ĐỒ ÁN THIẾT KẾ TRUNG TÂM BÁN VÀ SỬA CHỮA BẢO DƯỠNG XE Ô TÔ DU LỊCH

Mã đồ án OTTN003024004
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 310MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ hình chiếu đứng và chiếu bằng trung tâm, bản vẽ mặt bằng các khu, bản vẽ cơ cấu tổ chức trung tâm, bản vẽ mặt bằng tầng 1 và tầng 2, bản vẽ các phương án bố trí đường dây bảo dưỡng sửa chữa, bản vẽ quy trình bảo dưỡng sửa chữa); file word (Bản thuyết minh, bìa đồ án…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... THIẾT KẾ TRUNG TÂM BÁN VÀ SỬA CHỮA BẢO DƯỠNG XE Ô TÔ DU LỊCH.

Giá: 950,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC.................................................................................................1

LỜINÓI ĐẦU........................................................................................... 2

CHƯƠNG 1. LUẬN CHỨNG KINH TẾ………………………………3

1.1. Sự cần thiết phải xây dựng trung tâm bán và sửa chữa bảo dưỡng xe du lịch.......3

1.2. Lựa chọn điểm xây dung trung tâm…………………...…………..3

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ XÂY DỰNG TRUNG TÂM ……………....4

2.1. Cơ  sở thiết kế......................................................................................4

2.1.1. Chức năng của trung tâm...................................................................4

a. Chức năng bán hàng  .............................................................................4

b. Chức năng sửa chữa bảo dưỡng.............................................................7

2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới trung tâm................................................26

2.3. Thiết kế kỹ thuật..................................................................................27

2.3.1. Thiết kế khu vực bán hàng và văn phòng........................................27

a. Cách bố trí và diện tích  khu vực văn phòng và bán hàng....................28

b. Trang thiết bị phục vụ cho khu vực bán hàng và văn phòng.................30

2.3.2. Thiết kế khu vực sửa chữa bảo dưỡng.............................................31

a. Những yếu tố ảnh hưỏng đến việc bố trí mặt bằng khu vực sửa chữa...31

b. Bố trí sơ bộ khu vực sửa chữa.............................................................32

c. Thiết kế  các khu vực chính...............................................................34

1. Khu vực chẩn đoán kiểm tra..............................................................34

2. Khu vực sửa chữa chung....................................................................35

3. Khu vực sửa chữa khung vỏ................................................................41

4. Khu vực sơn.........................................................................................42

2.3.3. Thiết kế khu vực phục vụ...............................................................45

2.3.4. tổng hợp thiết kế kỹ thuật................................................................52

d. Mặt bằng toàn bộ trung tâm.................................................................52

b. Các cơ cấu kiến trúc của trung tâm.....................................................53

c. Trang thiết bị cho toàn bộ khu vực sửa chữa.......................................60

d. Giới thiệu một số thiết bị chính được sử dụng trong phân xưởng sửa chữa.......63

2.4. Thiết kế mô hình quản lý của trung tâm.............................................67

2.4.1. Sơ đồ tổ chức...................................................................................67

2.4.2. Số lượng nhân viên..........................................................................71

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN THIẾT KẾ TRUNG TÂM…75

3.1. Vốn đầu tư……………………………………………...……….…75

3.2. Phân tích tính kinh tế……………………………………………..78

Kết luận............................................................................................80

Tài liệu tham khảo…………………………………………………….81

LUẬN CHỨNG KINH TẾ KỸ THUẬT

1.1. Sự cần thiết của việc thiết kế trung tâm bán và sửa chữa xe du lịch

Đất nước càng ngày càng phát triển, đời sống của người dân càng ngày càng đầy đủ hơn, nhu cầu về vật chất  cũng  tăng lên. Nhu cầu sử dụng ôtô cũng theo đó tăng lên. Ngành công nghiệp ôtô trên thế giới nói chung và ngành công nghiệp ô tô ở Việt nam nói riêng phát triển rất mạnh theo xu hướng hiện đại hoá ngày càng cao. Theo dự đoán của thời báo Kinh kế Việt nam lượng xe ôtô đến năm 2005 sẽ có thể khoảng 450.000 xe. 

1.2. Chọn địa điểm xây dựng trung tâm

Việc chọn địa điểm để xây dựng xưởng có tầm quan trọng rất lớn đến sự phát triển, vì vậy trước khi đi đến quyết định chọn địa điểm nào cho phù hợp cần quan tâm đến những vấn đề sau:

a. Các điều kiện tự nhiên.

Các điều kiện tự nhiên bao gồm địa hình ,địa chất ,thuỷ văn, khí tượng, tài nguyên, môi trường sinh thái. Những điều kiện này phải thoả mãn yêu cầu xây dựng công trình bền vững, ổn định, đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động bình thường quanh năm trong suốt thời gian đầu tư và không ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái.

c. Các nhân tố kinh tế.  

- Gần thị trường tiêu thụ: đây là nhân tố rất quan trọng đối với các doanh nghiệp dịch vụ.

- Gần nguồn nhân công : có thể giúp cho doanh nghiệp có thể thuê được lao động giá rẻ, có trình độ, làm việc chuyên nghiệp.

CHƯƠNG 2

THIẾT KẾ XÂY DỰNG TRUNG TÂM BÁN VÀ SỬA CHỮA BẢO DƯỠNG XE DU LỊCH

2.1. Cơ  sở thiết kế.

2.1.1. Chức năng của trung tâm.

Trung tâm có hai  chức năng chủ yếu là :

a. Chức năng bán hàng  :

- Chủng loại xe và số lượng xe được bán: trung tâm làm đại lý cho hãng xe Ford. Để có thể dự báo được số lượng xe bán được trong từng năm khi trung tâm đi vào hoạt động chúng ta phải căn cứ vào số lượng xe bán ra các năm trước, giá bán các loại xe, chất lượng của xe, uy tín thương hiệu, chất lượng phục vụ, thu nhập bình quân đầu người, đánh giá đối thủ cạnh tranh trực tiếp và cạnh tranh tiềm tàng.

- Qui trình bán xe như sau:

* Chào đón khách hàng: Khi chào đón khách hàng cần chú ý đến những điểm sau:

+ Thật kịp thời, đừng để cho khách hàng có cảm giác không được quan tâm.

+ Mỉm cưòi và làm cho họ có cảm giác được chào đón và mong muốn có mặt.

* Lựa chọn xe:

+ Giới thiệu những đặc tính và những lợi ích có thể gắn với những mong muốn và nhu cầu của khách hàng.

+ Khuyến khích khách hàng chia sẻ những suy nghĩ của họ về hãng.

+ Sử dụng những tài liệu tại đại lý để gải thích kỹ hơn về sản phẩm.

+ Tìm kiếm thông tin phẩn hồi từ khách hàng.

* Thảo luận về giá cả:

+ Đây là bước rất quan trọng trong việc bán xe.

+ Xác nhận và đồng ý về chiếc xe và những tuỳ chọn mà khách hàng của bạn mong muốn.

+ Giới thiệu những chi phí thực tế dựa tên giá trị của chiếc xe và những đặc tính mà khách hàng đã lựa chọn.

b. Chức năng sửa chữa bảo dưỡng:

Ngoài việc sửa chữa các loại xe Ford, trung tâm có thể bảo dưỡng sửa chữa tất cả các loại xe du lịch (các loại xe dưới 12 chỗ ngồi) của tất cả các hãng xe hoạt động trên thị trường.

* Công suất xưởng:

Việc quyết định công suất xưởng phụ thuộc vào số lượng xe dự báo vào sửa chữa.

Qua khảo sát một số trung tâm em xin đưa ra công suất của trung tâm sẽ xây dựng như sau: 250 lượt xe/tháng. Với  công suất như vậy thì  số lượng chuồng phù hợp trong xưởng là: 10 chuồng.

Số chuồng sửa chữa thân vỏ  = tổng số chuồng x tỷ lệ sửa chữa thân vỏ = 10 x 2/6= 3,3 (chuồng)             

Số chuồng sơn  = tổng số chuồng x tỷ lệ sơn = 10 x 1/6=1,6 (chuồng)

Qua tính toán, ta có bảng tổng kết như bảng 2.1.

Diễn giải lưu đồ quy trình sửa chữa ôtô:

- Nhân viên tư vấn dịch vụ (tvdv) tiếp nhận yêu cầu sửa chữa của khách hàng, thu thập thông tin cần thiết các yêu cầu về bảo dưỡng và các dấu hiệu hỏng hóc, làm công tác tư vấn kỹ thuật đối với khách hàng sau đó trình phụ trách xưởng lấy ý kiến chỉ đạo đưa về các tổ sửa chữa làm công tác kiểm tra kỹ thuật cụ thể.

- Tổ truởng sửa chữa chịu trách nhiệm kiểm tra  kỹ thuật, xác định tình trạng, cùng với nhân viên tư vấn dịch vụ và khách hàng lập biên bản kiểm tra kỹ thuật và lên phườn án bảo dưỡng và sửa chữa.Trên cơ sở phương án sửa chữa được đưa ra, nhân viên trợ lý nghiệp vụ sẽ xây dựng báo giá khái toán về chi phí sửa chữa.

2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới trung tâm

Trung tâm nằm trên đường Hà Đông giáp với ngã Ba La là điểm đầu mối giao thông của hai tỉnh Hoà Bình, Hà Tây với thành phố Hà nội.Khu vực này có những đặc điểm nổi bật sau:

- Nằm trên tuyến đường chính của thị xã Hà Đông với số dân số đông, lượng xe lưu thông rất lớn,việc đi lại cũng khá dễ dàng.

- Từ nơi này có thể toả đi các tỉnh lân cận rất nhanh bởi vì đây là đầu mối giao thông của các tỉnh Hà Tây, Hoà Bình và thành phố Hà nội.

2.2. Thiết kế kỹ thuật

2.2.1. Thiết kế khu vực bán hàng

Khu vực này bao gồm nơi để trưng bầy xe, các phòng ban như phòng tiếp khách đến mua xe, phòng bán hàng, phòng giám đốc,  phòng kế toán phòng họp. Vì vậy khi thiết kế khu vực này cần quan tâm đến những yếu tố sau:

- Đối với phòng trưng bày của  trung tâm:  Đây là khu vực quan trọng nhất nó chính là bộ mặt của công ty vì vậy khi thiết kế nên quan tâm đến những đặc điểm sau đây:

+ Đảm bảo về mặt thẩm mỹ:màu sắc, ánh sáng, hình dáng…, chính là cái đầu tiên gây ấn tượng cho khách hàng muốn xem xe và mua xe.

+ Nơi trưng bày phải  được đặt tại vị trí mặt tiền của trung tâm để cho tất cả mọi người có thể xem xe.

- Văn phòng chung:

Việc bố trí các văn phòng này cần quan tâm đến những vấn đề sau:

+ Dòng thông tin phải lưu chuyển có hiệu quả nhất như: đàm thoại, trao đổi trực tiếp giữa từng cá nhân, bằng telephone, hay qua email, bằng giấy tờ ,thư tín, tài liệu…

+ Tính chất công việc.

+ Không gian làm việc phù hợp cho những công việc cụ thể.

2.2.2. Thiết kế khu vực sửa chữa bảo dưỡng.

a. Những yếu tố ảnh hưỏng đến việc bố trí mặt bằng khu vực sửa chữa.

Việc bố trí mặt bằng khu vực có ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả của công việc chính vì thế việc kiểm tra khảo sát kỹ lưỡng mặt bằng phải được tiến hành trước khi quyết định.

+ Đảm bảo tiêu chuẩn về kĩ thuật: qui trình sửa chữa, kết cấu nhà xưởng..

+ Đảm bảo tính kinh tế khi xây dựng và khi đi vào sản xuất.

+ Linh hoạt tối đa: có thể di chuyển giữa các vị trí một cách nhanh nhất có thể.

+ Tận dụng được không gian: đối với những vị trí mà diện tích bị hạn chế như kho vật tư và phụ tùng thì việc cần đặc biệt quan tâm bố trí.

c. Thiết kế  cho từng khu vực.

1. Khu vực chẩn đoán kiểm tra.

Diện tích: 24m2 (L x W: 4m x 6m ).

Đây cũng là nơi có tầm ảnh hưởng khá lớn đến uy tín của công ty, bởi vì những gì mà khách hàng được chứng kiến ở đây sẽ giúp cho họ có cái nhìn đầu tiên về cách làm việc của  công ty .

3. Khu vực sửa chữa khung vỏ.

Diện tích : 120m2 (12 x 10). Số lượng chuồng: 3 chuồng.

Công việc chính là phục hồi vỏ xe bị hư hỏng do tai nạn. Với đặc điểm là gây ra tiếng ồn ,bụi .. Thường thì khu vực này được đặt tách biệt so với các khu vực khác. Có thể đặt ở một nhà riêng hoặc cách biệt bằng một bức tường chống ồn để giảm thiểu những ảnh hưởng của nó đến các khu vực khác. Công việc chủ yếu là gò và hàn vì vậy cũng cần quan tâm đến việc đảm bảo an toàn khi sản xuất . 

4. Khu vực sơn xe

Số lượng chuồng: 2 chuồng.

Công việc chính : sơn xe.

Với nhiệm vụ là làm đẹp lại chiếc xe sau khi bị hư hỏng do va chạm. Chính  vì vậy phòng sơn thường được đặt gần với khu vực sửa chữa body. Công việc sơn xe thường mất khá nhiều thời gian. Nó bao gồm những công việc như sau: làm sạch khu vực cần sơn, bả matit, mài phẳng làm sạch  trước khi đem sơn.

Sau khi nghiên cứu và tham khảo một số hãng tôi có đưa ra diện tích khu vực sơn như sau :

- Buồng đánh giáy giáp, bả matit, làm sạch trước khi đem sơn:                  

W x L: 3,5m x6,5m

- Buồng sơn:   W x L x H: 4,5m x 7m x3,8m

7. Phòng chờ của khách hàng

Đây là nơi mà khách hàng nghỉ ngơi trong khi chờ xe sửa chữa, vì vậy để tạo sự thoải mái cho khách thì phòng cần đáp ứng những yêu cầu sau:

- Trang bị tivi, báo chí, nước uống, thuốc..

- Ghế bàn cần tạo sự thoải mái cho khách.

2.2.3. Thiết kế khu vực phục vụ

* Hệ thống thông gió:

Nó có tác dụng là tạo ra bầu không khí tốt nhất cho nơi làm việc, giảm thiểu độc hại có thể làm ảnh hưỏng đến sưc khoẻ người công nhân. 

Chúng ta có thể sử dụng 3 phương pháp để thông gió:

- Dùng máy hút khí có khí độc ra ngoài để không khí sạch tràn vào.

- Thổi khí sạch vào xưởng đẩy khí độc ra.

- Dùng hỗn hợp cả hai loại trên.

* Hệ thống thoát nước:

Chúng ta cần có hệ thống thoát nước chung cho toàn bộ trung tâm và hệ thống thoát nước riêng cho từng khu vực trong trung tâm.

Việc thiết kế hệ thống thoát nước chung của công ty sẽ phụ thuộc vào hệ thống thoát nước của địa phương nơi công ty đặt địa điểm. Còn đối với phân xưởng sửa chữa do nhà xưởng thường xuyên bị nhiễm bẩn do dầu mỡ ,nước thải từ xe  nên cần có hệ thông thoát nước khá đặc biệt. Hệ thống này sẽ có bộ phận phân tách nước và dầu. 

* Phòng chống cháy nổ :

Đây cũng là một vấn đề hết sức quan trọng và cần quan tâm đúng mức khi thiết kế trung tâm. Bất kỳ một cơ sở kinh doanh nào cũng cần quan tâm đến việc phòng chống cháy nổ. Tiêu chuẩn phòng chống cháy nổ sẽ  phụ thuộc và qui định của nhà nước. Những thiết bị phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy như: bao cát, bình CO2, các vòi nước chờ …

* Hệ thống chiếu sáng:

Chủ yếu ánh sáng tự nhiên vào qua các cửa sổ. Tuy nhiên hệ thống chiếu sáng nhân tạo cũng không thể thiếu được trong quá trình hoạt động của trung tâm. Ánh sáng nhân tạo ở đây thường sử dụng là chiếu sáng bằng đèn nêông hoặc bóng cao áp.  

2.2.4. Tổng hợp thiết kế kỹ thuật

a. Các cơ cấu kiến trúc của trung tâm.

* Khung - Mái.

Mái có một vai trò hết sức quan trọng chúng góp phần quyết định độ bền vững của toà nhà, hình thành đặc điểm không gian bên trong và bộ mặt bên ngoài của trung tâm.

Mái có nhiều loại: mái kết cấu phẳng và mái kết cấu không gian. Hiện nay thì dạng mái kết cấu phẳng được sử dụng nhiều.

* Tường nhà:

Tường được chia ra làm hai loại đoạn chân tường và đoạn trên. Loại chân tường thưòng làm bằng vật liệu cứng để có thể chịu đựợc lực, chống hư hổng do xe va quyệt vào. Chiều cao đoạn chân tưòng 1,3m1,5m phía trên sàn và cao hơn các thiết bị cân bằng lốp.

Vật liệu để làm tường : gạch, đá, xi măng, bê tông, cát..

Với tường bao ngoài chiều dầy từ 250mm500mm.

Với tường ngăn : <250mm.

* Nền, sàn nhà:

Kết cấu và cấu tạo sàn, nền nhà thường ảnh hưởng lớn đến giá thành công trình, chất lượng toà nhà, năng suất lao động và chất lượng của sản phẩm

Nền ximăng cát hoặc bêtông được sử dụng trong các xưởng có độ ẩm cao, tác động của dầu mỡ, kiềm…

Nền xi măng cát có lớp áo bằng vữa ximăng cát dày15-20 mm. Lớp đệm bằng bêtông đá dăm dày50-100mm.

b. Giới thiệu một số thiết bị chính được sử dụng trong phân xưởng sửa chữa:

* Các loại kích nâng: Như các hình dưới.

* Thiết bị sửa chữa body:           

Thiết bị định vị và kẹp chặt

* Thiết bị kiểm tra hệ thống điều hoà:

Máy kiểm tra hệ thống điều hoà và hút nạp ga.

c. Sơ đồ bố trí toàn bộ trung tâm:

Bao gồm ba bản vẽ

- Bản vẽ mặt bằng tầng 1.

- Bản vẽ mặt bằng tầng 2.

- Bản vẽ hình chiếu đứng và bằng

2.4. Thiết kế mô hình quản lý của trung tâm.

2.4.1. Sơ đồ tổ chức.

a. Mô hình quản lý thứ nhất:

Mô hình quản lý thứ nhất: như hình dưới.

Mô hình quản lý này khá đơn giản  việc quản lý sẽ được thống nhất mỗi cấp dưới chỉ phụ thuộc một cấp trên duy nhất vì vậy trách nhiệm cao, rõ ràng.Tuy  nhiên nó chỉ áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ, ít phức tạp như một gara sửa chữa xe nhỏ.

c. Mô hình quản lý thứ ba:

Mô hình quản lý thứ nhất: như hình dưới.

Với mô hình này thì giám đốc sẽ giảm bớt áp lực, công việc sẽ được giao cho hai phó giám đốc, mỗi nguời phụ trách một công việc riêng vì vậy công việc quản lý sẽ được chia nhỏ ra, sẽ dễ dàng cho việc quản. Các doanh nghiệp ở Việt nam hiện nay thường quản lý theo mô hình này.

 - Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:

=> Chức năng và nhiệm vụ của giám đốc

+ Điều hành hoạt động của trung tâm thông qua văn bản đưa xuống các bộ phận.

+ Thông qua báo cáo của các phòng ban đưa ra chương trình hoạt động cho từng năm.

=> Phòng hành chính và tài vụ

+  Kiểm soát việc thu chi của công ty.

+  Báo cáo giám đốc tình hình tài chính  của trung tâm theo định kỳ.

=> Chức năng và nhiệm vụ của phòng kĩ thuật

Bao gồm một trưởng phòng và ba cố vấn kĩ thuật: trưởng phòng kĩ thuật sẽ kiêm chức phó giám đốc phụ trách vấn đề kĩ thuật. Nhiệm vụ :

+ Chẩn đoán hư hỏng của xe đến bảo dưỡng, sửa chữa.

+ Nắm được số lượng vật tư trong kho.

+ Viết phiếu xuất và nhập vật tư cho thủ kho.

2.4.2. Số lượng nhân viên

Thông qua việc khảo sát các đại lý và các công ty sửa chữa bảo dưỡng xe ôtô du lịch ta có:

- Sửa chữa chung: 1 nguời/chuồng.

- Số công nhân sửa chữa body và sơn: 2 người/chuồng.

Với 10 chuồng ta có số lượng công nhân cho các khu vực như sau:

Số CN sửa chữa chung =  Số chuồng sửa chữa chung x1 = 5 x 1= 5(người)

Số CN sửa chữa thân vỏ , sơn = (Số chuồng thân vỏ + Số chuồng sơn) x2 = 5 x 2 =10 (người)

Sau khi tính toán và tham khảo các trung tâm khác em xin đưa ra số lượng nhân viên của trung tâm trong 5 năm như sau như bảng dưới.

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN THIẾT KẾ TRUNG TÂM

3.1. Vốn đầu tư dự kiến.

- Vốn để xây dựng  trung tâm : 450,000 $.

- Vốn để mua thiết bị và máy móc: 350,000$.

=> Tổng số vốn đầu tư ban đầu: 800,000 $

3.2. Phân tích tính kinh tế.

Phân tích tài chính là một nội dung kinh tế quan trọng trong quá trình soạn thảo dự án. Phân tích tài chính nhằm đánh giá tính khẳ thi của dự án về mặt tài chính thông qua việc:

- Xem xét nhu cầu và sự đảm bảo các nguồn lực tài chính  cho việc thực hiện có hiệu quả dự án đầu tư: xác định qui mô đầu tư, cơ cấu các loại vốn, các tài trợ cho dự án…

- Xem xét tình hình, kết quả và hiệu quả hoạt động của  dự án trên góc độ hạch toán kinh tế của đơn vị thực hiện dự án. Xem xét những chi phí sẽ phải thực hiện kể từ khi soạn thảo cho đến khi kết thúc dự án, xem xét những lợi ích mà đơn vị thực hiện dự án sẽ thu được do thực hiện dự án.

* Doanh thu:

Qua tham khảo của một số trung tâm em có xin đưa ra một số thông tin như sau:

- Số giờ sửa chữa chung / xe      : 4 giờ

- Giá một giờ sửa chữa chung là: 4$

- Số giờ sửa chữa body sơn/ xe   :24 giờ

- Giá một giờ sửa chữa body    : 6$

* Chi phí :

- Chi phí tiền lương cho công nhân viên, bộ phận quản lý.

- Chi phí cho tiền nước, tiền điện, tiền điện thoại, giao dịch..

- Bảo hiểm: bảo hiểm y tế, xã hội..

- Chi phí  khác..

* Khấu hao:  ở đây em sử dụng phương pháp khấu hao đều với thời gian khấu hao là 10 năm :80,000$/năm.

KẾT LUẬN

Thiết kế trung tâm bán và sửa chữa bảo dưỡng là một đòi hỏi mà thực tế đặt ra nhằm hoàn thiện hệ thống trung tâm dịch vụ với mục tiêu nâng cao chất lượng các dịch vụ bán và sau bán hàng tạo niềm tin đối với khách hàng của hãng Ford Việt Nam. Đồ án tốt nghiệp này sẽ góp phần nhỏ vào việc giải quyết nhiệm vụ đó.

Về lý thuyết đồ án đã nêu lên cơ sở khoa học của việc thiết kế trung tâm dịch vụ bán và sửa chữa bản dưỡng, dựa trên tình hình thực tế của thị trường, các yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến nhu cầu bán hàng và sửa chữa bảo dưỡng của khu vực, và các yêu cầu đối với việc thiết kế trung tâm dich vụ.

Trong phần tính toán, đồ án đã đi sâu vào các nội dung tính toán công nghệ đối với trung tâm bán hàng và sửa chữa bảo dưỡng, đảm bảo cho trung tâm không thiếu hoặc thừa công suất, có các trang bị phù hợp và đáp ứng được các yêu cầu đối với bán hàng cũng như sửa chữa bảo dưỡng.

Đồ án cũng đưa ra sơ đồ tổ chức quá trình công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa xe hợp lý và đề xuất các biện pháp thiết thực nhằm bảo đảm an toàn lao động trong trung tâm.

Qua thời gian hơn 2 tháng nghiên cứu tỉ mỉ tài liệu, kết hợp với khảo sát thực tế tại các trung tâm dịch vụ ủy quyền của Ford tại Hà Nội như Thăng Long Ford, Thanh Xuân Ford…, với sự chủ động, nỗ lực cố gắng của bản thân cộng với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy: TS………….., cùng các thầy giáo trong Bộ môn Ô tô. Khoa Động lực Đại học Bách khoa Hà nội, các anh tại trung tâm dịch vụ Thăng Long Ford, đến nay đồ án tốt nghiệp của em đã hoàn thành với đầy đủ nội dung được giao và theo đúng thời gian quy định.

Tuy nhiên, do khuôn khổ thời gian của đồ án có hạn nên em không thể đề cập hết mọi vấn đề có liên quan đến việc thiết kế mới hoàn toàn một trung tâm dịch vụ bán và sửa chữa bảo dưỡng. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy và bạn bè để bản đồ án của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

                                                                                    Hà nội, ngày … tháng … năm 20…

                                                                                 Sinh viên thực hiện

                                                                               …………….

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình chẩn đoán trạng thái kỹ thuật động cơ và ô tô

Tác giả: Nguyễn Khắc Trai

2. Giáo trình tính toán thiết kế ô tô máy kéo

Tác giả: Nguyễn Hữu Cẩn, Trương Minh Chấp; Dương Đình Quyến; Trần Khang; NXB Giáo Dục 1978

3. Ô tô 600 nguyên nhân hư hỏng và cách khắc phục

Tác giả: P.A RATZIKHÔV; E.IA. PAVLENCÔ; NXB Khoa Học Kỹ Thuật 1979

4. Sử dụng và sửa chữa ô tô

NXB Khoa Học Kỹ Thuật 1979

5. Nguyễn Quốc Điệt, Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Ngọc Ban.

Khai thác xe quân sự, Tập 1 và tập 2, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Năm 2003.

6. Nguyễn Quốc Điệt, Nguyễn Hoàng Nam.

 Hướng dẫn làm đồ án môn học và đồ án tốt nghiệp của phần khai thác xe quân sự - Học viện Kỹ thuật Quân sự, Năm 1995.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"