MỤC LỤC
MỤC LỤC...
LỜI NÓI ĐẦU....
CHƯƠNG 1. Tổng quan....
1.1. Giới thiệu về hệ thống đăng kiểm ô tô tại Việt Nam....
1.2. Giới thiệu về trung tâm đăng kiểm 29-07D....
1.3. Giới thiệu về ô tô con đăng kiểm...
CHƯƠNG 2. Quy trình kiểm định....
2.1. Quy trình kiểm định ô tô....
2.2. Các thiết bị và dụng cụ dùng trong quy trình kiểm định....
CHƯƠNG 3. Thực hành kiểm định một ô tô con....
3.1. Công đoạn 1....
3.2. Công đoạn 2.....
3.3. Công đoạn 3......
3.4. Công đoạn 4......
3.5. Công đoạn 5.....
KẾT LUẬN.....
TÀI LIỆU THAM KHẢO....
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, nền kinh tế của nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đời sống của người dân ngày càng nâng cao. Nhu cầu sử dụng ô tô trong đời sống sinh hoạt cũng như trong các nghành công nghiệp,nông nghiệp và dịch vụ là tăng không ngừng. Một yêu cầu thiết yếu đặt ra đó chính là việc sử dụng phương tiện ô tô quá nhiều sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường và vấn đề an toàn giao thông đang diễn ra ngày một cấp thiết hơn.Vì vậy đòi hỏi yêu cầu phải đào tạo kỹ sư cơ khí ô tô nắm vững kiến thức cơ bản về kiểm định an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường. Sau thời gian học tập tại trường, được sự chỉ bảo hướng dẫn nhiệt tình của thầy cô giáo trong ngành cơ khí ô tô trường Đại học Giao thông vận tải, em đã kết thúc khoá học và đã tích luỹ được vốn kiến thức nhất định. Được sự đồng ý của nhà trường và thầy cô giáo trong khoa em được giao đề tài tốt nghiệp: “Thực hành kiểm định an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường xe ô tô con”.
Đồ án tốt nghiệp của em gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về đăng kiểm
Chương 2: Quy trình kiểm định
Chương 3: Thực hành kiểm định xe ô tô con: Honda Arcord
Bằng sự cố gắng nỗ lực của bản thân và đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình, chu đáo của thầy giáo PGS.TS ……………, em đã hoàn thành đồ án đúng thời hạn. Do thời gian làm đồ án có hạn và trình độ còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô cũng như là của các bạn sinh viên để bài đồ án này hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS ……………., các thầy cô giáo trong ngành cơ khí ô tô trường Đại học Giao thông vận tải đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian qua.
Hà Nội, ngày… tháng … năm 20…
Sinh viên thực hiện
………………
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Giới thiệu về hệ thống đăng kiểm ô tô tại Việt Nam
- Khái niệm về kiểm định:
Kiểm định hay kiểm tra về an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện cơ giới đường bộ là tiến hành kiểm tra đánh giá trạng thái kĩ thuật và bảo vệ môi trường của xe theo tiêu chuẩn và quy định hiện hành để chứng nhận phương tiện cơ giới đường bộ đủ điều kiện để tham gia vào giao thông đường bộ
1.1.1 Điều kiện chung về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới
- Việc thành lập đơn vị đăng kiểm phải phù hợp Quy hoạch tổng thể mạng lưới các đơn vị đăng kiểm và dây chuyền kiểm định
- Tổ chức đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất , thiết bị , nhân lực theo quy định và được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới.
1.1.2 Diện tích mặt bằng của đơn vị đăng kiểm
- Đối với đơn vị đăng kiểm có một dây chuyền kiểm định loại , diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 1250 .
- Đối với đơn vị đăng kiểm có một dây chuyền kiểm định loại , diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 1500 .
1.1.5 Thiết bị kiểm tra, dụng cụ kiểm tra
- Thiết bị kiểm tra của một dây chuyền kiểm định gồm :
+ Thiết bị kiểm tra phanh
+ Thiết bị cân khối lượng
+ Thiết bị đo độ trượt ngang của bánh xe
+ Thiết bị phân tích khí xả
- Thiết bị kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng và trong quá trình sử dụng phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định, tính năng kỹ thuật của thiết bị phải được duy trì trong suốt quá trình sử dụng và giữa hai kỳ kiểm định, hiệu chuẩn.
- Dụng cụ kiểm tra đối với một dây chuyền kiểm định gồm :
+ Dụng cụ kiểm tra áp suất hơi lốp
+ Đèn soi
+ Búa chuyên dùng kiểm tra
+ Thước đo chiều dài
+ Kích trên hầm kiểm tra ( nếu có hầm kiểm tra)
1.1.6 Quy định về thiết bị thông tin, lưu trữ, truyền số liệu
- Có đường kết nối internet đảm bảo việc truyền dữ liệu , hình ảnh kiểm định, có địa chỉ IP tĩnh và thiết bị để tạo kết nối mạng riêng ảo ( VPN) với hệ thống máy chủ của Cục Đăng kiểm Việt Nam
- Đơn vị đăng kiểm phải lưu trữ dữ liệu kiểm định theo quy định của Bộ Giao thông vận tải
1.2. Giới thiệu trung tâm đăng kiểm 29-07D
- Địa chỉ: Km1, QL3, Du Nội, Mai Lâm, Đông Anh- Hà Nội
- Điện thoại: 024.36872319 Fax: 024.39615889
- Gíam đốc: Lê Thành Chung- 0913 010 282.
- P.Giám đốc: Đoàn Văn Hiếu- 0974 526 698
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ
- Kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện tham gia giao thông cơ giới đường bộ.
- Thu phí sử dụng đường bộ.
- Gíam định tai nạn khi có trưng cầu của các cơ quan chức năng.
- Nghiệm thu cải tạo xe cơ giới.
1.2 3 Nhân sự
- Tổng số cán bộ nhân viên: 22 người, bao gồm:
+ Cán bộ lãnh đạo: 02 người( 01 GĐ, 01 PGĐ )
+ Đăng kiểm viên: 08 người( gồm cả 02 phụ trách dây chuyền )
+ Nhân viên nghiệp vụ: 06 người
CHƯƠNG 2 : QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH
2.1 Sơ đồ quy trình kiểm định tại trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D
Sơ đồ quy trình kiểm định tại trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D được thể hiện như bảng 2.1.
2.2 Quy trình kiểm định ô tô theo thông tư số 70/2015/TT-BGTVT
Quy trình kiểm định ô tô theo thông tư số 70/2015/TT-BGTVT được thể hiện như bảng 2.2.
2.3 Các thiết bị và dụng cụ dùng trong đăng kiểm:
2.3.1 Thiết bị kiểm tra đèn MAHA LITE 3
2.3.2 Trượt ngang bánh xe dẫn hướng trên thiết bị MINC I
2.2.7 Thiết bị rung lắc
CHƯƠNG 3 : THỰC HÀNH KIỂM ĐỊNH
3.1 Quy trình kiểm định công đoạn 1
Công đoạn 1: gồm 13 hạng mục kiểm tra được đánh số thứ tự từ 01-13
1. Yêu cầu khi thực hiện kiểm tra
Khi tiến hành kiểm tra, có thể bắt đầu từ vị trí bất kỳ, nên đảm bảo nguyên tắc đi theo vòng, phải kiểm tra hết nội dung các hạng mục tại mỗi vị trí.Ví dụ với xe ô tô trên hình vẽ.Quy trình kiểm tra công đoạn nếu bắt đầu thực hiện từ vị trí số 1 như sau: Thứ tự kiểm tra lần lượt từ 1 đến 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8.
Chú ý : Các hạng mục có dấu (*) có thể thay đổi ở các vị trí khác hoặc nếu có tuỳ theo từng loại xe, đăng kiểm viên phải kiểm tra tương ứng với loại xe đó.
2. Vị trí kiểm tra
2.1. Vị trí 1: Thực hiện kiểm tra các hạng mục 01.Biển số đăng ký phía trước; 02.Số khung(*), 03.Số động cơ(*); 04.Động cơ và các hệ thống liên quan, ắc quy(*); 09.Các cơ cấu khoá hãm (*); 10. Đèn chiếu sáng phía trước; 11.Các loại đèn tín hiệu, đèn kích thước, đèn báo rẽ và đèn báo nguy hiểm phía trước
- Trình tự thực hiện kiểm tra:
01. Biển số đăng ký phía trước
02. Số khung(*), 03.Số động cơ(*)
04. Động cơ và các hệ thống liên quan, ắc quy (*)
11. Các đèn tín hiệu, đèn kích thước phía trước, đèn báo rẽ (xin đường) và đèn báo nguy hiểm phía trước.
2.3. Vị trí 3: Thực hiện kiểm tra các hạng mục 06. Kiểu loại, kích thước xe; 07. Bánh xe; 12. Chắn bùn(*)
- Dụng cụ gồm: búa chuyên dùng, thước đo chiều dài.
- Trình tự thực hiện kiểm tra:
Thực hiện kiểm tra hạng mục 07. Bánh xe , 12.Chắn bùn như vị trí 2.
2.4. Vị trí 4: Thực hiện kiểm tra các hạng mục 01.Biển số đăng ký phía sau; 07. Bánh xe(*)(lốp dự phòng); 09.Các cơ cấu khoá hãm(*); 11.Các loại đèn tín hiệu, đèn kích thước, đèn báo rẽ và đèn báo nguy hiểm phía sau, đèn phanh, đèn lùi, đèn soi biển số; 12.Thiết bị bảo vệ phía sau xe(*)
- Dụng cụ kiểm tra: búa chuyên dùng
2.5. Vị trí 5: Thực hiện kiểm tra các hạng mục 06. Kiểu loại, kích thước xe; 07.Bánh xe(*); 12.Chắn bùn (*)
- Dụng cụ kiểm tra: búa chuyên dùng, thước đo chiều dài
2.6. Vị trí 6: Thực hiện kiểm tra các hạng mục 06. Kiểu loại, kích thước xe; 07.Bánh xe; 12.Chắn bùn (*)
- Dụng cụ kiểm tra: búa chuyên dùng, thước đo chiều dài
2.7. Vị trí 8 và vị trí khác: Thực hiện kiểm tra các hạng mục; 05. Mầu sơn; 06. Kiểu loại, kích thước xe
3.2 Quy trình kiểm tra công đoạn 2
Công đoạn 2: gồm 17 hạng mục kiểm tra được đánh số thứ tự từ 14-30.
1. Yêu cầu khi thực hiện kiểm tra
Các nội dung kiểm tra thuộc Công đoạn 2 được thực hiện theo từng loại xe cụ thể tại các vị trí trên sơ đồ minh hoạ theo nguyên tắc đi 1 vòng quanh xe và tại mỗi vị trí phải kiểm tra hết các nội dung của từng hạng mục kiểm tra liên quan.
Ví dụ: đối với xe ô tô trên hình vẽ Quy trình kiểm tra công đoạn 2 được thực hiện bắt đầu từ vị trí số 7, 2, 1, 6, 5, 8, 4 và kết thúc tại vị trí số 3.
2. Trình tự kiểm tra
2.1. Vị trí 7: Ngồi vào ghế lái và thực hiện kiểm tra các hạng mục kiểm tra theo thứ tự sau: 14. Tầm nhìn, Kính chắn gió phía trước; 15.Gạt nước, phun nước rửa kính; 16. Gương quan sát phía sau; 17. Sự làm việc của các loại đồng hồ, đèn báo trên bảng điều khiển; 18. Vô lăng lái; 19. Trụ lái và trục lái; 20.Sự làm việc của trợ lực lái; 21. Các bàn điều khiển: phanh, ly hợp; 22. Sự làm việc của ly hợp; 23.Cơ cấu điều khiển hộp số; 24.Cơ cấu điều khiển phanh đỗ; 26. Ghế người lái, dây đai an toàn; 28. Sàn bệ, buồng lái; 30. Dây dẫn điện (phần trên)
2.2. Vị trí 2: Kiểm tra các hạng mục theo thứ tự sau: Cửa và tay nắm cửa (bên lái),Kính chắn gió (cửa bên lái), bậc lên xuống (bên lái), Định vị gương quan sát phía sau (bên lái), Thân vỏ, buồng lái (bên lái), Định vị gạt nước, phun nước rửa kính (phía trước, bên lái)
2.5. Vị trí 5 : Kiểm tra các hạng mục theo thứ tự sau: Thân vỏ, Bậc lên xuống, Cửa và tay nắm cửa, Kính chắn gió cửa (phía sau-bên phụ).
3.3 Quy trình kiểm tra công đoạn 3
1. Yêu cầu khi thực hiện kiểm tra
- Vị trí kiểm tra: Khu vực lắp đặt bố trí thiết bị; Vị trí của đăng kiểm viên thực hiện kiểm tra là ở vị trí số 7 (cabin lái xe); trong trường hợp đặc biệt (được sự chấp nhận của cơ quan chức năng) khu vực kiểm tra được thực hiện trên đường thử (vi dụ: xe quá khổ, quá tải; khu vực hải đảo không trang bị được thiết bị...).
- Chuẩn bị xe: Chọn đúng biển số xe cần kiểm tra đã được đăng ký kiểm định và trong tình trạng hoạt động bình thường;
- Thiết bị kiểm tra: Thiết bị đo độ trượt ngang của bánh xe; Thiết bị cân trọng lượng; Thiết bị kiểm tra phanh; các thiết bị trong tình trạng hoạt động bình thường
2. Quy trình kiểm tra: Chuẩn bị địa điểm kiểm tra → Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ ở trạng thái sẵn sàng kiểm tra → Chuẩn bị xe vào kiểm tra trong trạng thái hoạt động bình thường → Tiến hành thao tác kiểm tra → Ghi nhận, truyền và đánh giá kết quả.
=> Tất cả các hạng mục đều “ Đạt”
3.4 Quy trình kiểm tra công đoạn 4
Công đoạn 4: gồm 04 hạng mục kiểm tra được đánh số thứ tự từ 35-38.
1. Yêu cầu :
- Vị trí kiểm tra: Khu vực bố trí thiết bị kiểm tra;
- Chuẩn bị xe: Chọn đúng biển số xe cần kiểm tra đã được đăng ký kiểm định và xe trong tình trạng hoạt động bình thường;
- Thiết bị kiểm tra: Thiết bị đo độ ồn phương tiện và âm lượng còi; thiết bị phân tích khí xả động cơ cháy cưỡng bức, thiết bị đo độ khói động cơ cháy do nén. Các thiết bị hoạt động bình thường.
2. Quy trình kiểm tra: Chuẩn bị địa điểm kiểm tra → Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ ở trạng thái sẵn sàng kiểm tra → Chuẩn bị xe vào kiểm tra trong trạng thái hoạt động bình thường → Tiến hành thao tác kiểm tra → Ghi nhận, truyền và đánh giá kết quả.
=> Tất cả các hạng mục đều “ Đạt”.
3.5 Quy trình kiểm tra công đoạn 5
Công đoạn 5: gồm 18 hạng mục kiểm tra được đánh số thứ tự từ 39-56.
1. Yêu cầu:
- Kiểm tra vị trí số 9, 10 (dưới gầm xe): Kiểm tra các hạng mục theo trình tự từ đầu xe đến cuối xe hoặc ngược lại, tránh đi lại nhiều lần.
- Kiểm tra các vị trí 7, 2, 1, 6, 5 và 3 thực hiện như sau: Kích lần lượt từng cầu kiểm tra sự làm việc của trục lái và cơ cấu lái, kiểm tra các moay ơ bánh xe và sự bó kẹt bánh xe.
- Trình tự thực hiện kiểm tra có thể thay đổi tùy thuộc từng kiểu loại xe, kết cấu, vị trí lắp đặt, tính năng hoạt động của các cụm chi tiết, nhưng phải thể hiện được tính hợp lý và khoa học.
2. Quy trình kiểm tra:
2.1. Vị trí số 9, 10: Kiểm tra các hạng mục còn lại của công đoạn 5.
2.3. Vị trí số 2: Kiểm tra các hạng mục: Moay ơ bánh xe (dẫn hướng bên trái), ngõng quay lái (bên trái).
- Thiết bị, dụng cụ kiểm tra: Kích nâng xe, thanh đòn bẩy, găng tay, gỗ chèn.
- Trình tự thực hiện kiểm tra:
2.4. Vị trí số 1: Kiểm tra hạng mục:
- Thiết bị, dụng cụ kiểm tra: Búa, găng tay.
=> Tất cả các hạng mục đều “ Đạt”.
Như vậy,phương tiện xe cơ giới ô tô con HONDA ARCORD 2018 trảiqua 5 công đoạn kiểm tra và “đạt” tất cả các hạng mục.Đủ điều kiện về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường,được phép lưu hành trong giao thông đường bộ.
KẾT LUẬN
Từ kết quả kiểm định ta đã kiểm tra được các hạng mục của xe ô tô con,cho thấy xe đủ điều kiện về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và đồng thời là phương tiện được cấp phép lưu hành trong nước.
Đề tài đã giúp em hiểu rõ hơn,tiếp cận nhiều hơn với việc kiểm định xe ô tô về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Em xin trân trọng cảm ơn PGS.TS ………… - Bộ môn Cơkhí ô tô - Trường Đại học Giao thông vận tải đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài. Đề tài được hoàn thành với sự cố gắng nỗ lực của bản thân,nhưng với điều kiện thời gian có hạn,đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định,kính mong các Thầy cô giáo chỉ bảo và đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thí nghiệm ô tô-Nguyễn Thành Công(2012)
2. Tài liệu tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao(3/2017)
3. Thông tư 70/2015/TT-BGTVT(9/1/2015)
4. Nghị định 63/2016/NĐ-CP(1/7/2016)
5. Các tài liệu trên Internet khác.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"