ĐỒ ÁN XÂY DỰNG QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG Ô TÔ BUS

Mã đồ án OTTN000000267
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 390MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ tuyến hình xe buýt BC095, bản vẽ mặt bằng phân xưởng bảo dưỡng sửa chữa, bản vẽ kết cấu cơ cấu phanh, bản vẽ quy trình bảo dưỡng ô tô buýt, bản vẽ quy trình sửa chữa động cơ ô tô buýt, bản vẽ chèn thuyết minh.… ); file word (Bản thuyết minh, bìa đồ án, ảnh chụp sửa chữa bảo dưỡng thực tế tại xưởng.… ). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... XÂY DỰNG QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG Ô TÔ BUS.

Giá: 950,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Khái niệm về bảo dưỡng, sửa chữa ô tô.

1.1.1. Khái niệm bảo dưỡng ô tô.

1.1.2. Khái niệm sửa chữa ô tô.

1.2. Giới thiệu về xí nghiệp trung, đại tu tổng công ty vận tải Hà nội.

1.2.1. Thông tin chung về xí nghiệp.

1.2.2. Ngành nghề kinh doanh.

1.2.3. Sản phẩm dịch vụ cung cấp.

1.2.4. Định hướng trong tương lai.

1.2.5. Tổng thể mặt bằng và trang thiết bị tại phân xưởng bảo dưỡng sửa chữa.

1.2.5.1. Mặt bằng xưởng bảo dưỡng sửa chửa.

1.2.5.2. Trang thiết bị cơ bản trong xưởng BDSC.

1.3. Giới thiệu về xe bus.

1.3.1. Thông số kỹ thuật xe buýt BC095.

1.3.2. Nội, ngoại thất và động cơ của xe buýt BC095.

1.3.2.1. Ngoại thất.

1.3.2.2. Nội thất.

1.3.2.3. Động cơ.

CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA Ô TÔ BUS

2.1. Qui trình bảo dưỡng ô tô bus.

2.1.1. Chu kỳ bảo dưỡng.

2.1.3. Xây dựng quy trình bảo dưỡng cấp II.

2.1.3.1. Qúa trình bảo dưỡng.

2.1.3.2. Qui trình bảo dưỡng.

2.2. Qui trình sửa chữa ô tô bus

2.2.1. Qui trình chung

2.2.2. Qui trình chuẩn đoán sửa động cơ.

2.2.2.1. Qui trình chung

2.2.2.2. Xây dựng quy trình sửa chữa động cơ.

CHƯƠNG 3. THỰC HÀNH BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG PHANH Ô TÔ BUS

3.1. Giới thiệu hệ thống phanh xe bus

3.1.1. Cơ cấu phanh trước

3.1.2. Cơ cấu phanh sau

3.1.3. Cơ cấu điều chỉnh khe hở phanh.

3.1.4. Bầu phanh.

4.1.4.1. Bầu phanh trước.

3.1.4.2. Bầu phanh sau.

3.1.5. Dẫn động phanh.

3.1.5.1. Tống van phân phối.

3.1.5.2. Van phanh dừng.

3.1.5.3. Van xả phanh.

3.1.5.4. Van đổi chiều hai ngã.

3.1.6. Hệ thống phanh trang bị ABS trên xe bus.

3.2. Thực hành bảo dưỡng hệ thống phanh xe bus.

3.2.1 Những dụng cụ, thiết bị dùng cho bảo dưỡng.

3.2.1.1. Dụng cụ đồ nghề.

3.2.1.2. Thiết bị dùng trong bảo dưỡng.

3.2.2. Qúa trình thực hành bảo dưỡng hệ thống phanh xe bus.

3.2.3. Qui trình thực hành bảo dưỡng hệ thống phanh xe bus.

3.2.3.1. Kiểm tra bầu trợ lực chân không và ống hút chân không.

3.2.3.3. Kiểm tra sự rò rỉ dầu bên ngoài xi lanh chính.

3.2.3.4. Kiểm tra mức dầu phanh.

3.2.3.5. Xả khí dầu phanh chính.

3.2.3.6. Kiểm tra bàn đạp phanh.

3.2.3.7. Tháo bu lông mâm bánh xe.

3.2.3.8. Tháo bánh xe.

3.2.3.5. Vệ sinh lò xo, dây cáp phanh và tháo các má phanh.

3.2.3.6. Kiểm tra độ mòn má phanh.

3.2.3.6. Lắp má phanh.

3.2.3.7. Lắp bánh xe vào.

3.2.3.8. Xết lực lại các bu lông bánh xe.

3.2.3.9. Chạy thử xe.

3.2.3.10. Bàn giao xe.

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

LỜI NÓI ĐẦU

   Ngành ô tô nói chung và ô tô Bus nói riêng, giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động và phát triển của xã hội. Ô tô Bus được sử dụng phổ biến để phục vụ trong lĩnh vực đi lại của xã hội.

   Nền kinh tế, xã hội nước ta đang trên đà phát triển, hiện nay nhiều loại xe Bus hiện đại đã và đang được sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam, với các thông số kỹ thuật phù hợp với điều kiện khí hậu, địa hình Việt Nam. Ở nước ta hiện nay chủ yếu là khai thác sử dụng các thế hệ xe Bus sản xuất tại nước ngoài như: Hàn quốc, Trung quốc… với nhiều chủng loại khác nhau. Nhưng thực tế trong những năm qua việc khai thác xe ở các công ty trong nước còn bộc lộ nhiều hạn chế. Việc đầu tư xây dựng các cơ sở phục vụ cho công tác bảo dưỡng, sửa chữa còn ít và hệ thống trạm xưởng chưa hoàn chỉnh.

   Trước yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế đó, đề tài tốt nghiệp “Xây dựng quy trình bảo dưỡng sửa chũa ô tô bus” đặt ra là cần thiết và mang ý nghĩa thực tiễn cao.

   Với sự cố gắng tìm hiểu nghiên cứu và sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của thầy giáo: PGS.TS …………… đã giúp em hoàn thành được đồ án này. Tuy nhiên đây là một vấn đề lớn, do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế.Vì vậy trong quá trình làm không tránh được những thiếu sót. Em mong các thầy cô trong bộ môn cơ khí ô tô cùng với các bạn đóng góp ý kiến cho đề của em được hoàn thiện hơn.

   Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: PGS.TS …………..… cùng các thầy cô trong bộ môn cơ khí ô tô, khoa cơ khí trường ĐHGTVT đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành đồ án này.

                                            Hà nội, ngày … tháng … năm 20…

                                       Sinh viên thực hiện

                                     ………………

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Khái niệm về bảo dưỡng, sửa chữa ô tô.

Một trong những điều kiện cơ bản để sử dụng tốt ô tô, tăng thời hạn sử dụng và bảo đảm độ tin cậy của chúng trong quá trình vận hành chính là việc tiến hành kịp thời và có chất lượng công tác bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa phòng ngừa định kỳ theo kế hoạch. Hệ thống này tập hợp các biện pháp về tổ chức và kỹ thuật thuộc các lĩnh vực kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa. 

1.1.1. Khái niệm bảo dưỡng ô tô.

Bảo dưỡng ô tô là những hoạt động hoặc những biện pháp kỹ thuật có xu hướng làm giảm cường độ hao mòn chi tiết máy, phòng ngừa hỏng hóc (bôi trơn, điều chỉnh, siết chặt, lau chùi…) và kịp thời phát hiện các hỏng hóc (kiểm tra, xem xét trạng thái, sự tác động các cơ cấu, các cụm

1.1.2. Khái niệm sửa chữa ô tô.

Sửa chữa ô tô là những hoạt động hoặc những biện pháp kỹ thuật có xu hướng khắc phục các hỏng hóc (thay thế cụm máy hoặc các chi tiết máy, sửa chữa phục hồi các chi tiết máy có khuyết tật…) nhằm khôi phục khả năng làm việc của các chi tiết, tổng thành của ô tô.

1.3. Giới thiệu về xe bus.

Góp phần nâng cao năng lực vận chuyển công cộng trong bối cảnh tình trạng xuống cấp ngày càng yếu kém của giao thông tại các thành phố lớn. Công ty xe buýt Daewoo Việt Nam vừa cho ra mắt thêm dòng xe Bus mới với kiểu dáng và tính năng hiện đại. Trong các mẫu xe buýt Daewoo Việt Nam hiện tại thì mẫu xe buýt BC095 đang được lưu hành nhiều nhất tại các thành phố lớn như Hà nội, Thành phố Hồ chí minh.

1.3.1. Thông số kỹ thuật xe buýt BC095.

Thông số kỹ thuật xe buýt BC095 được thể hiện như bảng 1.1.

1.3.2. Nội, ngoại thất và động cơ của xe buýt BC095.

1.3.2.1. Ngoại thất.

Xe buýt BC095 - 60 chỗ, sàn thấp (một bậc), hoàn toàn mới. Xe được thiết kế với kiểu dáng trẻ trung, sang trọng và hiện đại theo phong cách châu Âu. Thân xe vuông giúp khoảng không gian trong xe thoáng rộng. 

Mặt trước được thiết kế với các đường nét sắc sảo, ấn tượng, mang vẻ đẹp hiện đại và hài hòa với tổng thể xe. Xe trang bị kính chiếu hậu góc quan xác rộng, đa điểm. Ga lăng thiết kế sang trọng, bắt mắt. 

1.3.2.2. Nội thất.

Dòng xe BC095 có ưu điểm nổi bật mới về tiện nghi sử dụng ở cách thiết kế nội thất mới tạo sự an toàn và tiện nghi tối đa cho hành khách với thiết kế đồng bộ. Khoang nội thất rộng rãi, tầm nhìn thoáng tại mọi vị trí ngồi.

Khoang lái mở rộng tăng tầm nhìn dễ dàng thao tác nhẹ nhàng. Bảng điều khiển lái xe thiết kế mới, các nút bấm bố trí hợp lý, thuận tiện nhẹ nhàng khi vận hành. Ghế lái đệm hơi rộng và êm hơn.

1.3.2.3. Động cơ.

Công nghệ động cơ của buýt BC095 thuộc thế hệ mới nhất tại Hàn Quốc. Động cơ Doosan DL06 đi kèm hộp số K1005PN cho hiệu suất cao, máy chạy êm và khí thải tiêu chuẩn thấp. 

CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA Ô TÔ BUS

Bảo dưỡng, sửa chữa ôtô Bus nhằm mục đích đảm bảo giữ gìn xe luôn tốt, giảm bớt tỷ lệ hư hỏng phụ tùng, tạo điều kiện nâng cao hiệu suất công tác của xe, góp phần hạ thấp giá thành vận chuyển và đảm bảo an toàn giao thông vận tải.

Quá trình hao mòn của các chi tiết máy thường chia làm ba thời kỳ:

- Thời kỳ đầu, hao mòn rất nhanh.

- Thời kỳ thứ hai, hao mòn chậm.

- Thời kỳ thứ ba, thường gọi là thời kỳ hao mòn cực đại, hao mòn rất nhanh rồi dẫn tới hư hỏng hoàn toàn.

Mặt khác, các độ giản cách lắp ghép giữa các bộ phận, nếu để quá nhiều hơn so với quy định, cũng sẽ làm tăng nhanh hơn độ hao mòn và có thể gây hư hỏng nặng cho các bộ phận. Vì vậy số lớn các bộ phận xe đều được chế tạo để có thể điều chỉnh lại các độ giản cách đó.

2.1. Qui trình bảo dưỡng ô tô bus.

2.1.1. Chu kỳ bảo dưỡng.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 53/2014/TT-BGTVT về bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành thì:

Chu kỳ bảo dưỡng là quãng đường xe chạy hoặc khoảng thời gian khai thác giữa 02 lần bảo dưỡng.

2.1.2. Qui trình chung.

Qui trình chung bảo dưỡng xe ô tô gồm các bước sau:

1. Nhận xe vào trạm bảo dưỡng.

2. Rửa và làm sạch ô tô.

3. Kiển tra, chẩn đoán.

4. Điều chỉnh các cụm, hệ thống, chi tiết.

5. Bôi trơn các cụm, hệ thống, chi tiết.

6. Kiểm tra xiết chặt.

7. Làm sạch các loại dầu lọc.

8. Kiểm tra bổ sung thay thế dầu mỡ.

9. Sơn bổ sung.

10. Kiểm tra chạy thử.

- Không đạt: Tiếp tục bảo dưỡng.

- Đạt yêu cầu.

11. Bàn giao xe.

12. Chăm sóc khách hàng.

2.1.3. Xây dựng quy trình bảo dưỡng cấp II.

2.1.3.1. Qúa trình bảo dưỡng.

Qúa trình bảo dưỡng xe bus gồm các công việc như sau:

- Nhận xe vào trạm bảo dưỡng.

- Rửa và làm sạch ô tô.

- Kiểm tra, chẩn đoán.

- Thay dầu và lọc dầu máy.

- Vệ sinh lọc gió động cơ.

2.1.3.2. Qui trình bảo dưỡng.

a) Nhận xe vào trạm bảo dưỡng:

Công việc đầu tiên của quy trình bảo dưỡng trong phân xưởng là việc tiếp nhận ô tô vào trạm bảo dưỡng.

* Trình độ bậc thợ:

+ Quản đốc phân xưởng: Kỹ sư cơ khí động lực.

+ Kỹ thuật viên: Cử nhân cơ khí động lực.

* Yêu cầu:

Phải tư vấn thật cận kẻ với lái xe (chủ xe), để biết được mục đích và yêu cầu của xe cần bảo dưỡng như thế nào.

c) Kiểm tra, chẩn đoán:

Việc kiểm tra, chẩn đoán ôtô được tiến hành ở trạng thái tĩnh (không nổ máy) hoặc trạng thái động (nổ máy, có thể lăn bánh).

* Trình độ bậc thợ:

- Kỹ thuật viên : Cử nhận động lực.

- Thợ sửa chữa: 3/7: 02 người.

- Thợ sửa chữa: 4/7: 01 người.

* Dụng cụ:

- Đồng hồ đo điện.

- Thước cặp, thước panme.

- Thước đo thang lái.

- Rẻ lau: 0,5 kg

d) Thay dầu và lọc dầu máy:

* Trình độ bậc thợ:

Thợ sửa chữa: 3/7: 01 người.

* Dụng cụ:

Để thay dầu và lọc dầu máy cho xe thì người thợ bảo dưỡng cần chuẩn bị một vài dụng cụ như sau:

- Dầu nhớt và lọc dầu nhớt mới.

- Cờ lê để mở bu lông xả dầu nhớt.

- Dụng cụ mở lọc dầu nhớt.

- Thùng hứng dầu nhớt thải.

- Một tấm bìa cứng lớn.

- Chiếc phểu dùng để châm dầu nhớt.

f) Nâng xe, kiểm tra, xiết gầm:

Công tác nâng xe, kiểm tra và xiết gầm xe cũng là một trong những yếu tố không thể thiếu được. Sau thời gian chạy, nhất là tải trọng chở lớn cộng với đường xá gồ ghề không bằng phằng như Hà nội thì công tác nâng xe, kiểm tra và xiết lại gầm xe cũng cần được thực hiện định kỳ.

* Trình độ bậc thợ:

Thợi sửa chữa: 2/7: 02 người.

Thợ sửa chữa: 3/7: 02 người.

* Dụng cụ:

- Bộ cờ lê, tu vít, máy bắn ốc.

- Búa 3 - 5 kg, đục sắt.

* Trình tự thao tác:

- Bước 1: Đậu xe trên bề mặt phẳng xưởng:

Trước tiên ta phải chọn bề mặt phẳng tại xưởng để cho xe đậu. Xe có khuynh hướng lăn bánh, vì vậy cần giữ xe đứng yên trước khi quá trình này bắt đầu, tránh đậu xe ở những vị trí dốc. Việc đậu xe trên mặt đất bằng phẳng cũng giúp người thợ có không gian làm việc rộng rãi, dễ dàng hơn khi nâng xe.

- Bước 2: Giữ xe an toàn ngay vị trí đậu:

Giữ thẳng tay lái, trả về số Neutral, gài thắng tay càng cứng càng tốt. Điều này ngăn xe di chuyển khi đang kiểm tra gầm xe, đây là một bước quan trọng để giữ an toàn.

- Bước 3: Xác định vị trí phù hợp để nâng xe:

Chọn nơi tấm chắn gầm giao với thân xe, để tránh thiệt hại xảy ra khi nâng. Không phải mọi vị trí dưới gầm xe đều có thể chịu tải nên ta cần phải chọn ở những vị trí chịu độ cứng vững và bề mặt tiếp xúc dụng cụ nâng lớn. Trong quá trình đặt, cần phải có miếng gỗ đủ cứng, chắc để kê thêm vào. Ta chọn vị trí nâng như hình 2.17.

- Bước 6: Hạ xe xuống:

Trước khi chuẩn bị hạ xe xuống người thợ cần kiểm tra lần cuối xem ở trong gầm xe còn sót lại những thiết bị, dụng cụ,… gì để tránh trường hợp khi xe hạ xuống thì bị làm hỏng các thiết bị còn sót lại.

Đê hạ xe xuống ta tiến hành xoay cần trục chính ngược chiều kim đồng hồ để xe từ từ hạ xuống. Thao tác từ từ, chậm rãi và cẩn thận và cuối cùng ta thu được kết quả như hình 2.19.

g) Kiểm tra bổ sung nước làm mát, nước rửa kính và dầu trợ lực:

Duy trì nước làm mát, nước rửa kính và dầu trợ lực là vấn đề sống còn đối với hoạt động của xe, đặc biệt nước nước làm mát và dầu trợ lực. Qúa trình này cần phải kiểm tra định kỳ để bổ sung cũng như thay thế dung dịch cho xe, nhằm đảm bào cho xe hoạt động hiệu quả và tăng tuổi thọ vận hành xe.

i) Đảo lốp:

Đảo lốp được xem là một hình thức bảo dưỡng lốp xe nhằm tăng tuổi thọ lốp, mỗi tay lái có thể thực hiện phương pháp đổi chéo, đổi thẳng hoặc đổi ngang, tùy thuộc từng kiểu dẫn động.

Đối với xe buýt BC095 cầu dẫn động phía sau nên ta có thể tiến hành đảo lốp thẳng, do xe sử dụng lốp dẫn hướng.

j) Kiểm tra và chạy thử:

Kiểm tra là một công đoạn bắt buộc trước khi chạy thử xe. Nếu xe đạt chuẩn yêu cầu thì sẽ chuẩn bị cho quá trình bàn giao xe, còn nếu chưa đạt yêu cầu thì tiến hành bảo dưỡng thêm.

* Trình độ bậc thợ:

- Kỹ sư cơ khí động lực.

- Cử nhân co khí động lực: 01 người.

- Thợ sửa chữa: 3/7.

* Dụng cụ:

- Máy kiểm định.

- Phiếu bảo dưỡng.

- Rẻ lau.

2.2. Qui trình sửa chữa ô tô bus

2.2.1. Qui trình chung

Qui trình chung sửa chữa xe ô tô được thể hiện như sơ đồ khối hình 2.32.

2.2.2. Qui trình chuẩn đoán sửa động cơ.

2.2.2.1. Qui trình chung.

Qui trình chung sửa chữa động cơ được thể hiện như sơ đồ khối hình 2.33.

2.2.2.2. Xây dựng quy trình sửa chữa động cơ.

a) Qúa trình sửa chữa:

- Công tác nhận xe và rửa xe.

- Tháo động cơ.

- Vệ sinh chi tiết.

- Kiểm tra phân loại chi tiết.

- Phục hồi một số chi tiết cơ bản.

- Lắp ráp, chạy rà và thử nghiệm.

- Rửa xe.

- Bàn giao xe.

* Tẩy rửa chi tiết:

- Trình độ bậc thợ:

+ Bậc thợ 3/7:1 người.

+ Bậc thợ 4/7:1 người.

- Dụng cụ:

+ Hệ thống tẩy rửa: Băng tẩy RF-76, máy nén khí,xe vận chuyển nội bộ.

+ Sọt đựng chi tiết, khay rửa, giẻ lau.

+ Các thiết bị chuyên dùng kiểm tra trục cơ, trua cam.

+ Căn lá , đồng hồ so, pame : 0-25,

- Yêu cầu:

+ Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị tẩy rửa.

Thiết bị an toàn, hoạt động tốt.

+ Nhận các chi tiết của động cơ

Các chi tiết đồng bộ theo từng máy.

* Kiểm tra, phân loại:

Mục đích của công tác kiểm tra phân loại chi tiết là:

+ Qua kiểm tra phân loại để cho phép sử dụng lại các chi tiết còn dùng lại được một cách có hiệu quả tránh lãng phí, loại bỏ những chi tiết bị hư hỏng và xác định những chi tiết có thể sửa chữa, phục hồi để dùng lại.

+ Việc kiểm tra phân loại tốt sẽ cho phép nâng cao chất lượng và hạ giá thành sửa chữa.

CHƯƠNG 3. THỰC HÀNH BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG PHANH Ô TÔ BUS

3.1. Giới thiệu hệ thống phanh xe bus

Hệ thống phanh xe bus được dùng để giảm tốc độ cho đến khi dừng hẳn hoặc đến một tốc độ cần thiết nào đó, nghĩa là điều khiển tốc độ ô tô theo chiều giảm. Ngoài ra hệ thống phanh ô tô bus còn giữ cho xe đứng yên tại chỗ trên mặt dốc nghiêng hoặc trên các mặt đường ngang với thời gian không hạn chế.

Qua hình 3.1 ta thấy :

- Đối với hệ thống phanh chính : Khí nén từ máy nén khí (1) qua bộ giải nhiệt khí nén (3) và bộ tách ẩm (3) đi tới bình hơi cái (15) từ đó khí nén được phân phối tới các bình chứa (5), (7) và (16) qua van phân phối (13). Một phần còn lại qua bình tích năng mục đích bổ sung khí nén trong một thời gian tức thời ngoài ra còn có tác dụng dập tắt dao động áp suất.

3.1.1. Cơ cấu phanh trước

Cơ cấu phanh trước trên xe bus được bố trí đối xứng qua trục, có điểm tựa duới của guốc phanh không điều chỉnh. Để tăng độ cứng vững cho điểm tựa dưới, giá đỡ được gia cường thành hai gối đỡ, trên hai gối đỡ này các trục quay của guốc phanh có thể xoay trơn và chịu tải. 

3.1.2. Cơ cấu phanh sau

Cơ cấu phanh sau trên xe bus có kết cấu tương tự như cơ cấu phanh trước, chỉ khác cơ cấu phanh trước ở chỗ là sử dụng bầu phanh tích năng để kết hợp với nhiệm vụ phanh tay.

3.1.4. Bầu phanh.

Trên xe bus có hai bầu phanh, bầu phanh cho cơ cấu phanh trước và bầu phanh cho cơ cấu phanh sau.

3.1.6. Hệ thống phanh trang bị ABS trên xe bus.

Hệ thống phanh trên xe bus ngoài ra còn được trang bị ABS nhằm giảm quảng đường phanh, cải thiện tính ổn định khi phanh và cải thiện tính năng dẫn hướng khi xe phanh. Hình 3.11 thể hiện sơ đồ khối hệ thống phanh được trang bị ABS trên xe bus.

3.2. Thực hành bảo dưỡng hệ thống phanh xe bus.

3.2.1 Những dụng cụ, thiết bị dùng cho bảo dưỡng.

3.2.1.1. Dụng cụ đồ nghề.

a) Các loại tu vít:

Gồm tua vít dẹp và tua vít 4 chấu.

Tua vít dùng để mở hoặc xiết các con vít sẻ rãnh,sử dụng tua vít nên chú ý: chọn tua vít đúng cỡ, không được sử dụng tua vít làm cây đục.

c) Các loại búa:

Búa thường dùng để tháo lắp các chi tiết. Chú ý phải chon đúng loại búa để không làm hỏng các chi tiết, các chi tiết có bề mặt làm việc được gia công chính xác thì không được dùng búa đầu kim loại mà phải dùng búa nhựa, búa có bề mặt làm việc mềm.

f) Súng hơi:

Dùng để tháo, lắp các bu lông trên bánh xe.

3.2.3. Qui trình thực hành bảo dưỡng hệ thống phanh xe bus.

3.2.3.1. Kiểm tra bầu trợ lực chân không và ống hút chân không.

 Em dùng mắt quan sát để kiểm tra bầu trợ lực chân không và ống hút chân không, xem có hiện tượng bất thường gì xảy ra như: vết nứt, dấu hiệu tắc đường ống, bụi bẩn xung quanh… Qua quan sát bằng mắt thường em thấy chỉ có bụi bẩn phía ngoài thì em đã dùng rẻ và xịt khí vệ sinh sạch bên ngoài, còn lại không thấy có hiện tượng gì khác.

3.2.3.8. Tháo bánh xe.

Sau khi thác được các bu lông mâm bánh xe ra, em tiến hành tháo bánh xe ra. Kết quả thu được như hình 2.27.

3.2.3.9. Vệ sinh lò xo, dây cáp phanh và tháo các má phanh.

Sử dụng nước để rửa sạch bụi bẩn, dùng vòi xịt khí để xịt khô nước toàn bộ cụm. Sau đo dùng tay và tu vít đầu bè để tháo má phanh ra để kiểm tra. Kết quả thu được qua hình 3.28 và 3.29.

3.2.3.10. Bàn giao xe.

Sau khi kiểm tra tổng thể lần cuối và cho xe chạy thử không thấy có hiện tượng gì thì tiến hành thủ tục bàn giao xe và chỉ dẫn định kỳ bảo dưỡng theo quy định.

KẾT LUẬN

   Sau thời gian hơn 2 tháng làm đồ án với đề tài “Xây dựng quy trình bảo dưỡng sửa chũa ô tô bus”, đến nay em đã cơ bản hoàn thành đề tài với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo: PGS.TS …………… và các thầy, cô giáo giáo trong khoa Cơ khí.

   Dựa vào một số tài liệu tham khảo và tìm hiểu thực tế trong đợt thực tập tốt nghiệp vừa qua tại Xí nghiệp Trung đại tu ô tô Hà nội, em đã đi sâu tìm hiểu các khái niệm sửa chữa ô tô nói chung, xây dựng quy trình bảo dưỡng, sửa chữa trên xe bus. Và đặc biệt hơn em đã được thực hành bảo dưỡng hệ thống phanh  trên xe bus cụ thể tại phân xưởng em thực tập. Đây có thể là quãng thời gian quý báu nhất đối với em, để cho em được ứng dụng lý thuyết vào thực tế của công tác sửa chữa và bảo dưỡng ô tô nói chung và hệ thống phanh trên xe bus nói riêng.

   Em đã cố gắng rất nhiều để hoàn thành thật tốt công việc, tuy nhiên do tài liệu tham khảo hạn chế cộng với quá trình tìm hiểu thực tế không song song với quá trình làm đồ án nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định mong các thầy, cô chỉ dẫn thêm.

   Qua đề tài này, em đã bổ sung cho mình lượng kiến thức chuyên ngành về các hệ thống trên ôtô, đặc biệt là hệ thống phanh trên xe bus. Đây sẽ là những kiến thức làm hành trang cơ bản để trở thành kỹ sư nghành Động Lực thực thụ trong tương lai.

   Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: PGS.TS ……………, và các thầy, cô trong khoa Cơ Khí Trường Đại học Giao Thông vận tài Hà nội đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Daewoo. Hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng khung gầm trên xe buýt mẫu xe BC095.

2. Ngô Hắc Hùng. Chẩn đoán và bảo dưỡng kỹ thuật ô tô.

3. Nguyễn Khắc Trai. Giáo trình kỹ thuật chuẩn đoán ô tô.

4. Nguyễn Tấn Quốc. Kết cấu tính toán động cơ đốt trong

5. Nguyễn Văn Toản. Tài liệu công nghệ sữa chữa và bảo trì ô tô.

6. Daewoo bus corp. Service manual chassis.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"