ĐỒ ÁN TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE TOYOTA HIACE

Mã đồ án OTTN003021877
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 360MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ tổng thể xe Toyota Hiace, bản vẽ mạch điện hệ thống điều hòa trên xe Toyota Hiace, bản vẽ mạch điện điều khiển quạt và máy nén, bản vẽ sơ đồ hệ thống lạnh trên xe ô tô, bản vẽ kết cấu các chi tiết của hệ thống điều hòa không khí, bản vẽ cấu tạo máy nén và ly hợp điện tử); file word (Bản thuyết minh, bản trình chiếu bảo vệ Power point…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE TOYOTA HIACE.

Giá: 1,290,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

PHỤ LỤC.. 1

LỜI NÓI ĐẦU.. 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE.. 4

1.1.Chức năng của hệ thống điều hòa trên oto. 4

1.2.Các thành phần trong hệ thống điều hòa ô tô. 4

1.2.1.Hệ thống sưởi ấm.. 4

1.2.2.Hệ thống làm lạnh. 7

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE TOYOTA HIACE   12

2.1 Các thành phần chính trong hệ thống điều hòa trên xe toyota HIACE.. 12

2.1.1.Máy Nén. 13

2.1.2.Ly hợp từ. 21

2.1.3.Bộ ngưng tụ (hay giàn nóng). 23

2.1.4.Bình lọc khô (phin). 24

2.1.5.Van tiết lưu hay van giản nở. 26

2.1.6.Bộ bay hơi ( bộ giản nở). 27

2.1.7. Hệ thống đường ống cao áp và thấp áp. 30

2.1.8.Các bộ phận phụ khác. 31

2.2.Điều khiển hệ thống điều hòa ô tô HIACE.. 36

2.2.1.Điều khiển công tắc áp suất 36

2.2.2.Điều khiển nhiệt độ giàn lạnh. 37

2.2.3.Hệ thống bảo vệ đai dẫn động. 39

2.2.4.Hệ thống điều khiển máy nén 2 giai đoạn. 40

2.2.5.Điều khiển điều hoà kép (Máy lạnh phía sau). 41

2.2.6.Điều khiển bù không tải 42

2.2.7.Điều khiển quạt điện. 42

2.2.8.Điều khiển trộn khí 43

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE TOYOTA HIACE   45

3.1. Tính toán các đại lượng cơ bản của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô. 45

3.1.1. Xác định lớp cách nhiệt của trần xe. 45

3.1.2. Tính nhiệt 48

3.1.3. Tính chu trình và kiểm tra máy nén. 51

3.1.4. Tính chọn giàn ngưng. 54

CHƯƠNG 4: KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE TOYOTA HIACE.. 56

4.1.Quy trình kiểm tra. 56

4.2.Bảo dưỡng và kiểm tra hệ thống điện lạnh ô tô. 56

4.2.1.Bảo dưỡng máy nén: 56

4.2.2.Bảo dưỡng ly hợp máy nén: 56

4.2.3.Bảo dưỡng dàn nóng: 57

4.2.4.Bảo dưỡng bộ sấy khô: 57

4.2.5.Bảo dưỡng quạt dàn nóng: 57

4.2.6.Kiểm tra thông qua kính kiểm tra trên đường ống: 58

4.2.7.Sử dụng đồng hồ đo áp suất kiểm tra tình trạng hệ thống lạnh. 59

4.3.Quy trình tháo lắp và sửa chữa. 64

4.3.1.Quy trình tháo lắp máy nén. 64

4.3.2.Quy trình tháo lắp mô tơ quạt gió. 67

4.3.3.Quy trình tháo lắp giàn nóng. 67

4.3.4.Quy trình tháo lắp giàn lạnh. 69

KẾT LUẬN.. 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 77

LỜI NÓI ĐẦU

Trải qua từng giai đoạn tồn tại và phát triển, con người đã có ý thức tự thích nghi với môi trường sống. Ý thức được việc phải tạo ra điều hòa không khí xung quanh mình - mùa đông thì sưởi ấm, mùa hạ thì thông gió tự nhiên hoặc cưỡng bức.

Ngày nay, điều hòa tiện nghi không thể thiếu trong các tòa nhà, khách sạn, văn phòng, nhà hàng, các dịch vụ du lịch, văn hóa, y tế…mà còn trong cả các phương tiện đi lại như ôtô, tàu hỏa, tàu thủy…

Kể từ khi chiếc xe ôtô đầu tiên ra đời, theo thời gian để đáp nhu cầu cuộc sống của con người những chiếc xe ôtô ra đời sau này ngày một tiện nghi hơn, hoàn thiện hơn, và hiện đại hơn. Một trong những tiện nghi phổ biến là hệ thống điều hòa không khí trong ôtô. Đây là một hệ thống mang tính hiện đại và công nghệ cao.

Được sự đồng ý của bộ môn, em đã được giao thực hiện chuyên đề tốt nghiệp với đề tài : “Tính Toán Thiết Kế Hệ Thống Điều Hòa Không Khí Trên Ôtô”, với các nội dung :

Nội dung của chuyên đề tốt nghiệp gồm :

Chương 1 : Tổng Quan Về Hệ Thống Điều Hòa Trên Ôtô.

Chương 2 : Phân Tích Kết Cấu Hệ Thống Điều Hòa Không Khí Trên Xe Toyota Hiace.

Chương 3: Tính Toán Thiết Kế Hệ Thống Hệ Thống Điều Hòa Không Khí Xe Toyota Hiace.

Chương 4: Kiểm Tra, Bảo Dưỡng, Sửa Chữa Hệ Thống Điều Hòa Không Khí Trên Xe Toyota Hiace.

Chương 5 : Kết Luận

Trong quá trình thực hiện chuyên đề, em được thầy giáo: TS…………….. đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, tạo điều kiện thuận lợi về mặt tinh thần cũng như trang thiết bị và tài liệu nghiên cứu. Bên cạnh dó là sự giúp đỡ hết sức quý báu của các thầy trong khoa cơ khí Trường Đại Học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải đã hỗ trợ để em có thể  hoàn thành tốt nhất chuyên đề tốt nghiệp của mình.

Luận văn đã hoàn thành. Xong, do khả năng còn nhiều hạn chế, thời gian thực hiện có hạn, và vì một số lý do khách quan, n ên chắc chắn không thể tránh khỏi những sự sai sót. Rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý của các quí thầy cô và các bạn sinh viên.

Em xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE

1.1.Chức năng của hệ thống điều hòa trên oto

Điều hoà không khí trong ôtô để đạt được các mục đích chức năng sau đây:

- Lọc sạch, tinh khiết khối không khí trước khi đưa vào cabin ôtô.

- Rút sạch chất ẩm ướt trong không khí này.

1.2.Các thành phần trong hệ thống điều hòa ô tô

1.2.1.Hệ thống sưởi ấm

Một thiết bị sấy không khí trong xe hay hút khí sạch bên ngoài vào bên trong khoang hành khách.

1.2.2.Hệ thống làm lạnh.

1.2.2.1.Các thành phần chính

Thiết bị lạnh ôtô bao gồm: Máy nén, thiết bị ngưng tụ, bình lọc/hút ẩm, thiết bị giãn nở, thiết bị bay hơi và một số thiết bị khác nhằm đảm bảo cho hệ thống lạnh hoạt động hiệu quả nhất. Hình 1.7 giới thiệu các thành phần của hệ thống lạnh trên ôtô và vị trí của nó trên hệ thống.

1.2.2.2.Phân loại hệ thống điện lạnh ôtô

Hệ thống điều hoà không khí ôtô được phân loại theo vị trí lắp đặt và theo chức năng của cụm điều hoà.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE TOYOTA HIACE

2.1 Các thành phần chính trong hệ thống điều hòa trên xe toyota HIACE

Bố trí trên xe hệ thống lạnh trên xe HIACE như hình 2.1, 2.2..

2.1.1.Máy Nén

2.1.1.1.Máy nén loại piston tay quay

Loại này chỉ sử dụng cho môi chất lạnh R12, có thể được thiết kế nhiều xylanh bố trí thằng hàng, hoặc bố trí hình chữ V

2.1.1.2.Máy nén piston kiểu cam nghiêng.

Máy nén trong hệ thống điều hòa không khí là loại máy nén đặc biệt dùng trong kỹ thuật lạnh, hoạt động như một cái bơm để hút môi chất ở áp suất thấp nhiệt độ thấp sinh ra ở giàn bay hơi rồi nén lên áp suất cao (100psi; 7÷17.5 kgf/cm2) và nhiệt độ cao để đẩy vào giàn ngưng tụ, đảm bảo sự tuần hoàn của môi chất lạnh một cách hợp lý và tăng mức độ trao đổi nhiệt của môi chất lạnh trong hệ thống.

2.1.1.3. Máy nén piston mâm dao động

Máy nén này có nguyên lý hoạt động giống như loại máy nén piston kiểu cam nghiêng, tuy nhiên về mặt cấu tạo cũng có vài điểm khác nhau. Máy nén kiểu này cũng dẫn động piston bằng mâm dao động, piston ở đây chỉ làm việc ở một phía, và có 1 xecmăng.

2.1.1.4. Máy nén quay loại cánh gạt

a. Cấu tạo:

Loại máy nén này không dùng piston. Mà được cấu tạo gồm 1 roto với 4 cánh  gạt đặt lồng vào roto và một vỏ bơm có vách trong tinh chế. Khi trục bơm và các cánh gạt quay, vách vỏ bơm và các cách gạt sẽ hình thành những buồng bơm, cá buông này có thể thay đổi thể tích rông ra hay co thắt lại khi trục bơm quay – nở rộng thể tích ra để hút môi chất lạnh ở phía có áp lực và nhiệt độ thấp vào buông bơm, co thể tích lại để ép chất làm lạnh đi đến phía có áp lực và nhiệt độ cao.

b. Nguyên lý hoạt động của máy nén cánh gạt được trình bày như sau:

Hành trình hút: khi roto quay, lực ly tâm bắn các cánh gạt tỳ kín vào vách máy nén,giữa 2 cách van (a), (b) và vách trong của vỏ máy nén sẽ tạo ra một thể tích lớn. chuyển động này hút hơi môi chất lạnh vào phần thể tích vừa tạo ra khi phần tích này quay ngang qua lỗ nạp môi chất được bố trí trên thân vỏ máy nén (hình a).

2.1.2.Ly hợp từ

a. Nhiệm vụ

Bộ ly hợp điện tử trên xe, có nhiệm vụ là đóng mở ly hợp để dừng hoặc mở máy nén.

b. Cấu tạo

Ly hợp từ bao gồm một stator (nam châm điện), một rôto với puly và một đĩa ép (đĩa bị động được gắn với vỏ bằng chốt giữ) để nối với puly dẫn động và máy nén bằng lực từ.

2.1.3.Bộ ngưng tụ (hay giàn nóng).

a. Cấu tạo

Bộ ngưng tụ được cấu tạo bằng một ống kim loại dài uốn cong thành nhiều hình chữ U nối tiếp nhau xuyên qua vô số cánh tản nhiệt mỏng, các cánh tản nhiệt bám chắc và bám sát quanh ống kim loại.

b. Nhiệm vụ

Công dụng của bộ ngưng tụ là làm cho môi chất lạnh ở thể hơi dưới áp suất và nhiệt độ cao, từ máy nén bơm đến, ngưng tụ thành thể lỏng.

2.1.4.Bình lọc khô (phin)

a. Nhiệm vụ và vị trí lắp đặt

Bình lọc là một thết bị để chứa môi chất được hóa lỏng tạm thời bởi giàn nóng và cung cấp một lượng môi chất theo yêu cầu tới giàn lạnh. Bộ hút ẩm có chứa chất hút ẩm và lưới lọc dùng để loại trừ các tạp chất hoặc hơi ẩm trong chu trình làm lạnh.

b. Cấu tạo và nguyên lí hoạt động

Là một bình kim loại bên trong có lưới lọc và túi đựng chất khử ẩm (desiccant).  Chất khử ẩm là vật liệu có đặc tính hút chất ẩm ướt lẫn trong môi chất lạnh, cụ thể như ôxit nhôm (sillica alumina) và chất sillicagel.

2.1.6.Bộ bay hơi ( bộ giản nở)

a. Nhiệm vụ

Làm lạnh : Môi chất lạnh thể lỏng, sau khi được đưa vào bộ bốc hơi sẽ sôi và bốc hơi hoàn toàn thành hơi. Trong quá trình bốc hơi môi chất sẽ sinh hàn, hấp thu nhiệt làm mát lạnh khối không khí thổi xuyên qua nó.

b. Cấu tạo

Bộ bốc hơi được cấu tạo gồm có một thùng chứa, các đường ống và cánh làm lạnh. Một ống kim loại dài uốn cong chữ chi xuyên qua vô số các lá mỏng hút nhiệt, các lá mỏng hút nhiệt được bám sát tiếp xúc hoàn toàn quanh ống dẫn môi chất lạnh. Cửa vào của môi chất bố trí bên dưới và cửa ra bố trí bên trên bộ bốc hơi.

2.2. Điều khiển hệ thống điều hòa ô tô HIACE

Để vận hành điều hoà một cách bình thường hoặc để giảm hư hỏng đối với các bộ phận khi có hư hỏng xảy ra, các tín hiệu từ mỗi cảm biến hay công tắc được gửi tới bộ khuyếch đại điều hoà để điều khiển điều hoà.

2.2.1. Điều khiển công tắc áp suất

a. Chức năng

Công tắc áp suất được nắp ở phía áp suất cao của chu trình làm lạnh. Khi công tắc phát hiện áp suất không bình thường trong chu trình làm lạnh nó sẽ dừng máy nén để ngăn không gây ra hỏng hóc do sự giãn nở do đó bảo vệ được các bộ phận trong chu trình làm lạnh.

b. Phát hiện áp suất thấp không bình thường

Cho máy nén làm việc khi môi chất trong chu trình làm lạnh thiếu hoặc khi không có môi chất trong chu trình làm lạnh do rò rỉ hoặc do nguyên nhân khác sẽ làm cho việc bôi trơn kém có thể gây ra sự kẹt máy nén.

2.2.2.Điều khiển nhiệt độ giàn lạnh

Để ngăn chặn không cho giàn lạnh bị phủ băng, cần thiết phải điều khiển nhiệt độ bề mặt của giàn lạnh thông qua điều khiển sự hoạt động của máy nén.

Nhiệt độ bề mặt của giàn lạnh được xác định nhờ điện trở nhiệt và khi nhiệt độ này thấp hơn một mức độ nhất định, thì ly hợp từ bị ngắt để ngăn không cho nhiệt độ giàn lạnh thấp hơn 0°C (32°F).

2.2.4.Hệ thống điều khiển máy nén 2 giai đoạn

a. Chức năng

Hệ thống này thay đổi thời điểm tắt máy nén theo nhiệt độ của giàn lạnh và điều khiển hệ số hoạt động của máy nén. Nếu hệ số hoạt động của máy nén thấp hơn, thì tính kinh tế nhiên liệu và cảm giác lái được cải thiện.

b. Nguyên lý hoạt động

Khi bật công tắc A/C, hệ thống này sẽ điều khiển sao cho nếu nhiệt độ được phát hiện bởi điện trở nhiệt thấp hơn khoảng 30C, thì máy nén bị ngắt và khi nhiệt độ cao hơn 40C, thì máy nén được bật.

2.2.7.Điều khiển quạt điện

a. Chức năng

Quạt điện làm mát giàn nóng khi điều hoà hoạt động để tăng khả năng làm lạnh.

b. Nguyên lý hoạt động

Ở các xe làm mát két nước bằng quạt điện, sự kết hợp hai quạt cho két nước và giàn nóng điều khiển khả năng làm lạnh ở ba cấp (dừng xe, tốc độ thấp, tốc độ cao).

2.2.8.Điều khiển trộn khí

Bảng điều khiển AC trên ô tô HIACE

Dựa vào các tín hiệu gửi về từ các cảm biến, bộ khuếch đại AC dựa vào các tín hiệu này điều khiển các bộ chấp hành. Bao gồm:

- Điều khiển nhiệt độ

- Điều khiển tốc độ quạt thổi

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE TOYOTA HIACE

3.1. Tính toán các đại lượng cơ bản của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

3.1.1. Xác định lớp cách nhiệt của trần xe

a. Kết cấu trần xe

Kết cấu của trần xe có lớp trên là lớp thép tán kẽm tiếp xúc trực tiếp với mặt trời, bên trong có lớp cách nhiệt bằng bông khoáng ép bọc da. Hình 3.4 thể hiện kết cấu bao che trần xe.

Qua hình 3.2 ta thấy: tng = 350C, φ = 80% lần lượt là nhiệt độ, độ ẩm bên ngoài. Còn ttr = 250C, φ = 70% lần lượt là nhiệt độ, độ ẩm bên trong.

b. Các thông số:

- Nhiệt độ phía ngoài: tng = 350C,

- Nhiệt độ trong xe:     ttr = 250C,

- Độ ẩm tương đối của không khí phía ngoài: jng = 80%,

- Độ ẩm tương đối của không khí phía trong: jng = 70%,

d. Kiểm tra đọng sương bề mặt ngoài kết cấu

Hệ số truyền nhiệt qua kết cấu khi có khả năng xảy ra đọng sương trên bề mặt ngoài của kết cấu. Và được xác định theo công thức:

KS = 0,95.ang.   (Tr 184 - TL3)

Vậy KTT < KS. Do đó không có hiện tượng đọng sương trên bề mặt kết cấu.

3.1.2. Tính nhiệt

Mục đích của việc tính toán nhiệt là để xác định được tất cả các tổn thất lạnh của nó và được tính bằng tổng các tải nhiệt thành phần có giá trị cao nhất. Như vậy tải nhệt cho thiết bị sẽ là:

Q = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 + Q5

a. Tính nhiệt tổn thất qua kết cấu bao che

Nhiệt tổn thất qua kết cấu bao che được xác định theo công thức:

Q1 = QBX + Qt + Qtr + QS. [W].

* Xác định nhiệt lượng bức xạ: QBX

Nhiệt lượng bức xạ được tính theo công thức:

QBX = A.R. [W]

Suy ra: QBX = 8,35 x 514 = 4293,19[W].

* Xác định nhiệt lượng qua tường: Qt

Nhiệt lượng qua tường được xác định theo công thức:

Qt = Kt .Ft. Dt. [W]  [4 - 63].

Suy ra QS = 2,982 x 0,64 x (35 - 25) = 27,14 [W].

Vậy lần lượt thay số ta xác định được nhiệt tổn thất qua bao che là:

Q1 = QBX + Qt + Qtr + QS

=> Q= 4293,19  + 137,6 + 69,29 + 27,14 = 4527,22 [W].

c. Tính nhiệt do động cơ tạo ra

Vì động cơ đặt trước mui xe nên nhiệt do động cơ thải ra có ảnh hưởng đến khoang hành khách.

Ta giả thiết lượng nhiệt do động cơ toả ra mà khoang hành khách nhận được là từ 5 ÷ 10%. Chọn 5% cho quá trình động cơ hoạt động.

Q3 = 5.Qđc/100.

mà Qđc = 1000.Ne. j. [W] [1]

Suy ra: Q3 = 5.1000.75.0,99/100 = 3712,5 [W].

e. Tính tổn thất nhiệt do đèn toả ra

Tổn thất nhiệt do đèn tỏa ra được xác định theo công thức:

Q5 = W.Fsk

Suy ra: Q5 = 2,57 x 1,65 x 2 x12 = 91,29 [W].

Như vậy, tổng tổn thất nhiệt sẽ là:

Q = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 + Q5        

=> Q =  4527,22  + 896 + 3712,5 + 53,76+ 91,29 = 10823,63 [W].

3.1.3. Tính chu trình và kiểm tra máy nén

a. Hệ thống xe sử dụng chu trình máy nén hơi một cấp

Xe Hiace là đời xe được sử dụng môi chất lạnh trong hệ thống điều hòa không khí rất hiện đại. Môi chất lạnh sử dụng trong hệ thống là R134a.

d. Các thông số trạng thái tại các điểm nút cơ bản

Các thông số trạng thái tại các nút cơ bản của hệ thống được thể hiện như bảng 3.2.

Qua bảng 3.2 ta thấy:

* Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh R134a: [t0]

Nhiệt độ sôi của môi chất chất lạnh t0 phụ thuộc vào nhiệt độ trong buồng lạnh và được xác định bởi công thức:

t0 = ttr + Dt0 = ttr + (3¸5). (Trang 186-TL1).

t0 = 25 + 3 = 280C. 

e. Tính chu trình

* Tính năng suất lạnh riêng khối lượng

q0 = i1- i4, [kj/kg] (TL3 (4-1))

q= 713,5 - 553,2 = 160,3 [kj/kg]

* Năng suất lạnh riêng thể tích

qv = q0/v1 = 160,3/26,483 =  6,053 [kj/m3], (4-2)

3.1.4. Tính chọn giàn ngưng

Giàn ngưng không khí có hai loại: Giàn ngưng không khí đối lưu tự nhiên (tủ lạnh .. .) và giàn ngưng không khí đối lưu cưỡng bức (máy điều hoà nhiệt độ).

Trong giàn ngưng không khí cưỡng bức, hơi môi chất lạnh đi vào phía bên trong các ống, ngưng tụ thả nhiệt cho không khí được gió tự nhiên hay quạt gió thổi qua bề mặt ngoài ống có cánh. Hệ số truyền nhiệt [k], [W/m2].độ và Dt trung bình của giàn ngưng không khí đối lưu cưỡng bức: Dt = 8 -¸ 100

Nhiệt độ trung bình không khí:

tkk = 0,5.(35 + 40) = 37,50C

Nhiệt độ ngưng tụ:

tk = tkk + Dtk = 37,5 + 10 = 47,50C.

3.3.5. Tính chọn giàn bốc hơi

Bề mặt truyền nhiệt của giàn lạnh có cấu tạo và các ống đồng bố trí song song có cánh phẳng bằng nhôm lồng vào ống.

- Đường kính ngoài của ống : dng = 0,012 [m].

- Đường kính trong của ống : dtr = 0,010 [m].

- Bước cánh :                    Sc = 0,004 [m].

- Bề dày cánh :                  dc = 0,0004 [m].

- Bước ống đứng :             S1 = 0,045 [m].

CHƯƠNG 4: KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE TOYOTA HIACE

4.1.Quy trình kiểm tra

* Quan sát:

Trước khi tiến hành kiểm tra, đo kiểm cần phải quan sát, xem xét kỹ chi tiết của hệ thống điện lạnh như sau:

- Dây curoa của máy nén phải được căng đúng mức quy định. Quan sát kỹ dây curoa không bị mòn khuyết, tước sợi, chai bóng và phải thẳng hàng giữa các puly truyền động. 

- Các đường ống dẫn môi chất lạnh không được mòn khuyết, xì hơi và phải bố trí xa các bộ phận di động.

- Phốt của trục máy nén phải kín. Nếu bị hở sẽ nhận thấy vết dầu quanh trục máy nén, trên mặt puly và mâm bị động bộ ly hợp điện từ máy nén.

4.2.Bảo dưỡng và kiểm tra hệ thống điện lạnh ô tô

4.2.1.Bảo dưỡng máy nén:

- Cứ sau 6000 giờ thì phải đại tu máy một lần

- Kiểm tra độ kín

4.2.3.Bảo dưỡng dàn nóng:

- Vệ sinh bề mặt trao đổi nhiệt

- Xả khí không ngưng ở thiết bị ngưng tụ.

4.2.5.Bảo dưỡng quạt dàn nóng:

- Kiểm tra độ ồn, rung động bất thường

- Kiểm tra bạc trục, vô dầu mỡ.

- Vệ sinh cánh quạt, trong trường hợp cánh quạt chạy không êm cần phải sửa chữa thay thế.

4.2.7.Sử dụng đồng hồ đo áp suất kiểm tra tình trạng hệ thống lạnh

Tùy theo tình trạng kỹ thuật của hệ thống điện lạnh ôtô, kết quả đo kiểm áp suất có thể được tóm tắt với nhiều tình huống khác nhau sau đây. Phân tích các kết quả này sẽ giúp chúng ta chẩn đoán và xử lý đúng kỹ thuật.

4.3.Quy trình tháo lắp và sửa chữa

4.3.1.Quy trình tháo lắp máy nén

1. Xả ga điều hòa ra khỏi hệ thống

a. Khởi động động cơ.

b. Công tắc A/C ON.

c. Bật công tắc quạt ON.

+) Phương pháp xả ga hệ thống lạnh

Trước khi tháo tách một bộ phận ra khỏi hệ thống điện lạnh ôtô, ta phải xả sạch ga môi chất lạnh trong hệ thống. Ga môi chất lạnh xả ra phải được thu hồi và chứa đựng trong bình chứa chuyên dùng.

Muốn xả ga từ một hệ thống điện lạnh ôtô đúng kỹ thuật, đúng với luật bảo vệ môi trường, ta cần đến thiết bị chuyên dùng gọi là trạm xả ga và thu hồi ga.

Xả ga với bộ áp kế thông thường:

- Tắt máy động cơ, máy nén không hoạt động, lắp ráp bộ đồng hồ đo vào hệ thống điện lạnh ôtô cần được xả ga.

- Đặt đầu cuối giữa ống màu vàng của bộ đồng hồ áp suất lên một khăn hay giẻ lau sạch.

4.3.2.Quy trình tháo lắp mô tơ quạt gió

1.Tháo nắp che phía dưới bảng táp lô bên phải

Nhả khớp 3 vấu và 2 dẫn hướng, rồi tháo tấm ốp phía trên bảng táp lô.

2.Tháo mô tơ quạt gió

a. Tháo giắc nối và kẹp.

b. Tháo 3 vít và môtơ quạt.

4.3.4.Quy trình tháo lắp giàn lạnh

1.Tháo cáp điều khiển của bộ sấy kính

a. Dùng một tô vít được bọc băng dính ở đầu, nhả khớp vấu ra và tháo cáp điều khiển cánh hướng gió làm tan sương.

5.Ngắt ống xả của bộ làm mát

a. Ngắt ống xả bộ làm mát.

8.Tháo cụm giàn lạnh điều hoà

a. Nhả khớp kẹp giắc nhiệt điện trở điều hoà

b. Tháo 3 vít.

c. Nhả khớp 4 vấu và tháo đế phía dưới bộ sưởi ấm.

+) Kỹ thuật nạp môi chất lạnh

Nạp môi chất lạnh vào hệ thống điện lạnh ôtô là việc làm quan trọng, phải được thực hiện đúng phương pháp, đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm tránh làm hỏng máy nén. Nạp môi chất lạnh là nạp vào hệ thống điện lạnh ôtô đúng loại và đúng lượng môi chất cần thiết.

Thông thường, trong khoang động cơ của ôtô cũng như trong cẩm nang sửa chữa của chủng loại ôtô đó có ghi rõ loại môi chất lạnh và lượng môi chất cần nạp vào. Lượng môi chất nạp có thể được cân đo theo đơn vị pound hay kg.

Nạp môi chất trong lúc động cơ ngừng, máy nén không bơm:

Phương pháp này thích ứng cho việc nạp môi chất lạnh vào một hệ thống lạnh trống rỗng đã được rút chân không. Môi chất ở thể lỏng và được nạp vào từ phía cao áp trong lúc máy nén không bơm. Trong quá trình nạp, khi ta lật ngược thẳng đứng bình chứa môi chất, môi chất sẽ được nạp vào hệ thống ở dạng thể lỏng. Phương pháp này giúp nạp nhanh nhưng khá nguy hiểm vì có thể làm hỏng máy nén nếu thao tác sai kỹ thuật.

Chúng ta thao tác như sau để nạp môi chất lạnh vào hệ thống từ trước cho việc rút chân không, hai van đồng hồ vẫn còn khóa kín:

- Bộ đồng hồ đă được lắp ráp vào hệ thống từ trước cho việc rút chân không, hai van đồng hồ vẫn còn khóa kín.

- Lắp ráp đầu ống màu vàng vào bình chứa môi chất lạnh.

- Xả không khí trong ống nối màu vàng bằng cách mở van bình chứa môi chất, nới lỏng racco đầu ống màu vàng tại bộ đồng hồ cho ga tống hết không khí ra ngoài. Siết kín racco này lại.

+). Kiểm tra môi chất lạnh trong hệ thống

Muốn trắc nghiệm kiểm tra xem môi chất lạnh có được nạp đầy đủ vào hệ thống không, ta thao tác như sau:

- Khởi động cho động cơ nổ ở vận tốc 1.500 vòng/phút.

- Bật công tắc máy lạnh A/C đến vị trí vận hành ON.

- Chỉnh núm nhiệt độ ở chế độ lạnh tối đa.

KẾT LUẬN

Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu em đã hoàn thành đề tài “Tính toán thiết kế hệ thống điều hòa trên ô tô”. Thông qua công việc thực hiện đề tài em thấy mình đã có sự hiểu biết nhiều hơn, sâu hơn về hệ thống điều hòa trên ô tô, đặc biệt được sự hướng dẫn tận tình của thầy : TS……………… cùng các thầy cô trong khoa Cơ Khí. Đến nay em đã hoàn thành được các mục tiêu đề ra của đề tài. Song với ý nghĩa thực tiễn của đề tài em xin được có những khuyến nghị để phát triển hướng của đề tài như sau :

+ Nghiên cứu các kiến thức cơ bản về hệ thống điều hòa trên ô tô.

+ Nghiên cứu và phân tích các đặc điểm của hệ thống điều hòa tự động trên ô tô: Các cảm biến, các điều khiển trong hệ thống điều hòa.

+ Nghiên cứu và phân tích mạch điện điều hòa xe.

+ Tính toán, thiết kế cũng như kiểm nghiệm được các chi tiết ,kết cấu kỹ thuật và đặc trưng trong hệ thống điều hòa.

+ Kiểm tra, chẩn đoán và sửa chữa những hư hỏng thường gặp trong hệ thống điều hòa.

Về cơ bản đồ án đã thể hiện khá đầy đủ về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa không khí trên xe ô tô. Tuy thời gian có hạn, kiến thức và tài liệu tham khảo còn hạn chế cũng như thiếu những kinh nghiệm thực tiễn cho nên đồ án không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em kính mong các thầy cô hướng dẫn và phản biện xem xét đóng góp ý kiến đồng thời chỉ ra những thiếu sót cũng như khiếm khuyết của đồ án để em có thể kịp thời nhận ra và chuẩn bị tốt cho công việc sau này.

Em xin chân thành cảm ơn!

                                                               Hà nội, ngày … tháng … năm 20…

                                                            Sinh viên thực hiện

                                                           ………………….

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đức Lợi - Phạm Văn Tuỳ.

KỸ THUẬT LẠNH CƠ SỞ.

 Nhà Xuất Bản Giáo Dục.

2. Bùi Hải - Hà Mạnh Thư - Vũ Xuân Hùng.

 HỆ THỐNG ĐIỀU HÀO KHÔNG KHÍ VÀ THÔNG GIÓ.

 Nhà Xuất Bản Khoa Học Và Kỹ Thuật.

3. Châu Ngọc Thạch - Nguyễn Thành Trí.

KỸ THUẬT SỬA CHỮA HỆ THỐNG TRÊN ÔTÔ.

Nhà Xuất Bản Trẻ - 2000.

4. Nguyễn Oanh.

ÔTÔ THẾ HỆ MỚI - ĐIỆN LẠNH ÔTÔ.

Nhà Xuất Bản Đồng Nai - 1999.

5. Nguyễn Đức Lợi - Phạm Văn Tùng.

MÁY VÀ THIẾT BỊ LẠNH.

Nhà Xuất Bản Giáo Dục - 1999.

6. Nguyễn Văn Chất - Vũ Quang Hồi - Nguyễn Văn Bổng.

CẤU TẠO VÀ SỬA CHỮA ĐIỆN ÔTÔ.

Nhà Xuất Bản Giáo Dục - 1993.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"