ĐỒ ÁN THIẾT KẾ TRẠM BẢO DƯỠNG - SỬA CHỮA ÔTÔ DU LỊCH

Mã đồ án OTTN000000374
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 320MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ mặt bằng phân xưởng bảo dưỡng sửa chữa, bản vẽ kết cấu cần nâng rotary, bản vẽ phương án thiết kế trạm bảo dưỡng sửa chữa, bản vẽ sơ đồ quy trình công nghệ bảo dưỡng, bản vẽ sơ đồ quy trình công nghệ sửa chữa, bản vẽ chèn thuyết minh); file word (Bản thuyết minh, nhiệm vụ đồ án, tiến trình đồ án, bìa đồ án.…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... THIẾT KẾ TRẠM BẢO DƯỠNG - SỬA CHỮA ÔTÔ DU LỊCH.

Giá: 1,150,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................................ 1

Chương 1: PHÂN TÍCH NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ TRẠM BẢO DƯỠNG-SỬA CHỮA.......... 2

1. Nhiệm vụ và yêu cầu đối với trạm bảo dưỡng sửa chữa................................... 2

1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng xe................................ 2

1.1.1 Các yếu tố khách quan................................................................... 2

1.1.2. Các yếu tố chủ quan...................................................................... 3

1.2 Nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa.......................................................... 4

2.Phương án thiết kế................................................................................ 7

2.1. Phân tích chọn phương án thiết kế trạm............................................ 7

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ KỸ THUẬT TRẠM BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA ....13

2.1. Tính toán công nghệ........................................................................ 13

2.1.1. Phân tích cấu trúc trạm sửa chữa,bảo dưỡng.................................. 13

2.1.2. Tính toán xác định nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa....................... 14

2.1.3 Tính toán số lượng kỹ thuật viên làm việc ở khu vực bảo dưỡng sửa chữa và các bộ phận khác trong trạm......15

2.1.4  Tính toán số cầu bảo dưỡng – sửa chữa........................................ 19

2.1.5  Tính toán chọn trang thiết bị cho trạm.......................................... 21

2.1.6 Tính toán diện tích các phòng thuộc trung tâm bảo dưỡng - sửa chữa. 24

2.1.7 Tính toán vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động....................... 33

2.1.8 Tính toán nhu cầu cung cấp điện cho trạm..................................... 43

2.2 Quy hoạch mặt bằng trạm bảo dưỡng,sửa chữa................................. 45

2.2.1 Các nguyên tắc cơ bản khi bố trí mặt bằng của trạm....................... 45

2.2.2 Quá trình công nghệ  và quy hoạch mặt bằng của trạm.................. 45

Chương 3: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MỘT TRANG THIẾT BỊ TRONG TRẠM......52

3.1. Một số quy định trong trạm............................................................. 52

3.1.1. Quy định chung khi làm việc với trang thiết bị............................. 52

3.1.2. Quy định đối với các thiết bị dùng khí nén................................... 52

3.1.3. Quy định về phòng cháy.............................................................. 52

3.2. Hướng dẫn khai thác một thiết bị trong trạm.................................... 53

3.2.1. Cầu nâng 2 trụ ROTARY LIFT SPOA10..................................... 53

KẾT LUẬN................................................................................................................... 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 60

LỜI NÓI ĐẦU

   Ngành ô tô giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động và phát triển của xã hội. Ô tô được sử dụng phổ biến để phục vụ nền kinh tế quốc dân và trong lĩnh vực quốc phòng.

   Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, hiện nay nhiều loại xe hiện đại đã và đang được sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam, với các thông số kỹ thuật phù hợp với điều kiện khí hậu, địa hình Việt Nam. Ở nước ta hiện nay chủ yếu là khai thác sử dụng các thế hệ xe sản xuất tại nước ngoài với nhiều chủng loại khác nhau. Nhưng thực tế trong những năm qua việc khai thác xe ở các công ty trong nước còn bộc lộ nhiều hạn chế. Việc đầu tư xây dựng các cơ sở phục vụ cho công tác bảo dưỡng, sửa chữa còn ít và hệ thống trạm xưởng chưa hoàn chỉnh.

   Trước yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế đó, đề tài “Thiết kế trạm bảo dưỡng, sửa chữa ô tô du lịch” đặt ra là cần thiết và mang ý nghĩa thực tiễn cao, trên cơ sở mục đích và ý nghĩa đó đề tài đi sâu và giải quyết một số nội dung cơ bản sau:

Chương 1: Phân tích nhiệm vụ, phương án thiết kế trạm bảo dưỡng, sửa chữa

Chương 2: Thiết kế kỹ thuật trạm bảo dưỡng và sửa chữa ô tô du lịch

Chương 3: Hướng dẫn sử dụng một trang thiết bị trong trạm

                                             Hà nội, ngày … tháng … năm 20…

                                     Học viên thực hiện

                                      …………….

Chương 1

PHÂN TÍCH NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ TRẠM BẢO DƯỠNG-SỬA CHỮA

1.1. Nhiệm vụ và yêu cầu đối với trạm bảo dưỡng sửa chữa

Trạm bảo dưỡng sửa chữa là nơi thực hiện công tác sửa chữa - bảo dưỡng kỹ thuật theo kế hoạch khắc phục các hư hỏng của xe. Vì vậy yêu cầu cơ bản đối với trạm bảo dưỡng, sửa chữa là:

Bảo dưỡng, sửa chữa nhanh chóng, kịp thời đúng kế hoạch, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật.

Có công suất đủ lớn, đáp ứng được yêu cầu bảo đảm an toàn cho người lao động, an toàn phòng cháy chữa cháy.

1. 1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng xe

 Trong quá trình sử dụng có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến tình trạng kỹ thuật của xe. Ngoài yếu tố chủ quan do con người trong việc chấp hành các chế độ quy định kỹ thuật còn xét đến các yếu tố khách quan tác động đến.

1.1.1.1 Các yếu tố khách quan

a- Ảnh hưởng của độ ẩm không khí

Nước ta là nước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, vì vậy không khí có độ ẩm lớn, sẽ gây han gỉ kim loại do ăn mòn điện hóa, đồng thời khi hơi nước lớn sẽ xâm thực vào dầu mỡ phá hỏng hoặc làm xấu tính chất bôi trơn. Hơi nước đọng lại trên các vật liệu phi kim loại như gỗ, cao su, da,….

b- Ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ

Khi nhiệt độ ngoài trười cao thì hiệu suất làm mát động cơ và các cụm máy như : ly hợp, hộp số, bộ phận treo,… sẽ bị giảm rất nhiều, dẫn đến công suất động cơ, hiệu suất truyền lực của các cụm giảm, lượng tiêu hao nhiên liệu, dầu mỡ bôi trơn tăng lên và khả năng làm mát giảm. Nhiệt độ cao làm cho các chi tiết bằng vật liệu cao su như bánh xe, bánh tỳ, dây đai nhanh bị già hóa.

c- Ảnh hưởng của điều kiện đường sá

Khi xe hoạt động trong điều kiện đường sá bụi bẩn, bụi sẽ bám lên các bề mặt chi tiết, đồng thời có khả năng cuốn vào bề mặt làm việc của các khớp dẫn động điều khiển, các ổ bi, bề mặt đĩa ma sát ly hợp, dải phanh và tang trống làm giảm khả năng làm việc và tuổi thọ của chi tiết, tăng cường độ mài mòn cho các chi tiết.

1.1.1.2. Các yếu tố chủ quan

a- Ảnh hưởng của chất lượng bảo dưỡng – sửa chữa

Bảo dưỡng kỹ thuật là tổng hợp các biện pháp tổ chức công nghệ quản lý kỹ thuật nhằm duy trì trạng thái tốt của xe và kéo dài tuổi thọ của xe.

Thông qua chẩn đoán kỹ thuật sẽ phát hiện kịp thời và dự đoán trước các hư hỏng để bảo dưỡng – sửa chữa. Thường xuyên tiến hành các công việc kiểm tra, điều chỉnh, siết chặt, bôi trơn, vệ sinh ngoài,…

b- Ảnh hưởng của kỹ thuật lái xe

Hầu hết thời gian sử dụng xe là do người lái xe làm chủ, vì vậy tuổi thọ của xe phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần trách nhiệm, trình độ kỹ thuật điều khiển xe của người lái xe.

1.1.2 Nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa

Đất nước ta dang trong quá trình thay đổi với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đặc biệt kể từ khi chúng ta là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong lĩnh vực vận tải, đi lại thì hiện nay nhiều loại xe hiện đại với nhiều chủng loại khác nhau đã và đang được nhập khẩu từ nước ngoài hoặc được lắp ráp tại các nhà máy ngay trong nước. 

Theo thống kê của trung tâm thì trong số xe vào hàng tháng thì có 60% số xe vào để sửa chữa khung vỏ (sơn – gò - hàn), 40% xe vào để bảo dưỡng – sửa chữa các cấp (30 % vào để bảo dưỡng – sửa chữa cấp 1 và 10 % vào để bảo dưỡng – sửa chữa cấp 2)

Từ thống kê của trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa Toyota Thăng Long qua các năm 2011, 2012, 2013 ta xây dựng được biểu đồ số lượng xe vào bảo dưỡng – sửa chữa tại trung tâm như hình 1.1

* Nhận xét: Ta nhận thấy số lượt xe vào bảo dưỡng – sửa chữa tại trung tâm dịch vụ bảo dưỡng Toyota Thăng Long có biến đổi theo từng tháng trong 1 năm, và trong các năm với nhau. Năm có lượng xe vào nhiều nhất là năm 2011, đến các năm sau (năm 2012, năm 2013) có giảm nhưng không đáng kể, do nền kinh tế khủng hoảng nên nhu cầu đi lại bằng phương tiện ô tô có hạn chế, bên cạnh đó là do sự ra đời của nhiều trung tâm, gara tư nhân nên số lượng xe vào trung tâm để bảo dưỡng – sửa chữa cũng giảm đi. 

1.2. Phương án thiết kế

1.2.1. Phân tích chọn phương án thiết kế trạm

Hiểu rõ tầm quan trọng của công tác bảo dưỡng, sửa chữa, trong công ty đã xây dựng được một hệ thống bảo dưỡng - sửa chữa nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế về bảo dưỡng - sửa chữa xe.

Việc tiến hành thiết kế xây dựng trạm bảo dưỡng - sửa chữa phải xuất phát từ nhiệm vụ bảo dưỡng và bảo đảm các thông số kỹ thuật xe, đặc điểm tình hình nơi công ty làm việc và khả năng của công ty. Để chọn phương án thiết kế mặt bằng trạm bảo dưỡng - sửa chữa hợp lý ta hãy phân tích tất cả các phương án có thể sử dụng, trên cơ sở đó sẽ chọn ra phương án tối ưu nhất. Có 3 phương án cơ bản để thiết kế trạm bảo dưỡng - sửa chữa, đó là:

- Thiết kế theo mẫu: phương pháp này chủ yếu dựa vào trạm bảo dưỡng - sửa chữa hiện có để thiết kế.

- Thiết kế cải tiến bổ xung: là phương pháp dựa vào các trạm đã có nhưng chưa hoàn chỉnh để thiết kế hoàn thiện hơn phù hợp với tình hình thực tế và các yêu cầu kỹ thuật đặt ra.

- Thiết kế mới hoàn toàn

Để đáp ứng yêu cầu của một trạm bảo dưỡng - sửa chữa ta phải áp dụng phương pháp thiết kế mới toàn bộ.

* Phương pháp cầu vạn năng:

Với phương pháp này tất cả các công việc bảo dưỡng - sửa chữa được thực hiện trên một cầu, không có sự di chuyển của các xe trong suốt thời gian bảo dưỡng - sửa chữa. Tất cả các phương tiện, thiết bị, dụng cụ được bố trí xung quanh cầu.

- Bố trí như hình 1.1b: Là phương án mà tất cả các cầu bảo dưỡng đều là cầu thông, các xe vào trạm theo hai chiều, phương án này có ưu nhược điểm sau:

Ưu điểm: Dễ dàng cho xe vào bảo dưỡng - sửa chữa thuận tiện khi đưa xe chết máy vào cầu, thông gió chiếu sáng tự nhiên tốt.

Nhược điểm: Cầu bảo dưỡng kỹ thuật chiếm nhiều diện tích, bố trí các bộ phận của trạm và các trang thiết bị không được liên hoàn, tách rời nhau, gây khó khăn trong sử dụng, quản lý và quan hệ giữa các bộ phận trong quá trình bảo dưỡng - sửa chữa.

Sơ đồ bố trí trạm bảo dưỡng - sửa chữa theo phương án dây chuyền được thể hiện trên hình 1.2.

Để giải quyết được các công việc phục vụ cho quá trình bảo dưỡng - sửa chữa, trong trạm được trang bị đủ các phương tiện, trang thiết bị và dụng cụ cần thiết, chúng được bố trí phù hợp với quá trình công nghệ bảo dưỡng - sửa chữa của trạm. Việc bố trí như vậy bảo đảm tính công nghệ, đồng thời bảo đảm khả năng thông gió, chiếu sáng tự nhiên tốt, nhất là khu vực bảo dưỡng kỹ thuật.

CHƯƠNG 2

THIẾT KẾ KỸ THUẬT TRẠM BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA

2.1. Tính toán công nghệ

2.1.1. Phân  tích cấu  trúc  trạm sửa chữa,bảo dưỡng

Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa dùng để tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật cấp 01 và 02 cho ô tô, sửa chửa nhỏ, vừa và các công việc chuyên môn về bảo dưỡng – sửa chữa.

Trung tâm  gồm khu vực bảo dưỡng – sửa chữa chung, các phòng sửa chữa chuyên môn cùng các phòng phục vụ sinh hoạt và tổ chức, điều hành sản xuất. Tất cả các bộ phận đó được bố trí trong một tòa nhà.

a-  Khu vực bảo dưỡng – sửa chữa chung

Đây là nơi tiến hành bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa nhỏ xe, trong khu vực được bố trí các cầu bảo dưỡng. Số lượng cầu phụ thuộc vào số lượng xe vào bảo dưỡng – sửa chữa. Cầu xe chủ yếu gồm 02 loại : Cầu cụt và cầu thông. Trong khu vực còn bố trí các trang thiết bị chuyên dùng, phục vụ cho bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ như giá để chi tiết, mễ kê, máy nạp ắc quy, máy nạp ga, tủ đựng dụng cụ, kích nâng vận chuyển…

b-  Các phòng sửa chữa:

Gồm có:

- Khu vực sửa chữa động cơ;

- Phòng cơ - nguội;

- Phòng sửa chữa vỏ thùng xe;

- Phòng điều chỉnh, sửa chữa hệ thống nhiên liệu;

- Phòng sửa chữa thiết bị điện;

2.1.2. Tính toán xác định nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa

a-  Các phương pháp xác định

Trên lý thuyết, việc xác định nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa xe thường được xác định theo 2 phương pháp sau:

+ Phương pháp thứ nhất: Xác định nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa theo kế hoạch sử dụng xe hàng tháng của xí nghiệp, các tổ chức, cá nhân. Phương pháp này gặp nhiều khó khăn, do kế hoạch sử dụng xe hàng tháng của xí nghiệp hay bị thay đổi. Vì vậy việc xác định theo cách này không thỏa mãn được giới hạn sai số cho phép, phương pháp này chỉ áp dụng cho đơn vị nhỏ hoặc đơn vị có xe hoạt động theo kế hoạch hàng tháng ổn định.

+ Phương pháp thứ hai: Xác định  nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa theo cường độ sử dụng xe trung bình. Bằng phương pháp này sẽ đảm bảo thiết kế hợp lý, trung tâm sẽ có khả năng bảo đảm hoạt động khi xe có cường độ sử dụng cao, đồng thời trong những tháng hoạt động ít vẫn bảo đảm không lãng phí công suất của thiết bị.

b-  Xác định số xe vào bảo dưỡng – sửa chữa

 Như đã nêu ở trên, thì đề tài chọn số liệu tính toán là: Số lượt xe vào trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa Toyota Thăng Long trong tháng 12 năm 2011. Số lượt xe vào trung tâm Toyota Thăng Long trong tháng 12 năm 2011 là 1440(xe/tháng). Theo số lượng thống kê của trung tâm, trong tổng số lượt xe vào trung tâm thì bảo dưỡng – sửa chữa chiếm 40% với 30% là bảo dưỡng kĩ thuật cấp 1 và 10% là bảo dưỡng kĩ thuật cấp 2, do đó ta xác định được:   

+ Số xe bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1 trong 1 tháng là :

NBD-1= 30% . 1440 = 432[xe/tháng]

Chọn tính: NBD-1= 432 [xe/tháng]

+ Số xe vào bảo dưỡng cấp 2 trong 1 tháng là:

NBD-2= 10% . 1440 = 144 [xe/tháng]

Chọn tính: NBD-2= 144 [xe/tháng]

2.1.3 Tính toán số lượng kỹ thuật viên làm việc ở khu vực bảo dưỡng sửa chữa và các bộ phận khác trong trạm

a- Xác định số lượng KTV làm việc trên các cầu bảo dưỡng:

Dựa vào khối lượng công việc và định mức, giờ công bảo dưỡng – sửa chữa, nhu cầu bảo dưỡng- sửa chữa của khách hàng, ta xác định số lượng thợ làm việc trên các cầu bảo dưỡng.

b- Chọn số lượng công nhân ở các bộ phận khác 

Việc xác định số lượng thợ bảo dưỡng – sửa chữa ở các bộ phận khác được tiến hành dựa vào các cơ sở sau:

- Nhu cầu phục vụ cho quá trình bảo dưỡng – sửa chữa

- Khối lượng công việc phục vụ sửa chữa

- Số lượng trang bị trong trung tâm và tình trạng kỹ thuật của các loại xe

Dựa vào các cơ sở trên đối với một trung tâm bảo dưỡng – sửa chữa ủy quyền trong điều kiện thực tế ta có thể chọn số lượng thợ ở các bộ phận khác trong trung tâm như ở bảng (2-1).

c- Chọn bậc thợ

Việc chọn bậc thợ cho trạm bảo dưỡng – sửa chữa được tiến hành dựa vào các yếu tố sau:

- Khối lượng công việc bảo dưỡng – sửa chữa

- Mức độ phức tạp của công việc

- Chủng loại trang thiết bị

Xuất phát từ những cơ sở trên ta chọn trình độ kỹ thuật viên ở từng bộ phận trong trung tâm như bảng 2.2.

2.1.4 Tính toán số cầu bảo dưỡng – sửa chữa

Số cầu bảo dưỡng – sửa chữa được tính toán trên cơ sở số lượng xe vào bảo dưỡng – sửa chữa và thời gian cần thiết để bảo dưỡng định kỳ có tính đến thời gian sửa chữa nhỏ.

2.1.5 Tính toán chọn trang thiết bị cho trạm

Khi chọn trang thiết bị ta tiến hành như sau:

Trung tâm bảo dưỡng – sửa chữa được trang bị một số trang thiết bị để nâng cao năng suất lao động và chất lượng bảo dưỡng – sửa chữa, giảm sức lao động cho công nhân, trong đó đối với các dụng cụ đơn giản có thể chọn theo yêu

Theo nguyên tắc đó ta chọn được các trang bị cơ bản cho trung tâm và được thống kê ở bảng 2.3.

2.1.6 Tính toán diện tích các phòng thuộc trung tâm bảo dưỡng - sửa chữa.

Mục đích của việc tính toán diện tích các phòng là để bảo đảm đủ diện tích bố trí các trang bị và thuận lợi cho việc tiến hành bảo dưỡng - sửa chữa nhưng cũng phải bảo đảm được các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật tránh gây lãng phí nguyên vật liệu cho xây dựng, tránh thừa hoặc thiếu diện tích sử dụng.

Việc tính toán diện tích theo tài liệu [2] có thể được tiến hành bằng các

phương pháp sau:

 + Phương pháp thứ nhất: Tính theo diện tích chiếm chỗ của xe, trang thiết bị theo [2] ta có công thức tính như sau:

F = k­M . F0 . N [m2]              (2-10)

+ Phương pháp thứ hai: Xác định bằng đồ giải trên cơ sở quy hoạch, kích thước trang bị, kích thước, số lượng xe, vẽ sơ đồ bố trí chúng với tỷ lệ đã định sao cho bảo đảm các yêu cầu về khoảng cách tối thiểu giữa các xe và giữa các thiết bị với nhau, giữa thiết bị với tường, đảm bảo thuận tiện cho việc đi lại, thao tác làm việc của công nhân.

a - Tính diện tích khu vực bảo dưỡng (F1)

Diện tích khu vực bảo dưỡng được tính trên cơ sở một số nguyên tắc sau:

Khoảng cách giữa các xe trên các cầu hoặc các xe với tường là 2m, khoảng cách này bảo đảm việc tháo lắp các trục xoắn và các bán trục được dễ dàng.

Khoảng cách giữa đuôi xe với tường là 2m, khoảng cách này dùng để đặt các thiết bị sửa chữa – bảo dưỡng.

Khoảng cách giữa các thân xe và cột nhà không nhỏ hơn 0,5m, khoảng cách giữa các xe và thiết bị đặt cố định không nhỏ hơn 1,2m.

Vậy ta có sơ đồ mặt bằng phòng bảo dưỡng kỹ thuật như hình 2.1.

1- Vị trí các cầu bảo dưỡng, sửa chữa

2- Giới hạn của khu vực sửa chữa

Qua sơ đồ trên ta có chiều dài của khu vực sẽ là:

LF = (2.2) + (2.6) + 12 = 28 [m];

Chiều rộng của khu vực bảo dưỡng sẽ là

BF =2.4 + 2.5 = 18 [m];

b- Diện tích làm việc phòng cơ nguội và sửa chữa khung vỏ (F2)

Áp dụng công thức (2-10) ta có:

F2 = k­M . F0 . N = 5 x 6,3831 = 31,92 [m2];

Trong đó:

kM - Hệ số khoảng trống theo tài liệu [2] đối với phòng nguội chọn kM = 5 là đảm bảo điều kiện làm việc thuận tiện của công nhân.

F0 - Diện tích trang bị chiếm chỗ [m2] và phụ thuộc vào từng vị trí chiếm chỗ trang bị, ta được tính theo bảng 2.4. Lấy F2 = 32 [m²]

c- Diện tích làm việc phòng sửa chữa thiết bị điện (F3)

Áp dụng công thức (2-10) ta có:

F3 = k­M . F0 . N = 5(1.12 + 0,75 + 0.0864 + 0,5 + 1,44+0,18) = 20,382 [m2];

Lấy F3=21 [m2]

e- Tính diện tích phòng sửa chữa hệ thống nhiên liệu (F5)

Áp dụng công thức (2-10) ta sẽ có

 F5=kM.F0.N=3,5.(2,88+2,88+2,1+1,4+1,2+2,88+0,7+0,64)=51,38[m2]

Lấy F5= 52  [m2]

f- Tính diện tích phòng dụng cụ chuyên dùng (F6)

Áp dụng công thức (2-10) ta sẽ có: F6 = kM . F0 . N= 3,5.( 1,05+4,2)=18,375 [m2]

h- Tính toán diện tích cho kho vật tư (F8)

Áp dụng công thức (2-10) ta có: F8 = k­M . F0 . N = 3.(18 + 1,8 + 3,15) = 68,85 [m2];

Ngoài ra, một số phòng còn lại trên cơ sở khả năng thực tế và yêu cầu về diện tích sử dụng ta bố trí như sau:

Phòng khí nén:                          F9 = 17 [m2].

Phòng pha dung dịch                 F10 = 20  [m2].

Phòng sửa chữa bánh xe             F11 = 20  [m2]

Phòng sửa chữa động cơ          F12 = 40 [m2]

Phòng vệ sinh:                           F13 = 20  [m2].

Phòng nghỉ trưa:                        F14 = 60 [m2].

F = 504 + 32 + 21 + 40 + 80 + 52 + 20 + 18 + 70 + 17 + 20 + 20 + 40 + 20 + 60 + 15 + 20 + 50 + 50 + 20 + 200 = 1369 [m2]

2.1.7 Tính toán vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động

2.1.7.1. Vấn đề chiếu sáng:

Đây là một vấn đề rất quan trọng và hết sức cần thiết đối với đời sống sinh hoạt làm việc của công nhân trong trạm. Mức độ chiếu sáng và chất lượng chiếu sáng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng công việc và an toàn cho người lao động. 

a - Tính toán chiếu sáng tự nhiên:

Vấn đề chiếu sáng tự nhiên cho trạm được bảo đảm bằng hệ thống cửa sổ và cửa chiếu sáng, cửa ra vào ở các khu vực. Vì vậy thực chất của việc chiếu sáng tự nhiên là xác định số lượng cửa sổ và cửa chớp, diện tích cửa sổ  1/8 diện tích sàn.

* Tính cho phòng bảo dưỡng:

Trong phòng bảo dưỡng ta dùng ánh sáng tự nhiên để chiếu sáng nhờ các cửa ra vào và cửa sổ. Để chất lượng chiếu sáng tốt ta phải đảm bảo được diện tích cửa chiếu sáng.

b - Tính toán chiếu sáng nhân tạo:

Mục đích của chiếu sáng nhân tạo để đảm bảo mức độ sáng cần thiết khi làm việc buổi tối và khi ánh sáng tự nhiên không rõ. Thực chất của việc tính toán chiếu sáng theo tài liệu [2] ta xác định bằng  công thức:

P = W. Fn  [W]                          (2-11)

Do đặc điểm tính chất công việc ở các khu vực trong trạm rất khác nhau nên mức độ chiếu sáng đối với các phòng sẽ khác nhau.

Đối với các phòng khí nén, phòng pha chế dung dịch, kho chứa đồ thải,phòng vệ sinh, phòng thay đồ,phòng nghỉ trưa,phòng họp,phòng khách,phòng hành chính của trạm thì cần ánh sáng bình thường. Vậy ta chọn E = 40 [Lux]; diện tích các phòng này là Fn1 = 272[m2]

Thay giá trị vào  công thức (2-19) ta có: W1 = 7,65 [W/ m2];

Do đó ta được tổng công suất các đèn ở các phòng này sẽ là: P2 = 11,47.897 = 10288,59 [W]

Do đó ta được tổng công suất của đèn cho toàn bộ trạm sẽ là: P = P1 + P2 = 2080,8+ 10288,59 = 12369,39[W]

2.1.7.2. Vấn đề thông gió.

Mục đích của việc thông gió là để bảo đảm tốt điều kiện làm việc của nhân viên trong xưởng, thay đổi không khí và đưa ra ngoài các chất độc hại, bụi bẩn do máy móc sinh ra. Yêu cầu của việc thông gió là phải đẩy hoàn toàn hoặc pha loãng các độc tố có hại đến sức khỏe con người, tới nồng độ cho phép, đảm bảo tốt điều kiện môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, không khí) giữ được các thành phần không khí trong phòng gần giống như không khí bên ngoài.

2.1.7.2.1. Tính toán thông gió cho nhà chính.

a - Xác định lượng nhiệt thừa:

Nhiệt độ người thải ra phụ thuộc vào trạng thái làm việc, tầm vóc lứa tuổi, điều kiện khí hậu của môi trường làm việc theo tài liệu [2] ta có bảng 2.10

Theo bảng 2.10 ta chọn nhiệt độ tc = 250C. Đối với một người làm việc sẽ tạo ra một nhiệt lượng là q = 170 [kcal/h-người];

Trong phòng bảo dưỡng sửa chữa có 14 người làm việc, vậy nhiệt lượng tỏa ra của người được xác định theo công thức

Qng = n . q  [kcal/h];                               (2-13)

* Nhiệt do động cơ tỏa ra khi làm việc:

Theo tài liệu [4] ta có công thức như sau:

Qdc = 0,04 . gc . C . Nett . n [kcal/h]                                   (2-14)

Trong đó:

Qdc - Nhiệt động cơ tỏa ra khi nổ máy [kcal/h]

gc - Suất tiêu hao nhiên liệu của động cơ [kg/ml-h]

C - Suất tỏa nhiệt của nhiên liệu [kcal/ml-h]; theo tài liệu [4] có:C = 10500 [kcal/ml-h];

Nett - Công suất tính toán của động cơ [mã lực];

n - Số động cơ vào bảo dưỡng - sửa chữa; n = 6 xe

Ta thay các giá trị vào công thức (3-21) ta sẽ được nhiệt tỏa ra khi động cơ nổ máy ở phòng bảo dưỡng sẽ là:

Qdc = 0,04 . 0,23 . 10500 . 60 . 6 = 34776  [kcal/h];

* Nhiệt do các thiết bị chiếu sáng tỏa ra:

Theo tài liệu [4] ta có công thức chuẩn

Qcs = 860 . q . F [kcal/h]              (2-16)

Vậy nhiệt tỏa ra trong phòng bảo dưỡng sẽ là:

Q= Qng + Qđc + QM + Qcs  [kcal/h]          (2-18) 

=> Q= 2380 + 34776 + 4204 + 10836 = 52196 [kcal/h]

b - Xác định lượng ẩm thừa:

Lượng ẩm thừa trong phòng gồm có các nguồn sau:

- Tỏa ẩm của con người

- Bay hơi từ các nguồn nước và bề mặt có nước.

- Bay hơi từ các chất lỏng khác.

- Tỏa ẩm từ đất đá và kết cấu bao quanh phòng.

* Tỏa ẩm của con người trong sinh hoạt và làm việc [g/h]; lượng tỏa ẩm của người theo tài liệu [4] ta có công thức tính:

Wng = n . g [g/h]                          (2-19)

Trong đó:

n - Số người làm việc trong phòng [người]; theo tính toán ở phần (2.1.3) ta có số người làm việc trong phòng bảo dưỡng là n = 14 [người];

g - Lượng tỏa ẩm của một người trong một giờ [g/h-người]; theo bảng   (2-10), ta có g = 180 [g/h-người]; ở nhiệt độ 250C do một người tỏa ra.

Vậy ta thay các giá trị vào công thức (2-26) ta có: Wng = 14 . 180 = 2520 [g/h] = 2,52 [kg/h]

Do đó ta có tổng lượng ẩm ở trong phòng bảo dưỡng sẽ là:

W= Wng + Wn  [kg/h]                        (2-21)

=> W= 2,52 + 28,20 = 30,72 [kg/h]

c - Xác định lượng khí độc CO2  và CO

Trong quá trình hoạt động của con người luôn luôn thải ra các loại khí và hơi độc (khí CO2 do quá trình hô hấp, các loại khí khác do quá trình sản xuất sinh ra) lượng này tăng dần đến một giới hạn nào đó sẽ gây nguy hiểm đối với  con người. Để giảm bớt lượng hơi và khí độc này một trong các giả pháp hay được giải quyết là thông gió cho công trình.

* Quá trình hô hấp của người

Lượng CO2 do người thải ra tùy theo tầm vóc, lứa tuổi và trạng thái hoạt động.

- Trạng thái nghỉ ngơi, yên tĩnh             20 lít/h-người;

- Lao động chân tay nhẹ nhàng             30 lít/h-người;

- Lao động chân tay bình thường          50 lít/h-người;

- Nằm yên tĩnh                                     10 lít/h-người;

e - Lượng không khí cần thiết để thải CO2:

Theo tài liệu [4] ta có nồng độ cho phép khí CO2 1%, vậy lượng không khí cần thiết để thải CO2 ra ngoài là:

 LCO= VCO2 . 100

LCO= 216,7 . 100 = 21670 [m3/h]   

f - Lưu lượng không khí cần thiết để thải CO

Do vậy để thông gió cho phòng bảo dưỡng ta chọn lưu lượng để thải khí độc sẽ là:  L= LCO = 35294,1 [m3/h]

2.1.8. Tính toán nhu cầu cung cấp điện cho trạm

Theo tài liệu [4] ta có công thức tính năng lượng tiêu thụ cho thiết bị trong thời gian 1 tháng như sau:

Wt = 0,75 . PC . Tt . KC  [kwh/tháng]                      (2-27)

Trong đó:

Wt - Năng lượng tiêu thụ cho thiết bị [kwh/tháng];

Tt - Thời gian làm việc của máy ta coi thời gian đó bằng thời gian làm việc của công nhân Tt = 90 [h/tháng];

KC - Hiệu suất sử dụng tính đến sự làm việc non tải và làm việc không đồng bộ của thiết bị; KC = 0,2

PC - Công suất động cơ điện được xác định như bảng 2.12

Vậy ta có: PC = 59,5 kw/h

Do đó năng lượng tiêu thụ cho thiết bị trong trạm sẽ là: Wt = 0,75 . 59,5 . 90 . 0,2 = 803,25 [kw-h/tháng]

2.2 Quy hoạch mặt bằng trạm bảo dưỡng,sửa chữa

2.2.1 Các nguyên tắc cơ bản khi bố trí mặt bằng của trạm

Cầu được xây dựng trên cơ sở tổ chức hợp lý nhất về quá trình bảo dưỡng, sửa chữa sử dụng tốt nhất diện tích khu vực và không cản trở đến công việc khác.

Bố trí các bộ phận chính phải phù hợp với trình tự chung về bảo dưỡng kỹ thuật ô tô.

Bố trí các bộ phận phụ phải phù hợp về mặt công nghệ đối với các bộ phận chính.

Bố trí các bộ phận của trung tâm và đường đi lại trong gara phải phù hợp với luật giao thông đường bộ và đặc điểm kết cấu của xe.

2.2.2 Quá trình công nghệ  và quy hoạch mặt bằng của trạm

a- Quá trình công nghệ

*  Xác định phương pháp bảo dưỡng – sửa chữa xe.

Tại trung tâm phương pháp bảo dưỡng cơ bản là phương pháp bảo dưỡng cầu vạn năng.

Bản chất của phương pháp cầu vạn năng là: mọi công việc thuộc một

dạng bảo dưỡng – sửa chữa nào đó được thực hiện trên một cầu và do một nhóm kỹ thuật viên với những chuyên môn khác nhau đảm nhiệm

*  Tổ chức quá trình công nghệ:

Căn cứ vào số lượng và trình độ của kỹ thuật viên, và khả năng làm việc của các trang thiết bị trong trung tâm, phải xây dựng một quy trình công nghệ bảo đảm việc bảo dưỡng - sửa chữa theo một đường dây công nghệ hợp lý, thời gian xe dừng lại trong trung tâm là ngắn nhất, bảo đảm được chất lượng bảo dưỡng - sửa chữa.

Sau khi sửa chữa hoặc thay thế xong tiến hành điều chỉnh, chạy thử và

đánh giá tình trạng kỹ thuật. Nếu chưa đạt yêu cầu thì sửa chữa đến khi đạt chất lượng yêu cầu làm thủ tục giao xe về nhà xe.Đường dây công nghệ sửa chữa theo sơ đồ hình 2.5

Trong khi bảo dưỡng kỹ thuật nếu có hư hỏng thì phải tiến hành sửa chữa với quá trình công nghệ đã nêu trên và được tiến hành cùng với nội dung bảo dưỡng.

b- Bố trí mặt bằng của trạm bảo dưỡng - sửa chữa

Xuất phát từ việc tính toán diện tích các khu vực, phòng của trung tâm,

căn cứ vào yêu cầu cũng như nguyên tắc cơ bản đã trình bày ở phần trên, ta bố trí mặt bằng trạm bảo dưỡng - sửa chữa như hình 2.4.

Chương 3

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MỘT TRANG THIẾT BỊ TRONG TRẠM

3.1. Một số quy định trong trạm

3.1.1. Quy định chung khi làm việc với trang thiết bị

Đối với các trang thiết bị cần phải thực hiện đúng các quy định sau:

- Khi thiết bị đang làm việc không được tra dầu mỡ, lau chùi hoặc sửa chữa chúng;

- Khi làm việc phải mang mặc đầy đủ quần áo, trang bị bảo hộ lao động theo yêu cầu của từng loại công việc, đầu tóc, quần áo phải gọn gang;

- Không được phép vận hành thiết bị khi chưa nắm được quy trình sử dụng;

3.1.2. Quy định đối với các thiết bị dùng khí nén

- Không được cho các thiết bị làm việc khi các van an toàn bị hỏng. Chỉ được sửa chữa, điều chỉnh khi trong bình khí nén không có khí nén;

- Trước khi làm việc phải xem xét các thiết bị nén khí và kiểm tra sự cố định của các cụm và chi tiết, kiểm tra vòng kẹp trên các van an toàn và đồng hồ đo áp suất;

- Kiểm tra, bổ sung dầu vào các te máy nén theo vạch đầu tiên của thước đo dầu;

3.1.3. Quy định về phòng cháy

* Để bảo đảm an toàn về phòng cháy trong gara mọi người phải thực hiện các quy định sau:

+ Không hút thuốc lá và đốt lửa ở nơi đã có quy định cấm;

+ Không để gần xe các vật dễ cháy, đặc biệt là các thùng chứa xăng, dầu,

mỡ và các loại vật liệu dễ cháy. Không để nhiên liệu ngoài khu vực quy định;

+ Chỉ được hàn ở những nơi đã được quy định;

* Khi xảy ra mất an toàn trong quá trình làm việc thì nguyên tắc xử lý chung là:

+ Phải giữ nguyên hiện trường, lập biên bản, tìm nguyên nhân. Trong trường hợp cần thiết phải cấp cứu người có nguy cơ bị tử vong, phương tiện có nguy cơ bị phá hủy, phải nhanh chóng cứu chữa, sau đó báo cáo lên cấp trên có trách nhiệm đến điều tra, xác minh, giải quyết hậu quả;

+ Xử lý tai nạn chảy máu: Phải nhanh chóng ga-rô, băng cầm máu, sau đó xử lý theo nghiệp vụ chuyên môn;

3.2. Hướng dẫn khai thác một thiết bị trong trạm

3.2.1. Cầu nâng 2 trụ ROTARY LIFT SPOA10

3.2.1.1. Giới thiệu chung về cầu nâng ROTARY SPOA10

Cầu nâng  ROTARY SPOA10 có xuất xứ từ Mỹ, là loại cầu nâng 2 trụ được dùng phổ biến hiện nay tại các trung tâm dịch vụ, gara bảo dưỡng – sửa chữa ở nước ta do nó có các tính năng nổi bật như:

+ Điều chỉnh chiều cao và chiều rộng theo 3 nấc;

+ Tùy chọn càng nâng 2 hoặc 3 đốt;

+ Thân trụ xoay góc nghiêng 30 độ cho phép đạt được góc mở cửa tối đa, dễ dàng ra vào xe;

3.2.1.2. Nguyên lý hoạt động cầu nâng 2 trụ ROTARY SPOA10

* Cấu tạo cầu nâng:

+ Tay nâng;

+ Xy lanh thủy lực;

+ Cáp nâng;

+ Hộp điều khiển;

+ Bình dầu thủy lực;

+ Mô tơ điện;

* Nguyên lý hoạt động:

+ Khi nâng cầu: Ấn nút điều khiển nâng cầu ở hộp điều khiển, sẽ làm quay mô tơ điện, làm mở van một chiều, dòng dầu thủy lực sẽ chảy xuống xy lanh làm cho xy lanh nâng lên đồng thời dây cáp cuốn lên kéo theo tay nâng đi lên. Khi đã đến vị trí cần thiết thì dừng ấn nút điều khiển, khi đó van một chiều đóng lại, khóa chốt an toàn hoạt động.

3.2.1.3. Hướng dẫn khai thác sử dụng cầu nâng 2 trụ ROTARY SPOA10

a- Các thao tác khi nâng hạ cầu

* Khi nâng cầu

Bước 1: Di chuyển xe vào vị trí giữa 2 trụ cầu;

Bước 2: Đặt tay cầu vào vị trí nâng;

Bước 3: Nâng tay cầu lên chiều cao đủ chạm vào xe, kiểm tra lại bằng mắt vị trí tay cầu và khả năng tải của cầu;

Bước 4: Từ từ nâng cầu lên khỏi mặt đất để đạt độ thăng bằng tải;

Bước 5: Bỏ tay ra khỏi nút nâng cầu khi cầu đến độ cao mong muốn.

* Định kỳ hàng tháng:

+ Kiểm tra và xiết lại các vít cố định vào nền bê tông;

+ Bôi mỡ bôi trơn lên cáp;

+ Kiểm tra toàn bộ chỗ kết nối, bu lông và đinh tán và bảo đảm còn nguyên hiện trạng ban đầu (đủ số lượng, không bị hư hỏng hoặc han gỉ);

* Định kỳ 6 tháng:

+ Kiểm tra tình trạng mài mòn của tất cả các bộ phận hoạt động;

+ Kiểm tra chất lượng mỡ bôi trơn trên cáp, nếu không đảm bảo về chất lượng hoặc số lượng nên thay thế hoặc bổ sung ngay;

+ Kiểm tra điều chỉnh sức căng của cáp;

3.2.1.4. Những hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục

Những hư hỏng thường gặp ở cầu nâng 2 trụ ROTARY SPOA10 và biện pháp khắc phục được chỉ ra ở bảng 3.2.

KẾT LUẬN

   “Thiết kế trạm bảo dưỡng – sửa chữa” là một đòi hỏi mà thực tế đặt ra nhằm hoàn thiện hệ thống trung tâm dịch vụ với mục tiêu nâng cao chất lượng các dịch vụ sau bán hang và tạo niềm tin đối với khách hàng.Đồ án tốt nghiệp này sẽ góp phần nhỏ vào việc giải quyết nhiệm vụ đó.

   Về lý thuyết đồ án đã nêu lên cơ sở khoa học của việc thiết kế trạm bảo dưỡng – sửa chữa, dựa trên tình hình thực tế của thị trường, các yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa của khu vực, và các yêu cầu đối với việc thiết kế trạm.

   Trong phần tính toán, đồ án đã đi sâu vào các nội dung tính toán công nghệ đối với trạm bảo dưỡng – sửa chữa, đảm bảo cho trạm không thiếu hoặc thừa công suất, có các trang bị phù hợp và đáp ứng được các yêu cầu đối với bảo dưỡng – sửa chữa.

   Đồ án cũng đưa ra sơ đồ tổ chức quá trình công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa xe hợp lý và đề xuất các biện pháp thiết thực nhằm bảo đảm an toàn lao động trong trạm.

   Qua thời gian gần 3 tháng nghiên cứu tỉ mỉ tài liệu, kết hợp với khảo sát thực tế tại các trung tâm ở Hà Nội như toyota Thăng Long, Thanh Xuân Ford…, với sự chủ động, nỗ lực cố gắng của bản thân cộng với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy:TS……………., cùng các thầy giáo trong Bộ môn Ô tô quân sự, Khoa Động lực, các anh tại trung tâm dịch vụ toyota Thăng Long, đến nay đồ án tốt nghiệp của em đã hoàn thành với đầy đủ nội dung được giao và theo đúng thời gian quy định.

   Tuy nhiên, do khuôn khổ thời gian của đồ án có hạn nên em không thể đề cập hết mọi vấn đề có liên quan đến việc thiết kế mới hoàn toàn một trạm bảo dưỡng – sửa chữa. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy và bạn bè để bản đồ án của em được hoàn thiện hơn.

   Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Quốc Điệt, Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Ngọc Ban, Khai thác xe quân sự, Tập 1 và tập 2, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Năm 2003.

2. Nguyễn Quốc Điệt, Nguyễn Hoàng Nam, Hướng dẫn làm đồ án môn học và đồ án tốt nghiệp của phần khai thác xe quân sự - Học viện Kỹ thuật Quân sự, Năm 1995.

3. Trịnh Minh Quang, Thông hơi công trình quân sự, Tập 1 - Học viện Kỹ thuật Quân sự, Năm 1977.

4. Nguyên lý Thiết kế nhà công nghiệp,  Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, năm 2003.

5. Nguyễn Đắc Tuyên, Nguyễn Hoàng Thế, Sử dụng bảo dưỡng - sửa chữa ô tô, Tập 1 và tập 2, Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Năm 1989.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"