MỤC LỤC
MỤC LỤC……1
LỜI NÓI ĐẦU…….2
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HỘP SỐ......... 4
1.1. Giới thiệu chung về hộp số............ 4
1.1.1 Công dụng......... 4
1.1.2.Yêu cầu. .........4
1.2.Phân loại ............4
1.3.Lựa chọn phương án thiết kế. .............7
1.3.1.Giới thiệu một số hộp số cơ khí thường được dùngtrên ô tô hiện nay. .........7
1.3.2. Quan điểm thiết kế. ........14
1.3.3. Kết luận về phương án thiết kế. .........14
1.4. Kết cấu chi tiết hộp số xe tải HYUNDAI HD78.......... 19
1.4.1. Cấu tạo chung...........20
1.4.2. Các bộ phận chính của hộp số:.......22
1.4.2.1. Vỏ hộp số.........22
1.4.2.2. Bánh răng hộp số..........22
1.4.2.3.Trục và ổ đỡ trục hộp số...........23
1.4.2.4. Ống đồng tốc......... 24
1.4.2.5.Cơ cấu điều khiển chuyển số trực tiếp trên nắp hộp số. .........25
1.4.2.6.Các bộ phận đảm bảo an toàn chuyển số........ 26
CHƯƠNG II. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỘP SỐ......... 28
2.1.Tính toán thiết kế hộp số. .......28
2.1.1.Tính tỷ số truyền hộp số......... 28
2.1.1.1. Khoảng cách trục......... 29
2.1.1.2. Modun các bánh răng hộp số.......... 29
2.1.1.3.Góc nghiêng răng β........ 29
2.1.1.4.Số răng của các bánh răng. .......30
2.1.1.5.Xác định lại chính xác tỷ số truyền và khoảng cách trục hộp số........ 32
2.1.1.6.Dịch chỉnh góc bánh răng. .........33
2.1.2.Tính bền bánh răng........ 44
2.1.2.1.Chế độ tải trọng để tính toán hộp số......... 44
2.1.2.2. Tính bền bánh răng. ...........46
2.1.3.Tính toán ổ lăn......... 48
2.1.3.1.Tải trọng tác dụng lên ổ lăn trục thứ cấp........... 50
2.1.3.2. Đối với trục trung gian. ........51
2.1.3.3. Đối với trục sơ cấp. 53
CHƯƠNG III. BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỘP SỐ CƠ KHÍ. ........54
3.1.Quy trình tháo. .......54
3.2.Qui trình lắp:......... 61
3.3. Kiểm tra, sửa chữa hộp số: ..........61
3.3.1.Kiểm tra sửa chữa chi tiết: .........62
3.3.2. Những hư hỏng thường gặp: ...........68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO................ 72.
LỜI NÓI ĐẦU
Ôtô là một loại phương tiện giao thông được sử dụng từ rất lâu, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.Đất nước ta đang trong thời kì phát triển, ngành công nghiệp ô tô đang là vấn đề quan tâm của nhà nước. Cùng với quá trình phát triển của nghành công nghiệp ô tô thì càng có nhiều nhà máy ôtô ra đời, các ngành dịch vụ liên quan đến ôtô cũng phát triển theo, việc nội địa hóa đang được đẩy mạnh và ngày càng nhiều chi tiết được sản xuất trong nước.
Hộp số là một trong những bộ phận quan trọng của hệ thống truyền lực trên ôtô. Nó làm nhiệm vụ biến đổi mô men theo điều kiện cản của mặt đường. Ngày nay việc sử dụng hộp số tự động đang là xu thế của ngành công nghiệp ô tô, nhưng hộp số cơ khí vẫn được dùng phổ biến hiện nay, đặc biệt là trên các xe ô tô vận tải. Đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho người sử dụng.
Trong đồ án tốt nghiệp này em được giao đề tài: Tính toán thiết kế hộp số cơ khí cho xe tải (cụ thể: xe tải 4 tấn với xe tham khảo là xe HYUNDAI HD 78). Với yêu cầu thiết kế nhỏ gọn, đủ bền, dễ điều khiển, giá thành hợp lý.
Em xin trân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo: TS…………………..và các thầy trong bộ môn ô tô Trường đại Công nghệ giao thông vận tải đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Hà nội, ngày … tháng … năm 20….
Sinh viên thực hiện
……………….
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ HỘP SỐ
1.1. Giới thiệu chung về hộp số
Hộp số là cụm chi tiết quan trọng của hệ thống truyền lực,cho phép thay đổi và phân chia tốc độ và mô men xoắn của động cơ đến các cầu chủ động của ô tô.
1.1.1 Công dụng
Hộp số trong hệ thống truyền lực của ô tô dùng để:
- Thay đổi tốc độ và mô men truyền lực (hay lực kéo) trên các bánh xe.
- Ngắt động cơ lâu dài khỏi hệ thống truyền lực.
- Thay đổi chiều chuyển động tiến hoặc lùi của ô tô.
1.1.2. Yêu cầu
Hộp số cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
- Có dãy tỉ số truyền hợp lý, phân bố các khoảng có tỉ số truyền tối ưu, phù hợp với tính năng động lực học yêu cầu và tính kinh tế vận tải.
- Phải có hiệu suất truyền lực cao.
- Khi làm việc không gây tiếng ồn, chuyển số nhẹ nhàng, không phát sinh các tải trọng động.
1.2. Phân loại
Tùy theo những yếu tố căn cứ để phân loại, hộp số được phân loại như sau:
- Theo trạng thái của trục hộp số trong quá trình làm việc:
+ Hộp số có trục cố định.
+ Hộp số có trục di động
- Theo số trục của hộp số (không kể trục số lùi ):
+ Hộp số hai trục.
Tất cả các số truyền truyền qua một cặp bánh răng ăn khớp. Trong một số trường hợp số truyền cao nhất có thể truyền qua nhiều cặp bánh răng. Cấu trúc này thường gặp trên ô tô có động cơ đặt trước, cầu trước chủ động.
- Theo đặc điểm thay đổi tỉ số truyền:
+ Hộp số vô cấp.
- Hộp số vô cấp được dùng để tạo thành HTTL vô cấp, trong đó hộp số có tỷ số truyền biến đổi liên tục, trong khoảng tỷ số truyền (R) định sẵn, từ thấp đến cao và ngược lại. Trên ô tô bộ truyền vô cấp thường gặp: biến mô men thủy lực, bộ truyền đai đặt biệt, .... Nếu mô men động cơ làm việc ở giá trị nhất định, sự biến đổi mô men sau hộp số vô cấp là đường liên tục, do vậy các bộ truyền này còn được gọi là bộ truyền liên tục trong khoảng tỷ số truyền R cho trước.
+ Hộp số tay
- Đặc điểm chính của hộp số tay hay còn gọi là số sàn là người lái phải tự chuyển số bằng pê-đan côn (li hợp) và cần số trên sàn xe. Thành phần chính của hộp số tay gồm một trục bánh răng trung gian, hoạt động nhờ kết nối với trục xoay của động cơ.
1.3.Lựa chọn phương án thiết kế
1.3.1.Giới thiệu một số hộp số cơ khí thường được dùngtrên ô tô hiện nay
* Hộp số có hộp số vô cấp và hộp số có cấp.
- Hộp số vô cấp dùng để tạo thành hệ thống truyền lực vô cấp, trong đó hộp số có tỉ số truyền biến đổi liên tục.
- Hộp số có cấp dùng để tạo thành hệ thống truyền lực có cấp.Tỉ số truyền của hộp số này thay đổi với các giá trị khác nhau.Đây là hộp số được dùng phổ biến trên ô tô hiện nay.
* Cấu tạo chung của hộp sốcơ khí có cấp bao gồm các bộ phận cơ bản:
- Bộ phận đảm nhiệm chức năng truyền và biến đổi mô men bao gồm: các cặp bánh răng ăn khớp,các trục và ổ đỡ trục, vỏ hộp số.
- Bộ phận đảm nhận chuyển số đảm nhận chức năng chuyển số theo sự điều khiển của người lái và khả năng giữ nguyên trạng thái làm việc trong quá trình xe hoạt động. Bộ phận này bao gồm: cần số, các đòn kéo, thanh trượt, nạng gạt, khớp gài, cơ cấu định vị, khóa hãm, cơ cấu bảo hiểm số lùi.
1.3.1.1. Hộp số 3 trục
Là hộp số có đa số các số truyền ihtruyền qua hai cặp bánh răng ăn khớp. Với cấu trúc tỉ số truyền truyền qua hai cặp bánh răng ăn khớp nên chiều quay của trục chủ động và trục bị động không thay đổi, cho phép thực hiện một số giá trị tỉ số truyền lớn, tuy nhiên hiệu quả truyền lực sẽ thấp do phải truyền qua nhiều cặp bánh răng ăn khớp.
1.3.1.2. Hộp số 2 trục
Là hộp số có đa số các số truyền ih truyền qua một cặp bánh răng ăn khớp.Các hộp số này rất phù hợp với hệ thống truyền lực của xe ô tô con, đòi hỏi tốc độ cao.(Giá trị ih không cần lớn).
1.3.2. Quan điểm thiết kế
Xe tải động cơ đặt trước, truyền lực bánh sau nên chọn hộp số đặt dọc.
* Đây là hộp số cơ khí có cấp được dùng phổ biến hiện nay:
- Quy trình công nghệ nguyên công gia công chế tạo và lắp ráp đã được ứng dụng rộng.Giá thành chế tạo cho sản phẩm thấp.
- Vì phổ biến nên quá trình sửa chữa bảo dưỡng của người sử dụng thuận lợi.
- Độ tin cậy của sản phẩm sẽ cao hơn so với hộp số vô cấp.
* Ta dùng hộp số 3 trục 5 cấp mà không sử dụng hộp số 2 trục hay hộp số nhiều cấp, ít cấp: 4 cấp, 8 cấp,... Vì:
- Ảnh hưởng của số lượng số truyền trong hộp số.
1.3.3. Kết luận về phương án thiết kế
Từ các quan điểm thiết kế đã nêu ở trên ta đi tới phương án thiết kế hộp số cho xe tải 4 tấn như sau:
- Hộp số cơ khí với 5 cấp số, được bố trí dọc theo xe.
- Hộp số có 5 số tiến và 1 số lùi, với số truyền 5 là số truyền thẳng.
- Số trục hộp số là 3 trục:trục sơ cấp , trục thứ cấp, trục trung gian. Trong đó có trục sơ cấp và thứ cấp đồng tâm.
1.4. Kết cấu chi tiết hộp số xe tải HYUNDAI HD78
Thông số kí thuật xe tham khảo như bảng 1.1.
1.4.1. Cấu tạo chung:
Sơ đồ kết cấu: Hình trên mô tả hộp số cơ khí dọc trục, 4 số tiến 1 số lùi, sử dụng ống đồng tốc với 3 trục cơ bản I, II, III
- Trục chủ động I (trục sơ cấp) đồng thời là trục bị động của li hợp đặt trên 1 ổ lăn đặt trên vỏ hộp số. Trục bố trí bánh răng thường xuyên ăn khớp với bánh răng Za. Trong lòng bánh răng bố trí gối đỡ cho trục III.
- Trục bị động III (trục thứ cấp) bố trí trên 3 ổ lăn: một – gối trên vỏ, một – gối trên lòng bánh răng Z’a, một trung gian ở giữa . Trục mang theo: ba bánh răng nghiêng Z3, Z2, Z1 lắp quay trơn trên trục, một bánh răng thẳng ZL1 di trượt bằng then hoa đảm bảo cho việc dịch chuyển gài số trực tiếp.
- Các bánh răng trên trục trung gian II được chế tạo liền trục và trục bị động đặt trên 3 gối tựa, giúp cho hộp số tuy có kích thước chiều dài lớn song vẫn đảm bảo độ cứng vững cao.
1.4.2. Các bộ phận chính của hộp số:
1.4.2.1. Vỏ hộp số:
- Nhiệm vụ che kín các cơ cấu bên trong hộp số ( bánh răng, trục..), nơi để gắn các bộ phận khác của hộp số ( cần gài số, thanh trượt, các trục..).
- Vỏ hộp số thường chế tạo từ gang, bằng phương pháp đúc.
1.4.2.3.Trục và ổ đỡ trục hộp số
Gồm 2 trục:
- Trục chủ động ( trục sơ cấp) đồng thời là trục bị động của li hợp đặt trên 1 ổ lăn đặt trên vỏ hộp số. Trên trục chỉ có một bánh răng được lắp chặt với trục, bánh răng này luôn luôn ăn khớp với một bánh răng trên trục trung gian. Trong lòng bánh răng bố trí gối đỡ cho trục III.
- Trục trung gian đặt trên 2 ổ lăn của vỏ hộp số, quay cùng với trục sơ cấp. Trên truc bố trí 4 bánh răng nghiêng nhờ các then bán nguyệt.
- Có các đường dẫn dầu bôi trơn.
- Bố trí ren ngược trên trục nhằm hất ngược dầu trở lại hộp số không cho dầu chạy sang li hợp.
1.4.2.4. Ống đồng tốc
- Khi 2 bánh răng ăn khớp chưa cùng tốc độ quay thì hộp đồng tốc ngăn 2 chi tiết vào nhau khi chưa đồng đều, tạo tốc độ dần dần để 2 bánh răng cùng vận tốc thì ăn khớp vào nhau.
- Cấu tạo gồm các chi tiết chính: Phần tử ma sát, Phần tử hãm, Phần tử định vị, Moay ơ…
1.4.2.5. Cơ cấu điều khiển chuyển số trực tiếp trên nắp hộp số
- Phần lớn các chi tiết của cơ cấu chuyển số nằm trên nắp của hộp số, cần số được bố trí dưới sàn xe ngay cạnh vị trí của ghế ngồi người lái.
- Các chi tiết chính bao gồm: cần số, trục trượt, nạng gạt, vành gài và các bánh răng được gài số…
1.4.2.6.Các bộ phận đảm bảo an toàn chuyển số
Gồm:Cơ cấu định vị và khóa hãm trục trượt
- Cơ cấu định vị: Dùng để gài số đúng vị trí và tránh nhảy số sau khi đã được gài. Cơ cấu này sử dụng cho từng trục trượt và được bố trí ở thân hoặc nắp hộp số trong mặt phẳng vuông góc với thanh trượt. Bộ định vị nằm trên nắp hộp số liên hệ với các rãnh lõm trên các trục trượt 3,14.
- Bảo hiểm gài số lùi: Dùng để tránh gài số lùi một cách ngẫu nhiên.Khi gài số lùi, người lái cần phải tác dụng một lực đủ lớn mới đưa được đàu cần số vào vị trí dịch chuyển trục số lùi. Kết cấu được thể hiện trên mặt cắt A-A bằng các chi tiết lò xo tỳ 7, chốt tỳ 8, chốt khóa 9.
CHƯƠNG II
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỘP SỐ
2.1. Tính toán thiết kế hộp số
2.1.1. Tính tỷ số truyền hộp số
Trong trường hợp hộp số có trục sơ cấp và thứ cấp đồng trục thì ở tay số truyền cuối cùng tay số 5 người ta chọn ih5 = 1 (số truyền thẳng).
Tỷ số truyền ở tay số 1 được tính theo điều kiện cản và điều kiện bám của xe:
- Theo điều kiện cản:
+ rbx: bán kính bánh xe. rbx= 0,45(mm)
+ if: tỷ số truyền hộp số phụ. if =1
+ io: tỷ số truyền truyền lực chính. io = 6,32 ( xe tham khảo).
+ icc : tỷ số truyền của truyền lực cuối cùng. icc=1
+ Memax: mô men xoắn cực đại của động cơ,Memax = 430 N.m
+ η : Hiệu suất của hệ thống truyền lực. η = 0,85
→ 5,75 ≤ ih1 ≤ 10,4. Chọn ih1 = 6.5 (xe tham khảo zil 130).
2.1.1.1. Khoảng cách trục
Thay số được: aw = 135.86 (mm). Chọn =140(mm) gần nhất trong dãy tiêu chuẩn.
2.1.1.4. Số răng của các bánh răng
Đối với hộp số 3 trục 5 cấp, mỗi tay số trừ số lùi và số truyền thẳng được tạo nên bởi 2 cặp bánh răng:
Cặp bánh răng dẫn động trục trung gian có tỷ số truyền: ia
Cặp bánh răng nối trục trung gian với trục thứ cấp có tỷ số truyền:ii
Chọn sơ bộ số răng của bánh răng chủ động dẫn động trục trung gian là: za = 18 răng.
- Tỷ số truyền lùi thường được chọn: ii = 8,1
2.1.1.5. Xác định lại chính xác tỷ số truyền và khoảng cách trục hộp số
Thay số ta có bảng dưới.
Chọn khoảng cách trục chính xác là: 140(mm)
Sai lệch khoảng cách trục giữa các bánh răng được giải quyết bằng dịch chỉnh góc bánh răng.
2.1.1.6. Dịch chỉnh góc bánh răng
Sau khi tính toán lại khoảng cách trục có sự sai lệch, để giải quyết sự sai lệch đó ta có 2 giải pháp: thay đổi góc nghiêng của các bánh răng hoặc dịch chỉnh các bánh răng.
* Thay đổi góc nghiêng răng.
Thông thường biện pháp này người ta ít dùng vì nó sẽ gây khó khăn cho công nghệ chế tạo máy và sửa chữa các bánh răng.
* Dịch chỉnh các bánh răng ăn khớp với nhau.
Biện pháp này được dùng nhiều vì chúng ta có thể dễ dàng dịch chỉnh nhờ thay đổi khoảng cách giữa dao thanh răng và bánh răng cần chế tạo trong quá trình chế tạo.
Các cặp bánh răng số 1 và số lùi không cần dịch chỉnh do đã đảm bảo khoảng cách trục.
2.1.2. Tính bền bánh răng
2.1.2.1.Chế độ tải trọng để tính toán hộp số
a) Mô men truyền đến các trục hộp số
rbx: bán kính làm việc trung bình của bánh xe chủ động: rbx=0,45(m)
icc: tỷ số truyền của truyền lực cuối: icc=1
if: tỷ số truyền hộp số phụ: if=1
io: tỷ số truyền của truyền lực chính: io=6,32
b) Lực tác dụng lên các cặp bánh răng
Mt: mô men tính toán
ms: modun mặt đầu (mm)
Bảng các lực tác dụng nên bánh răng như bảng dưới.
2.1.2.2. Tính bền bánh răng
a) Tính sức bền uốn
+ Kc: hệ số tính đến độ cứng vững của trục và phương pháp lắp đặt
Đối với bánh răng congson: Kc=1,2
Đối với bánh răng di trượt trên trục thứ cấp Kc=1,1
Đối với các cặp bánh răng luôn ăn khớp Kc=1
Do các cặp bánh răng luôn ăn khớp nên ta chọn Kc =1
+ Ktp: hệ số tải trọng động phụ do sai số công nghệ. Ta chọn Ktp=1,2
+ Kgc: hệ số tập trung ứng suất tại góc lượn chân răng, Kgc=1,1 đối với bánh răng không gài góc lượn
b) Tính bền tiếp xúc.
Đối với cặp bánh răng chế tạo cùng một vật liệu, tính toán ứng suất tiếp xúc theo công thức, tương ứng với chế độ tải trọng: etxmax = 1865 MN/ ≤ [ ]
Thoả mãn điều kiện bền.
2.1.3. Tính toán ổ lăn
Ổ lăn hộp số ô tô được chọn theo khả năng làm việc với chế độ tải trọng trung bình, cần phải đảm bảo yêu cầu làm việc bền lâu khi kích thước của ổ nhỏ.Trong một số trường hợp kích thước của ổ được chọn tăng nên để đảm bảo điều kiện lắp ghép giữa các chi tiết trong hộp số hoặc nâng cao độ cứng vững của các chi tiết trong hộp số.
Q: tải trọng chiều trục tác dụng lên ổ lăn
m: hệ số quy dẫn lực chiều trục về lực hướng kính, chọn m=1,5
Đối với ổ bi hướng kính loại tựa dưới tác dụng của tải trọng hướng kính A, phát sinh ra thành phần chiều trục S được xác định theo công thức :
S=1,3.A.tgβ
Trong đó:β: góc tiếp xúc thanh lăn, chọn β=120
Dựa vào giá trị của C và điều kiện trục thứ cấp ta chọn được ổ lăn:
Ổ lăn ở vị trí 0 (chọn ổ bi đỡ chặn)
2.1.3.3. Đối với trục sơ cấp
Dựa vào công thức tính với trục thứ cấp ta có kết quả nhưu bảng dưới.
CHƯƠNG III
BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỘP SỐ CƠ KHÍ
3.1. Quy trình tháo
Quy trình tháo như bảng 3.1.
a. Tháo hộp số ra khỏi xe:
- Tháo các dây liên quan như dây dẫn động đồng hồ tốc độ, tháo khớp nối cacđăng.
- Tháo các bulông liên kết với ly hợp.
- Tháo các bulông và đai ốc liên kết giữa hộp số với khung xe.
- Dùng dây xích để cột giữ hộp số.
- Tháo hộp số ra khỏi xe.
- Đặt lên bàn thợ.
b.Tháo hộp số ra chi tiết:
Cách thức tháo một hộp số đều khác nhau tùy thuộc vào mỗi loại, để tháo lắp cho dễ thì ta nên xem kỹ hộp số thuộc loại nào và xem sách hướng dẫn bảo trì nếu có, vì việc tháo lắp hộp số rất quan trọng.Nếu tháo lắp không phù hợp sẽ dẫn đến hư hỏng hộp số.
* Dùng tua vít và búa để tháo vòng hãm.
* Dùng cảo tháo bánh răng số 5.
Tháo bộ đồng tốc, ổ bi kim và bánh răng trung gian số 5.
* Dùng kìm tháo phe, tháo phe vòng bi phía sau bánh răng trung gian.
- Tháo cụm trục sơ cấp:
* Tháo trục sơ cấp cùng ổ bi kim và bộ đồng tốc ra khỏi trục thứ cấp.
3.2. Qui trình lắp:
- Được thực hiện ngược lại với khi tháo nhưng cần chú ý: Các chi tiết được tháo ra phải vệ sinh sạch sẽ trước khi lắp.
- Đảm bảo các chi tiết lắp phải đúng vị trí, đúng gờ, đúng chiều và đầy đủ.
- Tránh làm hỏng các chi tiết.
- Các đệm làm kín phải kín không bị rách hoặc hư hỏng.
3.3. Kiểm tra, sửa chữa hộp số:
3.3.1.Kiểm tra sửa chữa chi tiết:
a. Nắp và vỏ hộp số:
* Hư hỏng :
- Bị nứt, vỡ do van chạm làm chảy dầu bôi trơn.
- Bị chờn ren ở lỗ ren do tháo lắp không đúng kỹ thuật.
- Các lỗ lắp vòng bi của các trục bị mòn do vòng bi bị kẹt xoay.
* Kiểm tra:
- Kiểm tra các vết nứt, vỡ, chờn ren bằng quan sát hoặc gõ nhẹ nếu nghe tiếng kêu rè là bị nứt.
- Kiểm tra đường kính các lỗ lắp vòng bi bằng panme, xác định độ mòn so với tiêu chuẩn.
b. Trục hộp số
* Hư hỏng:
- Mòn ở vị trí lắp vòng bi do tháo lắp nhiều lần hoặc bị kẹt làm giảm độ đồng tâm và độ song song của trục dẫn đến gài số khó.
- Mòn ở vị trí bánh răng quay trơn trên trục do ma sát.
- Trục bị cong do truyền môment lớn, phần then bị mòn.
* Kiểm tra:
- Đo đường kính trục phần lắp ghép với vòng bi, bánh răng quay trơn bằng panme và so sánh với kích thước tiêu chuẩn. (hình 1.1)
c. Bánh răng
* Hư hỏng:
- Bề mặt bánh răng bị mòn tróc, rỗ, đầu răng bị sứt mẻ, do ma sát, va đập và mỏi.
- Rãnh then hoa mòn do ma sát.
- Lỗ trong của bánh răng quay trơn bị mòn rộng do ma sát.
- Bánh răng di trượt để gài số bị mòn rộng rãnh lắp càng cua do ma sát, va đập.
- Đo đường kính trục bị động tương ứng với vị trí lắp các bánh răng lồng không bằng panme. Tính khe hở lắp ghép giữa các bánh răng và trục. Khe tiêu chuẩn: đối với hộp số xe HUYNDAI HD78 bánh răng 2, 3 và 4 là: 0,009 ÷ 0.033 mm. Bánh răng số 1: 0,009 ÷ 0,03mm.
- Đo khe hở giữa càng cua với rãnh trên bánh răng di trượt hoặc rãnh trên vành đồng tốc.Khe hở lớn nhất 1mm. (như hình a)
Sau khi lắp ghép cần kiểm tra, điều chỉnh:
- Kiểm tra khe hở dọc bánh răng bằng cân lá. Xe HYUNDAI HD78 khe hở tiêu chuẩn: 0,1÷0,2 mm. Khe hở lớn nhất 0,25mm. Nếu độ rơ dọc bánh răng không đúng quy định cần thay đổi chiều dày tấm điệm.(hình 1.3)
d. Bộ đồng tốc
* Hư hỏng:
- Mặt côn của vành đồng tốc mòn do ma sát.
- Vành răng mòn, sứt, mẻ do ma sát và va đập.
- Chốt mòn hay cá hãm mòn do ma sát.
- Rãnh then hoa mòn.
e. Bộ phận điều khiển
* Tay gài số:
- Thường mòn ở khớp cầu và mòn ở đầu tay gài số nơi tiếp xúc với rãnh trượt càng cua. Nếu mòn quá 0,15 mm phải hàn đấp và gia công lại hình dáng kích thước ban đầu.
- Nếu cong thì nắn lại
* Trục trượt:
- Trục trượt mòn ở vị trí tiếp xúc với nắp hộp số và mòn các bánh rãnh của cơ cấu định vị, khóa số, nếu đường kính trục trượt mòn quá 0,05 ÷ 0,12 mm thì thay mới.
3.3.2. Những hư hỏng thường gặp:
a. Bánh răng kêu khi sang số:
* Hiện tượng:
Tiếng kêu hoặc tiếng nghiến các răng nghe thấy được từ bên trong hộp số khi lên số hoặc lùi sốtrong khi lái xe.
* Các bước kiểm tra:
- Kiểm tra chức năng của ly hợp theo các bước kiểm tra “ về vấn đề khi cắt ly hợp”.
- Lái xe, thỉnh thoảng lên số hoặt lùi số. Ly hợp hoạt động đúng chức năng nếu bánh răng không kêu ở tất cả các vị trí số.
b. Khó gài số:
Các vấn đề khi chuyển số có thể là khi chuyển số cần một lực vận hành lớn để ăn khớp hoặc nhả khớp bánh răng.
d. Tiếng ồn hộp số:
Vấn đề này là tiếng ồn trong hộp số vì khe hở do mòn các chi tiết bên trong; tiếng kêu lạch cạch, hoặc tiếng ồn do rung động từ cần chuyển số.
Nếu các vần đề này sinh ra hoặc từ hộp số hoặc từ các chi tiết khác có thể được xác định bằng các phương pháp sau:
- Để xác định xem tiếng kêu lạ có sinh ra từ hộp số hay không bằng cách ăn khớp ly hợp khi động cơ đang chạy không tải với xe đang đỗ.
- Có thể kết luận nguyên nhân của tiếng kêu lạ là từ bộ phân khác nếu tiếng kêu nghe được khi ly hợp ăn khớp nhưng biến mất khi ly hợp ngắt.
- Tiếng kêu lạ chỉ có thể nghe được khi xe đang chạy vì hộp số không có tải khi xe đang đỗ. Điều quan trọng là kiểm tra những vấn đề khi xe chuyển động là luôn luôn cần thiết.
h. Hộp số bị rò rỉ dầu bôi trơn:
Có thể do quá trình lắp các điệm hoặc các phốt không kín hoặc bị hỏng. Các bulông lắp không chặt, ngoài ra còn có thể do vỏ bị nứt.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trong thời gian em được giao nhiệm vụ “ Tính toán thiết kế hộp số ô tô tải 4 tấn” gồm có: tìm hiểu tổng quan về hộp số được dùng trên ô tô,tính toán kết cấu hộp số.Em đã cố gắng sưu tầm tài liệu và vận dụng kiến thức đã được học tập, dưới sự hướng dẫn và sự chỉ bảo của các thầy trong bộ môn đặc biệt là thầy hướng dẫn, em đã hoàn thành nhiệm vụ được giao
Trong quá trình làm đồ án, với thời gian có hạn cho nên việc tính toán thiết kế của em chỉ mới dừng lại ở những phần tính toán cơ bản (Bánh răng, trục, ổ lăn) bằng phương pháp truyền thống nên Em chưa thực hiện được việc tính toán cho các chi tiết khác (đồng tốc, cơ cấu sang số, hộp số phụ, mặt bích lắp các đăng, kích thước các loại bulong,….) mà chủ yếu được lấy theo xe tham khảo.nhưng bản thân em đã có cố gắng tìm hiểu thực tế và giải quyết các nội dung kĩ thuật hợp lý. Đây là bước khởi đầu quan trọng giúp cho em làm quen và tấp sự với công việc của 1 ký sư ôtô tương lai. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy, và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn..
Một lần nữa em xin cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy: TS………………… cùng các thầy trong môn ôtô đã giúp em hoàn thành đồ án này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Trọng Hoan(2003) – Tập bài giảng tính toán thiết kế ôtô – Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội– Viện Cơ Khí Động Lực – Bộ Môn ôtô.
[2]. Lê Thị Vàng (2008) – Hướng dẫn bài tập lớn – Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội– Viện Cơ Khí Động Lực – Bộ Môn ôtô.
[3]. Trịnh Chất –Lê Văn Uyển(2006) –Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí.
[4]. Nguyễn Văn Tài(2010) – Đồ án môn học thiết kế hốp số chính ôtô – máy kéo
[5]. Nguyễn Khắc Trai, Nguyễn Trọng Hoan, Hồ Hữu Hải, Phạm Huy Hường, Nguyễn Văn Trưởng, Trịnh Minh Hoàng – Kết cấu ôtô – nhà xuất bản Bách Khoa Hà Nội.
[6]. Lưu Đức Bình(2012) – Giáo trình công nghệ chế tạo máy – Bộ môn cơ khí chính xác -- Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"