MỤC LỤC
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.
HÌNH DẠNG CỦA XE MAZDA_WAGON.
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỘNG CƠ XE MAZDA
1.1 Giới thiệu chung
1.2 Các cơ cấu và hệ thống chính của động cơ
1.2.1 Các cụm chi tiết của cơ cấu.
1.2.2 Hệ thống làm mát.
1.2.3 Hệ thống bôi trơn.
Chương 2: KIỂM NGHIỆM ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC TẠI ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM
2.1 Mục đích tính toán.
2.2 Chế độ tính toán.
2.3 Tính toán chu trình công tác của động cơ.
2.3.1 Các số liệu ban đầu.
2.3.2 Chọn các thông số tính toán.
2.3.3 Tính toán các quá trình và chu trình công tác.
2.4 Xác định các thông số đánh giá chu trình công tác và sự làm việc của động cơ.
2.5 Dựng đường đặc tính ngoài của động cơ.
Chương 3: KHAI THÁC HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU.
3.1 Khái quát về hệ thống cung cấp nhiên liệu
3.2 Cấu tạo của hệ thống cung cấp nhiên liệu
3.2.1 Mảng hệ thống nạp khí
3.2.2 Mảng hệ thống nhiên liệu
3.2.3 Mảng hệ thống điều khiền điện tử
3.3 . Chẩn đoán, bảo dưỡng hệ thống cung cấp nhiên liệu.
3.3.1 Chẩn đoán hệ thống cung cấp nhiên liệu.
3.3.2 Bảo dưỡng hệ thống cung cấp nhiên liệu.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI NÓI ĐẦU
Động cơ đốt trong từ khi ra đời đã chứng minh được nhiều tính ưu việt của nó trong các ngành cơ khí, kỹ thuật... và trong thực tế. Tuy nhiên, ở nước ta, do điều kiện kinh tế còn chưa phát triển nên việc chế tạo động cơ, nhất là các động cơ mới còn gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, đại đa số các động cơ hiện nay mà chúng ta có được đều phải nhập từ nước ngoài nhưng do điều kiện địa hình, khí hậu... nên một số các thông số của động cơ bị thay đổi.
Do đó, việc kiểm nghiệm các động cơ là một việc rất quan trọng, nhất là đối với các học viên ngành xe. Thông qua việc thực hiện đồ án tốt nghiệp học viên sẽ được hiểu biết hơn về các loại động cơ, đồng thời, học viên được làm quen với những phương pháp giải quyết một vấn đề kỹ thuật cụ thể nhằm góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp cũng như giải quyết những vấn đề kỹ thuật trong hoạt động thực tiễn sau này.
Nhiệm vụ của đồ án là “Tính toán kiểm nghiệm động cơ Mazda -Wagon làm việc trong điều kiện Việt Nam và khai thác hệ thống cung cấp nhiên liệu của động cơ”. Trong đề tài tôi cần giải quyết các vấn đề sau:
- Giới thiệu chung về động cơ
- Kiểm nghiệm động cơ làm việc tại điều kiện Việt Nam
- Khai thác hệ thống cung cấp nhiên liệu của động cơ
Trong quá trình làm đồ án, do tài liệu chủ yếu là tiếng nước ngoài, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự góp ý của các thầy giáo và của các bạn đọc.
Trong quá trình thực hiện đồ án tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo : ThS…………. cùng các thầy giáo trong bộ môn Động cơ đã giúp đỡ tôi hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỘNG CƠ XE MAZDA - WAGON
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG
Động cơ MAZDA - WAGON là động cơ xăng 4 kỳ, 4 xy lanh được bố trí thành một hàng phun xăng nhiều điểm vào cửa nạp.
- Có đường kính xy lanh D = 65 (mm)
- Hành trình của pít tông S = 66 (mm).
- Tỉ số nén e = 10,5
- Thứ tự công tác của các xy lanh là: 1 - 3 - 4 - 2
- Công suất cực đại của động cơ Nemax = 44 (kW)
- Số vòng quay ở chế độ công suất cực đại : nN = 6000 ( v/ph)
1.2. CÁC CƠ CẤU VÀ HỆ THỐNG CHÍNH CỦA ĐỘNG CƠ.
1.2.1. Các cụm chi tiết của các cơ cấu.
a. Thân máy.
Thân máy được đúc liền một khối, vật liệu để đúc thân là gang. Các vách ngăn ở các te trên có các gân để tăng độ cứng vững cho thân, thân phía trong có các bệ để lắp ổ trục chính Nắp gối đỡ ổ trục chính được bắt bằng bu lông, ngoài ra còn có các đường lỗ tạo áo nước để làm mát cho động cơ.
b. Nắp máy.
Nắp máy được thể hiện trên hình 2.
c. Nhóm pít tông - thanh truyền.
Trong các chi tiết chuyển động của cơ cấu trục khuỷu - thanh truyền, các chi tiết thuộc nhóm pít tông - thanh truyền là các chi tiết chịu phụ tải lớn cả về cơ và nhiệt, các chi tiết bị mài mòn nhanh gồm pít tông, xéc măng và bạc lót ở đầu nhỏ, bạc lót ở đầu to thanh truyền.
e. Cơ cấu phối khí.
Cơ cấu phối khí được thể hiện trên hình 7.
Cơ cấu phối khí và truyền động có nhiệm vụ điều khiển thời điểm và quá trình đóng mở xu páp để thực hiện việc nạp mới và thải sản vật cháy ra khỏi xy lanh động cơ.
Nhiệm vụ chính của trục cam dùng để dẫn động cho các xu páp. Trục cam được chế tạo bằng thép.
1.2.2. Hệ thống làm mát.
a. Nhiệm vụ và yêu cầu hệ thống làm mát trên xe.
* Nhiệm vụ:
Trong quaự trỡnh ủoọng cụ hoaùt ủoọng, nhieọt lửụùng truyeàn cho caực chi tieỏt tieỏp xuực vụựi khớ chaựy ( nhử: pớt toõng, xeực maờng, xu paựp, naộp xi lanh, thaứnh xi lanh… ) chieỏm khoaỷng ( 25-35 )% nhieọt lửụùng do nhieõn lieọu chaựy toỷa ra.
b. Các cụm chi tiết chính của hệ thống làm mát.
* Két làm mát (két nước)
Két làm mát dùng để hạ nhiệt độ của nước từ động cơ ra rồi lại đưa trở vào làm mát động cơ. Két mát gồm 3 phần: Ngăn trên chứa nước nóng, ngăn dưới chứa nước nguội và dàn ống truyền nhiệt nối ngăn trên và ngăn dưới với nhau. Két mát được thể hiện trên hình 10.
* Bơm nước:
Trong hệ thống làm mát bằng nước, bơm nước có công dụng tạo ra dòng nước luân chuyển cưỡng bức trong hệ thống để nâng cao chất lượng làm mát. Động cơ sử dụng bơm nước kiểu ly tâm, vì nó làm việc chắc chắn, hiệu quả cao, dễ chế tạo và tuổi thọ cao…
1.2.3. Hệ thống bôi trơn
a. Nhiệm vụ và yêu cầu hệ thống bôi trơn.
* Nhiệm vụ:
Hệ thống bôi trơn của động cơ có nhiệm vụ đưa dầu đến các bề mặt làm việc của các chi tiết, đồng thời lọc sạch các tạp chất lẫn trong dầu nhờn khi dầu nhờn tẩy rửa các bề mặt làm việc này và làm mát dầu nhờn để đảm bảo tính năng lí hoá của nó.
* Yêu cầu:
Hệ thống bôi trơn của động cơ phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phải bảo đảm bôi trơn, làm mát, tẩy rửa các bề mặt làm việc của các chi tiết, ổ trục và bao kín một số bộ phân của động cơ trong quá trình làm việc.
- Bảo đảm áp suất dầu theo tiêu chuẩn.
c. Các cụm chi tiết chính của hệ thống bôi trơn .
* Bơm dầu:
Bơm dầu là một trong những bộ phận quan trọng của động cơ, có công dụng hút dầu từ thùng cung cấp cho hệ thống bôi trơn dưới một áp suất nhất
định để thực hiện nhiệm vụ bôi trơn.
* Bầu lọc dầu bôi trơn:
Lọc sạch các tạp chất, cặn bẩn, nước và keo tạo ra khi động cơ hoạt động có lẫn trong dầu bôi trơn, để đảm bảo tính năng lý hoá của dầu bôi trơn. Bầu lọc dầu bôi trơn được thể hiện trên hình 21.
e. Th«ng gi hp trơc khủu.
Trong quá trình động cơ làm việc, khí thể có nhiệt độ cao thường lọt từ buồng cháy xuống hộp trục khuỷu mang theo hơi nhiên liệu và các sản phẩm cháy làm phân hủy dầu bôi trơn. Do đó, để tránh tác hại này, hộp trục khuỷu phải được thông gió liên tục để giảm nồng độ khí bẩn tiếp xúc với dầu.
Chương 2
KIỂM NGHIỆM ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC TẠI ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM
2.1. MỤC ĐÍCH TÍNH TOÁN
Mục đích tính toán chu trình công tác là xác định các chỉ tiêu về kinh tế, hiệu quả của chu trình công tác và sự làm việc của động cơ
Việc tính toán kiểm nghiệm động cơ cho ta các thông số để kiểm tra tính kinh tế và hiệu quả của động cơ khi môi trường sử dụng hoặc chủng loại nhiên liệu thay đổi.
2.2. CHẾ ĐỘ TÍNH TOÁN.
Chế độ làm việc của động cơ được đặc trưng bằng các thông số cơ bản như công suất có ích, mô men xoắn có ích , tốc độ quay và nhiều thông số khác. Các thông số ấy có thể ổn định hoặc thay đổi trong một phạm vi rộng tuỳ theo công dụng của động cơ .
2.3. TÍNH TOÁN CHU TRÌNH CÔNG TÁC CỦA ĐỘNG CƠ.
2.3.1. Các số liệu ban đầu.
- Công suất có ích lớn nhất: Nemax = 44 ( kW)
- Số vòng quay ứng với công suất cực đại: nN = 6000 (v/ph)
- Đường kính xy lanh: D = 55 mm
- Hành trình pít tông: S = 56 mm
- Tỉ số nén : e = 10,5
- Thể tích công tác: VH = 0,8756 dm3
- Mô men xoắn cực đại: Memax = 90 Nm
- Số vòng quay ứng với mo men xoắn cực đại: nM = 3000 v/ph
- Số xy lanh của động cơ : i = 4
2.3.2. Chọn các thông số tính toán.
* Tốc độ trung bình của pít tông (CTB).
Giá trị của CTB được xác định thông qua hai thông số đã biết theo biểu thức sau
CTB = 13,2 ( m/s )
* Nhiệt độ môi trường (T0).
Nhiệt độ của môi trường cũng ảnh hưởng đến chất lượng của quá trình trao đổi khí. T0 càng cao thì không khí càng loãng nên khối lượng riêng càng giảm .
* Áp suất của môi trường (p0).
Do đó ta chọn : p0 = 0,103 ( MN/m2)
* Hệ số nạp (hv).
Hệ số nạp hv là tỷ số giữa lượng khí thực tế được nạp vào xy lanh động cơ và lượng khí có thể nạp vào xy lanh trong một hành trình của pít tông khi nhiệt độ, áp suất trong xy lanh bằng nhiệt độ và áp suất trước cửa nạp.
* Nhiệt trị thấp của nhiên liệu (QT).
Với nhiên liệu thể lỏng, QT thường được tính với 1 kg nhiên liệu.
Với nhiên liệu xăng ta có : QT = 44 .103 (KJ/Kgnl)
* Chỉ số dãn nở đa biến trung bình (n2).
Để thuận tiện trong việc tính toán và vẫn đảm bảo độ chính xác nhất định ta dùng giá trị trung bình n2 ( n2 = 1,23 ữ 1,27).
Ta chọn : n2 = 1,23
2.3.3. Tính toán các quá trình của chu trình công tác .
a. Tính toán quá trình trao đổi khí .
Mục đích của việc tính toán quá trình trao đổi khí là xác định các thông số chủ yếu cuối quá trình nạp chính (ở điểm a) như áp suất pa và nhiệt độ Ta.
* Hệ số khí sót (gr) :
Thay số vào ta được: gr = 0,04285
* Nhiệt độ cuối quá trình nạp (Ta) :
Thay số vào ta được: Ta = 345,0644 (0K)
* Áp suất cuối quá trình nạp (pa) :
Thay số vào ta được: pa = 0,096 (MN/m2)
b. Tính toán quá trình nén :
Mục đích của việc tính toán quá trình nén là xác định các thông số như áp suất pc và nhiệt độ Tc ở cuối quá trình nén.
* Áp suất cuối quá trình nén (pc) :
Thay số vào ta được:
pc = 0,096.10,51,39= 2,5212 (MN/m2)
* Nhiệt độ cuối quá trình nén (Tc) :
Thay số vào ta được: Tc = 345,0644. 10,50,39 = 863,305 (0K)
d. Tính toán quá trình dãn nở .
Mục đích tính toán quá trình dãn nở là xác định các giá trị áp suất pb và nhiệt độ Tb ở cuối quá trình dãn nở.
* Áp suất cuối quá trình dãn nở Pb :
Thay số vào ta được: Pb = 0,4978 (MN/m2)
* Nhiệt độ cuối quá trình dãn nở Tb :
Thay số vào ta được: Tb = 1661,312 (0K)
2.4. XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ ĐÁNH GIÁ CHU TRÌNH CÔNG TÁC VÀ SỰ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ.
2.4.1. Các thông số chỉ thị
Đó là những thông số đặc trưng cho chu trình công tác của động cơ. Khi xác định các thông số chỉ thị, ta chưa kể đến các dạng tổn thất về nhiệt.
* Áp suất chỉ thị trung bình lý thuyết p’i :
Thay số vào ta được: pi’=1,3077 (MN/m2)
* Áp suất chỉ thị trung bình thực tế pi :
Thay số vào ta được: pi = 1,3077.0,96 = 1,2554 (MN/m2)
2.4.2. Các thông số có ích
Các thông số có ích là những thông số đặc trưng cho sự làm việc của động cơ.
* Áp suất có ích trung bình pe :
Thay số vào ta được:
pe = 1,2554 - 0,2546 = 1,001 (MN/m2)
* Hiệu suất có ích he:
Thay số vào ta được:
he = 0,387.0,797 = 0,3084
* Mô men xoắn có ích tại vòng quay cực đại Me:
Thay số vào ta được :
Me = 67,783 (Nm)
Kết luận : Các thông số lựa chọn là hợp lý, động cơ đảm bảo làm việc ổn định với điều kiện môi trường ở Việt Nam.
2.5. DỰNG ĐƯỜNG ĐẶC TÍNH NGOÀI CỦA ĐỘNG CƠ .
Đặc tính ngoài là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của các chỉ tiêu như công suất có ích Ne, mômen xoắn có ích Me, lượng tiêu hao nhiên liệu trong một giờ Gnl và suất tiêu hao nhiên liệu có ích ge vào số vòng quay của trục khuỷu n(vg/ph) khi bướm ga mở hoàn toàn
Ne , Me , ge : Là các giá trị biến thiên của công suất , mô men xoắn và suất tiêu hao nhiên liệu có ích ứng với từng giá trị số vòng quay
Bảng giá trị Ne, Me, ge, Gnl ứng với từng giá trị số vòng quay n.
- Đồ thị đường đặc tính ngoài.
Chương 3
KHAI THÁC HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU
3.1. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU.
Hệ thống cung cấp nhiên liệu của động cơ là hệ thống phun xăng nhiều điểm, điều khiển bằng điện tử. Xăng phun vào cửa nạp của xy lanh động cơ theo từng lúc không phun liên tục.
Bơm xăng cung cấp nhiên liệu cho động cơ và tạo áp suất đủ mạnh để phun vào xy lanh. Hộp ECU điều khiển các vòi phun xăng phun nhiên liệu vào cửa nạp.
Sơ đồ hệ thống phun xăng điện tử được thể hiện trên hình 24.
3.2. CẤU TẠO CỦA HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU.
Cấu tạo của hệ thống cung cấp nhiên liệu có thể chia làm 3 mảng hệ thống cơ bản sau:
- Mảng hệ thống điều khiển điện tử.
- Mảng hệ thống nhiên liệu.
- Mảng hệ thống khí nạp.
3.2.1. Những hư hỏng hệ thống khí.
a. Nguyên lý làm việc chung của hệ thống.
Hệ thống cung cấp lượng không khí cần thiết cho quá trình cháy trong xy lanh. Lượng không khí sẽ đi qua lọc gió, sau đó đi qua cảm biến lưu lượng khí nạp, cổ họng gió, khoang nạp khí và đường ống nạp, sau đó đến từng xy lanh.
b. Một số cụm chi tiết chính của hệ thống.
Khi dòng không khí chuyển động qua lưu lượng kế, trên cửa đo sẽ có một lực tác dụng tương ứng với lưu lượng thể tích của không khí Qkk làm cửa đo xoay di một góc a. Lò xo xoắn có tác dụng giữ cửa đo nằm ổn định ở vị trí góc xoay a nhất định.
* Cổ họng gió
Cổ họng gió bao gồm: bướm ga để điều khiển lượng không khí nạp trong quá trình hoạt động bình thường của động cơ, và một van khí phụ, cho phép một lượng không khí nhỏ đi qua trong quá trình chạy không tải.
* Van khí phụ
Van khí phụ cấu tạo gồm van nhiệt 1 (trong có chứa chất giãn nở dưới tác dụng của nhiệt độ), lò xo của van nhiệt 2, van lưu thông 3; lò xo của van lưu thông 4. (hình 29)
3.2.2. Những hư hỏng hệ thống nhiên liệu
Hệ thống nhiên liệu có nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu đến các vòi phun với một áp suất không đổi. Trong đó, nhiên liệu được hút ra khỏi bình bằng bơm nhiên liệu, qua bầu lọc và đến các vòi phun. Vòi phun sẽ phun nhiên liệu vào đường ống nạp tuỳ theo các tín hiệu phun được gửi đến từ bộ vi xử lí.
* Bơm nhiêm liệu.
Bơm x¨ng được lắp trong thùng và ngâm hoàn toàn trong xăng. Xăng có tác dụng làm mát và bôi trơn cho bơm. Khi có dịng điện qua bơm, rô to và bánh công tác của bơm sẽ quay.
* Sơ đồ mạch điện điều khiển sự làm việc của bơm (thể hiện trên hình 33).
Khi động cơ quay, dòng điện chạy từ cực ST của khoá điện đến cuôn dây L2 của rơle mở mạch, sau đó tiếp mát. Do đó, rơ le mở mạch bật và kết quả là dòng điện chạy đến bơm xăng.
* Bộ giảm dao động áp suất.
Do áp suất nhiên liệu được duy trì 2,55 đến 2,9KG/cm2 nên trên đường đi có sự dao động nhất định do quá trình phun nhiên liệu gây ra. Để giảm dao động đó cần có bộ giảm dao động áp suất (hình 35).
3.2.3. Những hệ thống điều khiển điện tử.
* Hộp xử lý điều khiển điện tử ECU.
Hộp ECU động cơ của hệ thống phun xăng điện tử là một hộp kim loại, được lắp đặt vào nơi thoáng mát, không bị ảnh hưởng nhiệt độ của động cơ. Bên ngoài hộp ECU có trang bị ổ cắm dây cho phép ECU liên hệ với các vòi phun xăng, với các bộ cảm biến, với bộ phận đánh lửa và các bộ phận điện khác.
3.3. CHẨN ĐOÁN BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU.
3.3.1. Chẩn đoán hệ thống cung cấp nhiên liệu.
a. Kiểm tra bằng cách quan sát.
Khi có vấn đề trục trặc về tính năng hoạt động của xe, nhưng “đèn báo sự cố” trên bảng điều khiển không sáng thì bước đầu tiên trong việc chẩn đoán sự cố là kiểm tra bằng cách quan sát.
b. Lấy và diễn dịch mã hỏng hóc.
Ô tô Mazda đòi hỏi phải có thiết bị chuyên dùng để diễn dịch và lấy ra các mã hỏng hóc. Tuy nhiên, đèn thử LED đấu vào các ổ giắc kiểm tra đèn sẽ chớp báo mã hỏng hóc. Sau đây là phương pháp lấy mã hỏng hóc từ đèn LED.
3.3.2. Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu.
a. Bảo dưỡng bầu lọc nhiên liệu.
Nhiên liệu đi qua 2 bầu lọc trước khi đến các vòi phun. Bộ lọc của bơm nhiên liệu hay bộ lọc trong thùng nhiên liệu thì thông thường không cần bảo dưỡng.
b. Bảo dưỡng bơm nhiên liệu.
Bơm nhiên liệu của động cơ được đặt trong thùng nhiên liệu. Bơm và các bộ phận đo lường nhiên liệu được gắn trên cùng 1 giá.
c. Bảo dưỡng vòi phun.
Cặn đóng trên đỉnh vòi phun sẽ ngăn cản sự phun nhiên liệu, dẫn đến hậu quả là động cơ nổ không tròn, mất công suất và hiệu quả sử dụng nhiên liệu kém. Hình 49 so sánh đỉnh của một vòi phun sạch và đỉnh của một vòi phun bị bẩn.
KẾT LUẬN
Qua thời gian nghiên cứu và thu thập tài liệu, vận dụng những kiến thức đã được học trên lý thuyết cũng như trên thực tế. Đồng thời được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình, chu đáo của thầy giáo: ThS………….. cùng các thầy giáo trong bộ môn “Động Cơ ” và sự nỗ lực của bản thân. Đến nay bản thuyết minh và các bản vẽ theo yêu cầu của đề tài đã hoàn chỉnh
Bản thuyết minh đã thể hiện các thông số được lựa chọn, kết quả tính toán, các số liệu liên quan đảm bảo đầy đủ những nội dung mà nhiệm vụ đã đặt ra.
Qua quá trình làm đồ án tôi cũng đã hiểu biết thêm về các kết cấu cũng như những đặc điểm của các xe hiện đại, từ đó có thể hiểu sâu hơn về sự khác nhau so với xe quân sự.
Với những gì bản thân đã thể hiện trong việc lựa chọn, tính toán và vẽ các bản vẽ chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự giúp đỡ của các thầy giáo trong bộ môn bộ môn “ Động Cơ” để bản thân tôi khắc phục những sai sót để ngày càng tiến bộ hơn. Đáp ứng được những yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá mà đất nước đã đặt ra.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn !
Vĩnh Yên, ngày … tháng … năm 20…
Học viên thực hiện
………………..
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Ngọc Ân
Khai thác kỹ thuật các kết cấu mới của ô tô Nhật Bản
Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật 1995.
2. Lại Văn Định - Vi Hữu Thành.
Kết cấu và tính toán động cơ đốt trong
Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự 1996.
3. Hà Quang Minh.
Nguyên lý, kết cấu và khai thác các hệ thống phun xăng trên động cơ ô tô hiện đại.
Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự 1999.
4. Nguyễn Oanh
Ô tô thế hệ mới phun xăng điện tử EFI
Nhà xuất bản tổng hợp TPHCM 2005.
5. Vi Hữu Thành - Vũ Anh Tuấn
Hướng dẫn đồ án môn học động cơ đốt trong
Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự 2003.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"