ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU, LẬP QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ CUMMIN TT120 TRÊN Ô TÔ SISU MAGNUM

Mã đồ án OTTN003021649
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 330MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ mặt cắt ngang động cơ UMMIN TT120, bản vẽ mặt cắt dọc động cơ UMMIN TT120, bản vẽ nguyên công phục hồi sửa chữa, bản vẽ nguyên công sửa chữa, bản vẽ sơ đồ phục vụ sửa chữa, bản vẽ thồ thị công chỉ thị); file word (Bản thuyết minh, bìa đồ án, bản trình chiếu bảo vệ Power point…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... NGHIÊN CỨU, LẬP QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ CUMMIN TT120 TRÊN Ô TÔ SISU MAGNUM.

Giá: 1,150,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC..............................................................................1

LỜI CẢM ƠN.............................................................................................. 8           

LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................. 9

DANH MỤC HÌNH VẼ............................................................................. 11

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU........................................................ 13

A. PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................... 14

1. Lý do chọn đề tài..................................................................................... 14

2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 14

3. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................... 14

4. Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 14

5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu......................................................... 14

6. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 14

7. Giá trị của đề tài...................................................................................... 15

B. PHẦN NỘI DUNG ............................................................................... 16

CHƯƠNG 1 : PHÂN TÍCH KẾT CẤU ĐỘNG CƠ CUMMIN TT120.. 16

1.1. Giới thiệu chung xe Sisu Magnum........................................................ 16

1.2. Phân tích kết cấu động cơ Cummin TT120 ......................................... 17

1.2.1. Cơ cấu khuỷu trục, thanh truyền, piston........................................... 22

1.2.2. Cơ cấu phân phối khí........................................................................ 26

1.2.3. Hệ thống nhiên liệu........................................................................... 27

1.2.4. Hệ thống bôi trơn.............................................................................. 28

1.2.5. Hệ thống làm mát.............................................................................. 30

CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN, KIỂM NGHIỆM ĐỘNG CƠ...................... 31

2.1. Tính toán chu trình công tác................................................................ 32

2.1.1. Mục đích tính toán............................................................................ 32

2.1.2. Chọn số liệu ban đầu......................................................................... 33

2.1.3. Tính toán các quá trình công tác....................................................... 34

2.1.4. Xác định các thông số....................................................................... 38

2.2. Dựng đồ thị công chỉ thị của chu trình công tác................................... 40

2.2.1. Mục đích........................................................................................... 40

2.2.2. Dựng đồ thị công chỉ thị ................................................................... 40

2.3. Đường đặc tính ngoài động cơ.............................................................. 45

2.4. Tính toán động lực học......................................................................... 47

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU,  LẬP QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG-SỮA CHỮA ĐỘNG CƠ CUMMIN TT120 TRÊN XE SISU MAGNUM...... 57

3.1. Bảo dưỡng động cơ Cummin TT120.................................................... 57

3.1.1. Các cấp bảo dưỡng và những việc cần thực hiện............................... 57

3.1.2. Thao tác bảo dưỡng và những việc thực hiện.................................... 58

3.2. Sửa chữa động cơ Cummin TT120....................................................... 62

3.2.1. Các hư hỏng thường gặp ở xe Sisu Magnum..................................... 62

3.2.2. Quy trình sửa chữa động cơ Cummin TT120.................................... 63

3.3. Lắp ráp, chạy rà động cơ..................................................................... 91

C. KẾT LUẬN .......................................................................................... 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 99

LỜI NÓI ĐẦU

Trong quá trình phát triển và xây dựng quân đội theo hư­ớng chính quy và hiện đại hoá, nhằm đáp ứng yêu cầu về các nhiệm vụ và vài trò trong bảo vệ tổ quốc thì ngành xe-máy quân đội ngày càng được hiện đại hoá bằng cách trang bị thêm những chủng loại xe mới. Hiện nay, bên cạnh những loại xe truyền thống do Liên Xô (Nga hiện nay) trang bị, chúng ta còn thấy những loại xe khác cũng được sử dụng trong quân đội như­ Nissan, Mitsubishi... và đặc biệt là dòng xe Sisu do Phần Lan sản xuất.

Một yêu cầu mang tính chất đặc thù của xe quân sự là phải hoạt động tốt trong mọi điều kiện thời tiết, đảm bảo khởi động tin cậy và nhanh, có tính cơ động cao trong điều kiện địa hình phức tạp (vùng rừng núi, nơi không có đường xá).

Xe Sisu Magnum là loại xe 2 chủ động được sử dụng rất nhiều trong quân đội ta, chủ yếu là để kéo pháo, chuyên chở vũ khí trang bị; xe sử dụng loại động cơ chủ yếu là Cummin TT120. Để sử dụng và khai thác xe đúng theo các yêu cầu và quy phạm kỹ thuật nhằm nâng cao tính kinh tế và tuổi thọ xe nói chung và của động cơ nói riêng thì ng­ười cán bộ kỹ thuật ngành xe cần phải hiểu biết các tính năng, đặc điểm và kết cấu của xe cũng như yếu tố quyết định đó là nắm chắc quy trình và tổ chức thực hiện tốt việc bảo dưỡng, sữa chữa xe nói chung và bảo dưỡng, sửa chữa động cơ trên xe nói riêng. Trên cơ sở các kiến thức cơ bản đó, kết hợp với quy tắc về khai thác sử dụng và bảo d­ưỡng kỹ thuật do nhà máy sản xuất quy định để đề ra những quy tắc, quy phạm sử dụng, bảo d­ưỡng, sửa chữa phù hợp với điều kiện Việt Nam. 

Trải qua thời gian học tập tại trường, với những kiến thức đã được trang bị, cùng với sự giúp đỡ tận tình của các thầy trong Khoa Ô Tô giúp tôi có thêm nhiều tự tin và gắn bó hơn với ngành mình đang theo học. Đồ án tốt nghiệp là môn học cuối cùng của mỗi sinh viên để hoàn thành khóa học, nhận thức được tầm quan trọng đó nên tôi đã chọn đề tài “Lập quy trình bảo dưỡng sửa chữa động cơ Cummin TT120 trên xe Sisu Mgnum”. Do thời gian, điều kiện nghiên cứu và trình độ còn nhiều hạn chế nên đồ án tốt nghiệp của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của các quý thầy trong khoa, cùng các bạn học viên cùng lớp.  

Đồ án tốt nghiệp gồm 3 phần:

A. Phần mở đầu

B. Phần nội dung

Chương 1: Phân tích kết cấu động cơ Cummin TT 120 trên xe Sisu Magnum.

Chương 2: Tính toán kiểm nghiệm động cơ Cummin TT120.

Chương 3: Lập quy trình bảo dưỡng, sửa chữa động cơ Cummin TT120 trên xe Sisu Magnum.

C. Kết luận và kiến nghị.                                                                   

                                                                                      Hồ Chí Minh, ngày ... tháng ... năm 20...

                                                                                  Học viên thực hiện

                                                                                     ...................

CHƯƠNG I

PHÂN TÍCH KẾT CẤU ĐỘNG CƠ CUMMINS TT120 TRÊN ÔTÔ SISU MAGNUM

1.1. Giới thiệu chung về xe Sisu Magnum.

Xe đầu kéo Sisu Manum là loại xe quân sự được sản xuất bởi hãng xe Sisu của Phần Lan, được quân đội ta mua về với mục đích là kéo vũ khí, khí tài, trang bị kỹ thuật như là kéo pháp, tên lửa, tăng.... và các vũ khí hạng nặng khác.

Các thông số kỹ thuật cơ bản của xe như bảng 1.1.

1.2. Phân tích kết cấu động cơ Cummins TT120.

* Thông số động cơ Cummin TT120:

Có 6 máy piston thẳng hàng    :1-5-3-6-2-4

Thể tích làm việc              : 11,149

Hành trình piston            : 140 mm

Đường kính xylanh                    : 130 mm

Số vòng quay cực đại       : 2200  vòng / phút.

Tỷ số nén                         : 15,5

Công suất cực đại                      : 340 KW

Khối lượng khô (chưa có dầu bôi trơn, nhiên liệu, nước làm mát): 990 kg

1.2.1. Cơ cấu khuỷu trục-thanh truyền-piston.

a. Khuỷu trục.

Trục khuỷu là một trong những chi tiết máy quan trọng nhất, cường độ làm việc lớn nhất của động cơ đốt trong. Công dụng của trục khuỷu là tiếp nhận lực tác dụng trên piston truyền qua thanh truyền và biến chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay của trục khuỷu để  đưa công suất ra ngoài (dẫn động các máy công tác khác). Trạng thái làm việc của trục khuỷu là rất nặng. 

b. Thanh truyền:

Thanh truyền là chi tiết nối piston với trục khuỷu hoặc guốc trượt của các piston (trong động cơ tĩnh tải tốc độ thấp). Nó có tác dụng truyền lực tác dụng trên piston xuống trục khuỷu, để làm quay trục khuỷu. Khi động cơ làm việc thanh truyền chịu tác dụng của các lực sau: Lực khí thể trong xi lanh, lực quán tính chuyển động tịnh tiến của nhóm piston, lực quán tính của thanh truyền. 

1.2.2.  cơ cấu phân phối.

+ Cơ cấu phân phối khí dùng để thực hiện quá trình thay đổi khí. Thải sạch khí thải khỏi xilanh và nạp đầy khí hỗn hợp hoặc không khí mới vào xilanh để động cơ làm việc liên tục. Động cơ đốt trong thường dùng các loại cơ cấu phân phối khí sau đây.

- Cơ cấu phân phối khí dùng xupap, van trượt, cơ cấu phân phối khí dùng xupap được dùng rất rộng rãi trong động cơ bốn kỳ vì nó kết cấu đơn giản và làm việc rất tốt.

- Cơ cấu phân phối khí hỗn hợp thường dùng lỗ để nạp và xupap để thải khí.

 + Cơ cấu phân phối khí, cẩn bảo đảm các yêu cầu sau:

- Đóng mở đúng thời gian quy định, độ mở lớn để dòng khí dể lưu thông, đóng kín xupap thải không tự mở trong quá trình nạp, ít mòn, tiếng kêu bé, dễ điều chỉnh và sữa chữa, giá thành chế tạo rẻ. Cơ cấu phối khí kiểu một trục cam đặt ở thân máy. Có đũa đẩy và cò mổ. Bộ dẫn động bánh răng truyền chuyển động từ bánh răng, trục khuỷu qua bánh răng trung gian đến bánh răng trục cam.

1.2.3.  Hệ thống nhiên liệu.

Hệ thống nhiên liệu của động cơ diesel trong động cơ đốt trong có nhiệm vụ như sau: Cung cấp nhiên liệu vào xilanh động cơ đúng lúc theo một quy luật đã định. Phun tơi và phân bố đều hơi nhiên liệu trong thể tích buồng cháy. Đó là dùng chung cho động cơ đốt trong nói chung.

1.2.4.  Hệ thống bôi trơn.

Hệ thống bôi trơn động cơ Cummin TT120 kiểu cưỡng bức và vung toé dùng để đưa dầu đi bôi trơn các bề mặt ma sát và làm mát các chi tiết: Hệ thống bôi trơn gồm có: Bơm dầu, van an toàn, lọc dầu, cacte dầu và đường ống dẫn dầu. Dầu từ cacte được hút bằng bơm qua bầu lọc vào đường dầu dọc trong thân máy vào trục khuỷu lên trục cam.

1.2.5.  Hệ thống làm mát :

Động cơ Cummin TT120 có hệ thống làm mát bằng nước kiểu một vòng kín. Tuần hoàn cưỡng bức bao gồm: Áo nước xi lành, nắp máy, két nước, bơm nước, van hằng nhiệt, quạt gió và các đường ống dẫn nước. Hệ thống làm mát sử dụng nước nguyên chất có pha chất phụ gia chống gỉ. 

CHƯƠNG II

TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM ĐỘNG CƠ

Thông số động cơ Cummin TT120:

Có 6 máy piston thẳng hàng    :1-5-3-6-2-4

Thể tích làm việc              : 11,149

Hành trình piston            : 140 mm

Đường kính xy lanh         : 130 mm

Số vòng quay cực đại       : 2200  vòng / phút.

Tỷ số nén                         : 15,5

Công suất cực đại           : 340 KW

Mô men cực đại               : 140 kg.m / số vòng quay 1400 vòng / phút.

Khối lượng khô (chưa có dầu bôi trơn, nhiên liệu, nước làm mát): 990 kg

2.1. Tính toán chu trình công tác.

2.1.1. Mục đích tính toán.

Mục đích của việc tính toán chu trình công tác là xác định các chỉ tiêu về kinh tế, hiệu quả của chu trình công tác và sự làm việc của động cơ.

Kết quả tính toán cho phép xây dựng đồ thị công chỉ thị của chu trình để làm cơ sở cho việc tính toán động lực học, tính toán sức bền và sự mài mòn các chi tiết của động cơ.

2.1.2. Chọn các số liệu ban đầu.

a. Thông số cho trước của động cơ :

Thông số cho trước của động cơ như bảng 2.2.

2.1.3. Tính toán các quá trình công tác.

a. Tính quá trình nạp :

1. Mục đích.

Mục đích của việc tính toán quá trình trao đổi khí là xác định các thông số chủ yếu cuối quá trình nạp chính (ở điểm a) như áp suất pn và nhiệt độ Ta.

2. Hệ số khí sót gr

Thay số được: gr= 0,02049

4. Nhiệt độ cuối quá trình nạp Ta :

Thay số: T = 359,62 (K)

6. Tính số mol khí nạp mới M1 :

M1 = a.M0 (động cơ diesel).

M1 = 1,3.0,495833 = 0,6445

b. Tính quá trình nén:

1. Mục đích

Mục đích của việc tính toán quá trình nén là xác định các thông số như áp suất pc và nhiệt độ Tc ở cuối quá trình nén.

5. Tính chỉ số nén đa biến trung bình n1 :

Chọn trước n1, thế vào phương trình sau, giải bằng phương tìm nghiệm.

Chọn n1= 1,367 khi sai số hai vế nhỏ hơn 0,001 thì lấy giá trị đã chọn.

6. Tính nhiệt độ cuối kỳ nén Tc (K):

Tc = Ta. = 359,62.15,5(1,367-1) =  983,324 (K)

7. Tính áp suất cuối kỳ nén pc (MN/m2) :

pc= pa. = 0,1595.15,51,367 = 6,7599 (MN/m2)

c. Tính quá trình cháy:

1. Mục đích

Mục đích của quá trình cháy là xác định các thông số cuối quá trình cháy như áp suất pz và nhiệt độ Tz.

2. Tính

Động cơ Diesel

3. Tính số mol sản phẩm cháy M2 (kmol/kgnl):

M2 = M1 + = 0,6445 + 0,032 = 0,6762  (kmol/kgnl)

8. Tổn thất nhiệt do cháy không hoàn toàn:

w > thì  (động cơ diesel)

10. Nhiệt độ cực đại của chu trình Tz (0K):

Tz1= 2276,527

Tz2= -12620,22

Chọn Tz= 2276,527 (0K)

11. Áp suất cực đại chu trình pz.

pz= pc.l =  6,7599.1,52 = 10,275 (MN/m2)

d. Tính quá trình giãn nở.

1. Mục đích

Mục đích việc tính toán quá trình dãn nở là xác định các giá trị áp suất pb và nhiệt độ Tb ở cuối quá trình dãn nở.

4. Kiểm nghiệm lại trị số n2:= 1,268

Chọn trước n2 = 1,268.

5. Nhiệt độ cuối quá trình giãn nở Tb (0K) :

T=1237,947  [ 0K]

2.1.4. Xác định các thông số.

a. Các thông số chỉ thị.

1. Áp suất chỉ thị trung bình lý thuyết pi

Áp suất chỉ thi trung bình (MN/m2):

pi = 1,3882653 (MN/m2)

b.  Các thông số có ích.

1. Tổn thất cơ giới pm (MN/m2) :     

Theo công thức kinh nghiệm :                                    

Pm = a + b.Cm + pr -pa

Với i≤ 6                      

 a = 0,09                                                                        

 b = 0,012               

 Pm = 0,09+0,012.10,2 + 0,11 -0,1595 = 0,1637  (MN/m2)

2. Áp suất trung bình (MN/m2) :

pe = pi - pm = 1,3882653 - 0,1637 = 1,2245653

5. Hiệu suất có ích (%) :

he = hm.hi = 0,8820831.0,3764968 = 0,3321014

2.2. Dựng đồ thị công chỉ thị của chu trình công tác.

2.2.1. Mục đích.

Đồ thị công chỉ thị là đồ thị biểu diễn các quá trình của chu trình công tác xảy ra trong xy lanh động cơ trên hệ tọa độ p-V. Việc dựng đồ thị được chia làm hai bước: dựng đồ thị công chỉ thị lý thuyết và hiệu chỉnh đồ thị đó để được đồ thị công chỉ thị thực tế.

2.2.2. Dựng đồ thị công chỉ thị.

Chọn tỉ lệ:

mp = 0,04 [MN/m2/mm]

mv = 0,13 [dm3/mm]

và = vc+ vh =1986407,369 (mm3)

- r (Vc ;Pr) = (128155,3141;  0,11)  biểu diễn (10; 2,75)

- a (Và ;Pa) = (1986407,3141;0,1595)  biểu diễn (154,9; 3,987)

- b (Và ;Pb) = (1986407,3141; 0,575457)  biểu diễn (154,9;  14,386)

- c(Vc ;Pc) = (128155,3141 ;6,7599)  biểu diễn  (10;  168,9975)

- y(Vc ;Pz) = (128155,3141;10,275)  biểu diễn   (10; 256,875)

- z (Vz ;Pz) = (204580.492; 10,275) biểu diễn   (15,9634;  256,875)

a. Xây dựng đồ thị công:

1. Xây dựng đường cong áp suất trên đường nén:

Phương trình nén đa biến: p.Vn1 = const, gọi x là điểm bất kì trên đường nén thì:

pc.Vcn1 =  pcx.Vcxn1                          [5]

Động cơ tăng áp chọn pa = 0,938. pk

pk : Áp suất tăng áp.

Động cơ tăng áp  pk  = 0,17 [MN/m2]

pa = 0,938.0,17 = 0,15946 [MN/m2]

e: tỷ số nén.   e = 15,5

n1: chỉ số nén đa biến trung bình.   n1 = 1,367

->  pc = 0,0927 .16.81.36 = 4,3 [MN/m2]

2. Xây dựng đường cong áp suất trên đường giãn nở:

Phương trình giãn nở đa biến: p.Vn2 = const, gọi x là điểm bất kì trên đường giãn nở  thì:   [5]

=> pgnx = pz.  [MN/m2]     (1.2)

3. Lập bảng tính:

Các điểm áp suất trên đường nén và đường giãn nở như bảng 3.4.

Từ công thức (1.1) và  (1.2), kết hợp với việt chọn các thể tích Vnx và Vgnx, ta tính được các giá trị áp suất pnx và pgnx trống bảng sau:

Vẽ hệ trục tọa độ (V,p) Với các tỷ lệ xích:

mp = 0,04 [MN/mm];

mv = 0,13 [dm3/mm]

Nối các điểm trung gian của đường nén và đường giãn nở với các điểm đặc biệt, sẽ được đồ thị công lý thuyết.

b. Hiệu chỉnh đồ thị bằng đường tròn Brick:

* Dựng vòng tròn Brick.

Ta có hành trình piston chính bằng khoảng cách của từ điểm chết trên (ĐCT) đến điểm chết dưới (ĐCD).

Giá trị biểu diễn của S = 155-10 = 145  [mm]

Vẽ đường thẳng song song với trục hoành (trục V) của đồ thị công p-V và ở dưới đồ thị. Đường thẳng này cắt đường biểu diễn ĐCT và ĐCD tại lần lượt hai điểm A và B. Độ dài AB chính là giá trị biểu diễn của S.

* Dùng đồ thị Brick xác định các điểm:

+ Hiệu chỉnh điểm áp suất cuối quá trình nén c”

Trên đoạn cy lấy điểm c” với c”c = 1/3 cy

+ Hiệu chỉnh điểm đạt pzmax thực tế: (điểm z’’)

Trên đoạn yz lấy điểm z” với yz” = 1/2 yz

2.3. Đường đặc tính ngoài động cơ.   

2.3.1. Khái quát.

Đặc tính ngoài là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của các chỉ tiêu như công suất có ích Ne, mô men xoắn có ích Me, lượng tiêu hao nhiên liệu trong một giờ Gnl và suất tiêu hao nhiên liệu có ích ge vào số vòng quay của trục khuỷu n [v/ph] khi bướm ga mở hoàn toàn.

2.3.2. Thứ tự dựng các đường đặc tính.

Để dựng đường đặc tính, ta chọn trước một số giá trị trung gian của số vòng quay n trong giới hạn giữa nmin và nmax rồi tính các giá trị biến thiên tương ứng của Ne, Me, Gnl, ge

Chọn nmin = 700 [vòng/phút] và nmax = 2200 [vòng/phút].

2.4. Tính toán động lực học.

2.4.1. Khai triển đồ thị p-v thành pkt-a

Đồ thị công chỉ thị thể hiện sự biến thiên áp suất tuyệt đối bên trong xy lanh theo sự thay đổi thể tích của xy lanh trong suốt một chu trình công tác (hai vòng quay của trục khuỷu - tương ứng với 4 hành trình của pít tông đối với động cơ 4 kỳ).

2.4.2.  Đồ thị lực quán tính.

2.4.2.1. Quy dẫn khối lượng chuyển động

- Khối lượng khuỷu trục: Phần khối lượng không cân bằng của hai má khuỷu và cổ khuỷu (sau khi trừ bỏ phần khối lượng gây lực quán tính tương đương với các đối tượng) được quy dẫn về đường tâm cổ khuỷu và kí hiệu cũng quay quanh đường tâm trục khuỷu với vận tốc góc w và bán kính quay R gây nên lực quán tính ly tâm Prk nhưng chỉ tác dụng lên các bạc cổ trục mà thôi. Trong khi đó Pr2 vừa tác dụng lên bề mặt cổ khuỷu vừa tác dụng lên bạc cổ trục.

2.4.2.2. Lực quán tính và tổng lực, lực tiếp tuyến và pháp tuyến

Lực quán tính do khối lượng chuyển động tịnh tiến mj gây nên thường được gọi tắt là lực quán tính chuyển động tịnh tiến, kí hiệu là  

p = -mj . Rw2 (cosa + l cos 2a). 10-6                 [MN]

Lực quán tính ly tâm do phần khối lượng qui dẫn từ đầu to thanh truyền sinh ra:

Pr2 = m2­ .R.w2.10-6   = =  1,23 [MN]

Với khối lượng thanh truyền quy dẫn về tâm đầu to thanh truyền:

m2 =  mt - m1 = 4,1 -1,23 = 2,87 [kg].

2.4.4. Xây dựng đồ thị lực tiếp tuyến T, lực pháp tuyến Z.

Chọn  mp =mt =mz  =0,04   [MN/m2/mm]

Trên tọa độ T-a, Z-a, N-a. Ta xác định các trị số T, Z, N ở các góc a = 00, 200, 400, ....,7200. Trị số T, Z như đã lập ở Bảng 2.6 ta sẽ được các điểm 0, 1, 2, 3, .. ..,72. Nối các điểm ấy lại ta có đồ thị lực T, Z cần xây dựng như Hình 2.4.

2.4.6. Khai triển đồ thị phụ tải tác dụng lên chốt khuỷu T-Z thành Q-ck.

Trên đồ thị VTPT cổ khuỷu ta dịch gốc tọa độ. Trên trục O1Z (phía dương) lấy điểm O, với OO1= PRo (lực quán ly tâm).  

OO1 =  803348,9  (N/m2) = 1,443(MN/m2)

OO1 tương ứng 36mm

Chọn hệ trục tọa độ Q-a trên trục oa chọn tỉ lệ  ma = 40/mm chọn các điểm 0,1, 2, 3, .. .. , 72 ứng với các góc 00, 200, 400, 600, .. .. ..,7200.và trên trục O-Q chọn tỉ lệ  mQ = 0,04  [MN/m2/mm]

2.4.7. Xây dựng đồ thị mài mòn chốt khuỷu.

Trên đồ thị phụ tải tác dụng lên chốt khuỷu ta vẽ vòng tròn bất kỳ và chia vòng tròn đó ra 24 phần bằng nhau và ghi số 0 tại giao điểm vòng tròn và chiều dương trục Z  tiếp theo là các điểm 1, 2, 3, .. .. , 23.ngược chiều kim đồng hồ.

2.4.8. Xây dựng đồ thị tổng lực tiếp tuyến T.

Thứ tự làm việc của động cơ 1-5-3-6-2-4. 

CHƯƠNG III

NGHIÊN CỨU LẬP QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ CUMMIN TT120 TRÊN XE SISU MAGNUM

3.1. Bảo dưỡng động cơ Cummin TT120 trên xe SiSu Magnum.

3.1.1. Các cấp bảo dưỡng và những việc thực hiện:

Công việc bảo dưỡng được chia làm 2 cấp, nếu bảo dưỡng cả ôtô công việc bảo dưỡng được thực hiện nhiều công đoạn, đối với động cơ trong phần bảo dưỡng thường thực hiện những việc sau:

a. Bảo dưỡng hàng ngày:

1. Kiểm tra sự làm việc ổn định của động cơ.

2. Kiểm tra mức dầu bôi trơn của động cơ.

3. Kiểm tra mức nước làm mát, dung dịch ắc qui...

1. Chu kì bảo dưỡng:

Tùy thuộc vào tình trạng động cơ và điều kiện làm việc mà chu kì bảo dưỡng có thể khác nhau.

2. Bước thực hiện:

- Kiểm tra, chẩn đoán trạng thái kỹ thuật của động cơ và các hệ thống liên quan.

 - Tháo bầu lọc dầu thô, xả cặn, rửa sạch. Tháo và kiểm tra rửa bầu lọc dầu li tâm. Thay dầu bôi trơn cho động cơ, máy nén khí theo chu kỳ, bơm mỡ vào ổ bi của bơm nước. Kiểm tra áp suất dầu bôi trơn.

3.1.2. Thao tác trong quá trình bảo dưỡng của một số hệ thống:

a. Nhận dạng động cơ:

Số seri của động cơ được dáng vào phía trước bên trái của thân động cơ.

c. Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu:

1. Thao tác thay lọc dầu.

+ Đặt một ít vải vụn ở dưới để thấm dầu tràn.

+ Tháo lọc bằng cách quay ngược chiều kim đồng hồ dụng cụ tháo lọc.

- Thao tác xả nước:

Đèn báo sẽ sáng khi mực nước trong bình phần nước vượt quá mức qui định.Thao tác xả nước và các vật liệu lạ sẽ được trình bày dưới đây:

+ Hứng lọc bằng một thùng rỗng.

+ Vặn lỏng đầu xả nước.

+ Hoạt động bơm mồi‚ vài lần để nước chảy ra.

3.2. Sửa chữa động cơ Cummin TT120 trên xe Sisu Magnum.

3.2.1.  Các hư hỏng thường gặp ở xe Sisu Magnum.

a. Hư hỏng động cơ.

Sau một khoảng thời gian làm việc của xe có những dấu hiệu xuống cấp của động cơ, biểu hiện như sau :

- Ra nhiều khói đen.

- Tiêu hao nhiên liệu.

b. Hệ thống truyền lực.

- Ly hợp bị trượt, xuất hiện tiếng gõ.

- Hộp số khó gài, khi gài có tiếng gõ, chảy nhớt ở trục hộp số, xuất hiện hiện tượng trả số về.

- Vi sai chảy dầu ở trục chủ động.

3.2.3.  Quy trình sửa chữa bộ phận.

 a. Sửa chữa piston, vòng găng, chốt piston và thanh truyền.

+ Vật liệu: Được chế tạo bằng hợp kim nhôm và một số hợp kim khác. Piston được chế tạo bằng phương pháp đúc, nhiệt luyện và gia công cơ khí.

+ Hư hỏng thường gặp là hao mòn giảm kích thước, sai lệch hình dáng, rãnh lắp vòng găng số 1 bị mòn nhiều nhất. Lỗ lắp chốt piston bị mòn tạo thành lỗ có kích thước rộng hơn bình thường hoặc lỗ bị nứt vỡ.

* Sửa biên.

+ Đặc điểm hư hỏng: Trong quá trình làm việc, biên chịu lực phức tạp: nén, kéo, uốn. Các lực này luôn thay đổi do tính động động học của biên, do tải trọng.

+ Vật liệu: Biên được chế tạo bằng thép 40, 45 hoặc thép hợp kim Crom, Niken. Phôi biên được chế tạo bằng phương pháp rèn dập sau đó gia công cơ, nhiệt, luyện thường hóa và ram.

3.3.  Lắp ráp và chạy rà động cơ sau bảo dưỡng, sửa chữa:

3.3.1. Lắp động cơ:

+ Trước khi lắp phải làm sạch và rửa thông các đường ống dẫn dầu bằng khí nén.

Các cụm chi tiết và các chi tiết trước khi đặt lên động cơ phải thử nghiệm phù hợp với yêu cầu kĩ thuật. Trước khi lắp ghép các chi tiết phải được bôi trơn bề mặt bặng dầu hoặc mỡ tùy theo điều kiện làm việc của chi tiết.

3.3.2. Chạy rà động cơ:

3.3.2.1. Chạy rà nguội động cơ:

+ Chuẩn bị dụng cụ, bảng thử.

- Yêu cầu kỹ thuật: Đầy đủ, đúng chủng loại.

- Dụng cụ: Cờ lê 22-24, tuýp 27-32, tua vít, bảng thử động cơ.

- Thợ: Bậc 4/7.

+ Chạy rà động cơ:

- Sau khi gá đặt động cơ lên bảng thử ta phải quay trục động cơ 3 - 4 vòng để kểm tra tình trạng của động cơ và vị trí lắp đặt động cơ lên bảng, trước khi chạy rà phải rót vào mỗi xilanh động cơ từ 15 - 20g dầu bôi trơn mới.

3.3.2.3. Thử nghiệm động cơ:

+ Chuẩn bị dụng cụ: Cờ lê 22-24; tuýp 27-32, tua vít.

+ Bậc thợ: 5/7.

+ Chuẩn bị bảng thử: Bảng hoạt động chính xác – Bảng CT3.

+ Gá lắp động cơ lên bảng: Dùng cờ lê xiết chặt bulông chân máy và trục truyền dẫn động.

3.3.3. Thử nghiệm ôtô

Quá trình đưa một ôtô mới hoặc ôtô đã đại tu đi vào sản xuất ổn định đều phải trải qua hai giai đoạn chính là : Thiết kế và thử nghiệm để rút ra những điều cần hoàn chỉnh.

KẾT LUẬN

Ô tô trong quân đội là 1 phương tiện rất quan trọng. Số lượng xe quân sự của nước ta tương đối nhiều nên công tác kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa cũng ngày càng cần nâng cao cũng như việc huấn luyện cho các cán bộ nghành xe hiểu rõ hơn về đặc điểm cấu tạo của từng loại xe nên việc trang bị kiến thức về xe là vô cùng quan trọng.

Xuất phát từ nhu cầu trên tôi đã được khoa giao cho nghiên cứu Đề tài Tốt nghiệp về Nghiên cứu, lập quy trình bảo dưỡng sửa chữa động cơ Cummin TT120 trên xe Sisu Magnum”, nhằm cung cấp cho tôi kiến thức cơ bản về lý thuyết và thực hành bão dưỡng sữa chữa động cơ Cummin TT120 trên xe Sisu Magnum. Kiến thức trong Đề tài này được sắp xếp theo thứ tự: Đặc điểm kết cấu động cơ Cummin TT120; Tính toán kiểm nghiệm động cơ Cummin TT120; Quy trình tháo lắp bảo dưỡng, sửa chữa động cơ Cummin TT120 trên xe Sisu Magnum. Từng bộ phận được phân tích thứ tự rõ ràng. Do đó người đọc có thể dể dàng hiểu được.

Trong quá trình thực hiện Đề tài này tôi đã kết  hợp kinh nghiệm thực tiễn, lý thuyết về sữa chữa ô tô để cố gắng cập nhật những kiến thức mới nhất. Nhằm đáp ứng yêu cầu sữa chữa động cơ ôtô hiện nay.

Mặc dù thời gian thực hiện Đề tài rất hạn chế nhưng được sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn: ThS..................., các thầy giáo trong Khoa ô tô. Đến hôm nay tôi đã hoàn thành Đề tài của mình. Trong Đề tài này tôi đã cố gắng rất nhiều nhưng không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến để Đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Vũ Đức Lập, “ Sổ tay tra cứu tính năng kỹ thuật ôtô”. Học viện kỹ thuật quân sự, Hà Nội năm 2005.

[2]. Hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng các động cơ thủy. N- NT- NTA- 855M, VTA28- Mvà Seri K trên toàn thế giới.

[3]. Đại tá, Ths Trần Quốc Toản “Giáo trình bảo dưỡng kỹ thuật Ôtô tập 1,2”. Trường sỹ quan kỹ thuật quân sự. TP HCM năm 2010.

[4]. Đại tá, Ths Trần Quốc Toản “Giáo trình sữa chữa  Ôtô tập 1,2”. Trường sỹ quan kỹ thuật quân sự. TP HCM năm 2010.

[5]. Đại tá, Ths Trần Quốc Toản “Kết cấu tính toán động cơ”. Trường sỹ quan kỹ thuật quân sự. TP HCM năm 2010.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"