ĐỒ ÁN THIẾT KẾ XE CHỞ BIỂN BÁO GIAO THÔNG

Mã đồ án OTTN000000231
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 310MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ bố trí chung, bản vẽ các phương án chọn cữ X, bản vẽ cơ cấu năng hạ chữ X, bản vẽ kết cấu cơ cấu gá nâng lên xe, bản vẽ tách các chi tiết chế tạo, bản vẽ quy trình công nghệ hàn…); file word (Bản thuyết minh.…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... THIẾT KẾ XE CHỞ BIỂN BÁO GIAO THÔNG.

Giá: 950,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC.....1

LỜI NÓI ĐẦU.. 3

PHẦN I. CƠ CẤU NÂNG HẠ BIỂN BÁO.. 4

CHƯƠNG 1. TÍNH CHỌN VẬT LIỆU.. 4

I. Xác định góc đặt tối thiểu của thanh chữ X và lực đẩy cần thiết của trục vít 4

II. Lựa chọn vật liệu cho thanh chữ X theo điều kiện bền. 12

CHƯƠNG 2. TÍNH CHỌN KHỚP CHUYỂN ĐỘNG.. 16

I. Bu lông – đai ốc. 16

II. Ổ lăn. 16

CHƯƠNG 3. TÍNH CHỌN TRỤC VÍT – ĐAI ỐC.. 20

I. Tính thiết kế. 20

II. Tính kiểm nghiệm về độ bền. 21

Phần II : QUY TRÌNH GIA CÔNG.. 23

Chương 1. Tổng quan các phương pháp gia công sử dụng trong chế tạo sản phẩm.. 23

I. Hàn. 23

I.1.Khái niệm hàn. 23

I.2. Phân loại phương pháp hàn. 23

I.3. Hàn hồ quan tay. 24

I.4. Nguồn điện và máy hàn. 28

I.5. Que hàn. 32

I.6. Kỹ thuật Hàn: 33

II. Khoan. 41

II.1. Kỹ thuật khoan lỗ. 41

II.2. Kỹ thuật gia công ren bằng tay. 49

II.3.Những chú ý khi lựa chọn mũi khoan: 52

II.4. Những vấn đề thường gặp nhất ở mũi khoan : 53

III. Kỹ thuật cắt. 56

III.1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy cắt lưỡi đĩa. 56

III.2. Vận hành và sử dụng máy cắt lưỡi đĩa. 57

III.4. Kỹ thuật cắt phôi bằng máy cắt lưỡi đĩa. 58

III.5. An toàn sử dụng máy cắt lưỡi đĩa. 58

V. Kỹ thuật sơn. 64

V.1 - CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG - THIẾT BỊ SƠN.. 64

V.2. CÁCH THỨC VỆ SINH THIẾT BỊ. 65

V.3. CHỈ DẪN AN TOÀN.. 65

V.4. CÁC NGUYÊN TẮC ĐIỀU CHỈNH ÁP LỰC.. 66

V.5. BIỆN PHÁP KHẨN CẤP. 66

V.6.Cách sử dụng súng phun: 66

Chương II: QUY TRÌNH GIA CÔNG.. 69

I. Thiết bị và nguyên vật liệu. 69

I.1. Bảng giá vật liệu gia công. 69

I.2. Bảng ngày công. 71

II. Quy trình gia công cơ cấu nâng. 71

II.1 gia công thanh chữ X.. 71

II.2 Gia công mặt trên và dưới thanh chữ X.. 73

II.3 Quy trình lắp giáp. 74

II.4 Kiểm tra quá trình làm việc của cơ cấu nâng. 74

III. Quy trình gia công thùng xe. 77

III.1 Gia công sàn xe. 77

III.2 Khung bánh xe. 77

III.3 Khung trên của xe. 78

III.4. Làm cửa vào ốp tôn các mặt xung quanh. 79

III.5. Chân trống. 79

III.6 Lắp ráp thành xe. 79

III.7 Lắp các trang thiết bị lên xe. 80

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

LỜI NÓI ĐẦU

Khi sữa chữa các đoạn đường hỏng công việc phân làn đường của xe ở hai đầu đường tiến hành sửa chữa trong nước ta do hai người công nhân làm. Trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt, sẽ rất vất vả cho những người công nhân này. Khi họ không tham gia vào công việc phân phối giao thông sẽ dẫn đến những tình huống ách tắc giao thông, đặc biệt trong các thành phố lớn ở nước ta như Hà Nội và Hồ Chí Minh. Không chỉ có như thế trong các trường hợp biển báo giao thông cố định xảy ra sự cố hỏng hóc cũng dẫn đến ách tắc giao thông gây khó chịu và mất thời gian tham gia giao thông. Để giải quyết vấn đề trên nhóm em dưa ra giải pháp thiết kế biển báo giao thông di động, có thể vẫn chuyển và làm việc một các chủ động.

Trước những yêu cầu thực tế đó trong đồ án tốt nghiệp chuyên ngành ô tô em được nhận đề tài: Thiết kế xe chở biển báo giao thông.

Với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo : …………….. em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình. Nhưng do năng lực bản thân còn hạn chế và kinh nghiệm thiết kế còn chưa có nhiều nên đồ án không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong các thầy thông cảm và đóng góp ý kiến để em có thể làm tốt hơn trong tương lai.

Em xin chân thành cảm ơn!

                                                                                                    Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20…..

                                                                                                 Sinh viên thực hiện

                                                                                               …………….

PHẦN I. CƠ CẤU NÂNG HẠ BIỂN BÁO

CHƯƠNG 1. TÍNH CHỌN VẬT LIỆU

I.Xác định góc đặt tối thiểu của thanh chữ X và lực đẩy cần thiết của trục vít

Cơ cấu bàn nâng hạ: 

Trong đó:  Q: là trọng lượng biển báo

                  P: là phản lực theo phương x

                  Α: là góc nghiêng của thanh chữ X

Xét các lực tác dụng lên mặt bàn nâng

Thanh 1 quay quanh A khi momen này thắng được momen cản sinh ra trong khớp tại A.

Giả sử thang K quay quanh tâm A dưới tác dụng của các lực có hợp lực là P. Vòng tiếp xúc K và ổ có lực pháp tuyến N và lực ma sát F. Tổng hợp của N và F là T gây ra momen cản Mc=T.r

Thanh cân bằng nên P=T

Trong đó: R=16mm ; λ=π/2 ; fthép-thép = 0.2 => r=5.024 mm

Xét các trường hợp k=0.1 ; k=0.2 ; k=0.4 ta có đồ thị.

Hoành độ giao điểm của Ct với Cf cho giá trị góc α mà từ giá trị này trở đi bàn nâng có thể dịch chuyển được
+ k=0.1 ó Ptv=10Q thì α=12̊
+ k=0.2 ó Ptv=5Q thì α =21.7 ̊
+ k=0.4 ó Ptv=2.5Q thì α =38.9 ̊
Như vậy lực đẩy trục vít càng nhỏ thì góc bắt đầu có thể chuyển động càng lớn. Để đảm bảo chiều cao bàn nâng là hợp lý thì ta chọn Ptv=10Q

II. Lựa chọn vật liệu cho thanh chữ X theo điều kiện bền

Khi cơ cấu ở vị trí thấp nhất thì các thanh chịu uốn lớn nhất, vì vậy ta sẽ kiểm nghiệm điều kiện bền khi cơ cấu ở vị trí này. (α =12o)

Từ các phương trình đã thiết lập ở phần I, thay giá trị α =12o, P=10Q=3500 N, ta tính được giá trị các phản lực tại các khớp 

Xa=3294 N,  Ya=171 N

Xb=3294 N, Yb=179 N

Xc=0 N,  Yc=171 N

Xd=0 N,  Yd=179 N

Xf=1647 N,  Yf=8 N

Xe=4941 N,  Ye=-8 N

Xm=-1647 N,  Ym=-171 N

Xn=1647 N,  Yn=-179 N

 Ta thấy thanh chịu uốn lớn nhất là thanh 1 và 3 nên ta sẽ kiểm bền hai thanh này.

CHƯƠNG 2. TÍNH CHỌN KHỚP CHUYỂN ĐỘNG

Với phương án thiết kế, cơ cấu bàn nâng sử dụng 2 loại khớp chuyển động:

Bu lông - Đai ốc

Ổ lăn

Ta sẽ tính toán và chọn kích thước của Bu lông – đai ốc và ổ bi phù hợp với điều kiện làm việc của cơ cấu.

I.Bu lông – đai ốc

Bu lông được gia công tiện, lắp ghép không có khe hở hoặc có độ dôi không lớn. Bu lông làm việc ở trạng thái chịu cắt và chèn dập.

Chọn loại bu lông làm từ vật liệu thép CT3, có ứng suất cắt cho phép τc=100 MPa, từ đó ta tính được đường kính trong của ren bu lông: d1 8,87 mm

Tra bảng 17.7 sách Cơ sở thiết kế máy [1], ta chọn loại bu lông M12

II.Ổ lăn

Ở vị trí khớp quay, ta sử dụng ổ lăn để làm giảm ma sát, giúp chuyển động của cơ cấu dễ dàng hơn. Theo phương án thiết kế, tại khớp B và C là ổ lăn. Ta tính chọn cho khớp B là khớp chịu tải lớn hơn (Yb=179N)

Tại khớp B chủ yếu chịu lực hướng tâm, lực hướng trục không đáng kể, vì vậy ta chọn loại ổ bi đỡ 1 dãy để giá thành rẻ nhất.

Thay số ta có: q =107,4 (N)

Từ đó ta tính ra được khả năng tải động của ổ:

Cd = 223 (N) = 0,223 (kN)

Chọn ổ theo khả năng tải tĩnh 

Trong đó X0 và Y0 là hệ số tải trọng hướng tâm và hệ số tải trọng dọc trục. Tra bảng 11.6 sách Thiết kế tính toán hệ dẫn động cơ khí tập 1[2], ta có X0=0,6 ; Y0=0,5

Suy ra: Qt = 54 (N) = 0,054 (kN)

Kết luận: Như vậy, để thỏa mãn yêu cầu làm việc của cơ cấu, ta phải chọn loại ổ bi đỡ 1 dãy có khả năng tải động, khả năng tải tĩnh.

CHƯƠNG 3. TÍNH CHỌN TRỤC VÍT – ĐAI ỐC

I.Tính thiết kế

Đường kính trung bình của ren

Dựa vào bảng P2.6 sách Thiết kế tính toán hệ dẫn động cơ khí tập 1[2], ta chọn được các kích thước của trục vít như sau:

Bước ren p=2 mm

Đường kính ren trung bình d2=18,5 mm

Đường kính ren trong d1=16,5 mm

Đường kính ren ngoài d=20 mm

Chọn các thông số của vít và đai ốc

Chọn số mối ren zh=1. 

II.Tính kiểm nghiệm về độ bền

Ta có:

Tr là momen ren

Tg là momen gối tì, phụ thuộc vào hình dạng tiếp xúc giữa đầu vít và bề mặt tì.

Với các loại trục vít có bán sẵn ngoài thị trường, để đảm bảo yêu cầu làm việc, ta chọn loại trục vít có các thông số kỹ thuật sau:

Bước ren p=2 mm

Đường kính ren trung bình d2=24,5 mm

Đường kính ren trong d1=22,5 mm

Đường kính ren ngoài d=26 mm

Phần II : QUY TRÌNH GIA CÔNG

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG SỬ DỤNG TRONG CHẾ TẠO SẢN PHẨM

 

I. Hàn

I.1.Khái niệm hàn

Khái niệm

Hàn là phương pháp nối hai hay nhiều chi tiết kim loại thành một mà không thể tháo rời được bằng cách nung nóng chảy hay đẻo, sau đó không dùng áp lực để ép chi tiết hàn dính chặt lấy nhau.

Khi hàn nóng chảy, kim loại hàn bị nóng chảy, sau đó kết tinh hoàn toàn tạo thành mối hàn.

Khi hàn áp lực, kim loại hàn được nung đến trạng thái đẻo, sau đó được ép để tạo lên mối liên kết kim loại và tăng khả năng thẩm thấu, khếch tán của phần tử vật chất giữa hai mặt chi tiết cần hàn làm cho chi tiết liên kết chặt với nhau tạo thành mối hàn.

 Đăc điểm của quá trình hàn

Tiết kiệm kim loại : so với tán ri vê từ 10-20%

So với phương pháp đúc 30-50%.

Giảm thời gian và giá thành chế tạo kết cấu như : đầm,khung…v...v..

Có thể tạo được các kết cấu nhẹ nhưng khả năng chịu lực cao.

Độ bền và độ kín của mối hàn lớn.

Có thể hàn được hai kim loại có tính chất khác nhau.

I.2. Phân loại phương pháp hàn.

a.Theo trạng thái hàn.

Hàn nóng chảy.

Hàn hồ quang, hàn khí, hàn điện xỉ, hàn điển tia tử điện, hàn tia laze, hàn plasma…khi hàn nóng chảy kết hợp với kim loại bổ xung từ ngoài vào điền đầy giữa hai chi tiết hàn sau đó đông đặc tạo ra mối hàn.

Hàn áp lực.

hàn tiếp xúc, hàn nổ, hàn siêu âm, hàn khí ép, hàn cao tần, hàn khuếch tán…khi hàn bằng áp lực kim loại ở vùng mép hàn được nung nóng đến trạng thái dẻo sau đó hai chi tiết được ép lại với nhau, lực ép đủ lớn tạo ra mối hàn.

I.3. Hàn hồ quan tay

Khái niệm về hồ quang hàn

Thực chất của hồ quang hàn

Hàn hồ quang là phương pháp hàn nóng chảy dùng nhiệt của ngọn lửa hồ quang sinh ra giữa các điện cực hàn. Hồ quang hàn là dòng chuyển động của các điện tử và ion về hai điện cực, kèm theo sự phát nhiệt lớn và phát sáng mạnh. Trong các điều kiện bình thường, không khí không dẫn điện, giữa 2 điện cực củacác loại máy hàn hồ quang có điện áp không tải nhỏ thua 80 vôn, vì vậy không có sựphóng điện giữa chúng.

Như vậy hồ quang hàn là dòng chuyển dịch của các ion dương về catốt; ion âm và các điện tử về anốt. Các hạt này sẽ bắn phá lên các vết cực, cơ năng sẽ biến thành nhiệt năng để làm nóng chảy hoặc hao mòn các điện cực. Quá trình gây hồ quang khi hàn xảy ra ba giai đoạn:

a. Giai đoạn chạm mạch ngắn (a):cho hai điện cực chạm vào nhau, do diện tích tiết diện ngang của mạch điện bé và điện trở vùng tiếp xúc giữa các điện cực lớn vì vậy trong mạch xuất hiện một dòng điện cư ờng độ lớn, hai mép điện cực bị nung nóng mạnh.

b. Giai đoạn ion hoá (b):Khi nâng một điện cực lên khỏi điện cực thứ hai một khoảng từ 2 - 5 mm. Các điện tử bứt ra khỏ quỹ đạo của mình và chuyển động nhanh về phía anôt (cực dương), trên đường chuyển động chúng va chạm vào các phân tử khí trung hoà làm chúng bị ion hóa. Sự ion hoá các phân tử khí kèm theo sự phát nhiệt lớn và phát sáng mạnh.

I.4. Nguồn điện và máy hàn.

 Yêu cầu chung của nguồn điên và máy hàn

Nguồn điện hàn trong hàn hồ quang tay có thể là nguồn điện xoay chiều hoặc một chiều. Nhìn chung nguồn điện hàn và máy hàn phải đảm bảo các yêu cầu chung sau:
Điện áp không tải phải Hh< U0< 80 v.

- Đối với máy hàn xoay chiều:

U0= 55 - 80 V, Hh= 30 - 55 V.

- Đối với máy hàn một chiều:

U0= 25 - 45 V, Hh= 16 - 35 V.

Máy hàn hồ quang điện xoay chiều

Máy hàn hồ quang dùng dòng điện xoay chiều được sử dụng rộng rãi trong hàn hồ quang tay vì chúng có kết cấu đơn giản, giá thành chế tạo thấp, dễ vận hành và sửa chữa. Tuy nhiên chất lượng mối hàn không cao vì hồ quang cháy không ổn định so với hồ quang dùng dòng điện một chiều. 

Nguyên lý hoạt động

Với nền kinh tế hiện nay thì việc hổ trợ của các loại máy móc thiết bị là không thể thiếu và rất cần thiết, các ngành công nghiệp, xây dựng, và đặc biệt là ngành cơ khí chế tạo thì không thể nào thiếu được máy hàn.

điện">Máy hàn điện có rất nhiều loại  nhưng có 2 loại thường được sử dụng nhất là: MBA hàn có lõi từ di động và máy hàn có bộ tự cảm riêng.

Nguyên lý hoạt động của máy hàn:

 Chế độ không tải: khi mạch ngoài hở:

Dòng điện không tải: Ih = Ikt = 0 và Điện áp không tải: U2 = Ukt = U20.

Khi MBA hàn hoạt động: Uh = U20 - Utc.

Với: Utc = Ih.(Rtc +Xtc) hay Ih = Utc/(Rtc +Xtc)

Xtc = 2π.f.L

Hướng dẫn an toàn khi sử dụng máy hàn

a.Điện giật có thể gây nguy hiểm cho tính mạng:
Chạm trực tiếp vào thành phần dẫn điện là nguyên nhân gây ra điện giật hoặc bị bỏng nặng, các điện cực và các mạch hoạt động ngoài máy luôn luôn có điện khi nguồn ra được bật. Việc lắp đặt các thành phần, phụ kiện hoặc đấu dây tiếp đất sai cũng có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Không được chạm trực tiếp vào các thành phần của máy.
Cần mặc bảo hộ lao động, mang găng tay khô khi sử dụng máy.

Cách ly kẹp mass với các kim loại khác khi chúng không được nối với vật hàn (cắt).
    Không được nối hai súng hàn (cắt) vào một máy nếu máy đó được thiết kế để sử dụng cho một súng hàn.
b.Khói hàn có thể gây nguy hiểm:
Khi hàn (cắt) sẽ sinh ra khói và gas. Hít khói và gas này có thể gây hại cho sức khỏe.
Cần giữ đầu của bạn tránh khỏi vùng khói. Không nên hít khói sinh ra khi hàn.
Trong trường hợp sự thông thoáng thấp người hàn cần sử dụng mặt nạ phòng hơi độc.
Không nên hàn (cắt) các loại kim loại có bề mặt được mạ như mạ kẽm, chì … trừ khi chúng được tẩy sạch, khu vực hàn (cắt) phải thông thoáng và người hàn (cắt) phải sử dụng mạt nạ chống độc.

d.Hàn có thể là nguyên nhân ngây ra cháy nổ:
      Khi hàn (cắt) xỉ hàn bắn tung tóe, vật hàn (cắt) nóng hoặc các thiết bị nóng có thể gây cháy, do đó cần kiểm tra kỹ khu vực hàn (cắt) trước khi hàn.
     Di chuyển các vật dể cháy ra xa khu vực hàn (cắt), nếu không di chuyển được thì bọc chúng bằng chất chống cháy.
     Không được hàn (cắt) nếu xỉ hàn có thể gây cháy các vật liệu lân cận.
     Cần bảo vệ bạn và những vật khác, tránh xỉ hàn và kim loại nóng.
      Cần nối cáp hàn gọn gàng trong khu vực hàn (cắt) nhằm tránh bị điện giật.
f. Tiếng ồn có thể gây hại cho tai:
     Tiếng ồn trong quá trình hàn hoặc từ những phụ kiện máy hàn có thể gây hại cho tai.
     Cần mang dụng cụ bảo vệ tai tránh tiếng ồn cường độ cao.

I.5. Que hàn

Cấu tạo que hàn hồ quang tay

Que hàn là loại điện cực để hàn hồ quang tay ( hàn thép, hàn gang, hàn nhôm…). Trong quá trình hàn que hàn làm nhiệm vụ gây hồ quang và bổ sung kim loại cho mối hàn. Cấu tạo que hàn hồ quang tay có vỏ bọc gồm 2 phần chính: lõi que hàn và vỏ bọc thuốc.

I.6. Kỹ thuật Hàn:

I.6.1.Kỹ thuật gây và kết thúc hồ quang khi hàn que

Việc gây hồ quang được tiến hành thông qua tiếp xúc đầu que hàn với vật hàn trong thời gian ngắn. Do tác dụng của dòng ngắn mạch và điện trở tiếp xúc, đầu que hàn được nung nhanh tới nhiệt độ cao. Khi nhấc đầu que hàn ra khoảng không gian giữa đầu que hàn và vật hàn sẽ bị ion hóa, tạo thành hồ quang.

Có hai phương pháp gây hồ quang

Phương pháp quẹt

Duy trì hồ quang

Hồ quang thường được duy trì ở chiều dài 0.5 đến 1.2 lần đường kính que hàn, tùy theo điều kiện hàn và loại que hàn ( que hàn có vỏ bọc bazo cần có chiều dài hồ quang nhỏ ).

Kết thúc hồ quang hàn

Khi kết thúc hồ quang điều quan trọng là phải điền đúng quy cách miệng hàn. Đây là khu vực chứa nhiều tạp chất có hại nhất do tốc độ kết tinh nhanh của kim loại ở đó, vì vậy khả năng hình thành vết nứt tại đó là rất cao. Cách kết thúc hồ quang đúng quy cách là tăng dần chiều dài chiều dài hồ quang sau khi dừng mọi chuyển dộng khác của que hàn ngắt hồ quang từ từ.

5 kỹ thuật khi hàn hồ quang tay bao gồm: Thiết lập dòng điện, điều chỉnh độ dài hồ quang, điều chỉnh góc que hàn, thao tác que hàn và điều chỉnh tốc độ hàn. Để đáp ứng các quy tắc, công nhân hàn cần luyện tập thường xuyên, từ đó có thể cải thiện chất lượng sản phẩm cũng như năng suất.

1. Thiết lập dòng điện

Tùy theo loại điện cực sử dụng mà thiết bị sử dụng cần thiết lập dòng một chiều thuận, một chiều nghịch hay dòng xoay chiều. Cần phải đảm bảo bạn thiết bị được thiết lập đúng trước khi hàn.

3. Chỉnh góc que hàn

Đối với hàn bề mặt, góc que hàn nên để từ 5 đến 15 độ theo hướng chuyển động, đối với hàn hồ quang vị trí đứng nên để góc que hàn từ 0-15 độ ngược chiều với hướng di chuyển que hàn.

5. Điều chỉnh tốc độ hàn

Tốc độ hàn nên đảm bảo sao cho hồ quang hàn chiếm 1/3 độ dài của vũng hàn. Hàn quá chậm sẽ tạo vảy hàn lồi và hàn không ngấu. Hồ quang bị mất nhiệt không thể nóng chảy vật hàn.

Các chú ý trang bị an toàn khi hàn:

Các nguyên nhân gây ra tai nạn cho công nhân trong quá trình hàn cắt gồm: Giật điện, nhiễm độc khói, gas, cháy nổ, bỏng do tiếp xúc với kim loại nóng, tiếp xúc với tia cực tím, tiếng ồn và một số nguyên nhân khác. Các trang bị bảo hộ là cần thiết để bảo vệ người công nhân khi hàn

Bảo vệ phần đầu

Mũ hàn bảo vệ là trang bị không thể thiếu cho công nhân hàn. Mũ hàn sẽ bảo vệ khỏi ảnh hưởng của tia cực tím, tia hồng ngoại lên mắt và da vùng mặt, bảo vệ khỏi xỉ hàn nóng chảy bắn tóe 

- Chất liệu làm quần áo, găng, giày, mũ hàn cần phải làm từ vật liệu khó cháy, không nên dùng các vật liệu từ sợi tổng hợp vì nó dễ dàng nóng chảy khi bị bắn bởi xỉ hàn nóng, phải sử dụng vật liệu khó cháy hoặc trang bị đồ da.

- Tùy môi trường làm việc khác nhau mà trang bị quần áo bảo hộ thích hợp. Nếu làm việc trong môi trường nóng nên mặc các trang bị từ sợi chống cháy thay vì đồ da và ngược lại.

II. Khoan

II.1. Kỹ thuật khoan lỗ

a. Khái niệm

Để tạo nên các bề mặt chìm bên trong vật liệu như lỗ ren, rãnh then, các lỗ định hình, trước tiên người ta phải có một lỗ cơ bản. Để có lỗ cơ bản người ta dùng máy khoan (Hình 5-1)cùng với mũi khoan.

b. Kỹ thuật

+ Gá đặt chi tiết

- Gá đặt chi tiết trực tiếp trên bàn máy

Khi gia công lỗ trên máy khoan cần, máy khoan đứng và máy khoan bàn, chi tiết có thể được đặt trục tiếp trên bàn máy và được kẹp chặt  nhờ các chi tiết kẹp chặt là bu lông, vấu kẹp.

* Chú ý : tùy theo vật liệu gia công mà người ta có thể tăng hoặc giảm số vòng quay cho thích hợp:

  . Gia công vật liệu mềm có thể tăng số vòng quay của mũi khoan

  . Gia công vật liệu cứng cần phải giảm bớt số vòng quay của mũi khoan.

   - Lượng tiến dao

   Để lấy hết vật liệu trong lỗ khoan thì sau mỗi vòng quay thì mũi khoan phải tiến thêm một khoảng gọi là tiến dao, lượng tiến dao quyết định năng suất, chất lượng bề mặt lỗ khoan và nó phụ thuộc vào năng suất của máy khoan.

II.2. Kỹ thuật gia công ren bằng tay

  a. Khái niệm

   Trong các thiết bị cơ khí thì mối ghép bằng ren rất thông dụng, các chi tiết ghép ren thông dụng như vít, đai ốc được sản xuất hàng loạt với giá thành rất rẽ. Nhưng một số chi tiết ghép ren đặc biệt phải được gia công bằng tay như các lỗ ren trên thân máy.

   Để gia công ren trong lỗ (ren trong) người ta có một dụng cụ cắt được gọi là Ta rô. Ta rô thực ra là một con vít có cắt rãnh thoát phoi và tạo các thông số cắt cho lưỡi cắt. Ta rô tay làm bằng thép gió, phía cuối chuôi được phay vuông để kẹp lên tay quay, trên chuôi có ghi các thông số của ta rô như: Kích thước danh nghĩa của ren, bước ren, vật liệu làm ta rô, nhãn mác của nhà chế tạo. Ta rô có thể có một cây hoặc một bộ gồm hai đến ba cây. 

  b. Kỹ thuật

   + Gia công trục ren

    - Chuẩn bị: Gia công trục tròn có đường kính theo kích thước danh nghĩa của ren ( thông thường thì đường kính trục nhỏ hơn kích thước danh nghĩa của ren do phần vát đỉnh ren), vát đầu trục để khi bắt đầu cắt ren dễ hơn.

    + Thao tác: ( Hình 5-13)

     -Kẹp chặt trục ( thường để trục ở vị trí thẳng đứng). Lắp bàn ren vào tay quay cho chặt.

    -Tay thuận cầm lấy bàn ren tại ổ kẹp của tay quay đặt vào đầu trục, ấn nhẹ bàn ren xuống đầu trục và quay theo chiều vặn vào của ren cho bàn ren cắt vào trục khoảng 1 – 2 ren.

II.3.Những chú ý khi lựa chọn mũi khoan:

- Loại mũi khoan phụ thuộc vào đặc tính gia công,vị trí của lỗ gia công,vật liệu chi tiết và dạng sản xuất.

- Khích thước của mũi khoan phụ thuộc vào đường kính,chiều sâu của lỗ gia công,vật liệu của chi tiết và đọ chính xác gia công.lỗ có đường kính lớn hơn 30mm nên được khoan bằng hai mũi khoan: mũi thứ nhất có đường kính 15mm và mũi yêu cầu đường kính 30mm.

Chiều dài của lỗ gia công có ảnh hưởng đến việc lựa chọn chiều dài mũi khoan.,Chiều dài của lỗ gia công được xác định bằng tổng chiều dài của dao và cán dao, tuy nhiên cần phải tính đến chiếu dài kẹp mũi khoan.

III.2. Vận hành và sử dụng máy cắt lưỡi đĩa

a. Đóng, mở máy

- Nối động cơ với nguồn điện

- Bật công tắc gắn trên động cơ (một số máy không có công tắc an toàn gắn ở động cơ mà chỉ có công tắc cho đá quay)

- Cho máy chạy không tải bằng cách ấn nút điều khiển ngay trên tay cầm và kiểm tra độ an toàn của máy : đá rung, động cơ có tiếng kêu, tốc độ quay của đá không đều…

- Tắt công tắc máy

b. Gá phôi

- Đưa vật cắt vào mặt làm việc của eto và siết với lực vừa phải. Với những thanh thép dài phải kê cao bằng đế máy.

d. Tháo đá cắt

Tháo nắp bảo vệ

Dùng cờ lê tháo mũ ốc, lấy vành giữ đá ra ngoài

Tháo đá cắt

III.3. Khai triển, vạch dấu phôi

Máy cắt lưỡi đĩa chủ yếu cắt các chi tiết dạng thanh, dạng ống, tấm mỏng nên khi cắt vạch dấu theo đường thẳng. Đường vạch thẳng, rõ ràng chính xác.

III.5. An toàn sử dụng máy cắt lưỡi đĩa

Máy cắt lưỡi đĩa là máy cắt tốc độ cao, đường kính đá lớn nhưng chiều dày đá nhỏ nên khi sử dụng cần tuân thủ đúng các bước vận hành và quy định về an toàn :

- Kiểm tra kĩ máy trước khi cắt, đặc biệt là đá cắt. Nếu thấy có dấu hiệu đá nứt cần thay ngay

- Đeo kính bảo hộ và bao tay

- Không đứng hay ngồi đối diện với phương quay của đá

V. Kỹ thuật sơn

V.1 - CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG - THIẾT BỊ SƠN

1. Nối ống khí ống sơn vào súng phun sơn tĩnh điện...

2. Gắn đường ống hút vào bình sơn, đổ đầy sơn sau khi đã lọc kỹ.

3. Vận hành máy bơm không có đầu súng phun sơn tĩnh điện. Sau đó áp lực khí 2~ 3 KG/cm3 trong máy bơm sẽ thực hiện việc phun sơn.

Vận hành của máy bơm sẽ được dừng lại khi ngắt cò súng phun sơn tĩnh điện sau khi phun xong.

V.2. CÁCH THỨC VỆ SINH THIẾT BỊ

1. Sau khi ngừng cung cấp khí và thay đổi áp lực sơn, khóa chốt an toàn  sau đó tháo đầu vòi và đầu máy lọc ra.

( Đặt chúng vào bình nước pha loãng để tẩy sạch sơn).

2. Vận hành thiết bị với áp lực thấp sau đó đặt ống hút vào trong bình hóa chất pha loãng.

V.3. CHỈ DẪN AN TOÀN

1. Thiết bị này sản sinh ra áp lực cao. Chất lỏng được phun ra từ súng hoặc bị rò rỉ, hoặc những bộ phận bị hỏng hóc của nó có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng nếu tiếp xúc với da.

2. Trong trường hợp tiếp xúc với da hoặc bắn vào mắt phải lập tức đến gặp bác sĩ ngay.

3. Không chĩa súng vào người và không chạm ngón tay vào đầu súng.

CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH GIA CÔNG

I. Thiết bị và nguyên vật liệu

I.1Bảng giá vật liệu gia công

Tổng số tiền vật tư  có thuế VAT là : 7140000 + 714000 = 7854000 đ

I.2Bảng ngày công

II. Quy trình gia công cơ cấu nâng

II.1 gia công thanh chữ X

a.Chuẩn bị

 Thép hộp 40x20x1.2 sau khi mua về được cắt làm 4 đoạn có kích thước 940 (mm). Ta đem cắt vát 2 đầu sau đó mài tròn để các góc không bị sắc nhọn đo quá trình cắt tạo ra.

b.Xác định tâm của các lỗ khoan trên thanh

 Ta xác định tâm lỗ đầu tiên làm chuẩn bằng cách dùng thước kẹp để xác định tâm lỗ: thép hộp có kích thước 40(mm) nên tâm lỗ khoan cách thành hộp 20(mm). Trên thước kẹp ta lấy một giá trị 20(mm) vặn chặt thước kẹp lại rồi vặt lên trên thép hộp cách thành thép hộp một khoảng 20(mm) theo chiều dọc thép hộp ta được 1 đường đấu chạy dọc trên hộp. 

II.2 Gia công mặt trên và dưới thanh chữ X

 Kích thước bao ngoài của mặt trên và dưới thanh chữ X là 1010x300(mm), ta cắt thép hộp gồm 4 doạn 1010(mm) và 4 doạn 260(mm) để ghép thành 2 mặt trên và dưới của thanh chữ X. Dùng mối hàn để tạo liên kết mỗi thanh.

 Khi hàn chú ý độ vuông góc ở các góc. Và đặt các thanh trên một mặt để tạo độ đồng phẳng cho mặt cơ cấu nâng.

II.4 Kiểm tra quá trình làm việc của cơ cấu nâng

 Sau khi lắp xong cơ cấu nâng ta đem đi kiểm tra.

a. Kiểm tra lần 1 khi chưa có tải :

Ta để cơ cấu nâng lên bàn cao 1(m) để đễ quay trục vít. Lấy tay công và khẩu 24 để quay trục vít vì ta chưa làm tay quay cho trục vít. Nên ta đã hàn một con đai ốc vào một đầu trục vít.

b. Kiểm tra lần 2 khi chất tải lên:

Ta chất tải lên 30(kg) tương đương với tải trọng tính toán của biển báo, chú ý chất tải phân bố đều lên mặt trên của cớ cấu nâng.

Lần này ta lấy cân lực để ta cân thử xem lực cần quay lên là bao nhiêu. ở vị trí thấp nhất là 400(mm) để nâng lên ta cần quay với 1 lực là 3,5 cân lực. theo tính toán trên giấy là 1 cân lực. nguyên nhân bọn em chưa tìm ra.

III. Quy trình gia công thùng xe

III.1 Gia công sàn xe

Để làm sàn xe ta cần cắt thép hộp 40x20x1.2 làm những đoạn sau :

2 đoạn dài 1200(mm)

2 đoạn dài 880(mm)

1 đoạn dài 1160(mm)

7 đoạn dài 410(mm)

Sau khi cắt xong ta đem 2đoạn dài 1200(mm) và 2 đoạn 880(mm) đi cắt vát 2 đầu 1 góc 45­­o để khi ghép vào không nhìn thấy cái lỗ hộp, nhìn sẽ đẹp hơn. 2 thanh dài 1200(mm) đi khoan 1 lỗ 12 cách đầu thanh 700(mm) để trục bánh xe qua đó.

III.3Khung trên của xe

Khung trên của xe là chi tiết không chịu lực tác dụng nên ta chỉ cần thép hộp nhỏ hơn để gia công lấy thép 20x20x1,1(mm)

Được cắt thành các doạn sau

4 đoạn 1200(mm)

7 đoạn 600(mm)

6 đoạn 500(mm)

2 đoạn 880(mm)

2 đoạn 350(mm)

1 đoạn 1160(mm)

Bốn thanh dài 1200(mm) hai thanh 880(mm) hai thanh 350(mm) ta đem cắt vát hai đầu để khi hàn sẽ che cái lỗ của thép hộp, tăng tính thẩm mỹ cho xe.

III.5. Chân trống

Chân trống ở đây ta làm chân chống có thể thay đổi chiều dài để phù hợp với địa nhiều địa hình khác nhau. Chân trống có thể rút lên rút xuống được. Ta lấy thép ống 20x20x1,2(mm)  Ta làm bốn chân ở bốn góc thùng xe trên mỗi thanh của chân trống ta khoan nhiều lỗ 6 để điều chỉnh chiều dài chân trống . mỗi lỗ cách nhau 30(mm).

III.6 Lắp ráp thành xe

B1 : Hàn  khung bánh  xe vào mặt sàn của xe.

 Khi hàn cần chú ý đến độ đồng trục của bánh xe. Vì ta có trục bánh xe đi qua khung bánh xe và mặt của sàn xe.

B3: Lắp các tấm tôn ốp lên xe.

Ta sử đụng phương pháp hàn để lắp các tấm tôn ốp lên xe.

B4:  Lắp cửa lên xe.

Bắt bản lề lên cửa và khung xe bằng vít.

B5: Lắp càng xe lên.

Khi hàn càng xe ta hàn luôn cả hệ thống phanh theo quán tính lên xe theo khích thước đã tính toán.

III.7 Lắp các trang thiết bị lên xe.

 B1: lắp máy phát điện lên xe.

Máy phát điện được được gá  cố định lên xe bằng bu lông, có cao su giảm chấn ở 4 chân máy phát. Vì máy phát điện chạy bằng xăng nên ta cắt một lỗ ở trên nắp xe 25x25(cm) để đổ đầu và và nhìn kim xăng. Sau khi cắt một lỗ như vậy ở trên sẽ bị hở, ta đùng 1 tấm mika để che lại. Vừa đảm bảo độ kín lại vừa có thể nhìn thấy kim xăng.

B2: Lắp đặt ắc quy lên xe.

Để cố định ắc quy lên xe ta cần một thanh thép được uống sao cho ôm sát bình ắc quy. Thanh thép này được bắt vít lên thành xe để cố định ắc quy lên thành xe. Dưới đế ăc quy có tấm cao su giảm chấn, giúp cho ắc quy không bị va đập mạnh khi xe di chuyển.

B3: Lắp cơ cấu nâng chữ X lên xe

Cơ cấu nâng chữ X được cố định bằng vít lên xe.  Ta lắp thêm một thanh chữ V lên cơ cấu nâng chữ X để thanh chữ V này chịu lực chính khi ta quay trục vít, vì khung chữ X chịu lực ngang không tốt chô lắm.

KẾT LUẬN

Sau một thời gian tương đối dài được sự tận tình hướng dẫn của thầy: …....………, và các thầy trong bộ môn, cùng với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, đồ án Tốt nghiệp của em đến nay đã hoàn thành. Trong quá trình thiết kế mặc dù đã cố gắng, tuy nhiên do kinh nghiệm thiết kế thực tế còn nhiều hạn chế cùng với nguồn tư liệu chưa được được tìm hiểu nhiều do vậy khi thiết kế chắc chắn không thể tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo tận tình của các thầy giáo cùng các bạn đồng nghiệp để đồ an của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1]. Nguyễn Trọng Hoan (2012): Tập bài giảng thiết kế tính toán Ô tô.

 [2]. Nguyễn Trọng Hiệp: Chi tiết máy - tập 1,2, Nxb Giáo dục, Nxb 2006.

[3]. Nguyễn Trọng Hiệp, Nguyễn Văn Lẫm: Thiết kế chi tiết máy, Nxb Giáo dục, Nxb 1999.

[4]. Ninh Đức Tốn, Đỗ Trọng Hùng: Hướng dẫn làm bài tập dung sai, Nxb Giáo dục, Nxb 2007.

[5]. Lê Quang Minh, Nguyễn Văn Vượng; Sức bền vật liệu – tập 1,2, Nxb Giáo dục, Nxb 2006.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"