ĐỒ ÁN TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ BỐ TRÍ CHUNG Ô TÔ CHỈ HUY LẮP RÁP CHẾ TẠO TẠI VIỆT NAM

Mã đồ án OTTN003021659
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 330MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ bố trí chung xe thiết kế, bản vẽ sàn xe, bản vẽ đặc tính ngoài, bản vẽ đồ thị động lực học và gia tốc, bản vẽ đồ thị tăng tốc); file word (Bản thuyết minh, nhiệm vụ đồ án, bìa đồ án, chương trình matlab…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ BỐ TRÍ CHUNG Ô TÔ CHỈ HUY LẮP RÁP CHẾ TẠO TẠI VIỆT NAM.

Giá: 950,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC.. 3

LỜI NÓI ĐẦU.. 5

Chương 1. PHÂN TÍCH CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ. 7

1.1. Yêu cầu kĩ thuật chung với xe thiết kế. 7

1.1.1. Yêu cầu về chế tạo. 7

1.1.2. Yêu cầu về sử dụng. 7

1.1.3. Yêu cầu về bảo dưỡng sửa chữa. 7

1.2. Lựa chọn động cơ. 8

1.2.1. Các dạng bố trí động cơ. 8

1.2.2. Lựa chọn động cơ. 10

1.3. Bố trí hệ thống truyền lực. 11

1.4. Xác định phân bố tải trọng. 13

1.5. Xác định tải trọng tính toán. 14

1.5.1. Đóng ly hợp đột ngột 15

1.5.2. Phanh xe không cắt ly hợp. 15

1.5.3. Dùng phanh tay đột ngột 16

1.5.4. Các trường hợp va đập đột ngột khác. 16

1.6. Lựa chọn xe cơ sở tham khảo thiết kế. 18

Chương 2. TÍNH TOÁN SỨC KÉO.. 21

2.1. Mục đích. 21

2.2. Thông số ban đầu. 21

2.3. Xác định trọng lượng xe. 21

2.4. Số lượng cầu xe và kích thước bánh xe. 22

2.5. Xác định công suất lớn nhất của động cơ. 23

2.6. Xác định khoảng động học - lực học. 25

2.6.1. Xác định khoảng động học. 25

2.6.2. Xác định khoảng lực học. 27

2.7. Xác định số lượng số truyền. 30

2.8. Phân chia khoảng vận tốc cho các số truyền. 31

2.9. Xác định tỷ số truyền của các cụm hệ thống truyền lực. 36

2.9.1. Xác định tỷ số truyền lớn nhất và nhỏ nhất của hệ thống truyền lực  36

2.9.2. Xác định tỷ số truyền cầu xe. 37

2.9.3. Xác định các tỷ số truyền của hộp số. 37

2.9.4. Xác định các tỷ số truyền của hộp số phân phối 38

2.10..Tính toán kéo kiểm nghiệm.. 38

2.10.1. Mục đích. 38

2.10.2. Cơ sở lý thuyết 38

2.10.3. Thuật toán. 41

2.10.4. Kết quả. 46

Chương 3. THIẾT KẾ BỐ TRÍ CHUNG ĐỘNG CƠ, HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC VÀ HỆ THỐNG SÀN XE. 56

3.1. Các yêu cầu bố trí chung. 56

3.2. Bố trí chung động cơ. 56

3.3. Bố trí chung hệ thống truyền lực. 57

3.4.Thiết kế vỏ xe và bố trí tổng thể. 59

3.5. Thông gió cho xe. 60

Chương 4. HƯỚNG DẪN KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC Ô TÔ CHỈ HUY.. 61

4.1. Ly hợp. 62

4.1.1. Bảo dưỡng. 62

4.1.2. Những hư hỏng thường gặp và phương pháp khắc phục. 63

4.1.3. Sửa chữa. 64

4.2. Hộp số. 66

4.2.1. Bảo dưỡng. 66

4.2.2. Những hư hỏng thường gặp và phương pháp khắc phục. 66

4.2.3. Sửa chữa. 68

4.3. Hộp số phân phối 71

4.3.1. Bảo dưỡng. 71

4.3.2. Những hư hỏng thường gặp và phương pháp khắc phục. 72

4.3.3. Sửa chữa. 74

4.4. Trục các đăng. 76

4.4.1. Bảo dưỡng. 76

4.4.2. Những hư hỏng thường gặp và phương pháp khắc phục. 77

4.4.3. Sửa chữa. 77

4.5.Cầu sau. 79

4.5.1. Bảo dưỡng. 79

4.5.2. Những hư hỏng thường gặp và phương pháp khắc phục. 80

4.5.3. Sửa chữa. 81

KẾT LUẬN.. 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 83

PHỤ LỤC.. 84

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, ô tô đã trở thành phương tiện vận tải được sử dụng rộng rãi trong mọi hoạt động trong đời sống xã hội, an ninh quốc phòng. Có thể nói ô tô đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân nói riêng và của xã hội nói chung. Trong quá trình sử dụng vào các mục đích khác nhau theo nhu cầu của xã hội, ô tô được thiết kế theo nhiều chủng loại, kích cỡ, kiểu dáng kèm theo các công dụng khác nhau. Mỗi loại xe đều được thiết kế theo những yêu cầu, mục đích khác nhau.

Trong quá trình thiết kế, đầu tiên cần phải xem xét đến bố trí chung toàn xe. Đó là sự sắp xếp, bố trí các cụm, các khoang, các hệ thống và các bộ phận theo tính năng kĩ thuật của ô tô đã được định trước. Nó có ảnh hưởng rất lớn tới sự phân bố tải trọng, tính chất động lực học, tính điều khiển, tính tiện nghi, tính kinh tế trong vận chuyển và chế tạo... Ngoài ra, trong thời gian sử dụng, một số cụm, cơ cấu, chi tiết có thể phải thay thế, sửa chữa nên phải bố trí sao cho dễ thay thế và điều chỉnh.

Theo chương trình đào tạo chuyên ngành kĩ sư ô tô quân sự, tôi được giao đồ án tốt nghiệp với đề tài:

“Tính toán, thiết kế bố trí chung ô tô chỉ huy lắp ráp chế tạo tại Việt Nam”.

Đây là loại xe con cỡ nhỏ, dùng để chở người (hoặc hàng hóa), hoạt động được trên những địa bàn phức tạp, đặc biệt là trong các hoạt động quân sự, vùng sâu vùng xa.

Đồ án tốt nghiệp của tôi bao gồm những nội dung sau:

- Lời nói đầu.

- Chương 1: Phân tích chọn phương án thiết kế.

- Chương 2: Tính toán sức kéo.

- Chương 3: Thiết kế bố trí chung động cơ, hệ thống truyền lực và hệ thống sàn xe

- Chương 4: Hướng dẫn khai thác và sử dụng hệ thống truyền lực ô tô chỉ huy.

Chương 1. PHÂN TÍCH CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ

1.1.Yêu cầu kĩ thuật chung với xe thiết kế

1.1.1. Yêu cầu về chế tạo

- Hình dáng, kết cấu xe đơn giản, trọng lượng nhỏ, kích thước nhỏ gọn nhưng phải đảm bảo độ bền cứng vững cao, bố trí các cụm, các cơ cấu một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện khí hậu địa hình ở Việt Nam.

- Vật liệu chế tạo các chi tiết đảm bảo độ bền cao, độ chống mòn, chống gỉ cao, nhằm nâng cao độ tin cậy và tuổi thọ của xe. Sử dụng các loại vật liệu nhẹ nhằm làm giảm trọng lượng của xe.

1.1.2. Yêu cầu về sử dụng

- Xe có các tính năng động lực học cao, vận tốc trung bình lớn để nâng cao năng suất vận chuyển.

- Xe phải đảm bảo tính tiện nghi cho lái xe và hành khách, thao tác nhẹ nhàng, dễ dàng, đảm bảo tầm nhìn tốt.

- Nâng cao tính kinh tế, tính động lực, tính an toàn của ô tô, nhất là đối với hệ thống lái, phanh...

1.1.3. Yêu cầu về bảo dưỡng sửa chữa

- Để giảm chi phí cho bảo dưỡng, sửa chữa, tăng hệ số ngày xe tốt, xe cần cải tiến kết cấu, thay thế các kết cấu bôi trơn bằng bôi trơn vĩnh cửu (không cần bôi trơn). Bố trí các điểm bôi trơn thuận lợi, dễ thao tác.

- Kết cấu xe đảm bảo dễ tháo lắp, thuận tiện cho công tác bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế phụ tùng...

1.2. Lựa chọn động cơ

1.2.1. Các dạng bố trí động cơ

Động cơ thường được bố trí trên các ô tô quân sự theo ba phương án au:

Động cơ đặt ở trước xe, ngoài buồng lái (hình 1.1)

Đây là kiểu bố trí phổ biến nhất trong các ô tô vận tải có công dụng chung, ví dụ ở các ô tô GAZ 53, ZIL 130, ZIL 131, KRAZ 255, URAL 4320...

Động cơ đặt ở phía sau xe (hình 1.4)

Phương án bố trí này thường được sử dụng cho các ô tô chở khách; xe bọc thép bánh hơi (xe BTR-60P) xe bơi hoặc với những ô tô có bộ phận chịu tải kiểu vỏ.

1.2.2. Lựa chọn động cơ

Hiện nay có hai loại động cơ thường dùng là động cơ xăng và động cơ diesel. Đối với động cơ diesel, ưu điểm là tiêu hao nhiên liệu ít, giảm chi phí hoạt động. Tuy nhiên, việc chọn được động cơ diesel cỡ nhỏ thường khó hơn (vì nhiều hãng không sản xuất được), xe có độ ồn cao, việc sửa chữa khó khăn. Có thể dùng động cơ xăng chế hòa khí hoặc phun xăng điện tử. Động cơ phun xăng điện tử có hiệu suất cao, công suất lớn. Tuy vậy nó có giá thành cao, việc bảo dưỡng sửa chữa gặp nhiều khó khăn.

Bảng thông số kỹ thuật chính động cơ ZMZ-409 như bảng 1.1.

1.3. Bố trí hệ thống truyền lực.

Trên các ô tô quân sự có rất nhiều kiểu bố trí hệ thống truyền lực (HTTL) tùy theo số lượng cầu xe và số lượng bánh xe chủ động của một ô tô. Kiểu HTTL có ảnh hưởng rất lớn đến bố trí chung của toàn xe. Khi phân tích, đánh giá, so sánh bố trí chung HTTL ta cần chú ý tới các yếu tố sau:

- Công dụng của ô tô.

- Số lượng động cơ và vị trí bố trí động cơ trên xe.

- Số lượng cầu xe, bánh xe; số lượng cầu chủ động; số lượng cầu dẫn hướng.

Trên hình 1.5 thể hiện các sơ đồ bố trí chung HTTL của ô tô 2 cầu chủ động:

- Sơ đồ a: Động cơ, ly hợp, hộp số chính, hộp số phân phối đặt dọc đầu xe, cầu trước và cầu sau chủ động. Nối giữa hộp phân phối và các cầu là các trục các-đăng. Sơ đồ này thường gặp ở các ô tô có khả năng việt dã cao, chạy trên nhiều loại đường, thường thấy ở các xe đa năng truyền thống.

- Sơ đồ c: Động cơ, hộp số, ly hợp, cầu trước thành một khối nắm phía đầu xe, đáp ứng nhu cầu tăng tải trọng lên cầu trước. Cầu sau chủ động nối với hộp số chính thông qua khớp ma sát, không có hộp số phân phối.

1.4. Xác định phân bố tải trọng.

Phân bố tải trọng có ảnh hưởng lớn đến tính ổn định (tọa độ trọng tâm), khả năng tận dụng lực kéo theo bám, lực phanh lớn nhất có thể có, tính kinh tế nhiên liệu...

Phân bố tải trọng xe có thể thay đổi (trong giới hạn từ không tải đến đầy tải). Khi thiết kế bố trí chung phải xác định phân bố tải trọng cho xe lên các cầu ở trạng thái không tải và đầy tải. 

Sau đây là bảng phân bố tải trọng lên các cầu của một số xe chỉ huy hai cầu chủ động (4x4), lốp sau đơn.

Trong thiết kế, tôi chọn phân bố tải trọng lên các cầu như sau:

- Khi không tải:

+ Cầu trước: 55%

+ Cầu sau: 45%

- Khi có tải:

+ Cầu trước: 41,2%

+ Cầu sau: 58,8%

1.6. Lựa chọn xe cơ sở tham khảo thiết kế

Trên cơ sở những phân tích đã nêu, sử dụng và kế thừa những kết quả đã có, để thiết kế ô tô theo yêu cầu đã cho, phù hợp với điều kiện hoạt động ở Việt Nam, đồng thời để thuận tiện cho việc xác định các thông số, tôi chọn mẫu xe CH-551 do nhà máy Z151 lắp rắp chế tạo để làm mẫu so sánh phục vụ cho quá trình tính toán, thiết kế.

Các thông số tính năng kỹ thuật chính của xe CH-551 như bảng 1.3.

Chương 2. TÍNH TOÁN SỨC KÉO

2.1. Mục đích

Tính toán kéo thiết kế giúp chúng ta xác định được những thông số cơ bản của động cơ đốt trong và của hệ thống truyền lực nhằm thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng vận tốc kéo của ô tô trong điều kiện sử dụng.

2.2. Thông số ban đầu

Thông số ban đầu (thông số vào) là do người đặt hàng quyết định, thường là các yêu cầu kỹ chiến thuật đặt ra. Các thông số đó là:

- Chủng loại xe: xe chỉ huy

- Trọng tải xe: 750 (kg)

- Vận tốc chuyển động lớn nhất của xe (khi đầy tải): 110 (km/h)

- Vận tốc chuyển động nhỏ nhất của xe: 13,75 (km/h)

- Góc dốc lớn nhất ô tô có thể vượt qua được (khi đầy tải):

- Khoảng sáng gầm xe: 220 (mm)

2.3. Xác định trọng lượng xe

Trọng lượng sử dụng (trọng lượng bản thân xe) là trọng lượng của xe ở trạng thái sẵn sàng, không có tải trọng và hành khách, nhưng các cụm, cơ cấu và hệ thống trên xe được tra nạp đủ chất lỏng làm việc (dầu bôi trơn, nước làm mát, nhiên liệu, dầu phanh...), bao gồm cả dụng cụ đồ nghề của lái xe và bánh xe dự trữ.

Trọng lượng toàn bộ của xe: G = 2625 kg

2.4. Số lượng cầu xe và kích thước bánh xe

Khi thiết kế ô tô cần phải xác định số lượng trục (số cầu). Số lượng cầu xe được xác định phụ thuộc vào tải trọng cho phép đặt lên cầu khi chuyển động đường bằng. Ô tô quân sự hoạt động trên tất cả các loại đường, trọng lượng cho phép lớn nhất đặt lên một cầu không được lớn hơn 60 KN.

Tham khảo bảng 3[4] tôi chọn lốp có kí hiệu 7,50 – 17. Khi đó bán kính thiết kế của xe:

Bán kính tính toán của bánh xe là: rk = 0,380 m

2.5. Xác định công suất lớn nhất của động cơ

Công suất của động cơ được xác định từ điều kiện đảm bảo vận tốc chuyển động cho trước của xe.

Với xe không kéo moóc, hệ số cản ψ thường được lấy theo điều kiện đường tốt (f = 0,015 ÷ 0,025) và góc dốc nhỏ (i = 0,01 ÷ 0,015), nghĩa là ψ được chọn trong khoảng (ψ= 0,025 ÷ 0,040)

Từ những phân tích trên, tôi lựa chọn động cơ 417.170 - hãng UAZ (sử dụng trên xe UAZ-31512) có công suất N = 90 (mã lực).

2.6. Xác định khoảng động học - lực học

2.6.1. Xác định khoảng động học

Giả sử hộp số phân phối có tỷ số truyền ở các số truyền là:

ipc = 1; ipt = 1,94

Vậy, từ (2.9) ta có:  dkct = 4,124

Tham khảo hoảng động học của một số ô tô được cho theo bảng 3.3[2]

Khi phân tích đặc tính động lực học của ô rô thấy rằng đôi khi ở số truyền thấp xe không sử dụng hết khả năng động lực học của nó do không đảm bảo điều kiện bám. Mặt khác ở số truyền cao không phát huy được vận tốc tối đa do không đủ nhân tố động lực học. Vì vậy, khoảng động lực học phải gắn liền với khoảng lực học.

2.6.2. Xác định khoảng lực học

Vì xe thiết kế là xe dẫn động hoàn toàn, các cầu đều là cầu chủ động nên .G = Gpi

Khi xác định  chọn φ= 0,7÷0,8 để đảm bảo cho xe sử dụng hết lực bám trên đường tốt có góc dốc . Chọn φ= 0,7.

Vậy, thay số vào công thức (2.15) ta có: dltu = 14

2.7. Xác định số lượng số truyền

Số lượng các tay số (số cấp) được lựa chọn trên cơ sở những lập luận sau:

- Đảm bảo cho ô tô chuyển động ở vận tốc cao theo các lực cản đường khác nhau.

- Có khả năng gia tốc tốt (sử dụng công suất trung bình của động cơ lớn).

Tăng số lượng tay số sẽ cải thiện được chất lượng kéo của ô tô, đặc biệt là khả năng tăng tốc của chúng tốt. 

Vì vậy, số lượng tay số trong hộp số cơ khí đối với các xe thông dụng hiện nay thường có các giá trị sau:

- Đối với ô tô con, du lịch: n = 3÷4

- Đối với ô tô tải, ô tô buýt: n = 4÷5

Sau khi phân tích, tôi chọn số lượng số truyền cho xe thiết kế là: n = 4

2.8. Phân chia khoảng vận tốc cho các số truyền

Các yêu cầu chính khi phân chia vận tốc cho các số truyền:

- Đảm bảo cho ô tô có vận tốc trung bình cao.

- Đảm bảo cho xe có tính năng tăng tốc tốt.

- Đảm bảo tính kinh tế nhiên liệu của ô tô.

- Đảm bảo xe có khả năng kéo tốt.

Từ (2.25), ta có:

v4max = vtmax = 110 (km/h)

v3max = 68,7 (km/h)

v1max = 28,86 (km/h)

2.9. Xác định tỷ số truyền của các cụm hệ thống truyền lực.

2.9.1. Xác định tỷ số truyền lớn nhất và nhỏ nhất của hệ thống truyền lực

Tỷ số truyền nhỏ nhất của HTTL (  được xác định từ điều kiện đảm bảo vận tốc tính toán nhỏ nhất  cho trước:

Suy ra:  itlmin =  5,21

2.9.4. Xác định các tỷ số truyền của hộp số phân phối

Hộp số phân phối của ô tô quân sự thường có hai số truyền, tỷ số truyền của số truyền cao thường chọn bằng 1 

Suy ra:  ipt = 1,94

2.10. Tính toán kéo kiểm nghiệm

2.10.1. Mục đích

- Xác định các thông số đặc trưng cho chất lượng kéo: lực kéo lớn nhất ( ) hoặc cản lớn nhất của xe mà xe có thể khắc phục dược, nhân tố động lực học ở các số truyền, lực kéo dư có thể để tăng tốc (có gia tốc), tăng tải hoặc để kéo rơ moóc...

- Xác định các thông số về động lực học của xe như: vận tốc chuyển động lớn nhất trên các loại đường cho trước, các thông số về khả năng tăng tốc của xe, khả năng vượt dốc cao...

2.10.2. Cơ sở lý thuyết

Trên cơ sở tài liệu [5] mô hình bài toán đánh giá chất lượng động lực học ô tô dựa trên cơ sở:

- Thông số đầu vào: bao gồm các thông số về đặc tính ngoài của động cơ đốt trong, các thông số kết cấu xe, kết cấu của hệ thống truyền lực, điều kiện đường...

- Phần tính toán: thiết lập thuật toán tính toán xác định các thông số về động lực học ô tô.

Dưới đây tôi xin trình bày cơ sở lý thuyết và thuật toán giải trên máy tính:

2.10.3. Thuật toán

Với động cơ xăng: a = b = c = 1.

Trên cơ sở thuật toán trên, sử dụng phần mềm Matlab ta lập được chương trình tính toán xác định các thông số đánh giá chất lượng động lực học của ô tô. Các số liệu ban đầu phục vụ cho việc tính toán được thống kê trong bảng 2.2.

2.10.4. Kết quả

1. Đặc tính ngoài động cơ

Bảng kết quả tính toán 2.3.

2. Động lực học của xe thiết kế:

a. Tại số truyền cao hộp số phân phối:

b. Tại số truyền thấp hộp số phân phối:

Chương 3. THIẾT KẾ BỐ TRÍ CHUNG ĐỘNG CƠ, HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC VÀ HỆ THỐNG SÀN XE

3.1. Các yêu cầu bố trí chung

Khi thiết kế bố trí chung của xe phải căn cứ vào công dụng, tính năng, hoạt động của xe cũng như yêu cầu của khách hàng thiết kế. Bên cạnh đó, ta còn phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn quy định yêu cầu về kích thước, bố trí các cụm, hệ thống trên xe (ví dụ: TCVN 4145-85 về khách, luật đường bộ). Đồng thời chúng ta cũng tham khảo các tiêu chuẩn của các nước có nền sản xuất ô tô phát triển trên thế giới (như GOST của Nga, DIN của Đức, SA của Mỹ...)

3.2. Bố trí chung động cơ

Động cơ được bố trí nằm dọc, đặt phía trước xe, ngoài khoang điều khiển. Quạt làm mát được đặt ở đầu xe. Phía trên khoang động cơ có nắp capô.

Khi bố trí như vậy sẽ thuận tiện cho việc chăm sóc, bảo dưỡng, sửa chữa vì có khoảng không rộng rãi. Mặt khác nó còn tạo thuận tiện và tăng độ tin cậy cho hệ thống điều khiển động cơ, truyền lực (nhất là hệ thống truyền lực của các cầu chủ động 4x4).

3.3. Bố trí chung hệ thống truyền lực

HTTL được bố trí: động cơ, ly hợp, hộp số chính, hộp số phân phối đặt dọc đầu xe, cầu trước và cầu sau chủ động. Nối giữa hộp phân phối và các cầu là các trục các-đăng.

- Hộp số chính đặt ngay sau ly hợp. Hộp số chính có 4 số tiến và 1 số lùi. Điều khiển tay số trực tiếp.

- Hộp số phân phối bố trí ngay sau hộp số chính (như xe UAZ-31512, UAZ-469...). trục thứ cấp của hộp số chính đồng thời là trục sơ cấp của hộp số phân phối. 

- Cầu xe: có các cầu đều là cầu chủ động. Cầu trước chủ động, dẫn hướng, có khớp đồng tốc trên 2 bán trục. Các bán trục nối với moay-ơ bánh xe bằng then khớp then hoa.

3.4. Thiết kế vỏ xe và bố trí tổng thể

- Vị trí người ngồi lái bên trái.

- Khung xe dạng chịu lực. Vỏ xe được lắp lên khung xe và cố địng bằng các bu lông. Nhằm giảm độ ồn, giữa phần khung xe và vỏ xe có các đệm cao su. Vỏ xe kiểu hở, trên lắp bạt (có thể làm mui kín bằng thép tấm hoặc composite theo yêu cầu của khách hàng).

- Trên xe có bố trí 2 dãy ghế chính. Dãy phải trước có 2 ghế (1 của lái xe). Dãy sau có 3 ghế. Ngoài ra bố trí thêm 2 ghế phụ ở cuối xe. Khoang này có thể chở hàng hoặc chở người.

3.5. Thông gió cho xe

Yêu cầu khi thiết kế đối với hệ thống thông gió là phải đảm bảo thông thoáng. Về mùa hè (nếu không có điều hòa) nhiệt độ bên trong xe phải thấp hơn bên ngoài 3÷4oC. Về mùa đông phải kín gió.

Khi thiết kế cần phải đảm bảo thông gió tự nhiên khi xe hoạt động.

Chương 4. HƯỚNG DẪN KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC Ô TÔ CHỈ HUY

Khai thác xe là tổng hợp tất cả các biện pháp kĩ thuật như bảo dưỡng, sửa chữa, niêm cất đúng kĩ thuật, chu kì và đầy đủ các nội dung, quy định trong suốt quá trình sử dụng xe, nhằm mục đích khai thác triệt để và phát huy hết các tính năng kĩ thuật, giữ cho xe luôn tốt và đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, kéo dài thời gian sử dụng.

Bảo dưỡng: là những công việc được tiến hành có kế hoạch và có hệ thống nhằm ngăn ngừa hư hỏng, bảo đảm duy trì trạng thái kỹ thuật tốt và kéo dài tuổi thọ của xe. Bảo dưỡng bao gồm một loạt các công việc bắt buộc, chủ yếu tập trung vào công việc kiểm tra trạng thái kỹ thuật, tẩy rửa, bắt chặt, thay dầu mỡ, chẩn đoán tình trạng kỹ thuật và điều chỉnh các cụm.

4.1. Ly hợp

4.1.1. Bảo dưỡng

Bảo dưỡng ly hợp bao gồm làm sạch bụi bẩn, xiết chặt các liên kết bằng ốc vít, điều chỉnh và bôi trơn.

Cần định kì xả cặn bẩn ở đáy các-te ly hợp qua ốc xả.

Bôi trơn ổ bi tê qua vú mỡ, ống mềm, cốc đựng mỡ được bố trí ở bên phải bụng ly hợp.

Kiểm tra hành trình tự do (35÷45 mm) tổng hành trình (160÷180 mm) của chân côn bằng thước chuyên dùng, hoặc thước cặp, nếu không đảm bảo thông số kĩ thuật cho phép thì tiến hành điều chỉnh tại các vị trí:

- Điều chỉnh vị trí chân côn bằng cách thay đổi chiều dài cần đẩy pit tông ở xy lanh bơm chính.

- Điều chỉnh hành trình tự do bằng cách thay đổi chiều dài cần đẩy pit tông ở xy lanh công tác

4.1.2. Những hư hỏng thường gặp và phương pháp khắc phục

Những hư hỏng thường gặp và phương pháp khắc phục như bảng 4.1.

4.1.3. Sửa chữa

Áp dụng với ly hợp động cơ 420.10-10, 421.10-10 và 4213.10.

4.2. Hộp số

4.2.1. Bảo dưỡng

Trong quá trình sử dụng phải kiểm tra mức dầu bôi trơn, định kì thay dầu theo bảng hướng dẫn bôi trơn.

Khi thấy có chảy dầu phải tìm nguyên nhân và khắc phục.

Định kì kiểm tra xiết chặt của hộp số.

Mômen xiết chặt các ôc bưởng ly hợp va hộp số phân phối phải đạt 40÷5,6Kgl.m. Không được điều chỉnh hộp số.

4.2.2. Những hư hỏng thường gặp và phương pháp khắc phục

Những hư hỏng thường gặp và phương pháp khắc phục như bảng 4.3.

4.3. Hộp số phân phối

4.3.1. Bảo dưỡng

Trong quá trình sử dụng, phải kiểm tra mức dầu và định kỳ thay thế theo đúng quy định. Trường xuyên kiểm tra cac mối ghép ren. Khi xuất hiện chảy dầu phải xác định rõ nguyên nhân và khắc phục (đệm kín, phớt, các nút...).

Trong quá trính sử dụng dầu trong hộp số có thể giảm tới mức thấp hơn miệng lỗ rót 8mm nhưng đồng thời mức dầu ở hộp số phân phối tăng.

4.3.2. Những hư hỏng thường gặp và phương pháp khắc phục

Những hư hỏng thường gặp và phương pháp khắc phục như bảng 4.2.

4.3.3. Sửa chữa

a. Tháo hộp số phân phối.

1. Tháo hộp số phân phối ra khỏi hộp số như trong phần “Hộp số”

2. Tháo nắp 8 của cửa trích cống suất (hình 4-3).

3. Đưa cần số về vị trí ngắt cầu trước. Tháo ốc bắt nắp hộp số phân phối và tháo cơ cấu gài số.

4. Tháo các ốc và nhấc tang trống phanh tay ra.

5. Tháo đai ốc 15 của mặt bích dẫn động cầu sau, tháo mặt bích 14 ra.

15. Tháo nắp 17 ổ bi sau trục dẫn động cầu sau.

17. Tháo tấm 19 của cơ cấu định vị, tháo lò xo 17 của cần số và cần 14 càng cua gài số.

18.  Ép trục 20 ra khỏi tấm bắt chặt từ phía đối diện với rãnh khía trên trục.

b. Đánh giá tình trạng kĩ thuật các chi tiết

- Vỏ và nắp hộp số phân phối: xem xét phát hiện các vết nứt, vỡ, đặc biệt chú ý kiểm tra các tai bắt vỏ và nắp, xem xét tình trạng ren trong các lỗ và các bề mặt lắp ghép.

Vỏ và nắp bị nứt, vỡ phải thay thế. Các hư hỏng nỏ phải khắc phục. Vỏ và nắp hộp số phân phối được gia công đồng bộ nên không được lắp lẫn.

- Bánh răng: không được sứt, tróc rỗ bề mặt răng. Trên các mặt then hoa không được mòn, hư hỏng làm sai lệch định tâm của bánh răng. Bánh răng mòn phải được thay thế.

4.4. Trục các đăng

4.4.1. Bảo dưỡng

Định kì kiểm tra xiết chặt các ốc mặt bích các đăng với mặt bích hộp số phân phối và bánh răng chủ động truyển lực chính cầu trước, cầu sau. Kiểm tra khe hở ở các khớp và các liên kết then hoa, bôi trơn bằng dầu.

Ốc bắt chặt mặt bích phải xiết chặt hết cỡ.

Không nên bơm quá nhiều mỡ vào then hoa vì mỡ sẽ thoát ra khỏi khớp then hoa dẫn đến làm hỏng các doăng phớt làm kín. Không yêu cầu điều chỉnh các đăng.

4.4.2. Những hư hỏng thường gặp và phương pháp khắc phục

Những hư hỏng thường gặp và phương pháp khắc phục như bảng 4.4.

4.4.3. Sửa chữa

Trục các đăng được cân bằng động. Độ mất cân bằng được khắc phục bằng cách hàn các tấm mỏng đối trọng lên trục. Khi sửa chữa độc lập, khi tháo phải đánh dấu các chi tiết cẩn thận, sau khi sửa chữa xong lắp lại đúng vị trí cũ, để tránh phá vỡ cân bằng.

4.5. Cầu sau

4.5.1. Bảo dưỡng

Bảo dưỡng kĩ thuật bao gồm thường xuyên kiểm tra mức dầu trong vỏ cầu, kiểm tra độ kín, kiểm tra độ rơ dọc trục của bánh răng truyền lực chính, định kì làm sạch van an toàn, kiểm tra xiết chặt các bu lông, làm sạch nút từ khỏi các mạt kim loại khi thay dầu.

Mức dầu trong vỏ cầu phải nằm ngang mép dưới của lỗ rót.

4.5.2. Những hư hỏng thường gặp và phương pháp khắc phục

Những hư hỏng thường gặp và phương pháp khắc phục như bảng 4.5.

KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu, có thể thấy được vai trò quan trọng của việc tính toán, thiết kế bố trí chung toàn xe, là cơ sở ban đầu của quá trình thiết kế xe. Nó ảnh hưởng lớn tới tính chất động lực học, sự phân bố tải trọng, tính kinh tế, tính tiện nghi, tính điều khiển...

Trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp ²Tính toán, thiết kế bố trí chung ô tô chỉ huy lắp ráp chế tạo tại Việt Nam² đã giúp tôi có được phương pháp nghiên cứu một cách khoa học, đồng thời có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về bố trí chung toàn xe, thấy được những ưu nhược điểm của các sơ đồ bố trí hệ thống truyền lực và khả năng áp dụng chúng trong thực tế thiết kế xe mới tại Việt Nam. Đồ án của tôi đã hoàn thành được những nội dung sau:

Thuyết minh bao gồm:

- Lời nói đầu

- Phân tích chọn phương án thiết kế

- Tính toán sức kéo

- Thiết kế bố trí chung động cơ, hệ thống truyền lực và bố trí sàn xe

- Hướng dẫn khai thác và sử dụng hệ thống truyền lực xe chỉ huy

- Kết luận

Quá trình làm đồ án không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được đóng góp, giúp đỡ của các thầy và các bạn đọc để đề tài tôi được hoàn chinh hơn.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn thầy: TS…………..., các thầy trong bộ môn Ô tô quân sự, cùng toàn thể các đồng chí trong đơn vị đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm đồ án.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

                                                                                      Hà nội, ngày … tháng … năm 20….

                                                                               Học viên thực hiện

                                                                            ……………

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cục quản lý xe máy, UAZ 3160 và các dạng cải biên - Hướng dẫn sửa chữa tại đơn vị, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003.

2. Nguyễn Phúc Hiểu, Vũ Đức Lập, Lý thuyết ô tô quân sự, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2002.

3. Ngô Khắc Hùng, Kết cấu và tính toán ô tô, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội 2008.

4. Vũ Đức Lập, Tính toán kéo ô tô, NXB Học viện Kỹ Thuật Quân sự, 1992.

5. Vũ Đức Lập, Ứng dụng máy tính trong tính toán xe quân sự, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2001.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"