ĐỒ ÁN NGHIÊN CƯU, KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE FORD FOCUS

Mã đồ án OTTN003021648
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 320MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ tổng quan về xe và hệ thống điện trên xe Ford focus, bản vẽ hệ thống khởi động, bản vẽ hệ thống an toàn và thiết bị điện phụ, bản vẽ hệ thống thông tin, bản vẽ hệ thống chiếu sáng và đèn phụ); file word (Bản thuyết minh, nhiệm vụ đồ án, bìa đồ án, bản trình chiếu bảo vệ Power point…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... NGHIÊN CƯU, KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE FORD FOCUS.

Giá: 950,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.. 1

1.1. Tổng quan về xe Ford Focus 1

1.1.1 Thông số kỹ thuật 2

1.1.2 Tổng quát về hệ thống điện thân xe Ford Focus 4

1.2 Tính cấp thiết của đề tài 6

1.3 Tình hình nghiên cứu. 6

1.4 Phạm vi nghiên cứu. 6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.. 7

2.1 Hệ thống khởi động. 7

2.1.1 Nhiệm vụ. 7

2.1.2 Các thiết bị chính. 7

2.1.3 Phân loại 8

2.1.4 Yêu cầu. 8

2.2 Hệ thống chiếu sáng. 9

2.2.1 Nhiệm vụ. 9

2.2.2 Các thiết bị chính. 9

2.2.3 Yêu cầu. 10

2.2.4 Phân loại 10

2.3 Hệ thống tín hiệu. 10

2.3.1 Nhiệm vụ. 10

2.3.2 Các thiết bị chính. 10

2.3.3 Phân loại 10

2.3.4 Yêu cầu. 10

2.4 Hệ thống thông tin. 11

2.4.1 Nhiệm vụ. 11

2.4.2 Các thiết bị chính. 11

2.4.3 Yêu cầu. 11

2.5 Hệ thống an toàn. 11

2.5.1 Nhiệm vụ. 11

2.5.2 Các thiết bị chính. 11

2.5.3 Yêu cầu. 12

2.6 Hệ thống thiết bị điện phụ. 12

2.6.1 Nhiệm vụ. 12

2.6.2 Các thiết bị chính. 12

2.6.3 Yêu cầu. 12

CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TRÊN XE FORD FOCUS. 13

3.1 Hệ thống khởi động. 13

3.1.1 Nhiệm vụ. 13

3.1.2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động. 13

3.2 Hệ thống chiếu sáng. 22

3.2.1 Nhiệm vụ và yêu cầu. 22

3.2.2 Chức năng của các loại đèn trong hệ thống chiếu sáng 22

3.2.3 Cấu tạo của bóng đèn. 23

3.2.4 Các sơ đồ mạch điện hệ thống chiếu sáng trên xe Ford Focus 25

3.3 Hệ thống tín hiệu. 31

3.3.1 Tín hiệu âm thanh. 31

3.3.2 Hệ thống báo rẽ, báo nguy. 33

3.3.3 Các sơ đồ mạch điện của hệ thống chiếu sáng tín hiệu. 34

3.4 Hệ thống thông tin. 37

3.4.1 Hệ thống mạng CAN. 37

3.4.2 Hệ thống đường truyền dữ liệu. 38

3.5 Hệ thống an toàn. 41

3.5.1 Hệ thống túi khí an toàn. 41

3.5.2 Cấu tạo và hoạt động của các phần tử điều khiển dây an toàn. 44

3.5.3 Hệ thống chống hãm cứng bánh xe ABS. 46

3.6 Hệ thống thiết bị điện phụ. 50

3.6.1 Hệ thống rửa kính gạt nước. 50

3.6.2 Hệ thống nâng hạ kính. 54

3.6.3 Hệ thống khóa cửa. 55

3.3.1 Hệ thống sấy kính. 58

CHƯƠNG 4: CHẨN ĐOÁN HƯ HỎNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC     

4.1 Các hư hỏng và cách khắc phục trong hệ thống cung cấp. 59

4.1.1 Đèn báo nạp hoạt động không bình thường 59

4.1.2 Ắc quy yếu, hết điện. 60

4.1.3 Ắc quy bị nạp quá mức 60

4.1.4 Tiếng ồn khác thường 60

4.2 Các hư hỏng thường gặp ở hệ thống chiếu sáng. 64

4.3 Các hư hỏng thường gặp ở hệ thống tín hiệu. 64

4.3.1 Hệ thống xi nhan. 65

4.3.2 Hệ thống còi 66

4.4 Hệ thống thiết bị điện phụ. 67

4.4.1 Hệ thống gạt mưa - rửa kính. 67

KẾT LUẬN.. 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 69

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay, ngành ô tô thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng với việc ứng dụng ngày càng nhiều những thành tựu công nghệ thông tin vào sản xuất và lắp đặt các linh kiện ô tô. Trong đó, vấn đề “ Điện và điện tử” trang bị trên ô tô là tiêu chí để đánh giá một chiếc xe hơi cao cấp.

Trên những chiếc xe hiện đại ngày nay, ngoài các hệ thống chiếu sáng còn có rất nhiều hệ thống điện rất hiện đại phục vụ cho nhu cầu giải trí: Hệ thống âm thanh, CD, Radio..., hệ thống an toàn trên xe: ABS, hệ thống chống trộm, hệ thống túi khí an toàn, hệ thống kiểm soát động cơ...các hệ thống hiện đại này đã nâng giá trị của ô tô lên rất cao và con người không chỉ dừng ở đó, các kỹ sư ô tô còn có những ước mơ lớn hơn là làm sao để những chiếc xe thực sự thân thiện với người sử dụng, đến lúc đó khi ngồi trên xe con người cảm thấy thật sự thoải mái, giảm đến mức tối thiểu các thao tác cho người lái xe, mọi hoạt động của xe sẽ được kiểm soát và điều chỉnh một cách hợp lý nhất.

Trải qua thời gian học tập tại trường, với những kiến thức được các giáo viên trang bị đã giúp em có thêm sự tự tin và muốn gắn bó hơn với ngành mà mình đã theo học. Là một học viên năm cuối để hoàn thành khóa học nên trong đồ án tốt nghiệp của mình em đã chọn đề tài “Nghiên cứu và khai thác hệ thống điện thân xe Ford Focus” Vì đây là một đề tài rất gần với thực tế sản xuất và sửa chữa hệ thống điện trên xe.

CHƯƠNG 1

 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng Quan Về Xe Ford Focus

 Ford Focus là một chiếc ô tô nhỏ gọn sản xuất bởi Công ty Ford Motor từ năm 1998. Với mục đích muốn đưa ra thị trường một chiếc ô tô nhỏ gọn trên thế giới. Tháng 7 năm 1998 công ty Ford Châu âu đã trình làng xe chiếc Ford Focus để thay thế cho chiếc Ford Escort, còn ở châu á và Châu Đại Dương thì thay thế cho Ford Laser.

1.1.1. Thông số kỹ thuật của Ford Focus 2008

Thông số kỹ thuật của xe Ford Focus như bảng 1.a.

1.1.2. Tổng quan hệ thống điện thân xe Ford Focus

a) Hệ thống khởi động

- Nhiệm vụ

Truyền cho trục khuỷu động cơ một moment với một số vòng quay nhất định nào đó để giúp động cơ quay đến một tốc độ tối thiểu đảm bảo khi nhiên liệu đưa vào động cơ có thể đốt cháy được và sau đó động cơ có thể tự làm việc.

Đối với động cơ xăng tốc độ tối thiểu để khởi động thường nằm trong khoảng 35 ÷ 50 (vòng/ph).

b) Hệ thống chiếu sáng

- Nhiệm vụ

Hệ thống chiếu sáng nhằm đảm bảo đủ ánh sáng cho người lái và hành khách trong điều kiện không đủ ánh sáng, đồng thời đảm bảo an toàn giao thông.

d) Hệ thống thông tin

- Nhiệm vụ

Giúp người lái xe và người sửa chữa dễ dàng xác định được tình trạng hoạt động của các hệ thống chính trên xe.

- Các thiết bị chính: Các đồng hồ, màn hình và các loại đèn cảnh báo nằm trên bảng táp lô.

e) Hệ thống an toàn

- Nhiệm vụ

Nhằm bảo vệ cho người lái cũng như hành khách đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển xảy ra sự cố. Đồng thời giúp cho xe hạn chế được độ trượt khi phanh.

- Các thiết bị chính: Hệ thống túi khí, hệ thống điều khiển dây an toàn, hệ thống chống hãm cứng bánh xe...

1.2. Tính cấp thiết của đề tài

Ford Focus hiện đang là một trong các mẫu xe bán chạy nhất trên toàn thế giới bởi tầm giá vừa phải nhưng vẫn đáp ứng được nhiều điều kiện di chuyển khác nhau, như đô thị, cao tốc hay cả những vùng quê. Tuy nhiên do sự bảo mật của hãng Ford nên sự hiểu biết của người tiêu dùng về hãng xe này còn nhiều hạn chế, đặc biệt là đối với hệ thống điện. Do đó, tôi đã chọn đề tài “ nghiên cứu và khảo sát hệ thống điện thân xe của Ford Focus” làm đề tài tốt nghiệp. 

1.3.Tình hình nghiên cứu

Hiện nay tài liệu về trang bị điện trên ô tô nói chung và hệ thống điện trên xe của các hãng xe có mặt trên thị trường như: “Trang bị điện & điện tử trên ô tô hiện đại” của PGS-TS Đỗ Văn Dũng, “Giáo trình điện tử điện thân xe” của PGS-TS Đỗ Văn Dũng, “Trang bị điện và điện tử trên ô tô” của Bộ môn Điện, Khoa Ô tô, Trường Sĩ quan Kỹ thuật Quân sự,… ngoài ra còn nhiều tài liệu trang bị điện của các nhà sản xuất. Tuy nhiên tài liệu về điện thân xe trên xe Ford Focus chưa có do đó đề tài nghiên cứu “Khai thác hệ thống điện thân xe trên xe Ford Focus có thể xem là một tài liệu tham khảo cho sinh viên.

1.4. Phạm vi nghiên cứu

Nói đến hệ thống điện trên xe thì có nhiều hệ thống nhưng do hạn chế về thời gian nghiên cứu nên tôi chỉ tập trung khảo sát và nghiên cứu sâu vào hệ thống điện thân xe trên xe Ford Focus, còn các hệ thống khác tạm thời tôi chưa đề cập đến.

CHƯƠNG 2

 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Hệ thống khởi động

2.1.1. Nhiệm vụ

Truyền cho trục khuỷu động cơ một moment với một số vòng quay nhất định nào đó để giúp động cơ quay đến một tốc độ tối thiểu đảm bảo khi nhiên liệu đưa vào động cơ có thể đốt cháy được và sau đó động cơ có thể tự làm việc.

2.1.2. Các thiết bị chính

Ắc quy, máy khởi động một chiều, cầu chì, rơle khởi động, công tắc máy khởi động, ngoài ra có thể có thêm các rơle bảo vệ máy khởi động, rơle gài khớp, rơle đổi dấu điện áp...

2.1.3. Yêu cầu và phân loại

a) Ắc quy

-  Yêu cầu

+ Bình ắc quy phải đảm bảo kín không thoát hơi ở quanh chân điện cực và nắp bình.

+ Khả năng nạp và phóng điện tốt.

- Phân loại

Có nhiều phương pháp để phân loại ắc quy, tuy nhiên trên ô tô hiện nay thường sử dụng hai loại chính là ắc quy nước và ắc quy khô, việc sử dụng ắc quy khô trên ô tô có tính ưu việt hơn ắc quy nước. 

b) Máy khởi động

- Yêu cầu

+ Máy khởi động phải quay được trục khuỷu động cơ với tốc độ thấp nhất mà động cơ có thể nổ được.

+ Nhiệt độ làm việc không được quá giới hạn cho phép.

2.2 Hệ thống chiếu sáng

2.2.1 Nhiệm vụ

Nhằm đảm bảo đủ ánh sáng cho người lái và hành khách trên xe trong điều kiện vận hành không đủ ánh sáng, đồng thời đảm bảo an toàn giao thông.

2.2.2 Các thiết bị chính

Hệ thống chiếu sáng gồm có các bộ phận sau:

- Bóng đèn.

- Rơ le điều khiển.

- Công tắc.

2.2.4 Phân loại

- Nếu phân loại theo vị trí treo ta có chiếu sáng trong xe (đèn trần, đèn soi sáng ca bô,...) chiếu sáng ngoài (đèn đầu, đèn đuôi...)

- Phân loại theo cấu tạo và vị trí lắp của sợi dây tóc bóng đèn pha:

+ Bóng đèn pha hệ Châu Âu.

+ Bóng đèn pha hệ Châu Mỹ.

- Phân loại theo khí chứa trong bóng đèn:

+ Bóng đèn kiểu chân không thông thường.

2.3 Hệ thống tín hiệu

2.3.1 Nhiệm vụ

Nhằm mục đích chủ yếu là để báo cho người đi đường và tài xế các xe khác biết sự có mặt hoặc hướng dịch chuyển của xe đang chạy nhằm đảm bảo an toàn giao thông.

2.3.4 Phân loại

- Phân loại theo cấu tạo của công tắc điều khiển đèn:

+ Hệ thống đèn có công tắc điều khiển kiểu 3 nấc.

+ Hệ thống đèn có công tắc điều khiển kiểu tổ hợp.

- Phân loại kiểu còi: còi hơi và còi điện

2.4 Hệ thống thông tin

2.4.1 Nhiệm vụ

Giúp người lái xe và người sửa chữa dễ dàng xác định được tình trạng hoạt động của các hệ thống chính trên xe.

2.4.2 Các thiết bị chính

Các thiết bị chính: Các đồng hồ, màn hình và các loại đèn cảnh báo nằm trên bảng táp lô.

2.4.3 Yêu cầu

- Độ bền cơ học.

- Chịu được nhiệt độ cao.

- Chịu được độ ẩm.

2.5 Hệ thống an toàn

2.5.1 Nhiệm vụ

Nhằm bảo vệ cho người lái cũng như hành khách đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển xảy ra sự cố. Đồng thời giúp cho xe hạn chế được độ trượt khi phanh.

2.5.3 Yêu cầu

- Các hệ thống phải làm việc ổn định có khả thích ứng cao, điều khiển tốt trong suốt dải tốc độ của xe và ở bất cứ loại đường nào.

2.6 Hệ thống thiết bị điện phụ

2.6.1 Nhiệm vụ

Là hệ thống tiện nghi, phục vụ cho hành khách đồng thời hỗ trợ cho công việc của người lái.

2.6.2 Các thiết bị chính

Tuỳ theo từng hãng xe và đời xe mà hệ thống thiết bị điện phụ trên đó được trang bị nhiều hay ít. Những xe càng hiện đại xe đó càng nhiều thiết bị tiện nghi. Tuy nhiên, thông dụng nhất vẫn là các thiết bị: gạt nước, nâng hạ kính, quạt gió.

CHƯƠNG 3

 HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE FORD FOCUS


3.1 Hệ thông khởi động

Sơ đồ hệ thống khởi động như hình 3.1.

3.1.1 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động

a) Ắc quy

Để cung cấp điện cho các vật dùng điện khi động cơ không làm việc, người ta sử dụng nguồn điện hóa học một chiều gọi là ắc quy. Trong ắc quy hóa năng biến thành điện năng.

b) Máy khởi động

Sau khi nhận được điện năng từ ắc quy, máy khởi động biến đổi điện năng thành động năng để làm quay trục khuỷu động cơ.

+ Giai đoạn 1: Hút (Hình 3.6)

Khi khoá điện ở vị trí Star lõi của công tắc từ được hút bởi sức từ động của cuộn hút và cuộn giữ.

+ Giai đoạn 2: Giữ. (Hình 3.7)

Khi tiếp điểm chính đóng, động cơ điện quay để khởi động động cơ. Khi tiếp điểm chính đóng lõi được giữ bằng sức từ động của cuộn giữ.

3.2 Hệ thống chiếu sáng

3.2.1 Chức năng của các loại đèn trong hệ thống chiếu sáng

Hệ thống chiếu sáng trên xe Ford Focus là một tổ hợp nhiều loại đèn có chức năng khác nhau.

- Đèn kích thước trước và sau xe: được sử dụng thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm nhằm giúp cho tài xế xe phía sau biết được kích thước và khoảng cách của xe đi trước.

- Đèn đầu: Đây là đèn lái chính, dùng để chiếu sáng không gian phía trước xe giúp tài xế có thể nhìn thấy trong đêm tối hay trong điều kiện tầm nhìn hạn chế.

3.2.2  Cấu tạo của bóng đèn

- Đèn halogen

Sự ra đời của bóng đèn halogen đã khắc phục được các nhược điểm của bóng đèn dây tóc thường. Người ta sử dụng phần lớn thủy tinh thạch anh để làm bóng vì loại vật liệu này chịu được nhiệt độ và áp suất rất cao (khoảng 5 đến 7 bar) cao hơn thủy tinh bình thường. Làm cho đèn sang hơn và có tuổi thọ cao hơn.

- Đèn Xenon

Ưu điểm của đèn Xenon:

+ Sáng hơn: Bóng đèn xenon có hiệu suất phát sáng gấp 3 lần bóng halogen, một bóng xenon 35 W cho độ sáng tương đương bóng halogen 100 W.

+ Bền hơn: Bóng xenon bền gấp 4 lần bóng halogen, do không có dây tóc dễ bị đứt nên bóng xenon ít bị ảnh hưởng bởi rung động. Tuổi thọ bóng đèn xenon của các hãng lớn như Osram, Philips là khoảng 2.000 giờ, so với 500 giờ của bóng halogen.

3.2.3 Các sơ đồ mạch điện hệ thống chiếu sáng trên xe Ford Focus

a) Đèn pha, cốt

Hoạt động của đèn pha, cốt (hình 3.15):

Hoạt động của mạch điện đèn pha, cốt theo kiểu âm chờ. Ắc quy luôn cấp điện cho chân vào các rơle (7), (8) và hộp cầu chì trung tâm (3). Công tắc đèn (2) được lấy điện sau hộp cầu chì (3).

b) Đèn sương mù

Hoạt động của đèn sương mù (hình 3.16):

Trong sơ đồ đấu dây thì đèn sương mù được nối với đèn cảnh báo trên táp lô, hoạt động của mạch điện như sau:

Khi bật công tắc đèn (2) sang vị trí “Front fog lamps” sẽ đóng mạch cho đèn sương mù trước, theo mạch sau:

Từ (+) Ăcquy -> Hộp cầu chì trung tâm (1) -> Công tắc đèn (2), vị trí “1” -> Bộ đèn sương mù trước (3), (4) -> mass. Đồng thời khi qua công tắc (2) có mạch cung cấp cho đèn báo đèn sương mù trước (6) trên táp lô.

d) Đèn trong xe

Xe Ford Focus trang bị hệ thống đèn trong xe bao gồm các đèn sau: Đèn trần, đèn chiếu sáng hộp đựng đồ, đèn chiếu sáng gương trang điểm, đèn chiếu sáng khoang hành lý. Tất cả các đèn này được cấp điện từ bộ “BATTERY SAVER” từ nguồn ăcquy và thông qua một rơle.

3.3 Hệ thống tín hiệu

Hệ thống tín hiệu trên xe bao gồm các tín hiệu âm thanh như còi, chuông nhạc và hệ thống chiếu sáng kiểu công tắc đèn báo rẽ, đèn báo nguy. Tất cả đều nhằm mục đích bảo đảm an toàn giao thông khi xe lưu thông trên đường và các mục đích khác.

3.3.1 Tín hiệu âm thanh

Tín hiệu âm thanh trên xe như còi, chuông nhạc nhằm mục đích báo hiệu bằng tiếng động cho các phương tiện giao thông khác và người đi đường biết để đảm bảo an toàn giao thông.

3.3.2 Hệ thống báo rẽ, báo nguy

a) Công tắc đèn báo rẽ

Công tắc đèn báo rẽ được bố trí trong công tắc tổ hợp nằm dưới tay lái, gạt công tắc này sang phải hoặc sang trái sẽ làm cho đèn báo rẽ phải hay trái.

b) Công tắc đèn báo nguy

Khi bật công tắc đèn báo nguy nó sẽ làm cho tất cả các đèn báo rẽ đều nháy.

3.3.3 Các sơ đồ mạch điện của hệ thống chiếu sáng tín hiệu xe Ford Focus

Hệ thống chiếu sáng tín hiệu trên xe gồm: Đèn xinhan và đèn phanh vì mục đích khi bật đèn là muốn báo cho tài xế xe sau biết là xe trước muốn quay đầu, thay đổi làn đường hay muốn dừng xe tùy thuộc việc sử dụng loại đèn nào.

a. Sơ đồ mạch điện của đèn xinhan

Hoạt động của đèn xinhan (hình 3.24): Khi bật công tắc máy (2) sang vị trí “Run” sẽ cấp điện từ (+) ăcquy cho hộp cầu chì trung tâm (6).

Khi công tắc đa chức năng bật sang vị trí “0” hoặc “2” thông qua bộ tạo nháy thì đèn xinhan trái hoặc phải tương ứng sẽ nháy sáng.

b) Sơ đồ mạch điện của đèn phanh

Đèn này được bố trí ở sau xe có độ sáng cao để ban ngày có thể nhìn rõ. Mỗi ôtô phải có 2 đèn phanh và tự động bật bằng công tắc đặc biệt khi người lái xe đạp bàn đạp phanh. Màu quy định của đèn phanh là màu đỏ. 

3.4 Hệ thống thông tin

Trong những năm gần đây với sự phát triển đột phá của công nghệ ECU và cảm biến đã gắn kết nhiều thông tin rất hiện đại vào trong hoạt động của xe. Tuy nhiên sự gia tang trọng lượng của xe do các thiết bị điện, điện tự đã trở thành gánh nặng cho công nghệ xe hơi. Để giải quyết vấn đề này các nhà sản xuất đã phát triển hệ thống mạng MPX.

3.4.1 Hệ thống mạng CAN (controller area network)

Trên xe Ford Focus 2004 áp dụng hệ thống mạng CAN để kết nối giữa các bộ điều khiển nhằm làm tang khả năng giao tiếp, trao đổi thông tin cho một số lượng lớn các bộ điều khiển trang bị trên xe.

Đường truyền dữ liệu mạng CAN gồm hai dây xoắn với nhau thành một cặp. Việc truyền dữ liệu diễn ra bằng cách cấp điện áp High (+) và Low (-) đến hai đường dây để gửi một tín hiệu.

3.4.2 Hệ thống đường truyền dữ liệu trên xe Ford Focus 2004

Có rất nhiều bộ điều khiển (module) đều có khả năng truyền và chia sẻ thông tin nhận được từ các cảm biến cho nhau, việc này được thực hiện một cách chính xác và thuận lợi nhờ tính ưu việt của mạng CAN.

a) Những tín hiệu vào đường truyền dữ liệu tốc độ cao (HS-CAN) trong mạng kết nối bộ điều khiển táp lô

Tốc độ xe từ bộ cảm biến tốc độ bánh xe đến bộ điều khiển ABS, đến PCM qua cổng giao tiếp và đồng hồ tốc độ xe trên táp lô.

PCM điều khiển nạp cho máy phát điện, đến ắc quy qua cổng giao tiếp đến đèn cảnh báo.

b) những tín hiệu vào đường truyền dữ liệu tốc độ trung bình (MS-CAN) trong mạng kết nối bộ điều khiển táp lô.

Bộ điều khiển túi khí RCM đến bảng táp lô đến đèn cảnh báo hệ thống túi khí có lỗi.

Bộ điều khiển túi khí RCM vào bảng táp lô đến đèn cảnh báo dây đai an toàn.

Tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ môi trường đến bộ điều khiển GEM vào bảng táp lô màn hình thông tin trung tâm.

3.5 Hệ thống an toàn

3.5.1 Hệ thống túi khí an toàn

Các túi khí được thiết kế để bảo vệ người lái và hành khách ngồi trong xe được tốt hơn ngoài biện pháp bảo vệ chính bằng dây an toàn.

Trên xe Ford Focus - 2004 được trang bị hai túi khí nơi phía trước người lái, phía trước ghế hành khách trước và hai túi khí cạnh dưới, cạnh trên. Nhằm bảo vệ an toàn cho lái xe và người ngồi trong xe.

3.5.2 Cấu tạo và hoạt động của các phần tử hệ thống điều khiển dây an toàn

Mặc dù cơ cấu căng dây đai khẩn cấp khác nhau tùy thuộc theo nhà sản xuất, pittông hay rôto đều hoạt động bằng một lượng lớn lượng khí tạo ra bởi bộ tạo khí, nó làm cho dây đai bị cuốn vào một lượng nhất định.

3.5.3 Hệ thống chống hãm cứng bánh xe ABS

Nhiệm vụ của hệ thống chống hãm cứng bánh xe ABS là giữ cho bánh xe trong quá trình phanh có độ trượt thay đổi trong giới hạn hẹp quanh giá trị xác định, khi đó hiệu quả phanh cao nhất (lực phanh đạt giá trị cực đại) đồng thời tính ổn định và tính dẫn hướng của xe là tốt nhất, thỏa mãn các yêu cầu cơ bản của hệ thống phanh là rút ngắn quảng đường phanh, cải thiện tính ổn định và khả năng điều khiển lái của xe trong khi phanh.

3.6 Hệ thống thiết bị điện phụ

3.6.1 Hệ thống gạt nước rửa kính

Hệ thống gạt nước rửa kính trên xe có công dụng gạt nước ở kính trước và sau xe khi trời mưa hoặc lau rửa kính khi cần thiết.

Hệ thống gạt nước rửa kính gồm các bộ phận sau: Mô tơ gạt nước nhiều chế độ; Rơ le gạt nước gián đoạn (thông thường rơle này được gắn trong công tắc gạt nước).

3.6.2 Hệ thống nâng hạ kính

Hệ thống nâng, hạ kính dùng để nâng hạ kính cửa xe. Để nâng hạ cửa kính người ta dùng một động cơ điện một chiều kích thích bằng nam châm vĩnh cửu, kết cấu rất nhỏ gọn và dễ bố trí. Đặc biệt nó có thể quay được cả hai chiều nếu ta đổi chiều dòng điện.

3.6.3 Hệ thống khóa cửa

a) Đặc điểm của hệ thống khóa cửa trang bị trên xe Ford Focus

+ Việc mở và khóa bằng “công tắc điều khiển khóa cửa”.

+ Mở và khóa bằng chìa hoặc bộ điều khiển từ xa.

+ Khóa kép.

b) Sơ đồ mạch điện của hệ thống khóa cửa trung tâm

Hệ thống khóa cửa trung tâm được điều khiển từ cửa lái xe hoặc cửa trước bên ghế phụ. Hệ thống có thể được điều khiển từ bên ngoài xe bằng cách sử dụng chìa khóa hoặc bộ điều khiển từ xa và từ bên trong xe bằng cách nhấn núm khóa ở tay cửa xe.

3.6.4 Hệ thống sấy kính

* Công dụng: Dùng sưởi nóng kính sau, làm tan sương bằng các điện trở, được bố trí giữa lớp kính sau. Các điện trở này được cung cấp dòng điện để nung nóng kính khi sương bám.

CHƯƠNG 4

 CHẨN ĐOÁN HƯ HỎNG VÀ KHẮC PHỤC MỘT SỐ CHI TIẾT

4.1 Các hư hỏng và cách khắc phục trong hệ thống cung cấp

Trên xe có trang bị đèn báo nạp thì người lái sẽ phát hiện nhưng hư hỏng của hệ thống nạp thông qua đèn báo nạp, hoặc có thể không khởi động được động cơ do ắc quy yếu.

4.1.1 Đèn báo nạp hoạt động không bình thường

a) Đèn báo nạp không sáng khi khóa điện bật ON

- Kiểm tra xem cầu chì có bị cháy hay tiếp xúc kém trong mạch đèn báo nạp ® nếu có thì thay thế và sửa chữa.

- Kiểm tra xem các giắc của tiết chế có lỏng hay hỏng không ® nếu có thì sửa chữa.

b. Đèn báo nạp không tắt sau khi động cơ khởi động

Hiện tượng này chỉ ra rằng hoặc máy phát không nạp hoặc nạp quá nhiều.

- Kiểm tra xem đai dẫn động có bị hỏng hay trượt không ® nếu có thì điều chỉnh hoặc thay thế.

- Kiểm tra cầu chì chính có bị cháy hay tiếp xúc kém không ® nếu có thì sửa chữa hoặc thay thế.

4.1.2 Ắc quy yếu, hết điện

Hiện tượng này xảy ra khi máy phát không phát đủ điện để nạp cho ăcquy, kết quả là không khởi động được động cơ bằng môtơ khởi động điện và đèn pha sáng mờ. Điều này là do hai nguyên nhân cơ bản, hoặc là do các thiết bị (ăcquy hay máy phát) có vấn đề, hoặc là do cách vận hành xe không đúng nguyên tắc làm cho ăcquy hết điện.

4.1.4. Tiếng ồn khác thường

Có hai kiểu tiếng ồn khác thường phát ra trong hệ thống nạp cần phải phân biệt để khắc phục.

Thứ nhất là tiếng ồn cơ khí sinh ra do đai dẫn động bị trượt ở Puly máy phát hay do mòn hỏng ổ bi máy phát.

4.2 Các hư hỏng và cách khắc phục trong hệ thống chiếu sáng

Các hư hỏng và cách khắc phục trong hệ thống chiếu sáng như bảng 4.2.

4.3 Các hư hỏng và cách khắc phục hệ thống tín hiệu

Hệ thống đèn tín hiệu gồm các loại đèn: đèn biển số, đèn phanh, đèn đậu xe, đèn kích thước, đèn hiệu báo rẽ, đèn lùi xe.

4.4 Hệ thống thiết bị điện phụ

4.4.1 Hệ thống gạt mưa – rửa kính

Hư hỏng: 

- Động cơ không làm việc.

- Các bánh răng và thanh răng bị mòn.

KẾT LUẬN

Hệ thống điện thân xe là một khái niệm tương đối rộng vì nó bao hàm nhiều hệ thống điện khác nhau, mỗi hệ thống điện đó có một mục đích và nguyên lý hoạt động khác nhau. Trên thực tế thì hệ thống điện thân xe rất hay bị hư hỏng do cách vận hành xe của người sử dụng thường không đúng so với nhà sản xuất yêu cầu và do điều kiện môi trường làm việc của các hệ thống điện trên xe. Điều này thể hiện ở việc phải thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa ăcquy, máy phát (hệ thống cung cấp), môtơ gạt nước lau kính... được xem là những chi tiết hay gặp sự cố nhất trong các hệ thống của ô tô. Một ví dụ minh họa cho điều này là rất hay xảy ra hiện tượng chạm mạch trong hệ thống điện do khung sườn xe được sử dụng làm dây dẫn chung (dây (-), nếu dây dẫn (dây (+) vì một lý do nào đó bị xước vỏ bọc thì ngay lập tức sẽ bị chập mạch và có thể xảy ra những thiệt hại rất lớn.

Đề tài đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu được một số hệ thống điện cơ bản dưới dạng các sơ đồ mạch điện, đồng thời cũng đề ra một số biện pháp khắc phục hư hỏng của các hệ thống điện đó.

Tuy nhiên đề tài cũng còn một số hạn chế nhất định như: Chưa thể trình bày được đầy đủ các mạch điện trong hệ thống điện thân xe hay tính toán, thiết kế các vi mạch điều khiển và khả năng chịu tải của dây dẫn.

Em hy vọng say khi đề tài được hoàn thiện nó sẽ trở thành cuốn tài liệu thực hành cho công việc sửa chữa các hệ thống điện thân xe.

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo: ThS………….. và các thầy giáo trong khoa Ô tô đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành đồ án đúng theo yêu cầu và đúng tiến độ.

Em xin chân thành cảm ơn!

                                                                              TP, Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20…

                                                                           Học viên thực hiện

                                                                            …………………

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. PGS-TS Đỗ Văn Dũng. “Trang bị điện & điện tử trên ô tô hiện đại”. Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. HCM.

[2]. PGS-TS Đỗ Văn Dũng. (2007). “ Trang bị điện & điện tử trên ô tô hiện đại ”. Đại học sư phạm kỹ thuật TP. HCM

[3]. PGS-TS Đỗ Văn Dũng. (2007). “ Giáo trình điện tử điện thân xe ”. Đại học sư phạm kỹ thuật TP. HCM.

[4]. Đại úy CN Ngô Giao Hải “Hướng dẫn thực hành điện trên ô tô”. Trường Sĩ quan Kỹ thuật Quân sự, 2010.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"