ĐỒ ÁN THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT GỐI ĐỠ

Mã đồ án CKMCNCT00142
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 360MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D, 3D (Bản vẽ chi tiết 2D, 3D gối đỡ, bản vẽ lồng phôi, bản vẽ khuôn đúc, bản vẽ phương án công nghệ, bản vẽ sơ đồ nguyên công, bản vẽ thiết kế đồ gá…); file word (Bản thuyết minh, bìa đồ án, nhiệm vụ đồ án…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án, thư viện chi tiết tiêu chuẩn............ THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT GỐI ĐỠ.

Giá: 850,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

NHẬN XÉT CỦA  GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

CHƯƠNG I. PHÂN TÍCH,TRA DUNG SAI CHI TIẾT GIA CÔNG

1. Tên gọi

2. Nhiệm vụ

3. Yêu Cầu kỹ Thuật

CHƯƠNG II. XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT

1. Sản lượng chi tiết cần chế tạo

2. Khối lượng chi tiết

CHƯƠNG III. CHỌN PHÔI  VÀ PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO PHÔI

1. Chọn dạng phôi

2. Kết luận

3. Lượng dư gia công

CHƯƠNG IV. CHỌN PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG ÁN GIA CÔNG

1. Đánh số các bề mặt gia công và định vị chi tiết

2. Chọn phương pháp gia công

3. Các phương án gia công

4. So sánh và chọn phương án gia công

CHƯƠNG V. LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

1. Phay thô, phay tinh mặt đáy

2. Phay thô, phay tinh mặt trên

3. Phay 2 mặt đầu trụ

4. Khoan, khoét, Doa

5. Tiện lỗ lắp bạc đạn

6 . Tiện đầu bên kia

7. Phay thô, phay tinh 

8. Khoan, khoét lỗ

9. Khoan, khoét lỗ

10. Khoan, tarô  lỗ số 10

CHƯƠNG IV. XÁC ĐỊNH LƯỢNG DƯ GIA CÔNG

1. Bước 1: Phay thô

2. Bước 2: Phay tinh

CHƯƠNG V. XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ CẮT

1. Chế độ cắt khi khoan

2. Khoét tinh

3. Chế độ cắt khi doa

CHƯƠNG VI. THIẾT KẾ ĐỒ GÁ

1. Tính lực kẹp cần thiết

2. Các thông số hình học của chi tiết

3. Nguyên lý làm việc và cách gá đặt

4. Thao tác đồ gá

5. Bảo dưỡng

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

LỜI NÓI ĐẦU

     Công nghệ chế tạo máy là ngành kỹ thuật vô vùng quan trọng trong sản xuất cơ khí nói chung cũng như ngành chế tạo máy nói riêng. Nó gắn liền với thực tế của ngành cơ khí như: thiết kế, chế tạo, sản xuất  ra các chi tiết máy với điều kiện đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật về thiết kế, chế tạo các chi tiết làm ra để thay thế cho các chi tiết máy, các loại thiết bị máy móc bị hư hỏng từ đơn giản đến phức tạp.

     Thông qua việc thực hiện đồ án sinh viên sẽ được tiếp cận với dạng sản xuất hàng loạt lớn, hàng khối. Đây là nội dung khá mới mẻ vì dạng sản xuất chủ yếu ở nước ta là sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt nhỏ và vừa.          

    Sau thời gian thực hiện công việc thiết kế, em đã được sự  hướng dẫn tận tình của thầy ........... Tuy nhiên do khả năng còn hạn chế của mình nên bản thiết kế đồ án này không thể tránh khỏi  những yếu kém và thiếu sót. Vì vậy, em rất mong được sự đóng góp, chỉ dạy tận tình của các thầy cô giáo.

    Qua đây, em xin chân thành cám ơn thầy: ................ là người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đồ án môn Công nghệ chế tạo máy này.

    Em xin chân thành cảm ơn!

                                                           TPHCM, ngày ... tháng ... năm 201...

                                                                     Sinh viên thực hiện

                                                                     .....................

 

CHƯƠNG I. PHÂN TÍCH CHI TIẾT GIA CÔNG

1. Tên gọi

Chi tiết gọi là: Gối đỡ. Kết cấu: lỗ ∅25mm thành ∅28mm theo ổ lăn tiêu chuẩn

ký hiệu: 101  

d= ∅12mm

D = ∅28mm

B = 8 mm

(Bảng 14P Sách 3  trang337)

2. Nhiệm vụ

Chi tiết gối đỡ có nhiệm vụ đỡ các trục có chuyển động quay tròn, để tăng độ cứng vững của trục khi làm việc và khắc phục hiện tượng võng trục đối với những trục dài.

3. Yêu Cầu kỹ Thuật

-  Độ song song  mặt đáy với tâm lỗ chính làm việc 0.025mm (bảng 10 trang 288 Sách 11 )

-  Độ song song 2 mặt đầu  ∅40mm là 0.03(bảng 10trang288  Sách  11)

-  Độ vuông gốc giữa lỗ∅28mm với mặt đầu 0.012 (bảng 10 trang 288Sách 11)

a. Lỗ 28mm:

- Điều kiện làm việc lắp ổ lăn,truyền chuyển động quay cho trục.

- CCX :cấp 7 (Doa Tinh) . (Sách 12 Bảng 2.34 trang 55)

- Lắp chặt, ta chọn  kiểu lắp H7/h7 (sách 11 trang247.Bảng 8)

- Độ vuông gốc giữa lỗ ∅28mmvới mặt đầu 0.012 (bảng 10 trang 288 Sách 11).

b. Lỗ 20mm:

-  Dùng chứa dầu bôi trơn cho trục,tạo vách lắp ổ lăn cho lỗ∅28mm.

-  CCX :cấp 11 (Sách 12 Bảng 2.34 trang 55)

- Lắp theo trục có độ hở lớn ta chọn kiểu lắp  Js11/h7

l. Mặt đầu 40 mm:

-  2 mặt đầu không tham gia lắp  ghép.tham gia định vị để gia công các mặt sau nên cung không cần đô bóng cao

-  cấp chính xác là 9. (Phay tinh) (Sách 12 Bảng 2.34 trang 55)

-  Độ nhám bề mặt đạt được làRz= 25 µm   (sách 11 trang 55  Bảng II.2)

CHƯƠNG II. XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT

1. Sản lượng chi tiết cần chế tạo

Theo Sách 1 Trang 30,31. Ta Có:

N = N0 .  m . (1 + a/100+ b/100)  (chiếc/ năm

2. Khối lượng chi tiết

Sử dụng Autocad ta tính được khối lượng của chi tiết.Dùng lệnh:  Massprop

Ta có: Q  = 0,24x7,2 = 1.73 kg.

Vậy suy ra:

- Dạng Sản Xuất Hàng Khối  ( Bảng 2.6 Sách 2 .Trang 31)

- Chọn Phương án đúc khuôn cát:  ccx Cấp I

- Lượng dư gia công =3mm  (Bảng 3-94. Sách 4 .trang 252

CHƯƠNG III. CHỌN PHÔI  VÀ PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO PHÔI

1. Chọn dạng phôi

Dựa vào đặc điểm của các phương pháp tạo phôi, ta chọn  phôi đúc vì:

+ Giá thành chế tạo vật đúc rẻ.

+ Thiết bị đầu tư ở phương pháp này tương đối đơn giản,cho nên đầu tư thấp.

2. Kết luận

- Với những yêu cầu của chi tiết đã cho, tính kinh tế cũng như dạng sản xuất ta sẽ chọn phương pháp chế tạo phôi đúc trong khuôn cát, mẫu kim loại làm khuôn bằng máy.

- Phôi đúc đạt cấp chính xác là I (Bảng 3-13 tài liệu [1]):

- Cấp chính xác kích thước IT14- IT17.

3. Lượng dư gia công

- Chi tiết được chế tạo bằng gang xám, được đúc trong khuôn cát, mẫu kim loại, làm khuôn bằng máy, mặt phân khuôn X-X (nằm ngang).

+ Lượng dư phía trên: 3 mm

+ Lượng dư phía dưới: 2.5 mm

CHƯƠNG IV. CHỌN PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG ÁN GIA CÔNG

1. Chọn phương pháp gia công

Căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật của chi tiết cần gia công và các phương pháp gia công có thể đạt được cũng như vị trí và kết cấu cụ thể của chi tiết. Em xin trình bày những phương án gia công sau:

- Mặt số 1, 2, hai mặt đầu số 3 dùng phương pháp phay.

- Mặt số4dùng phương pháp khoan, khoét, doa.

- Mặt số 8,9  dùng phương pháp khoan, khoét

4. So sánh và chọn phương án gia công

=> Chọn phương án gia công: Trong 2 phương án nêu trên, em chọn phương án 2, là do đối với phương án này, chi tiếtcó thể đảm được chi phí, thời gian gia công, đảm bảo gia công được lỗ bậc lắp bạc đạn.

CHƯƠNG V. LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

1. Phay thô, phay tinh mặt đáy

a. Định vị:

- Chi tiết được định vị 4 bậc tự Bằng Khối V dài

-Mặt đầucủa mặt trụ định vị 1 bậc tự do bằng 1 chốt tỳ cố định đầu tròn.

- Mặt dưới định vị 1 bậc tự do bằng 1 chốt tỳ cố định đầu tròn.

b.Kẹp chặt:

Dùng cơ cấu kẹp bằng ren kẹp vào mặt phẳng, có phương chiều như hình trên.

c.Chọn máy: (phụ lục trang 221 tài liệu [10].

Máy phay đứng 6H12.

Công suất động cơ: N = 7 kw.

d.Chọn dao: bảng 4-94 tài liệu [1].

Dao phay mặt đầu răng chắp mảnh hợp kim cứng.

D=100 mm; B=50mm; số răng  Z=10 răng

2. Phay thô, phay tinh mặt trên

a. Định vị:

- Chi tiết được định vị 3 bậc tự do qua mặt 1 bằng phiến tỳ mặt phẳng đáy.

- Mặt bên định vị 2 bậc tự do bằng 2 chốt tỳ cố định đầu tròn.(như hình vẽ)

- Mặt  đầu còn lại định vị 1 bậc tự do bằng 1 chốt tỳ cố định đầu tròn.

b.Kẹp chặt:

Dùng cơ cấu kẹp, lực kẹp có phương chiều như hình trên. 

c.Chọn máy: ( Bảng 9-38 trang 72 tài liệu [3]và phụ lục trang 221tài liệu [10]).

Máy phay đứng 6H12.

Công suất động cơ: N = 7 kw.

d.Chọn dao: bảng 4-94 tài liệu [1]

Dao phay mặt đầu răng chắp mảnh hợp kim cứng.

- D=100 mm; B=50mm; số răng  Z=10 răng.

e. Chế độ cắt:

Bước 1: Phay thô

- Chiều sâu cắt: t = 2,5 mm

- Bề rộng phay: B= 72mm..

Vậy tốc độ tính toán là: Vt=Vb.k1.k2.k3.k4.k5=141.1.0,8.0,8.1.1=90,2(m/ph)        

Bước 2: Phay tinh

- Chiều sâu cắt: t = 0,5 mm

- Bề rộng phay: B= 72mm.

-Lượng chạy dao răng: 0,29 mm/răng (tra bảng 5-125 tài liệu [2])

-Tốc độ cắt : 158 m/ phút (tra bảng 5-127 tài liệu [2])

5. Tiện lỗ lắp bạc đạn

a. Định vị:

- Chi tiết được định vị 3 bậc tự do qua mặtđ ầu 1 bằng  phiến tỳ.

- Lỗ định vị 2 bậc tự do bằng 1 chốt trụ ng ắn.

- định vị 1 bậc tự do bằng 1 chốt trên m ặt đ áy

b.Kẹp chặt:

Dùng cơ cấu kẹp liên động, lực kẹp có phương chiều như hình trên. 

c.Chọn máy: Máy tiện T616

6. Tiện đầu bên kia

a. Định vị:

- Chi tiết được định vị 3 bậc tự do qua mặt đ ầu bằng 1 phiến tỳ.

- Lỗ định vị 2 bậc tự do bằng 1 chốt trụ ng ắn.

- định vị 1 bậc tự do bằng 1 chốt trên m ặtđ áy

b. Kẹp chặt:

Dùng cơ cấu kẹp liên động, lực kẹp có phương chiều như hình trên. 

e. Chế độ cắt:

Xem chương 7 chế độ cắt nguyên công khoét, doa tinh lỗ ∅25mm

7. Phay thô, phay tinh  

a. Định vị:

- Chi tiết được định vị 3 bậc tự do qua mặt đầu 1 bằng  phiến tỳ.

- Lỗđịnh vị 2 bậc tự do bằng 1 chốt trụ ngắn.

- định vị 1 bậc tự do bằng 1 chốt vào mặt phẳng trên.

b.Kẹp chặt:

Dùng cơ cấu kẹp bằng bulong. 

c.Chọn máy: ( Bảng 9-38  trang 72tài liệu [3]và phụ lục trang 221 tài liệu [10]).

Máy phay đứng 6H12.

Công suất động cơ: N = 7 kw.

d.Chọn dao: bảng 4-94 tài liệu [1]

Dao phay mặt đầu răng chắp mảnh hợp kim cứng.

D=100 mm; B=39mm; số răng  Z=10 răng.

10. Khoan, tarô  lỗ số 10

a. Định vị:

- Chi tiết được định vị 3 bậc tự do qua mặt đầu lỗ bằng 1 phiến tỳ.

- Lỗ định vị 2 bậc tự do bằng 1 chốt trụ ngắn.

- định vị 1 bậc tự do bằng 1 chốt măt trên.

b.Kẹp chặt:

Dùng cơ cấu kẹp, lực kẹp  bằng bulong có phương chiều như hình trên. 

c.Chọn máy: (phụ lục trang 220tài liệu [10]).

Máy khoan cần 2A55.

Công suất động cơ: N = 4,5 kw.

d.Chọn dao: bảng 4-41tài liệu [1])

Mũi khoan ruột gà d=7mm, L = 156mm, l = 102mm.

CHƯƠNG IV. XÁC ĐỊNH LƯỢNG DƯ GIA CÔNG

Xác định lượng dư gia công cho nguyên công gia công mặt phẳng đáy. Bề mặt gia công đối xứng tra bảng 9 tài liệu [4])

1. Bước 1: Phay thô

Phôi được chọn là phôi đúc trong khuôn cát có:

Phay thô cấp chính xác đạt được là IT12bảng 3.69 tài liệu [1])

Dung sai của phay thô tra bảng 3.91 tài liệu [1]):

Khi phay thô: Rz=50, T=0( bảng 3-69 tài liệu [1])

Do ta dùng mặt trụ ngoài Ø40 để định vi chi tiết để phay mặt đáy nên chuẩn định vị không trùng gốc kích thước sinh ra sai số chuẩn.

2. Bước 2: Phay tinh

Rz=25( bảng 3-69 tài liệu [1])                   

Vật liệu làm bằng gang nên T=0 ( trang 21 tài liệu [7])

CHƯƠNG V. XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ CẮT

Xác định chế độ cắt cho nguyên công 4: gia công lỗ Ø20+0.021, bao gồm 3 bước thực hiện: Khoan - khoét tinh– doa tinh.

Sử dụng máy khoan cần 2A125 có các thông số sau:

Giới hạn vòng quay n: 30- 1700 (vg/ph ).

Công suất đầu khoan: N = 4,5  kw.

Môment xoắn lớn nhất: 75Kgm

Mũi khoét thô Ø19;khoét thô Ø19,8; mũi doaØ20 có gắn mảnh hợp kim cứng BK8.

CHƯƠNG VI. THIẾT KẾ ĐỒ GÁ

1. Tính lực kẹp cần thiết

Do khi ta kẹp vào chi tiết 2 mỏ kẹp sẽ tỳ xuống chi tiết sinh ra lực kẹp để chống lại lực cắt Po làm lật chi tiết quanh điểm O. 

Do ở đây khi cắt cũng sinh ra moment cắt nên vì vậy tại 2 vị trí mỏ kẹp tiếp xúc với chi tiết cũng sinh ra 2 lực ma sát để chống lại moment cắt, vậy ta có phương trình cân bằng moment.

Phương trình cân bằng moment:

Ta có:  2.Fms .a= k.Mx

2. Các thông số hình học của chi tiết

a. Tính chọn buloong:

Tra bảng 8-51sổ tay CNCTM2

Bulông M12 có:

Bán kính trung bình: r­tb = 5,43 mm

Chiều dài tay vặn: L = 140 mm

Lực kẹp: Q=4750 N

Lực tác động vào tay vặn: P= 70N

c. Kiểm nghiệm lại lực kẹp của bulong:

Lực kẹp của buloong: Q=4750 N

Khi đó lực kẹp cần thiết là  P1 = 1123,2 N. Vậy lực kẹp đủ kẹp.

4. Thao tác đồ gá

- Để lắp chi  tiết lên đồ gá, dùng khóa 12 nới lỏng 2 đai ốc M12,đặt chi tiết lên sao cho bề mặt đáy của chi tiết nằm trên  phiến tỳ, đầu lớn mặt đáy tựa vào 2 chốt đầu tròn, đầu mặt trụ tròn tiếp xúc với 1 chốt đầu tròn ,đưa mỏ kẹp vào đúng vị trí, siết đai ốc M12.

- Tháo chi tiết: dùng khóa 12 nới lỏng  đai ốc M12, kéo mỏ kẹp ra, nhấc chi tiết lên và đưa ra ngoài.

5. Bảo dưỡng

Trong quá trình gia công, không để phoi bám trên bề mặt định vị . Khi sử dụng xong cần lau sạch, quét kỹ bụi phoi trên các bề mặt phiến tì. Sau khi sử dụng phải lau khô đồ gá, rồi bôi dầu nhớt lên đồ gá để tránh gỉ sét.

KẾT LUẬN

   Qua việc nghiên cứu thiết kế qui trình công nghệ chế tạo “Gối đỡ” em đã xây dựng được quy trình công nghệ như đã nêu ở phần trình bày trên các bước thực hiện, nội dung của từng bước…

   Trong các trình tự trên em đã giới thiệu sơ lược cách tính toán, vì chỉ tính cho một bề mặt, hay một nguyên công nên chất lượng không thể đạt chính xác cao, nhưng phần nào cũng thỏa mãn được yêu cầu của đề bài đã ra.

   Qui trình công nghệ được thiết kế ở trên tương đối đơn giản, yêu cầu về độ chính xác, độ nhám bề mặt không cao nên thực hiện trên máy truyền thống cũng có thể đạt được, không cần gia công trên các máy hiện đại, nhưng phải thường xuyên kiểm tra qui trình. Vì thế giá thành tương đối thấp hơn so với thực hiện trên máy hiện đại.

   Trong quá trình làm đồ án môn học này, em được sự giúp đỡ rất tận tình của thầy: ………… những ý kiến đóng góp của thầy giúp em hoàn thành đồ án này. Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của bộ môn và của thầy.

   Vì đây là lần đầu tiên thực hiện đồ án công nghệ, cũng như kiến thức của em còn hạn chế. Do vậy, em rất mong được ý kiến đóng góp của quí thầy cô cùng các bạn tham khảo để em có thêm kinh nghiệm, kiến thức và giúp nội dung đồ án được hoàn thiện hơn.

   Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  [1].PGS-TS Nguyễn Đắc Lộc,PGS.TS Lê Văn Tiến ,PGS.TS Ninh Đức Tốn,Ts Trần Xuân Việt :Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 1 NXB Khoa học và kỹ thuật ,2001 và 2003,1970,1976.

  [2].PGS-TS Nguyễn Đắc Lộc,PGS.TS Lê Văn Tiến ,PGS.TS Ninh Đức Tốn,Ts Trần Xuân Việt :Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 2 NXB Khoa học và kỹ thuật ,2001 và 2003,1970,1976.

  [3].PGS-TS Nguyễn Đắc Lộc,PGS.TS Lê Văn Tiến ,PGS.TS Ninh Đức Tốn,Ts Trần Xuân Việt :Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 3 NXB Khoa học và kỹ thuật,2001.

  [4]. PGS.TS Trần Văn Địch. Thiết kế đồ án công nghệ chế tạo máy, NXB Khoa học và kỹ thuật ,2001.

  [5].PGS.TS Trần Văn Địch :Sổ tay và Atlas đồ gá.Trần Văn Địch,NXB Khoa học và kỹ thuật ,2000.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"