MỤC LỤC
MỤC LỤC...1
LỜI NÓI ĐẦU.. 2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG XE ZIL-131. 3
1.1. Giới thiệu chung xe ZIL-131. 3
1.2. Tính năng kỹ chiến thuật xe ZIL-131. 4
1.3. Đặc tính các cụm và hệ thống chính của xe ZIL-131. 8
1.3.1. Động cơ. 8
1.3.2. Hệ thống truyền lực. 9
1.3.3. Hệ thống điều khiển. 9
1.3.4. Bánh xe. 10
1.3.5. Hệ thống điện. 10
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG PHANH XE ZIL-131 11
2.1. Công dụng, phân loại và yêu cầu đối với hệ thống phanh xe ZIL-131. 11
2.1.1. Công dụng, phân loại 11
2.1.2. Yêu cầu. 12
2.2. Phân tích kết cấu hệ thống phanh xe ZIL-131. 12
2.2.1. Hệ thống phanh chính. 12
2.2.2. Hệ thống phanh dừng. 27
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM CƠ CẤU PHANH XE ZIL-131 30
3.1. Sơ đồ tính toán và các số liệu ban đầu. 30
3.2. Tính lực đẩy từ cơ cấu doãng má phanh lên guốc phanh P1, P2 32
3.3. Xác định mô men phanh thực tế và mô men phanh yêu cầu của cơ cấu phanh 35
3.3.1. Xác định mô men phanh thực tế. 35
3.3.2. Xác định mô men phanh yêu cầu của cơ cấu phanh. 37
3.4. Tính toán kiểm nghiệm khả năng làm việc của cơ cấu phanh. 41
3.4.1. Tính toán xác định công ma sát riêng. 41
3.4.2. Tính toán xác định áp suất trên bề mặt má phanh. 42
3.4.3. Tính toán xác định tỷ số khối lượng toàn bộ ô tô trên tổng diện tích ma sát má phanh. 43
3.4.4. Tính toán nhiệt phát ra trong quá trình phanh. 43
3.4.5. Kiểm tra hiện tượng tự xiết của cơ cấu phanh. 45
CHƯƠNG 4: KHAI THÁC HỆ THỐNG PHANH XE ZIL-131. 46
4.1. Những chú ý cơ bản trong khai thác, sử dụng hệ thống phanh trên xe ZIL-131 46
4.1.1. Khi kiểm tra hệ thống phanh. 46
4.1.2. Khi khai thác sử dụng. 46
4.2. Nội dung chính bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống phanh xe ZIL-131. 47
4.2.1. Bảo dưỡng thường xuyên. 48
4.2.2. Bảo dưỡng cấp 1. 48
4.2.3. Bảo dưỡng cấp 2. 49
4.2.4. Nội dung công việc trong bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống phanh trên xe ZIL-131 50
4.3. Những hư hỏng thường gặp của hệ thống phanh xe ZIL-131. 55
4.3.1. Đối với hệ thống phanh chính. 55
4.3.2. Đối với hệ thống phanh dừng. 57
4.4. Quy trình tháo lắp hệ thống phanh xe ZIL-131. 58
4.4.1. Quy trình thay thế tổng van phanh. 59
4.4.2. Quy trình thay guốc phanh bánh xe. 60
4.4.3. Quy trình thay màng bầu phanh. 62
4.4.4. Quy trình thay tang trống phanh tay. 63
4.4.5. Quy trình thay guốc phanh tay. 64
KẾT LUẬN.. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI NÓI ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới đã và đang phát triển không ngừng và ngày càng thu hút được những thành tựu rất to lớn, được ứng dụng rộng rãi vào phát triển kinh tế và quốc phòng.
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế phát triển, nền quốc phòng vững mạnh. Trong bối cảnh chung đó, ngành xe-máy quân đội ta đã và đang không ngừng nâng cao chất lượng khai thác, sử dụng, bảo dưỡng trang bị, đi sâu vào chất lượng nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ chuyên môn đối với lực lượng làm công tác quản lý, khai thác, sử dụng xe máy trong quân đội.
Chính điều đó mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung của đất nước trong giai đoạn hiện nay và từng bước hiện đại hoá quân đội, nâng cao sức chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu.
Trong quân đội ta hiện nay đang quản lý, khai thác và sử dụng nhiều loại xe ô tô sản xuất tại Liên Xô cũ ví dụ: KRAZ...; URAL...; ZIL..; GAZ…; UAZ.... Để quản lý, khai thác, sử dụng tốt các trang bị xe-máy trong quân đội phù hợp với điều kiện địa hình Việt Nam và đặc thù hoạt động quân sự. Mỗi cán bộ kỹ thuật ngành xe-máy phải nắm chắc đặc điểm kết cấu, tính năng kỹ chiến thuật, các phương pháp bảo dưỡng, sửa chữa, phục hồi chi tiết. Đảm bảo tốt tình trạng kỹ thuật trang bị xe-máy luôn luôn sẵn sàng hoạt động, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Với mục đích đó, đề tài: “Nghiên cứu, khai thác hệ thống phanh dẫn động khí nén trên xe ZIL-131” phần nào đáp ứng được tính thiết thực trong quá trình khai thác sử dụng xe ZIL-131 tại đơn vị cơ sở. Đây cũng sẽ là tài liệu bổ ích cho cán bộ làm công tác quản lý trang bị, khai thác xe ZIL-131, một loại xe vận tải có tính năng kỹ, chiến thuật cao phù hợp và rất thông dụng trong hoạt động quân sự tại Việt Nam.
Với mục đích ý nghĩa trên, đề tài đi sâu vào giải quyết một số nội dung sau:
- Lời nói đầu.
- Chương 1: Giới thiệu chung xe ZIL-131.
- Chương 2: Phân tích kết cấu hệ thống phanh xe ZIL-131.
- Chương 3: Tính toán kiểm nghiệm cơ cấu phanh chính xe ZIL-131.
- Chương 4: Khai thác hệ thống phanh xe ZIL-131.
- Kết luận.
Qua một thời gian thực hiện với sự giúp đỡ tận tình của thầy: TS................. và các thầy trong Khoa Ô tô, tôi đã hoàn thành nội dung đồ án được giao. Do hiểu biết của bản thân còn hạn chế nên đồ án sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự chỉ bảo của các thầy để đồ án được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG XE ZIL-131
1.1. Giới thiệu chung xe ZIL-131
Ô tô ZIL-131 là ô tô vận tải được sử dụng nhiều trong Quân đội, dùng để chuyên chở hàng hoá, các trang thiết bị quân sự và chở bộ đội. Ngoài ra, có thể dùng làm xe cơ sở cho các mẫu xe đặc chủng: các xe công trình xa, xe kéo tên lửa và các xe chuyên dùng khác.
Hình dáng ngoài của xe ZIL-131 được thể hiện ở hình 1.1.
Một số kích thước cơ bản của xe ZIL-131 được biểu diễn trên hình 1.2.
1.2. Tính năng kỹ, chiến thuật xe ZIL-131
Một số tính năng kỹ, chiến thuật cơ bản của xe ZIL-131 được chỉ rõ trong bảng 1.a.
1.3. Đặc tính các cụm và hệ thống chính của xe ZIL-131
1.3.1. Động cơ
Là động cơ xăng 4 kỳ, xupáp treo, có 8 xi lanh, bố trí hình chữ V.
- Hệ thống bôi trơn: kiểu hỗn hợp bôi trơn bằng áp suất kết hợp vung té, đáy các te kiểu ướt, bơm dầu kiểu bánh răng, dầu bôi trơn là loại AC8, AC10.
- Hệ thống nhiên liệu: sử dụng nhiên liệu xăng, chế hoà khí K-88AE, bơm nhiên liệu kiểu màng được dẫn động từ cam lệch tâm trên trục cam và có thể cung cấp nhiên liệu bằng bơm máy và bơm tay được. Có hai thùng nhiên liệu.
1.3.2. Hệ thống truyền lực
- Li hợp: loại li hợp một đĩa ma sát khô, thường đóng, dẫn động bằng cơ khí, lò xo ép bố trí xung quanh.
- Hộp số: hộp số chính kiểu cơ khí, 3 trục dọc có 5 số tiến và 1 số lùi, các trục của hộp số được quay trơn trên các vòng bi và được truyền động qua các cặp bánh răng.
1.3.3. Hệ thống điều khiển
- Hệ thống lái: cơ cấu lái kiểu vít đai ốc – thanh răng – cung răng, có trợ lực thuỷ lực.
- Hệ thống phanh: gồm hệ thống phanh chân dẫn động bằng khí nén, phanh tay dẫn động cơ khí.
+ Phanh chân: kiểu tang trống với hai guốc phanh được bố trí ở tất cả các bánh xe, dẫn động phanh chân bằng khí nén.
+ Phanh tay: là loại phanh kiểu tang trống được bố trí trên trục truyền, dẫn động bằng cơ khí.
1.3.5. Hệ thống điện
Sử dụng điện áp toàn mạch: 12V - một chiều.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG PHANH XE ZIL-131
2.1. Công dụng, phân loại và yêu cầu đối với hệ thống phanh xe ô tô
2.1.1. Công dụng, phân loại
2.1.1.1. Công dụng
Hệ thống phanh dùng để giảm tốc độ của ô tô cho đến khi dừng hẳn hoặc đến một tốc độ nào đấy. Ngoài ra hệ thống phanh còn bảo đảm giữ cố định xe trong thời gian dừng xe.
2.1.1.2. Phân loại
Có nhiều cách phân loại hệ thống phanh:
* Theo chức năng của hệ thống phanh:
- Hệ thống phanh công tác;
- Hệ thống phanh dừng;
* Theo kết cấu của cơ cấu phanh:
- Phanh guốc;
- Phanh dải;
2.1.2. Yêu cầu
Hệ thống phanh dùng để nâng cao khả năng chuyển động an toàn cho ô tô. Để thực hiện được chức năng này hệ thống phanh phải thoả mãn được các yêu cầu sau đây:
- Đảm bảo hiệu quả phanh cao ở bất kỳ chế độ chuyển động nào, ngay cả khi dừng xe tại chỗ.
- Đảm bảo giữ xe cố định trên dốc ngay cả khi không có mặt lái xe.
2.2. Phân tích kết cấu hệ thống phanh xe ZIL-131
2.2.1. Hệ thống phanh chính
Hệ thống phanh chính dùng để giảm tốc độ chuyển động của xe hoặc dừng hẳn ô tô lại khi đang chuyển động một cách nhanh chóng, hiệu quả, có độ tin cậy cao không phụ thuộc nhiều vào điều kiện chuyển động, tốc độ và tải trọng của xe, điều khiển hệ thống phanh bằng lực tác dụng lên bàn đạp phanh đặt trong buồng lái và liên kết dưới hình thức cơ khí với van phanh, lực phanh tùy thuộc vào lực tác dụng của người lái lên bàn đạp phanh.
2.2.2. Hệ thống phanh dừng
Phanh tay được sử dụng khi dừng xe, đỗ xe trên dốc hoặc khi xe không hoạt động, không có người lái trên xe. Nghiêm cấm không được sử dụng phanh tay thường xuyên khi xe đang chuyển động bình thường, không có tình huống phức tạp xảy ra đột ngột, vì nó nhanh chóng làm phá hỏng hệ thống truyền lực và dễ gây ra hiện tượng làm xe quay vòng tại chỗ, dễ gây lật đổ xe.
2.2.2.1. Cấu tạo hệ thống phanh dừng
Đặc điểm kết cấu của hệ thống phanh dừng (phanh tay) được thể hiện trên hình 2.10.
2.2.2.2. Nguyên lý làm việc hệ thống phanh dừng
Khi phanh người lái kéo cần phanh 30, qua hệ thống đòn dẫn động làm quay cam phanh 13, đẩy guốc phanh áp sát vào tang phanh hãm trục truyền, các cung răng 26 hãm hệ thống dẫn động ở vị trí đang phanh.
CHƯƠNG 3
TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM CƠ CẤU PHANH XE ZIL-131
3.1. Sơ đồ tính toán và các số liệu ban đầu
* Sơ đồ tính toán kiểm nghiệm cơ cấu phanh được thể hiện trên hình 3.1.
- G: trọng lượng xe [KG]
- Pj: lực quán tính [N]
- PP1, PP2, PP3: lực cản lăn ở các bánh xe;
- R1, R2, R3: phản lực pháp tuyến từ mặt đường [N]
- hg: chiều cao trọng tâm xe [m]
- a: khoảng cách từ trọng tâm xe đến cầu trước [m]
- b: khoảng cách từ trọng tâm xe đến trục cân bằng [m]
- L: khoảng cách từ tâm cầu trước đến tâm trục cân bằng [m]
3.2. Tính lực đẩy từ cơ cấu doãng má phanh lên guốc phanh P1 , P2
Các lực này xác định trên cơ sở biết được áp suất khí nén đưa đến bầu phanh và diện tích tiếp xúc của bầu phanh. Lực do bầu phanh sinh ra tỷ lệ với áp suất khí nén được đưa đến bầu phanh và phụ thuộc vào hành trình cần bầu phanh. Ta biết áp suất khí nén đi vào bầu phanh xe:
p = 6,5 [KG/cm2] = 65 [N/cm2]
Gọi lực tác dụng lên màng bầu phanh là Pth ta có :
Pth = p.SM (3.1)
Do đó: Pth = 79,55.65 = 5171 [N ]
Theo tài liệu [IV], mô men xoắn cần thiết Mt sinh ra trên trục quay để trực tiếp ép các guốc phanh với truyền động cơ khí và cam có cánh tay đòn cố định
Thay số vào biểu thức (3.5), ta được:
Mt = 5171.12,5 = 64637,5 [Ncm]
Giải hệ phương trình ta được:
P1 = 10020,7 [N]
P2 = 33071 [N]
3.3. Xác định mô men phanh thực tế và mô men phanh yêu cầu của cơ cấu phanh
3.3.1. Xác định mô men phanh thực tế
Dưới tác dụng của các lực lên má phanh P1, P2 các má phanh được đẩy ra ép má phanh sát vào tang phanh. Khi đó mô men ma sát giữa má phanh và tang phanh còn gọi là mô men phanh có tác dụng làm cho bánh xe quay chậm lại thực hiện quá trình phanh xe.
3.3.1.1. Tính tọa độ điểm đặt hợp lực tác dụng lên má phanh (d, r)
- Đối với cơ cấu phanh bánh trước: vì guốc trước và guốc sau như nhau mà từ mục 3.2 ta đã tính được d = d1 = 00, r = 0,246 [m]
- Đối với cơ cấu phanh bánh sau:
+ Guốc trước và guốc sau như nhau có các giá trị:
b1 = 300, b2 = 1500, b0 = 1200
3.3.1.2. Xác định mô men phanh do cơ cấu phanh sinh ra
- Đối với cơ cấu phanh bánh xe cầu trước:
=> Mp1 = 7622,24 [Nm]
- Đối với cơ cấu phanh bánh xe cầu sau:
Các thông số của cơ cấu phanh bánh xe cầu sau giống các thông số của cơ cấu phanh cầu trước, chỉ khác giá trị dk = 2 [cm].
Vậy, mô men phanh thực tế sinh ra:
Mtt = Mp1 + Mp2 = 7622,24 + 11433,4 = 19055,64 [Nm] (*)
3.3.2. Xác định mô men phanh yêu cầu của cơ cấu phanh
Để đảm bảo phanh xe có hiệu quả nhất trong bất kỳ điều kiện nào, lực phanh yêu cầu trên các bánh xe được xác định như sau:
Mô men phanh sinh ra ở các cơ cấu phanh của ô tô đảm bảo giảm tốc độ hoặc dừng ô tô hoàn toàn với gia tốc chậm dần trong giới hạn cho phép.
Vậy, mô men phanh yêu cầu ở các bánh xe:
Myc = Mpt + Mps = 9373 + 4413,2 = 13786,2 [Nm] (**)
Kết luận: Từ (*) và (**) ta thấy mô men phanh thực tế Mtt của xe lớn hơn mô men phanh yêu cầu Myc của xe. Do vậy hệ thống phanh đảm bảo an toàn cho xe hoạt động trong các điều kiện.
3.4. Tính toán kiểm nghiệm khả năng làm việc của cơ cấu phanh
3.4.1. Tính toán xác định công ma sát riêng
Công ma sát riêng được xác định trên cơ sở các má phanh thu toàn bộ động năng của ô tô khi phanh ô tô ở vận tốc ban đầu nào đó.
Thay số vào công thức (3.20) ta có:
FΣ = 6.0,879.0,1 = 0,527 [m2]
Trị số cho phép công ma sát riêng đối với cơ cấu phanh là:
[lms]= 3000-7000 [KNm/m2]
Kết luận: Từ kết quả tính toán ta có lms < [lms]. Do vậy cơ cấu phanh trên đảm bảo điều kiện công ma sát riêng cho phép.
3.4.2. Tính toán xác định áp suất trên bề mặt má phanh
* Đối với cầu trước:
Ta có:
Mt = 7622,24 [Nm]
m = 0,37; rt = 0,21 [m]
* Đối với cầu sau:
Ta có: Mt = 11433,4 [Nm]
m = 0,37; rt = 0,21 [m]
b = 0,1 [m]; bo = 4,187 [rad]
Kết luận: So sánh các giá trị áp suất trên bề mặt má phanh của cầu trước và cầu sau với giá trị áp suất trên bề mặt má phanh cho phép ta thấy: p1, p2 < [p]. Do đó cơ cấu phanh của cả hệ thống đảm bảo điều kiện làm việc an toàn.
3.4.3. Tính toán xác định tỷ số khối lượng toàn bộ ô tô trên tổng diện tích ma sát má phanh
Thay số vào công thức (3.23) ta được: q = 1,93.104 [KG/m2]
Kết luận: Từ kết quả tính toán ta có được tỷ số khối lượng toàn bộ ô tô trên tổng diện tích ma sát của má phanh q nhỏ hơn giá trị cho phép [q] = 2,5 - 3,5.104 [KG/m2]. Do đó cơ cấu phanh đảm bảo làm việc an toàn.
3.4.5. Kiểm tra hiện tượng tự xiết của cơ cấu phanh
Hiện tượng tự xiết (tự phanh) xảy ra khi má phanh ép sát vào tang phanh chỉ bằng lực ma sát mà không cần tác động lực P của cơ cấu doãng má phanh lên tang phanh. Trong trường hợp như vậy thì mô men phanh Mt về phương diện lý thuyết mà nói sẽ tiến đến vô cùng.
Thay số vào công thức (3.26) ta được: u = 0,69 khác 0,37
Kết luận: Từ kết quả tính toán trên ta thấy giữa hai giá trị μ tính toán với μ thực tế là khác nhau. Do đó trong cơ cấu phanh của xe ZIL-131 không xảy ra hiện tượng tự xiết.
CHƯƠNG 4
KHAI THÁC HỆ THỐNG PHANH XE ZIL-131
4.1. Những chú ý cơ bản trong khai thác, sử dụng hệ thống phanh trên xe ZIL-131
Hệ thống phanh giữ vai trò quan trọng trong quá trình chuyển động của ô tô, đảm bảo an toàn cho hàng hóa, hành khách và phương tiện.
4.1.1. Khi kiểm tra hệ thống phanh
- Hệ thống phanh là một hệ thống đảm bảo chuyển động của ô tô. Do vậy phải đáp ứng những yêu cầu kiểm tra khắt khe, nhất là khi ô tô hoạt động ở tốc độ cao.
- Trong quá trình sử dụng, không được thay đổi kết cấu của hệ thống phanh nếu không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
4.1.2. Khi khai thác sử dụng
- Tránh phanh đột ngột để lết bánh xe trên đường làm lốp nhanh mòn và hiệu quả phanh không cao.
- Giảm thiểu việc phanh xe với tốc độ quá lớn hoặc phanh liên tục vì như vậy sẽ làm cơ cấu phanh nóng lên, làm giảm hệ số ma sát của phanh đồng thời làm cho các chi tiết của hệ thống phanh nóng lên, làm giảm tuổi thọ cho các chi tiết và làm giảm chất lượng của quá trình phanh.
4.2. Nội dung chính bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống phanh xe ZIL-131
Trong quá trình khai thác, sử dụng hệ thống phanh luôn có những thay đổi về trạng thái, khả năng làm việc, giảm dần hiệu quả sau một thời gian sử dụng. Các thay đổi này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó hao mòn chi tiết theo thời gian sử dụng giữ vai trò quan trọng nhất.
Bảo dưỡng hệ thống phanh cũng tuân thủ theo đầy đủ các cấp bảo dưỡng kỹ thuật, đó là:
- Bảo dưỡng thường xuyên.
- Bảo dưỡng định kỳ cấp 1.
- Bảo dưỡng định kỳ cấp 2.
4.2.4. Nội dung công việc trong bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống phanh trên xe ZIL-131
4.2.4.1. Kiểm tra, điều chỉnh phanh tay
Thường xuyên kiểm tra sự bắt chặt và kiểm tra, điều chỉnh khe hở giữa má phanh và tang trống. Khi độ mòn tấm ma sát tăng thì sẽ làm tăng hành trình tự do của phanh tay.
4.2.4.2. Kiểm tra, điều chỉnh phanh chân
Thường xuyên kiểm tra khe hở giữa má phanh và tang phanh.
Trong quá trình sử dụng do má phanh bị mòn, làm cho khe hở tăng lên, do đó ta phải điều chỉnh lại khe hở giữa má phanh và tang trống.
4.2.4.4. Kiểm tra, điều chỉnh van điều hòa áp suất
Khi có sự thay đổi áp suất trong hệ thống, có thể do mòn vòng đệm làm kín van trượt của bộ giảm tải. Nếu sau khi khắc phục độ kín khít mà áp suất trong hệ thống vẫn không đảm bảo tiêu chuẩn thì cần tháo van điều hoà áp suất. Rửa sạch các chi tiết bằng xăng hoặc dầu hoả, dùng giẻ sạch lau khô sau đó lắp và điều chỉnh lại.
4.2.4.7. Bảo dưỡng kỹ thuật bầu phanh
Bầu phanh dùng để dẫn động phanh chân của ô tô, nếu cần phải kiểm tra độ kín khít của bầu phanh.
4.3. Những hư hỏng thường gặp của hệ thống phanh xe ô tô ZIL - 131
4.3.1. Đối với hệ thống phanh chính
Đối với hệ thống phanh chính xe ZIL-131, quá trình khai thác có thể xảy ra các hư hỏng và sự cố được thể hiện trong bảng 4.a.
4.3.2. Đối với hệ thống phanh dừng
Đối với hệ thống phanh dừng xe ZIL-131, quá trình khai thác có thể xảy ra các hư hỏng và sự cố được thể hiện trong bảng 4.b.
4.4. Quy trình tháo lắp hệ thống phanh xe ZIL-131
Hiện nay trong quân đội ta cơ bản các loại VKTBKT được trang bị từ thời chiến tranh, đã qua sử dụng nhiều năm. Do thời tiết khí hậu, quá trình sử dụng trong thời gian dài nên đã hư hỏng xuống cấp nhiều.
KẾT LUẬN
Qua thời gian nghiên cứu làm đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu, khai thác hệ thống phanh dẫn động khí nén trên xe ZIL-131”. Bằng những kiến thức tích luỹ trong thời gian học tập tại trường, kết hợp với quá trình khảo sát thực tế và được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo: TS …………….. cùng các thầy giáo trong Khoa Ô tô, đồ án tốt nghiệp đã được hoàn thành đúng thời gian và bảo đảm chất lượng.
Sau khoảng thời gian làm đồ án, bản thân tôi đã củng cố lại được kiến thức đã học và nâng cao sự hiểu biết về một số nội dung khai thác thực tế tại đơn vị, cũng như biết cách xây dựng một đề tài nghiên cứu khoa học.
Đồ án này có ý nghĩa thực tiễn cao. Trong quá trình làm đòi hỏi phải nghiên cứu, phải có kinh nghiệm thực tiễn. Với thời gian và điều kiện có hạn, bản thân với kiến thức, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên đồ án không tránh khỏi những sai sót. Kính mong các thầy giáo và các đồng chí đóng góp, xây dựng giúp tôi để đồ án được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo : TS …………….., cùng các thầy giáo trong Khoa Ô tô đã giúp tôi hoàn thành đồ án này!
TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20…
Học viên thực hiện
…………….
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. [I]. Cấu tạo ôtô quân sự (tậpII), Vũ Đức Lập - Phạm Đình Vi, Học viện Kỹ thuật Quân Sự, 1995.
2. [II]. Lý thuyết ô tô quân sự_Nguyễn Phúc Hiểu - Vũ Đức Lập, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2002.
3. [III]. Kết cấu tính toán ô tô, Ngô Khắc Hùng, NXB GTVT, 2008.
4. [IV]. Hướng dẫn thiết kế môn học “Kết cấu tính toán ô tô quân sự” - Tập V: Hệ thống phanh, Vũ Đức Lập, Học viện Kỹ thuật Quân sự, 1998.
5. [V]. Sổ tay tính năng tra cứu kỹ thuật ô tô, Vũ Đức Lập, Học viện Kỹ thuật Quân sự, 2003.
6. [VI]. Ôtô ZIL-131 - Hướng dẫn sửa chữa tại đơn vị, Tổng cục kỹ thuật, 2000.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"