MỤC LỤC
Mục lục…………....................................................…
Lời nói đầu…….................................................……
Chương 1: Các văn bản pháp quy liên quan đến thiết kế ô tô………
1.1. Các quyết định liên quan đến thiết kế ô tô………………………….
1.2. Trích dẫn các tiêu chuẩn, văn bản, quyết định……………………..
1.3. Thiết kế và thẩm định thiết kế………………………………………..
1.4. Quy định chung………………………………………………………
1.5.Trích dẫn quy định kiểu loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được phép tham gia giao thông………
1.6. Các thông số kĩ thuật cơ bản của xe tham gia giao thông………….
1.7. Quy định khác…………
Chương 2: Giới thiệu bố trí chung xe thiết kế…………………………
2.1. Giới thiệu chung về xe cơ sở IFA W50L……………………………
2.2 Giới thiệu về xitéc…………………………………………………….
2.3 Giới thiệu xe thiết kế…………………………………………………
Chương 3: Tính toán thiết kế xe xi téc…………………………………
3.1. Tính trọng lượng và phân bố trọng lượng ô tô………………………
3.2. Xác định toạ độ trọng tâm của ô tô…………………………………
3.3. Xác định các giá trị giới hạn về ổn định……………………………
3.4. Tính toán kiểm tra khả năng động lực học của ô tô thiết kế…………
3.4.1 Đặc tính ngoài của động cơ lắp trên ô tô IFA TANK - HTR……
3.4.2. Đặc tính kéo của động cơ lắp trên ô tô IFA TANK - HTR………
3.4.3. Đặc tính động lực học của động cơ lắp trên ô tô IFA TANK HTR...
3.4.4. Khả năng tăng tốc……………………………………………….
3.5. Tính kích thước và độ bền vỏ xitéc…………………………………
3.6. Tính toán mối lắp ghép khối bệ xi téc với sát xi……………………
3.7. Nhận xét khả năng một số hệ thống…………………………………
3.8. Những lưu ý cần thiết………………………………………………
Kết luận…………………………………………………………………
Tài liệu tham khảo……………………………………………………..
Phụ lục…………………………………………………………………..
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu đi lại vận chuyển hàng hoá của người dân ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu đó trong những năm gần đây ngành vận tải đã phát triển một cách mạnh mẽ. Nhiều phương thức vận tải hàng hóa như: vận tải đường sắt, vận tải đường bộ, vận tải đường thuỷ, vận tải đường hàng không… Nhưng phương tiện vận tải phổ biến nhất là vận tải đường bộ với phương tiện chủ yếu là ô tô. Đây là phương tiện vận tải có nhiều đặc điểm tối ưu hơn so với các phương tiện khác như: khả năng cơ động cao, có thể hoạt động trên nhiều loại địa hình khác nhau, có thể chuyên chở khối lượng hàng hoá lớn trên một quãng đường dài.
Ở nước ta hiện nay xuất hiện nhiều loại ô tô vận tải chuyên chở một loại hàng hoá nhất định nhưng nhiều khi các loại ô tô này không đáp ứng được nhu cầu của thị trường, của người tiêu dùng cũng như tính chất vận tải khác nhau của các đơn vị vận tải. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu này mà phù hợp với thực tế của Việt Nam các công ty thường tiến hành cải tạo các ô tô hiện đang được lưu hành thành các loại ô tô có tính năng sử dụng khác so với cấu tạo ban đầu.
Ô tô xitéc hiện nay đang là một loại phương tiện được sử dụng rộng rãi trong chuyên chở, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay nhằm phục vụ đắc lực cho vận chuyển để thực hiện sự nghiệp Công Nghiệp Hóa - Hiện Đại Hóa đất nước. Các loại ô tô này có thể nhập khẩu nguyên chiếc hoặc được thiết kế chế tạo trong nước.
Việc thiết kế và lắp ráp hoàn thiện loại ô tô này ở trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, đồng thời tận dụng được nguồn vật liệu, cũng như nhân công, thay thế các loại xe nhập khẩu là phù hợp với chủ trương của nhà nước và định hướng phát triển ngành cơ khí Việt Nam.
Đồ án tốt nghiệp là đồ án cuối cùng của sinh viên, nó tập hợp tất cả các kiến thức đã học như: các môn học đại cương, môn học chuyên ngành: cấu tạo ô tô, lý thuyết ô tô, ô tô chuyên dùng, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô.. Từ cơ sở nội dung được giao đề tài “Tính toán thiết kế xe xitéc trên cơ sở sát xi IFA W50L”. Tôi đã tiến hành thực tế và trên lý thuyết để tiến tới, đi sâu giải quyết một số nội dung sau:
Chương 1. Các văn bản pháp quy liên quan đến thiết kế ô tô.
Chương 2. Giới thiệu bố trí chung xe thiết kế.
Chương 3. Tính toán thiết kế xe xitéc.
Kết luận.
Tuy nhiên với nhiệm vụ đồ án được giao, tôi còn chưa được tiếp cận nhiều về các thông tin, chủ yếu là qua nghiên cứu tài liệu, trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế. Song được sự hướng dẫn của thầy PGS.TS ……………., cũng như toàn thể các thầy giáo trong bộ môn xe quân sự khoa động lực tôi đã hoàn thành được đề tài, dù cho kết quả còn chưa được như mong muốn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà nội, ngày … tháng … năm 20…
Học viên thực hiện
………………..
CHƯƠNG 1
CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY LIÊN QUAN ĐẾN THIẾT KẾ Ô TÔ
1.1. Các quyết định liên quan đến thiết kế ô tô.
Để thiết kế ô tô mới hoặc thiết kế ô tô trên cơ sở sát xi chúng ta cần phải tuân thủ theo các văn bản và tiêu chuẩn Việt Nam do nhà nước ban hành. Dưới đây là một số quyết định, quy định đó.
1. Quyết định 4134/2001/ QĐ - BGTVT ngày 5/12/2001 ban hành Tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của PTGT CGĐB(phương tiện giao thông cơ giới đường bộ). Số đăng ký: 22 TCN 224 - 2001
2. Quy định về việc cải tạo giao thông cơ giới đường bộ (Ban hành kèm theo quyết định số 15/2005/ QĐ - BGTVT (Bộ giao thông vận tải) ngày 15/2/2005 của Bộ trưởng Bộ GTVT )
3. Tiêu chuẩn Việt Nam: Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa.
Số đăng ký : TCVN - 6211:1996
10. Quyết định số 1397/1999/ QĐ - BGTVT “ Công bố đối tượng và mức bắt buộc áp dụng 2 TCVN về môi trường đối với các phương tiện giao thông đường bộ.
11. Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 302 - 02 : Phương tiện giao thông đường bộ ô tô khách thành phố - yêu cầu kỹ thuật.
12. Quyết định 4331/2002/ QĐ - BGTVT ngày 24/12/2002 về việc sửa đổi bổ sung Tiêu chuẩn ngành 22 TCBN 224 - 01
- Công văn 966/2002 ĐK: Hướng dẫn bổ sung việc kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các ô tô cũ và ô tô khách.
1.2. Trích dẫn các tiêu chuẩn, văn bản, quyết định
1.2.1. Trích dẫn quy định về việc cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (Ban hành kèm theo quyết định số 15/2005/ QĐ - BGTVT ngày 15/02/2005 của Bộ trưởng Bộ GTVT).
Quy định chung:
Phạm vi đối tượng áp dụng:
- Quy định áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong việc cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây là xe cơ giới) đã có biển số đăng kỹ hoặc đã qua sử dụng được phép nhập khẩu, trừ các loại mô tô, xe máy, xe lam và xích lô.
- Quy định này không áp dụng đối với cải tạo xe cơ giới dùng vào mục đính quân sự của Bộ quốc phòng và mục đính đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội của Bộ công an.
1.2.2. Các thuật ngữ trong quy định này được hiểu như sau:
a. Xe cơ giới là các loại phương tiện được định nghĩa tại TCVN 6211: 2003 ” Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa”.
b. Hệ thống được hiểu là :
- Hệ thống truyền lực.
- Hệ thống chuyển động.
- Hệ thống treo.
d. Thay đổi tính năng sử dụng là thay đổi công dụng nguyên thuỷ của xe cơ giới .
e. Thay đổi hệ thống là thay đổi một phần hoặc toàn bộ kết cấu của hệ thống nguyên thuỷ bằng một phần hoặc toàn bộ hệ thống khác có tính năng kỹ thuật tương đương.
f. Trọng lượng toàn bộ của xe cơ giới là tổng trọng lượng bản thân của xe và trọng lượng tải của xe
g. Thời gian sử dụng của xe cơ giới là khoảng thời gian được tính từ năm sản xuất đến thời điểm cải tạo.
k. Hàng nguy hiểm là hàng khi chuyên chở trên đường có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khoẻ con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.
1.2.4 Trọng lượng toàn bộ của xe cơ giới sau khi cải tạo không được vượt quá trọng lượng toàn bộ cho phép lớn nhất theo quy định của nhà sản xuất.
1.2.5.Không được thay đổi tính năng sử dụng của xe cơ giới đã có thời gian sử dụng hơn 15 năm, trừ trường hợp ô tô khách và ô tô chở người được cải tạo thành ô tô chở hàng ( ô tô tải ) thông dụng. Cấm cải tạo các xe cơ giới loại khác thành ô tô chở khách . Đối với ô tô chuyên dùng nhập khẩu không được tiến hành cải tạo trong 5 năm kể từ ngày được cấp biển số đăng ký.
1.3 Thiết kế và thẩm định thiết kế.
1.3.1 Đơn vị thiết kế là đơn vị có tư cách pháp nhân, có đăng ký kinh doanh ngành nghề thiết kế xe cơ giới phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành.
1.3.2 Hồ sơ thiết kế gồm có:
a. Các bản vẽ kỹ thuật.
- Bản vẽ bố trí chung của xe cơ giới sau khi cải tạo
- Bản vẽ bố trí chung của xe cơ giới trước khi cải tạo để đối chiếu.
- Ban vẽ lắp đặt tổng thành hệ thống được cải tạo hoặc thay thế.
- Bản vẽ những chi tiết được cải tạo, thay thế bao gồm cả hướng dẫn công nghệ và vật liệu được phép sử dụng khi cải tạo, thay thế.
b. Thuyết minh tính toán bao gồm các nội dung sau:
- Giới thiệu nhu cầu cải tạo.
- Lựa chọn phù hợp chủng loại động cơ cải tạo.
- Đặc tính kỹ thuật cơ bản của xe cơ giới trước và sau khi thực hiện cải tạo.
- Nội dung thực tiện cải tạo và các bước công nghệ thi công.
1.4 Quy định chung
1.4.1. Phạm vi áp dụng:
- Áp dụng cho việc kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ nói trên theo định kỳ hoặc khi đang tham gia giao thông trên đường bộ, đường đô thị, đồng thời làm căn cứ kiểm tra chừng nhận chất lượng.
- Làm căn cứ kỹ thuật cho các chủ phương tiện và người lái thực hiện đầy đủ yêu cầu về bảo dưỡng, sửa chữa để phương tiện luôn luôn đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường khi tham gia giao thông .
1.4.3 Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh ( trừ các phương tiện sử dụng vào hoạt động kinh tế do Bộ công an đăng ký và cấp biển số ).
1.5. Trích dẫn quy định kiểu loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được phép tham gia giao thông. (Ban hành kèm theo quyết định số 4597/2001/ QĐ - BGTVT ngày 28 tháng 12 năm 2001 của bộ trưởng bộ giao thông vận tải).
Quy định chung:
Quy định này quy định các thông số kỹ thuật cơ bản của các kiểu loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ ( xe cơ giới ) nhập khẩu, sản suất, lắp rắp và cải tạo để tham gia giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt nam (Cộng hoà xã hội chủ nghĩa).
e. Bán kính quay vòng của xe cơ giới:
Bán kính quay vòng lớn nhất của bánh xe trước phía ngoài không quá 12 [m]
1.6.2 Tải trọng trục cho phép lớn nhất:
- Trục đơn : 10 [Tấn]
- Trục kép phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai tâm của trục d
* d < 1 [m] 11 [Tấn]
* 1,0 [m] £ d < 1,3 [m] 16 [Tấn]
* d ³ 1,3 [m] 18 Tấn
- Trục ba phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai tâm trục liền kề d
* d £ 1,3 [m] 21 Tấn
* d > 1,3 [m] 24 Tấn
1.6.3 Nhiên liệu:
- Xe cơ giới sử dụng các loại nhiên liệu phù hợp với tiêu chuẩn và quy định hiện hành.
- Đối với các xe cơ giới lắp động cơ xăng thì phải sử dụng loại động cơ chạy xăng không chì.
1.7. Quy định khác:
Việc xác định kích thước và khối lượng xe cơ giới tại mục 2 phải phù hợp với các quy định và tiêu chuẩn ngành: 22 TCN 275 - 01 “sai số cho phép và quy định làm tròn số đối với kích thước khối lượng của phương tiện cơ giới đường bộ” của Bộ GTVT (giao thông vận tải).
1.7.1 Phạm vi và đối tượng áp dụng:
a. Tiêu chuẩn này áp dụng khi đo các loại kích thước khối lượng để kiểm tra đánh giá và nghiệm thu chất lượng kĩ thuật của các phương tiện cơ giới đường bộ.
b. Các cơ sở sản xuất là lắp ráp các phương tiện cơ giới đường bộ căn cứ vào tiêu chuẩn này đẻ kiểm tra, đánh giá và nghiệm thu xuất xưởng sản phẩm của mình.
1.7.2. Tiêu chuẩn trích dẫn:
TCVN (tiêu chuẩn Việt Nam) 6211 : 1996 (ISO 3833 : 1997) Phương tiện giao thông đường bộ - kiểu - thuật ngữ và định nghĩa.
TCVN 6528 : 1999 (ISO 612 : 1978) Phương tiện giao thông đương bộ - kích thước phương tiện có động cơ và phương tiện kéo - thuật ngữ và định nghĩa.
TCVN 6529 : 1999 (ISO 1990) Phương tiện giao thông đường bộ -khối lượng - thuật ngữ và định nghĩa.
1.7.5. Phân nhóm ô tô theo kích thước để áp dụng sai số cho phép
Kích tước được phân nhóm là kích thước thiết kế của phương tiện
a. Ô tô chuyên dùng:
- Nhóm I:
Chiều dài toàn bộ > 4659 [mm]
Chiều rộng toàn bộ > 1595 [mm]
Chiều cao toàn bộ > 1995 [mm]
- Nhóm II:
Chiều dài toàn bộ £ 4659 [mm]
Chiều rộng toàn bộ £ 1595 [mm]
Chiều cao toàn bộ £ 1995 [mm]
b.Các loại ô tô khác:
- Nhóm I:
Chiều dài toàn bộ > 4659 [mm]
Chiều rộng toàn bộ > 1595 [mm]
Chiều cao toàn bộ > 1995 [mm]
- Nhóm II:
Chiều dài toàn bộ £ 4659 [mm]
Chiều rộng toàn bộ £ 1595 [mm]
Chiều cao toàn bộ £ 1995 [mm]
1.7.6. Quy định sai số và sai số cho phép về kích thước khối lượng
a. Sai số:
Sai số là độ sai khác giữa trị số thực trên phương tiện và trị số thiết kế đã được thẩm định hoặc giá trị do nhà sản xuất ghi trong tài liệu thông số kĩ thuật.
b.Sai số cho phép của kích thước và khối lượng được ghi trong bảng.
1.7.7.Quy định về làm tròn số:
a. Khối lượng:
Các số đo hàng đơn vị được làm tròn như sau:
- Loại bỏ các giá trị < 5
Ví dụ: số đo “1344 kg” được làm tròn thành “1340 kg”
- Các số ³ 5 được làm tròn thành 0 và cộng vào hàng trục 1 đơn vị
Ví dụ: số đo “1346 kg” được làm tròn thành “1350 kg”
b. Kích thước:
Các số đo bằng đơn vị được làm tròn:
- Loại bỏ các giá trị £ 2
Ví dụ: Số đo “ 3152 mm” được làm tròn thành “ 3150 mm”
- Các giá trị từ 3 đến 7 được làm tròn bằng 5
Ví dụ: Số đo “4387 mm” được làm tròn thành “4385 mm”
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU BỐ TRÍ CHUNG Ô TÔ THIẾT KẾ
2.1 Giới thiệu chung xe cơ sở IFA W50L.
Ô tô tải IFA W50L có các thông số được cho trong bảng 1. Thực hiện cải tạo, trước hết ta tháo bỏ cụm thùng tải, sau đó lắp đặt khối bệ liền xitéc vào vị trí, thông qua hai hàng bu lông quang M16, mỗi hàng 5 chiếc, hai hàng bích chống xô dọc, mỗi hàng 2 chiếc (mỗi bích chống xô dọc có 2 bu lông M14). Chuyển vị trí của ống xả lên trước, lắp xích tiếp đất đảm bảo an toàn. Các kết cấu còn lại của ô tô được giữ nguyên.
2.2. Giới thiệu xitéc
- Xitéc được lắp đặt có dung tích 6200 lít (bao gồm hai khoang có 2 tấm chắn sóng dọc và hai tấm chắn sống ngang được chế tạo trong nước), đã được tổng cục đo lường chất lượng kiểm định đạt chất lượng và cho phép sử dung.
- Vỏ xitéc có dạng elip được chế tạo bằng thép thép tấm 30, dày 3 mm, đáy xitéc được làm bằng thép tấm CT3 dày 4 mm, các tấm chắn sóng dày3 - 4 mm để giảm áp lực va đập khối chất lỏng lên đáy xitéc khi ô tô tăng tốc hoặc phanh.
- Phía trên xitéc có làm 2 cổ téc để rót nhiên liệu và lắp van an toàn.
- Để ngăn ngừa việc tích tụ khí ở các góc trong xitéc, xitéc bố trí 2 ống thoát khí trên phần thể tích bốc hơi.
2.3 Giới thiệu xe thiết kế
Thiết kế mang kí hiệu: IFA TANK - HTR
- Xitéc chở xăng 6200 lít được lắp trên ô tô là loại xitéc chuyên dùng để lắp trên phương tiện vận tải, có đầy đủ vách chắn sóng và van an toàn.
- Xitéc chở xăng trước khi được lắp lên ô tô phải được kiểm định theo quy phạm của Nhà nước, đảm bảo chất lượng và cho phép sử dụng.
Nhận xét: Xe ô tô cơ sở IFA W50L khi được cải tạo thành xe xitéc chở xăng không những đảm bảo được tính năng kỹ thuật mà còn giúp cho cơ sở kinh doanh đạt hiệu quả trong kinh tế. Với tính hữu ích như trên, việc thực hiện cải tạo là một phương pháp đúng đắn.
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ XE XI TÉC
3.1. Tính trọng lượng và phân bố trọng lượng của ô tô:
Trên cơ sở trọng lượng ô tô tải thùng IFA W50L, trọng lượng của thùng chở hàng, trọng lượng của khối xitéc và trọng lượng của 6200 L xăng trong xitéc. Ta tính được các thành phần trọng lượng của ô tô xitéc, kết quả tính toán được cho trong bảng 2. Trong đó:
- Trọng lượng ô tô tải thùng IFA W50L trước cải tạo:
Gtct = 5700 [KG] (3.1)
- Trọng lượng thùng hàng tháo bỏ:
Gth = 1841 [KG] (.2)
- Trọng lượng khối bệ xitéc lắp trên ô tô:
Gxt = 1960 [KG] (3.3)
- Trọng lượng bản thân ô tô sau cải tạo:
G0 = Gxnt - Gth + Gxt = 5700 - 1841 + 1970 = 5819 [KG]. (3.4)
- Trọng lượng người và trang bị:
Gkl = Gng + Gcn =150 [KG] (3.5)
- Trọng lượng người Gng=120 [KG]
- Trang bị cá nhân Gcn= 30 [KG]
- Trọng lượng toàn bộ xe sau cải tạo:
G = G0 + Gkl + Gx = 5819 + 150 + 4464 = 10433 [KG]. (3.7)
Nhận xét: Ô tô IFA lắp xitéc 6200 lít xăng có trọng và phân bố trọng lượng tương tự như ô tô trước cải tạo. Bố trí như vậy thoả mãn yêu cầu kỹ thuật về trọng lượng và phân bố trọng lượng lên các cầu xe.
3.2. Xác định toạ độ trọng tâm ô tô.
3.2.1. Khi không tải.
* Toạ độ trọng tâm theo chiều ngang.
Coi ô tô có cấu tạo đối xứng dọc, do đó trọng tâm ô tô nằm trên mặt phẳng đối xứng dọc trục.
* Toạ độ trọng tâm theo chiều dọc:
- Khoảng cách từ trọng tâm ô tô đến cầu trước:
a = (G02.L)/G (3.8)
- Khoảng cách từ trọng tâm ô tô đến cầu sau:
b = L - a (3.9)
3.2.2. Khi có tải.
* Toạ độ trọng tâm theo chiều ngang.
Coi ô tô có cấu tạo đối xứng dọc, do đó trọng tâm ô tô nằm trên mặt phẳng đối xứng dọc trục.
* Toạ độ trọng tâm theo chiều dọc:
- Khoảng cách từ trọng tâm ô tô đến cầu trước:
a = (G2.L)/G0 (3.11)
- Khoảng cách từ trọng tâm ô tô đến cầu sau:
b = L - a (3.12)
3.3. Xác định các giá trị giới hạn về ổn định:
Các xitéc lắp trên ô tô theo quy phạm an toàn đều có vách chắn sóng đảm bảo ổn định chất lỏng khi chuyên chở. Theo quy định, để đảm bảo an toàn, các phương tiện chuyên chở nhiên liệu lỏng không được phép chở vơi.
Trên cơ sở bố trí chung và phân bố trọng lượng của ô tô, ta có thể xác định được các giới hạn về ổn định của ô tô như sau:
- Góc giới hạn lật lớn nhất khi ô tô lên dốc:
ỏL = arctg(b/hg) [độ] (3.14)
- Góc giới hạn lật khi xuống dốc:
ỏX = arctg(a/hg) [độ] (3.15)
- Góc giới hạn lật trên đường nghiêng ngang:
õ = arctg(B/2hg) [độ] (3.16)
Nhận xét: các giá trị về giới hạn ổn định của ô tô thiết kế phù hợp với điều kiện đường ở Việt nam, đảm bảo cho ô tô hoạt động ổn định trong các điều kiện thực tế.
3.4. Tính toán kiểm tra khả năng động lực học của ô tô thiết kế
3.4.1. Đặc tính ngoài của động cơ lắp trên ô tô IFA TANK - HTR.
Động cơ lắp trên ô tô IFA TANK - HTR là loại động cơ D4I4. 4VD 14,5/12-1SRW . Với các thông số được tình bày trong bảng.
3.4.2. Đặc tính kéo của ô tô IFA TANK - HTR.
* Xác định lực kéo Pk:
- Pki :là lực kéo ứng với tay số i:
Pki = (1000.Ne.ỗ)/(9,81.Vi) (kG) (3.21)
- Vi :Vận tốc ô tô ứng với tay số i:
Vi = ð.ne.rk/(30.i0.ihi) (m/s) (3.22)
- ihsi: Tỷ số truyền của hộp số ở tay số i
- io : Tỷ số truyền của truyền lực chính
- Ne : Công suất của động cơ theo đường đặc tính ngoài [kW]
- G : Trọng lượng của xe khi đầy tải G = 10433 [kG]
3.4.3. Đặc tính động lực học:
* Nhân tố động lực học của ô tô được tính toán theo công thức:
Di = (Pki - Pwi)/G (3.26)
Với:
- Pki : là lực kéo của ô tô ứng với tay số thứ i:
Pki = (Ne.ỗ)/Vi [N] (3.27)
- Vi : vận tốc của ô tô ở tay số thứ i:
Vi = ð.ne.rk/(30.i0.ihsi) [m/s] (3.28)
- ihi : tỷ số truyền của hộp số ở tay số thứ i (tỷ số truyền của hộp số cho trong bảng 1)
- i0 : tỷ số truyền của truyền lực chính: i0 =5,36
Việc tính toán động lực học và khả năng tăng tốc được thực hiện bằng phần mềm Matlab 6.5. Kết quả tính toán được cho trong bảng.
Kết luận: Ô tô thiết kế trên cơ sở sát xi IFA W50L đảm bảo tính năng kỹ thuật yêu cầu. Như vậy, ta được phép sử dụng trong thực tiễn.
3.5. Tính toán kiểm tra bền xitéc
Xitéc có dung tích 6200 lít phù hợp với tải trọng của ô tô chở xăng, xitéc chế tạo tại Việt Nam, được Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng cấp chứng nhận chất lượng. Khi tính toán, lấy tỷ trọng của xăng là 0,72 KG/l.
* Theo kích thước của ô tô:
Xitéc có tiết diện ngang hình elip là phù hợp, elip có kích thước trục:
2a = 2200 [mm] = 2,2 [m]
2b = 1350 [mm] = 1,35 [m]
Và chiều dài của xitéc là:
Ltt = Llt/0,87 = 6,2:(3,14.1,1.0,675)/0,578 = 4,6 [m] (3.46)
Trong đó:
Ltt : là chiều dài thực tế của xitéc
Llt : là chiều dài lý thuyết theo tính toán.
Với: 0,578 là hệ số điền đầy có kể đến sự chiếm chỗ của các vách chắn sóng, vỏ và chỗ thoát khí.
* Kiểm bền vỏ xitéc khi vận hành:
- Vỏ xitéc được làm từ thép tấm 30 dày 3 mm
- ứng suất cho phép [ú] = 1250 [KG/cm2].
- Bán kính cong lớn nhất của vỏ xitéc R = 110 [cm]
* Lực quán tính khối chất lỏng tác dụng lên đáy xitéc
Pj = m.j = 6200.0,72.7 = 31248 (N) = 3185 [KG] (3.52)
- Tổng lực tác dụng: Pể = P + Pj = 1574 + 3185 = 4759 [KG] (3.53)
3.6. Tính toán mối lắp ghép khối bệ xitéc với sat xi:
* Thân xitéc liền chân với bệ đỡ được bắt xuống sat xi thông qua hai hàng bu lông quang M16 (10 chiếc) và hai hàng bích chống xô dọc, mỗi hàng hai chiếc(mỗi bích có 2 bu lông chống xô M14) tạo lực giữ chắc chắn xitéc trong các chế độ vận hành, vì vậy cần kiểm tra bền mối lắp ghép.
* Tính cho trường hợp cả khối xitéc 6200 lít. Lực do khối lượng quán tính cắt bu lông (tai giữ) ở chế độ phanh:
Pj = Mể.jp (3.55)
Mể = (m1 + m2) = (1970 + 4464) = 6434 [KG] (3.56)
* Tính mối ghép chống xo dọc
- Lực quán tính lớn nhất khi xô dọc (đã tính ở phần trên): Pj = 4591 [KG]
- Lực ma sát giữa bệ và sat xi
Pms = 0,3.(1970 + 4464) = 1930,2 [KG] (3.58)
- Lực xô lớn nhất:
Px = Pj – Pms = 4591 - 1930,5 = 2660,8 [KG] (3.59)
3.7 Nhận xét khả năng một số hệ thống
Ô tô xitéc IFA TANK HTR theo thiết kế có trọng lượng và phân bố trọng lượng gần bằng so với ô tô trước khi cải tạo. Vì vậy, chúng ta không cần kiểm tra lại khả năng chịu tải của các cầu, hệ thống treo, hệ thống phanh, hệ thống lái.
3.8 Những lưu ý cần thiết
- Xitéc lắp lên ô tô phải được kiểm định an toàn theo quy phạm Nhà nước.
- Lắp ghép phải cân đối, chắc chắn, chính xác.
- Phải lắp xích tiếp đất khi chuyên chở.
KẾT LUẬN
Trong đồ án tôi đã tiến hành tính toán, phân tích kết cấu đồng thời cũng tiến hành kiểm nghiệm các thông số cơ bản của xe. Trên cơ sở xe sát xi IFA W50L, tôi đã cải tạo và thay đổi một số vị trí để xe tải thùng trở thành xe xitéc IFA TANK chở xăng. Qua việc cải tạo trên, tôi rút ra được một số nhận xét như sau:
- Xe xitéc IFA TANK HTR đảm bảo đầy đủ tính năng thiết yếu để chuyên chở xăng.
- Bằng các số liệu tính toán và thực nghiệm, công tác cải tạo trên là phương án hiệu quả và tối ưu đối với doanh nghiệp vận tải.
- “Thiết kế xe xitéc trên cơ sở xe sát xi IFA W50L” là một bước đột phá trong ý tưởng và là tiền đề để thực hiện thêm nhiều đề tài mới, một hướng đi quan trọng đối với sự nghiệp hiện đại hoá đất nước.
- Với yêu cầu đặt ra của đồ án tốt nghiệp, tôi đã cố gắng hoàn thành bằng tất cả trách nhiệm bản thân và giúp cho tôi có tác phong công nghiệp hoàn chỉnh để phục vụ trong công tác sau này.
Thông qua việc thực hiện đồ án tốt nghiệp, bản thân tôi tự đúc kết và nâng cao cho mình kiến thức về xe chuyên dùng sử dụng trong lĩnh vực vận chuyển hiện nay. Qua đây, tôi rất mong muốn rằng thế hệ trẻ Việt Nam hãy tự tin bằng tài năng trí tuệ để cống hiến hết mình cho công cuộc xây dựng đất nước, tiến nhiều bước đi mới trong ý tưởng để áp dụng thành công khoa học vào thực tiễn cuộc sống .
Cùng với các nội dung đã làm tốt, đồ án chắc chắn còn nhiều thiếu sót, do vậy tôi rất mong được sự đóng góp, chỉ bảo hướng dẫn của các Thầy giáo và các bạn sinh viên trong Khoa động lực Học viện kỹ thuật quân sự để xây dựng đề tài này hoàn chỉnh hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Đức Lập, Phạm Đình Vĩ
Cấu tạo ô tô quân sự HVKTQS Hà Nội 1995
2. Đỗ Quyết Thắng
Chi Tiết Máy - Tập 1 HVKTQS Hà Nội 1994
3. Nguyễn Hữu Cẩn, Phan Đình Kiên
Thiết kế và tính toán ô tô máy kéo - Tập 1
Bộ Đại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp Xuất Bản
4. Lê Quang Minh, Nguyễn Văn Vương
Sức bền vật liệu - Tập 1,2 Nhà Xuất Bản Giáo Dục
5. Vật Liệu Kim loại Nhà Xuất Bản Khoa Học Kỹ Thuật
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"