ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU, KHAI THÁC HỆ THỐNG CẢM BIẾN TRÊN XE Ô TÔ HIỆN ĐẠI

Mã đồ án OTTN003024035
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 320MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ sơ đồ mạch điện của hệ thống AHLS, bản vẽ sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống PAS, bản vẽ sơ đồ khối điều khiển hệ thống túi khí SRS, bản vẽ sơ đồ mạch điện cảm biến túi khí trung tâm, bản vẽ cấu tạo bộ thổi khí); file word (Bản thuyết minh, nhiệm vụ đồ án, bìa đồ án…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... NGHIÊN CỨU, KHAI THÁC HỆ THỐNG CẢM BIẾN TRÊN XE Ô TÔ HIỆN ĐẠI.

Giá: 1,050,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC................................................................................................ 1

LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................... 7

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG CẢM BIẾN TRÊN XE Ô TÔ HIỆN ĐẠI.......... 8

1.1   Tổng quan về hệ thống cảm biến trên xe ô tô hiện đại..................... 8

1.1.1 Lịch sử và xu hướng phát triển của xe ô tô hiện đại......................... 8

1.1.2  Vai trò của hệ thống cảm biến trên xe ô tô hiện đại........................ 15

CHƯƠNG 2. MỘT SỐ HỆ THỐNG CẢM BIẾN TRÊN XE Ô TÔ HIỆN ĐẠI....... 23

2.1. Hệ thống túi khí SRS..................................................................... 23

2.1.1 Nguyên lý tổng quát....................................................................... 23

2.1.2  Cấu tạo và hoạt động của các chi tiết hệ thống túi khí SRS loại E...... 29

2.1.3  Cấu tạo và hoạt động của các chi tiết hệ thống túi khí SRS loại M. ……42

2.1.4  Sơ đồ khối hệ thống túi khí SRS cụ thể (Toyota- Yaris 2006)....... 47

2.2. Hệ thống đèn tự cân bằng dải sáng............................................... 49

2.2.1. Khái niệm....................................................................................... 49

2.2.2. Hệ thống tự cân bằng dải sáng AHLS............................................. 50

2.2.3. Hệ thống đèn tự cân bằng dải sáng AFS......................................... 55

2.3. Hệ thống hỗ trợ đỗ xe PAS (Parking assist system)........................... 64

2.3.1. Tổng quan...................................................................................... 64

2.3.2. Nghiên cứu, phân tích hệ thống hỗ trợ đỗ xe PAS cơ bản.............. 75

CHƯƠNG 3. CHUẨN ĐOÁN, PHÂN TÍCH CÁC MÃ LỖI CỦA MỘT SỐ HỆ THỐNG CẢM BIẾN TRÊN XE Ô TÔ HIỆN ĐẠI......... 84

3.1. Chức năng tự chuẩn đoán của hệ thống túi khí SRS................... 84

3.1.1. Kiểm tra thường xuyên................................................................... 84

3.1.2. Kiểm tra thường xuyên................................................................... 84

3.1.3. Kiểm tra mã chuẩn đoán................................................................ 84

3.2. Phân tích các mã lỗi trên hệ thống đèn tự cân bằng dải sáng AHLS…….90

3.2.1. Các bước tiến hành kiểm tra........................................................... 90

3.2.2. Bảng mã lỗi DTC........................................................................... 92

3.3. Cảnh báo và chế độ làm việc khi các cảm biến hỗ trợ đỗ xe lỗi... 94

3.3.1. Cảm biến phía trước lỗi.................................................................. 94

3.3.2. Cảm biến phía sau lỗi..................................................................... 95

KẾT LUẬN............................................................................................ 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 98

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0, hàng loạt các công nghệ mới đã ra đời, đáp ứng được các nhu cầu ngày càng cao của con người. Cuộc cách mạng đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội nói chung và ngành công nghệ kỹ thuật ô tô nói riêng. Trên ô tô, những công nghệ được trang bị ngày càng phát triễn thông minh hơn, kết nối chặt chẽ với người lái trên cơ sở trí thông minh nhân tạo, đem lại sự tiện nghi và giúp giảm thiểu tối đa những nguy cơ tai nạn và chấn thương khi lái xe.

Đồ án tốt nghiệp: “Nghiên cứu, khai thác hệ thống cảm biến trên xe ô tô hiện” nghiên cứu, phân tích một số hệ thống an toàn được trang bị trên xe ô tô hiện nay.

Nội dung đồ án gồm các phần sau:

1. Lời nói đầu

2. Chương 1: Tổng quan về hệ thống cảm biến trên xe ô tô hiện đại

3. Chương 2: Một số hệ thống cảm biến trên trên xe ô tô hiện đại

4. Chương 3: Chuẩn đoán, phân tích mã lỗi của một số hệ thống cảm biến trên xe ô tô hiện đại

5. Kết luận

Trong quá trình thực hiện đồ án tôi nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy : TS…………….. cùng các thầy trong Khoa Ô tô. Đến nay tôi đã hoàn thành đồ án đúng tiến độ, cơ bản đáp ứng yêu cầu đề ra.

Tuy bản thân đã nỗ lực cố gắng nhưng do trình độ còn hạn chế nên nội dung đồ án ít nhiều vẫn còn có những vấn đề chưa thực sự hoàn thiện. Rất mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ, góp ý của các thầy, các đồng chí và các bạn để nội dung đồ án được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Chương 1

TỔNG QUAN HỆ THỐNG CẢM BIẾN TRÊN XE Ô TÔ HIỆN ĐẠI

1.1T ổng quan về hệ thống cảm biến trên xe ô tô hiện đại.

1.1.1 Lịch sử và xu hướng phát triển của xe ô tô hiện đại.

a. Lịch sử phát triển của xe ô tô

Mọi người đã suy nghĩ về chiếc xe từ thời Phục Hưng. Một người Ý tên  là Guido da Vigevano đã lên kế hoạch cho một chiếc xe chạy bằng gió vào năm 1335; thậm chí Leonardo da Vinci đã tạo ra thiết kế cho một loại bánh xe có ba bánh; nhưng chiếc xe thật đầu tiên được xây dựng vào năm 1769 bởi một nhà phát minh người Pháp tên là Nicolas-Joseph Cugnot. “xe hơi” này là một máy kéo ba bánh mà chỉ có thể đi 2 dặm một giờ, nó còn chậm hơn so với tốc độ đi bộ của một người.

Đầu năm 1930, những chiếc xe trở nên huyền ảo hơn để giúp thu hút người mua. Cuối cùng nhiều tùy chọn đã được thêm vào như nhiều tùy chọn màu sắc và các loại vật liệu khác nhau. Một chiếc xe oto phổ biến được tạo ra vào năm 1938  bởi  Tiến  sĩ  người  Áo-Đức Ferdinand  Porsche,  người  sáng lập Công ty Porsche. Sáng tạo của ông, Volkswagen Beetle được thiết kế nhanh chóng, và trở thành một trong những chiếc xe ô tô phổ biến nhất của thế kỷ 20.

b. Xu hướng phát triển của xe ô tô

Mục đích cơ bản và quan trọng nhất khi thiết kế, sản xuất ra xe ô tô là đem lại sự an toàn và tiện nghi cho người dùng. 

1.1.2 Vai trò của hệ thống cảm biến trên xe ô tô hiện đại

a. Cảnh báo va chạm

Hệ thống cảnh báo va chạm (Forward collision warning) trên xe hơi rất được quan tâm thời gian gần đây. Công nghệ này sử dụng các cảm biến radar, laser, camera để quét xung quanh xe từ đó cảnh báo lái xe thông qua đèn báo và âm thanh.

Những hệ thống hiện đại trên xe cao cấp thường có tầm quét xa hơn, bao gồm cả phía sau cũng như nhận biết được người đi bộ hay động vật. Không chỉ có vậy, đây là công nghệ tiền đề để các tính năng an toàn khác dựa vào như phanh khẩn cấp tự động hay sâu xa hơn là hệ thống tự lái xe.

b. Phanh khẩn cấp tự động

Hệ thống phanh khẩn cấp tự động (Automatic emergency braking) có thể coi là trang bị cần thiết, nhất là với tài mới nhằm tránh các va chạm đáng tiếc. Như đã nói ở trên, hệ thống phanh tự động dựa trên các cảm biến từ công nghệ cảnh báo, phát hiện va chạm.

d. Cảnh báo điểm mù

Công nghệ cảnh báo điểm mù (Blind-spot warning) giúp theo dõi và cảnh báo tài xế về sự hiện diện của phương tiện khác ở gần xe. Hệ thống này dựa trên hệ thống cảm biến, phát sóng điện từ thậm chí cả camera gắn trên gương chiếu hậu quanh thân xe hoặc cản sau để phát hiện nhưng phương tiện đang áp sát từ đó cảnh báo thông qua đèn tín hiệu hoặc âm thanh thậm chí cả hình ảnh (từ camera) hay hướng dẫn xử lý tình huống.

f. Hỗ trợ duy trì làn đường

Mở rộng hệ thống cảnh báo chệch làn lên cấp độ tiếp theo, tính năng hỗ trợ duy trì làn đường (Lane-keeping assist) trên xe hơi hiện đại ngoài cảnh báo nó sẽ trực tiếp tác động lên phanh hoặc vô lăng theo một lực vừa đủ để xe trở lại đúng làn. Tùy từng nhà sản xuất và giá trị xe mà tính năng này có các mức độ tinh tế và cách hoạt động khác nhau.

h. Tự động thay đổi góc chiếu đèn pha

Thường nằm trong một gói an toàn thông minh phát triển dựa trên camera và hệ thống cảm biến sẵn có xe hơi của bạn có thể thu thập đầy đủ tình hình giao thông bên ngoài.

Kết luận chương 1: Hệ thống cảm biến trên xe ô tô hiện đại có vị trí vai trò quan trọng để tạo nên những dòng xe ô tô trong tương lai mang tư duy của cuộc cách mạng 4.0. Nó giải quyết hiệu quả hai yêu cầu tất yếu đó là đảm bảo sự an toàn và tiện nghi cho người sử dụng. Tương lai mang lại sự kết nối và tự vận hành, sử dụng năng lượng điện để thay thế nhiên liệu hóa thạch để giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường.

Chương 2

MỘT SỐ HỆ THỐNG CẢM BIẾN TRÊN XE Ô TÔ HIỆN ĐẠI

2.1.Hệ thống túi khí SRS

2.1.1 Nguyên lý tổng quát

a. Nhiệm vụ của túi khí

Công dụng của túi khí như là một hệ thống kèm giữ bổ sung (SRS) kết quả là làm giảm những chấn thương do mảnh kính vỡ , do lực va đập với các bộ phận bên trong xe và giảm các chấn thương vùng đầu, cổ và bả vai.

b. Phân loại túi khí

Các túi khí được phân loại dựa trên kiểu hệ thống kích nổ bộ thổi khí, số lượng túi khí và số lượng cảm biến túi khí.

c. Cấu trúc cơ bản

- Cảm biến túi khí trung tâm.

- Bộ thổi khí.

- Túi khí.

* Chức năng các bộ phận

- Bộ thổi khí: Tạo ra khí Nitơ trong khoảnh khắc và thổi phồng túi.

- Túi khí: Phồng lên ngay lập tức bởi khí từ bộ thổi khí và sau khi đã phồng lên, khí được thoát ra từ các lỗ bên dưới túi. Hấp thụ và đập trực tiếp vào lái xe và hành khách trước.

- Bộ cảm biến túi khí trước: Cảm nhận mức độ giảm tốc của xe.

2.1.2 Cấu tạo và hoạt động của các chi tiết hệ thống túi khí SRS loại E

a. Túi khí và bộ thổi khí

Cấu tạo:

Túi khí được làm bằng vật liệu sợi tổng hợp được phủ lớp silicon để chịu được khí nóng. Sau túi có nhiều lỗ cho phép khí thoát ra sau khi được bơm đầy. Túi được gấp thật chặt trong một hộp và bao lại. Phần lớn các túi khí được giấu dưới một panel với những đường cắt định trước, cho phép các túi khí bung xuyên qua trong quá trình bơm căng mà không làm vỡ khu vực khác. 

Bộ sinh khí là hộp thép được nạp đầy nhiên liệu rắn là hỗn hợp sodium azide(NaNO3) và Potassium Nitrate (KNO3) được lắp với bộ kích hỏa. Khi nhiên liệu được kích hỏa sản sinh lượng khí (Nitrogen và Cacbonic), khí này đi qua lưới lọc và bơm căng túi khí. 

- Cho lái xe (Trong mặt vành tay lái):

Bộ thổi khí và túi được đặt trong vành tay lái và không thể tháo rời. Bộ thổi khí chứa ngòi nổ, chất cháy mồi, chất tạo khí, …và thổi căng túi khí khi xe bị đâm mạnh từ phía trước. Túi khí được làm bằng ny lông có phủ một lớp chất dẻo trên bề mặt bên trong. Túi khí có hai lỗ thoát khí ở bên dưới để nhanh chóng xả khí Nitơ sau khi túi khí đã bị nổ.

b. Túi khí bên túi khí cửa

Túi khí bên được lắp bên cạnh phần tựa lưng của ghế ngồi và túi khí cửa được lắp sau tấm ốp cửa. Do khoảng cách giữa người ngồi và vách xe rất hạn chế nên thời gian từ khi bắt đầu kích hoạt đến khi túi khí bơm căng rất ngắn (khoảng 10ms). Túi khí bên được kích hoạt đồng thời với túi khí đầu hay túi khí rèm.

d. Cáp xoắn

Cáp xoắn được dùng để nối điện từ phía thân xe (cố  định) đến vành tay lái (chuyển động quay). Cáp xoắn được cấu tạo từ rôto, vỏ, cáp, cam hủy …Vỏ được lắp trong cụm công tắc tổng. Rôto quay cùng với vành tay lái. Cáp có chiều dài 4,8 m và được đặt bên trong vỏ sao cho nó bị chùng. Một đầu của cáp được gắn vào vỏ, còn đầu kia gắn vào rôto. 

* Mạch dẫn động và điều khiển kích nổ:

Mạch dẫn động và điều khiển kích nổ tính toán tín hiệu từ cảm biến túi khí trung tâm. Nếu giá trị tính toán được lớn hơn một giá trị nhất định, nó kích hoạt ngòi nổ và làm nổ túi khí.

* Nguồn dự phòng:

Nguồn dự phòng bao gồm một tụ điện dự phòng và một bộ chuyển đổi DC – DC. Trong trường hợp hệ thống nguồn bị hỏng do tai nạn, tụ dự phòng sẽ phóng điện và cấp nguồn cho hệ thống. Bộ chuyển đổi DC – DC là một bộ truyền tăng cường dòng khi điện áp ắc qui thấp hơn mức nhất định.

f. Cảm biến túi khí trước

Cảm biến túi khí trước được lắp bên trong của hai sườn trước (tùy theo loại xe). Bộ cảm biến này là loại cơ khí. Khi cảm biến phát hiện lực giảm tốc vượt quá giới hạn nhất định cho xe bị đâm từ phía trước, các tiếp điểm trong cảm biến chạm vào nhau, gửi một tín hiệu đến bộ cảm biến túi khí trung tâm. Cảm biến này không thể tháo rời ra. Hệ thống túi khí SRS không có cảm biến túi khí trước được sử dụng phổ biến trong các kiểu xe hiện nay.

h. Bộ căng đai trước

Bộ căng đai trước nhằm khắc phục độ chùng của dây đai an toàn và xiết chặt thân người đeo vào thành ghế. Trên bộ căng đai trước kiểu cơ học, việc xiết chặt được thực hiện do một lực kéo phụ tác dụng vào đầu móc của dây đai. Bộ căng đai trước hoạt động đồng thời với các túi khí trước. Bộ căng đai trước có thể không được tác động nhờ vào các cảm biến áp lực ghế ngồi hay công tắc quán tính.

i. Đèn cảnh báo SRS

Đèn cảnh báo báo hiệu cho tài xế biết được có bất kỳ một sai hỏng của hệ thống. Trong một số trường hợp đèn còn cho biết mã sai hỏng của hệ thống. Nếu đèn cảnh báo không cháy sáng, sáng liên tục hay nhấp nháy điều này chứng tỏ hệ thống có sai hỏng và trong trường hợp có va chạm túi khí và bộ căng đai trước có thể hoạt động không chính xác.

2.1.4 Sơ đồ khối điều khiển hệ thống túi khí SRS cụ thể (Toyota- Yaris 2006)

a. Khi va chạm từ phía trước đầu xe

Sơ đồ hoạt động va chạm phía trước như hình 2.26.

b. Khi va chạm từ bên hông

Sơ đồ hoạt động khi va chạm bên hông như hình 2.27.

2.1. Hệ thống đèn tự cân bằng dải sáng

2.2.1. Khái niệm

Hệ thống chiếu sáng tự cân bằng là một phần của hệ thống an toàn chủ động của xe khách hạng trung, cung cấp tầm nhìn tối ưu cho người lái trong thời gian ban đêm và các điều kiện tầm nhìn kém khác của đường bằng cách điều chỉnh góc đèn pha và cường độ, và đánh giá tốc độ của xe, góc vô lăng, điều kiện thời tiết, góc nghiêng của xe.

2.2.2. Hệ thống tự cân bằng dải sáng AHLS

a. Khái quát hệ thống

Chỉ có thể lái xe an toàn trong bóng tối nếu đèn  được chỉnh đúng theo độ dốc. Đây là cách để đảm bảo đường được chiếu sáng tối ưu mà không làm chói các xe chạy ngược chiều.

Các xe ngày nay thường được trang bị hệ thống cân bằng dải sáng điều chỉnh bằng tay trên núm chỉnh ở tap lô.

Hệ thống AHLS dùng trên xe trang bị đèn cao áp HID là dạng tĩnh.

Hệ thống AHLS động dùng 4 cảm biến cân bằng để xác định độ cao xe.

b. Cấu tạo của hệ thống

Hệ thống bao gồm các thiết bị cơ bản sau:

- Cơ cấu điều khiển

- Cảm biến cân bằng

- AHLS ECM

Nếu các giá trị đo nằm ngoài ngưỡng, hệ thống không hoạt động vì có lỗi xảy ra. Các tín hiệu vào, ra như sau trên hệ thống:

Tín hiệu đèn ở vị trí thấp: Khi đèn cos bật ON, điện áp 12V vào ECM và phát hiện công tắc ở vị trí ON.

- Tốc độ xe: tốc độ xe giám sát.

Hệ thống điều khiển thay đổi theo tốc độ xe:

- Công tắc máy ON: tín hiệu điện áp 12V vào ECM. Hệ thống hoạt động với công tắc máy ON.

d. Cơ chế hoạt động

Góc của hệ thống treo thay đổi tùy theo tải trên xe. Tín hiệu điện áp cảm biến thay đổi theo góc cảm biến.

Hộp AHLS dựa vào các giá trị của cảm biến tính toán mức cân bằng cần thiết. Hộp AHLS điều khiển thiết bị cân bằng tùy theo độ nghiêng của xe.

2.2.3. Hệ thống đèn tự cân bằng dải sáng AFS

a. Chức năng chính

Về cơ bản, AFS cung cấp các chức năng sau:

+ Chùm tia qua đô thị

+ Chùm tia cơ bản

+ Chùm tia qua đường cao tốc

+ Đi ngang đường ướt

+ Ánh sáng góc tĩnh

Chùm tia qua đường cao tốc: Ánh sáng đường cao tốc giúp cải thiện tầm nhìn trên đường cao tốc. Từ 100 km/h, chùm sáng này chiếu sáng con đường phía trước đáng kể và tập trung nhiều hơn vào rìa bên trái của con đường. Đèn đường cao tốc tự động bật ở tốc độ lớn hơn 100 km/h.

b. Hệ thống điều khiển cân bằng đèn pha tự động

* Khái quát:

Hệ thống này sẽ duy trì góc chiếu của đèn cốt ở một mức nhất định khi xe đang phanh lại.

Hệ thống này được điều khiển bởi ECU cân bằng đèn pha. ECU này sẽ xác định hiện trạng của xe thông qua cảm biến kiểm soát chiều cao phía sau xe, và xác định tốc độ của xe thông qua đồng hồ táp lô. Sau đó ECU sẽ điều khiển môtơ cân bằng đèn pha dựa theo những thông tin này, và thay đổi góc chiếu của đèn.

* Chức năng dự phòng:

ECU cân bằng đèn pha sẽ hoạt động ở chế độ an toàn nếu phát hiện được tình trạng bất thường, và nó sẽ bật sáng đèn cảnh báo của hệ thống điều khiển cân bằng đèn pha tự động trên đồng hồ táp lô khi phát hiện được trục trặc bên trong cảm biến điều khiển chiều cao.

d. Hệ thống AFS thông minh( Hệ thống đèn pha liếc)

* Khái quát:

Hệ thống AFS thông minh (Hệ thống đèn pha liếc) được sử dụng để đảm bảo vùng được chiếu sáng của đèn cốt rộng hơn và mang lại tầm nhìn tốt khi vào cua bằng cách dịch chuyển đèn cốt.

* Điều khiển tốc độ thấp:

ECU AFS sẽ điều khiển tốc độ thấp khi tất cả các điều kiện sau được thoả mãn:

- Động cơ đang nổ máy.

- Xe đang chuyển động về phía trước với tốc độ lớn hơn 10 km/h (6 mph) và nhỏ hơn 30 km/h (19 mph).

- Góc quay vô lăng 6° trở lên.

- Đèn cốt bật ON.

2.3. Hệ thống hỗ trợ đỗ xe PAS (Parking assist system)

2.3.1. Tổng quan

a. Khái niệm

Hỗ trợ đỗ xe là các chức năng thoải mái và an toàn. Điều này có nghĩa là người lái xe phải luôn chịu trách nhiệm cho chiếc xe của mình. Các hệ thống  đầu tiên xuất hiện trên thị trường có tên '' Hỗ trợ đỗ xe '' hoặc '' Kiểm soát khoảng cách đỗ xe. '' hệ thống đã theo dõi phía trước và phía sau xe và cảnh báo người lái nếu có chướng ngại vật ở gần xe khi điều khiển , đi vào hoặc để lại một chỗ đậu xe.

b. Hệ thống hỗ trợ đỗ xe thụ động

Hệ thống hỗ trợ đỗ xe thụ động: cảnh báo hoặc thông báo cho người lái xe mà không tương tác với bộ truyền động xe ô tô. Chúng có thể được chia thành: Cảnh báo hỗ trợ đỗ xe, hệ thống thông báo hỗ trợ đỗ xe.

- Bộ điều khiển điện tử: ECU chứa bộ ổn định điện áp cho các cảm biến, bộ vi xử lý tích hợp (mC) và tất cả các mạch giao diện cần thiết để điều chỉnh các tín hiệu đầu vào và đầu ra khác nhau.

- Các yếu tố cảnh báo: Các yếu tố cảnh báo hiển thị khoảng cách từ một chướng ngại vật. Thiết kế của chúng là dành riêng cho chiếc xe, và chúng thường cung cấp sự kết hợp giữa tín hiệu âm thanh và màn hình quang học. Cả đèn LED và LCD hiện đang được sử dụng cho màn hình quang học.

- Camera chiếu hậu (Chỉ có hình ảnh): Hệ thống video được giới thiệu lần đầu tiên ở Nhật Bản vào những năm 1990 như là thiết bị hỗ trợ cho người cắm trại, sau đó là camera chiếu hậu cho xe khách hiển thị hình ảnh với ống kính góc rộng trên màn hình. Nhược điểm chính của hệ thống này là hình ảnh bởi ống kính góc rộng có hiện tượng méo hình rất lớn. 

c. Hệ thống hỗ trợ đỗ xe chủ động

Hệ thống hoạt động tương tác với các bộ truyền động của phương tiện. bao gồm: hỗ trợ đỗ xe bán tự động, hỗ trợ đỗ xe hoàn toàn tự động.

Các thành phần có liên quan là:

+ ECU của hệ thống đỗ xe.

+ Chuyển sang kích hoạt hệ thống.

+ Cảm biến bánh xe.

+ Cảm biến tay lái.

+ Cảm biến cho gia tốc dọc và ngang.

2.3.2. Nghiên cứu, phân tích hệ thống hỗ trợ đỗ xe PAS cơ bản

a. Chức năng

Hệ thống hỗ trợ đỗ xe hỗ trợ người lái lái và kiểm tra phía sau để đảm bảo rằng khu vực này rõ ràng khi lùi xe.

Khi người lái đặt xe ngược chiều để vào chỗ đỗ, Hệ thống hỗ trợ đỗ xe hiển thị hai loại thông tin được cung cấp dưới đây:

- Hình ảnh được chụp bởi cảm biến hình ảnh (được gắn vào nóc xe phía sau), bao gồm các góc nhìn mà người lái xe không thể nhìn thấy chỉ bằng cách quay lại và nhìn về phía sau. Thông tin hướng di chuyển của xe chồng lên nhau, thay đổi theo góc lái. Người lái lùi xe trong khi điều khiển nó sao cho đường cong biểu thị hướng di chuyển của xe.

b. Cấu tạo hệ thống hỗ trợ đỗ xe PAS

Hệ thống hỗ trợ đỗ xe bao gồm ba phần chính như sau:

Cảm biến hình ảnh: được lắp đặt ở phần đuôi xe hoặc cánh lướt gió phía sau để chụp ảnh, bao gồm cả những cảnh mà người lái xe không thể nhìn thấy chỉ bằng cách quay lại và nhìn về phía sau.

c. Hiệu quả của hệ thống PAS

Hệ thống được cài đặt trên xe cho thấy giảm tải cho người lái. Việc giảm nhu cầu vật lý (PD) đặc biệt nổi bật. Điều này là do, ví dụ, người lái xe không phải vặn vào ghế lái để nhìn vào phía sau xe. Mặc dù các kết quả đánh giá khách quan chỉ ra rằng thời gian cần thiết để đỗ chiếc xe được trang bị hệ thống dài hơn như đã nêu ở trên, Chỉ số tạm thời (TD) là tương đối thấp. Điều này cho thấy rằng người lái xe đã nhẹ nhõm tinh thần vì có thể kiểm tra các chướng ngại vật ở phía sau mà không gặp khó khăn.

Kết luận chương 2: Nội dung đã khái quát kết cấu, nguyên lý hoạt động của các hệ thống an toàn trên xe bao gồm: hệ thống túi khí SRS, hệ thống đèn tự cân bằng dải sáng, hệ thống hỗ trợ đỗ xe. Các hệ thống này đóng vai trò quan trọng đem lại sự an toàn và tiện nghi cho xe và không ngừng được phát triển trong thời gian tiếp theo. Trên đây, chỉ là những nội dung cơ bản nhất, là nền tản để học tập, nghiên cứu sau này.

Chương 3

CHUẨN ĐOÁN, PHÂN TÍCH CÁC MÃ LỖI CỦA MỘT SỐ HỆ THỐNG CẢM BIẾN TRÊN XE Ô TÔ HIỆN ĐẠI

3.1. Chức năng tự chuẩn đoán của hệ thống túi khí SRS

3.1.1. Kiểm tra sơ bộ

Khi khóa điện từ vị trí LOCK bật đến vị trí ON hay ACC, mạch chuẩn đoán bật đèn báo túi khí trong khoảng 6 giây để tiến hành kiểm tra sơ bộ. Nếu phát hiện thấy hư hỏng khi kiểm tra sơ bộ, đèn báo túi khí không tắt đi mà vẫn sáng thậm chí khi đã 6 giây trôi qua.

3.1.3. Kiểm tra mã chuẩn đoán

Chúng ta đọc được mã lỗi hệ thống SRS bằng cách quan sát đèn báo nháy.

Đa số cách kiểm tra mã lỗi các xe không khác nhau nhiều.

- Xoay khóa điện đến vị trí ACC hay ON

- Nối cực Tc và E1 của TDCL (DLC2) hay giắc kiểm tra (DLC1)

- Đèn báo sẽ bắt đầu nháy để báo mã

- Đối với giắc kiểm tra (DCL) 16 chân:

Để kiểm tra sự hoạt động của mã lỗi, ta bật công tắc đánh lửa ở vị trí ON và chờ khoảng 60 giây.

Nối chân CG với TC của giắc kiểm tra.

* Xóa mã chuẩn đoán:

Sau khi sửa chữa xong hư hỏng của hệ thống SRS, đèn báo vẫn sáng trừ khi mã lưu lại được xóa đi. Qui trình xóa mã lưu lại tùy theo loại mạch nhớ.

Đối với mạch nhớ loại RAM thông thường nội dung bộ nhớ bị xóa khi ngắt nguồn điện.

Đối với mạch nhớ loại EEPROM, loại này có thể ghi xóa được. Bộ nhớ không bị xóa khi ngắt nguồn điện.

3.2. Phân tích các mã lỗi trên hệ thống đèn tự cân bằng dải sáng AHLS

3.2.1. Các bước tiến hành kiểm tra

Kiểm tra sơ lược.

Thể hiện số model và phiên bản phần mềm. Chọn model.

Sau khi thay đổi cảm biến cân bằng hoặc motor, bạn phải cân chỉnh AHLS theo các bước sau:

1. Kiểm tra áp suất lốp.

2. Để xe trên mặt đất bằng phẳng.

3. Đảm bảo trên xe không có tải.

4. Kết nối HI-SCAN Pro.

5. Chọn AHLS.

3.2.2. Bảng mã lỗi DTC

Bảng mã lỗi DTC như bảng dưới.

3.3. Cảnh báo và chế độ làm việc khi các cảm biến hỗ trợ đỗ xe lỗi

3.3.1. Cảm biến phía trước lỗi

Nếu 1 hoặc nhiều cảm biến phía trước hỏng: đồng hồ táp lô sẽ hiển thị cảnh báo như trên. Lúc này các cảm biến phía sau vẫn làm việc bình thường.

3.3.2. Cảm biến phía sau lỗi

Nếu 1 hoặc nhiều cảm biến phía sau hỏng: đồng hồ táp lô sẽ hiển thị cảnh báo như trên. Lúc này các cảm biến phía trước vẫn làm việc bình thường.

Kết luận chương 3: Chương 3 đã đề cập các nội dung để kiểm tra, chuẩn đoán, phát hiện các hư hỏng thường gặp trên các hệ thống túi khí, hệ thống cân bằng dải sáng và hệ thống hỗ trợ đô xe PAS. Đồng thời tích hợp các mã lỗi trên các thiết bị chuẩn đoán để làm căn cứ đề ra các biện pháp khắc phục, sửa chữa. 

KẾT LUẬN

Qua thời gian học tập và nghiên cứu, bằng những kiến thức đã được học, được tích luỹ ở nhà trường, với sự nổ lực của bản thân trong việc sưu tầm, thu thập tài liệu, cùng với sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo trong khoa Ôtô đặc biệt là thầy giáo : TS …………….. trực tiếp hướng dẫn tôi làm đồ án tốt nghiệp, nay tôi đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp với những nội dung sau:

1. Vai trò của các hệ thống cảm biến trên xe ô tô hiện đại.

2. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động cơ bản của hệ thống túi khí SRS, hệ thống đèn tự cân bằng dải sáng, hệ thống hỗ trợ đỗ xe PAS.

3. Chuẩn đoán phân tích các mã lỗi hệ thống cảm biến trên xe ô tô hiện đại.

Qua quá trình thực hiện nhiệm vụ đồ án tôi đã học hỏi được thêm rất nhiều kiến thức hữu ích từ giáo viên hướng dẫn, để nâng cao kiến thức bản thân, tích lũy thêm được kinh nghiệm thực tế, rèn luyện được tác phong làm việc khoa học hơn, tỷ mỉ cụ thể hơn.

Tuy nhiên do kiến thức, lý luận, kinh nghiệm thực tế của bản thân còn hạn chế nên trong đồ án còn có những sai sót. Tôi rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy giáo và các đồng chí để cho đồ án của tôi được hoàn chỉnh hơn và bản thân tôi cũng được hoàn thiện hơn.

Sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo : TS ……………..  đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đồ án. Cảm ơn các thầy trong khoa ô tô đã giúp đỡ rất nhiều để tôi có thể hoàn thành đồ án đúng thời gian và bảo đảm chất lượng.

                                                                                  TPHCM, ngày … tháng … năm 20…

                                                                               Học viên thực hiện

                                                                                 ……………

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. TS Đỗ Văn Dũng, “ Hệ thống điện thân xe và điều khiển tự động trên ô tô ”, Đại học sư phạm kỹ thuật tp.HCM (1995).

2. Lê Văn Tường, “ Điện thân xe ”, KIA Motor company (2009).

3. Thi Hồng Xuân,“ Hệ thống điều hòa không khí và hệ thống túi khí trên ô tô”, Đại học Nông Lâm TP.HCM, (2009).

4. Ezim Eskandarian“ Handbook of Intelligent ”(1999).

5. Highway Industry Development Organization: ITS Handbook (1999).

6. Kazuhiro Sakiyama, “ Parking Assist System ”(2000)

7. Renton Ma, “ System Application Engineering/MCU ” (2009).

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"