ĐỒ ÁN TÍNH TOÁN THIẾT KẾ RƠ MOOC GẮN CẨU

Mã đồ án OTTN003021747
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 390MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D, 3D (Bản vẽ tổng thể 2D, 3D rơ mooc gắn cẩu, bản vẽ 3D tất cả các chi tiết rơ mooc gắn cẩu, bản vẽ kiểm nghiệm anssy); file word (Bản thuyết minh, nhiệm vụ đồ án, bản trình chiếu bảo vệ Power point. excel tính toán…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... TÍNH TOÁN THIẾT KẾ RƠ MOOC GẮN CẨU.

Giá: 1,350,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.. i

LỜI CÁM ƠN.. ii

MỤC LỤC.. iii

DANH MỤC HÌNH.. vii

DANH MỤC BẢNG.. xi

LỜI NÓI ĐẦU.. 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ RƠ MOÓC, SƠ MI RƠ MOÓC VÀ  THIẾT BỊ NÂNG HẠ.. 2

1.1. Khái nhiệm.. 2

1.2. Phân loại và các dạng phổ biến. 3

1.2.1. Phân loại rơ moóc và sơ mi rơ moóc. 3

1.2.1.1. Phân loại theo cấu tạo. 3

1.2.1.2. Phân loại theo tính năng. 3

1.2.1.3. Phân loại theo đặc điểm hoạt động. 3

1.2.2. Các dạng phổ biến. 3

1.2.2.1. Rơ moóc. 3

1.2.2.2. Sơ mi rơ moóc. 5

1.2.3. Thiết bị nâng hạ. 6

1.2.3.1. Phân loại 6

1.2.3.2. Đặc điểm thiết bị nâng hạ. 6

1.3. Các dạng xe gắn thiết bị nâng hạ phổ biến. 7

1.3.1. Rơ moóc gắn cẩu dùng trong xây dựng. 7

1.3.2. Rơ moóc gắn cẩu trong lâm nghiệp. 8

1.3.3. Máy xúc. 9

CHƯƠNG 2.  LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ RƠ MOÓC.. 10

2.1. Giới thiệu về các loại rơ moóc. 10

2.1.1. Rơ moóc trở khách. 10

2.1.2. Rơ moóc trở hàng. 10

2.1.3. Rơ moóc kiể caravan. 11

2.2. Phương án thiết kế. 11

2.2.1. Tính chọn đầu kéo. 11

2.2.2. Lựa chọn cẩu. 13

2.2.3. Tính toán thiết kế rơ moóc. 15

2.2.3.1. Chassis rơ móc. 16

2.2.3.2. Thanh đệm đỡ hàng. 19

2.2.3.3. Khung chắn hàng theo chiều dọc. 20

2.2.3.4. Cơ cấu khung chắn hang theo chiều ngang. 21

2.2.3.5. Các tải trọng tác dụng lên chassis. 22

2.2.3.6. Tính toán trọng tâm.. 23

2.2.3.7. Tính toán các trường hợp chịu tải 34

2.2.3.8. Tính ổn định xe. 45

Chương 3. TIẾN HÀNH KIỂM BỀN KHUNG.. 50

3.1. Nhập các thông số đầu vào. 50

3.1.1. Trường hợp tải uốn. 53

3.1.2. Trường hợp uốn xoắn kết hợp. 55

3.1.3. Trường hợp tải quay vòng. 57

3.1.4. Trường hợp tải dọc. 59

Chương 4. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO KHUNG.. 62

4.1. Sơ đồ quy trình. 62

4.2. Các nguyên công chế tạo. 62

4.2.1. Nguyên công 1: Tiếp nhận vật liệu. 62

4.2.2. Nguyên công 2: Gia công 2 thanh dọc chính. 63

4.2.2.1. Bước 1: 63

4.2.2.2. Bước 2: 63

4.2.2.3. Bước 3: Khoan – khoét 9 lỗ 30 tại 1 mặt phẳng của 2 thanh thép hộp và 2 lỗ 30 của mặt phẳng đáy. 63

4.2.3. Nguyên công 3: Gia công 3 thanh ngang. 63

4.2.3.1. Bước 1: 63

4.2.3.2. Bước 2: 64

4.2.4. Nguyên công 4: Gia công phần hộp đầu khung. 64

4.2.4.1. Bước 1: 64

4.2.4.2. Bước 2: 64

4.2.4.3. Bước 3: 64

4.2.4.4. Bước 4: 65

4.2.5. Nguyên công 5: Gia công 2 thép tấm ốp đầu. 65

4.2.5.1. Bước 1: cắt 2 thép tấm 800x200x6. 65

4.2.6. Nguyên công 6: Gia công 2 tấm chốt liên kết thanh kéo. 66

4.2.6.1. Bước 1: Cắt 2 tấm thép với kích thước như hình dưới đây. 66

4.2.6.2. Bước 2: Khoan lỗ 18 của 2 tấm thép tại điểm giữa chốt và cách đầu chốt 75mm   66

4.2.6.3. Bước 3: Mài tinh mặt A 2 tấm thép 1mm ta được kích thước 200mm.. 66

4.2.7. Nguyên công 7: Hàn. 67

4.2.7.1. Bước 1: Hàn thép tấm 800x200x6 vào hộp đầu khung. 67

4.2.7.2. Bước 2: Hàn 2 thanh chính vào phần hộp đầu. 67

4.2.7.3. Bước 3: Hàn 3 thanh ngang vào các thanh chính. 68

4.2.7.4. Bước 4: Hàn chốt liên kết thanh kéo vào phần giữa đầu hộp và 2 rìa hộp. 68

4.2.8. Nguyên công 8: Gia công chốt chân trống chữ A.. 68

4.2.8.1. Bước 1: Gia công tấm thép với kích thước và hình dáng như hình dưới 68

4.2.8.2. Bước 2: Cắt bỏ phần 200x100 như hình dưới 68

4.2.8.3. Bước 3: mài tinh mặt phẳng B 1mm và mặt phẳng C 0,5mm mỗi bên ta được kích thước như hình dưới 69

4.2.8.4. Bước 4: Khoan khoét lỗ ....... 69

4.2.8.5. Bước 5: Hàn gân tăng cứng. 69

4.2.9. Nguyên công 9: Hàn chốt chân trống vào khung. 70

4.2.10. Nguyên công 10: Vát mép các góc sắc nhọn, làm sạch. 70

4.2.11. Sơn chống gỉ 70

4.2.11.1. Bước 1: Đặt chassis lên giá kê. 70

4.2.11.2. Bước 2: Làm sạch bụi và các tạp chất bám vào chassis bằng khí nén trước khi thực hiện sơn  70

4.2.11.3. Bước 3: Thực hiện sơn. 70

4.2.11.4. Bước 4: Kiểm tra lại bề mặt chassis sau khi sơn khô. 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 71

LỜI NÓI ĐẦU

Những năm gần đây, ngành chế biến, xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản Việt Nam đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ. Sản phẩm gỗ đã trở thành một mặt hàng thiết yếu như giường, tủ, kệ, ... đối với người tiêu dùng trong nước và là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đối với quốc tế. Các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã có mặt trên hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với các chủng loại sản phẩm đa dạng, từ hàng trang trí nội thất trong nhà, đồ mộc ngoài trời…đến các mặt hàng dăm gỗ. Tài nguyên thiên nhiên rừng phong phú, với diện tích hai phần ba đất đai trong toàn quốc là rừng và đất rừng sẽ là bàn đạp vững chắc để phát triển và đưa ngành chế biến gỗ vào một vị trí thích đáng trong nền kinh tế. Tuy vậy, việc vận chuyển gỗ tại nước ta còn gặp nhiều khó khăn do địa hình đồi núi phức tạp; việc cải tiến về phương thức di chuyển, vận chuyển gỗ là nhiệm vụ cấp thiết.

Vì vậy, em đã nghiên cứu và phát triển đề tài Tính toán thiết kế rơ moóc gắn cẩu với tác dụng gắp gỗ và vận chuyển gỗ để có thể bổ trợ cho một trong những ngành kinh tế chủ lực của nước ta.

Các số liệu, thông số do tra tiêu chuẩn, quy chuẩn hoặc tính toán đều dựa vào các tài liệu, kinh nghiệm mà thầy cô đã cho.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đồ án Tính toán thiết kế rơ moóc gắn cẩu, do trình độ và năng lực còn nhiều hạn chế nên không thể thể tránh khỏi những sai sót trong quá trình tính toán cũng như chọn các số liệu. Em rất mong thầy, cô góp ý để em có thể bổ sung được kiến thức của mình được hoàn thiện hơn.

                                                                                                Sinh viên thực hiện

                                                                                                ……………..

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ RƠ MOÓC, SƠ MI RƠ MOÓC VÀ THIẾT BỊ NÂNG HẠ

1.1. Khái nhiệm

Rơ moóc và sơ mi rơ moóc (còn được gọi là “moóc và bán moóc”) là những loại phương tiện giao thông đường bộ không có động cơ, có kết cấu và trang bị dùng để chở người hoặc hàng hóa và được kéo bởi một ô tô.

- Rơ moóc: là phương tiện có kết cấu để sao cho phần chủ yếu của khối lượng toàn bộ của phương tiện không đặt lên ô tô kéo. Sơmi rơ moóc có bánh xe phụ cũng được coi là rơ moóc.

- Sơ mi rơ moóc: là phương tiện vận tải được thiết kế để nối với xe ô tô đầu kéo và có một phần đáng kể của trọng lượng toàn bộ đặt lên xe đầu kéo.

1.2. Phân loại và các dạng phổ biến

1.2.1. Phân loại rơ moóc và sơ mi rơ moóc

1.2.1.1. Phân loại theo cấu tạo

Đầu tiên chúng ta phân biệt xe sơ mi rơ mooc và rơ mooc về mặt cấu tạo. Xe sơ mi rơ mooc có thiết kế gồm một đầu nối với ô tô đầu kéo. Hầu như toàn bộ phần trọng lượng xe được đặt lên đầu kéo. Trong khi đó rơ mooc lại có thiết kế hoàn toàn khác biệt. Toàn bộ trọng lượng của rơ mooc không đặt lên ô tô đầu kéo.

1.2.1.3. Phân loại theo đặc điểm hoạt động

Một trong những điểm có thể dễ dàng phân biệt xe sơ mi rơ mooc và rơ mooc đó chính là đặc điểm hoạt động. Rơ mooc chỉ là một phần của chiếc xe khi lưu thông. Còn sơ mi rơ mooc lại hoạt động và được thừa nhận như một phương tiện hoàn toàn độc lập. Xe sơ mi rơ mooc có đầy đủ giấy tờ đăng kí hoạt động, biển số, số khung xe.

1.2.2. Các dạng phổ biến

1.2.2.1. Rơ moóc

- Rơ moóc chở khách ( Bus trailer ): là rơ moóc có kết cấu và trang bị dùng để chở người và hành lý mang theo.

+ Ô tô khách có thể có 1 hoặc 2 tầng cũng có thể kéo theo rơ moóc

+ Ô tô khách liên tỉnh cũng có thể kéo theo rơ moóc

1.2.2.2. Sơ mi rơ moóc

-  Sơ mi rơ moóc chở khách (Bus semi-trailer): là sơ mi rơ moóc có kết cấu và trang bị dùng để chở người và hành lý mang theo.

- Sơmi rơ moóc chở hàng (General purpose semi- trailer): là sơ mi rơ moóc có kết cấu và trang bị dùng để chở hàng.

1.2.3. Thiết bị nâng hạ

1.2.3.1. Phân loại

* Máy nâng đơn giản: là loại máy nâng chỉ có 1 chuyển động là tịnh tiến lên xuống

- Kích

- Tời

- Pa-lăng

* Cần trục: là loại có từ 2 chuyển động trở lên

- Cầu trục

- Cổng trục

1.2.3.2. Đặc điểm thiết bị nâng hạ

Ngắn hạn, lặp đi lặp lại và có thời gian dừng. Chuyển động chính của máy là nâng hạ vật theo phương đứng, ngoài ra còn một số các chuyển động quay quanh trục máy, di chuyển máy,  chuyển động lắc quanh trục ngang (nâng hạ cần). 

1.3. Các dạng xe gắn thiết bị nâng hạ phổ biến

1.3.1. Rơ moóc gắn cẩu dùng trong xây dựng

-  Là loại rơ moóc 4 chân được đặt 4 góc của RM, được gắn thêm cần trục với độ dài vượt trội, tương ứng với công trình đang xây dựng.

- Đồ bền cao và thân thiện với môi trường do dầu thủy lực phân hủy sinh học và giảm tiêu thụ xăng, chi phí vận hành và bảo dưỡng thấp;

- Hệ thống cần và tay của cần trục làm việc chính xác nhờ sự ổn định của các thanh thép hộp;

1.3.2. Rơ moóc gắn cẩu trong lâm nghiệp

- Rơ moóc gồm 2 chân hoặc 1 chân trống được đặt phía trước RM, được gắn cần trục với độ dài vừa phải kết hợp cơ cấu gầu ngoạm để gặp gỗ.

- Loại cần cẩu được thiết kế đặc biệt để sử dụng trên xe kéo lâm nghiệp;

- Hệ thống chân trống tích hợp vào RM giúp toàn bộ RM có trọng tâm thấp hơn; các cần trục dạng thép ống có chiều dài vừa phải nên có khả năng cơ động cao, lực nâng lớn;

1.3.3. Máy xúc

Máy xúc, còn gọi là máy đào, là một loại máy móc cơ giới sử dụng đa năng, chủ yếu dùng trong xây dựngkhai khoáng. Máy xúc là một loại máy đào một gầu, có thể coi là "xẻng máy", dùng một cơ cấu tay cần gắn liền với gầu đào, thực hiện thao tác đào, xúc, múc, đổ đất đá rời hay liền thổ và các loại khoáng sảnvật liệu xây dựng rời (có thể vận chuyển trong cự ly ngắn hoặc rất ngắn).

CHƯƠNG 2

LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ RƠ MOÓC

2.1. Giới thiệu về các loại rơ moóc

2.1.1. Rơ moóc trở khách

Có kết cấu và trang bị dùng trở người và hành lý mang theo

2.1.2. Rơ moóc trở hàng

Có kết cấu và trang bị dùng để trở hàng

2.1.3. Rơ moóc kiể caravan

Có thiết kế để làm nhà ở lưu động

2.2. Phương án thiết kế

Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và phát triển ý tưởng, em đã lựa chọn thiết kế rơ moóc trở hàng ứng dụng cho việc cẩu và vận chuyển gỗ.

2.2.1. Tính chọn đầu kéo

Cùng với sự phát triển trong ngành nông, lâm nghiệp. Hãng đầu kéo Belarus đã cho ra đời dòng sản phẩm đầu kéo Belarus phục vụ nhu cầu nông, lâm nghiệp hóa. Dòng sản phẩm đầu tiên ra đời năm 1998 cho đến này đã được 22 năm phát triển

2.2.2. Lựa chọn cẩu

- Cần trục với các dạng thép hộp có chiều dài vừa phải nên khả năng cơ động rất cao và đem lại năng suất lớn trong quá trình làm việc;

- Cần trục Palms forestry crane là 1 lựa chọn thông minh cho các doanh nghiệp.

- Rơ moóc gắn cẩu được thiết kế gồm 2 cần trục, 1 tay trục, 3 xy lanh và cơ cấu gầu ngoạm.

2.2.3. Tính toán thiết kế rơ moóc

Tính toán thiết kế rơ moóc gắn cẩu :

2.2.3.1. Chassis rơ móc

* Theo tính toán thể tích, chia rơ móc thành 4 phần:

- Phần đầu chốt nối thanh kéo: thép tấm hình thang dày 28 mm

- Phần khung hộp chữ nhật: thép hộp dày 6 mm

- Hai thanh dọc chính: thép hộp 200x100x6

2.2.3.2. Thanh đệm đỡ hàng

- Thanh đêm chữ T làm bằng thép được đặt trên mặt chassis và được liên kết chassis bởi bu lông;

- Thanh đệm dài 3939 mm.

- Bu lông liên kết thanh đệm và chassis đường kính 30mm

2.2.3.3. Khung chắn hàng theo chiều dọc

Khung chắn dọc rơ móc làm bằng sắt với khối lượng riêng 7800 KG/m3

- Theo đo đạc bằng phần mềm NX12 ta được:

+ Thể tích khung chắn hàng: 0,18 m3

+ Khối lượng khung: 179 kg

Ta có:

Chọn trục tọa độ tại điểm nằm trên đường tròn đáy trục cẩu sao cho điểm đó nằm giữa 2 mặt bên trục cẩu

Chiều cao trọng tâm thanh T đệm hàng: 24,56 mm

Chiều cao trọng tâm hàng: 587,5 mm

* Chọn chân trống trước

- Lựa chọn cơ cấu chân trống của hãng Holland với thông số

A = 29,4 in = 746 (mm)

B = 26 in = 660 (mm)

C = 15 in = 560 (mm)

Tải trọng nâng lớn nhất: 24000 (kg)

* Chọn xy lanh piston cho chân trống chữ A

- Chọn xy lanh thủy lực CDH/CDG tiêu chuẩn ISO 6022-DIN24333 với áp suất làm việc 25Mpa

Ta có:

Đường kính piston D = 80 (mm)

Lực đẩy F = 125,6 (kN)

2.2.3.7. Tính toán các trường hợp chịu tải

* Tải uốn

- Tải tĩnh

- Khi đầy tải và thao tác cẩu phía sau

Tọa độ trọng tâm C(0;4296,2;1443,9)

Xét trường hợp tải tĩnh do đoàn xe đứng trên mặt đường phẳng nên góc f = 0 và gia tốc a = 0.

- Là loại tải siêu áp đặt

- Tải được giả định là tuyến tính

- Phần chân trống chữ A sẽ chịu momen xoắn và có xu hướng làm 1 bên rời khỏi mặt đất trong thời gian ngắn

- Do tính chất của kết quả tải, các tải đối xứng trong mặt phẳng y-z bị biến mất

* Tải dọc

- Tải xuất hiện khi RM tăng tốc hoặc phanh đột ngột

- Lúc này lực quán tính sinh ra

- Để đơn giản bài toán, ta tách đầu kéo tính riêng RM và gộp 2 trục của RM thành 1 trục

- Khi xe phanh

Khi phanh trọng lực của cần cẩu và RM sẽ sinh ra lực quán tính tác dụng dọc thân xe theo chiều từ sau lên trước.

2.2.3.8. Tính ổn định xe

* Khi không thao tác cẩu

- Tính ổn định dọc

+ Khi xe lên dốc

+ Khi xe xuống dốc

* Khi thao tác cẩu:

- Khi cẩu theo phương dọc

Khi cẩu hàng theo phương dọc ở phía sau xe thì tâm đường lật sẽ là đường tâm cặp bánh xe sau cùng tiếp xúc với mặt đường. Lúc này, RM được ổn định hơn các trường hợp khác do momen lật trên cẩu khi cẩu hàng nhỏ hơn momen do đối trọng ô tô gây ra.

Với trường hợp cẩu hàng dọc phía trước RM, do độ dài đầu kéo lớn hơn độ dài cần cẩu nên RM sẽ không cẩu hàng phía trước

- Khi cẩu theo phương ngang.

Để an toàn tuyệt đối, thao tác cẩu ngang chỉ được thực hiện khi đứng trên mặt phẳng ngang, chân trống phải ở vị trí ngoài cùng và chắc chắn khi trống ở vị trí đất mềm và yếu, nếu mặt đất không phải mặt phẳng ngang thì chân trống phải duỗi sao cho xe đứng thẳng. Do đó, ta chỉ xét trường hợp xe đứng trên mặt phẳng ngang

Ta xét trường hợp cẩu dài nhất là x = 5300mm

Chương 3

TIẾN HÀNH KIỂM BỀN KHUNG

3.1. Nhập các thông số đầu vào

- Vật liệu chế tạo khung là thép Q235 phải thỏa mãn những tính chất sau

+ Giới hạn chảy và mỏi cao

+ Độ nhạy với ứng suất tập trung thấp

+ Có tính dập ở trạng thái nguội tốt

+ Dễ dàng hàn với các chi tiết khác

+ Độ bền kéo tốt

+ Độ carbon tương đối thấp, sở hữu các đặc tính tạo lạnh tốt

+ Thành phần hóa học gồm: 0,22% C; 0,35%Si; 1,4% Mn; 0,045% P; 0,05% S

- Đưa mô hình 3d từ NX12 vào ansys

- Tiến hành chia lưới: Vào Model chọn Mesh -> nhấn chuột phải chọn Generate Mesh

3.1.1. Trường hợp tải uốn

- Đặt các điều kiện biên: Vào Support -> Fixed Support ->Ta sẽ hạn chế được chuyển động các bề mặt như hình vẽ

- Tiến hành đặt lực: Load -> chọn Force để đặt lực tập trung

                                         -> chọn Pressure để đặt lực phân bố

- Ta có chuyển vị lớn nhất trên khung là 0,085 mm

3.1.2. Trường hợp uốn xoắn kết hợp

- Điều kiện biên

- Tiến hành đặt lực: Load -> chọn Force để đặt lực tập trung

                                           -> chọn Pressure để đặt lực phân bố

- Tiến hành kiểm tra

+ Chuyển vị: chuột phải vào Solution (A6) -> Insert è Deformation -> Derectional

+ Ứng suất: chuột phải vào Solution (A6) -> Insert -> Stress -> Equivalent

- Chuyển vị lớn nhất là 0,13 mm

3.1.4. Trường hợp tải dọc

- Điều kiện biên: như tải quay vòng

- Tiến hành đặt lực: Load ->chọn Force để đặt lực tập trung

                                          -> chọn Pressure để đặt lực phân bố

- Chuyển vị lớn nhất theo chiều x = 0,2 mm

* Kết luận:

Qua các kết quả trên, ta có các kết quả kiểm bền như bảng 3.4.

Chương 4

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO KHUNG

4.1. Sơ đồ quy trình

Sơ đồ quy trình như hình 4.1.

4.2. Các nguyên công chế tạo

4.2.1. Nguyên công 1: Tiếp nhận vật liệu

- Kiểm tra chủng loại, nguồn gốc xuất xứ của nguyên vật liệu: Thép sử dụng để chế tạo khung là thép Q235, xuất xứ từ Trung Quốc

- Kiểm tra kích thước hình học của nguyên vật liệu: Kích thước hình học phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật để chế tạo khung

- Kiểm tra tình trạng của nguyên vật liệu: Tình trang nguyên vật liệu phải nguyên vẹn, không méo mó, không bị han gỉ

4.2.2. Nguyên công 2: Gia công 2 thanh dọc chính

4.2.2.1. Bước 1:

Cắt 2 thanh thép hộp 200x100x6 với chiều dài 3811mm

4.2.2.2. Bước 2:

Mài tinh 2 bề mặt đầu của 2 thanh 0,5mm còn chiều dài 3810mm

4.2.2.3. Bước 3:

Khoan – khoét 9 lỗ phi 30 tại 1 mặt phẳng của 2 thanh thép hộp và 2 lỗ phi 30 của mặt phẳng đáy

4.2.4. Nguyên công 4: Gia công phần hộp đầu khung

4.2.4.1. Bước 1: 

Cắt 2 thép tấm 1217x800x6 và 2 thép tấm 1217x200x6

4.2.4.2. Bước 2:

Khoan - khoét lỗ 300 cho 1 tấm 1217x822x6

4.2.4.3. Bước 3:

Khoan - khoét - taro 10 lỗ 18 và 6 lỗ 30

4.2.4.4. Bước 4:

Hàn đường 4 thanh thép tấm

4.2.7. Nguyên công 7: Hàn 

4.2.7.1. Bước 1: Hàn thép tấm 800x200x6 vào hộp đầu khung

4.2.7.2. Bước 2: Hàn 2 thanh chính vào phần hộp đầu

4.2.7.3. Bước 3: Hàn 3 thanh ngang vào các thanh chính

Khoảng cách từ phần hộp đến thanh ngang thứ nhất và giữa các thanh là 843mm

4.2.9. Nguyên công 9: Hàn chốt chân trống vào khung

4.2.10. Nguyên công 10: Vát mép các góc sắc nhọn, làm sạch

4.2.11. Sơn chống gỉ

4.2.11.1. Bước 1: Đặt chassis lên giá kê 

- Chassis được đặt lên giá kê có kết cấu bền chắc

- Bề mặt tiếp xúc chassis nhỏ để đảm bảo gần như toàn bộ bề mặt được sơn trực tiếp mà không cần dịch chuyển

4.2.11.2. Bước 2: Làm sạch bụi và các tạp chất bám vào chassis bằng khí nén trước khi thực hiện sơn

4.2.11.3. Bước 3: Thực hiện sơn

Công tác sơn phải được thực hiện bằng máy phun áp lực cao, chỉ sử dụng chổi sơn tại các vị trí máy phun không thể tiếp cận được

4.2.11.4. Bước 4: Kiểm tra lại bề mặt chassis sau khi sơn khô

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Tis 0012 axle loads and wieght distribution issue.

[2]. IJESIT201601_23 chassis.

[3]. Automobilechasis.

[4]. 3-Automotive_chassis-design-v2

[5]. Finding the Car Center of Gravity.

[6]. Quyết định số 01/2007QĐ-BGTVT ngày 17/01/2007 của Bộ Giao thông vận tải và để thống nhất trong việc thực hiện Thông tư số 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA ngày 31/03/2006 của liên Bộ Thương mại – Giao thông – Tài chính- Công an.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"