ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU, LẬP QUY TRÌNH BẢN DƯỠNG SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ TRÊN Ô TÔ KAMAZ 54115

Mã đồ án OTTN003021681
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 350MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D, 3D (Bản vẽ 3D bơm PE, bản vẽ kết cấu mặt cắt ngang động cơ Kamaz 54115, bản vẽ mặt cắt dọc động cơ Kamaz 54115, bản vẽ quy trình kiểm tra các chi tiết động cơ Kamaz 54115, bản vẽ quy trình sửa chữa tay biên, bản vẽ quy trình doa xylanh, bản vẽ sơ đồ quy trình công nghệ sửa chữa lớn động cơ, bản vẽ đồ thị động lực học động cơ Kamaz 54115); file word (Bản thuyết minh, nhiệm vụ đồ án, bìa đồ án, bản trình chiếu bảo vệ Power point, bản thuyết trình…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... NGHIÊN CỨU, LẬP QUY TRÌNH BẢN DƯỠNG SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ TRÊN Ô TÔ KAMAZ 54115.

Giá: 1,190,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC..

LỜI NÓI ĐẦU..

Chương 1.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE KAMAZ VÀ ĐỘNG CƠ XE KAMAZ 54115...

A. Đặc điểm của xe Kamaz...

1.1.Giới thiệu xe Kamaz…

1.1.1.Đặc điểm của xe…

1.1.2. Mức độ sử dụng xe ở Việt Nam…

1.2. Giới Thiệu Chung về Động Cơ KAMAZ_7403.10…

B. Đặc điểm kết cấu của động cơ…

1.3 Các cơ cấu chính……

1.3.1 Cơ cấu khuỷu trục thanh truyền…

1.3.1.1.Các chi tiết cố định:...

1.3.1.2.Các chi tiết chuyển động…

1.3.2.Cơ cấu phối khí:…

1.3.3.Cơ cấu dẫn động:…

1.4.Các hệ thống:…

1.4.1.Hệ thống bôi trơn:…

1.4.2. Hệ thống cung cấp nhiên liệu…

1.4.3. Turbo tăng áp…

1.4.4. Hệ thống làm mát…

Chương 2TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM ĐỘNG CƠ....

2.1. Chọn các số  liệu ban đầu…

2.2. Xác định các thông số đánh giá chu trình công tác và sự làm việc của động cơ........

2.3. Tính toán chu trình công tác …

2.4. Dựng đường đặc tính ngoài động cơ…

2.5. Tính toán động lực học …

Chương 3. LẬP QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG SỮA ĐỘNG CƠ KAMAZ 7403.10 TRÊN XE KAMAZ 54115.....

3.1. Quy trình bảo dưỡng động cơ kamaz 7403.10…

3.1.1.Khái quát chung…

3.1.2.Bảo dưỡng các chi tiết, hệ thống, cơ cấu của động cơ Kamaz 7403.10…

3.1.2.1.Bảo dưỡng cơ cấu khuỷu trục- thanh truyền…

3.1.2.2.Bảo dưỡng cơ cấu phân phối khí…

3.1.2.3 Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu …

3.1.2.4 Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn …

3.1.2.5 Bảo dưỡng hệ thống làm mát…

3.2.Nguyên nhân hư hỏng và cách khắc phục…

 PHỤ LỤC....

MỞ ĐẦU

1. Khái quát về lịch sử vấn đề nghiên cứu

Ngành ô tô nước ta hiện nay chủ yếu là khai thác sử dụng các trang thiết bị nhập từ nước ngoài. Trong quân đội ta phần lớn sử dụng xe của liên xô (cũ). Ô tô KAMAZ là một chủng loại xe được sử dụng rất phổ biến ở Việt Nam trong các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Các xe này tuy đã có thời gian sử dụng khá dài song vẫn còn được tiếp tục khai thác sử dụng do điều kiện kinh tế xã hội nước ta còn nhiều khó khăn. Chính vì vậy, việc tìm hiểu, đánh giá, kiểm nghiệm các hệ thống, cụm, cơ cấu cho xe là hết sức cần thiết, nhằm có được biện pháp sử dụng xe 1 cách hợp lý và đạt hiệu quả cao hơn.

Xe KAMAZ do nhà máy Kamxki, Liên Xô (cũ) sản xuất, là một loại xe có tính năng thông qua cao. Có công thức bánh xe 6x4, 6x6, 4x2.Ngày nay, với yêu cầu phát triển của xã hội nói chung và quân đội nói chung, việc nhu cầu vận chuyển trang thiết bị, hàng hóa,vũ khí…với khối lượng ngày càng lớn nên hãng xe Kamaz đã nghiên cứu và cho ra đời dòng xe Kamaz 54115.Với tính năng của xe là vừa chở hàng vừa kéo rơmoóc, xe có thể hoạt động trên mọi loại đường từ đường loại 1 đến loại 3 và có sức kéo lên đến 27 tấn.                 

2.1. Mục tiêu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.1. Mục tiêu

- Nghiên cứu cấu tạo cụ thể của động cơ của dòng xe Kamaz.

- Tính toán, kiểm nghiệm động cơ, hiểu được tính năng của động cơ thông qua các đồ thị.

- Nghiên cứu quy trình bảo dưỡng- sửa chữa của động cơ Kamaz.

2.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của sáng kiến

- Ngoài mục đích chính là báo cáo tốt nghiệp, nghiên cứu động cơ dòng xe Kmaz mà điển hình là Kamaz 54115 còn giúp học viên nâng cao kiến thức về động cơ trên ô tô. Qua đó, học viên có thể khám phá các công nghệ mới và tích lũy kinh nghiệm có ích cho công việc sau này.

- Làm tài liệu lý thuyết để thực hành nghiên cứu chuyên sâu và ứng dụng trong việc dạy học các phần chuyên đề động cơ Kamaz.

3. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu động cơ Kamaz 7403.10. Nội dung nghiên cứu bao gồm:

- Mở đầu

- Chương 1. Giới thiệu chung về xe kamaz và động cơ kamaz 7403.10 trên xe 54115

- Chương 2. Tính toán kiểm nghiệm động cơ

- Chương 3. Lập quy trình bảo dưỡng- sửa chữa động cơ kamaz 7403.10 trên xe kamaz 54115

- Kết luận

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng

Nghiên cứu động cơ kamaz 7403.10 trên xe kamaz 54115

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Tập trung nghiên cứu động cơ kamaz 7403.10 trên xe kamaz 54115.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Mục đích: tìm hiểu cơ sở lý thuyết về động cơ kamaz 7403.10 trên xe kamaz 54115

Cách tiến hành: tham khảo, phân tích tài liệu chuyên ngành, các công trình nghiên cứu đã được công nhận.

5.2 Phương pháp chuyên gia, phỏng vấn

Mục đích: dùng để tăng tính thực tế khi nghiên cứu động cơ kamaz 7403.10 trên xe kamaz 54115.

Cách tiến hành: tiếp xúc trực tiếp với các chuyên gia của hãng xe sử dụng động cơ này và các vấn đề có liên quan để trao đổi, tìm hiểu và phân tích nguyên lý.

CHƯƠNG I

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE KAMAZ VÀ ĐỘNG CƠ XE KAMAZ 54115

A. Đặc điểm của xe Kamaz.

1.1 Giới thiệu xe Kamaz.

1.1.1.Đặc điểm của xe.

Ngành ô tô nước ta hiện nay chủ yếu là khai thác sử dụng các trang thiết bị nhập từ nước ngoài. Trong quân đội ta phần lớn sử dụng xe của liên xô (cũ). Ô tô KAMAZ là một chủng loại xe được sử dụng rất phổ biến ở việt nam trong các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. 

1.1.2 Mức độ sử dụng xe ở Việt Nam.

Với những ưu điểm của xe KAMAZ nói chung và KAMAZ-7403.10 nói riêng nó được đưa vào sử dung khá rộng rãi. Đặc biệt là trong nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp và quốc phòng. 

1.2 Giới Thiệu Chung về Động Cơ KAMAZ_7403.10

Động cơ KAMAZ 7403.10 là loại động cơ điêzien 4 kỳ tăng áp, làm mát cưỡng bức bằng chất lỏng. Động cơ có 8 xi lanh, bố trí kiểu chư V, cơ cấu phối khí xupap treo. Động cơ được chế tạo tại Liên Xô.

Hiện nay xe ôtô KAMAZ 54115 lắp đặt động cơ KAMAZ_7403.10 được sử dụng rộng rãi trong và ngoài quân đội. Nó có nhiều đặc tính tốt phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của vận tải quân sự.

B.Đặc điểm kết cấu của động cơ.

1.3 Các Cơ Cấu Chính

1.3.1 Cơ cấu khuỷu trục thanh truyền

1.3.1.1.Các chi tiết cố định:

Động cơ KAMAZ 7403.10 là động cơ diesel 4 kỳ gồm có 8 xi lanh xếp thành hình chữ V có góc nhị diện 900. Thân máy và nắp máy là những chi tiết máy cố định, có khối lượng lớn và phức tạp. Các cơ cấu của động cơ đều được lắp trên thân máy và nắp máy.

1.3.2.Cơ cấu phối khí:

Cơ cấu phối khí của động cơ KAMAZ_7403.10 kiểu xu páp treo, cơ cấu phối khí gồm:

- Bánh răng dẫn động, trục cam, các con đội, các đũa đẩy, đòn gánh, cơ cấu xupáp, các xupáp.

1.3.3.Cơ cấu dẫn động:

Cơ cấu đẫn động nhờ các bánh răng trụ răng thẳng để truyền mô men xoắn lên trục cam của cơ cấu phối khí, bơm cao áp, máy nén khí và bơm trợ lực tay lái của ôtô. Cơ cấu phối khí được dẫn động nhờ các bánh răng trục khuỷu lắp căng trên đuôi của trục khuỷu qua các bánh răng trung gian.

1.4.Các hệ thống:

1.4.1.Hệ thống bôi trơn:

Hệ thống bôi trơn trên động cơ KAMAZ 7403.10 là hệ thống bôi trơn hỗn hợp (áp lực kết hợp với vung toé) phần dầu chủ yếu ở đáy dầu. Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt công tác của các chi tiết, nâng cao hiệu suất của động cơ và tuổi thọ của chi tiết trong động cơ.

1.4.2.Hệ thống cung cấp nhiên liệu.

Nhiên liệu từ thùng chứa 15 qua bầu lọc thô 18 đi vào bơm thấp áp. Từ bơm thấp áp nhiên liệu được đẩy qua bầu lọc tinh 11 và theo các đường thấp áp vào bơm cao áp 5. Theo thứ tự công tác xilanh bơm cao áp sẽ phân phối nhiên liệu vào các vòi phun theo các đường dẫn cao áp.

* Khớp nối tự động điều chỉnh góc phun sớm nhiên liệu

Khớp nối bơm cao áp có nhiệm vụ dẫn động cho trục bơm cao áp đồng thời tự động điều chỉnh góc phun sớm cho phù hợp với tốc độ vòng quay trục khuỷu động cơ.

* Bộ điều tốc:

Bộ điều tốc làm việc với bơm cao áp của động cơ KAMAZ 7403.10 là loại điều tốc cơ khí đa chế độ. Phương pháp điều tốc là làm thay đổi lượng nhiên liệu cung cấp cho các xy lanh động cơ tuỳ thuộc vào tải đảm bảo cho số vòng quay trục khuỷu động cơ không thay đổi so với giá trị định trước của chân ga.

1.4.3 Turbo tăng áp

Các turbo tăng áp là một kiểu hệ thống sinh áp lực một cách cưỡng bức. Chúng nén khí vào bên trong các động cơ.Lợi ích của việc nén không khí đó là không khí được nén ép vào trong xylanh nhiều hơn. Nhiều không khí hơn được nén vào trong xylanh đồng nghĩa với việc nhiên liệu được đưa vào động cơ nhiều hơn. Bởi vậy, mỗi kỹ nổ của xylanh lại sinh ra nhiều công suất hơn. 

1.4.4 Hệ thống làm mát:

Nguyên lý làm việc của hệ thống:

Khi động cơ làm việc, nước tuần hoàn cưỡng bức trong hệ thống nhờ bơm ly tâm, từ đường ra của bơm, nước được đẩy vào 2 đường nước trong thân động cơ đẩy vào áo nước ở thùng máy và theo đường dẫn nước lên làm mát nắp máy. Nước ra khỏi 2 dãy xi lanh theo 2 đường nước ngoài thân máy về van bằng nhiệt. 

Quạt gió tham gia vào hệ thống làm mát tuỳ theo chế độ nhiệt của động cơ,do sự điều khiển của bộ ngắt thuỷ lực. Nếu bộ ngắt thuỷ lực đặt ở vị trí làm việc tự động thì khi nhiệt độ nước làm mát cao hơn giá trị 85oC thì van ở bộ ngắt thuỷ lực sẽ tự động mở để cấp dầu đến khớp nối thuỷ lực làm quay quạt gió.

CHƯƠNG 2

TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM ĐỘNG CƠ

2.1. Chọn các số liệu ban đầu.

1- Công suất có ích định mức  Neđm= 191 Kw.

2- Mô men xoắn có ích lớn nhất Memax.  Memax= 637 N.m

3- Số vòng quay trong một phút của trục khuỷu n ứng với chế độ công suất định . n= 2600 v/ph

4- Tốc độ trung bình của pít tông CTB.

Giá trị của CTB được xác định thông qua hai thông số đã biết theo biểu thức sau: Ctb=S.n/30

5- Số xy lanh của động cơ i. i = 8

Thể tích công tác Vh= p.R2.S = p.0,62.1,2=1,3577 dm3

7- Hệ số kết cấu l.

Chọn  l = 0,265

10- Nhiệt độ môi trường T0.

Giá trị trung bình của T0 ở nước ta theo thống kê của nha khí tượng là 240C, tức là 2970K.

11- áp suất của môi trường p0.

Để tiện sử dụng trong tính toán, người ta thường lấy giá trị của p0 ở độ cao của mức nước biển là:

po = 0,103  [MN/m2]

12- áp suất khí thể cuối qúa trình thải cưỡng bức pr.

Động cơ diesel bốn kỳ tăng áp:

pr = 0,105¸ 0,115 [MN/m2] chọn pr= 0,11 [MN/m2]

26- Áp suất của khí thải trước cửa vào tua bin khí dùng để dẫn động bơm tăng áp Pp

Giá trị Pp nằm trong khoảng: Pp=0,85-0,92 [MPa]

2.2. Xác định các thông số đánh giá chu trình công tác và sự làm việc của động cơ.

2.2.1. Các thông số chỉ thị.

Đó là những thông số đặc trưng cho chu trình công tác của động cơ.

a- áp suất chỉ thị trung bình lý thuyết pi':

Động cơ diesel bốn kỳ

jđ = 0,93¸0,96. Chọn jđ =0,94

pi = 1,042.0,96  =1  MPa

2.2.2. Các thông số có ích.

Các thông có ích là những thông số đặc trưng cho sự làm việc của động cơ. xác định giá trị của áp suất tổn hao cơ khí trung bình p.

Thứ tự tính toán các thông số có ích như sau:

+ áp suất tổn hao cơ khí trung bình p được xác định

pcơ ­=0,09 + 0,012.CTB =0,09 + 0,012.10,4 = 0,2148  Mpa

+ áp suất có ích trung bình:

pe = pi -p  [MPa]

=> pe =1 - 0,2148 =0,7852  Mpa

2.3 . Tính toán chu trình công tác.

2.3.1.Mục đích

Xác định các thông số cuối quá trình nạp, nén, cháy, dãn nỡ và thải của động cơ. Làm cơ sở để xác định những điểm ban đầu cho đồ thị p-V.

 2.3.2. Tính toán các  quá trình.

a) Quá trình trao đổi khí.

*ở động cơ bốn kỳ tăng áp.

- Áp suất cuối quá trình nạp.

pa=(0,88÷0,96)pk [MPa] =0,88.0,15=0,132 [MPa]

Động cơ tăng áp trung bình pk=0,15÷0,2 [MPa]

b) Quá trình trao nén.

Mục đích của việc tính toán quá trình nén là xác định các thông số  như áp suất pc và nhiệt độ Tc ở cuối quá trình nén.

+ Đối với động cơ bốn kỳ:

- áp suất cuối quá trình nén:

pc =0,132.161,34=5,42 MPa

- Nhiệt độ cuối quá trình nén:

Tc = 366,233.161,34-1=940,06 oK

c) Quá trình cháy.

 Thứ tự tính toán:

- Lượng không khí thực tế nạp vào xy lanh động cơ ứng với 1 kg nhiên liệu Mt:

Mt = aMo =1,5.0,494544=0.7418[Kmol/kgnl]

- Lượng hỗn hợp cháy M1 tương ứng với lượng không khí thực tế Mt đối với động cơ diesel:

M1 = Mt = aMo =1,5.0,494544 = 0,7418 [Kmol/kgnl]

+ Tính toán tương quan nhiệt động.

* Đối với động cơ diesel

Thứ tự tính các thông số như sau:

- Nhiệt dung mol đẳng tích trung bình của hỗn hợp công tác ở cuối quá trình nén mcvc.

mcvc =  20,223 + 1,742.10-3 Tc

=20,223 + 1,742.10-3.940,06 =21,86 [KJ/Kmol.do]

- Nhiệt dung mol đẳng áp trung bình tại điểm z:

mcpz = mcvz + 8,314

= 20,712 + 2,47.10-3.Tz + 8,314

=> mcpz = 29,026 + 2,47.10-3.Tz   [KJ/Kmol.độ]          (1)

d) Quá trình dãn nở.

Ở động cơ diesel, quá trình cháy kết thúc trên hành trình dãn nở và qúa trình dãn nở còn lại được tính trên một phần của hành trình píttông ứng với tỷ số dãn nở muộn. Do đó các thông số của quá trình dãn nở được tính với d.

Đối với động cơ disel:

pb = 0,2¸0,4   [MPa]

Tb = 1000¸1400  [0K]

2.3.3. Dựng đồ thị công chỉ thị của chu trình công tác.

a- Khái quát:

b- Dựng đồ thị công chỉ thị lý thuyết

* Đối với động cơ diesel bốn kỳ:

Ở đồ thị công chỉ thị lý thuyết, ta thay chu trình thực tế bằng chu trình kín a-c-y-z-b-a Trong đó quá trình cháy nhiên liệu được thay bằng quá trình cấp nhiệt đẳng tích c-y và cấp nhiệt đẳng áp y-z, quá trình trao đổi khí được thay bằng quá trình rút nhiệt đẳng tích b-a.

2.5.Tính toán động lực học

2.5.1.Mục đích

Phần tính toán động lực học của đồ án nhằm xác định quy luật biến thiên của lực khí thể, lực quán tính và hợp lực tác dụng lên pít tông cũng như các lực tiếp tuyến và pháp tuyến tác dụng lên bề mặt cổ khuỷu. Trên cơ sở đó sẽ xây dựng đồ thị vecto lực(phụ tải) tác dụng lên bề mặt cổ khuỷu,cổ trục cũng như mài mòn bề mặt.

2.5.2.Tính toán động lực học.

2.5.2.1. Khối lượng chuyển động tịnh tiến mj.

Khối lượng chuyển động tịnh tiến mj được xác định theo biểu thức:

Mj = Mnp + M1      [kg]

Ta có Mj = 3,721+1,115=4,836  kg

2.5.2.2. Lực quán tính và tổng  lực, lực tiếp tuyến và pháp tuyến. 

a) Lực quán tính của các khối lượng chuyển động tịnh tiến:

Pj = - Mj. Rw2 (cosa + l cos 2a).10-6          [MN/m2]

b) Lực quán tính ly tâm của đầu to thanh truyền gây nên với vận tốc w, bán kính R gây nên, ta có:

Pr2 = m2­ Rw2.10-6 [MN/m2]

Có M2= 4,09  (kg)

=> Pr2=4,09.0,06.272,272.10-6  = 0,0182  MN/m2                   

Dựng hệ trục toạ độ vuông góc TOZ và chọn tỷ lệ xích thích hợp

2.5.2.3. Đồ thị véctơ phụ tải tác dụng lên bề mặt cổ khuỷu.

Đồ thị này phản ánh sự tác dụng của lực T, Z và Pr2 lên bề mặt cổ khuỷu thông qua bạc trong một chu trình công tác của xilanh

µT = µZ = 0,00036 [(MN/m2)/mm].          

2.5.2.4.Đồ thị mài mòn cổ khuỷu.

Đồ thị mài mòn thể hiện một cách tượng trưng mức độ mài mòn bề mặt cổ khuỷu sau một chu trình tác dụng của lực.

Trên đồ thị véctơ phụ tải, vẽ vòng tròn tượng trưng cho bề mặt cổ khuỷu và chia thành 2n phần bằng nhau, ở đây ta chia thành 24 phần

Tính hợp lực SQ’ của tất cả lực tác dụng lần lượt lên các điểm 0, 1, 2,.., ký hiệu SQ0’, SQ1

2.5.4.5. Đồ thị tổng lực tiếp tuyến.

Thứ tự công tác của động cơ: 1-5-4-2-6-3-7-8, từ đó ta có bảng biến thiên của các lực tiếp tuyến như sau:

TS = T1 + T2 + ... + Ti

Chọn µT=0,000286.

Ta thấy sai số thấp hơn 10% => đạt yêu cầu.

CHƯƠNG 3

LẬP QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG SỮA CHỮA ĐỘNG CƠ KAMAZ 7403.10 TRÊN XE KAMAZ 54115

3.1. Quy trình bảo dưỡng động cơ kamaz 7403.10

3.1.1. Khái quát chung

a) Bảo dưỡng kỹ thuật thường xuyên

Bảo dưỡng ô tô thường xuyên làm cho ô tô luôn có tính năng kỹ thuật tốt, giảm cường độ hao mòn của các chi tiết, ngăn ngừa và phát hiện kịp thời các hư hỏng và sai lệch kỹ thuật để khắc phục, giữ gìn được hình thức bên ngoài.

b) Bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ

- Do ô tô được cấu tạo từ một số lượng lớn các chi tiết nên tùy theo điều kiện hay khoảng thời gian sử dụng mà các chi tiết có thể bị hư hỏng, ăn mòn hoặc yếu đi, làm giảm tính năng hoạt động của chúng. 

3.1.2. Bảo dưỡng các chi tiết, hệ thống, cơ cấu của động cơ kamaz 7403.10

3.1.2.1. Bảo dưỡng cơ cấu khuỷu trục- thanh truyền

a) Tháo nhóm piston và thanh truyền.

Để tháo nhóm thanh truyền pittong, cần phải:

- Tháo nắp xilanh

- Đánh sạch muội bám trên đai trên của ống lót

b)Tháo trục khuỷu

Tháo trục khuỷu theo trình tự sau:

- Tháo đối trọng phía trước và sau, bánh răng chủ động trục khuỷu và bánh răng dẫn động bơm dầu với dụng cụ и -801.01.000;

- Rút nắp bịt để chúng đứng trên vòng với  lỗ trên đuôi, đồng thời đẩy nắp xuống dưới khoảng 4-5mm. Móc vào lỗ và lấy nắp hãm ra.

3.1.2.2.  Bảo dưỡng cơ cấu phân phối khí.

* Kiểm tra và điều chỉnh các khe hở nhiệt

Các khe hở nhiệt trong cơ cấu phân phối khí phải được điều chỉnh khi động cơ đã nguội, ít nhất là 30 phút sau khi tắt động cơ.

3.1.2.4. Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn

a) Thay dầu trong cacte động cơ

- Hâm nóng động cơ cho nhiệt độ chất lỏng làm mát lên 70-90 độ C, tắt động cơ và xả dầu bằng cách vặn ốc tháo dầu, sau khi xả hết thì xiết ốc lại;

- Đánh sạch bẩn trên miệng rót dầu và mở nó ra;

b) Thay các phần tử lọc dầu

- Vặn tháo các nút trên các mũ và xả dầu từ bình lọc vào bình hứng;

- Vặn tháo bulong bắt chặt mũ bình lọc và tháo mũ ra cùng với các phần tử lọc;

3.1.2.5. Bảo dưỡng hệ thống làm mát

Mức nước làm mát:

 Kiểm tra mực nước làm mát và làm đầy thùng chứa két nước khi cần thiết.

 Nếu mực nước rơi xuống múc Min,kiểm tra sự rò rỉ trong hệ thống làm mát sau đó thêm đủ nước làm mát đến mức Max.

a) Thao tác đổ đầy mực nước lám mát.

- Thực hiện khi động cơ nguội;

- Mở nắp két nước và đổ đầy đến cổ két;

b) Kiểm tra hoạt động của van hằng nhiệt:

- Ngâm hoàn toàn van hằng nhiệt vào trong nước

- Tăng nhiệt độ cho nước

f) Dây đai dẫn động bơm trợ lực lái

dịch chuyển bơm dầu theo yêu cầu để điều chỉnh độ căng của puly dẫn động bơm dầu.

3.2. Nguyên nhân hư hỏng và cách khắc phục

Nguyên nhân hư hỏng và cách khắc phục thể hiện như bảng 4.a.

KẾT LUẬN

Qua thời gian học tập và nghiên cứu về chuyên ngành “Công nghệ kỹ thuật ô tô” tại trường, em được khoa tin tưởng giao cho đề tài tốt nghiệpNghiên cứu, lập quy trình bảo dưỡng- sửa chữa động cơ ô tô Kamaz 54115 . Đây là một đề tài rất thiết thực nhưng còn nhiều khó khăn.

Với sự cố gắng của em và dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy: ThS……….., cùng với sự giúp đỡ của quý thầy trong Khoa Ô Tô, các bạn trong lớp, em đã hoàn thành đề tài đáp ứng được yêu cầu đưa ra. Song trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp, với khả năng và kinh nghiệm còn hạn chế nên không thể tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy em rất mong sự đóng góp, chỉ bảo của quý thầy để đề tài của em được hoàn thiện hơn và đó chính là những kinh nghiệm nghề nghiệp cho em sau khi ra trường.

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy trong khoa, đặc biệt là thầy : ThS……….., đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em để đề tài của em được hoàn thành.

Qua đây, em xin được kính chúc thầy và gia đình luôn nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.

Em xin trân trọng cảm ơn !

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Tấn Chuẩn - Nguyễn Đức Phú - Trần Văn Tế - Nguyễn Tất Tiến

Kết cấu và tính toán động cơ đốt trong tập II  NXB ĐH và TH chuyên nghiệp

2. Hồ Tấn Chuẩn - Nguyễn Đức Phú - Trần Văn Tế - Nguyễn Tất Tiến

Kết cấu và tính toán động cơ đốt trong tập III  NXB ĐH và TH chuyên nghiệp

3. Lại Văn Định - Vy Hữu Thành

Kết cấu và tính toán động cơ đốt trong tập I  HVKTQS 1996

4. Công ty cổ phần Kamaz

Hướng dẫn sửa chữa và bảo dưỡng kỹ thuật xe Kamaz NXB Mũi Cà Mau

5. Nguyễn Trường Sinh

Sổ tay Vẽ kỹ thuật cơ khí  NXB QĐND  2001

Ngoài ra còn có các nguồn tài liệu trên mạng internet: khotailieu.com; luanvan.com; detai.com …

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"