MỤC LỤC
MỤC LỤC.....1
LỜI NÓI ĐẦU.. 2
PHẦN I: TỔNG QUAN.. 3
1.1. Tổng quan về công nghệ khung vỏ. 3
1.1.1. Phân loại: 3
1.1.2. Yêu cầu. 5
1.2. Công nghệ hàn vỏ ô tô. 6
1.3. Tổng quan về đồ gá hàn vỏ ô tô. 9
1.3.1. Công dụng của đồ gá. 9
1.3.2 Yêu cầu của đồ gá. 9
1.3.3. Phân loại đồ gá. 10
1.3.4. Giới thiệu một số loại đồ gá hiện đang có tại Việt Nam. 11
1.4.1. Đặc điểm về kết cấu khung vỏ xe minibuýt. 13
1.4.2. Yêu cầu của dây chuyền hàn vỏ xe mini buýt 6 – 8 chỗ. 17
1.4.3. Yêu cầu của đồ gá tổng hợp hàn lắp ráp vỏ xe 6 – 8 chỗ. 17
PHẦN II: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ ĐỒ GÁ TRƯỢT. 18
Giới thiệu sơ lược về các cụm chi tiết chính trên đồ gá: 18
2.1. Thiết kế bệ. 19
2.1.1. Chức năng và yêu cầu. 19
2.1. 2. Các phương pháp đặt bệ trên nền nhà xưởng. 20
2.1.3.Kết cấu bệ: 24
2.2. Bộ phận dẫn hướng. 26
2.2.1. Cơ cấu dẫn hướng có ray dạng chữ nhật ( dạng trượt ). 26
2.2.2. Cơ cấu dẫn hướng có ray dẫn dạng mang cá. 27
2.2.3.Cơ cấu dẫn hướng có ray dạng chữ I. 28
2.2.4.Cơ cấu dẫn hướng có ray dạng chữ nhật ( dạng lăn ). 29
2.3.Các loại khóa kẹp và chốt định vị: 30
2.3.1.Chức năng và yêu cầu. 30
2.3.2.Phân loại khóa kẹp: 31
2.3.3. Kết cấu khóa sườn: 38
2.3.4.Kết cấu khóa sàn. 44
2.3.5.Kết cấu các loại chốt định vị 46
2.3.6.Kết cấu khóa trần. 49
2.3.7.Kết cấu khóa tay. 51
2.4. Xy lanh điều khiển. 52
2.4.1. Các xy lanh nâng hạ sàn. 52
2.4.2.Xy lanh đẩy giá sườn. 54
2.5 Giá sườn: 59
2.5.1, Giá dạng xoay: 59
2.5.2. Giá dạng trượt: 61
2.6. Các hệ thống phụ trợ khác. 64
2.6.1.Hệ thống xe goòng. 64
1. Ray xe goòng. 64
2. Xe goòng: 68
2.6.2. Cơ cấu chống lật sườn: 69
2.6.3. Cơ cấu hạn chế hành trình: 71
2.6.4.Giá xoay: 72
2.7. Hệ thống điều khiển. 74
2.7.1. Hệ thống điều khiển dẫn động cơ khí. 75
2.7.2. Hệ thống điều khiển dẫn động khí nén. 75
2.7.3. Hệ thống điều khiển dẫn động thuỷ lực. 79
PHẦN III. TÍNH TOÁN HỆ THỐNG DẪN ĐỘNG THUỶ LỰC. 82
3.1. Tính toán cụm xi lanh công tác dùng để di chuyển giá đồ gá. 83
3.1.1. Tính khối lượng giá và lực ma sát tại cơ cấu dẫn hướng cho giá. 83
3.1.2. Tính cụm xy lanh dẫn động giá. 87
Lực tác dụng lên thanh truyền pis ton P = 112,5 kg. 87
3.2. Tính toán cụm xy lanh công tác dùng để nâng hạ vỏ xe. 90
3.2.1. Tính khối lượng vỏ xe. 90
3.2.2. Tính toán cụm xylanh nâng hạ vỏ xe ôtô. 90
3.3. Tímh bơm công tác dùng trong hệ thống. 91
3.3.1. Tính chọn các thông số của bơm. 91
3.3.2. Tính động cơ điện dẫn động bơm. 94
PHẦN IV: TRÌNH TỰ THÁO LẮP VỎ XE TRÊN ĐỒ GÁ.. 96
4.1 Trang bị nhà xưởng và các bước chuẩn bị: 96
4.2. Các bước tiến hành: 98
4.3. Một số đặc điểm khi vận hành: 104
4.4. Đánh giá sơ bộ kinh tế. 105
KẾT LUẬN.. 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 109
LỜI NÓI ĐẦU
Như chúng ta đã biết, nền công nghiệp ôtô của các nước tiên tiến luôn là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, phương tiện ô tô đang ngày một bộc lộ những mặt mạnh cũng như tính tiện nghi cho một đất nước phát triển. Điều này đặt ra cho mỗi quốc gia phải phát triển công nghiệp chế tạo cũng như lắp ráp ô tô ở ngay chính quốc gia của mình. Đẩy mạnh việc nghiên cứu cũng như ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật, cũng như việc tiếp nhận sự tiên tiến của các quốc gia đi trước để vận dụng cho chính quốc gia của mình là những việc cần được tiến hành nhanh chóng.
Công nghiệp ô tô Việt Nam đang bước vào thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong một vài năm gần đây nhà nước có chủ trương phát triển ngành công nghiệp ôtô trong nước.Theo lộ trình nội địa hoá của chính phủ tỷ lệ nội địa hoá phải đạt 40% vào năm 2015 và 70% vào năm 2025. Để làm được điều này thì yêu cầu các nhà máy chế tạo lắp ráp ô tô cần phải quan tâm việc nội địa hoá các chi tiết, cụm trong ô tô. Một trong những biện pháp hiệu quả là sản xuất chế tạo vỏ xe trong nước theo các công nghệ dập và hàn vỏ xe tiên tiến trên thế giới.
Từ những yêu cầu trên chúng em đã lựa chọn đề tài là: "Thiết kế bộ đồ gá tổng hợp hàn vỏ ô tô minibus 6-8 chỗ ngồi".
Trong thời gian hơn 2 tháng làm việc, nghiên cứu thực tế ở một số liên doanh, và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của các thầy giáo: TS……………và các thầy giáo trong bộ môn, về cơ bản chúng em đã thiết kế được một bộ đồ gá tổng hợp để lắp ráp vỏ ôtô bao gồm các bộ phận như sàn, giá đỡ, cơ cấu định vị và kẹp chặt, hệ thống điều khiển và một số bộ phận phụ. Đồ án tập trung nghiên cứu bộ đồ gá để có thể hàn một số loại xe như: Minibus, Cityvan, Pickup có kích thước tổng thể gần tương tự nhau.
Về mặt nội dung đồ án đã đưa ra một số phương án thiết kế phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Đồ gá có thể giúp cho qui trình hàn lắp ráp vỏ xe được thực hiện thuận tiện, công nghệ chế tạo không quá phức tạp, giá thành chế tạo cũng như sửa chữa thay thế có thể tận dụng cũng được các thiết bị trong nước hiện có.
Tuy nhiên đây là một mảng nội dung còn khá mới mẻ, tài liệu tham khảo còn nhiều hạn chế, bên cạnh đó khả năng quan sát cũng như trình độ và kiến thức thực tế còn hạn chế, do vậy đồ án không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em kính mong sự đóng ý kiến của các thầy giáo để đồ án có thể hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…
Nhóm sinh viên thực hiện
………………..
PHẦN I: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về công nghệ khung vỏ.
Khung vỏ là một phần không thể thiếu trong bất cứ một chiếc xe nào, nó thể hiện hình dáng, dáng vẻ, tính an toàn, chắc chắn đối với chiếc xe đó.
Trong một vài năm trở lại đây khi mà khoa học thế giới đã có những bước phát triển đáng kể thì cùng với một số ngành công nghiệp khác, công nghiệp ôtô cũng đã có những bước đột phá mạnh mẽ đặc biệt của một số hãng xe lớn như Ford, Toyota, Mercedez ...Với việc đạt được một số thành tựu trong công nghệ vật liệu mới, công nghệ chế tạo chính xác, lĩnh vực tự động hoá, điều khiển tự động thì hầu hết các dòng xe khi tung ra thị trường loại xe mới ngoài việc thay đổi một số tiện nghi trên xe, còn đa phần là thay đổi kiểu dáng mẫu mã khung vỏ.
1.1.1. Phân loại:
Vỏ xe thường được phân loại trên 3 tiêu chí sau:
§ Phân loại vỏ xe theo mục đích sử dụng:
Vỏ xe có một phần dùng để bố trí người và hàng hoá. Theo mục đích vận chuyển có thể phân chia vỏ xe thành các loại:
· Vỏ xe con (du lịch): có thể chở được 2 - 9 người kể cả lái xe
· Vỏ xe khách: dùng cho vận chuyển có số lượng người lớn (> 9 người).
· Vỏ xe tải: tải trọng sử dụng lớn hơn 1,5 tấn.
§Phân loại vỏ xe theo mối tương quan giữa vỏ xe và khung chịu tải.
Theo quan điểm của nhà thiết kế, chúng ta phân biệt vỏ xe dựa theo mối liên kết của vỏ xe với khung theo các loại:
· Vỏ xe không chịu tải.
Loại vỏ xe này toàn bộ tự trọng của động cơ, hành khách, tải trọng đều do khung chịu lực hoàn toàn và vỏ được gắn với khung, bản thân không chịu tải, chỉ tác dụng che mưa nắng. Tải trọng của các ngoại lực và các mô men thậm chí của các nội lực và mô men của hệ thống truyền lực, hệ thống treo đẩy khung bệ mang theo các bộ phận điều khiển và truyền động và vỏ xe.
· Vỏ xe bán tải:
Cũng được đặc trưng bởi chúng cũng có khung bệ nhưng khung bệ chỉ để kết nối hệ thống truyền động. Tải trọng tĩnh và tải trọng động khi chuyển động được cả vỏ xe và khung bệ cùng chịu.
1.1.2. Yêu cầu.
Vỏ xe được thiết kế cũng như chế tạo không chỉ đáp ứng phần kiểu dáng mà cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
· Đối với loại vỏ xe chịu lực hoàn toàn hoặc vỏ xe bán chịu lực thì ngoài việc bảo đảm độ bền thì nó còn phải đảm bảo độ biến dạng cho phép.
· Khi thiết kế cũng như chế tạo phải đảm bảo tính bền vững, độ cứng, tuổi thọ cao, độ tin cậy lớn. Chịu được tải trọng động với mọi đường xá.
· Có khả năng dập tắt dao động tự do (uốn xoắn).
· Kết cấu vỏ phù hợp với khí động học.
1.2. Công nghệ hàn vỏ ô tô.
· Ngày nay trên thế giới nền công nghiệp ô tô đã phát triển mạnh mẽ, các dạng sản xuất thủ công được thay thế bằng máy móc, thay thế bằng các dây chuyền và được tổ chức thành các dây chuyền bán tự động, tự động để hàn và lắp rắp vỏ ô tô, dùng các rô bốt đã được lập trình để tự động lắp ráp, hàn. Do đó thời gian, chất lượng hàn đã được cải thiện rõ ràng.
· Tuỳ vào các loại xe mà kết cấu và số lượng các mảng khác nhau. Để lắp thành vỏ xe thì từ các mảng đơn ta hàn lại với nhau thành các mảng cơ bản, thường thì vỏ ô tô gồm có 6 mảng cơ bản đó là mảng sàn (mảng đáy), mảng sườn trái, mảng sườn phải, mảng phía trước, mảng phía sau và mảng trên trần.
1.3. Tổng quan về đồ gá hàn vỏ ô tô.
1.3.1. Công dụng của đồ gá.
· Đồ gá là một thiết bị dùng để trợ giúp và giải phóng sức lao động của con người. Nó giúp cho công việc của người công nhân được cải thiện nhẹ nhàng và hoàn thành một cách nhanh chóng công việc bởi vì khi có đồ gá thì các chi tiết cần gia công được định vị và kẹp chặt một cách chính xác và nhanh chóng, có các thiết bị điều khiển giúp công nhân dễ dàng thao tác và giảm nhẹ sức lao động.
· Đồ gá vỏ ô tô là một thiết bị đồ gá chuyên dùng, dùng để lắp ráp và hàn vỏ ôtô nó đảm bảo cho các mảng của vỏ ô tô được định vị, kẹp chặt một cách nhanh chóng, đều và chính xác làm tăng năng suất, giảm giá thành sản phẩm. Có thể dễ dàng tự động hoá quá trình sản xuất.
1.3.3. Phân loại đồ gá.
Có nhiều cách để phân loại đồ gá:
§ Phân loại đồ gá theo chủng loại xe:
· Đồ gá dùng cho xe con, xe du lịch.
· Đồ gá dùng cho xe khách.
· Đồ gá dùng cho xe tải.
· Đồ gá dùng cho xe chuyên dùng
§ Phân loại đồ gá theo vai trò của đồ gá trong dây chuyền:
· Đồ gá tổng hợp: lắp ráp các mảng lớn của xe để hoàn thiện toàn bộ xe
· Đồ gá nhỏ dùng để hàn các mảng vỏ chính
1.4. Đặc điểm, yêu cầu của dây chuyền hàn vỏ xe mini buýt 6 - 8 chỗ.
1.4.1. Đặc điểm về kết cấu khung vỏ xe minibuýt.
*Gồm các mảng lớn: sàn, sườn (trái, phải), đầu, trần ngoài ra có thêm các thanh giằng được hàn với nhau trên đồ gá tổng hợp tạo kết cấu khung vỏ cho xe. Các mảng nhỏ được hàn trên đồ gá chuyên dùng tương ứng.
* Đặc điểm cụ thể các mảng chính:
§ Mảng sàn:
· Tác dụng:
- Chịu lực tác dụng từ hàng hoá, hành khách và người lái.
- Là một mảng quan trọng hình thành lên độ cứng vững, khung xương của toàn xe.
· Cấu tạo: khá phức tạp
- Gồm các mảng nhỏ, khung xương chính, các thanh giằng ngang dọc được hàn với nhau.
- Có các lỗ, mặt đỡ để có thể dễ dàng định vị và kẹp chặt trong toàn bộ quá trình hàn.
1.4.3. Yêu cầu của đồ gá tổng hợp hàn lắp ráp vỏ xe 6 – 8 chỗ.
· Kết cấu đơn giản, gọn nhẹ, không quá cồng kềnh, có thể di chuyển dễ dàng, thuận lợi.
· Đảm bảo độ chính xác, độ cứng vững, không biến dạng trong toàn bộ quá trình hàn. Không ảnh hưởng tới chất lượng vỏ xe sau
· Có khả năng lắp ráp một số loại xe có kích thước tương tự như pickup, mini bus, cityvan ...
· Vấn đề thay thế các chi tiết, cụm chi tiết dễ dàng.
· Thao tác điều khiển dễ dàng, nhẹ nhàng, số người thao tác trên đồ gá không quá lớn.
PHẦN II: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ ĐỒ GÁ TRƯỢT
Giới thiệu sơ lược về các cụm chi tiết chính trên đồ gá:
Trên đồ gá gồm rất nhiều chi tiết, dựa vào chức năng của từng cụm chi tiết ta có thể chia làm một số cụm chi tiết chính như sau:
¨ Cụm chi tiết bệ:
· Tác dụng đỡ và bắt các cụm chi tiết khác lên nó, tạo độ cứng vững cho toàn bộ đồ gá và độ chính xác cho quá trình hàn
· Cấu tạo: gồm có tấm phẳng được hàn với các tấm thép chịu lực tiết diện khác nhau, cả khối này có thể thay đổi độ cao nhờ các cơ cấu điều chỉnh.
¨ Cơ cấu dẫn hướng:
· Tác dụng: dẫn hướng cho 2 giá sườn di chuyển theo 1 phương nhất định
· Cấu tạo: con lăn, ray dẫn hướng, giá dẫn hướng, các bulông định vị và cơ cấu chống lật sườn
¨ Một số cơ cấu phụ trợ:
+ Cơ cấu chống lật sườn: trong quá trình giá sườn chuyển động nhanh, có quán tính để đảm bảo an toàn cần có kết cấu này, nó giúp con lăn luôn tiếp xúc với ray trượt mà không bị rời khỏi vị trí.
+ Cơ cấu hạn chế hành trình: để đảm bảo chính xác vị trí của các mảng sau khi hàn thì các cụm trên đồ gá luôn làm việc chính xác ở 1 vị trí nào đó, đặc biệt là cum giá sườn, đây là cụm có ảnh hưởng lớn tới nhiều cụm khác. Vì vậy cần có một cơ cấu để hạn chế chính xác vị trí của nó khi điều khiển.
2.1. Thiết kế bệ.
2.1.1. Chức năng và yêu cầu
- Dùng để bắt các cụm chi tiết khác lên nó như cơ cấu định vị bệ sàn, cơ cấu kẹp chặt bệ sàn, cơ cấu trượt giá sườn, các xylanh nâng hạ, ray xe goòng ... nói chung mọi cụm chi tiết khác trong quá trình làm việc đều làm việc trên nó, vì vậy đây là một cụm thường không thể thiếu trong bất kỳ một đồ gá hàn vỏ ôtô.
- Bệ trong đồ gá là một mảng khá quan trọng trong việc đảm bảo độ cứng vững, chính xác của quá trình lắp ráp hàn vỏ xe. Vì vậy để đảm bảo đạt được hiệu quả tốt trong quá trình hàn thì bệ cần đảm bảo những yêu cầu: độ cứng vững, chắc chắn, vững chãi, độ đồng phẳng ngoài ra còn cần thể hiện tính cơ động trong quá trình di chuyển trong nhà xưởng.
2.1. 2. Các phương pháp đặt bệ trên nền nhà xưởng.
Có nhiều phương pháp đặt bệ nhưng tuỳ thuộc vào điều kiện mặt bằng xưởng, điều kiện trang bị nhà xưởng và quan trọng hơn cả là yêu cầu kỹ thuật của đồ gá được đảm bảo. Vì vậy ta có thể có một số phương pháp như sau:
a, Đặt bệ trên nền bằng cách bắt chặt bulông:
- Kết cấu thể hiện:
- Với kết cấu này yêu cầu dưới nền chôn các kết cấu bắt bulông, sau đó dùng bulông bắt chặt chân bệ dồ gá với nền.
- Đặc điểm của phương pháp đặt bệ này:
+ Ưu điểm: tạo được độ cứng vững, giảm rung động và sai lệch trong quá trình làm việc.
+ Nhược điểm: Với kết cấu kiểu bắt chặt này thì để đảm bảo độ đồng phẳng của mặt bệ thì yêu cầu nhà xưởng phải tương đối bằng phẳng, tính cơ động của bệ kém, khó di chuyển nên thường không có ở trong các nhà xưởng có diện tích nhỏ.
b, Phương pháp đặt bệ thông qua các ray trượt:
- Kết cấu thể hiệ
Dạng kết cấu này thì ray trượt được cố định trên nền nhà xưởng, bệ sàn có các chân có thể trượt trên các rãnh trượt này.
- Đặc điểm:
+ Ưu điểm: Bệ sàn có thể di chuyển một cách dễ dàng vì vậy phương pháp này khá thích hợp với nhà xưởng có diện tích nhỏ hay ở nơi có nhiều dây chuyền lắp ráp tức là khi dây chuyền nào làm việc thì di chuyển bệ đồ gá tới còn dây chuyền nào không làm việc thì di chuyển tới chỗ khác, khi đó sẽ tiết kiệm được diện tích và không gian làm việc.
+ Nhược điểm: Bề mặt nền nhà xưởng vẫn yêu cầu phải bằng phẳng, các ray trượt cũng phải đảm bảo độ đồng phẳng, các đường ray phải song song với nhau.
* Tóm lại: qua tất cả các phương pháp đặt bệ trên nền nhà xưởng trên, kết hợp với nhu cầu sản xuất cũng như lắp ráp của nước ta hiện nay: số lượng lắp ráp chưa nhiều, chủng loại xe thay đổi thường xuyên do đó yêu cầu đồ gá đảm bảo tính cơ động cao, thay đổi vị trí được liên tục do đó ta chọn phương án đặt bệ thông qua các bulông đai ốc như trên đã trình bày.
2.1.3. Kết cấu bệ:
a, Vật liệu làm bệ:
Với các yêu cầu đảm bảo độ cứng vững cao trong quá trình làm việc, vì vậy ta dùng vật liệu chế tạo là thép C30
b, Phương pháp tạo bệ:
- Hàn các tấm thép dày 5 - 15 mm lại với nhau.
- Trên phía bề mặt tiếp xúc với đồ gá đặt một tấm thép phẳng lớn, trên đây có khoan các lỗ và tạo ren để bắt các chi tiết lên nó.
2.2. Bộ phận dẫn hướng.
Nhiệm vụ của bộ phận dẫn hướnglà dẫn hướng cho giá đồ gá di chuyển theo phương đã định.
Các yêu cầu của bộ phận dẫn hướng:
+ Đảm bảo dẫn hướng chính xác cho giá đồ gá khi di chuyển.
+ Kết cấu phải giảm được ma sát khi giá đồ gá di chuyển.
+ Kết cấu phải đơn giản, dễ chế tạo và lắp ráp.
2.2.1. Cơ cấu dẫn hướng có ray dạng chữ nhật ( dạng trượt ).
Ray dẫn hướng được bắt chặt xuống bệ đồ gá thông qua các Bulông. Một giá đồ gá được đặt lên hai ray dẫn hướng. Ray có cấu tạo hai bề mặt làm việc, một bề mặt đỡ chân giá, một bề mặt dẫn hướng chân giá. Thanh 2 cùng với một vấu bắt lên sàn tạo thành một cơ cấu chống lật cho giá. Giá được bắt lên
2.2.3.Cơ cấu dẫn hướng có ray dạng chữ I.
Ray chữ I được bắt xuống sàn bởi các bulông, có ba mặt phẳng ray làm việc. Bề mặt lăn của các bánh xe 2, bề mặt dẫn hướng cho chân 5 ( bề mặt lăn của các bánh xe 4 ), Bề mặt lăn của cơ cấu bánh xe 3.
Các bánh xe được dùng là các vòng bi.
2.2.4. Cơ cấu dẫn hướng có ray dạng chữ nhật ( dạng lăn ).
Ray dẫn 1 được bắt xuống bệ đồ gá thông qua các Bulông. Ray có hai bề mặt làm việc, một bề mặt tiếp xúc với mặt trụ của con lăn, một bề mặt dẫn hướng cho con lăn. Chân giá 3 di chuyển trên ray thông qua các con lăn 4. Con lăn 4 được làm rỗng ở giữa hai đầu có lắp hai vòng bi, bánh xe được bắt lên chân đồ gá thông qua một trục trơn, một giá được lắp trên hai cơ cấu dẫn hướng.
2.3. Các loại khóa kẹp và chốt định vị:
2.3.1. Chức năng và yêu cầu
Khóa kẹp dùng để kẹp chặt các mảng của vỏ ôtô và để cho quá trình hàn được chính xác thuận tiện chính vì thế khóa kẹp là một trong những bộ phận quan trọng nhất của bộ đồ gá nó có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sau này có chính xác không, các thao tác của công nhân có được đảm bảo không, ...
2.3.2. Phân loại khóa kẹp:
- Khóa kẹp giá
- Khoá kẹp sàn
- Khóa kẹp sườn
- Khóa kẹp trần
2.3.3. Kết cấu khóa sườn:
§ Khóa sườn kiểu cơ khí
Giá 2 của khoá vừa dùng để bắt thân khoá lên đồng thời vừa làm nhiệm vụ như một phiến định vị, vừa để đỡ vỏ xe vừa là giá để kẹp chặt vỏ xe. Thân khoá 6 được bắt với giá bằng 2 bu lông đai ốc. Tay khoá 5 được bắt với thân khoá bằng bu lông đai ốc và tay khoá được quay quanh bu lông
§ Khóa sườn kiểu khí nén
Nhờ có lực đẩy của khí nén (thuỷ lực) nên mỏ kẹp 5 sẽ được điều khiển để kẹp mảng sườn. Đặc điểm của loại khóa này có tính tự động hoá cao giúp giảm bớt sức lao động của người công nhân và thích hợp với những dây chuyền có tính tự hoá cao và nhà xưởng lớn, công suất của nhà máy cao.
§ Một dạng lắp khóa vào vấu đỡ: xem hình dưới
Nguyên tắc hoạt động : khi chưa cho sườn bên vào các mỏ khoá được mở ra các bu lông được xiết hờ sau đó cho sườn vào và chỉnh các bu lông cho vừa cả vấu đỡ lẫn bu lông của khóa sao cho vừa với độ dầy của thành sườn rồi bắt chặt các bu lông và hàn điểm cố định lại nhằm đảm bảo độ cứng vững nhất định. Khi cần thay đổi vị trí để làm loại xe khác thì phá hỏng các điểm hàn.
2.3.5. Kết cấu các loại chốt định vị
§ Chốt định vị cố định
Đây là một dạng kết cấu chốt định vị hết sức đơn giản nhưng vẫn làm việc một cách hết sức hiệu quả đảm bảo sự định vị chính xác ban đầu tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kẹp chặt vì thế đây là phương án tối ưu cho bộ đồ gá này.
§ Chốt định vị có thể di chuyển được
Chốt định vị có thể di chuyển được cũng chính là khoá ngang đã nối ở trên
Do một số vị trí định vị không thể lắp được các chốt định vị cố định được nên phải dùng các chốt định vị có thể di chuyển được. Các vị trí này thường nằm ở mảng sườn bên của vỏ xe.
2.3.7. Kết cấu khóa tay
§ Khóa tay:
·Tác dụng: Khóa tay là bộ phận không thể thiếu được trong bộ đồ gá mà tính tự động hóa không cao như bộ đồ gá này, nó đặc biệt cần cho việc hàn mảng đầu khi không có khóa kẹp cố định, không những thế nó còn giúp kẹp một vài chỗ hở của vỏ xe để có thể hàn lại dễ dàng.
· Cách bố trí khoá kẹp di động:
Số lượng khoá phụ thuộc vào chiều dài đường hàn, 2 đầu kẹp thường bắt buộc phải có 2 khoá kẹp này. Khoảng cách đặt giữa các khoá: 20 - 50 cm.
Ngoài ra số lượng loại khoá này còn phụ thuộc vào số lượng khoá kẹp cố định, yêu cầu chất lượng mối hàn tại nơi kẹp.
2.4. Xy lanh điều khiển
2.4.1. Các xy lanh nâng hạ sàn
- Nhiệm vụ: Nâng hạ mảng sàn khi cho xe goòng ra vào.
- Yêu cầu: Đảm bảo quá trình nâng hạ diễn ra êm dịu, nhanh chóng và quan trọng hơn cả là tạo ra vị trí đúng của mảng sàn trên đồ gá: tương quan các lỗ trên mảng sàn và chốt định vị.
- Số lượng: 4 cái
- Cách điều khiển: thuỷ lực hoặc khí nén.
- Kích thước: cần tính toán phù hợp để chọn được đường kính xylanh tạo đủ lực đẩy ở piston trong quá trình nâng hạ.
2.4.2.Xy lanh đẩy giá sườn
- Tác dụng: Đẩy mảng gá sườn trượt trên các rãnh trượt ra vào cho phù hợp với quá trình làm việc: vào khi đã kẹp chặt xong mảng sườn bằng khoá và ra khi các quá trình hàn xong, các khoá kẹp đã được bỏ ra.
§ Các phương án bố trí:
Cách bố trí chung: giá đỡ của xylanh đẩy sàn được cố định trên bề mặt sàn đồ gá nhờ các bulông. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào vị trí, số lượng các xylanh bố trí mỗi bên sườn mà ta có những cách bố trí khác nhau.
* Phương án 1: Xylanh điều khiển bằng khí nén:
- Ta có thể bố trí 1 xylanh: Khi đó kích thước của đường kính piston khá lớn, nếu bệ sàn thấp hay kích thước nhỏ thì thường bố trí ở phía ngoài:
+ Cấu tạo: như hình vẽ
* Phương án 2: Xylanh điều khiển bằng thuỷ lực:
Với cách điều khiển này, áp suất trong xylanh được tạo ra khá lớn, do đó đường kính xylanh nhỏ, vì vậy kết cấu khá gọn nhẹ và dễ điều khiển, nên việc dùng 1 xylanh hay 2 xylanh đặt ở phía ngoài giá sườn là rất ít gặp mà thường dùng 2 xylanh đặt ở phía trong giá sườn.
+ Cấu tạo: như hình vẽ
2.6. Các hệ thống phụ trợ khác.
2.6.1.Hệ thống xe goòng.
- Trong quá trình hàn, trước khi hàn mảng bệ sàn được chuyển vào để cố định trên các chốt hay sau khi quá trình hàn xong cần chuyển toàn bộ vỏ xe sang vị trí khác để thực hiện công đoạn tiếp theo, để thực hiện quá trình đó thì công nhân không thể di chuyển bằng tay mà thường trong dây chuyền hàn có bố trí hệ thống xe goòng.
- Bao gồm: ray goòng, xe goòng.
2.6.2. Cơ cấu chống lật sườn:
- Mục đích:
Trong quá trình ra vào của toàn bộ giá sườn vì một lý do nào đó như vận tốc ra vào lớn, có chướng ngại vật cản trở trên cơ cấu trượt ... cộng với trọng tâm cả khối di chuyển khá cao do đó toàn bộ giá có xu thế lật.
Do đó để cản trở cả khối không bị lật thường bố trí thêm các khối chống lật để đảm bảo quá trình hàn diễn ra an toàn.
- Yêu cầu:
Kết cấu đơn giản, dễ chế tạo do đây là 1 cụm chi tiết phụ.
Dễ dàng bố trí mà không ảnh hưởng tới các cụm chi tiết khác.
2.6.3. Cơ cấu hạn chế hành trình:
- Mục đích và tác dụng:
· Trong quá trình di chuyển của toàn bộ khối giá sườn, để đảm bảo khi đi vào phải dừng lại đúng vị trí làm việc (mảng sườn khi đó vừa chạm mảng bệ sàn), khi đi ra không vượt quá giới hạn của bề rộng cho phép, trượt khỏi ray trượt trong cơ cấu trượt, do đó cần có một cơ cấu hạn chế hành trình ra vào của cả khối giá di trượt.
· Tuy là 1 cụm nhỏ nhưng khá quan trọng, giúp công nhân dễ dàng tránh được những hư hỏng của các cụm trên đồ gá khi thao tác vào quá mạnh, đi vào vượt quá phạm vi cho phép.
- Yêu cầu:
· Đảm bảo độ cứng vững, chắc chắn trong quá trình làm việc.
· Dễ chế tạo, bố trí, lắp đặt, thay thế dễ dàng.
- Cấu tạo: như hình vẽ bên:
- Số lượng: 2 cái chặn ngoài, 2 cái chặn trong cho 1 bên sườn.
2.7. Hệ thống điều khiển.
§ Cấu tạo chung của hệ thống điều khiển trong đồ gá.
Hệ thống điều khiển của đồ gá bao gồm các bộ phận:
- Bộ phận điều khiển di chuyển hai gía.
- Bộ phận điều khiển nâng hạ mảng sàn xe.
- Bộ phận điều khiển các khoá kẹp hai mảng sườn.
§ Yêu cầu chung của hệ thống điều khiển là:
+ Hệ thống làm việc ổn định.
+ Điều khiển dễ dàng, em dịu.
+ Hệ thống bố trí đơn giản, dễ lắp ráp, dễ sửa chữa, thay thế.
+ Tuổi thọ cao.
2.7.1. Hệ thống điều khiển dẫn động cơ khí.
2.7.1.1. Cấu tạo chung.
Hệ thống điều khiển dẫn động cơ khí bao gồm các thiết bị được vận hành bằng sức lực con người.
+ Vận chuyển mảng sàn lên đồ gá được thực hiện bởi các công nhân.
+ Di chuyển các giá đồ gá được thực hiện bởi các công nhân.
+ Đóng, mở các khoá kẹp sàn, khoá kẹp sườn, khoa kẹp giá, khoá kẹp trần đều được thực hiện bởi công nhân.
2.7.1.2. Ưu nhược điểm.
* Ưu điểm.
- Kết cấu của bộ đồ gá bố trí đơn giản, dễ lắp ráp, sửa chữa, thay thế.
- Giá thành chế tạo đồ gá thấp.
- Tuổi thọ cao hơn các hệ thống điều khiển khác.
* Nhược điểm:
- Năng suất lắp ráp thất.
- Độ chính xác lắp ráp thấp.
- Người công nhân phải lao động quá mệt mỏi.
2.7.2. Hệ thống điều khiển dẫn động khí nén.
2.7.2.1. Cấu tạo của hệ thống điều khiển dẫn động khí nén.
Hệ thống điều khiển dẫn động khí nén bao gồm các thiết bị được thể hiện trên sơ đồ sau:
+ Bình khí nén 1 được dùng chung cho cả xưởng sản xuất.
+ Các đường ống khí 2 được dùng cho các thiết bị khác trong nhà xưởng.
+ Van giảm áp 3 có thể điều chỉnh áp suất vào hệ thống điều khiển.
+ Van phân phối 4 cung cấp khí cho các xylanh di chuyển mảng sườn phải.
2.7.2.2. Ưu nhược điểm của hệ thống điều khiển dẫn động khí nén.
* Ưu điểm.
- Điều khiển nhẹ nhàng, êm dịu.
- Có thể sử dụng nguồn khí từ nhà xưởng.
- Sử dụng nguồn khí trời do đó giá thành giảm.
* Nhược điểm.
- Các thiết bị chế tạo yêu cầu độ chính xác cao hơn.
- Độ nhạy kém.
- Thiết bị không an toàn đối với người sử dụng khi sử dụng ở áp suất cao.
2.7.3. Hệ thống điều khiển dẫn động thuỷ lực.
2.7.3.1. Cấu tạo chung của hệ thống điều khiển thuỷ lực.
Sơ đồ cấu tạo chung của hệ thống điều khiển dẫn động thuỷ lực.
+ Van an toàn 3 có tác dụng: Khi áp suất trong hệ thống vượt qua giá trị cho phép thì dầu tràn về thùng chứa.
+ Các van phân phối có tác dụng phân phối dầu tới cá xylanh công tác để điều khiển các bộ phận chấp hành.
PHẦN III. TÍNH TOÁN HỆ THỐNG DẪN ĐỘNG THUỶ LỰC
Hệ thống điều khiển thuỷ lực sử dụng trong đồ gá gồm hai bộ phận điều khiển:
- Điều khiển di chuyển hai giá.
- Điều khiển nâng hạ mảng sàn và vỏ xe ôtô.
3.1. Tính toán cụm xi lanh công tác dùng để di chuyển giá đồ gá.
3.1.1. Tính khối lượng giá và lực ma sát tại cơ cấu dẫn hướng cho giá.
Để tính toán cụm xy lanh công tác dùng để di chuyển giá thì bước tính toán đầu tiên là phải tính được lực mà piston phải sinh ra để có thể làm cho giá đồ gá dịch chuyển. Lực mà piston cần sinh ra phải lớn hơn lực ma sát giữa ray và con lăn để làm di chuyển sườn giá, lực ma sát này sinh ra do trọng lượng của giá,
* Tính toán trọng lượng của giá.
Vật liệu dùng để chế tạo giá không cần dùng vật liệu có độ cứng và độ bền cao. Để đảm bảo về mặt kinh tế cũng như dễ chế tạo vật liệu được lựa chọn thép định hình dạng hộp - CT3. Thép tiết diện có dạng hình vuông rỗng ở bên trong và có kích thước như hình vẽ .
Dựa vào phần mềm SolidWorks ta cũng tính ra được khối lượng tỳ lên ray đồ gá là.
M = mg + mch +2mdh + ms
Trong đó:
M: Khối lượng toàn bộ tỳ lên ray.
mg: Khối lượng giá, mg = 475 kg.
mch: Khối lượng của chân giá, mch = 420kg
mdh: Khối lượng cơ cấu dẫn hướng, mdh = 60kg.
ms: Khối lượng của sườn xe, ms = 110kg.
=> M = 475 + 420 + 2.60 + 110 = 1125 kg
Xét tại hai vị trí trên ta thấy tại vị trí thứ hai lực để di chuyển giá là lớn nhất, do đó ta tính toán lực cần thiết để di chuyển gía tại vị trí này.
Lực cần thiết để di chuyển giá đồ gá là: P = P1+ P2 = F + F’
Do ray sau chịu tác dụng lực lớn hơn do đó ta tính toán lực đẩy cần thiết theo trọng lượng tác dụng lên ray sau của giá.
Tại ray sau chịu một khối lượng:
M2 = 1/2mch + mdh + 1710/1590(mg + ms) = 1/2.420 + 60 + 1710/3300(475 + 110) = 573 kg.
Ta thấy khối lượng tác dụng lên ray sau có khối lượng M2 = 573 kg, để đơn giản ta coi khối lượng tác dụng lên hai ray là như nhau.
Lực đẩy cần thiết của cần pittông để thắng lực ma sát là:
P2 = K1. M/2.g.f + K2.M/2.g.f = M/2.g.f(K1 + K2) = 1125/2.9,81.0,02(1,05 + 1,1) = 237 N
trong qúa trình làm việc giữa bề mặt con lăn và bề mặt ray có sự gia tăng ma sát và do hiệu suất các ổ bi lắp trên các con lăn, để đảm bảo đủ lực đẩy giá:
P2’ = 1,5P2 = 1,5.237 = 355,5 N
3.1.2. Tính cụm xy lanh dẫn động giá
Hành trình di chuyển giá lớn nhất l = 450 mm do đó chọn xylanh có chiều dài: l =500 mm.
Lực tác dụng lên thanh truyền pis ton P = 112,5 kg
Chọn đường kính thanh truyền của pis ton: d = 20 = 2cm
Ta thấy chiều dày xy lanh theo tính toán quá mỏng, không đảm bảo độ cứng vững nên ta phải tăng chiều dày thành xy lanh.
Ta lấy chiều dày thành xy lanh t = 5 (mm).
3.2. Tính toán cụm xy lanh công tác dùng để nâng hạ vỏ xe.
3.2.1. Tính khối lượng vỏ xe.
Hành trình làm việc của bốn xylanh nâng hạ vỏ xe khoảng 100 mm nên chọn chiều dài của xylanh là: l = 300 mm.
Đồ gá này dùng đểv lắp ráp một số loại xe
Khối lượng vỏ xe: M
M = ms + mst + msp + mđ + mn + mtr
=> M = 105 + 2.80 + 50 + 40 + 20 = 375 kg
Để đơn giản ta coi khối lượng vỏ xe M = 400 kg.
Ta dùng 4 xy lanh để nâng vỏ xe nên mỗi xy lanh chịu một lực P = 100 kg
3.2.2. Tính toán cụm xylanh nâng hạ vỏ xe ôtô.
Thay số vào ta được: D = 2,9 cm
Lấy theo tiêu chuẩn: D = 30mm
Tính toán chiều dày thành xy lanh: Cũng như phần tính chiều dày xy lanh của xy lanh dùng để nâng hạ khung sườn gá ta lấy chiều dày thành xy lanh : t = 5 mm.
* Tính bền xy lanh
Cũng như tính toán xylanh di chuyển giá ở trên. Điểm nguy hiểm nhất nằm ở mặt trong của ống nên ta chỉ tính ứng suất tại điểm đó.
Bán kính trong của xy lanh, a =15 mm
Bán kính ngoài của xy lanh,
b = 20 mm.
Pa: áp suất dầu, pa = 15kg/cm2
Đường kính thanh truyền: Lấy d = 20 mm
3.3. Tímh bơm công tác dùng trong hệ thống.
3.3.1. Tính chọn các thông số của bơm.
Vậy vận tốc của pittông là: V = 50 mm/s
Đường kính của xy lanh D = 40 mm.
Đường kính thanh truyền d = 20 mm
Sử dụng 4 xy lanh dẫn động giá
Với áp suất cần thiết trong các xylanh Pi = 15kg/cm2 chọn bơm thuỷ lực cánh gạt tác dụng đơn.
Lưu lượng của bơm: Qb = 1500.10,362 = 15543 cm3/ph = 15,543 l/ph
Đường kính roto:
d = D - 2e = 12,8 - 2.2,3 = 8,2cm
Số cách gạt: z = 5
Chiều dày cách gạt: S = 3
3.3.2. Tính động cơ điện dẫn động bơm.
Do một giá có 2 xy lanh nên: P = 2.1125 =2250 (N)
V = 50 mm/s =0,05 m/s
Thay số vào ta được: N = 171,2 W
Vậy cần lựa chọn động cơ điện có công suất N ³ 171,2 W
PHẦN IV: TRÌNH TỰ THÁO LẮP VỎ XE TRÊN ĐỒ GÁ
4.1 Trang bị nhà xưởng và các bước chuẩn bị:
- Gồm 1 đồ gá lắp ráp vỏ ôtô như đã thiết kế ở trên.
- Các mảng vỏ xe chính: mảng sàn, sườn trái, sườn phải, đầu, mảng trần và các thanh giằng.
Các mảng này đã được hàn từ các mảnh dập nhỏ trên các đồ gá chuyên dùng, các công việc này có thể thực hiện tại xưởng hay các mảng lớn được chuyển từ chính các hãng tới. Thường thì khi sản xuất hàng loạt lớn thì sẽ thực hiện tại xưởng, khi đó phải mất công sức vận chuyển các đồ gá chuyên dùng tới nhưng các vỏ xe được hàn tại đây và không phải vận chuyển sẽ không gây ra biến dạng vỏ xe như trường hợp phải vận chuyển cả mảng vỏ từ các hãng tới.
+ Súng hàn:
· Vị trí: thường đặt ở phía trên đồ gá, có khả năng thay đổi theo 3 phương bằng các ray trượt và hệ thống cuộn cáp kiểu lò xo cuốn cóc.
· Số lượng: thường 3 - 6 súng trên 1 đồ gá.
Trên các trụ cột thường bố trí các đường dẫn nước, khí nén và đường điện.
4.2. Các bước tiến hành:
Số công nhân thao tác trên đồ gá tổng hợp: thường 3 - 4 công nhân trong đó có 1 thợ cả. Tổng thời gian thao tác trong cả quá trình hàn thường 40 - 60 phút 1 vỏ xe
a. Bước 1: 2 công nhân chuyển mảng bệ sàn lên xe goòng chính từ nơi tập kết mảng sàn ở gần đó, định vị và di chuyển xe goòng đó trên 1 xe goòng phụ khác vào đồ gá. Xem hình vẽ:
c. Bước 3: Mảng sườn phải được 1 công nhân di chuyển nhờ dầm cầu trục hạ xuống sườn phải đồ gá, các công nhân còn lại tiến hành định vị và kẹp chặt mảng này lên sườn đồ gá bằng các chốt định vị, khoá kẹp sườn.
d. Bước 4: Làm tương tự đối với mảng sườn trái như bước 3.
Tiến hành dung súng hàn và khoá kẹp tay hàn các vị trí cần hàn giữa mảng sườn trái, phải với mảng sàn. Thường có 2 - 3 công nhân thao tác trên súng hàn, số còn lại là đỡ và thao tác phụ trợ.
g. Bước 8: Sau khi quá trình hàn các mảng xong, tiến hành mở khoá kẹp trần, kẹp sàn, khoá sườn, khoá sàn, các khoá tay trên đồ gá.
Điều khiển xylanh ra 2 giá sườn.
4.4. Đánh giá sơ bộ kinh tế.
Quá trình đánh giá sơ bộ chủ yếu dựa vào những tham khảo thực tế từ thị trường trong nước, từ giá vật liệu chế tạo, các phụ tùng thiết bị, nhân công cho quá trình chế tạo, chi phí vận chuyển bốc dỡ, đều lấy từ thị trường trong nước.
Qua bảng ước lượng giá cả tham khảo ta có một số nhận xét:
- Trong bộ đồ gá tổng hợp có 8 cụm Piston-Xy lanh theo đơn giá trên cho thấy chi phí cho cụm Piston-Xylanh là từ 40¸50 Triệu đồng.
- Bộ bơm cánh gạt đáp ứng những chi tiêu đã tính toán từ 3,6¸4 Triệu đồng.
- Đường ống nói chung dùng cho dạng khí nén hay Thuỷ lực thì cũng không nhất thiết là bố trí quá xa thiết bị dẫn động do vậy lấy trung bình cho cả hai loại là 10 mét. Mà có 8 cụm piston_xylanh do vậy chi phí cho đường ống là từ 10¸15 Triệu đồng
Qua tổng hợp thực tế giá của một số mặt hàng thiết bị có ở thị trường Việt Nam,chúng ta có thể đưa ra ước lượng sơ bộ giá cho bộ đồ gá tổng hợp để lắp ráp vỏ ô tô, được chế tạo trong nước là:180¸200 Triệu đồng. Điều này đã cho thấy việc chế tạo một bộ đồ gá trong nước cho các nhà máy lắp ráp vỏ xe ở Việt Nam là điều cần thiết bởi so với giá chỉ gần 1/2 của một bộ đồ gá nhập khẩu (Giá của một bộ đồ gá nhập của Trung Quốc như ở công ty liên doanh FORD khoảng 30.000 đô la, tức là khoảng 500 triệu đồng).
KẾT LUẬN
Trong suốt thời gian ba tháng tiến hành làm đồ án cùng với sự hướng dẫn của thầy: TS ………..…… cùng các thầy giáo trong bộ môn. Đã giúp chúng em hoàn thành bản đồ án của mình. Đồ án đã đạt được những kết quả sau:
1. Đồ án đã thiết kế được một bộ đồ gá tổng hợp để lắp ráp các mảng chính của ôtô. Nội dung của đồ án tập trung vào việc thiết kế bộ đồ gá tổng hợp để lắp ráp các mảng vỏ xe của các loại xe là: Cityvan, Pickup,
Mini bus.
2. Toàn bộ đồ án đã thể hiện được khả năng có thể tiến hành quá trình chế tạo bộ đồ gá ở trong nước, bởi giá thành cũng như tính công nghệ của nó là khá đơn giản. Kết cấu của bộ đồ gá thể hiện độ đơn giản trong chế tạo, vận hành làm việc cũng như trong quá trình bảo dưỡng, sữa chữa.
3. Đồ án cho phép gợi mở ra nhiều phương án lựa chọn với kết cấ và giá thành hợp lí nhất.Bộ đồ gá thiết kế là một phần trong toàn bộ đề tài tổng thể về thiết kế nhà máy chế tạo và lắp ráp vỏ ôtô. Bộ đồ gá có tính thực tiễn cao, phù hợp với điều kiện Việt Nam có thể áp dụng cho những nhà máy mà công suất chế tạo trung bình, phù hợp với phương thức sản xuất đơn chiếc hay hàng loại nhỏ. Tuy nhiên bộ đồ gá này chưa thể đáp ứng được việc có thể lắp ráp cho nhiều loại vỏ xe trên cùng một bộ đồ gá bởi khoảng điều chỉnh là không lớn khi mà kết cấu của các loại xe là khác nhau.
4. Đã vận dụng được phần mềm SolidWork để xây dựng được bộ chi tiết và mô tả quy trình lắp ráp, hàn vỏ xe ô tô. Cách thức xây dựng bộ chi tiết băng phần mềm SolidWork cho phép chúng ta khai thác và sử dụng một số kết quả như: lấy được khối lượng, mômen quán tính, mô đun đàn hồi, thể tích..., cũng như khả năng lắp ráp để mô tả một cách trực quan sinh động nguyên lý làm việc của bộ đồ gá nói riêng cũng như các chi tiết máy nói chung. Nó cho phép chúng ta thấy được khả năng ứng dụng phần mềm SolidWork trong ngành cơ khí kỹ thuật.
Tuy nhiên đồ án là một mảng đề tài mới về kiến thức chuyên ngành, cũng như phần mềm SolidWork đang được khai thác bước đầu ở Việt Nam. Do vậy mà trong quá trình làm đồ án tài liệu tham khảo còn hạn chế, cộng với kiến thức chuyên môn còn chưa chuyên sâu, khả năng đặt vấn đề chưa cao nên không tránh khỏi những thiếu sót còn mắc phải. Vậy kính mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo cùng các bạn sinh viên để bản đồ án của chúng em có tính thực tiễn cao hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn !
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Hoàng Thị Bích Ngọc, "Máy thuỷ lực thể tích", Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật , 2000
2. Phạm Văn Khảo, "Truyền động - Tự động khí nén", Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
3. Nguyễn Trọng Bình, "Công Nghệ Chế tạo máy", Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, 1998
4. Lê Hoàng Tuấn, "Sức bền vật liệu", Trường Đại Học Bách Khoa TP HCM
5. Giáo trình "Công nghệ khung vỏ", Bộ môn Ôtô - Trường ĐHBK Hà Nội, 2004
6. Sổ tay kỹ thuật dây truyền hàn và lắp ráp vỏ ô tô công ty FORD.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"