ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU, KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ TRÊN XE MERCEDES BENZ C220

Mã đồ án OTTN002020557
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

    Đồ án có dung lượng 320MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ hình dáng, kích thước tổng thể xe Mercedes benz C220, bản vẽ hệ thống đánh lửa, bản vẽ sơ đồ mạch điện điều khiển động cơ); file word (Bản thuyết minh, nhiệm vụ đồ án, bìa đồ án, bản trình chiếu bảo vệ Power point…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... NGHIÊN CỨU, KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ TRÊN XE MERCEDES BENZ C220.

Giá: 950,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC....................1

LỜI NÓI ĐẦU……………………………………………………………………..5

CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………………………………..7

Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE MERCEDES BENZ C220................8

1.1. Tổng quan về xe Mercedes Benz C220. 8

1.2. Động cơ. 12

1.3. Hệ thống điều khiển. 12

1.3.1. Hệ thống lái 12

1.3.2. Hệ thống phanh. 13

1.4. Hệ thống máy lạnh. 14

1.5. Hệ thống cung cấp điện. 14

1.6. Hệ thống đánh lửa. 15

1.7. Hệ thống cung cấp nhiên liệu. 15

Chương 2. HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ TRÊN XE MERCEDES BENZ C220………16

2.1. Tổng quát hệ thống điều khiển động cơ xe Mercedes Benz C220. 16

2.1.1. Sơ đồ hệ thống điều khiển động cơ xe Mercedes Benz C220. 16

2.1.2. Sơ đồ mạch điện điều khiển động cơ xe Mercedes Benz C220. 19

2.2. Sơ đồ cấu trúc của hệ thống điều khiển động cơ. 20

2.2.1. Sơ đồ khối 20

2.2.2. Mạch cấp nguồn. 21

2.3. Hệ thống cảm biến và tín hiệu đầu vào. 21

2.3.1. Cảm biến đo gió kiểu dây nhiệt 21

a. Cấu tạo. 22

b. Nguyên lý làm việc. 22

2.3.2. Cảm biến vị trí trục khuỷu. 24

a. Cấu tạo. 24

b. Nguyên lý. 25

2.3.3. Cảm biến vị trí trục cam.. 26

a. Cấu tạo. 26

b. Nguyên lý hoạt động. 27

2.3.4. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát 28

a. Cấu tạo. 28

b. Nguyên lý. 29

2.3.5. Cảm biến nhiệt độ khí nạp. 30

a. Cấu tạo. 30

b. Nguyên lý hoạt động. 31

2.3.6. Cảm biến Oxy. 32

a. Cấu tạo. 32

b. Nguyên lý làm việc. 33

2.3.7. Cảm biến kích nổ. 34

a. Cấu tạo. 34

b. Nguyên lý làm việc. 34

c. Sơ đồ mạch điện. 35

2.3.8. Cảm biến vị trí bướm ga. 35

a. Cấu tạo. 35

b. Nguyên lý. 36

2.4. Tín hiệu điều khiển. 37

2.4.1. Chức năng điều khiển phun nhiên liệu. 37

2.4.2. Chức năng điều khiển đánh lửa. 40

2.4.3. Chức năng điều khiển tốc độ cầm chừng. 42

2.4.4. Chức năng chẩn đoán. 43

2.4.5. Chức năng dự phòng. 43

2.4.6. Điều khiển thời điểm phối khí 43

2.4.7. Hệ thống tuần hoàn khí xả EGR.. 44

2.4.8. Van thu hồi hơi xăng. 44

Chương 3. KIỂM TRA CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ..45

3.1. Kiểm tra điện trở. 45

3.1.1. Dụng cụ đo kiểm.. 45

3.1.2 Các bước thực hiện. 45

3.2. Kiểm tra điện áp. 46

3.2.1.  Dụng cụ đo kiểm.. 46

3.2.2.  Các bước tiến hành. 46

3.3. Kiểm tra mạch cấp nguồn. 48

3.3.1 Dụng cụ đo kiểm.. 48

3.3.2 Sơ đồ mạch điện. 48

3.3.3 Các bước thực hiện. 48

3.4. Kiểm tra hệ thống phun nhiên liệu. 50

3.4.1 Dụng cụ đo kiểm.. 50

3.4.2 Sơ đồ mạch điện. 50

3.4.3 Các bước thực hiện. 51

3.5. Kiểm tra kim phun. 52

3.5.1 Dụng cụ đo kiểm.. 52

3.5.2 Sơ đồ mạch điện. 52

3.5.3 Các bước thực hiện. 53

3.6. Kiểm tra cảm biến nhiệt độ nước làm mát 55

3.6.1 Dụng cụ đo kiểm.. 55

3.6.2 Sơ đồ mạch điện. 55

3.6.3 Các bước thực hiện. 55

3.7. Kiểm tra cảm biến nhiệt độ khí nạp. 56

3.7.1 Dụng cụ đo kiểm.. 56

3.7.2 Sơ đồ mạch điện. 57

3.7.3 Các bước thực hiện. 57

3.8. Kiểm tra mạch điện cảm biến bộ đo gió dây nhiệt 58

3.8.1. Dụng cụ đo kiểm.. 58

3.8.2. Sơ đồ mạch điện. 58

3.8.3. Các bước thực hiện. 59

3.9. Kiểm tra cảm biến vị trí trục khuỷu. 59

3.9.1 Dụng cụ đo kiểm.. 59

3.9.2 Sơ đồ mạch điện. 60

3.9.3 Các bước thực hiện. 60

3.10. Kiểm tra cảm biến vị trí trục cam.. 61

3.10.1 Dụng cụ đo kiểm.. 61

3.10.2 Sơ đồ mạch điện. 62

3.10.3 Các bước thực hiện. 62

3.11. Kiểm tra mạch tín hiệu đánh lửa. 63

3.11.1. Dụng cụ đo kiểm.. 63

3.11.2. Sơ đồ mạch điện. 63

3.11.3. Các bước thực hiện. 63

3.12. Tìm Pan với hệ thống tự chẩn đoán. 65

3.12.1. Dụng cụ đo kiểm.. 65

3.12.2. Các bước thực hiện. 65

KẾT LUẬN.. 69

CHỮ VIẾT TẮT.. 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 70

LỜI NÓI ĐẦU

Trong quá trình phát triển và xây dựng quân đội theo hư­ớng chính quy và hiện đại hoá nhằm đáp ứng yêu cầu về các nhiệm vụ và vai trò trong bảo vệ tổ quốc ngành xe quân đội ngày càng được hiện đại hoá bằng cách trang bị thêm những chủng loại xe mới. Hiện nay, bên cạnh những loại xe truyền thống do Liên Xô (Nga, Ukraina hiện nay) trang bị, chúng ta còn thấy những loại xe khác cũng được sử dụng phổ biến trong quân đội như­ Toyota, Mazda, Nissan, Mitsubishi, Mercedes Benz... Trong đó các xe hiện đại ngày nay rất phổ biến trong quân đội dùng  để phục vụ sinh hoạt  hoặc công tác của chỉ huy và vận tải.

Một yêu cầu mang tính chất đặc thù của xe hiện đại là hoạt động đạt tốc độ cao, nhỏ gọn và các hệ thống hiện đại.

Bên cạnh các xe quân sự theo biên chế của các đơn vị được trang bị vũ khí, khí tài thế hệ mới, trong những năm gần đây, quân đội ta đã được đầu tư mua sắm một số xe hiện đại thế hệ mới để phục vụ trong quân đội để đáp ứng yêu cầu hiện nay.

Mercedes Benz C220 mang đến cho khách hàng không chỉ với thương hiệu Mercedes nổi tiếng về chất lượng, độ bền và tin cậy mà còn với ngoại thất mạnh mẽ, ổn định và sự an toàn cao.

Một trong những dòng xe hiện đại đang có trong biên chế của Quân đội nhân dân Việt Nam là:

Mercedes Benz C220 là một dòng xe sedan hạng trung được sản xuất bởi một hãng xe hơi nổi tiếng Mercedes - Benz dòng C class được sản xuất vào năm 1993 và thay thế cho dòng sedan 190. Chiếc xe Mercedes – Benz C220 có đầy đủ các thiết bị an toàn tiêu chuẩn của Mercedes như hệ thống chống bó cứng phanh ABS, hệ thống túi khí... Mercedes Benz C220 có vai trò rất quan trọng trong phục vụ sinh hoạt. Đề tài Nghiên cứu khai thác hệ thống điện điều khiển động cơ trên xe Mercedes Benz C220 rất bổ ích giúp tôi phục vụ công tác kỹ thuật sau này. Để sử dụng và khai thác xe đúng theo các yêu cầu và quy phạm kỹ thuật nhằm nâng cao tính kinh tế và tuổi thọ xe nói chung và hệ thống điều khiển điện động cơ  nói riêng thì ng­ười cán bộ kỹ thuật ngành xe cần phải hiểu rõ kết cấu và chi tiết, nắm rõ nguyên nhân hư hỏng và các phương pháp bảo dưỡng.

Trải qua thời gian học tập tại trường, với những kiến thức đã được trang bị, cùng với sự giúp đỡ tận tình của các thầy trong Khoa Ô Tô và các học viên giúp tôi có thêm nhiều tự tin và gắn bó hơn với ngành mình đang theo học. Đồ án tốt nghiệp là môn học cuối cùng của mỗi học viên để hoàn thành khóa học, nhận thức được tầm quan trọng đó nên tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu Khai thác hệ thống điện điều khiển động cơ xe Mercedes Benz C220”.

Em chân thành cám ơn thầy: ThS.................. và các thầy khoa Ô tô đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án!.

Chương 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE MERCEDES BENZ C220

1.1. Tổng quan về xe Mercedes Benz C220

Thành lập từ năm 1883 và được xem là hãng sản xuất xe hơi lâu đời nhất còn tồn tại đến ngày nay, Mercedes-Benz là một trong những thương hiệu danh tiếng chiếm lĩnh thị trường ô tô trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Có trụ sở đóng tại thành phố Stuttgart nước Đức, Mercedes-Benz chủ yếu sản xuất các loại xe hơi, xe tải và xe buýt.

Mercedes Benz C220 là một dòng xe sedan hạng trung được sản xuất bởi một hãng xe hơi nổi tiếng Mercedes – Benz dòng C class được sản xuất vào năm 1993 và thay thế cho dòng sedan 190. Chiếc xe Mercedes – Benz C220 có đầy đủ các thiết bị an toàn tiêu chuẩn của Mercedes như hệ thống chống bó cứng phanh ABS, hệ thống trợ lực phanh BAS, Mercedes C220 này có động cơ là 2,2 L 4 xy lanh thẳng hàng sử dụng bộ đo gió kiểu dây nhiệt, đánh lửa trực tiếp bô bin đôi, cảm biến vị trí bàn đạp ga và cụm điều khiển bướm ga điện tử…..

Thông số kích thước xe Mercedes Benz C220 như bảng 1.1.

1.2. Động cơ

Động cơ xe Mercedes Benz C220 là loại động cơ xăng 4 kì được bố trí đứng và thẳng hàng. Nó là loại động cơ DOHC, 16 van, bao gồm 4 xylanh bố trí thẳng hàng có thứ tự làm việc là 1-4-3-2 với dung tích công tác theo nhà sản xuất là 2200cc.

1.3. Hệ thống điều khiển

1.3.1. Hệ thống lái

Hệ thống lái nói chung là một hệ dẫn động điều khiển có phản hồi, đóng vai trò giữ đúng hướng chuyển động hoặc thay đổi hướng chuyển động của xe theo ý muốn của người lái, đảm bảo an toàn chuyển động.

1.3.2. Hệ thống phanh

Hệ thống ABS trên xe Mercedes Benz bao gồm một bộ điều khiển ECU, 4 cảm biến tốc độ trên mỗi 1 chiếc bánh xe, bơm cùng với các van thủy lực ABS chỉ kích hoạt trong những tình huống phanh khẩn cấp và chân phanh sẽ rung giật để báo cho tài xế biết là hệ thống đang hoạt động.

1.5. Hệ thống cung cấp điện

Xe được trang bị rất nhiều thiết bị điện để điều khiển xe được an toàn và thuận tiện. Xe cần sử dụng điện không chỉ khi đang chạy mà cả khi dừng. Vì vậy, xe có ắc quy để cung cấp điện cho các thiết bị phụ và khởi động động cơ, hệ thống nạp để tạo ra nguồn cung cấp điện khi động cơ đang nổ máy.

1.6. Hệ thống đánh lửa

Hệ thống đánh lửa được điều khiển bằng điện tử ECU đánh lửa trực tiếp. Trên động cơ này sử dụng hệ thống đánh lửa không bộ chia điện và igniter được bố trí trong bôbin. Kiểu này hiện nay được sử dụng khá phổ biến.

1.7. Hệ thống cung cấp nhiên liệu

Hệ thống nhiên liệu trên xe Mercedes Benz C220 sử dụng mỗi kim phun cho một xilanh được nối với một mạch cung cấp nhiên liệu riêng. Kết quả là lượng khí thải tốt hơn. Hệ thống nhiên liệu được ECU điều khiển lượng xăng phun và thời điểm đánh lửa.

Chương 2

HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ TRÊN XE MERCEDES BENZ C220

2.1. Tổng quát hệ thống điều khiển động cơ xe Mercedes Benz C220

2.1.1. Sơ đồ hệ thống điều khiển động cơ xe Mercedes Benz C220

Tín hiệu từ các cảm biến được ECU tiếp nhận và nó sẽ tính toán để điều khiển các cơ cấu chấp hành hoạt động sao cho động cơ làm việc là tối ưu nhất.

Trên hệ thống có các điều khiển khác như:

- Nguồn ắc quy và nguồn cung cấp

Thời gian phun nhiên liệu phụ thuộc vào điện áp trên xe. Để cân bằng thời gian phun nhiên liệu dưới sự thay đổi điện áp trên xe, ECU điều khiển thời gian phun nhiên liệu là điều cần thiết

- Giới hạn tốc độ động cơ

Để bảo vệ động cơ, bộ chuyển đổi mô men quay và hệ thống truyền lực, ECU sẽ giới hạn tốc độ động cơ dưới điều kiện hoạt động cho phép. Tốc độ động cơ được giới hạn khi hỗn hợp hòa khí nghèo hoặc sự phun nhiên liệu dừng lại và đánh lửa trễ đi.

- Giảm rung động bướm ga

Khi bướm ga bị nhả đột ngột với góc mở bướm ga lớn hơn 8 độ, bướm ga đóng dần dần trong khoảng tốc độ cầm chừng. ECU sử dụng tín hiệu tốc độ động cơ, tín hiệu nhiệt độ nước làm mát, tín hiệu vị trí bướm ga, và tín hiệu tốc độ xe để điều khiển giảm rung động bướm ga.

- Dải tín hiệu hộp số

Dải tín hiệu hộp số được gởi từ bộ điều khiển bướm ga bằng điện tử hay bộ điều khiển bướm ga/ tốc độ cầm chừng. Dải tín hiệu hộp số được gởi từ bộ tương ứng thông qua hệ thống CAN đến ECU. ECU dùng dải tín hiệu hộp số để điều khiển sự phun nhiên liệu sau đó bắt đầu giàu nhiên liệu, bộ xúc tác ấm lên, trì hoãn 2-3, điều chỉnh trục cam, và giới hạn tốc độ động cơ.

2.1.2. Sơ đồ mạch điện điều khiển động cơ xe Mercedes Benz C220

Sơ đồ mạch điện điều khiển động cơ  xe Mercedes Benz C220 như hình 2.2.

2.2. Sơ đồ cấu trúc của hệ thống điều khiển động cơ

2.2.1. Sơ đồ khối

Hệ thống điều khiển động cơ bao gồm:

- Tín hiệu đầu vào là các cảm biến

- Bộ phận điều khiển ECU

- Tín hiệu điều khiển ra là các cơ cấu chấp hành.

2.2.2. Mạch cấp nguồn

Mạch nguồn gồm các bộ phận: Ắc quy, cầu chì, công tắc, rơ le chính, ECU. Khi bật công tắc IG, có dòng qua cuộn dây hút tiếp điểm rơ le chính đóng lại. Khi đó có dòng cấp cho ECU vào chân 1.27 và 1.39.

2.3. Hệ thống cảm biến và tín hiệu đầu vào

2.3.1. Cảm biến đo gió kiểu dây nhiệt

Bộ đo gió được sử dụng trên động cơ để nhận biết lượng khí nạp đi vào trong xy lanh động cơ. Nó là một trong những cảm biến quan trọng nhất. Tín hiệu lượng đo gió được sử dụng để tính toán lượng phun xăng cơ bản và góc đánh lửa sớm cơ bản.

a. Cấu tạo

Bộ đo gió dây nhiệt được đặt trên đường ống nạp phía trước cánh bướm ga.

b. Nguyên lý làm việc

Dây nhiệt và nhiệt điện trở được bố trí trên đường di chuyển của không khí. Nếu lượng không khí nạp qua dây nhiệt càng nhiều, thì lượng nhiệt mang đi càng lớn và nó càng nguội đi.

Khi xe chạy ở độ cao, mật độ không khí nạp giảm, khả năng làm nguội dây nhiệt cũng kém theo, nên không cần phải hiệu chỉnh phun theo độ cao của xe đang hoạt động.

2.3.2. Cảm biến vị trí trục khuỷu

a. Cấu tạo

Cảm biến vị trí trục khuỷu là loại cảm biến điện từ, nó được bố trí bên hông của thân máy gần phía hộp số. Cảm biến vị trí trục khuỷu bao gồm một nam châm vĩnh cửu, một cuộn dây tín hiệu quấn quanh một lõi sắt non và một rotor tín hiệu, rotor này quay cùng với trục khuỷu.

b. Nguyên lý

Khi trục khuỷu quay, rotor tín hiệu cũng quay cùng với trục khuỷu làm cho khe hở không khí giữa cảm biến vị trí trục khuỷu và rotor thay đổi theo chu kỳ. Sự thay đổi này dẫn đến làm thay đổi từ trường do nam châm vĩnh cửu tạo ra. Từ trường thay đổi sẽ tạo nên một suất điện động cảm ứng xoay chiều trong cuộn dây tín hiệu.

2.3.4. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát

a. Cấu tạo

Cảm biến có dạng hình trụ rỗng có ren ngoài, bên trong của cảm biến có gắn một chất bán dẫn có trị số nhiệt điện trở âm. Ở một đầu có 2 giắc cắm để nối với ECU, đầu phía bên kia có ren để vặn vào tiếp xúc với đường nước động cơ.

b. Nguyên lý

Lượng nhiên liệu phun thay đổi theo nhiệt độ nước làm mát là rất lớn. Khi cảm biến bị hở mạch thì điện áp chân tín hiệu sẽ rất cao, lượng nhiên liệu phun sẽ tăng mạnh.

2.3.5. Cảm biến nhiệt độ khí nạp

a. Cấu tạo

Cảm biến nhiệt độ khí nạp được đặt trong cảm biến đo gió dây nhiệt.

Nó cũng là một loại cảm biến nhiệt điện trở âm và dùng để xác định nhiệt độ của không khí nạp vào động cơ. Mật độ của không khí sẽ thay đổi theo nhiệt độ, điều này có nghĩa là khối lượng không khí nạp vào động cơ phụ thuộc vào nhiệt độ của lượng không khí nạp.

b. Nguyên lý hoạt động

Đồ thị biểu diễn đường đặc tính của cảm biến.

Theo sơ đồ mạch điện, dòng điện 5V từ ECU cung cấp qua điện trở cố định đến cực 2.37  của ECU để cung cấp cho cảm biến. Khi nhiệt độ không khí nạp thay đổi thì điện trở của cảm biến nhiệt độ khí nạp sẽ thay đổi theo.

2.3.6. Cảm biến Oxy

a. Cấu tạo

Cảm biến oxy được bố trí trên đường ống thải, dùng để nhận biết nồng độ oxy có trong khí thải từ đó xác định tỉ lệ nhiên liệu và không khí trong buồng đốt của động cơ.

Như vậy cảm biến oxy sẽ gửi tín hiệu điện áp đến ECU và ECU sử dụng tín hiệu điện áp này để điều khiển phun nhiên liệu.

b. Nguyên lý làm việc

Trên động cơ sử dụng cảm biến oxy kiểu xông nóng. Để xông nóng, người ta dùng một điện trở có trị số nhiệt điện trở dương bố trí bên trong cảm biến oxy. Dòng điện qua điện trở (Cuộn dây nhiệt) khoảng 2 ampe được điều khiển từ ECU căn cứ vào tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ nước làm mát và cảm biến lưu lượng không khí nạp.

2.3.8. Cảm biến vị trí bướm ga

a. Cấu tạo

b. Nguyên lý

Cảm biến bao gồm một điện trở, nguồn điện áp 5V từ ECU cung cấp vào hai đầu của điện trở, con trượt di chuyển trên điện trở theo góc mở của cánh bướm ga. Tín hiệu điện áp (ở chân tín hiệu) từ con trượt gởi về ECU để xác định độ mở của cánh bướm ga.

Làm giàu hỗn hợp khi tăng tốc: Khi ấn ga đột ngột từ vị trí cầm chừng, ECU sẽ tăng lượng nhiên liệu cung cấp để làm giàu hỗn hợp giúp cho động cơ tăng tốc nhanh chóng.

2.4. Tín hiệu điều khiển

2.4.1. Chức năng điều khiển phun nhiên liệu

Tín hiệu từ các cảm biến gởi về bao gồm:

- Tín hiệu điện áp từ cảm biến đo gió.

- Tín hiệu nhiệt độ nước làm mát.

- Tín hiệu nhiệt độ không khí nạp.

Các cảm biến còn lại ECT, ITA,… dùng để hiệu chỉnh lưu lượng phun cho chính xác.

Động cơ Mercedes C220 thực hiện việc điều khiển phun nhiên liệu theo kiểu phun độc lập.

Ngoài ra ECU còn điều khiển phun nhiên liệu theo sự thay đổi các bộ phận khác:

- Van giảm phun nhiên liệu

Trong thời gian sự phun nhiên liệu giảm, các kim phun được đóng và bướm ga được đặt ở một vị trí theo tốc độ. Sự giảm hoạt động khi nhiệt độ nước làm mát lớn hơn 1220F (500C), tốc độ động cơ lớn hơn 2100 vòng/phút, và tốc độ xe lớn hơn 22 dặm/giờ. 

-  Van cắt nhiên liệu an toàn

Vì lý do an toàn ECU được nối đến công tắc tiếp điểm bộ chấp hành điều khiển bàn đạp ga bằng điện tử hay bộ chấp hành điều khiển tăng tốc/ cầm chừng thông qua dây riêng biệt. Với động cơ ở tốc độ cầm chừng hay trong khi vận hành, những công tắc tiếp điểm gởi tín hiệu vị trí đến ECU.

-  Điều khiển tốc độ xe cực đại

Tốc độ cực đại của xe là 130 dặm/giờ. Nếu tốc độ xe vượt quá 130 dặm/ giờ, thì hỗn hợp không khí/ nhiên liệu sẽ được giảm và thời điểm cam được điều chỉnh sớm hơn.

2.4.2. Chức năng điều khiển đánh lửa

- Điều khiển đánh lửa theo nhiệt độ khí nạp

ECU sẽ điều khiển góc đánh lửa theo nhiệt độ khí nạp và tốc độ động cơ. ECU chỉ điều khiển giảm góc đánh lửa khi tải động cơ quá cao và nhiệt độ khí nạp lớn hơn 350C.

- Điều khiển đánh lửa trong lúc khởi động

Khi khởi động với tốc độ động cơ trên 600 vòng/ phút việc điều khiển thời điểm đánh lửa dựa vào tín hiệu cảm biến vị trí trục khuỷu. Khi tốc độ động cơ xấp xỉ 800 vòng/ phút, ECU điều khiển từ góc đánh lửa ban đầu đến góc đánh lửa đạt được.

2.4.3. Chức năng điều khiển tốc độ cầm chừng

- Khi công tắc đánh lửa bật, tốc độ cầm chừng được điều khiển trước khi khởi động, vị trí của van bướm gió được điều khiển bằng motor servo.

- Tần số làm việc của Motor servo khoảng 360-600Hz.

- Vị trí van bướm gió được chỉnh bởi giá trị điện thế điều khiển vị trí van bướm gió.

2.4.4. Chức năng chẩn đoán

ECU động cơ thường xuyên theo dõi các tín hiệu gởi đến từ các cảm biến khác nhau. Nếu nó phát hiện ra bất kì hư hỏng nào trong các tín hiệu đầu vào, ECU động cơ sẽ lưu dữ liệu hư hỏng trong bộ nhớ và đèn check engine sáng, nhằm làm giảm thời gian chẩn đoán và sửa chữa.

2.4.5. Chức năng dự phòng

Nếu các tín hiệu vào ECU động cơ hư hỏng, ECU động cơ sẽ chuyển sang dùng các giá trị tiêu chuẩn lưu ở bộ nhớ trong để điều khiển động cơ. Điều này cho phép nó điều khiển được động cơ tiếp tục hoạt động để đưa xe đến nơi sửa chữa.

2.4.7. Hệ thống tuần hoàn khí xả EGR

Hệ thống tuần hoàn khí xả được điều khiển bởi ECU. ECU xử lý các tín hiệu tốc độ động cơ, khối không khí nạp và nhiệt độ nước làm mát để điều khiển hệ thống EGR. Khi công tắc cánh bướm ga đóng và nhiệt độ nước làm mát lớn hơn 1180F (480C) van luân hồi khí xả EGR nhận tín hiệu hoạt động từ ECU.

2.4.8. Van thu hồi hơi xăng

Hệ thống điều khiển sự sấy khô của nhiên liệu được lắp đặt đến một giới hạn sự bốc hơi của nhiên liệu và đi vào bầu khí quyển. Nhiên liệu bốc hơi được bảo quản thông than hoạt tính của bộ lọc được đưa qua bộ làm sạch điều khiển tại nhiệt độ nước làm mát >800C và đốt cháy trong động cơ

Chương 3

KIỂM TRA CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ

3.1. Kiểm tra điện trở

3.1.1. Dụng cụ đo kiểm

- Đồng hồ đo điện trở - ohm kế.

3.1.2 Các bước thực hiện

- Cách đo: Khi đo điện trở ta mắc hai đầu que đo của Omh  kế với hai đầu của vật cần đo điện trở.

- Ghi lại giá trị điện trở vừa đo rồi so sánh với giá trị tiêu chuẩn của nhà chế tạo.

3.2. Kiểm tra điện áp

3.2.1. Dụng cụ đo kiểm

- Đồng hồ Vôn kế, động cơ hoạt động tốt.

- Chỉnh Vôn kế ở thang đo V - DC.

3.2.2. Các bước tiến hành

- Mắc vôn kế song song với mạch điện cần đo.

- Ghi lại giá trị điện thế vừa đo rồi so sánh với giá trị tra trong bảng 3.2.

3.3. Kiểm tra mạch cấp nguồn

3.3.1 Dụng cụ đo kiểm

- Ắcquy.

- Cầu chì.

- Dây dẫn.

- ECU.

3.3.3 Các bước thực hiện

* Bước 1. Kiểm tra điện áp:

Chuẩn bị: Bật công tắc IG/SW sang vị trí ON.

Kiểm tra: Dùng vôn kế đo điện áp giữa cực 1.27, 1.40 và 2.33, đem giá trị đo được trên vôn kế so sánh với giá trị tiêu chuẩn 11 đến 14 V.

* Bước 3. Kiểm tra rơle chính:

- Tháo rơle chính ra khỏi động cơ.

- Dùng Ôm kế kiểm tra rơle chính động cơ.

- Kiểm tra giá trị điện trở giữa các cực 1 và 2.

* Bước 4. Kiểm tra công tắc máy

Ngắt các giắc nối của công tắc điện.

-  Kiểm tra sự thông mạch của các cực ở từng vị trí khác nhau.

-  Nếu kiểm tra không đảm bảo yêu cầu của bảng sau thì ta phải thay công tắc mới.

3.4. Kiểm tra hệ thống phun nhiên liệu

3.4.1 Dụng cụ đo kiểm

- Các dụng cụ cần thiết như: VOLT, kềm, tua vít, ắc quy, khóa vòng, miệng  tương ứng  …

- Đồng hồ đo áp suất nhiên liệu.

3.4.3 Các bước thực hiện

* Bước 1. Kiểm tra cuộn dây của bơm

- Chuẩn bị: Tháo bơm ra khỏi thùng.

- Kiểm tra: Dùng Ôm kế kiểm tra điện trở của bơm nếu không đúng giá trị tiêu chuẩn thì thay mới.

* Bước 3. Kiểm tra điện áp và hoạt động của bơm nhiên liệu

- Đo điện áp bình rồi so sánh với giá trị chuẩn. Điện áp chuẩn 11 đến 14V.

- Bật công tắc sang vị trí ON.

-  Cấp điện trực tiếp vào bơm xem có hoạt động hay không (chỉ được thử trong thời gian rất ngắn).

* Bước 4. Kiểm tra bộ điều áp

- Kiểm tra áp suất nhiên liệu:

- Khóa phải ở vị trí đóng

3.5. Kiểm tra kim phun

3.5.1 Dụng cụ đo kiểm

- Ắc quy, VOLT, ống nghiệm có chia độ, bộ dây nối kiểm tra.

- Dụng cụ (khóa vòng miệng , tuýp, kềm, ….).

- Yêu cầu áp lực nhiên liệu phải đúng.

3.5.3 Các bước thực hiện

Chú ý:  Trong khi kiểm tra cần tránh để kim phun gần lửa.

Khi kiểm tra kim phun không được khởi động động cơ

* Bước 1. Kiểm tra điện áp :

- Chuẩn bị: Bật công tắc sang vị trí ON.

- Kiểm tra: Đo điện áp giữa cực 2.2, 2.12, 2.23, 2.24 với mass, đem giá trị đo được so sánh với giá trị tiêu chuẩn.

* Bước 4. Chức năng kim phun

- Kim được hoạt động bởi bộ điều khiển điện từ của kim, van điều khiển đưa nhiên liệu đến mỗi xy lanh một cách chính xác nó được phun trong đường ống nạp bởi dòng của van kim

- Phần điều khiển kim bao gồm van kim và đầu kim với sự nhấc lên của ti kim

3.6. Kiểm tra cảm biến nhiệt độ nước làm mát

3.6.1 Dụng cụ đo kiểm

- Các dụng cụ dùng để đo kiểm: Máy đo dạng sóng, đồng hồ đo VOLT, nhiệt kế.

- Nước nóng dùng để kiểm tra trạng thái của cảm biến.

- Tháo các giắc nối dây của cảm biến nhiệt độ nước làm mát

3.6.3 Các bước thực hiện

* Bước 1. Kiểm tra hư hỏng chập chờn:

Dùng Ôm kế kiểm tra thông mạch: kiểm tra các mối nối, giắc cắm, tiếp điểm, có đảm bảo tiếp xúc tốt hay không, nếu không tiến hành sửa chữa hoặc thay mới.

* Bước 2. Kiểm tra tín hiệu điện áp:

- Bật công tắc sang vị trí ON.

- Dùng đồng hồ vôn kế đo điện áp chân 2.28 với 2.36 lấy kết quả đem so sánh với giá trị chuẩn.

3.7. Kiểm tra cảm biến nhiệt độ khí nạp

3.7.1 Dụng cụ đo kiểm

- Các dụng cụ dùng để đo kiểm: Máy đo dạng sóng, đồng hồ đo VOLT, nhiệt kế.

- Tháo các giắc nối dây của cảm biến nhiệt độ không khí nạp

3.7.3 Các bước thực hiện

* Bước 1. Kiểm tra hư hỏng chập chờn:

Dùng Ôm kế kiểm tra thông mạch: kiểm tra các mối nối, giắc cắm, tiếp điểm, có đảm bảo tiếp xúc tốt hay không, nếu không tiến hành sửa chữa hoặc thay mới.

* Bước 3. Kiểm tra cảm biến nhiệt độ không khí nạp

- Chuẩn bị: Tháo giắc nối và tháo cảm biến nhiệt độ không khí nạp ra ngoài.

- Kiểm tra: Đo điện trở giữa các cực 2.29 với 2.37 rồi đem giá trị đo được so sánh với bảng giá trị chuẩn ở trên.

3.8. Kiểm tra mạch điện cảm biến bộ đo gió dây nhiệt

3.8.1. Dụng cụ đo kiểm

- Đồng hồ đo: sử dụng đồng hồ VOLT.

- Các dụng cụ tháo lắp cần thiết: chìa khóa,vòng miệng, tua vít, kềm,...

3.8.3. Các bước thực hiện

* Bước 1. Kiểm tra điện áp nguồn cung cấp cho cảm biến

- Chuẩn bị:  Tháo giắc của bộ đo gió dây nhiệt.

- Bật công tắc sang vị trí ON.

* Bước 3. Kiểm tra thông mạch:

Dùng Ôm kế đo kiểm tra hở mạch hay ngắn mạch trong dây dẫn từ bộ đo gió đến ECU và kiểm tra các các giắc nối giữa ECU động cơ và bộ đo gió. Nếu có hư hỏng ta tiến hành thay thế dây dẫn hoặc nối dây.

3.10. Kiểm tra cảm biến vị trí trục cam

3.10.1 Dụng cụ đo kiểm

Những dụng cụ cần thiết như : bộ khoá vòng miệng, bộ tiếp và cần siết, các loại kiềm, đồng hồ VOLT, máy đo xung, đèn LED và điện trở.

3.10.3 Các bước thực hiện

* Bước 1. Kiểm tra tín hiệu bằng đèn led

* Bước 2. Kiểm tra bằng máy đo xung

- Mắc một đầu của máy đo với chân số 2.19 của ECU

- So sánh dạng xung đo được từ cảm biến với dạng xung chuẩn sau.

- Nếu dạng xung đo được như dạng xung chuẩn thì cảm biến còn tốt, ngược lại cảm biến đã hỏng.

3.12. Tìm Pan với hệ thống tự chẩn đoán

3.12.1. Dụng cụ đo kiểm

-  Ắc quy, vôn kế, ôm kế, dây kiểm tra,…

3.12.2. Các bước thực hiện

a. Tìm Pan

Quá trình tìm pan thông qua hệ thống tự chẩn đoán của động cơ có thể được tiến hành theo hai cách: Dùng máy chuẩn đoán cầm tay hoặc dùng máy OBD

b. Các vị trí hư hỏng

* Pan 1. Động cơ khó khởi động

- Van tốc độ cầm chừng

- Bộ điều áp

* Pan 3. Tốc độ cầm chừng nhanh hơn yêu cầu kĩ thuật

- Hệ thống điều khiển tốc độ cầm chừng

- Cảm biến nhiệt độ nước làm mát

- Cảm biến vị trí bướm ga

* Pan 5. Tốc độ cầm chừng cao khi động cơ nóng

- Cơ cấu chấp hành bàn đạp ga điện tử

- Cơ cấu chấp hành điều khiển tốc độ cầm chừng / ga thông minh

* Pan 9. Hệ thống EGR

- Cảm biến tốc độ xe

KẾT LUẬN

Sau khoảng thời gian nghiên cứu và thực hiện với sự hướng dẫn tận tình của thầy: ThS……………., tôi đã hoàn thành đồ án: “Nghiên cứu, Khai thác hệ thống điều khiển điện động cơ trên xe Mercedes Benz C220”. Do là đề tài nghiên cứu đầu tiên thực hiện nên gặp nhiều khó khăn, hạn chế về kinh nghiệm thực hiện, thời gian hạn chế và tìm hiểu nguồn tài liệu. Dù đã cố gắng nhưng tôi không tránh khỏi nhiều sai sót, mong được sự thông cảm từ các thầy giáo trong bộ môn cũng như trong khoa. Tôi hy vọng sau khi đề tài được hoàn thiện nó sẽ trở thành một nguồn kiến thức tài liệu thực hành cho việc sử dụng và khai thác hệ thống điện động cơ trên xe Mercedes Benz C220 cũng như làm nguồn tài liệu tham khảo cho học viên, sinh viên học tập tại trường.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo: ThS……………., đã tận tình hướng dẫn và sự giúp đỡ tư vấn của các thầy giáo trong khoa ô tô giúp tôi hoàn thành đồ án đúng theo yêu cầu, đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng.                                                   

                                                                                 TP Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20…

                                                                               Học viên thực hiện

                                                                                 …………………

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Phạm Ngọc Tuấn, “Giáo trình trang bị điện ô tô”, Trường Sĩ quan Kỹ thuật Quân sự, 2007

[2]. PGS, TS Đỗ Văn Dũng, “Hệ thống điện và điện tử trên ô tô hiện đại – Hệ thống điện động cơ”, Đại học Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh, 1999

 [3]. Phạm Quốc Thái “Bài giảng môn học Trang bị điện và điện tử trên ô tô”. Đà Nẵng, 2007.

[4]. Nguyễn Tấn Lộc, “Giáo trình thực tập động cơ 2

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"