ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU, KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ 4G63 TRÊN XE MITSUBISHI JOLIE

Mã đồ án OTTN002020558
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 310MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ kết cấu các loại cảm biến, bản vẽ cảm biến oxy, bản vẽ cảm biến đo gió, bản vẽ kết cấu van điều chỉnh áp suất, bản vẽ kết cấu bơm nhiên liệu, bản vẽ kết cấu vòi phun); file word (Bản thuyết minh…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... NGHIÊN CỨU, KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ 4G63 TRÊN XE MITSUBISHI JOLIE.

Giá: 950,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.. 7

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.. 8

1.1. Mục đích của đề tài 8

1.2. Ý nghĩa. 8

1.3. Phương pháp nghiên cứu. 8

1.4. Phạm vi nghiên cứu. 9

1.5. Giới thiệu chung về hệ thống điều khiển động cơ 4G63. 9

1.5.1. Giới thiệu chung. 9

1.5.2. Các thông số kỹ thuật 11

1.6. Tên gọi (phạm vi sử dụng) một số hệ thống trên động cơ 4G63. 12

1.6.1. Nhóm piston - trục khuỷu - thanh truyền. 12

1.6.2. Cơ cấu phối khí 12

1.6.3. Hệ thống nhiên liệu. 13

1.6.4. Hệ thống làm mát 14

1.6.5. Hệ thống bôi trơn. 15

1.6.6. Hệ thống đánh lửa. 16

1.6.7. Hệ thống khởi động. 17

1.6.8. Các chức năng đặc trưng. 17

1.6.9. Đặc điểm quá trình điều khiển động cơ 4G63. 18

CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ 4G63. 20

2.1. Các loại cảm biến sử dụng trên động cơ. 20

2.1.1. Cảm biến Ôxy. (Oxygen sensor) 20

2.1.2. Cảm biến đo gió.(AFS –Air Flow Sensor) 21

3.1.3. Cảm biến nhiệt độ khí nạp. 23

2.1.4. Cảm biến vị trí bướm ga (TPS) 23

2.1.5. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát.(ECT) 24

2.1.6. Cảm biến vị trí trục cam, cảm biến vị trí trục khuỷu. 25

2.1.7. Cảm biến áp suất khí nạp. 26

2.1.8. Cảm biến tốc độ xe (Vehicle Speed Sensor) 27

2.2. ECU (Bộ điều khiển điện tử ECU – Electronic Control Unit) 28

2.2.1. Tổng quan về ECU.. 28

2.2.2. Cấu tạo của bộ điều khiển điện tử. 29

2.2.3. Cấu trúc bộ điều khiển điện tử Cấu trúc của ECU.. 30

2.2.4. Mạch giao tiếp vào/ra (I/O) 31

2.3. Cơ cấu chấp hành. 34

2.3.1. Sơ đồ làm việc tổng quát của hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ 4G63  34

2.3.2. Bơm nhiên liệu. 36

2.3.3. Lọc nhiên liệu. 37

2.3.4. Bộ ổn định áp suất 38

2.3.5. Vòi phun xăng điện từ. 40

2.3.6. Hệ thống cung cấp không khí động cơ 4G63. 41

2.3.7. Các bộ phận của hệ thống cung cấp không khí 42

2.3.8. Đánh lửa. 43

CHƯƠNG 3. KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ 4G63 TRÊN XE MITSUBISHI JOLIE.. 45

3.1. Các hư hỏng thường gặp trong quá trình sử dụng động cơ 4G63. 45

3.2. Nguyên nhân của các hư hỏng. 45

3.3. Kiểm tra kỹ thuật, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa hư hỏng thông thường của hệ thống. 46

3.3.1. Kiểm tra và bảo dưỡng ắc quy. 46

3.3.2. Kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật máy khởi động. 54

3.3.3. Kiểm tra, bảo dưỡng các bộ phận của hệ thống đánh lửa. 64

3.3.4. Một số hư hỏng, phương pháp kiểm tra các loại đồng hồ. 70

KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 79

LỜI NÓI ĐẦU

Ngành ôtô giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động và phát triển của xã hội. Ôtô được sử dụng phổ biến để phục vụ nền kinh tế quốc dân và trong lĩnh vực quốc phòng. Quá trình ra đời và phát triển của động cơ ô tô trải qua nhiều giai đoạn từ đơn giản đến hiện đại mà đặc biệt quan trọng là sự phát triển của hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ.

Cùng với sự phát triển tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghiệp 4.0, hệ thống điều khiển động cơ ngày càng được tối ưu hóa, khắc phục những hạn chế thường gặp ở những hệ thống điều khiển động cơ; đạt được những yêu cầu về công suất động cơ, tiêu hao nhiên liệu và bảo vệ môi trường.

Chính từ những sự phát triển về công nghệ mà những hệ thống điều khiển động cơ sử dụng hệ thống phun nhiên liện liệu điện tử ngày nay được sử dụng rộng rãi.

Chính vì thế, việc nghiên cứu khai thác càng phức tạp hơn, nhất là đối với cán bộ kỹ thuật ngành Xe-Máy quân đội. Bản thân là một học viên, chuyên ngành Xe-Máy , tôi chọn đề tài “Nghiên cứu khai thác hệ thống điều khiển động cơ 4G63 trên xe Mitsubishi Jolie ” để nghiên cứu, củng cố tốt hơn kiến thức của mình, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khi ra trường về đơn vị công tác, đồng thời có thể cung cấp cho các học viên khóa sau những kiến thức cơ bản về mặt lý thuyết hệ thống điều khiển động cơ phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu sau này.

Cuối cùng tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy hướng dẫn: ThS….…… đã chỉ bảo tôi tận tình, giúp tôi hoàn thành đồ án của mình. Bên cạnh đó em cảm ơn các thầy trong khoa đã tạo mọi điều kiện để em hoàn thành thật tốt đồ án tốt nghiệp này.

                                                          TP Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20…

                                                  Học viên thực hiện

                                                 ..................

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Mục đích của đề tài

Tìm hiểu hệ thống điều khiển của động cơ, sẽ giúp chúng ta thấy rõ hơn sự ưu việt của phun xăng điện tử, đồng thời củng cố và bổ sung kiến thức về chuyên nghành.

- Tìm hiểu, nắm vững cấu tạo của từng chi tiết, cụm chi tiết của hệ thống cung cấp nhiên liệu để từ đó rút ra những ưu nhược điểm và tìm cách khắc phục, cải tiến, phát triển chúng ngày càng tối ưu hơn.

- Củng cố, bổ sung và tìm hiểu thêm kiến thức về điện, điện tử trên hệ thống.

1.2. Ý nghĩa

Hệ thống điều khiển động cơ là một trong những hệ thống quan trọng nhất của động cơ, và cũng là một trong những hệ thống được quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu và chế tạo động cơ, trước các yêu cầu hết sức khắt khe về tiết kiệm nhiên liệu và giảm lượng khí thải. 

1.3. Phương pháp nghiên cứu

Với mục đích là nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết về hệ thống điều khiển động cơ 4G63 để phục vụ cho mục đích học tập, nên phương pháp nghiên cứu chính ở đây là phương pháp tham khảo các tài liệu về hệ thống điều khiển động cơ 4G63, kết hợp với việc dịch thuật tài liệu dựa trên các nguồn tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, tiến hành chọn lọc, phân tích..

1.5. Giới thiệu chung về hệ thống điều khiển động cơ 4G63

1.5.1. Giới thiệu chung

Xe MITSUBISHI JOLIE là loại xe du lịch 8 chỗ ngồi, dùng cho gia đình và cơ quan….sử dụng loại động cơ 4G63, được hãng MITSUBISHI  sản xuất đưa ra thị trường sử dụng vào năm 2004 sau đó được cải tiến thành JOLIE MB và JOLIE SS vào năm 2006 và cho đến nay loại xe này đã được sử dụng rất tốt và đạt hiệu quả cao về tính kinh tế và tiện ích phục vụ đời sống sinh hoạt và đi lại của con người.

Động cơ gồm 4 xylanh thẳng hàng với thứ tự làm  việc là 1- 3- 4 -2 , có 16 van nhưng chỉ sử dụng một cam đặt phía trên SOHC. Động cơ sử dụng hệ thống phun xăng điện tử đa điểm - MPI, phun nhiện liệu trên đường ống nạp tối ưu với mọi chế độ hoạt động của động cơ.

1.5.2. Các thông số kỹ thuật

Các thông số kỹ thuật của động cơ 4G63 như bảng 1.a.

1.6. Tên gọi (phạm vi sử dụng) một số hệ thống trên động cơ 4G63

1.6.1. Nhóm piston - trục khuỷu – thanh truyền

Piston được làm bằng hợp kim nhôm, đỉnh piston bằng để tránh tổn thất nhiệt. Sécmăng số 1, 2 có phân biệt mặt trên, dưới. Khi lắp phải đảm bảo lắp mặt có đánh dấu lên trên.

Thanh truyền được đúc bằng thép hợp kim. Thanh truyền có các kích thước cơ bản sau: đường kính đầu to Dđt = 45 mm; đường kính đâu nhỏ dđn = 22 mm; chiều dài L = 150 mm.

1.6.2. Cơ cấu phối khí

Cơ cấu phối khí là cơ cấu có nhiệm vụ nạp đầy không khí – nhiện liệu và thải sạch khí cháy ra khỏi buồng đốt đúng chất lượng, đúng thời điểm.

1.6.4. Hệ thống làm mát

Hệ thống làm mát động cơ được thiết kế giữ cho mọi chi tiết của máy có nhiệt độ thích hợp trong bất kỳ điều kiện vận hành nào .

1.6.5. Hệ thống bôi trơn

Hệ thống bôi trơn kiểu cưỡng bức hoàn toàn, dùng để đưa dầu bôi trơn và làm mát các bề mặt ma sát của các chi tiết chuyển động của động cơ.

Bơm dầu là bơm bánh răng ăn khớp trong. Trong điều kiện động cơ chạy không tải, đã nóng máy áp suất nhớt đạt tới 147kpa (1.5kg/cm2).Công tắc áp suất nhớt được vặn chặt bằng ren ở gần lọc nhớt. Khi áp suất nhớt giảm xuống dưới 0.5kg/cm2,  đèn cảnh báo áp suất nhớt sẽ bật sáng.

Tổng lượng dầu bôi trơn sử dụng trong động cơ là 4.3 (lít)

1.6.6. Hệ thống đánh lửa

Khi dòng điện sơ cấp ngắt đột ngột trong bôbin thì điện áp cao xuất hiện bên thứ cấp của bôbin. Bộ chia điện phân phối điện áp cao đến buzi thích hợp thứ tự đánh lửa động cơ là các xylinder 1-3-4-2. Tia lửa điện áp cao đốt cháy hỗn hợp không khí nhiên liệu nén trong buồng đốt qua các buzi. Bộ engine-ECU cung cấp và ngắt dòng sơ cấp của bôbin để điều khiển thời điểm đánh lửa.

1.6.7. Hệ thống khởi động

Nếu vặn công tắc đánh lửa đến vị trí START, dòng điện sẽ đi qua cuộn dây hút và giữ nằm bên trong bộ chuyển mạch và kéo tiếp điểm vào. Khi tiếp điểm bị kéo vào, nó sẽ kéo cần đẩy ép cuộn dây khởi động vào.

1.6.9. Đặc điểm quá trình điều khiển động cơ 4G63

Hệ thống điều khiển phun xăng điện tử trên động cơ (4G63) về cơ bản được chia thành ba nhóm chính:

- Các cảm biến: có nhiệm vụ nhận biết các hoạt động khác nhau của động cơ và phát ra các tín hiệu gửi đến ECU hay còn gọi là nhóm tín hiệu vào.

- ECU: có nhiệm vụ xử lý và tính toán các thông số đầu vào từ đó phát ra các tín hiệu điều khiển đầu ra.

CHƯƠNG 2

HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ 4G63

2.1. Các loại cảm biến sử dụng trên động cơ

2.1.1. Cảm biến Ôxy. (Oxygen sensor)

* Cấu tạo.

Cảm biến oxy có một bộ nung platin lắp vào trong phần tử cảm biến. Cảm biến Oxy đảm bảo sự đáp ứng tốt hơn khi nhiệt độ khí xả thấp nhờ vào bộ nung lắp bên trong. Vì vậy, điều khiển hồi tiếp tỷ lệ không khí – nhiên liệu có thể đạt được trong một thời gian ngắn sau khi động cơ khởi động.

* Nguyên lý hoạt động.

Chất điện cực rắn (phần tử zirconia) tạo ra một lực điện khi có một sự sai khác về sự tập trung oxy tại bề mặt bên trong của nó (bề mặt này tiếp xúc với các khí xả) và sự tập trung oxy ở bề mặt bên ngoài của nó (bề mặt này tiếp xúc với không khí bên ngoài).

2.1.2. Cảm biến đo gió.(AFS –Air Flow Sensor)

Cảm biến đo gió đo lượng không khí nạp và được lắp trên đường không khí nạp. Cảm biến đo gió (AFS) sử dụng xoáy lốc Karman để biết được lượng không khí nạp đi qua lọc gió và tạo ra tín hiệu cho biết lượng không khí nạp đến ECU.

* Cấu tạo và nguyên lý hoạt động:

Cảm biến đo gió Karman kiểu quang có cấu tạo được biểu diễn trên hình 2.2. Nó bao gồm một trục đứng đóng vai trò của bộ tạo dòng xoáy, được đặt ở giữa dòng khí nạp. Trong khu vực xoáy lốc người ta đặt 1 gương kim loai mỏng cùng 1 cặp Led và Photodiot. Khi không có xoáy lốc người ta hướng cho chùm sáng từ Led sau khi phản chiếu qua gương sẽ đến Photodiot làm cho Photodiot dẫn điện.

3.1.3. Cảm biến nhiệt độ khí nạp

Cảm biến này cung cấp thông tin cho bộ ECU về nhiệt độ không khí nạp. Vì vậy nó có thể giúp ECU điều chỉnh lượng nhiên liệu phun phù hợp với các thay đổi nhiệt độ dẫn đến sự thay đổi về mật độ của không khí nạp.

2.1.4. Cảm biến vị trí bướm ga (TPS)

Cảm biến vị trí bướm ga là loại tuyến tính. Dùng để xác định mức độ và số lần mở bướm ga. Loại cảm biến này bao gồm hai tiếp điểm trượt tại mỗi đầu của nó có lắp các tiếp điểm để tạo tín hiệu IDL và VTA (tín hiệu điện áp góc mở bướm ga). Một điện áp không đổi 5V được cấp cho cực VC từ ECU động cơ. Khi tiếp điểm trượt dọc theo điện trở tương ứng với góc mở của bướm ga, một điện áp được cấp đến cực VTA tỉ lệ với góc mở này.

2.1.6. Cảm biến vị trí trục cam, cảm biến vị trí trục khuỷu.

Cảm biến vị trí piston (TDC sensor hay còn gọi là cảm biến G) báo cho ECU biết vị trí điểm chết trên hoặt trước điểm chết trên của piston. Trong một số trường hợp, chỉ có vị trí của piston xilanh số 1 được báo về ECU, còn vị trí pitston ở các xilanh còn lại do ECU tính toán.

2.1.7. Cảm biến áp suất khí nạp

Với cảm biến đo gió (AFS) dùng xoáy lốc Karman, việc hiệu chỉnh sự phụ thuộc vào áp suất không khí của lượng phun nhiên liệu là cần thiết bởi vì mật độ của không khí nạp theo các sự thay đổi của áp suất không khí. Cảm biến áp suất khí nạp được sử dụng trong xe JOLIE của Mitsubishi Motors, giống như cảm biến chân không được mô tả như trên.

* Nguyên Lý Hoạt Động:

Một chíp silicon gắn liền với buồng chân không được duy trì độ chân không chuẩn, tất cả được đặc trong bộ cảm biến. Một phía của chíp tiếp xúc với áp suất đường ống nạp, phía kia tiếp xúc với độ chân không trong buồng chân không

2.2. ECU (Bộ điều khiển điện tử ECU - Electronic Control Unit)

2.2.1. Tổng quan về ECU 

 Cơ cấu chấp hành luôn bảo đảm thừa lệnh ECU và đáp ứng các tín hiệu phản hồi từ các cảm biến. Hoạt động của hệ thống điều khiển động cơ đem lại sự chính xác và thích ứng cần thiết, để giảm tối đa chất độc hại trong khí thải cũng như lượng tiêu hao nhiên liệu của động cơ. 

2.2.2. Cấu tạo của bộ điều khiển điện tử

* Bộ nhớ

Bộ nhớ trong ECU chia làm 4 loại:
- ROM (Read Only Memory): Dùng trữ thông tin thường trực. Bộ nhớ này chỉ đọc thông tin từ đó ra chứ không thể ghi vào được. Thông tin của nó đã được cài đặt sẵn, ROM cung cấp thông tin cho bộ vi xử lý.

- PROM (Programmable Read Only Memory): Cấu trúc cơ bản giống như ROM nhưng cho phép lập trình (nạp dữ liệu) ở nơi sử dụng chứ không phải nơi sản xuất như ROM. PROM cho phép sữa đổi chương trình điều khiển theo những đòi hỏi khác nhau.

* Bộ vi xử lý (Microprocessor)

Bộ vi xử lý có chức năng tính toán và ra quyết định. Nó là “bộ não” của ECU.

* Đường truyền - BUS

Dùng để chuyển các lệnh và số liệu trong ECU.

Ở những thế hệ đầu tiên, máy tính điều khiển động cơ dùng loại 4, 8, hoặc 16 bit phổ biến nhất là loại 4 và 8 bit. Máy tính 4 bit chứa rất nhiều lệnh vì nó thực hiện các lệnh logic tốt hơn.

2.2.4. Mạch giao tiếp vào/ra (I/O)

* Bộ chuyển đổi A/D (Analog to Digital Converter)

 Dùng để chuyển các tín hiệu tương tự từ đầu vào, với sự thay đổi điện áp trên các cảm biến nhiệt độ, cảm biến bướm ga, …thành các tín hiệu số để bộ vi xử lý hiểu được.

* Bộ đếm (Counter)

 Dùng để đếm xung, ví dụ như từ cảm biến vị trí piston rồi gửi lượng đếm về bộ vi xử lý.

* Mạch giao tiếp ngõ ra

 Tín hiệu điều khiển từ bộ vi xử lý sẽ đưa đến các transistor công suất điều khiển relay, solenoid, motor,…Các transistor này có thể được bố trí bên trong hoặc bên ngoài ECU.

2.3. Cơ cấu chấp hành

2.3.1. Sơ đồ làm việc tổng quát của hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ 4G6

* Thông tin chung.

Hệ thống phun nhiên liệu đa điểm gồm có các cảm biến để các tình trạng động cơ, tổ hợp điều khiển động cơ (Engine - ECU) điều khiển hệ thống dựa trên các tín hiệu từ những cảm biến nói trên, và các cơ cấu điều chỉnh dưới sự điều khiển của ECU. Engine – ECU đảm nhiệm các hoạt động như kiểm soát việc phun nhiên liệu, kiểm soát tốc độ không tải và điều khiển thời điểm đánh lửa

* Kiểm soát không khí ở chế độ không tải.

Tốc độ không tải được giữ ở tốc độ tối ưu bằng cách kiểm soát lượng không khí đi qua bướm ga tương ứng với những thay đổi trong các điều kiện không tải và tải của động cơ trong khi chạy không tải. Enginer- ECU điều khiển cho mô tơ điều khiển tốc độ không tải (ISC) để giữ động cơ chạy ở tốc độ không tải định trước phù hợp với nhiệt độ nước làm mát động cơ và tải của điều hòa. 

* Chức năng tự chẩn đoán.

+ Khi phát hiện có bất thường ở một trong các cảm biến hay các cơ cấu điều chỉnh  liên quan với việc kiểm soát khí thải, đèn cảnh báo ( đèn kiểm tra động cơ ) sẽ chớp sáng lên để cảnh báo người lái xe.

+ Khi có bất thường được phat hiện ở một trong các cảm biến hay cơ cấu điều chỉnh, một mã số chẩn đoán tương ứng với bất thường đó sẽ được đưa ra.

2.3.2. Bơm nhiên liệu

* Kết cấu và nguyên lý hoạt động:

Bơm nhiên liệu là loại bơm cánh gạt được đặt trong thùng xăng, do đó loại bơm này ít sinh ra tiếng ồn và rung động hơn so với loại trên đường ống, đồng thời nó có lợi trong việc cản lại sự hoá hơi nhiên liệu và rò rỉ nhiên liệu.

2.3.3. Lọc nhiên liệu

Lọc nhiên liệu lọc có nhiệm vụ lọc tất cả các chất bẩn và tạp chất khác ra khỏi nhiên liệu. Nó được lắp tại phía có áp suất cao của bơm nhiên liệu.  Ưu điểm của loại lọc thấm kiểu dùng giấy là giá rẻ, lọc sạch. Tuy nhiên loại lọc này cũng có nhược điểm là tuổi  thọ thấp, chu kỳ thay thế trung bình khoảng 4500km.

2.3.5. Vòi phun xăng điện từ

Vòi phun là van ép thủy lực dẫn động bằng nam châm điện tác dụng nhanh để phun tơi nhiên liệu. Khi áp suất tương đối của nhiên liệu trong đường ống đạt khoảng 300 KPa và điện áp cung cấp cho vòi phun không đổi thì thể tích nhiên liệu được phun tỷ lệ thuận với độ kéo dài thời gian của xung điện điều khiển mở vòi phun từ ECU động cơ.

2.3.6. Hệ thống cung cấp không khí động cơ 4G63

Sơ đồ nguyên lý hệ thống cung cấp không khí động cơ (4G63) được trình bày trên hình sau.

Để giảm mức ô nhiểm do NOx gây ra trong khí xả của động cơ trên đường ống nạp của hệ thống cung cấp không khí có thêm một đường hồi lưu khí xả 6 của động cơ.

2.3.7. Các bộ phận của hệ thống cung cấp không khí

* Bầu lọc không khí.

Bụi lẫn trong không khí hút vào động cơ sẽ làm tăng mài mòn các chi tiết ma sát. Hàm lượng bụi trong không khí phụ thuộc vào môi trường mà động cơ làm việc.

* Cơ cấu bướm ga:

+ Cơ cấu bướm ga được gắn vào đường ống nạp của động cơ và nối với ống cao su có gắn cám biến lươu lượng khí.

+ Vị trí bắt đầu của bướm ga điều chỉnh bằng vít tỳ.

* Cổ hút:

Dùng để làm kín và phân phối không khí đến từng xi lanh của động cơ.

Cổ hút gồm hai phần: Thân trên, trên đó có lắp cơ cấu bướm ga, bộ điều chỉnh lượng không khí bổ xung và thân dưới. Các thân có các mặt bích liên kết với nhau và với thân máy.

2.3.8. Đánh lửa

Khi dòng điện sơ cấp ngắt đột ngột trong bôbin thì điện áp cao xuất hiện bên thứ cấp của bôbin. Bộ chia điện phân phối điện áp cao đến buzi thích hợp thứ tự đánh lửa động cơ là các xylinder 1-3-4-2. 

CHƯƠNG 3

KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ 4G63 TRÊN XE MITSUBISHI JOLIE

3.1. Các hư hỏng thường gặp trong quá trình sử dụng động cơ 4G63

Các hư hỏng thường gặp

- Đồng hồ báo tốc độ không hoạt động

- Đồng hồ tốc độ động cơ không hoạt động

- Đồng hồ nhiên liệu không hoạt động

3.2. Nguyên nhân của các hư hỏng

Nguyên nhân của các hư hỏng như bảng 3.1.

3.3. Kiểm tra kỹ thuật, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa hư hỏng thông thường của hệ thống

3.3.1. Kiểm tra và bảo dưỡng ắc quy

 Kiểm tra và bảo dưỡng ắc quy như bảng 3.2.

Một số hư hỏng chính:

* Ắcquy tự phóng điện:

- Trong ắc quy hình thành dòng điện cục bộ;

- Nước đổ vào ắc qui không phải là nước cất;

- Dung dịch điện phân pha chế từ axit sunfuric kỹ thuật; 

* Các bản cực bị sunfat hóa:

- Ắc quy để lâu trong tình trạng phóng điện;

- Ắc quy thường xuyên nạp điện thiếu;

- Tỉ trọng dung dịch điện phân thấp hoặc cao;

- Mức dung dịch điện phân thấp;

* Những tấm cực của ắc qui bị hỏng:

- Bắt ắc quy không chặt;

- Nhiệt độ dung dịch điện phân quá cao;

- Những bản cực của ắcquy bị gẫy;

* Máy khởi động không dẫn động được động cơ nổ:

- Ắcquy bị hết điện vì sử dụng lâu dài lúc đỗ xe;

- Đai kẹp của cọc ắc quy bị lỏng;

- Các cọc và đai kẹp bị oxy hóa;

3.3.2. Kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật máy khởi động

Motor giảm tốc hành tinh-rotor thanh dẫn như bảng 3.3.

* Nguyên nhân hư hỏng và cách khắc phục:

Hệ thống khởi động ô tô có sơ đồ điện càng phức tạp thì khả năng xẩy ra các hư hỏng càng nhiều. Hiện tượng hư hỏng ở máy khởi động thường ở các dạng sau:

-  Đóng mạch máy khởi động nhưng máy khởi động không quay

Hiện tượng này chứng tỏ không có dòng điện chạy vào máy khởi động, vậy phải kiểm tra lại phần nguồn rồi sau đó kiểm tra tới đường dây nối từ nguồn đến máy khởi động.

- Máy khởi động quay chậm, đèn bị giảm độ sáng rõ rệt so với trước lúc khởi động.

Nguyên nhân có thể do ngắn mạch cuộn dây kích thích, chạm các phần ứng và các cực do vít bắt chặt các cực bị lỏng ra.

- Máy khởi động không quay, độ sáng  của đèn giảm xuống đáng kể só với trước lúc khởi động.

* Một số điều cần chú ý:

Khi vận hành máy khởi động phải thường xuyên nghe ngóng, theo dõi chặt chẽ mọi biểu hiện diễn biến trong quá trình máy làm việc. Thấy có hiện tượng bất thường như đóng mạch điện cho máy nhưng không thấy máy quay, hoặc máy khởi động không kéo được cho động cơ ô tô nổ…

3.3.3. Kiểm tra, bảo dưỡng các bộ phận của hệ thống đánh lửa

* Bước 1: Kiểm tra tia lửa cao áp

Để dây cao áp từ bô bin cách mát một khoảng 13mm.

Khởi động và quan sát tia lửa điện.

Nếu không có  hoặc yếu -> bước 2.

* Bước 5: kiểm tra điện trở cuộn dây cảm biến

Điện trở cuộn dây cảm biến khoảng 140 - 160Ω. Điện trở của cuộn dây cảm biến thay đổi tùy theo hãng xe.

Nếu không đúng -> thay mới.

* Bước 6: kiểm tra khe hở từ.

Dùng lá căn kiểm tra khe hở từ: 0,2 - 0,4mm. điều chỉnh lại nếu cần thiết.

Nếu vẫn không có tia lửa cao áp ->Thay mới IC đánh lửa.

* Kiểm tra điện trở cuộn dây cảm biến.

Điện trở cuộn dây: Toyota R = 140 - 180Ω

Honda R = 650 - 850Ω

* Kiểm tra bộ đánh lửa sớm chân không.

Tháo ống chân không tại bộ đánh lửa sớm chân không.

Cung cấp chân không đến các màng của bộ đánh lửa sớm chân không.

Kiểm tra sự dịch chuyển của mâm lửa.

Các hư hỏng của hệ thống đánh lửa như bảng 3.5.

3.3.4. Một số hư hỏng, phương pháp kiểm tra các loại đồng hồ

* Đồng hồ đo nhiệt độ nước làm mát động cơ

  Đồng hồ đo loại điện từ, từ điện dùng trên ô tô khá phổ biến. Nguyên lý làm việc nói chung là gần tương tự nhau. Sau đây, chỉ xét những sự cố, phương pháp kiểm tra đối với đồng hồ đo nhiệt độ nước làm mát động cơ ô tô.

- Độ kín của bộ cảm biến không đảm bảo, nước rò rỉ vào trong bộ cảm biến làm cho điện trở nhiệt bị hỏng.

- Kim chỉ bị lệch do trục nam châm bị cong.

- Dây dẫn nối với bộ chỉ thị bị đứt.

Kiểm tra bộ chỉ thị của đồng hồ đo nhiệt độ

Quá trình kiểm tra thực hiện như trên. Thay cho bộ cảm biến là hộp điện trở và tiến hành kiểm tra ở nhiệt độ môi trường là 200C. Điện áp nguồn là 12V hoặc 28V.

Trong quá trình kiểm tra bộ cảm biến, cần phải xác định giá trị điện trở của nó tương ứng với các điểm nhiệt độ cần kiểm tra. Trị số điện trở đo được xác định nhờ vonkế và ampe kế theo biểu thức :

RCB = UCB / I­CB

* Kiểm tra hoạt động của đồng hồ báo nhiên liệu:

Cấp điện áp ắcquy (+), (-) với cọc 2,3 qua bóng đèn thử 3.4w kiểm tra bóng sang.Nhúng công tắc vào xăng, kiểm tra bóng tắt, nếu hoạt động không như tiêu chuẩn thì thay bộ đo mực xăng

* Kiểm tra hoạt động của đồng hồ báo nhiệt độ nước làm mát động cơ

- Rút giắc ra khỏi bộ đo nhiệt độ nước làm mát;

- Bật khóa và kiểm tra rằng kim chỉ thị ở vị trí cool;

- Nối đất cực giắc phía dây điện qua bóng đèn thử 3.4W;

KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ

* Kết luận:

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu, lượng ôtô lưu thông trên đường ngày càng gia tăng một cách đáng kể. Đó là tín hiệu vui nhưng cũng đồng nghĩa với lượng khí thải độc hại ngày càng tăng và môi trường đang ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng trước tình trạng ô nhiễm.

Hệ thống điều khiển động cơ 4G63 Jolie Mitsubishi là một hệ thống mới đang được ứng dụng rộng rãi trên động cơ, giúp nâng cao hiệu suất của quá trình và tăng công suất động cơ, giảm được rung giật, ồn, và tiếng gõ của động cơ, đồng thời cũng giải quyết được một phần ô nhiễm của khí thải.

Các công nghệ mới áp dụng trên động cơ nói chung và trên động cơ xe Jolie Mitsubishi nói riêng đã giúp động cơ được sử dụng rộng rãi hơn để góp phần tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường. Do đó việc tìm hiểu và giới thiệu về hệ thống 4G63 Jolie Mitsubishi là công việc mang một ý nghĩa hết sức thiết thực, giúp mọi người có thể hiểu thêm về công nghệ này.

Dưới sự hướng dẫn tận tình của Thầy: TS…………… trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã bổ sung và tích lũy thêm rất nhiều kiến thức bổ ích. Và đó cũng chính là những hành trang vô cùng quý giá giúp tôi thực hiện có thêm tự tin để tiếp nhận những nhiệm vụ mới trong công việc thời gian sắp tới.

* Đề ngh:

Do kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên trong quá trình thực hiện, chắc chắn đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, truyền đạt kinh nghiệm từ quý Thầy và các đồng chí để ngày càng có nhiều đề tài hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Đỗ Văn Dũng, Hệ thống điện động cơ trên ô tô hiện đại.

2. GS.TS. Nguyễn Tất Tiến, Nguyên lý động cơ đốt trong.

3. TS. Hoàng Đình Long, Giáo trình kỹ thuật sửa chữa ô tô.

4. PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Giáo trình điện tử ô tô.

5. KS Phạm Ngọc Tuấn, Trang bị điện trên ô tô.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"