ĐỒ ÁN THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG BÍCH NỐI

Mã đồ án CKMCNCT00124
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 320MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ chi tiết bích nối, bản vẽ lồng phôi, bản vẽ sơ đồ nguyên công, bản vẽ thiết kế đồ gá, bản vẽ phiếu công nghệ, bản vẽ phiếu tiến trình công nghệ.…); file word (Bản thuyết minh, bìa đồ án, nhiệm vụ đồ án…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án, thư viện chi tiết tiêu chuẩn...........ĐỒ ÁN THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG BÍCH NỐI.

Giá: 850,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

Lời nói đầu.                                                                                                       

Chương I: Phân tích sản phẩm.                                                                    

Chương II: Phương pháp chế tạo phôi.                                                          

Chương III: Quy trình công nghệ.

1. Lập tiến trình công nghệ.                                                            

2.  Thiết kế nguyên công:                                      

Phay thô mặt bích nhỏ.                                                               

Phay thô mặt bích lớn.                                                                

Khoan, Doa và vát mép hai lỗ f16.                                            

Khoan, Doa sáu lỗ f10. Khoét sáu bậc f14.                                                                                    

Khoan, Doa hai lỗ f6.                                                                

Vê tròn cạnh sắc.                                                                       

Nhiệt luyện.                                                                               

Mài mặt bích lớn sau nhiệt luyện đạt Ra = 1,25.                      

Chương IV:  Tính toán thiết kế đồ gá.                                                             

Kết luận.                                                                                                           

Tài liệu tham khảo.                                                                                           

LỜI NÓI ĐẦU

   Hiện nay, trình độ khoa học chung của thế giới phát triển rất cao, trên rất nhiều lĩnh vực. Điều này đòi hỏi người cán bộ kỹ thuật cần phải có nền tảng kiến thức tương xứng, nắm chắc kiến thức cơ bản và vận dụng sáng tạo trong công tác.

   Là  học viên chuyên nghành Cơ khí, trước thực tế đất nước đang ngày một cố gắng nghiên cứu và sản xuất các loại trang thiết bị vũ khí, nhằm bổ xung và nâng cao cho các đơn vị chiến đấu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ,do đó, một kỹ sư chế tạo cần có trình độ chuyên môn cao, có khả năng tổ chức và thiết kế chế tạo trên cơ sở khả thi công nghệ, đảm bảo yêu cầu về chất lượng với hiệu quả kinh tế cao, thể hiện được tính sáng tạo.

   Đồ án môn học Công nghệ chế tạo máy  là một đồ án có tính tổng hợp, vận dụng được hầu hết các kiến thức của những môn học khác nhằm nâng cao cơ sở lý luận và thực tiễn cho mỗi học viên trong việc thiết kế một quy trình công nghệ để sản xuất ra một chi tiết máy bất kỳ theo yêu cầu cho trước. Trong phạm vi đồ án của mình, bản thân em có sự vận dụng nhất định những kiến thức đã học. Nội dung đồ án đã thể hiện được phần nào yêu cầu đề ra, ban đầu có sự hợp lý trong việc kết hợp yếu tố kết cấu và yếu tố công nghệ.

   Tuy nhiên, do còn thiếu thực tế, việc nắm vững kiến thức môn học còn chưa thực sự sâu cho nên trong quá trình hoàn thiện, nội dung đồ án không tránh khỏi những sai sót nhất định. Kính mong có được những nhận xét cụ thể, sự chỉ bảo tận tình của các thầy để em kịp thời bổ xung và sửa chữa.

   Em chân thành cảm ơn thầy giá: ……….. cùng các thầy giáo trong bộ môn CNCT Máy đã tận tình gúp đỡ em hoàn thiện đồ án này.

   Em xin chân thành cảm ơn!

                                                                       Hà nội, ngày…..tháng ….năm 20…

                                                                 Học viên thực hiện

                                                              …...………..

CHƯƠNG I:    PHÂN TÍCH SẢN PHẨM

1. Tìm hiểu chức năng làm việc của sản phẩm

Bích nối là một trong những chi tiết tương đối phổ biến trong ngành chế tạo máy. Nó được hình thành nhằm liên kết hai trục chuyển động ngược chiều nhau thông qua các chi tiết khác như cặp bánh răng hay bộ truyền ma sát. 

2. Phân tích yêu cầu kỹ thuật, tính công nghệ và những điểm cần lưu ý

Thông qua phân tích bản vẽ chi tiết và tìm hiểu thực tế trong ngành chế tạo máy, ta thấy: bích nối là chi tiết dạng tấm có kết cấu khá đơn giản với các yêu cầu kỹ thuật cần đạt không quá cao.

Đặc điểm của Bích nối là làm việc ở chế độ chịu lực thấp, lực va đập không cao, bề mặt bên ngoài không yêu cầu độ chính xác cao(Rz80) mà chỉ yêu cầu về thẩm mỹ. Do đó, khi chế tạo phôi ta chọn phương án hợp lý thì không cần gia công lại.

3. Đường lối công nghệ và phương pháp công nghệ

Theo yêu cầu kỹ thuật và phân tích tính công nghệ như trên, ta lựa chọn sự kết hợp giữa hai phương án: vừa tập trung nguyên công vừa phân tán nguyên công. Ta không nên dùng riêng từng phương án bởi vì, từ kết cấu chi tiết và yêu cầu sản xuất loạt vừa nên để đảm bảo nhịp sản xuất và năng suất thì ta không nên tập trung nguyên công, nghĩa là không dùng một loại máy vạn năng để gia công chi tiết. Mặt khác, nếu phân tán nguyên công thì chi phí gia công lại quá lớn không thích hợp gia công loạt vừavà chi tiết đơn giản.

CHƯƠNG II:    PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO PHÔI

1. Phôi rèn và dập nóng

Phôi và dập nóng là loại phôi được chế tạo bởi phương pháp rèn và dập nóng. Phôi chế tạo từ phương pháp rèn có ưu điểm là độ chính xác và độ bóng cao, năng suất tạo phôi nhanh, có thể tạo các chi tiết lớn. 

3. Phôi đúc

Phôi chế tạo theo phương pháp đúc được sử dụng rất rộng rãi trong sản xuất công nghiệp nói chung và trong công nghiệp quốc phòng nói riêng: chiếm 80ữ90% lượng phôi, trong đó có 80%các chi tiết được đúc từ khuôn cát.

Phôi đúc có những ưu điểm như sau:

+ Kết cấu đa dạng, hình dáng gần giống với kết cấu thực của sản phẩm, và có thể đạt được kích thước từ nhỏ đến lớn mà các phương pháp khác không có được.

+ Khả năng tiết kiệm vật và chi phí trong quá trình cắt gọt tốt, rất phù hợp với chi tiết cần chế tạo.

CHƯƠNG III:    QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

ß1. LẬP TIẾN TRÌNH CÔNG NGHỆ

Trên cơ sở kết cấu chi tiết và yêu cầu kỹ thuật cùng với phôi đúc tạo ra, ta phân quá trình gia công chi tiết thành các nguyên công sau:

1. Nguyên công 1:

Phay thô mặt bích nhỏ.

2. Nguyên công 2:

Phay thô mặt bích lớn.

3. Nguyên công 3:

Khoan, Doa và vát mép hai lỗ f16.

4. Nguyên công 4:

Khoan, Doa sáu lỗ f10.

8. Nguyên công 8:

Nhiệt luyện đạt độ cứng HRC 45…50.

9. Nguyên công 9:

Mài mặt bích lớn sau nhiệt luyện đạt Ra = 1,25.

ß2. THIẾT KẾ NGUYÊN CÔNG

I. Nguyên công 1: Phay thô mặt bích nhỏ.

1. Chọn máy gia công(bảng 9-38.III):

Chọn máy phay đứng năng Côngxôn 6ẽ10 có các thông số sau:

+ Đường kính lỗ trục chính:             17 mm.

+ Độ côn trục chính:                         côn mooc N02.

+ Đường kính trục gá dao:               22-27 mm.

+ Số cấp tốc độ trục chính:              12 cấp.

2. Dụng cụ cắt(bảng 4-92.I):

Dao phay mặt đầu bằng thép gió với các thông số:

+ Đường kính ngoài:                        D = 40 mm.

+ Đường kính lỗ:                               d = 16 mm.

3. Quá trình gá đặt:

Chuẩn định vị là chuẩn thô: đó là bề mặt bích lớn. Đồ gá gồm một khối V cố định và một khối V di động, định vị bề mặt trụ hai bên chi tiết,và hai phiến gá định vị mặt bích lớn.

II. Nguyên công 2: Phay thô mặt bích lớn.

1. Chọn máy gia công:

Chọn máy phay ngang Côngxôn 6ẽ10 như nguyên công 1.

2. Dụng cụ cắt:

Dao phay mặt đầu bằng thép gió với các thông số:

+ Đường kính ngoài:                        D = 50 mm.

+ Đường kính lỗ:                               d = 22 mm.

III. Nguyên công 3: Khoan, Doa và vát mép hai lỗ f16.

1. Chọn máy gia công(bảng 9-22.III):

Chọn máy khoan cần 2H53 của Nga với các thông số:

+ Đường kính lớn nhất gia công được:   35 mm.

+ Độ côn trục chính:                                    côn mooc N04.

+ Số cấp tốc độ trục chính:                        12 cấp.

2. Dụng cụ cắt:

a. Chọn dao khoan ruột gà bằng thép gió đuôi côn kiểu I có:

+ Đường kính mũi khoan:                      D = 15 mm.

+ Chiều dài mũi khoan:                          L = 290 mm.

b. Dao doa liền khối hợp kim cứng:

+ Đường kính:                                        D = 16 mm.

+ Chiều dài dao:                                     L = 138 mm.

c. Dao khoét vát mép có mũi gắn mảnh hợp kim cứng:

+ Đường kính:                                        D = 18 mm.

+ Chiều dài dao:                                     L = 200 mm.

3. Quá trình gá đặt:

Chuẩn định vị là một mặt trụ bên của chi tiết. Chi tiết được gá hạn chế đủ sáu bậc tự do bởi hai phiến tỳ, một khối V cố định và một khối V di động. Lực kẹp được tác động thông qua khối V di động.

VI. Nguyên công 6: Vê tròn cạnh sắc.

VII. Nguyên công 7: Nhiệt luyện.

Độ cứng cần đạt được: HRC = 45ữ50 dùng phương pháp tôi cao tần.

VIII. Nguyên công 8: Mài mặt bích lớn sau nhiệt luyện đạt Ra1,25.

1. Chọn máy gia công(bảng 9-57.III):

Chọn máy mài phẳng 3Ä733 của Nga với các thông số:

+ Bề mặt làm việc của bàn máy: 1000x400 mm.

+ Kích thước lớn nhất của phôi được gia công: 1000x400x400 mm.

+ Tốc độ quay lớn nhất của trục chính đá mài: 35 m/s

+ Công suất động cơ truyền dẫn chính: 22 KW.

2. Đá mài:

Chọn loại đá mài ẽẽ có chất kết dính Kêramic với các thông số:

+ Đường kính ngoài của đá:                   D = 100 mm.

+ Đường kính trong của đá:                    d = 20 mm.

+ Chiều dầy đá:                                         H = 100 mm.

3. Quá trình gá đặt:

Sử dụng lại kết cấu gá đặt của nguyên công 2.

4. Chế độ mài:

- Chiều sâu mài: t = 0,05 (mm)

- Chiều rộng mài: B = 84 (mm)

- Vận tốc, mài: Vdm = 35 (m/s)

- Vận tốc phôi: VPh = 15 (m/ph)

CHƯƠNG IV:    TÍNH TOÁN THIẾT KẾ ĐỒ GÁ

I. Phân tích yêu cầu kỹ thuật của nguyên công, sơ đồ gá đặt

 Chi tiết gia công: tấm tỳ có gờ - thép C45 (Bảng 6.1.TKCK.T92) có:

- Độ cứng: HB = 170 -217

- Giới hạn bền: sB = 600(MPa)

- Giới hạn chảy: sch = 340(MPa)

Đường kính lỗ gia công f = 10, yêu cầu của lỗ gia công đạt độ nhám Ra = 0,25 ta tiến hành gia công theo trình tự sau:

+ Bước 1: khoan lỗ f9,2.

+ Bước 2: doa lỗ f10 đạt độ nhám theo yêu cầu.

1. Chọn chuẩn:

Vì sản suất loạt vừa, số lượng chi tiết tương đối lớn nên sử dụng phương pháp tự động đạt kích thước nhờ dụng cụ gá đặt chuyên dùng. Chi tiết dạng tấm, để định vị chi tiết ta cần hạn chế 6 bậc tự do. 

III. Xác định phương án kẹp chặt

Quá trình gia công là quá trình khoan lỗ f10, lực cắt P0 theo phương thẳng đứng, mômen cắt Mx, chi tiết gia công có xu hướng xoay quanh trục mũi khoan.

IV. Tính lực kẹp cần thiết

Theo sơ phương án kẹp chặt trên đây, lực kẹp cần thiết P1 phải đủ lớn để cùng với lực cắt tạo phản lực và lực ma sát chống xoay cho chi tiết. Theo sơ đồ ta có:

    P1+P0 =2N              (1)

    Mx <= f.N.l               (2)

V. Cơ cấu kẹp chặt:

+ Nguồn sinh lực: cơ năng.

+ Cơ cấu truyền lực : vít kẹp.

Để nhận được lực kẹp: P=1200 N,yêu cầu lực vặn tay lớn hơn 10N, phù hợp thực tế nên cơ cấu đảm bảo kẹp chặt.

KẾT LUẬN

   Qua thời gian tìm tòi nghiên cứu tài liệu và vận dụng kiến thức đã học, cùng với sự hướng dẫn của các thầy trong bộ môn Chế tạo máy - khoa Cơ khí, em đã hoàn thành nội dung đồ án đúng tiến độ, theo đó đưa ra được một phương án tương đối hợp lý để  gia công chi tiết Bích nối.

   Quy trình công nghệ đưa ra để chế tạo Bích nối đã thể hiện được đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo tính kinh tế và có thể đưa vào ứng dụng trong sản suất. Tuy nhiên, để quy trình gia công thực sự có tính khả thi thì cần phải có sự hiểu biết nhất định về điều kiện sản xuất thực tế.

   Qua học tập và quá trình hoàn thiện đồ án, bản thân em đã có sự lĩnh hội sâu sắc hơn về kiến thức, biết cách lựa chọn phương pháp giải quyết một vấn đề trên cơ sở tư duy lôgic, kết nối các kiến thức đã học. Điều đó không chỉ phục vụ cho việc giải quyết các bài toán về công nghệ mà còn có ý nghĩa cho việc giải quyết các nội dung khoa học khác.

   Một lần nữa, cho em được gửi lời cảm ơn tới thầy giáo:…………. cùng các thầy giáo trong bộ môn CNCT Máy đã tận tình gúp đỡ em hoàn thiện đồ án này.

   Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình công nghệ chế tạo máy Tập 1,2.

Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật - 1998

2. Sổ tay dung sai.

Học viện kỹ thuật quân sự - 1986.

3. Sổ tay và Atlas đồ gá. PGS.TS Trần Văn Địch.

Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật.

4. Sổ tay vẽ kỹ thuật cơ khí.

Học viện kỹ thuật quân sự - 2001.

5. Hướng dẫn thiết kế đồ án công nghệ chế tạo máy.

Bộ môn công nghệ chế tạo máy. Học viên kĩ thuật quân sự - 2003.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"