MỤC LỤC
MỤC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU...............................................................................................................5
MỤC LỤC CÁC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ............................................................................................................7
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................9
1. Tính cấp thiết của đề tài:.......................................................................................................................9
2. Ý nghĩa của đề tài:................................................................................................................................9
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:...........................................................................................................................9
4. Phương pháp nghiên cứu:....................................................................................................................9
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TREO TRÊN Ô TÔ............................................................10
1.1. Công dụng, yêu cầu và phân loại của hệ thống treo........................................................................10
1.1.1. Công dụng của hệ thống treo........................................................................................................10
1.1.2. Yêu cầu của hệ thống treo.............................................................................................................11
1.2. Phân loại hệ thống treo:....................................................................................................................11
1.3. Các phần tử cơ bản trong hệ thống treo:..........................................................................................11
1.3.1. Thanh ổn định ngang.....................................................................................................................11
1.3.2. phần tử đàn hồi:.............................................................................................................................12
1.3.3. Bộ phận giảm chấn:.......................................................................................................................20
1.3.4. Phần tử hướng:..............................................................................................................................22
1.4. Các loại hệ thống treo thông dụng....................................................................................................26
1.4.1. Hệ thống treo độc lập:....................................................................................................................26
1.4.2. Hệ thống treo phụ thuộc.................................................................................................................31
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG TREO KHÍ NÉN TRÊN XE ÔTÔ HUYNDAI UNIVERSE................................39
2.2. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống treo xe huyndai Universe.................................................41
2.2.1. Hệ thống treo trước xe. Huyndai Universe.....................................................................................43
2.2.2 Hệ thống treo sau xe Huyndai Universe..........................................................................................46
2.3. Ưu nhược điểm của hệ thống treo sử dụng khí nén:........................................................................49
2.3.1. Ưu điểm..........................................................................................................................................49
2.3.2. Nhược điểm....................................................................................................................................49
2.4.Các cụm chi tiết trong hệ thống treo...................................................................................................50
2.4.1. Van tải trọng....................................................................................................................................50
2.4.2. Túi hơi:............................................................................................................................................51
2.4.3 Giảm chấn thủy lực..........................................................................................................................52
2.4.4. Phần tử hướng...............................................................................................................................54
2.4.5. Bình chứa khí nén..........................................................................................................................54
2.4.6. Bộ lọc và tách ẩm...........................................................................................................................55
2.4.7. Máy nén khí....................................................................................................................................55
CHƯƠNG 3: CÁC HƯ HỎNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC CỦA HỆ THỐNG TREO KHÍ NÉN.........56
3.1 Các sự cố thường gặp và phương pháp xử lý...................................................................................56
3.2. Những hư hỏng thường gặp của phần tử đàn hồi khí nén................................................................60
3.3. Các hư hỏng thường gặp ở nhíp......................................................................................................61
3.4. Các hư hỏng thường gặp ở giảm chấn.............................................................................................62
3.5. Tính toán kiểm nghiệm bền của nhíp lá............................................................................................63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................................67
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập tại khoa Ôtô, Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung, và thời gian được thực tập tốt nghiệp tại các trung tâm sửa chữa ô tô, kết thúc khoá học em đã lựa chọn đề tài về chuyên ngành ô tô để nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp cho mình là:
“Nghiên cứu, khảo sát Hệ Thống treo trên xe ô tô Huyndai Universe”
Với những kiến thức đã học, kiến thức và các tài liệu thu thập được trong thời gian thực tập tốt nghiệp, cùng với sự hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ tận tình của thầy: Ths……………., cùng các thầy giáo trong khoa, qua sự nổ lực cố gắng của bản thân em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Tuy nhiên, sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định về mặt nội dung cũng như hình thức trình bày, rất mong được sự thông cảm, giúp đỡ, chỉ bảo của quý thầy giáo.
Một lần nữa em xin trân trọng gửi lời biết ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn của thầy: Ths………………, cùng quý thầy giáo trong Khoa.
Hà nội, ngày … tháng … năm 20…
Sinh viên thực hiện
………………..
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Với sự phát triển nhanh và mạnh của thị trường ô tô Việt Nam, một yêu cầu đặt ra đó là làm thế nào để khai thác hiệu quả nhất một chiếc ô tô. Đặc biệt là hệ thống treo trên xe. Một vấn đề đặt ra là làm thế nào chúng ta có thể hiểu rõ bản chất, đặc điểm cấu tạo và sự vận hành của chúng. Do đó em tiến hành chọn đề tài về “Nghiên cứu, khảo sát Hệ Thống treo trên xe ô tô Huyndai Universe ”
Mục đích nghiêng cứu:
Phân tích: Hệ Thống Treo trên xe ô tô Huyndai Universe” để làm rõ kết cấu, cấu tạo từ đó giúp hiểu rõ hơn về nguyên lý làm việc của hệ thống treo khí nén, những ưu nhược điểm mà hệ thống mang lại.
2. Ý nghĩa của đề tài:
- Giúp sinh viên làm quen với các kết cấu mới của hệ thống treo khí nén, qua đó thấy được tại sao ô tô có trang bị hệ thống treo khí nén có kết cấu phức tạp hơn loại khác và giá thành lại cao. Nhưng tại sao người ta vẫn ưa chuộng loại này và nó có xu hướng được sử dụng rộng rải trong tất cả các loại xe ngày nay.
- Có thể sử dụng làm nguồn tài liệu giúp ích cho các bạn thế hệ sau.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nắm được lịch sử ra đời của hệ thống treo.
- Nắm được tổng quan về kết cấu các bộ phận.
- Biết được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của từng cụm trong hệ thống.
- Nắm được các lưu ý cơ bản trong kiểm tra, bảo dưỡng, chẩn đoán và sửa chữa hệ thống.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài em sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Tra cứu tài liệu, giáo trình kĩ thuật, sách vở.
- Nghiên cứu tìm kiếm thông tin trên mạng.
- Tham khảo ý kiến của Thầy cô giảng viên hướng dẫn.
- Nghiên cứu trực tiếp xưởng xửa chữa
- Tổng hợp và phân tích các nguồn dữ liệu thu thập được, từ đó đưa ra những đánh giá và nhận xét của riêng mình.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TREO TRÊN Ô TÔ
1.1. Công dụng, yêu cầu và phân loại của hệ thống treo.
1.1.1. Công dụng của hệ thống treo.
Hệ thống treo được hiểu như hệ thống liên kết mềm (đàn hồi) giữa bánh xe thông qua cầu xe với khung xe hoặc vỏ xe. Hệ thống treo là tập hợp tất cả những chi tiết tạo nên liên kết đàn hồi giữa bánh xe và thân vỏ hoặc khung xe nhằm đảm bảo các chức năng chính sau đây:
- Đảm bảo yêu cầu về độ êm dịu trong chuyển động, nâng cao được tính an toàn cho hàng hóa trên xe, đảm bảo duy trì sức khoẻ và giảm thiểu những mệt mỏi vật lý và tâm sinh lý của con người (lái xe, hành khách).
- Đỡ thân xe lên trên cầu xe, cho phép bánh xe chuyển động tương đối theo phương thẳng đứng đối với khung xe hoặc vỏ xe, hạn chế những chuyển động không muốn có khác của bánh xe.
1.1.2. Yêu cầu của hệ thống treo.
Hệ thống treo phải đảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau đây:
- Đảm bảo cho ô tô có tính năng êm dịu tốt khi chạy trên đường cứng và bằng phẳng.
- Đảm bảo cho ô tô chạy với tốc độ giới hạn khi xe chạy trên đường mà không có các va đập lên các ụ đỡ.
- Đảm bảo cho xe chuyển động ổn định và có tính điều khiển cao.
- Kết cấu đơn giản, dễ bố trí.
- Giảm chấn phải có hệ số dập tắt dao động thích hợp để dập tắt dao động được hiệu quả và êm dịu.
1.3. Các phần tử cơ bản trong hệ thống treo:
1.3.1. Thanh ổn định ngang:
- Thanh ổn định ngang có tác dụng làm giảm góc nghiêng ngang thân xe, tức là làm tăng tính chất chuyển động ổn định của ôtô. Cấu tạo chung thanh ổn định có dạng chữ U, làm việc giống như một thanh xoắn đàn hồi.
- Có hai dạng bố trí:
+ Các đầu chữ U nối với bánh xe (dầm cầu), còn thân thanh ổn định nối với thân xe nhờ các ổ đỡ bằng cao su.
+ Trên một số ôtô có dạng bắt ngược lại: hai đầu của chữ U nối với thân xe, thân thanh ổn định ngang nối với dầm cầu cứng.
1.3.2. phần tử đàn hồi:
- Phần tử đàn hồi là phần tử nằm giữa thân xe và bánh xe.
- Phần tử đàn hồi có nhiệm vụ:
+ Dùng để tiếp nhận và truyền các tải trọng thẳng đứng.
+ Làm giảm va đập, giảm tải trọng động tác dụng lên khung vỏ và hệ thống chuyển động.
+ Đảm bảo độ êm dịu cần thiết cho ô tô khi chuyển động.
1.3.2.1. Phần tử đàn hồi loại khí nén:
Phần tử đàn hồi khí nén được dùng trên một số ô tô du lịch cao cấp hoặc trên các xe có tải trọng lớn như các xe khách và xe đầu kéo.
Nó có những ưu - nhược điểm sau:
- Ưu điểm:
+ Khối lượng nhỏ, làm việc êm dịu.
+ Không có ma sát trong phần tử đàn hồi.
+ Cho phép điều chỉnh vị trí của thùng xe đối với mặt đường. Đối với hệ thống treo độc lập còn có thể điều chỉnh khoảng sáng gầm xe.
- Nhược điểm:
+ Phải dùng bộ phận dẫn hướng và giảm chấn độc lập.
+ Kích thước cồng kềnh.
+ Kết cấu phức tạp, đắt tiền.
- Kết cấu: Vỏ bầu cấu tạo gồm hai lớp sợi cao su, mặt ngoài phủ một lớp cao su bảo vệ, mặt trong lót một lớp cao su làm kín. Thành vỏ dày từ 3÷5 mm. Loại bầu có thể có từ 1 đến 3 khoang phân cách bởi các đai xiết bằng thép. Vành bầu có các lõi thép tăng bền và được kẹp chặt đến các mặt bích hay piston bằng các vòng kẹp.
1.3.2.3. Nhíp lá:
- Nhíp được làm từ các lá thép cong, sắp xếp lại với nhau theo thứ tự từ ngắn đến dài. Cụm nhíp được kẹp chặt lại với nhau ở vị trí giữa bằng một bulông định tâm.
- Hai đầu của lá nhíp dài nhất (lá nhíp chính) được uốn cong tạo thành tai nhíp, mắt nhíp để gắn nhíp vào khung hay vào một dầm nào đó thông qua mõ nhíp và chốt nhíp.
- Lá nhíp chính làm việc căng thẳng nhất nên người ta chế tạo lá nhíp chính dày hơn
- Độ cong của mỗi lá nhíp được gọi là độ võng. Do lá nhíp ngắn có độ võng lớn hơn, nên độ cong của nó lớn hơn các lá nhíp dài. Khi bulông định tâm được xiết chặt các lá nhíp bị giảm độ võng một chút làm cho hai đầu lá phía dưới ép chặt vào lá phía trên.
- Sơ đồ đơn giản nhất của hệ thống treo phụ thuộc là hai nhíp có dạng nửa elip.
- Trên một số ô tô tải có sử dụng thêm nhíp phụ để tăng độ cứng cho nhíp. Nhíp phụ có thể đặt trên hay dưới nhíp chính, tuỳ theo vị trí giữa cầu và khung cũng như kích thước và biến dạng yêu cầu của nhíp.
1.3.2.5. Phần tử đàn hồi thuỷ khí:
Phần tử đàn hồi thuỷ khí thường được sử dụng trên các xe có tải trọng lớn hoặc rất lớn, nó có các ưu - nhược điểm:
- Ưu điểm:
+ Kích thước nhỏ gọn hơn vì áp suất làm việc cao hơn (đến 20 MPa).
+ Có đặc tính đàn hồi phi tuyến.
+ Đồng thời làm được nhiệm vụ của bộ phận giảm chấn.
- Nhược điểm:
+ Kết cấu phức tạp, đắt tiền.
+ Yêu cầu độ chính xác chế tạo cao.
+ Nhiều đệm làm kín.
1.3.3. Bộ phận giảm chấn:
- Trên ôtô ngày nay thường sử dụng giảm chấn ống thuỷ lực có tác dụng hai chiều (trả và nén).
- Bộ phận giảm chấn có các nhiệm vụ sau:
+ Cùng với ma sát trong hệ thống treo, có nhiệm vụ tạo lực cản, dập tắt các dao động của phần được treo và không được treo.
+ Biến cơ năng của dao động thành nhiệt năng tiêu tán ra môi trường xung quanh
- Kết cấu của giảm chấn hai ống:
+ Trên piston có hai dãy lỗ khoan theo các vòng tròn đồng tâm. Dãy lỗ ngoài được đậy phía trên bởi đĩa của van thông 1. Dãy lỗ trong được đậy phía dưới bởi van trả 2. Trên piston có một lỗ tiết lưu 6 thường xuyên mở.
+ Trên đáy xylanh cũng được làm các dãy lỗ: dãy lỗ ngoài được che phía trên bởi đĩa của van hút 3, dãy lỗ trong được che phía dưới bởi van nén 4.
+ Giữa hai ống của giảm chấn có khe hở tạo nên một buồng chứa phụ còn gọi là buồng bù, để chứa dầu khi giảm chấn làm việc.
1.4. Các loại hệ thống treo thông dụng:
1.4.1. Hệ thống treo độc lập:
Đặc điểm của cơ cấu treo độc lập là hai bánh trước không nối liền bằng một dầm cứng mà bằng dầm cầu cắt, bánh này không phụ thuộc vào bánh kia, cho phép các bánh xe dịch chuyển độc lập.
Ưu, nhược điểm của hệ thống treo độc lập:
- Ưu điểm:
+ Khi dịch chuyển bánh xe này trong mặt phẳng ngang bánh xe kia vẫn đứng nguyên, do đó động học bánh xe dẫn hướng được giữ đúng.
+ Khả năng quay vòng của xe tốt hơn, vì khi quay vòng đảm bảo được vận tốc quay của hai bánh xe trái và phải không bị ràng buộc nhiều như ở hệ thống treo phụ thuộc.
- Nhược điểm:
+ Hạn chế khả năng truyền lực bên giữa hai bánh xe.
+ Phức tạp và đắt tiền khi sử dụng ở các cầu chủ động. Vì thế các ôtô du lịch hiện đại thường dùng hệ thống treo phụ thuộc ở cầu sau. Hệ thống treo độc lập ở các cầu chủ động chỉ sử dụng trên các ôtô có tính cơ động cao.
+ Trong quá trình chuyển động, vết bánh xe không cố định do vậy xảy ra tình trạng mòn lốp nhanh.
+ Khi chịu lực bên (ly tâm, đường nghiêng, gió bên) hai bánh xe không liên kết cứng, vì vậy xảy ra hiện tượng trượt bên bánh xe.
1.4.1.1 Hệ thống treo độc lập, phần tử đàn hồi lò xo, đòn treo dọc
- Ưu điểm:
+ Dễ dàng tháo lắp tòan bộ cầu xe, kết cấu đơn giản.
+ Có trọng lượng phần không được treo bé và chiều rộng cơ sở không thay đổi.
+ Giảm nhẹ được lực tác dụng lên đòn ngang và các khớp quay, đồng thời không cần dùng đến thanh ổn định (dùng đòn liên kết có độ cứng nhỏ).
- Nhược điểm:
+ Đòi hỏi công nghệ hàn cao, tải trọng đặt lên cầu xe hạn chế và có thể làm quay trục cầu xe khi đi trên đường vòng ở trạng thái quay vòng thừa.
1.4.1.3. Hệ thống treo độc lập, phần tử đàn hồi lò xo loại Macpherson
- Ưu điểm:
+ Có khả năng điều chỉnh chiều cao thân xe khi xe chạy ở tốc độ cao
+ Tăng độ ổn định của phần thân vỏ xe nhờ bố trí thêm một thanh ổn định
- Nhược điểm:
+ Kết cấu phức tạp, khó bảo dưỡng
+ Giá thành cao
1.4.1.6. Hệ thống treo loại thăng bằng
- Được sử dụng cho các loại ôtô ba cầu (có cầu thứ hai và thứ ba gần nhau), ôtô bốn cầu và nhiều rơmooc.
- Ưu điểm:
Đảm bảo tải trọng thẳng đứng tác động lên bánh xe ở các cầu như nhau, cũng như là các bánh xe bên trái và các bánh xe bên phải.
1.4.2. Hệ thống treo phụ thuộc:
Đặc trưng cấu tạo của hệ thống treo phụ thuộc là dầm cầu liền liên kết cứng giữa hai bánh xe. Bởi vậy, dịch chuyển của các bánh xe trên một cầu phụ thuộc lẫn nhau.
Hệ thống treo phụ thuộc thường được sử dụng trong hệ thống treo cầu sau của ôtô du lịch và ở tất cả các cầu của ô tô tải, ôtô khách loại lớn.
Ưu, nhược điểm của hệ thống treo phụ thuộc:
- Ưu điểm:
+ Trong quá trình chuyển động, vết bánh xe được cố định do vậy không xảy ra mòn lốp nhanh như ở hệ thống treo độc lập
+ Khi ôtô quay vòng chỉ có thùng xe nghiêng còn cầu xe vẫn thăng bằng, do đó lốp ít mòn.
- Nhược điểm:
+ Khi nâng một bên bánh xe lên, vết bánh xe sẽ thay đổi, phát sinh lực ngang làm tính chất bám đường của otô kém đi và ôtô dễ bị trượt ngang
+ Hệ thống treo ở các bánh xe, nhất là các bánh xe chủ động có trọng lượng phần không được treo lớn.
+ Sự nối cứng bánh xe hai bên nhờ dầm liền làm phát sinh những dao động nguy hiểm ở bánh xe trong giới hạn vận tốc chuyển động.
1.4.2.1. Hệ thống treo phụ thuộc loại nhíp lá
- Ưu điểm:
+ Nhíp vừa là cơ cấu đàn hồi, vừa là cơ cấu dẫn hướng và một phần làm nhiệm vụ giảm chấn nghĩa là thự hiện toàn bộ chức năng của hệ thống treo.Do đó kết cấu hệ thống treo sẽ đơn giản.
+ Với chức năng là bộ phận dẫn hướng, nhíp có thể truyền được lực dọc (lực kéo hoặc lực phanh) và lực ngang từ bánh xe qua cầu xe lên khung.
+ Chức năng đàn hồi theo phương thẳng đứng.
- Nhược điểm:
+ Trọng lượng nhíp nặng hơn tất cả các bộ phận đàn hồi khác.
+ Thời hạn phục vụ ngắn do các ứng suất ban đầu, do trạng thái ứng suất phức tạp, do lực động và lặp lại nhiều lần .
+ Đường đặc tính đàn hồi đòi hỏi phải là đường cong nhưng trong thực tế độ cứng của bản thân nhíp lại là hằng số
1.4.2.3. Hệ thống treo khí nén:
Hệ thống treo khí nén dùng trên ôtô được hình thành trên cơ sở khả năng điều chỉnh độ cứng của buồng đàn hồi khí nén (ballon) theo chuyển dịch của thân xe.
Sự hình thành bộ tự động điều chỉnh áp suất theo nguyên lý van trượt cơ khí. Các ballon khí nén 2 được bố trí nằm giữa thân xe 3 và bánh xe 1 thông qua giá đỡ bánh xe 4. Trên thân xe bố trí bộ van trượt cơ khí 5. Van trượt gắn liền với bộ chia khí nén (block). Khí nén được cung cấp từ hệ thống cung cấp khí nén tới block và cấp khí nén vào các ballon.
CHƯƠNG 2
HỆ THỐNG TREO KHÍ NÉN TRÊN XE ÔTÔ HUYNDAI UNIVERSE
2.1. Giới thiệu xe HUYNDAI UNIVERSE.
+ Thích hợp cho dịch vụ du lịch chất lượng cao và tiêu chuẩn, phù hợp với khách chất lượng loại một.
+ Khoang lái rộng rãi, tiện nghi.
+ Có điều chỉnh tựa lưng khi ngồi.
+ Động cơ dieseel. Sản xuất tại Hàn Quốc.
+ Hệ thống phanh hơi ABS. Kiểu tang trống khí nến hai dòng .
Thông số kỹ thuật của xe Huynhdai Universe như bảng dưới.
2.2. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống treo xe huyndai Universe.
- Xe khách Huyndai Universe sử dụng các van tải trọng để điều chỉnh khoảng sáng gầm xe cho phù hợp vời từng loại địa hình khác nhau.
Khi được điều chỉnh , các van điều khiển độ cao sẽ tự động duy trì được khoảng sáng gầm xe phù hợp nằm trong khoảng có tải hoặc không tải. Các van điều khiển độ cao sẽ tự động nạp khí vào (hoặc xả khí ra) khỏi hệ thống treo bằng hơi nhằm duy trì được khoảng sáng gầm xe thích hợp.
- Hệ thống treo trên xe Huyndai Universe sử dụng 4 túi hơi 2 túi hơi trước và 2 túi hơi sau. Hai túi hơi trước có kí hiệu: W01-675-9534.Hai túi trước có đường kính d=280mm, hai túi hơi sau có ký hiệu: W01-675-9141. Hai túi sau có đường kính d= 312 mm.
2.2.1. Hệ thống treo trước xe. Huyndai Universe
Đây là loại xe chở khách có tải trọng trung bình và cần độ êm dịu cao nên hệ thống treo trước khá đơn giản nhưng vẫn luôn đảm bảo an toàn và để xe hoạt động bình thường.
- Hệ thống treo trước sử dụng 2 túi hơi có đường kính 280 mm. Mỗi túi hơi được điều chỉnh bởi một van tải trọng, hoạt động độc lập nhau. Hệ thống treo trước đảm bảo cho người lái điều khiển xe dể dàng khi đi qua đường gập ghềnh và đảm bảo cho xe cân bằng.
2.2.2 Hệ thống treo sau xe Huyndai Universe
Phần trên bát liên kết với chassi bằng 6 bulong, phần dưới liên kết với giò gà bằng 1 bu lông. Giữa các liên kết có các đệm cao su giúp giảm ma sát và tăng độ êm dịu khi hoạt động.
- Các chi tiết liên kết với nhau bằng các bu long và các mối ghép tạo thành một thể thống nhất. Đảm bảo các quá trình hoạt động diễn ra hoàn hảo mà không có bất cứ một sai sót nào.
2.3. Ưu nhược điểm của hệ thống treo sử dụng khí nén:
2.3.1. Ưu điểm.
- Bằng cách thay đổi áp suất khí, có thể tự động điều chỉnh độ cứng của hệ thống treo sao cho độ võng và tần số dao động riêng của phần được treo là không đổi với các tải trọng tĩnh khác nhau.
- Cho phép điều chỉnh vị trí của thùng xe đối với mặt đường. Đối với hệ thống treo độc lập còn có thể điều chỉnh khoảng sáng gầm xe.
- Khối lượng nhỏ, làm việc êm dịu.
2.3.2. Nhược điểm.
- Kết cấu phức tạp, đắt tiền;
- Kích thước cồng kềnh;
- Phải dùng bộ phận dẫn hướng và giảm chấn độc lập.
- Phải bố trí thêm hệ thống cung cấp khí như bình chứa, máy nén.
2.4.3 Giảm chấn thủy lực
Xe khách huyndai Universe sử dụng giảm chấn loại 2 chiều.
- Bộ phận giảm chấn có các nhiệm vụ sau:
+ Cùng với ma sát trong hệ thống treo, có nhiệm vụ tạo lực cản, dập tắt các dao động của phần được treo và không được treo.
+ Biến cơ năng của dao động thành nhiệt năng tiêu tán ra môi trường xung quanh.
+ Đảm bảo dao động của phần không treo nhỏ nhất, sự tiếp xúc của bánh xe trên nền đường, nâng cao khả năng bám đường và an toàn trong chuyển động.
+ Trả nhẹ: piston dịch chuyển lên trên với tốc độ nhỏ. Dầu được ép từ khoang trên, qua các lỗ tiết lưu 6 đi xuống khoang dưới. Do thể tích piston giải phóng ở khoang dưới lớn hơn thể tích do nó chiếm chỗ khi di chuyển lên trên (do ở khoang trên có thêm cần piston). Nên dầu từ khoang trên chảy xuống không đủ bù cho thể tích piston giải phóng ở khoang dưới. Lúc này giữa khoang dưới và buồng bù có độ chênh áp. Vì thế dầu từ buồng bù chảy qua van hút 3 vào khoang dưới piston để bù cho lượng dầu còn thiếu.
+ Trả mạnh: piston dịch chuyển lên trên với tốc độ lớn. Áp suất trong khoang trên piston tăng cao ép lò xo mở van trả 2 ra cho dầu đi qua dãy lỗ trong xuống khoang dưới. Nhờ thế sức cản giảm chấn giảm đột ngột, hạn chế bớt lực tác dụng lên cần giảm chấn.
2.4.5. Bình chứa khí nén
Trên xe Huyndai Universe có các bình chứa khí nén cung cấp khí nén cho các hệ thống. Ngoài ra còn có một bình tích năng, bình tích năng có nhiện vụ bổ sung khí nén trong một thời gian tức thời, ngoài ra còn có tác dụng dập tắt dao động áp suất trong hệ thống.
2.4.6. Bộ lọc và tách ẩm
Bộ lọc và tách ẩm được lắp đặt giữa máy nén khí và bình chứa khí ẩm, mục đích của bộ lọc và tách ẩm là giúp loại bỏ hơi ẩm ra khỏi khí nén. Ngoài ra nó còn có thể lọc dầu trong khí nén.
2.4.7. Máy nén khí
Máy nén khí được dẫn động bằng động cơ bởi dây đai và cũng được bôi trơn bằng hệ thống bôi trơi của xe. Khi áp suất không khí trong hệ thống lên tới khoảng từ 80psi tới 135psi thì máy nén khí sẽ ngắt dòng không khí vào hệ thống nhờ một van điều khiển.
Máy nén khí hút không khí từ môi trường ngoài vào xilanh máy nén đi qua bộ lọc không khí, bộ lọc này có nhiệm vụ làm sạch không khí trước khi vào trong hệ thống. Sau khi qua bộ lọc thì không khí sẽ tới cửa (Inlet valve) là cửa vào chính của dòng khí. Cửa này được điều khiển bởi một van điều khiển bên ngoài. Khi áp suất trong hệ thống còn nhỏ hơn giá trị định mức cho hệ thống (khoảng 50-90psi) thì van điều khiển này sẽ ngắt dòng khí điều khiển tới làm mở van chính (Inlet valve).
CHƯƠNG 3
CÁC HƯ HỎNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC CỦA HỆ THỐNG TREO KHÍ NÉN
3.1 Các sự cố thường gặp và phương pháp xử lý
Các sự cố thường gặp và phương pháp xử lý như bảng dưới.
3.2. Những hư hỏng thường gặp của phần tử đàn hồi khí nén
Những hư hỏng thường gặp của phần tử đàn hồi khí nén như bảng dưới.
3.4. Các hư hỏng thường gặp ở giảm chấn
Các hư hỏng thường gặp ở giảm chấn như bảng dưới.
3.5. Tính toán kiểm nghiệm bền của nhíp lá
Ta có:
Pt : Tải tĩnh tác dụng lên lá nhíp (kG);
ft’ : Độ võng tĩnh của lá nhíp (cm);
fđ’: Độ võng động của lá nhíp (cm);
l : Chiều dài lá nhíp (cm);
b : Chiều rộng lá nhíp (cm);
z : Số lá nhíp trong bộ nhíp;
h : Chiều dày lá nhíp (cm).
- Lực tác dụng lên một bộ nhíp trước được xác định theo công thức:
PT = (Z1-m1)/2 (kG)
Lực tác dụng lên một bộ nhíp sau được xác định theo công thức:
PS = (Z2-m2)/2 (kG)
Ứng suất trung bình phát sinh ở nhíp trước được xác định theo công thức:
sm = (PT.L)/(4.Wn)
Theo phương pháp giả định phân bố ứng suất thì:
- Ứng suất lớn nhất phát sinh trong lá nhíp thứ nhất: s1 = 0,7.sm
- Ứng suất lớn nhất phát sinh trong lá nhíp thứ hai: s2 = 0,85.sm
- Ứng suất lớn nhất phát sinh trong lá nhíp cuối: sc = 0,9.sm
- Ứng suất lớn nhất phát sinh trong các lá nhíp còn lại:
scl = (Mm - M1 - M2 - Mc)/Wn
- Mô men uốn trung bình là:
Mm = P.L/4
M1 = s1 . W1 = s1 . (b1.t12)/6
M2 = s2 . W2 = s2 . (b2.t22)/6
Mc = sc . Wc = sc . (bc.tc2)/6
- Độ cứng của nhíp phụ
Cp = (48.E.Jp)/Lp3
Jp = S(bip.tip3)/12 (cm4)
- Xác định lực tác dụng lên nhíp chính và nhíp phụ:
PS = Pc + Pp = Cc.(f0+f)+Cp.f
- Sau khi tính được ứng suất trên nhíp trước và nhíp sau, so sánh với giới hạn bền của vật liệu làm nhíp, ta thấy: và Dều nằm trong giới hạn bền của vật liệu chế tạo nhíp (thép 50C2 được tăng bền bề mặt bằng phương pháp phun bi, có = 9000 kG/cm2), do đó nhíp luôn đảm bảo bền trong mọi điều kiện hoạt động của xe.
Kết quả tính toán bền nhíp được lập bảng như bảng dưới.
Kết luận:
Vật liệu chế tạo nhíp là loại 60Si2Mn có [sb] = 9500 KG/cm2
- Như vậy [s] = [sb]/k = 9500/2.5 = 3800 KG/cm2
Ứng suất phát sinh trong các lá nhíp đều nhỏ hơn ứng suất cho phép của vật liệu.
Nhíp đủ bền.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Sau thời gian tìm hiểu, nghiên cứu hệ thống treo xe Huyndai Universe đến nay luận văn của em đã hoàn thành. Hệ thống treo sử dụng khí nén là hệ thống treo có nhiều ưu điểm so với các hệ thống treo khác.Tương lai hệ thống treo sử dụng túi hơi sẽ đươc sử dụng rộng rãi trên các loại xe. Hiện nay các hãng xe Honda, Mercedes đã đưa hệ thống treo sử dụng khí nén vào xe con.
Để hoàn thành được luận văn này trước hết em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo của khoa ô tô, đã hướng dẫn chỉ bảo em từ kiến thức cơ sở đến kiến thức chuyên ngành, cảm ơn thầy: Ths…………… đã tận tình, chỉ bảo giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tuy nhiên do thời gian có hạn, kiến thức và tài liệu tham khảo còn nhiều hạn chế cũng như thiếu những kinh nghiệm thực tiễn cho nên luận văn không tránh khỏi sai sót rất mong các thầy cô quan tâm góp ý để kiến thức của em ngày một hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hữu Cẩn, Dư Quốc Thịnh, Thái Phạm Minh, Nguyễn Văn Tài, và Lê Thị Vàng. “Lý Thuyết Ô Tô Máy Kéo”. Hà Nội: NXB Khoa học kỹ thuật; 1996.
2. Nguyễn Minh Đường, Nguyễn Xuân Tài, Nguyễn Văn Tài, và Trần Khang. “Lý Thuyết Ô Tô Máy Kéo”. Hà Nội: Đại học Bách Khoa; 1971.
3. Nguyễn Hửu Cẩn, Phan Đình Kiên. “ Tính toán và thiết kế ô tô máy kéo ”
4. http://www.luanvan.net
5. http://www.otohui.com
6. Nguyễn Hữu Cẩn, Dư Quốc Thịnh (1996). Lý thuyết ô tô máy kéo, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
7. Đặng Quý (2010). Giáo trình Ô tô 1 (Lý thuyết ô tô), Đại học SPKT TP.HCM.
8. Nguyễn Trọng Hiệp. Chi tiết máy, NXB Giáo dục.
9. Trịnh Chất, Lê Văn Uyển. Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí, NXB Giáo dục.
10. Giáo trình môn “Sức Bền Vật Liệu”. Ts Nguyễn Danh Trường, NSB ĐH Bách khoa Hà Nội.
11. Tài liệu tham khảo thư viện số Trường ĐHCN Việt – Hung.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ TÀI LIỆU"