ĐỒ ÁN THIẾT KẾ TRẠM BẢO DƯỠNG - SỬA CHỮA Ô TÔ TẢI

Mã đồ án OTTN000000373
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

    Đồ án có dung lượng 330MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ mặt bằng trạm sửa chữa, bản vẽ các phương án thiết kế, bản vẽ sơ đồ quy trình công nghệ bảo dưỡng xe, bản vẽ cấu tạo thiết bị dùng trong trạm, bản vẽ sơ đồ quy trình công nghệ sửa chữa xe, bản vẽ chèn thuyết minh); file word (Bản thuyết minh, nhiệm vụ đồ án, bìa đồ án.…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... THIẾT KẾ TRẠM BẢO DƯỠNG - SỬA CHỮA Ô TÔ TẢI.

Giá: 1,150,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.. 3

Chương 1. PHÂN TÍCH NHIỆM VỤ VÀ CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ TRẠM BẢO DƯỠNG – SỬA CHỮA.. 4

1.1. Các yêu cầu đối với trạm bảo dưỡng – sửa chữa. 4

1.2. Phân tích chọn phương án thiết kế trạm.. 4

1.3. Phân tích nhu cầu bảo dưỡng - sửa chữa. 8

CHƯƠNG 2. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT VÀ QUY HOẠCH MẶT BẰNG TRẠM BẢO DƯỠNG.. 14

2.1. Tính toán kỹ thuật 14

2.1.1. Phân tích cấu trúc trạm bảo dưỡng – sửa chữa. 14

2.1.2. Tính toán xác định nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa. 15

2.1.3. Tính toán số lượng kỹ thuật viên làm việc ở khu vực bảo dưỡng sửa chữa và các bộ phận khác trong công ty. 16

2.1.4. Tính toán số cầu bảo dưỡng – sửa chữa. 20

2.1.5. Tính toán chọn trang thiết bị cho trạm bảo dưỡng. 21

2.1.6. Tính toán diện tích các phòng thuộc trạm bảo dưỡng - sửa chữa  26

2.1.7. Tính toán vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động. 35

2.1.8. Tính toán nhu cầu cung cấp điện cho trạm.. 46

2.1.9. Quá trình công nghệ của trạm.. 47

2.2. Quy hoạch mặt bằng trạm.. 52

2.2.1. Các nguyên tắc cơ bản khi bố trí mặt bằng của trạm.. 52

2.2.2. Quy hoạch mặt bằng và quá trình công nghệ của trạm.. 52

Chương 3. HƯỚNG DẪN KHAI THÁC MỘT SỐ TRANG THIẾT BỊ..56

3.1. Một số quy định trong trạm bảo dưỡng. 56

3.1.1. Quy định chung khi làm việc với trang thiết bị 56

3.1.2. Quy định đối với các thiết bị dùng khí nén. 56

3.1.3. Quy định về phòng cháy. 56

3.2. Hướng dẫn khai thác một số thiết bị trong trạm bảo dưỡng – sửa chữa  57

3.2.1. Thiết bị kiểm tra vòi phun KИ562. 57

3.2.2. Thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe TECH 4. 62

3.2.3. Thiết bị kiểm tra đèn LITE 3. 72

KẾT LUẬN.. 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 79

LỜI NÓI ĐẦU

   Ngành ô tô giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động và phát triển của xã hội. Ô tô được sử dụng phổ biến để phục vụ nền kinh tế quốc dân và trong lĩnh vực quốc phòng.

   Đất nước ta đang trong quá trình thay đổi với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đặc biệt kể từ khi chúng ta là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO. Để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong lĩnh vực vận tải, đi lại và sản xuất nhiều loại phương tiện hiện đại không những được sản xuất trong nước mà còn được nhập khẩu từ nhiều Quốc gia khác nhau. Mỗi năm lượng ô tô mới đưa vào sử dụng tăng từ 15 đến 20%, bên cạnh đó những hãng ôtô lớn cũng đầu tư xây dựng các nhà máy, trung tâm bảo dưỡng sửa chữa tại việt nam như Honda, Toyota, Ford, Mitsubishi.... Cùng với đó là sự xuất hiện hàng loạt các gara sửa chữa bảo dưỡng đã góp phần không nhỏ vào công việc sửa chữa bảo dưỡng đảm bảo cho xe hoạt động hiệu quả, an toàn và duy trì tốt tuổi thọ của xe. Tuy nhiên, với sự gia tăng nhanh về số lượng lớn ôtô trong khi các cơ sở bảo dưỡng sửa chữa chủ yếu là vừa và nhỏ, diện tích nhà xưởng chật hẹp, trang thiết bị phục vụ chưa được đầu tư hiện đại và đồng bộ, đội ngũ kỹ thuật viên chưa được đào tạo bài bản, tay nghề chưa cao. Số lượng kỹ sư được đào tại các trường đại học chuyên ngành xe còn ít.

   Trước yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế đó, đề tài Thiết kế trạm bảo dưỡng – sửa chữa ô tô tải đặt ra là cần thiết và mang ý nghĩa thực tiễn cao, trên cơ sở mục đích và ý nghĩa đó đề tài đi sâu và giải quyết một số nội dung cơ bản sau:

Chương 1: Phân tích nhiệm vụ và chọn phương án thiết kế.

Chương 2: Tính toán thiết kế kỹ thuật và quy hoạch mặt bằng trạm.

Chương 3: Hướng dẫn khai thác một số trang thiết bị.

Chương 1

PHÂN TÍCH NHIỆM VỤ VÀ CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ TRẠM BẢO DƯỠNG – SỬA CHỮA

1.1. Các yêu cầu đối với trạm bảo dưỡng – sửa chữa

Trạm bảo dưỡng – sửa chữa là nơi thực hiện các công tác bảo dưỡng – sửa chữa kỹ thuật nhằm khắc phục các hư hỏng của xe. Vì vậy yêu cầu cơ bản đối với trạm bảo dưỡng – sửa chữa là:

- Bảo dưỡng – sửa chữa nhanh chóng, kịp thời đúng kế hoạch, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Có công suất đủ lớn, đáp ứng được yêu cầu, đảm bảo an toàn cho người lao động, an toàn phòng cháy chữa cháy.

1.2. Phân tích chọn phương án thiết kế trạm

Việc tiến hành thiết kế xây dựng trạm bảo dưỡng – sửa chữa phải xuất phát từ nhiệm vụ bảo dưỡng – sửa chữa và bảo đảm các thông số kỹ thuật xe. Để chọn phương án thiết kế mặt bằng trạm bảo dưỡng – sửa chữa hợp lý, ta hãy phân tích tất cả các phương án có thể sử dụng, trên cơ sở đó sẽ chọn ra phương án tối ưu nhất. Có 3 phương án cơ bản để thiết kế trạm bảo dưỡng – sửa chữa, đó là:

+ Thiết kế theo mẫu: Phương án này chủ yếu dựa vào trạm bảo dưỡng – sửa chữa hiện có để thiết kế.

+ Thiết kế cải tiến bổ sung: Là phương pháp dựa vào các trạm đã có nhưng chưa hoàn chỉnh, để hoàn thiện hơn, phù hợp với tình hình thực tế và các yêu cầu kỹ thuật đặt ra, cần tính toán thiết kế bổ sung.

* Phương  pháp cầu vạn năng:

Với phương pháp này, tất cả các công việc bảo dưỡng – sửa chữa được thực hiện trên một cầu, không có sự di chuyển của các xe trong suốt thời gian bảo dưỡng – sửa chữa. Tất cả các phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ được bố trí xung quanh cầu.

* Phương pháp dây chuyền

Với phương pháp này toàn bộ khối lượng công việc bảo dưỡng –sửa chữa được tiến hành trên một số cầu. Mỗi cầu thực hiện một vài công việc nhất định. Các xe vào bảo dưỡng – sửa chữa theo phương án này nhất thiết phải di chuyển từ cầu thứ nhất tới cầu cuối cùng. Sơ đồ bố trí được thể hiện trên hình 2.4.

Theo phương án này các công việc thực hiện ở mỗi cầu theo từng nội dung nhất định và phải bảo đảm quá trình sản xuất liên tục có nhịp điệu, nghĩa là: Thời gian tiến hành công việc trên mỗi cầu theo một chu kỳ không thay đổi. Trên thực tế ở các trạm bảo dưỡng, gara bảo dưỡng – sửa chữa vừa và nhỏ rất khó đạt được điều này, khoảng thời gian đó luôn dao động trong phạm vi lớn, nó phụ thuộc vào tình trạng kỹ thuật của xe khi đưa vào bảo dưỡng – sửa chữa. 

* Phương pháp chuyên môn hóa: Là phương pháp mà trên đường dây công nghệ được bố trí 1 số cầu và trên mỗi cầu đó được tiến hành một công việc chuyên môn nhất định sửa chữa từng cụm, bộ phận nhất định.

1.3. Phân tích nhu cầu bảo dưỡng - sửa chữa

1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng xe

Trong quá trình sử dụng xe có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến tình trạng kỹ thuật của xe. Ngoài yếu tố chủ quan do con người trong việc chấp hành các chế độ quy định, điều lệ công tác kỹ thuật còn xét đến các yếu tố ảnh hưởng chính sau:

a- Ảnh hưởng của độ ẩm không khí:

Việt Nam là nước thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm, vì vậy không khí có độ ẩm lớn sẽ xâm thực vào dầu mỡ phá hỏng hoặc làm xấu tính chất chất bôi trơn. Hơi nước đọng trên các vật liệu phi kim như gỗ, cao su, da, bọt, …gây nên nấm mốc làm thay đổi tính cơ lý vật liệu như độ bền kéo, độ dãn dài, mô đun đàn hồi, trọng lượng. Đẩy nhanh quá trình lão hóa vật liệu đó.

c- Ảnh hưởng của điều kiện đường xá

Khi xe hoạt động trong điều kiện đường sá bụi bẩn, bụi sẽ bám lên các bề mặt chi tiết, đồng thời có khả năng cuốn vào bề mặt làm việc của các khớp dẫn động điều khiển, các ổ bi, bề mặt đĩa ma sát ly hợp, dải phanh và tang trống làm giảm khả năng làm việc và tuổi thọ của chi tiết, tăng cường độ mài mòn cho các chi tiết.

1.3.2. Nhu cầu bảo dưỡng - sửa chữa

Nước ta đang trong quá trình thay đổi với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đặc biệt kể từ khi chúng ta là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong lĩnh vực vận tải, đi lại thì hiện nay nhiều loại xe hiện đại với nhiều chủng loại khác nhau đã và đang được nhập khẩu từ nước ngoài hoặc được lắp ráp tại các nhà máy ngay trong nước. 

Công ty cổ phần ô tô hà nội luôn khẳng định kế hoạch tiếp tục mở rộng mạng lưới đại lý trên toàn quốc để mang những dịch vụ khách hàng đẳng cấp thế giới tới người tiêu dùng Việt Nam. Cùng với sự phát triển đại lý, để tăng tính tiện ích cũng như cam kết song hành với khách hàng, nhất là dịch vụ sau bán hàng, công ty đã và đang phát triển hệ quy trình dịch vụ Quality Care hiện đại với mạng lưới cung cấp phụ tùng tiêu chuẩn tại Việt Nam.

Theo thống kê của công ty số xe vào hàng tháng  có 50% số xe vào để sửa chữa khung vỏ (sơn – gò - hàn), 40% xe vào để bảo dưỡng – sửa chữa các cấp (30 % vào để bảo dưỡng – sửa chữa cấp 1 và 10 % vào để bảo dưỡng – sửa chữa cấp 2).

* Nhận xét: Ta thấy số lượt xe vào bảo dưỡng – sửa chữa tại công ty cổ phần ô tô Hà nội có biến đổi theo từng tháng trong 1 năm, và trong các năm với nhau. Năm có lượng xe vào nhiều nhất là năm 2012, đến các năm sau (năm 2014, năm 2013) có giảm nhưng không đáng kể, do nền kinh tế khủng hoảng nên nhu cầu đi lại bằng phương tiện ô tô có hạn chế, bên cạnh đó là do sự ra đời của nhiều trung tâm, gara tư nhân nên số lượng xe vào công ty để bảo dưỡng – sửa chữa cũng giảm đi. 

CHƯƠNG 2

 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT VÀ QUY HOẠCH MẶT BẰNG TRẠM BẢO DƯỠNG

2.1. Tính toán kỹ thuật

2.1.1. Phân tích cấu trúc trạm bảo dưỡng – sửa chữa

Trạm bảo dưỡng – sửa chữa dùng để tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật cấp 01 và 02 cho ô tô, sửa chửa nhỏ, vừa và các công việc chuyên môn về bảo dưỡng – sửa chữa.

Trạm gồm khu vực bảo dưỡng – sửa chữa chung, các phòng sửa chữa chuyên môn cùng các phòng phục vụ sinh hoạt và tổ chức, điều hành sản xuất. Tất cả các bộ phận đó được bố trí trong một tòa nhà.

a- Khu vực bảo dưỡng – sửa chữa chung

Đây là nơi tiến hành bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa nhỏ xe, trong khu vực được bố trí các cầu bảo dưỡng. Số lượng cầu phụ thuộc vào số lượng xe vào bảo dưỡng – sửa chữa. 

b- Các phòng sửa chữa:

Gồm có:

- Phòng cơ - nguội, phòng hàn điện, hàn hơi, rèn, gò;

- Khu vực sửa chữa động cơ;

- Phòng sửa chữa vỏ thùng xe;

- Phòng điều chỉnh, sửa chữa hệ thống nhiên liệu;

- Phòng sửa chữa thiết bị điện;

2.1.2. Tính toán xác định nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa

a- Các phương pháp xác định

Trên lý thuyết, việc xác định nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa xe thường được xác định theo 2 phương pháp sau:

+ Phương pháp thứ nhất: Xác định nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa theo kế hoạch sử dụng xe hàng tháng của xí nghiệp, các tổ chức, cá nhân. Phương pháp này gặp nhiều khó khăn, do kế hoạch sử dụng xe hàng tháng của xí nghiệp hay bị thay đổi. 

+ Phương pháp thứ hai: Xác định  nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa theo cường độ sử dụng xe trung bình. Bằng phương pháp này sẽ đảm bảo thiết kế hợp lý, trạm sẽ có khả năng bảo đảm hoạt động khi xe có cường độ sử dụng cao, đồng thời trong những tháng hoạt động ít vẫn bảo đảm không lãng phí công suất của thiết bị.

b- Xác định số xe vào bảo dưỡng – sửa chữa

 Như đã nêu ở trên, thì đề tài chọn số liệu tính toán là: Số lượt xe vào trạm bảo dưỡng – sửa chữa của công ty cổ phần ô tô hà nội trong tháng 7 năm 2012. Số lượt xe vào trạm bảo dưỡng của công ty trong tháng 7 năm 2012 là 1420 (xe/tháng).

+ Số xe bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1 trong 1 tháng là :

NBD-1= 30% . 1420 = 426 [xe/tháng]

Chọn tính: NBD-1= 426 [xe/tháng]

+ Số xe vào bảo dưỡng cấp 2 trong 1 tháng là:

NBD-2= 10% . 1420 = 142 [xe/tháng]

Chọn tính: NBD-2= 142 [xe/tháng]

2.1.3. Tính toán số lượng kỹ thuật viên làm việc ở khu vực bảo dưỡng sửa chữa và các bộ phận khác trong công ty

a- Xác định số lượng KTV làm việc trên các cầu bảo dưỡng:

Dựa vào khối lượng công việc và định mức, giờ công bảo dưỡng – sửa chữa, nhu cầu bảo dưỡng- sửa chữa của khách hàng, ta xác định số lượng thợ làm việc trên các cầu bảo dưỡng.

b- Chọn số lượng công nhân ở các bộ phận khác 

Việc xác định số lượng thợ bảo dưỡng – sửa chữa ở các bộ phận khác được tiến hành dựa vào các cơ sở sau:

- Nhu cầu phục vụ cho quá trình bảo dưỡng – sửa chữa

- Khối lượng công việc phục vụ sửa chữa

- Số lượng trang bị trong trạm bảo dưỡng và tình trạng kỹ thuật của các loại xe

Dựa vào các cơ sở trên đối với một trạm bảo dưỡng – sửa chữa trong điều kiện thực tế ở Việt Nam ta có thể chọn số lượng thợ ở các bộ phận khác trong trạm như ở bảng (2-1).

c- Chọn bậc thợ

Việc chọn bậc thợ cho trạm bảo dưỡng – sửa chữa được tiến hành dựa vào các yếu tố sau:

- Khối lượng công việc bảo dưỡng – sửa chữa

- Mức độ phức tạp của công việc

- Chủng loại trang thiết bị

Xuất phát từ những cơ sở trên ta chọn trình độ kỹ thuật viên ở từng bộ phận trong trạm như bảng 2.2.

2.1.4. Tính toán số cầu bảo dưỡng – sửa chữa

Số cầu bảo dưỡng – sửa chữa được tính toán trên cơ sở số lượng xe vào bảo dưỡng – sửa chữa và thời gian cần thiết để bảo dưỡng định kỳ có tính đến thời gian sửa chữa nhỏ.

R - Số lượng công nhân làm việc trên một cầu bảo dưỡng, thông thường để

thuận lợi trong quá trình tính toán cũng như bảo đảm trên cầu không quá đông người, gây lộn xộn làm giảm hiệu quả công việc thì theo tài liệu [2] ta có:  R = (2÷3) người /cầu

2.1.5. Tính toán chọn trang thiết bị cho trạm bảo dưỡng

Khi chọn trang thiết bị ta tiến hành như sau:

+ Trạm bảo dưỡng – sửa chữa được trang bị một số trang thiết bị để nâng cao năng suất lao động và chất lượng bảo dưỡng – sửa chữa, giảm sức lao động cho công nhân, trong đó đối với các dụng cụ đơn giản có thể chọn theo yêu cầu công việc, số lượng thợ của trạm và số cầu bảo dưỡng.

+ Đối với trang thiết bị lớn dùng chung như máy ép, máy hàn, máy nén khí, máy bơm mỡ, máy tiện… 

Theo nguyên tắc đó ta chọn được các trang bị cơ bản cho trạm bảo dưỡng và được thống kê ở bảng 2.3.

2.1.6. Tính toán diện tích các phòng thuộc trạm bảo dưỡng - sửa chữa

Mục đích của việc tính toán diện tích các phòng là để bảo đảm đủ diện tích bố trí các trang bị và thuận lợi cho việc tiến hành bảo dưỡng - sửa chữa nhưng cũng phải bảo đảm được các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật tránh gây lãng phí nguyên vật liệu cho xây dựng, tránh thừa hoặc thiếu diện tích sử dụng.

+ Phương pháp thứ nhất: Tính theo diện tích chiếm chỗ của xe, trang thiết bị theo [2] ta có công thức tính như sau:

F = k­M . F0 . N [m2]                         (2-10)

Trong đó:

kM - Hệ số tính đến diện tích cần thiết cho việc đi lại, di chuyển, thao tác của

công nhân;

F0 - diện tích xe, trang bị trong phòng  [m2];

N - Số lượng xe, thiết bị trong phòng  [chiếc];

+ Phương pháp thứ hai: Xác định bằng đồ giải trên cơ sở quy hoạch, kích thước trang bị, kích thước, số lượng xe, vẽ sơ đồ bố trí chúng với tỷ lệ đã định sao cho bảo đảm các yêu cầu về khoảng cách tối thiểu giữa các xe và giữa các thiết bị với nhau, giữa thiết bị với tường, đảm bảo thuận tiện cho việc đi lại, thao tác làm việc của công nhân.

a- Tính diện tích khu vực bảo dưỡng (F1)

Diện tích khu vực bảo dưỡng được tính trên cơ sở một số nguyên tắc sau:

Khoảng cách giữa các xe trên các cầu hoặc các xe với tường là 2m, khoảng cách này bảo đảm việc tháo lắp các trục xoắn và các bán trục được dễ dàng.

Qua sơ đồ trên ta có chiều dài của khu vực sẽ là: LF = (8.2) + (2.3)  = 22 [m];

Chiều rộng của khu vực bảo dưỡng sẽ là BF = 2.4 + 2.5 = 18 [m];

Vậy diện tích của phòng bảo dưỡng F1 = LF x BF = 22.18= 396 [m2].

Chọn tính F1 = 396 [m2].

b- Tính diện tích phòng hàn rèn (F2)

Vị trí đặt lò rèn: 14 m2

Vị trí rèn: 4 m2

Máy làm việc + vị trí hàn: 9 m2

Thiết bị và vị trí hàn hơi: 8 m2

Vị trí đặt tủ dụng cụ + bàn nguội + thùng chứa nước làm nguội + giá kim loại: 4m2

Vậy F3 = 4(4,48 + 0,6 + 0,075 + 0,21 + 2,16 + 0,8) = 33,3 [m2]. Lấy F3 = 33 m2

e - Tính diện tích phòng sửa chữa săm lốp (F5)

Áp dụng công thức (2-10) ta sẽ có: F5 = k­M . F0 . N   [m2];

Trong đó:

kM - Hệ số khoảng trống được chọn theo tài liệu [2], ở đây kM = 4,5 sẽ đảm bảo đủ diện tích giá đặt thiết bị và tạo điều kiện làm việc thuận tiện cho công nhân.

Còn F0, N được xác định theo bảng 2.6.

Vậy F5 = 4,5(3,36 + 1,2 + 4 + 0,75 + 1,2 + 1) = 51,79 m2

Lấy F5 = 52 m2

f - Tính diện tích phòng xưởng trưởng – đốc công (F6)

Áp dụng công thức (2-10) ta có: F6 = k­M . F0 . N   [m2]

Trong đó:

kM - Hệ số khoảng trống, theo tài liệu [2] lấy kM = 3

F0 - Diện tích trang bị chiếm chỗ [m2] và phụ thuộc vào từng vị trí chiếm chỗ trang bị, ta được tính theo bảng (2-7)

N - Số lượng trang bị trong phòng và được xác định theo bảng 2.7

k – Diện tích làm việc phòng sửa chữa thiết bị điện(F10)

Áp dụng công thức (2-10) ta có: F10 = k­M . F0 . N [m2]

Trong đó:

kM - Hệ số khoảng trống theo tài liệu [2] đối với phòng nguội chọn kM = 5.5 là đảm bảo điều kiện làm việc thuận tiện của công nhân. Còn F0, N được xác định theo bảng 2.11.

2.1.7. Tính toán vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động

2.1.7.1. Vấn đề chiếu sáng:

Đây là một vấn đề rất quan trọng và hết sức cần thiết đối với đời sống sinh hoạt làm việc của các KT viên trong trạm. Mức độ chiếu sáng và chất lượng chiếu sáng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng công việc và an toàn cho người lao động. 

a - Tính toán chiếu sáng tự nhiên:

Vấn đề chiếu sáng tự nhiên cho trạm được bảo đảm bằng hệ thống cửa sổ và cửa chiếu sáng, cửa ra vào ở các khu vực. Vì vậy thực chất của việc chiếu sáng tự nhiên là xác định số lượng cửa sổ và cửa chớp; theo tài liệu [1] diện tích cửa sổ  1/8 diện tích sàn.

* Tính cho phòng bảo dưỡng: Trong phòng bảo dưỡng ta dùng ánh sáng tự nhiên để chiếu sáng nhờ các cửa ra vào và cửa sổ. Để chất lượng chiếu sáng tốt ta phải đảm bảo được diện tích cửa chiếu sáng.

* Tính cho phòng khác.

Để chiếu sáng cho các phòng, ta sử dụng các cửa sổ trên tường, các cửa sổ có kích thước (1,2  1,6) m, diện tích 1 cửa sổ sẽ là: S1cs = 1,92 m2.

Kết quả tính toán số lượng cửa sổ cần thiết để chiếu sáng cho các phòng theo bảng 2.14.

b - Tính toán chiếu sáng nhân tạo:

Mục đích của chiếu sáng nhân tạo để đảm bảo mức độ sáng cần thiết khi làm việc buổi tối và khi ánh sáng tự nhiên không rõ. Thực chất của việc tính toán chiếu sáng theo tài liệu [2] ta xác định bằng công thức:

                   P = W. Fn  [W]                           (2-15)

Trong đó:

P - Công suất điện tiêu thụ cho việc chiếu sáng  [W];

W - Công suất thắp sáng cho một đơn vị diện tích [W/ m2]

Fn - Diện tích mặt bằng chiếu sáng [m2];

Do đặc điểm tính chất công việc ở các khu vực trong trạm rất khác nhau nên mức độ chiếu sáng đối với các phòng sẽ khác nhau.

Đối với phòng như phòng pha chế dung dịch, kho vật tư, phòng xưởng trưởng – đốc công, phòng vệ sinh, phòng thay quần áo, phòng nghỉ trưa, phòng nén khí và phòng bảng điện của trạm thì cần ánh sáng bình thường. Vậy ta chọn E = 40 [Lux]; diện tích các phòng này là Fn1 = 182 [m2]

Vậy tổng công suất của các đèn ở các phòng nêu trên sẽ là: P1 = 7,65 .182 = 1392,3 [W]

Do đó ta được tổng công suất các đèn ở các phòng này sẽ là:

P2 = 11,47 .1169 = 13408,43 [W]

Do đó ta được tổng công suất của đèn cho toàn bộ trạm sẽ là:

P = P1 + P2 = 1392,3 + 13408,43 = 14800,73 [W]

2.1.7.2 Vấn đề thông gió.

Mục đích của việc thông gió là để bảo đảm tốt điều kiện làm việc của nhân viên trong xưởng, thay đổi không khí và đưa ra ngoài các chất độc hại, bụi bẩn do máy móc sinh ra. Yêu cầu của việc thông gió là phải đẩy hoàn toàn hoặc pha loãng các độc tố có hại đến sức khỏe con người, tới nồng độ cho phép, đảm bảo tốt điều kiện môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, không khí) giữ được các thành phần không khí trong phòng gần giống như không khí bên ngoài.

2.1.7.2.1. Tính toán thông gió cho nhà chính.

a - Xác định lượng nhiệt thừa:

Nhiệt độ người thải ra phụ thuộc vào trạng thái làm việc, tầm vóc lứa tuổi, điều kiện khí hậu của môi trường làm việc theo tài liệu [2] ta có bảng 2.15

Theo bảng 2.15 ta chọn nhiệt độ tc = 250C. Đối với một người làm việc sẽ tạo ra một nhiệt lượng là q = 170 [kcal/h-người];

Trong phòng bảo dưỡng sửa chữa có 14 người làm việc, vậy nhiệt lượng tỏa ra của người được xác định theo công thức theo tài liệu [6] ta có:

                   Qng = n . q  [kcal/h];                                                         (2-17)

Trong đó:

n - Số người trong một phòng [người];

q - Nhiệt độ tỏa ra của một người trong một giờ [kcal/h-người]; theo bảng 2.15 ta có q = 170 [kcal/h-người].

Thay các giá trị vào công thức (2-17) ta được: Qng  = 14 . 170 = 2380 [kcal/h]

* Nhiệt do các thiết bị chiếu sáng tỏa ra:

Theo tài liệu [5] ta có công thức chuẩn

                   Qcs = 860 . q . F [kcal/h]                                  (2-20)

Trong đó:

q - Tiêu chuẩn  chiếu sáng thường tính [kw/m2]; theo tài liệu [5] ta có;  q = 0,025 [kw/m2]

F - Diện tích phòng cần tính [m2];

Phòng bảo dưỡng có diện tích:  F = 396 m2

Vậy nhiệt do các thiết bị chiếu sáng tỏa ra sẽ là: Qcs = 860 . 0,025 . 396 = 8514 [kcal/h].

b - Xác định lượng ẩm thừa:

Lượng ẩm thừa trong phòng gồm có các nguồn sau:

- Tỏa ẩm của con người

- Bay hơi từ các nguồn nước và bề mặt có nước.

- Bay hơi từ các chất lỏng khác.

- Tỏa ẩm từ đất đá và kết cấu bao quanh phòng.

Ta chỉ xét 2 nguồn tỏa ẩm sau đây:

* Tỏa ẩm của con người trong sinh hoạt và làm việc [g/h]; lượng tỏa ẩm của người theo tài liệu [5] ta có công thức tính:

                   Wng = n . g [g/h]                               (2-23)

Trong đó:

n - Số người làm việc trong phòng [người]; theo tính toán ở phần (2.1.3) ta có số người làm việc trong phòng bảo dưỡng là n = 14 [người];

g - Lượng tỏa ẩm của một người trong một giờ [g/h-người]; theo bảng (2.15), ta có g = 180 [g/h-người]; ở nhiệt độ 250C do một người tỏa ra.

c - Xác định lượng khí độc CO2  và CO

Trong quá trình hoạt động của con người luôn luôn thả ra các loại khí và hơi độc (khí CO2 do quá trình hô hấp, các loại khí khác do quá trình sản xuất sinh ra) lượng này tăng dần đến một giới hạn nào đó sẽ gây nguy hiểm đối với  con người. Để giảm bớt lượng hơi và khí độc này một trong các giải pháp hay được giải quyết là thông gió cho công trình.

e - Lượng không khí cần thiết để thải CO2:

Theo tài liệu [6] ta có nồng độ cho phép khí CO2 1%, vậy lượng không khí cần thiết để thải CO2 ra ngoài là:

LCO= VCO2 . 100

LCO= 252,7 . 100 = 25270 [m3/h]         

2.1.8. Tính toán nhu cầu cung cấp điện cho trạm

Theo tài liệu [5] ta có công thức tính năng lượng tiêu thụ cho thiết bị trong thời gian 1 tháng như sau:

                   Wt = 0,75 . PC . Tt . KC  [kwh/tháng]                                          (2-31)

Trong đó:

Wt - Năng lượng tiêu thụ cho thiết bị [kwh/tháng];

Tt - Thời gian làm việc của máy ta coi thời gian đó bằng thời gian làm việc của công nhân Tt = 90 [h/tháng];

KC - Hiệu suất sử dụng tính đến sự làm việc non tải và làm việc không đồng bộ của thiết bị; KC = 0,2

PC - Công suất động cơ điện được xác định như bảng 2.17

Vậy ta có: PC = 52,1 kw/h

Do đó năng lượng tiêu thụ cho thiết bị trong trạm sẽ là: Wt = 0,75 . 52,1 . 90 . 0,2 = 703,35 [kw-h/tháng]

2.2. Quy hoạch mặt bằng trạm

2.2.1. Các nguyên tắc cơ bản khi bố trí mặt bằng của trạm

Cầu được xây dựng trên cơ sở tổ chức hợp lý nhất về quá trình bảo dưỡng - sửa chữa sử dụng tốt nhất diện tích khu vực và không cản trở đến công việc khác. Căn cứ vào đặc điểm công trình, đặc điểm yêu cầu và điều kiện làm việc từng phòng, chú ý đến hướng gió, chiếu sáng cho phù hợp, các phân xưởng gây nóng, độc hại cần đặt cuối hướng gió, các phòng chính mà nó phục vụ nhiều nhất. 

2.2.2. Quy hoạch mặt bằng và quá trình công nghệ của trạm

2.2.2.1. Bố trí mặt bằng của trạm bảo dưỡng - sửa chữa

Xuất phát từ việc tính toán diện tích các phòng của trạm, căn cứ vào yêu cầu cũng như nguyên tắc cơ bản đã trình bày ở phần trên, căn cứ vào điều kiện thực tế của công ty ta bố trí mặt bằng trạm bảo dưỡng - sửa chữa như hình 2.6.

* Phòng bảo dưỡng kỹ thuật:

Theo tính toán ở phần trước ta có: diện tích của phòng là 396 m2; chiều dài 22 m; chiều rộng 18 m; bên trong bố trí 7 cầu bảo dưỡng, loại cầu vạn năng, trong đó có 5 cầu cụt và 2 cầu thông.

Chương 3

HƯỚNG DẪN KHAI THÁC MỘT SỐ TRANG THIẾT BỊ

3.1. Một số quy định trong trạm bảo dưỡng

3.1.1. Quy định chung khi làm việc với trang thiết bị

Đối với các trang thiết bị cần phải thực hiện đúng các quy định sau:

- Khi thiết bị đang làm việc không được tra dầu mỡ, lau chùi hoặc sửa chữa chúng;

- Khi làm việc phải mang mặc đầy đủ quần áo, trang bị bảo hộ lao động theo yêu cầu của từng loại công việc, đầu tóc, quần áo phải gọn gàng;

- Không được phép vận hành thiết bị khi chưa nắm được quy trình sử dụng;

- Không làm việc khi thiết bị đang bị hư hỏng;

3.1.2. Quy định đối với các thiết bị dùng khí nén

- Không được cho các thiết bị làm việc khi các van an toàn bị hỏng. Chỉ được sửa chữa, điều chỉnh khi trong bình khí nén không có khí nén;

- Trước khi làm việc phải xem xét các thiết bị nén khí và kiểm tra sự cố định của các cụm và chi tiết, kiểm tra vòng kẹp trên các van an toàn và đồng hồ đo áp suất;

3.1.3. Quy định về phòng cháy

* Để bảo đảm an toàn về phòng cháy trong gara mọi người phải thực hiện các quy định sau:

+ Không hút thuốc lá và đốt lửa ở nơi đã có quy định cấm;

+ Không để gần xe các vật dễ cháy, đặc biệt là các thùng chứa xăng, dầu,

mỡ và các loại vật liệu dễ cháy. Không để nhiên liệu ngoài khu vực quy định;

3.2. Hướng dẫn khai thác một số thiết bị trong trạm bảo dưỡng – sửa chữa

3.2.1. Thiết bị kiểm tra vòi phun KИ562

3.2.1.1. Giới thiệu chung thiết bị kiểm tra và điều chỉnh vòi phun KИ562

- Công dụng: Thiết bị KИ562 được chế tạo để thử và điều chỉnh vòi phun của các động cơ diezel. Các vòi phun đó phải có ren M­14 ­x 1,5 để lắp với thiết bị tạo áp suất cao.

* Đặc tính kỹ thuật: Kiểu pittông ngẫu lực và supap (van) sức chứa nhiên liệu 0,7 lít. Truyền động pittông bằng tay, áp suất tối đa cho phép của chất lỏng (dầu) trong thiết bị là 400KG/cm­­­­­­­­­­­­­­­2.

Kích thước (mm): dài 460; rộng 300 ; cao 470

Trọng lượng: 8kg.

3.2.1.3. Hướng dẫn khai thác và sử dụng thiết bị

Bình nhiên liệu của thiết bị chỉ đổ dầu trước khi tiến hành công việc, nhất thiết phải xả khí ở trong thiết bị (xả e). Để làm việc đó người ta mở van kim 20, lắc qua lắc lại tay gạt thiết bị cho tới khi ở ống lồng không còn hiện tượng có không khí thì thôi ( đường ống mà ở đó lắp vòi phun ). Khi lắc mạnh và nhanh tay gạt để đánh giá chất lượng phun nhiên liệu thì lưu ý vặn tay vặn (13) vào đến tới hạn để bảo vệ áp kế.

Khi làm việc xong tay gạt của thiết bị được nhấc lên trên .

3.2.1.4. Bảo dưỡng và sửa chữa.

 Định kỳ bảo dưỡng tháo ốc hãm của bình nhiên liệu và thông rửa cho sạch cả bình và bộ phận lọc nhiên liệu, kiểm tra độ giảm áp.

Trong trường hợp độ kín khít của thiết bị thấp thì hãy kiểm tra rãnh của viên bi. Nguyên nhân độ kín khít của thiết bị thấp có thể do phần van hồi của thiết bị bị bẩn. Khi đó nhất định phải rửa lại van. Trường hợp đầu van bị côn (hình nón) thì phải thay mới.

3.2.2. Thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe TECH 4

3.2.2.1. Khái niệm các góc lắp đặt bánh xe dẫn hướng

Tính ổn định của hệ thống lái phụ thuôc chủ yếu vào vị trí lắp đặt của bánh xe dẫn hướng, tức là phụ thuộc vào góc lắp đặt trụ đứng và trục của cam quay trên cầu trước dẫn hướng. Các góc lắp đặt bánh xe dẫn hướng bao gồm:

- Góc doãng của bánh xe.

- Độ chụm của bánh xe.

a. Góc doãng của bánh xe dẫn hướng (g)

  Góc doãng của bánh xe là góc nghiêng của bánh xe về bên phải hay bên trái so với mặt phẳng vuông góc với mặt đường. Nếu đầu bánh xe nghiêng ra ngoài ta có góc doãng dương. Nếu đầu bánh xe nghiêng vào trong ta có góc doãng âm.( hình 3.2)

- Giảm cánh tay đòn quay của bánh xe dẫn hướng, do đó điều khiển hệ thống lái nhẹ nhàng hơn.

- Phản lực từ mặt đường tác dụng lên bánh xe tập trung vào vòng bi trong, nhờ vậy giảm bớt tải trọng cho vòng bi ngoài và đai ốc hãm, đồng thời giảm nhẹ va đập truyền cho cơ cấu lái.

- Đối với hệ thống treo độc lập bố trí góc doãng ban đầu dương, khi xe có tải góc doãng gần bằng không, bánh xe lăn thẳng với mặt đường nên mòn đều. Khi góc doãng của hai bánh xe bị sai lệch sẽ làm nặng tay lái, không ổn định.

c. Góc nghiêng ngang của trụ đứng (q) (hình 3.4)

Góc nghiêng ngang của trụ đứng còn gọi là góc nghiêng trong, đó là góc giữa đường tâm của trụ đứng với mặt phẳng dọc theo thân xe. Trụ đứng có góc nghiêng ngang nhằm tác dụng sau :

- Giảm cánh tay đòn của bánh xe dẫn hướng nên giảm lực quay vành tay lái, điều khiển xe nhẹ nhàng hơn.

- Ổn định hướng chuyển động thẳng của ôtô, nghĩa là sau khi đi ra khỏi khúc quanh, nếu bỏ vành tay lái hai bánh xe dẫn hướng có đặc tính tự động chuyển về vị trí chuyển động thẳng. 

3.2.2.2. Chức năng của thiết bị

Kiểm tra điều chỉnh góc đặt của trục đứng và bánh xe dẫn hướng.

TECH 4 là một thiết bị đo đường hiện đại nhất sử dụng để xác định các thông số của các chi tiết trên hệ thống treo của xe ô tô; các bánh xe và tính quang dẫn với sự tính toán của máy tính. Có thể so sánh thiết bị tương đương với đôi chân của con người; giầy và đất. 

3.2.2.3. Các bộ phận của hệ thống

- Hệ thống chính của Miller: Trong khi đang vận hành, hệ thống chính có thể được bảo vệ, lưu và vận hành đúng kỹ thuật.

- Các đầu đo: Các đầu đo là bộ phận chủ yếu (bộ phận chính) của thiết bị, nó thực hiện để đo các thông số về các bánh xe.

- Cơ cấu kẹp đầu đo (4 chiếc): Chúng là một phần phụ của thiết bị được dùng để kẹp các đầu đo lên các bánh xe. Gá vào từng bánh và kẹp chặt.

3.2.2.4. Các điều kiện an toàn khi vận hành

a. Hướng dẫn an toàn

Vận hành máy sai có thể dẫn đến hỏng các bộ phận của thiết bị vì vậy để kéo dài tuổi thọ cho thiết bị chúng ta phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Trước khi kiểm tra và bắt đầu xác định, trước hết phải giữ cả hai phần trước và phần sau của xe cốt để mà hệ thống nhíp đang ở trạng thái làm việc bình thường.

- Người vận hành phải thật cẩn thận khi xe đang được nâng bằng cẩu.

b. Yêu cầu về an toàn

Thiết bị này sử dụng điện áp AC 210 - 230V, 50HZ. Điện áp cao hơn hoặc thấp hơn có thể làm cho máy không giữ được tuổi thọ cao hoặc bị cháy; tốt hơn hết là lên sử dụng một ổn áp hoặc nguồn cấp điện liên tục (UPS).

- Dây nguồn điện thì lên được bảo vệ bằng việc sử dụng phích cắm ba chân và một dây nối đất.

- Sau khi tắt thiết bị thì lên tháo dây nguồn ra để bảo đảm an toàn cho thiết bị.

3.2.3. Thiết bị kiểm tra đèn LITE 3

3.2.3.1. Chức năng của thiết bị.

Thiết bị có chức năng kiểm tra chùm tia sáng của đèn pha và đèn cốt.

3.2.3.2. Phân tích thiết bị.

a) Thông số kỹ thuật:

Thông số kỹ thuật thiết bị kiểm tra đèn LITE 3               

b) Cấu trúc LITE 3: được thể hiện trên hình 3.7.

3.2.3.3. Vận hành thiết bị .

1. Điều chỉnh buồng đo: Được tiến hành như hình 3.8

Các đèn pha phải được điều chỉnh riêng biệt. Trong suốt quá trình kiểm tra các đèn khác phải tắt hay được che tấm phủ.

- Đặt buồng đo ở chính giữa, phía trước đầu xe, cách đầu xe khoảng từ 10 đến 30 cm.

- Chọn hai điểm đối xứng  ở đầu xe, sử dụng kính quan sát điều chỉnh để điều chỉnh buồng đo song song với đầu xe dựa trên hai điểm đã lựa chọn.

Thiết bị cân chỉnh bằng tia Laser: như hình 3.9.

2. Các bước kiểm tra đèn.

- Lái xe vào vị trí kiểm tra đèn ( khoảng cách từ thiết bị kiểm tra đèn đến đèn của xe cần kiểm tra từ 30 – 50 cm )

- Di chuyển buồng đo ra giữa đầu xe.

- Điều chỉnh buồng đo so với đầu xe để buồng đo song song với các đèn.

KẾT LUẬN

   “Thiết kế trạm bảo dưỡng – sửa chữa” là một đòi hỏi mà thực tế đặt ra nhằm hoàn thiện hệ thống trung tâm dịch vụ, với mục tiêu nâng cao chất lượng các dịch vụ sau bán hàng và tạo niềm tin đối với khách hàng của công ty cổ phần ô tô Hà nội, và của các hãng  ô tô Việt Nam hiện nay. Đồ án tốt nghiệp này sẽ góp phần nhỏ vào việc giải quyết nhiệm vụ đó.

   Về lý thuyết đồ án đã nêu lên cơ sở khoa học của việc thiết kế trạm bảo dưỡng – sửa chữa, dựa trên tình hình thực tế của thị trường và nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa của khu vực, cùng với các yếu tố khách quan tác động đến nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa và các yêu cầu đối với việc thiết kế trạm bảo dưỡng.

   Trong phần tính toán, đồ án đã đi sâu vào các nội dung tính toán thiết kế kỹ thuật đối với trạm bảo dưỡng – sửa chữa, đảm bảo cho trạm không thiếu hoặc thừa công suất, có các trang bị phù hợp và đáp ứng được các yêu cầu đối với bảo dưỡng – sửa chữa.

   Đồ án cũng đưa ra sơ đồ tổ chức quá trình công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa xe hợp lý và đề xuất các biện pháp thiết thực nhằm bảo đảm an toàn lao động trong trạm bảo dưỡng.

   Qua thời gian gần 3 tháng nghiên cứu tỉ mỉ tài liệu, kết hợp với khảo sát thực tế tại công ty cổ phần ô tô hà nội. Với sự chủ động, nỗ lực cố gắng của bản thân cộng với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy: TS …………….., cùng các thầy giáo trong Bộ môn Ô tô quân sự, Khoa Động lực, các anh tại trạm bảo dưỡng công ty cổ phần ô tô Hà nội, đến nay đồ án tốt nghiệp của em đã hoàn thành với đầy đủ nội dung được giao và theo đúng thời gian quy định.

   Tuy nhiên, do khuôn khổ thời gian của đồ án có hạn nên em không thể đề cập hết mọi vấn đề có liên quan đến việc thiết kế mới hoàn toàn một trạm bảo dưỡng – sửa chữa. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy và bạn bè để bản đồ án của em được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Quốc Điệt, Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Ngọc Ban, Khai thác xe quân sự, Tập 1 và tập 2, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Năm 2003.

2. Nguyễn Quốc Điệt, Nguyễn Hoàng Nam, Hướng dẫn làm đồ án môn học và đồ án tốt nghiệp của phần khai thác xe quân sự - Học viện Kỹ thuật Quân sự, Năm 1995.

3. Trịnh Minh Quang, Thông hơi công trình quân sự, Tập 1 - Học viện Kỹ thuật Quân sự, Năm 1977.

4. Nguyên lý Thiết kế nhà công nghiệp,  Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, năm 2003.

5. Nguyễn Đắc Tuyên, Nguyễn Hoàng Thế, Sử dụng bảo dưỡng - sửa chữa ô tô, Tập 1 và tập 2, Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Năm 1989.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"