.3. Kiểm tra độ kín của hệ thống nhiên liệu. 73
3.5.4. Thay thế lọc nhiên liệu. 73
KẾT LUẬN....74
TÀI LIỆU THAM KHẢO......75
LỜI MỞ ĐẦU
Động cơ đốt trong đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là nguồn động lực cho các phương tiện vận tải như ôtô, máy kéo, xe máy, tàu thủy, máy bay và các máy công tác khác như máy phát điện, bơm nước. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật nhiều công nghệ kĩ thuật tiên tiến đã được áp dụng trong công nghiệp nghiên cứu và chế tạo động cơ nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao như sự nhỏ gọn, công suất lớn, tính tiết kiệm nhiên liệu…
Ở nước ta hiện nay việc khai thác và sử đụng động cơ đốt trong đến từ nhiều nhà sản sất và nhiều chủng loại khác nhau. Do vậy việc tìm hiểu, đánh giá, kiểm nghiệm các hệ thống cơ cấu trên động cơ là điều hết sức cần thiết để có thể khai thác động cơ một cách hiệu quả nhất.
Do đó, việc nghiên cứu tìm hiểu để tiến tới khai thác hiệu quả động cơ JT nói riêng và động cơ Kia nói chung là hoàn toàn cần thiết. Đó cũng chính là lý do em chọn đề tài tốt nghiệp của mình là: “Nghiên cứu, khai thác động cơ trên xe PREGIO”.
Trong quá trình nghiên cứu, do trình độ cũng như điều kiện thời gian còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, mặt khác đây là lần đầu tiên tiếp xúc với một đồ án có tính chất quan trọng cao đòi hỏi chính xác và lượng kiến thức xâu rộng nên chắc chắn không tránh khỏi sai sót trong quá trình nghiên cứu. Em kính mong nhận được sự phê bình, chỉ bảo của các thầy trong ngành để em được mở rộng kiến thức, hiểu rộng và sâu hơn đối với các vấn đề chuyên môn.
Đồ án được hoàn thành đúng tiến độ nhờ có sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các thầy trong bộ môn, cùng với sự đóng góp của bạn bè, đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn : ThS ……………. trong thời gian em thực hiện đồ án. Cho phép em gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy : ThS ……………., các thầy trong bộ môn đã hướng dẫn em thực hiện tốt đồ án, cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ từ phía ban chủ nhiệm khoa Ô tô cùng ban giám hiệu nhà trường đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành tốt khóa học. Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG ĐỘNG CƠ XE PREGIO
1.1. Giới thiệu về xe
Năm 1995 KIA ra mắt dòng Pregio. KIA Pregio sử dụng máy dầu, hộp số tự động 4 cấp với nội thất sang trọng và đẳng cấp. Hệ thống treo phía trước là độc lập với lò so cuộn và xương đòn kép, trong khi ở phía sau là trục trực tiếp với lò xo lá hình elip, nhằm tiết kiệm không gian và chịu tải nặng.
1.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ xe PREGIO
1.2.1. Cấu tạo động cơ diesel 4 kỳ
Các chi tiết cố định: Các te, xy lanh, quy lát
- Các chi tiết chuyển động: Piston, xéc măng, thanh truyền, trục khuỷu, bánh đà
- Các chi tiết của cơ cấu phân phối khí: Xu páp, cò mổ, trục cam
- Các chi tiết của hệ thống bôi trơn: Bơm nhớt, lọc nhớt
1.2.2. Nguyên lý hoạt động của động cơ xe PREGIO
Để hoàn thành một chu trình công tác động cơ xe Pregio 4 kỳ diễn ra 4 giai đoạn liên tiếp:
- Kỳ hút: Piston đi từ ĐCT xuống ĐCD, nhờ cơ cấu phân phối khí xu páp nạp mở ra, không khí được hút vào xy lanh đến đi piston đi hết hành trình đến ĐCD thì xu páp hút được đóng lại.
- Kỳ nén: Piston đi từ ĐCD lên ĐCT, lúc này 2 xu páp đều đóng, không khí trong xy lanh được nén lại với áp suất cao 30 – 35 kg/cm2, nhiệt độ đạt 500 – 6000C
1.3. Chi tiết động cơ JT
Động cơ diesel 4 kỳ phun trực tiếp có đặc điểm là mỗi xy lanh có 2 xu páp được dẫn động nhờ trục cam đặt ở thân máy
1.5. Các chi tiết chính
1.5.1. Thân máy
Thân máy có cấu tạo phức tạp gồm các đường nước làm mát, các đường dầu nhớt bôi trơn và các ổ đỡ trục khuỷu. Thân máy được làm bằng gang vì nó phải đủ khỏe để vừa chịu được nhiệt độ cao mà còn chịu được khí cháy áp suất cao được tạo ra trong xy lanh.
1.5.2. Nhóm piston
Động cơ JT có 4 piston được làm bằng hợp kim nhôm. Các piston phải chịu áp suất cao và nhiệt độ cao trong hành trình nổ. Áp suất cháy đuọc biến đổi và truyền tới trục khuỷu. Hầu hết nhiệt được truyền ra nước làm mát qua thành xy lanh.
1.5.3 Nhóm thanh truyền
Thanh truyền là chi tiết nối piston với trục khuỷu, nó có tác dụng truyền lực tác dụng trên piston xuống trục khuỷu, để làm quay trục khuỷu. Khi động cơ làm việc thanh truyền chịu tác dụng của các lực sau: Lực khí thể trong xi lanh, lực quán tính chuyển động tịnh tiến của nhóm piston, lực quán tính của thanh truyền. ở trên là chức năng của một thanh truyền nói chung. Còn dưới đây là thanh truyền của động cơ JT.
1.5.4 Trục khuỷu
Trục khuỷu là trục chính của động cơ, chịu tác động của áp suất khí cháy sinh ra trong quá trình động cơ hoạt động qua thanh truyền đến chốt khuỷu sau đó biến đổi chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay và truyền công suất ra ngoài. Việc cân bằng trục khuỷu liên quan đến tâm trục được duy trì bằng cách điều chỉnh đối trọng, đặc biệt là khoan các lỗ trên đối trọng để cân bằng.
- Đầu trục khuỷu : Đầu tự do của trục khuỷu dùng để lắp puly
- Cổ trục khuỷu : Các cổ trục có cùng đường kính được là rỗng để giảm trọng lượng, giảm lực ly tâm
- Chốt khuỷu : Đường kính chốt bằng đường kính cổ trục, để giảm trọng lượng, chốt khuỷu thường khoan rỗng ( đôi khi cổ trục cũng được làm rỗng) để chứa dầu bôi trơn bạc lót đầu to thanh truyền. Lỗ rỗng trong chốt khuỷu có thể bố trí đồng tâm hoặc lệch tâm với chốt khuỷu. Giữa chốt khuỷu và cổ trục khuỷu thường có đường dầu liên hệ thông qua má khuỷu.
1.5.6 Cơ cấu phân khối khí
Cơ cấu phân khối khi trên động cơ bao gồm: trục cam, cò mổ, xupap, lò xo xupap.
Trục cam dùng để dẫn động xupap đóng mở theo quy luật nhất định. Trục cam bao gồm các phần cam: cam thải, cam nạp và các cổ trục cam
Ngoài ra trên trục cam còn có lắp bánh răng thẳng để dẫn động bơm cao áp.
Trục cam được làm bằng thép bề mặt của các cam và cổ đỡ được thấm cacbon và được tôi cứng bằng cách tôi cao tần.kêt cấu các phần của trục cam: cam thải và cam nạp: các cam nạp và cam thải được làm liền với trục và được bố trí trên cùng 1 trục,theo vị trí của các xupap
a. Trục cam
Cổ trục cam: đây là nơi lắp ráp ổ đỡ
Vấu cam: vấu cam trên trục cam có nhiệm vụ đẩy cò mổ theo pha làm việc của xilanh để mở các xupap nạp và hút khí. Các bề mặt làm việc của trục cam được gia công với yêu cầu kỹ thuật,độ chính xác rất cao và được nhiệt luyện để giảm ma sát và mài mòn.
b. Xu páp - lò xo xu páp
Xu páp động cơ có vai trò đóng mở đường nạp và đường xả để thực hiện quá trình trao đổi khí. Điều kiện làm việc của xu páp rất khắc nghiệt. Xu páp tiếp xúc trực tiếp với khí cháy nên chịu áp lực lớn ở nhiệt độ cao.
d. Cò mổ
Cò mổ được rèn bằng thép và có ống lót bằng đồng thau, nó được lắp trên trục đặt trên nắp máy được bôi trơn cưỡng bức bằng dầu từ đường dầu trong trục. Trên cò mổ là con lăn bi để giảm ma sát với các vấu cam.
CHƯƠNG 2
KHAI THÁC ĐỘNG CƠ XE PREGIO
2.1 Hệ thống nhiên liệu
2.1.1. Tổng quan hệ thống nhiên liệu
Công việc chính của hệ thống nhiên liệu diesel là cung cấp nhiên liệu sạch đến các kim phun nhiên liệu. Các thành phần chính của hệ thống nhiên liệu diesel bao gồm:
- Thùng nhiên liệu
- Bơm cấp nhiên liệu
- Bộ lọc nhiên liệu
2.1.2. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu
Hệ thống nhiên liệu gồm thùng nhiên liệu, bộ tách nước, lọc nhiên liệu, bơm cao áp, vòi phun. Nhiên liệu được hút lên bơm cao áp bằng bơm tiếp vận, trước khi lên bơm tiếp vận nhiên liệu được qua lọc để loại bỏ nước và cặn bẩn.
2.1.4. Kim phun
a. Cấu tạo
Các kim phun được lắp trên đầu xi lanh. Lượng nhiên liệu phun vào và thời gian phun được kiểm soát bởi bộ phận điều khiển động cơ, thông qua van nhiên liệu được điều khiển điện từ trong kim phun. Điều này có nghĩa là động cơ luôn nhận được lượng nhiên liệu chính xác trong mọi điều kiện vận hành, mang lại mức tiêu thụ nhiên liệu thấp hơn, lượng khí thải thải ra tối thiểu.
b. Nguyên lý làm việc
Khi động cơ khởi động bơm áp cao sẽ nén dầu đến áp suất rail cấp vào ống phân phối và từ ống phân phối thông qua các tyo cao áp cấp điện đến các vòi phun chờ sẵn. Ở đường vào của vòi phun thì dầu cao áp chia thành 2 hướng:
- Hướng 1 : Cấp xuống khoang kim phun
- Hướng 2 : Thông qua van tiết lưu được cấp vào khoang chốt tỳ
2.2. Hệ thống bôi trơn
2.2.1. Sơ đồ hệ thống bôi trơn
Sơ đồ hệ thống bôi trơn như hình 2.4.
2.2.2. Nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn
Dầu nhớt bôi trơn được bơm từ bơm nhớt tới đường dầu nhớt trên thân máy qua bộ làm mát nhớt và lọc nhớt. Sau đó được cung cấp tới các chi tiết chính của động cơ từ đường nhớt trên thân máy. Động cơ có nhiều chi tiết truợt và quay. Những chi tiết này không ngừng tạo ra ma sát và gây lực cản ma sát.
2.2.3. Bơm dầu bôi trơn/ Bơm nhớt
a. Cấu tạo bơm dầu bôi trơn
Bơm nhớt được lắp trên thân máy bằng 2 bu lông, dẫn động nhờ bánh răng trên trục cam và hút dầu bôi trơn các chi tiết.
b. Nguyên lý làm việc
Bơm nhớt là loại bơm bánh răng ăn khớp trong. Bánh răng bị động quay theo bánh răng chủ động, tạo chân không giữa bánh răng và vỏ bơm. Dầu bôi trơn được hút từ các te qua luới lọc đến cửa A, chạy theo vỏ bơm đến cửa B và được đưa đến các đường nhớt để bôi trơn các chi tiết.
2.3. Hệ thống làm mát
2.3.1. Sơ đồ hệ thống làm mát
Hệ thống làm mát động cơ gồm: Két nước, bơm nước, quạt gió, van hằng nhiệt. Nhiệt lượng trong quá trình làm việc của động cơ tạo ra sẽ làm nóng các chi tiết quanh động cơ. Nếu các chi tiết này không được làm mát thì nhiệt độ động cơ tăng cao và gây quá nhiệt, vì vậy sẽ làm giảm công suất của động cơ và sẽ gây tình trạng bó kẹt.
2.3.2. Nguyên lý làm việc hệ thống làm mát
Khi động cơ khởi động lạnh, van hằng nhiệt chưa mở nước trong thân máy sẽ được giữ lại và tiếp nhận nhiệt do động cơ tỏa ra giúp động cơ làm việc tốt. Nếu khi khởi động lạnh mà van hằng nhiệt mở thì nhiên liệu sẽ cháy không hết ảnh hưởng quá trình sinh công.
2.3.4. Bơm nước
Là loại bơm ly tâm, được dẫn động cờ dây cu roa nối với trục khuỷu. Bơm nước hút nước từ két làm mát, nước được dẫn đến bộ làm mát nhớt trong thân máy và làm mát mặt ngoài xy lanh, sau đó đi lên nắp máy. Nước trong nắp máy được dẫn bởi các đường nước để làm mát cho giá đỡ vòi phun và xung quanh đế xu páp.
2.3.6. Van hằng nhiệt
Van hằng nhiệt là loại van chứa sáp bên trong, có van lắc và nhiệt độ mở van là 820C – 950C. Độ cao khi mở van hoàn toàn là 9,5mm. Van hằng nhiệt mở và đóng ống nước ra và đường nước về két nước tùy thuộc vào nhiệt độ nước làm mát để điều khiển và tránh cho động cơ quá nóng hoặc quá mát.
2.3.7. Quạt gió và ly hợp quạt gió
Quạt gió có 7 cánh nhựa và được lắp với ly hợp quạt gió loại khớp nối thủy lực dùng dầu silicon. Lượng nước làm mát được thiết kế để tránh quá nhiệt ngay cả khi môi trường bên ngoài nhiệt độ cao. Do vậy, không cần thiết cho quạt gió chạy nhanh khi tốc độ động cơ nhanh nhưng nhiệt độ môi trường còn thấp.
2.5. Một số van và cảm biến trong hệ thống
2.5.1. Cảm biến vị trí trục khuỷu
a. Công dụng
Cảm biến vị trí trục khuỷu có nhiệm vụ đo tín hiệu tốc độ của trục khuỷu, vị trí trục khuỷu gửi về cho ECU và ECU sử dụng tín hiệu đó để tính toán góc đánh lửa sớm cơ bản, thời gian phun nhiên liệu cơ bản cho động cơ.
c. Vị trí lắp đặt
Nằm trên nắp bánh đà.
d. Nguyên lí làm việc
Khi động cơ quay huyển động quay của đĩa tạo tín hiệu sẽ làm làm thay đổi khe hở không khí giữa các răng của đĩa và cuộn nhận tín hiệu NE, điều đó tạo ra tín hiệu NE. ECU sẽ xác định khoảng thời gian phun cơ bản và góc đánh lửa sớm cơ bản dựa vào tín hiệu này.
2.5.2. Cảm biến trị trí trục cam
a. Công dụng
Cảm biến vị trí trục cam có chức năng xác định vị trí của trục cam và cung cấp thông tin cho bộ xử lý trung tâm để tính toán thời điểm phun nhiên liệu hợp lýonhất.Nếu thiếu đi cảm biến này thì sẽ khó khởi động xe, động cơ chết đột ngột, động cơ bỏ máy hoặc không đáp ứng tăng tốc, sáng đèn CHECK ENGINE.
c. Vị trí lắp đặt
Cảm biến vị trí trục cam thường được lắp đặt trên trục cam động cơ.
d. Nguyên lí làm việc
Khi trục cam quay các xung động được tạo ra trong cảm biến thông qua một bánh răng lắp trên trục cam. Bánh răng có bảy răng, một cho mỗi xy lanh và một để xác định thời điểm phun vào một xy lanh.
2.5.4. Cảm biến nhiệt độ khí nạp
a. Công dụng
Cảm biến nhiệt độ khí nạp được dùng để đo nhiệt độ khí nạp vào động cơ và gửi về hộp ECU để ECU thực hiện hiệu chỉnh:
Hiệu chỉnh thời gian phun theo nhiệt độ không khí: Bởi ở nhiệt độ không khí thấp mật độ không khí sẽ đặc hơn, và ở nhiệt độ cao mật độ không khí sẽ thưa hơn (ít ô xy hơn)
b. Cấu tạo
Là điện trở nhiệt có trị số điện trở âm (điện trở tăng khi nhiệt độ giảm và ngược lại).
c. Vị trí lắp đặt
Nằm trên đường ống nạp động cơ
d. Nguyên lý hoạt động
Chuẩn làm việc của cảm biến là 20 độ C. Khi nhiệt độ không khí nạp cap hơn 20 độ C thì điện trở giảm khi đó tín hiệu điện gửi về của ECU giảm (nhiệt độ tăng mật độ không khí giảm, nên ô xy vào buồng đốt giảm, để tránh hiện tượng ngập xăng) ECU điều khiển giảm lượng phun xăng, và ngược lại. Khi mạch điện của cảm biến bị bất thường thi ECU sẽ định một giá trị cố định là 20 độ C để động cơ tiếp tục hoạt động và bật đèn Check sáng.
2.5.5. Van điều khiển áp suất chung
a. Công dụng
Van điều khiển áp suất giữ cho nhiên liệu trong ống phân phối có áp suất thích hợp tùy theo tải trọng của động cơ, và duy trì ở mức này.
c. Vị trí lắp đặt
Thường được lắp trên đường ống rail
d. Nguyên lý hoạt động
Khi áp suất nhiên liệu lớn hơn 1800bar, lực đẩy do áp suất nhiên liệu tác dụng lên van thắng lực lò xo van dịch chuyển sang phải mở cửa xả nhiên liệu xả ra đường hồi về thùng chứa nhiên liệu, khi áp suất giảm xuống nhỏ hơn 1800bar, lực lò xo thắng lực đẩy nhiên liệu, van dịch chuyển sang trái, đóng cửa xả, kết thúc việc xả áp.
2.5.7. Electronic Control Unit ( ECU)
ECU là trung tâm của hệ thống nhiên liệu common rail trên động cơ JT. ECU nhận tín hiệu từ các cảm biến và các bộ phận khác, tổng hợp các giá trị của các của các tín hiệu nhận được đó để tính toán sau đó gửi tín hiệu đến điều khiển cơ cấu chấp hành. ECU có chức năng kiểm tra chuẩn đoán hệ thống nhiên liệu common rail. Khi hệ thống có trục trặc hay hỏng hóc ở một số bộ phận thì ECU có thể kiểm tra và phát hiện ra vị trí hư hỏng và sau đó lưu vào bộ nhớ.
CHƯƠNG 3
BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ XE PREGIO
3.1. Bảo dưỡng định kì động cơ
3.1.1. Mục đích công tác bảo dưỡng
Công tác bảo dưỡng động cơ thường xuyên không những mang đến rất nhiều lợi ích mà còn tạo cho người sử dụng niềm hứng khởi khi làm việc, cũng như sự thoải mái trong vận hành.
3.1.3. Bảo dưỡng định kì
Kì bảo dưỡng được quyết định bằng quãng đường xe đã đi hoặc khoảng thời gian xe đã hoạt động, tùy theo yếu tố nào đến trước ghi trên lịch bảo dưỡng. Các công việc bảo dưỡng sau từng chu kỳ cuối cùng phải được lặp lại theo định kì như trước.
Lưu ý: Sau kiểm tra 80,000 km hay 48 tháng, sau đó hãy cứ mỗi 20,000 km hay 12 tháng. Kiểm tra két nước và giàn nóng điều hòa xem có bị tắc bởi lá cây, bụi bẩn, côn trùng không và làm sạch chúng nếu cần thiết, rồi kiểm tra các chổ nối ống cao su về tình trạng lắp ráp, rỉ…
3.2. Thao tác bảo dưỡng chung
3.2.1. Kiểm tra và thay thế đai truyền động
Kiểm tra bằng cách quan sát bằng mắt thường xem dây đai dẫn động có bị quá mòn hay sờn lỗi không? Nếu tìm thấy hư hỏng, hãy thay dây dẫn động.
Nếu có vết nứt một bên đường gân đai có thể chấp nhận được. Nhưng nếu mất một đoạn gân đai, thì phải thay thế dây đai.
Điều chỉnh lại đô căng dây đai và độ chùng của dây đai khi chưa đạt đến các giá trị tiêu chuẩn.
3.2.2. Kiểm tra rò rỉ ống dẫn khí
Kiểm tra tình trạng của ống dẫn khí nạp, liên kết ống và tình trạng kẹp xem có bị nứt và hư hỏng khác không. Thay đổi khi cần thiết.
- Kiểm tra các ống xả và giá đỡ ống xả
Kiểm tra sự ăn mòn hay hư hỏng, biến dạng quá mức trên thân ống xả.
Kiểm tra sự lắp của ống xả và ống giảm thanh. Trong quá trình hoạt động, do sự rung sóc mà có thể làm các bulông lắp ghép bị nới lỏng hoặc bị tuột các giá treo ống xả.
3.2.4. Kiểm tra nắp nhiên liệu và chỗ nối
Nắp bình nhiên liệu không kín, van một chiều chân không trong thùng nhiên liệu không hoạt động, van kiểm soát hơi nhiên liệu hoạt động không bình thường, các đường ống nhiên liệu bị hỏng sẽ dẫn đến tình trạng rò rỉ nhiên liệu gây hao hụt nhiên liệu và ô nhiễm môi trường. Vì vậy, các chi tiết này phải được kiểm tra định kì.
3.2.5. Lịch bảo dưỡng bổ sung
Các mục đòi hỏi bảo dưỡng thường xuyên hơn đối với các loại xe hoạt động đưới điều kiện đặc biệt được thể hiên dưới bảng.
3.3. Kiểm tra hệ thống bôi trơn
3.3.1. Kiểm tra và thay thê dầu bôi trơn
a. Kiểm tra mức dầu động cơ
Tiến hành kiểm tra mức dầu động cơ trên que thăm dầu: Để đảm bảo độ chính xác khi thăm dầu, xe phải được đậu ở nơi bằng phẳng. Sau khi tắt động cơ, đợi vài phút để dầu chảy về đáy động cơ.
b. Thay dầu động cơ
- Chuẩn bị:
+ Dầu bôi trơn thỏa mãn cấp độ và độ dầu sau đây: 20W-50 và 15W-40. Hoặc sử dụng dầu động cơ đa cấp API SL hay SM 10W-30 và 5W-30.
+ Lượng dầu thích hợp khi thay dầu (lít): 5.6 có thay lọc, 5.3 không thay lọc.
+ Khay đựng dầu thải có dung tích ít nhất 8 lít .
- Tiến hành:
Bước 1: Khởi động máy, làm cho dầu nóng lên và loãng ra ngoài lốc máy để dầu chảy ra ngoài lốc máy dễ dàng hơn.
Bước 2: Đưa xe vào vị trí con đội rồi tắt máy. Để an toàn, ta cố định lốp xe bằng nêm. Sau đó nâng xe lên bằng hệ thống thủy lực.
Bước 7: Khởi động động cơ và chạy rô đa 5 phút.
- Vệ sinh:
+ Kiểm tra nếu thấy mụi than và cặn bám trên đường dầu trong lỗi két làm mát dầu và đường bypass của nó. Vệ sinh cặn bám bằng chất tẩy rửa.
+ Lau sạch lớp rỉ sét và cặn bẩn bám trên két làm mát dầu
3.3.3. Thay thế dầu bôi trơn
Bước 1: Chạy động cơ cho đến khi ấm
Bước 2: Tháo nút xả. Xả dầu.
Bước 3: Lắp nút xả bằng một miếng đệm mới.
Bước 7: Dừng động cơ. Kiểm tra xem không có rò rỉ dầu xung quanh bộ lọc. Nạp dầu khi cần thiết.
3.3.4. Kiểm tra bơm dầu
Lắp các roto vào thân bơm dầu với các dấu của roto quay ra ngoài. Kiểm tra các roto quay êm.
3.3.5. Kiểm tra áp suất dầu bôi trơn
Bước 1: Tháo công tắc áp suất dầu.
Bước 2: Kết nối SST với lỗ gắn của công tắc áp suất dầu trên khối xi lanh.
Bước 5: Áp suất dầu khi động cơ hoạt động ở 120oc.
• Ở tốc độ động cơ định mức: 4,2-4,5bar.
• Tự dừng với áp suất nhỏ hơn 1 bar.
Bước 6: Nếu áp suất dầu không như tiêu chuẩn quy định, hãy kiểm tra từng bộ phận và sửa chữa khi cần thiết.
3.3.6. Kiểm tra đường dẫn dầu
- Kiểm tra đường dẫn dầu xem có bị tắc nghẽn không.
- Kiểm tra lò xo van tia dầu xem có hư hỏng không.
3.4. Kiểm tra hệ thống làm mát
Hệ thống làm mát bên trong động cơ đảm bảo động cơ hoạt động ở nhiệt độ thích hợp. Đây là một hệ thống khép kín, phải luôn được đổ đầy hỗn hợp nước làm mát đậm đặc và nước để bảo vệ động cơ chống lại sự ăn mòn bên trong, xâm thực và nổ do đóng băng.
3.5. Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu
3.5.1. Xả nước ngưng tụ ở hệ thống nhiên liệu
Bước 1: Dừng động cơ và đóng vòi nhiên liệu.
Bước 2: Đặt một bình thu gom dưới bộ lọc sơ bộ nhiên liệu để thu gom nước ngưng và nhiên liệu.
Bước 3: Mở núm xả ở dưới cùng của ngăn tách nước.
3.5.3. Kiểm tra độ kín của hệ thống nhiên liệu
a. Kiểm tra độ kín
- Quan sát sự rò rỉ dầu bên ngoài các đường ống dẫn nhiên liệu, bơm nhiên liệu, bầu lọc bơm cao áp và vòi phun cao áp.
- Kiểm tra khả năng lẫn nước và không khí trong nhiên liệu tại bầu lọc, bơm cao áp, đường ống dẫn và vòi phun.
KẾT LUẬN
Sau một thời gian nghiên cứu và thu thập tài liệu, vận dụng những kiến thức đã học vào đồ án và được sự hướng dẫn kiểm tra tận tình của thầy : ThS ………….. cùng với sự nỗ lực cố gắng tìm hiểu của bản thân đến nay em đã hoàn thành đồ án được giao: Nghiên cứu, khai thác động cơ trên xe PREGIO”.
Qua nghiên cứu và tham khảo tài liệu về động cơ xe PREGIO đã trang bị cho em thêm kiến thức về cấu tạo, cách khai thác, vận hành, quy trình chuẩn đoán cũng như bảo dưỡng động cơ xe PREGIO nói riêng và các động cơ khác nói chung, giúp em ôn tập và nâng cao các kiến thức chuyên nghành đã học để phục vụ tốt cho công việc và học tập cho em sau này.
Trong quá trình thực hiện đồ án đã gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu và cách trình bài đồ án nhưng với sự chỉ dẫn tận tình của thầy : ThS ………….. em đã hoàn thành xong đồ án tốt nghiệp, Trong quá trình hoàn thành đồ án chắc chắn có nhiều thiếu sót, em rất mong được sự chỉ bảo và đóng góp của các thầy để em hoàn thiện được đồ án này.
Em xin chân thành cảm ơn !
TPHCM, ngày … tháng …. năm 20…
Sinh viên thực hiện
………………..
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Động cơ đốt trong tập 1,2 - Nguyễn Văn Trạng đại học sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh
2. Phun nhiên liệu điều khiển điện tử động cơ đốt trong - Học viện kĩ thuật quân sự.
3. Hướng dẫn thực hành trang bị điện ô tô - Biên soạn Ngô Giao Hải
4. Tài liệu đào tạo KIA
5. Manual de taller motor D4B del Hyundai (Pregio)
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"