ĐỒ ÁN THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT BÀNG ĐỨNG - ĐHSPKT.

Mã đồ án CKMCNCT00158
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 310MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ chi tiết bàng đứng, bản vẽ lồng phôi, bản vẽ khuôn đúc, bản vẽ đánh số bề mặt gia công, bản vẽ sơ đồ nguyên công định vị, bản vẽ sơ đồ nguyên công kết cấu, bản vẽ thiết kế đồ gá…); file word (Bản thuyết minh, bìa đồ án…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án, thư viện chi tiết tiêu chuẩn............ĐỒ ÁN THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT BÀNG ĐỨNG.

Giá: 750,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỞ ĐẦU

Lời nói đầu                                                                                                               

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn                                                                      

Chương 1: Nghiên cứu chi tiết gia công                                                               

Chương 2: Xác định dạng sản xuất                                                                       

Chương 3: Chọn phôi                                                                                             

Chương 4: Lập tiến trình gia công                                                            

Chương 5: Trình tự gia công các  nguyên công                                                

Chương 6: Xác định chế độ cắt                                                                             

Chương 7: Tính toán lượng dư gia công                                                              

Chương 8: Tính toán và thiết kế đồ gá                                                               

Kết luận                                                                                                                    

Tài liệu tham khảo   

LỜI NÓI ĐẦU

   Đồ án môn học Công Nghệ Chế Tạo Máy là môn học thuộc chuyên nghành của sinh viên ngành cơ khí chế tạo máy. Là môn học tổng hợp những kiến thức sau cùng của nhiều môn học như:  Công nghệ chế tạo máy,  Gia công kim loại,  Công nghệ kim loại, Kim loại học và nhiệt luyện, … Qua đồ án này giúp cho sinh viên làm quen với những quy trình công nghệ hiện đại, cũng như bán sát thực tế sản xuất  trước khi làm luận án tốt nghiệp.

   Việc thiết lập quy trình công nghệ gia công chi tiết nhằm ứng dụng được những công nghệ gia công mới, loại bỏ những công nghệ lạc hậu không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng kém. Ngoài ra việc thiết lập quy trình công nghệ gia công giúp người chế tạo giảm được thời gian gia công và tăng năng suất làm việc để đáp ứng sản phẩm theo yêu cầu sử dụng.

   Một sản phẩm có thể có nhiều phương án công nghệ khác nhau. Việc thiết lập quy trình công nghệ gia công còn là sự so sánh có chọn lựa để tìm ra một phương án công nghệ hợp lý nhằm đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật, giá thành, thời gian gia công cho sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội.

   Em xin chân thành cảm ơn!

                                                                          TPHCM, ngày … tháng … năm 20….

                                                                     Sinh viên thực hiện

                                                                  ………………

Chương 1: NGHIÊN CỨU CHI TIẾT GIA CÔNG

1. Phân tích chi tiết gia công

Bàn đứng là một chi tiết dạng hộp,là chi tiết có hình khối rỗng (xung quanh co thành vách). Thường làm nhiệm vụ của chi tiết cơ sở để lắp các đơn vị lắp (nhóm cụm bộ phận) của những chi tiết khác lên nó tạo thành.

2. Tính năng công nghệ trong kết cấu chi tiết

Ba lỗ 47 độ chính xác cấp 7 với lắp nghép ổ lăn G7, độ bóng cấp 6 lắp nghép để điều khiển bàn máy dọc ngang.

Hai rảnh đuôi én dọc và ngang được chế tạo khá chính xác cấp 7 với dung sai 0,042, độ thẳng góc giữa các rảnh mang cá là 0,05, độ không song song giữa các rảnh đuôi én là 0,03 độ bóng trên rảnh đuôi én cấp 5

Lổ 47 độ chính xác cấp 7 với lắp nghép ổ lăn G7, độ bóng cấp 6 lắp nghép để nâng bàn đứng.

3. Phân tích kỹ thuật

- Vật liệu chế tạo tay biên là: Gang Xám 21-40

- Độ cứng HB: 170-241

- Trong quá trình làm việc chủ yếu là chịu nén nên chi tiết được làm bằng gang xám là phù hợp.

Chương 2: XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT

- Mục đích của chương này là xác định hình thức tổ chức sản xuất (đơn chiếc, hàng loạt nhỏ, hàng loạt vừa, hàng loạt lớn, hàng khối) để từ đó cải thiện tính công nghệ của chi tiết, chọn phương pháp chế tạo phôi thích hợp, chọn thiết bị hợp lý để gia công chi tiết.

- Thể tích của chi tiết:  V = 5,1.10(mm3)   

Hay V= 5,1(dm3)

m  = 5.1*7=35,7( Kg)

Tư  m , N tra bảng 2 /13. Ta có dạng sản xuất hàng loạt vừa

Khối lượng của chi tiết: m =35,7(Kg) 

Chương 3: CHỌN PHÔI

1. Chọn dạng phôi

Có rất nhiều phương pháp để tạo nên phôi. Do đó cần phải phân tích (phân tích ưu điểm, khuyết điểm) giữa các kiểu tạo phôi với nhau nhằm tìm ra phương pháp tạo phôi thích hợp cho quá trình gia công cơ sau này, nên ta có một số phương pháp tạo phôi sau:

2. Phôi đúc

Phôi đúc có cơ tính không cao bằng phôi rèn dập, nhưng việc chế tạo khuôn đúc cho những chi tiết khá phức tạp vẫn dễ dàng, thiết bị lại khá đơn giản. 

* Kết luận:

ừ các phương pháp tạo phôi, ta nhận thấy phôi đúc là phù hợp với chi tiết đã cho nhất vì có nhiều ưu điểm hơn so với các phương pháp khác đặc biệt khi vật liệu chi tiết là gang xám.

 Vậy ta chọn phương pháp để tạo ra chi tiết là dạng phôi đúc.

3. Phương pháp chế tạo phôi

- Trong đúc phôi có những phương pháp như sau:

a. Đúc trong khuôn cát mẫu gỗ:

Chất lượng bề mặt vật đúc không cao, giá thành thấp, trang thiết bị đơn giản, thích hợp cho dạng sản xuất đơn chiếc và loạt nhỏ.

c. Đúc trong khuôn kim loại:

Độ chính xác cao nhưng giá thành thiết bị dầu tư lớn, phôi có hình dáng gần giống với chi tiết. Giá thành sản phẩm cao. Loại này phù hợp với dạng sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối.

e. Đúc áp lực:

Dùng áp lực để điền đầy kim loại trong lòng khuôn. Phương pháp này chỉ thích hợp với chi tiết có độ phức tạp cao, yêu cầu kỹ thuật cao. Trang thiết bị đắt tiền nên giá thành sản phẩm cao.

f. Đúc trong vỏ mỏng:

Loại này tạo phôi chính xác cho chi tiết phức tạp được dùng trong sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối.

* Kết luận:

Với những yêu cầu của chi tiết đã cho, tính kinh tế cũng như dạng sản xuất đã chọn ta sẽ chọn phương pháp chế tạo phôi là: “Đúc trong khuôn cát mẩu kim loại”.

Chương 4: LẬP  TIẾN TRÌNH GIA CÔNG

1. Mục đích

Xác định trình tự gia công hợp lý nhằm đảm bảo độ chính xác về kích thước, vị trí tương quan, hình dạng hình học, độ nhám, độ bóng của bề mặt theo yêu cầu của chi tiết cần chế tạo.

2. Nội dung

- Chọn phương pháp gia công các bề mặt phôi.

- Chọn chuẩn công nghệ và sơ đồ gá đặt.

- Chọn trình tự gia công các bề mặt chi tiết.

3. Phương án có thể gia công

- Phương án 1.

- Phương án 2.

- Phương án 3.

*Nhận xét: Từ 3 phương án đã trình bày trên, thì phương án 1 là hợp lý nhất. Phương án 1 đảm bảo được,trình tự gia công hợp lý, đảm bảo độ không song song, không vuông góc, kích thước của chi tiết và hiệu quả kinh tế trong sản xuất hàng loạn lớn ,ta phân tán nguyên công đuợc.

Chương 5: TRÌNH TỰ GIA CÔNG CÁC NGUYÊNCÔNG

1. Nguyên công 1: Phay mặt phẳng

a. Bước 1: Phay thô:

- Lượng dư Zb=3mm

- Vậy chiều sâu cắt t=3mm

- Lượng chạy dao răng Sz=0.06 (mm/răng)

- Lượng chạy dao vòng So=0.06*16=0.96(mm/vòng)

- Theo kết quả tra chế độ cắt  ta có: Vlt=51 m/phút

b. Bước 2: Phay tinh:

- Lượng dư  Zb=0.5mm

- Vậy chiều sâu cắt t=0.5mm

- Lượng chạy dao răng Sz=0.2 (mm/răng)

- Lượng chạy dao vòng So=0.2*16=3.2(mm/vòng)

- Theo kết quả tra chế độ cắt  ta có: Vlt=36 m/phút

3. Nguyên công 3: Phay mặt phẳng

a. Bước 1: Phay thô:

- Lượng dư Zb=3mm

- Chiều sâu cắt t=3mm

- Lượng chạy dao răng Sz=0.06 (mm/răng)

- Lượng chạy dao vòng So=0.06*16=0.96(mm/vòng)

- Theo kết quả tra chế độ cắt ta có: Vlt=51 m/phút

Theo thông số của máy ta chọn: n=250(vòng/phút)

b. Bước 2:Phay tinh:

- Lượng dư Zb=0.5mm

- Chiều sâu cắt t=0.5mm

- Lượng chạy dao răng Sz=0.2 (mm/răng)

- Lượng chạy dao vòng So=0.2*16=3.2(mm/vòng)

Theo kết quả tra chế độ cắt ta có: Vlt=36 m/phút

Theo thông số của máy ta chọn: n=160(vòng/phút)

4. Nguyên công 4: Khoét thô và doa thô hai lổ 44

a. Bước 1: Khoét thô:

- Lượng chạy dao vòng S=0,75(mm/vòng) bảng 5-106(STCNCTM)

- Vận tốc khoét V=21(m/phút)

- Chiều sâu khoét t=3(mm)

- Tuổi bền của dao T=40

Từ máy ta chọn: n=100(vòng/phút)

b. Bước 2: Doa thô:

- Lượng chạy dao vòng S=2(mm/vòng)  bảng 5-114(STCNCTM)

- Vận tốc khoét V=9.3(m/phút)

- Chiều sâu khoét t=0.5(mm)

- Tuổi bền của dao T=180

6. Nguyên công 6: Phay mặt phẳng

a. Bước 1: Phay thô:

- Lượng dư Zb=3mm

- Vậy chiều sâu cắt t=3mm

- Lượng chạy dao răng Sz=0.05 (mm/răng)

- Lượng chạy dao vòng So=0.05*10=0.5(mm/vòng)

- Theo kết quả tra chế độ cắt  ta có: Vlt=54 m/phút

b. Bước 2: Phay tinh:

- Lượng dư  Zb=0.5mm

-Vậy chiều sâu cắt t=0.5mm

- Lượng chạy dao răng Sz=0.18 (mm/răng)

- Lượng chạy dao vòng So=0.18*10=1.8(mm/vòng)

- Theo kết quả tra chế độ cắt  ta có: Vlt=38(m/phút)

Theo thông số của máy ta chọn: n=125(vòng/phút)

7. Nguyên công 7: Phay mặt phẳng

a. Bước 1: Phay thô:

- Lượng dư Zb=3mm

- Chiều sâu cắt t=3mm

- Lượng chạy dao răng Sz=0.05 (mm/răng)

- Lượng chạy dao vòng So=0.05*10=0.5(mm/vòng)

Theo kết quả tra chế độ cắt  ta có: Vlt=54 m/phút

Theo thông số của máy ta chọn: n=200(vòng/phút)

b. Bước 2: Phay tinh:

- Lượng dư Zb=0.5mm

- Chiều sâu cắt t=0.5mm

- Lượng chạy dao răng Sz=0.18 (mm/răng)

- Lượng chạy dao vòng So=0.18*10=1.8(mm/vòng)

- Theo kết quả tra chế độ cắt  ta có: Vlt=38( m/phút)

10. Nguyên công 10: Khoét và doa thô lổ 47

a. Bước 1: Khoét thô:

- Lượng chạy dao vòng S=1(mm/vong) bảng 5-106(STCNCTM)

- Vận tốc khoét V=30(m/phút)

- Chiều sâu khoét t=3(mm)

- Tuổi bền của dao T=60

Từ máy ta chọn : n=40(vòng/phút)

b. Bước 2: Doa thô:

- Lượng chạy dao vòng S=2(mm/vong) bảng 5-114(STCNCTM)

- Vận tốc khoét V=9.3(m/phút)

- Chiều sâu khoét t=0.5(mm)

- Tuổi bền của dao T=180

Từ máy ta chọn : n=20(vòng/phút)

12. Nguyên công 12: Khoan lổ 45 và ta rô ren M8

a. Bước 1: Khoan lổ 45:

- Bước tiến s=0.2(mm/vòng) Bảng 5-90

- T ốc độ cắt  Vlt=47(m/phút) Bảng 5-90

- Với t=3.5mm

Từ máy ta chọn: n=200 (vòng/phút)

b. Bước 2: Khoan lổ 7:

- Bước tiến s=0.3(mm/vòng) Bảng 5-90

- Tốc độ cắt Vlt=28(m/phút) Bảng 5-90

- Với t=3.5mm

c. Bước 3: Tarô M8:

Tarô bằng thép gió có dung dịch tưới nguội.

- Vận tốc: Vlt=7(m/phút); Bảng 5-188(ST CNCTM2)

- Chọn bước ren P=0.5

Vì là gang xám nên hệ số điều chỉnh: V=7*1.1=7.7(m/phút)

- Chiều sâu cắt là t=0.5mm.

Chương 4: TÍNH CHẾ ĐỘ CẮT

1. Sơ đồ gá đặt

a. Bước 1: Phay thô:

- Chiều dài công tác Lct =L+L1+L2 =240+2+33=276 (mm)

- Lượng chạy dao định mức chomột răng của dao phay tra bảng 5-125: Sz=0.18-0.24 (mm/răng)

Xác định tuổi bền định mức của dụng cụ theo: T=Kdc*Tdm

Kdc theo bang 4-12 (TKDACNCTM)=1

Theo máy ta chọn: n=125 (vòng/phút) .

b. Bước 2: Phay tinh:

- Chiều dài công tác Lct =L+L1+L2 =240+2+33=276 (mm)

- Lượng chạy dao định mức chomột răng của dao phay tra bảng 5-125: Sz=0.1 (mm/răng)

Xác định tuổi bền định mức của dụng cụ theo: T=Kdc*Tdm

Kdc theo bang 4-12 (TKDACNCTM) =1

Tdm =120

T=1*120=120

Theo máy ta chọn: n=160 (vòng/phút) .

Chương 7: TÍNH TOÁN LƯỢNG DƯ GIA CÔNG

1. Tính sai số gá đặt

- Phôi đúc cấp chính xác 1.

- Lương dư nhỏ nhất khi phay thô:

 zminPTHO=50+50+11.52+100=207

- Kích thước tính toán

 Kích thước phay thô : L1=3.01+0.073=3.083(mm)

Kích thước phôi: L2=20.02-0.212=19.813(mm)

+ Kích thước giới hạn dược xác định như sau: Lấy kích thước tính toán và làm tròn có nghĩa của dung sai ta được: dmax.Sau đó lấy dmaxtrừ ddung sai ta được dmin.
Vậy ta có :

 - Sau khi phay tinh:

Lmax2=3.01mm.                                                                                                                    

Lmin2=3.01-0.01=3mm

 - Sau khi phay thô:

Lmzx1=3.083+0.14=3.223mm

Lmin1=3.083mm

- Lượng dư tổng cộng:

 Lmax=0.083+16.73=16.813(mm)

 Lmin=16.79+0.223=17.013(mm)

Chương 8: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ ĐỒ GÁ

1. Nhiệm vụ đồ gá

- Độ định vị phải chính xác

- Kẹp chặt phải đúng vị trí gá đặt và không làm biến dạng chi tiết cần gia công dễ dàng thực hiện thao tác và nhanh chóng để có thể tăng năng suất

2. Nội dung thiết kế

- Nhằm đơn giản quá trình kẹp chặt và gá đặt, giảm sức lao động, giảm khoảng thời gian phụ và tăng năng suất.

- Yêu cầu: Phải đảm bảo yêu cầu của sản phẩm.

+ Đảm bảo khoảng cách tâm giữa hai lỗ.

+ Độ không song song giữa hai lỗ.

3. Tính lực kẹp

Moment xoắn  khi phay: M=1410*80/(2*100)=564 (KGm

- Trong thực tế để đảm bảo an toàn trong quá trình gia công chi tiết thì ta sẽ nhân vào thêm hệ số an toàn K. 

K1= 1.2 : hệ số tính đến trường hợp khi dộ bóng thay đổi.

K2= 1.2-1.4 : hệ số tăng lực cắt khi dao mòn

K3= 1.2 : hệ số tăng lực cắt khi gia công gián đoạn

Bây giờ ta lấy momen tại O ta có: Py*f*c +W*b –Pz*a –W*f*c =0

=> W = 3022 KG

4. Tính bulong

Theo bảng 3-1 sách công nghệ chế tạo máy ta chọn M36 bước ren 4, chiều dài l=520 (mm)

Lực vặn Q=15(kG)

Lục kẹp W=1800 (kG)

Chọn kiểu lắp nghép có độ hở dùng cho ren kẹp chặt và ren truyền động, chọn cấp chính xác 8 sai lêch cơ bản H6/G6

5. Sai số gá đặt

- Sai số chế tạo đồ gá là một trong những phần tử tham gia vào dung sai của kích thước gia công nên chúng phải được khống chế trong  giới hạn cho phép.

- Khi phay thì độ chính xác kích thước và độ chính xác vị trí giửa bề mặt gia công và bề mặt chuân phu thuộc  vào vị trí tương quan giữa các chi tiết định vị của đồ gá.

- Độ không song song giửa mặt đinh vị  và mặt đáy của đồ gá sẻ gay sai số cùng dạng giửa bề mặt gia công và mặt chuẩn.

=> εchế tạo = 0.027mm

* Kiểm nghiệm:

εchế tạo<εsản phẩm

Vậy ta chọn đồ gá này và phương án gá đặt này là phù hợp.

KẾT LUẬN

   Trong thời gian thực hiện đồ án môn học Công Nghệ Chế Tạo Máy em được cũng cố lại được các kiến thức đã học và tiếp thu được thêm nhiều kiến thức bổ ích khác.

   Ngoài việc cũng cố về mặt lý thuyết công nghệ chế tạo chi tiết máy, em được tìm hiểu kỹ hơn về những phương pháp công nghệ thông dụng khác nhau. Qua đó tạo cho em sự hiểu biết rõ ràng hơn so với khi nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn sản xuất hiện nay, từ đó có tiếp cận nhanh với nền sản xuất hơn ,thuận tiện khi ra trường.

   Trong quá trình làm đồ án em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em mong được quý  thầy cô chỉ dẫn thêm. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy: …………… giúp đỡ em  hoàn thành đồ án môn học này.

   Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]: Hướng dẫn thiết kế đồ án môn học Công Nghệ Chế Tạo Máy (Gs.Ts Nguyển Đắc Lộc - Lưu Văn Nhang)

[2]: Sổ Tay Công Nghệ Chế Tạo Máy 1, 2,3 (Nguyễn Đắc Lộc - Ninh Đức Tốn - Lê Văn Tiến - Trần Xuân Việt)

[3]: Thiết kế đồ án Công Nghệ Chế Tạo Máy (Trần Văn Địch - Nhà Xuất Bản Khoa Học Kỹ Thuật Hà Nội 2000)

[4]:Atlas   Đồ Gá (Trần Văn Địch ) nhà xuất bản khoa học và kỷ thuật

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"