MỤC LỤC
MỤC LỤC...............................................1
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................. 2
Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG.............................................................. 3
1.1. Giới thiệu chung..................................................................................... 4
1.2. Kết cấu động cơ ZIL 375........................................................................ 5
1.2.1. Cơ cấu khuỷu trục thanh truyền.......................................................... 5
1.2.1.1. Nhóm chi tiết cố định....................................................................... 5
1.2.1.2. Nhóm chi tiết chuyển động............................................................... 7
1.2.2. Cơ cấu phối khí................................................................................. 11
1.2.2.1.Trục cam......................................................................................... 11
1.2.2.2. Xu páp của cơ cấu phối khí........................................................... 12
1.2.2.3. Dẫn động trục cam-truyền động cơ cấu phối khí............................ 14
1.2.3. Hệ thống cung cấp nhiên liệu............................................................ 14
1.2.3.1. Nguyên lý làm việc của hệ thống.................................................... 14
1.2.3.2. Bộ chế hòa khí K88 AM................................................................ 14
1.2.3.3. Bộ hạn chế tốc độ tối đa................................................................. 15
1.2.3.4. Bơm xăng....................................................................................... 16
1.2.3.5. Bầu lọc thô..................................................................................... 16
1.2.3.6. Cốc lọc lắng.................................................................................... 16
1.2.3.7. Bầu lọc không khí.......................................................................... 17
1.2.4. Hệ thống làm mát.............................................................................. 17
1.2.4.1. Sơ đồ làm việc của hệ thống làm mát............................................. 17
1.2.4.2. Các cụm chính của hệ thống làm mát............................................. 18
1.2.5. Hệ thống bôi trơn.............................................................................. 19
1.2.5.1. Sơ đồ hệ thống bôi trơn và làm việc của hệ thống.......................... 19
1.2.5.2. Các cụm chính của hệ thống bôi trơn............................................. 20
1.2.5.3. Bộ sưởi nóng động cơ..................................................................... 21
Chương 2. TÍNH TOÁN CHU TRÌNH CÔNG TÁC VÀ ĐỘNG LỰC HỌC CỦA ĐỘNG CƠ........23
2.1. Tính toán chu trình công tác................................................................ 23
2.1.1. Các số liệu ban đầu........................................................................... 23
2.1.1.1. Các thông số cho trước................................................................... 23
2.1.1.2. Các thông số chọn.......................................................................... 24
2.1.2. Tính toán chu trình công tác............................................................. 25
2.1.2.1. Tính toán quá trình trao đổi khí..................................................... 25
2.1.2.2. Tính toán quá trình nén.................................................................. 26
2.1.2.3. Tính toán quá trính cháy................................................................ 26
2.1.2.4. Tính toán quá trình giãn nở............................................................ 28
2.1.2.5. Kiểm tra kết quả tính toán............................................................. 28
2.1.2.6. Xác định các thông số đánh giá chu trình công tác và sự làm việc của động cơ..... 29
2.1.2.7. Dựng đặc tính ngoài của động cơ................................................... 33
2.2. Tính toán động lực học......................................................................... 36
2.2.1. Mục đích và nội dung........................................................................ 36
2.2.1.1. Mục đích........................................................................................ 36
2.2.1.2. Nội dung........................................................................................ 37
2.2.3. Quy dẫn khối lượng chuyển động...................................................... 39
2.2.3.1. Khối lượng chuyển động tịnh tiến m............................................ 39
2.2.3.2. Khối lượng thanh truyền và khuỷu trục......................................... 39
2.2.4. Lực quán tính và tổng lực, lực tiếp tuyến và pháp tuyến................... 41
2.2.4.1. Lực quán tính................................................................................. 41
2.2.5. Đồ thị vectơ phụ tải tác dụng lên bề mặt cổ khuỷu........................... 44
2.2.6. Đồ thị mài mòn cổ khuỷu.................................................................. 47
2.2.7. Đồ thị tổng lực tiếp tuyến và mô men tổng....................................... 48
Chương 3. TÌM HIỂU MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC ĐỐI VỚI ĐỘNG CƠ ZIL 375.... 50
3.1. Giới thiệu............................................................................................. 50
3.2. Nội dung công việc............................................................................... 50
3.2.1. Bảo dưỡng kỹ thuật........................................................................... 50
3.2.1.1. Bảo dưỡng thường xuyên............................................................... 50
3.2.1.2. Bảo dưỡng định kỳ......................................................................... 50
3.2.2. Một số nguyên nhân hư hỏng và phương pháp khắc phục................ 51
3.2.2.1. Động cơ không nổ.......................................................................... 51
3.2.2.2. Động cơ có khói............................................................................. 53
3.2.2.3. Động cơ không phát hết công suất................................................. 54
3.2.2.4. Động cơ làm việc không ổn định.................................................... 56
3.2.2.5. Hư hỏng ở hệ thống bôi trơn.......................................................... 57
3.2.2.6. Hư hỏng ở hệ thống làm mát.......................................................... 58
3.3. Quy trình sửa chữa động cơ................................................................. 58
KẾT LUẬN................................................................................................ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 61
LỜI NÓI ĐẦU
Động cơ đốt trong đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là nguồn động lực cho các phương tiện vận tải như: ô tô, máy kéo, xe máy, tàu thuỷ, máy bay và các máy công tác như máy phát điện, bơm nước…mặt khác, động cơ đốt trong đặc biệt là động cơ ô tô, là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường, nhất là ở thành phố.
Động cơ đốt trong từ khi ra đời đã không ngừng phát triển và ngày càng hoàn thiện về kết cấu, vật liệu sử dụng và công nghệ chế tạo. Tuy nhiên đối với nước ta do điều kiện kinh tế còn khó khăn, công nghệ chế tạo máy nói chung, ô tô nói riêng còn chưa phát triển, nên hầu hết các ô tô xe máy trong nước hiện nay là ngoại nhập và chủ yếu là các ô tô sản xuất ở Liên Xô cũ là nơi có khí hậu nhiệt đới độ ẩm cao địa hình phức tạp. Do vậy một số thông số của động cơ thay đổi đáng kể. Trong điều kiện đó, việc tìm hiểu tính toán kiểm nghiệm động cơ của từng loại xe, của từng loại động cơ là đặc biệt quan trọng đối với các kỹ sư ngành. Nhiệm vụ đồ án đặt ra là: Khai thác động cơ xe URAL 375D trong điều kiện làm việc ở Việt Nam.
Quá trình tính toán kiểm nghiệm động cơ được sự giúp đỡ tận tình của thầy hướng dẫn đồ án-Thầy: Kim Ngọc Duy, cùng sự cố gắng của bản thân đã giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ môn học. Nhưng do nhiều hạn chế về mặt kiến thức nên trong quá trình trình bày thực hiện nhiệm vụ không thể tránh khỏi những sai sót.
Kính mong được sự đóng góp ý kiến, giúp đỡ của các thầy giáo để tôi hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao.
TPHCM, Ngày … tháng … năm 20…
Học viên thực hiện
……………
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG
Thông số kỹ thuật như bảng 1.a.
1.1. Giới thiệu chung
Động cơ ZIL-375 là loại động cơ xăng 4 kỳ, tạo hỗn hợp bên ngoài thông qua bộ chế hòa khí, đốt cháy hỗn hợp cưỡng bức bằng tia lửa điện sinh ra ở nến điện của của hệ thống đánh lửa.
1.2. Kết cấu động cơ Zil-375
1.2.1. Cơ cấu khuỷu trục thanh truyền
Gồm 2 nhóm chi tiết chính
+ Nhóm các chi tiết cố định
+ Nhóm các chi tiết chuyển động
1.2.2. Cơ cấu phối khí
Cơ cấu phối khí đảm bảo điền đầy hỗn hợp khí cháy vào xi lanh động cơ đúng lúc và thải hết khí đã cháy ra khỏi xi lanh.
Cơ cấu bao gồm các bộ phận chính sau: Trục cam, con đội, đũa đẩy, xu páp, trục cò mổ và cò mổ.
1.2.3. Hệ thống cung cấp nhiên liệu
1.2.3.1. Nguyên lý làm việc của hệ thống
Sơ đồ bố trí chung của hệ thông được thể hiện trên hình.
Khi bơm xăng làm việc, xăng từ thùng chứa được hút qua lưới lọc, theo đường dẫn qua khóa vào cốc lọc thô.
1.2.3.2. Bộ chế hòa khí K88 AM
Có nhiệm vụ tạo hỗn hợp hòa trộn giữa xăng và không khí theo một tỷ lệ nhất định để cung cấp cho động cơ là việc ở các chế độ khác nhau.
Khi khởi động, phải đóng bướm gió lại, thông qua các tay đòn và thanh kéo nối liền bướm gió với trục bướm ga, bướm ga cũng mở nhỏ, tạo nên độ chân không lớn sau bướm ga có tác dụng hút nhiên liệu từ trong đường dẫn ra họng khuếch tán.
1.2.3.3. Bộ hạn chế tốc độ tối đa
Khi động cơ làm việc số vòng quay cao hơn số vòng quay cho phép thì sự mài mòn các chi tiết của cơ cấu trục khuỷu - thanh truyền, tiêu hao nhiên liệu và dầu nhờn sẽ tăng lên. Trên động cơ ZIL-375 có một cơ cấu dùng để hạn chế tốc độ của trục khuỷu.
1.2.3.6. Cốc lọc lắng
Có nhiệm vụ lọc sạch các tạp chất có kích thước nhỏ đã đi qua được bầu lọc thô.
Xăng được đưa từ bơm xăng vào trong cốc lọc rồi xăng thẩm thấu qua các phần tử lọc vào trong lòng cốc 6 chảy theo đường xăng ra, cặn bẩn được giữ lại ở phần tử lọc.
1.2.4. Hệ thống làm mát
1.2.4.1. Sơ đồ làm việc của hệ thống làm mát
Khi động cơ làm việc, nhiệt độ các chi tiết của nó cần phải nằm trong giới hạn cho phép, nếu nhiệt độ các chi tiết quá cao có thể dẫn đến cháy vật liệu (pít tông, xu páp) sự giãn nở nhiệt lớn dẫn tới bó kẹp các chi tiết, cháy dầu bôi trơn, làm giãm chất lượng nạp của động cơ. Ngược lại nếu nhiệt độ quá thấp sẽ làm giảm quá trình bay hơi tạo hỗn hợp và tăng các tổn thất nhiệt trong mài mòn các chi tiết của động cơ.
1.2.4.2. Các cụm chính của hệ thống làm mát
a. Bơm nước
Bơm nước kiểu bơm ly tâm có dùng cung cấp nước tuần hoàn trong hệ thống làm mát động. Bơm nước được bố trí phía đầu động cơ dẫn động từ trục khuỷu qua dây đai.
b. Két làm mát (bộ tản nhiệt)
Két nước là một thiết bị trao đổi nhiệt dùng để truyền nhiệt từ nước làm mát cho dòng không khí chuyển động qua.
1.2.5. Hệ thống bôi trơn
1.2.5.1. Sơ đồ hệ thống bôi trơn và làm việc của hệ thống
Hệ thống bôi trơn làm giảm bề mặt tiếp xúc và giảm các tổn hao cơ khí do ma sát giữa các chi tiết chuyển động tương đối với nhau. Ngoài ra dầu bôi trơn còn có nhiệm vụ dẫn nhiệt từ các bề mặt ngoài tiếp xúc ra ngoài và chống gỉ cho chúng.
1.2.5.2. Các cụm chính của hệ thống bôi trơn
a. Bơm dầu
Cung cấp dầu áp suất cao đưa vào đường dầu chính đi bôi trơn và đến két mát dầu. Khi bơm dầu làm việc dầu từ các te được hút vào khoang chân răng của các bánh răng, sau đó di chuyển vào vỏ và vào khoang đẩy để đến bầu lọc ly tâm và két mát dầu, áp suất cần thiết ngăn trên tạo ra được di trì ở giá trị xác định bằng van tiết lưu, khi áp suất tăng lên (ví dụ bầu lọc ly tâm bị tắc) van tiết lưu mở và dầu từ khoang đẩy, lại quay trở lại một phần về khoang hút của bơm.
b. Bầu lọc ly tâm
Bầu lọc có nhiệm vụ lọc sạch các tạp chất cơ học do mài mòn các chi tiết của động cơ, các loại bụi từ không khí lẫn vào và các sản vật cháy có chứa trong dầu. Khi lọc lắp trên động cơ ZIL-375 là loại bầu lọc ly tâm toàn phần.
d. Bộ phận thông gió của các te
Trong quá trình làm việc của động cơ, khí cháy lọt qua khe hở giữa xéc măng và thành xi lanh, khe hở thanh đẩy và xu páp với bạc của nó để vào các te trong khí cháy gồm có hơi nước, khí sunfua, hơi nhiên liệu,…hơi nước sẽ ngưng tụ trong các te làm sủi bọt dầu tạo nhủ tương quánh và nhờn, khí sunfuarơ (H2SO3) sẽ kết hợp với hơi nước tạo thành axit sunfuarít, axit sunfuarơ.
1.2.5.3. Bộ sưởi nóng động cơ
Dùng để giảm nhẹ việc khởi động máy trong điều kiện không khí bên ngoài thấp (-250C) bộ sưởi nóng gồm có nồi hơi với ống nối dẫn hướng, quạt điện, nhiên liệu, van kiểu điện từ, nến điện nung nóng, bàn điều khiển và các đường ống khoang trống của nồi hơi thường xuyên thông với áo nước làm mát của động cơ.
2.1. Tính toán chu trình công tác
2.1.1. Các số liệu ban đầu
2.1.1.1. Các thông số cho trước
a. Công suất có ích lớn nhất Nemax
Nemax=120,5 (KW)
b. Mômen xoắn lớn nhất Memax
Memax =442,798 (Nm)
c. Tốc độ của truc khuỷu n
n=2600 (v/p)
f. Tỷ số giữa hành trình của pít tông và đường kính xi lanh a
a= S/D=95/108=0,88
2.1.1.2. Các thông số chọn
a. Hệ số dư lượng không khí:
+ Có bộ làm đậm : w =0,85-0,90 (ở chế độ Nemax)
+ Khi không có bộ làm đậm : w =1,0-1,1(ở chế độ Memax)
Chọn w =0,95
b. Nhiệt độ môi trường To:
Giá trị trung bình của To ở nước ta theo thống kê của nhà khí tượng là 240C. Tức là 297 0K
c. Áp suất của môi trường p
Chọn po=0,103 (MN/m2)
h. Chỉ số nén đa biến trung bình n
Động cơ xăng: n=1,34-1,37
Giá trị của n còn có thể xác định theo công thức kinh ngiệm của Pêtrốp
n=1,41-100/n
Trong đó n là tốc độ của động cơ ổ chế độ tính toán
Chọn n=1,35
2.1.2. Tính toán chu trình công tác
2.1.2.1. Tính toán quá trình trao đổi khí
Ở động cơ 4 kì không tăng áp
- Nhiệt độ cuối quá trình nạp Ta:
Giá trị của Ta được xác định theo biểu thức
Ta=357,755 (0K)
- Áp suát cuối quá trình nạp pw
pw==0,088(MPa)
2.1.2.3. Tính toán quá trính cháy
a. Mục đích tính toán quá trình cháy: Xác định các thông số cuối qua trình cháy như áp suất p và nhiệt độ Tz
b. Thứ tự tính toán
+ Tính toán tương quan nhiệt hoá
- Lượng không khí lý thuyết cần để đốt cháy hoàn toàn 1kg nhiên liệu thể lỏng Mo = 0,512 (kmol/kgnl)
- Số mol của sản vật cháy M
M = 0,528 (kmol/kgnl)
2.1.2.4. Tính toán quá trình giãn nở
Mục đích: việc tính toán quá trình giãn nở là xác định các giá trị áp suất p và nhiệt độ T ở cuối quá trình giãn nở.
Giá trị của p, T đối với động cơ xăng:
T= 1500 - 1700 (0K)
p= 0,35 - 0,5 (MPa)
2.1.2.6. Xác định các thông số đánh giá chu trình công tác và sự làm việc của động cơ
a. Các thông số chỉ thị
Đó là các thông số đặc trưng cho chu trình công tác của động cơ. Khi xác định các thông số chỉ thị, ta chưa kể đến các dạng tổn thất về công mà chỉ xét các tổn thất về nhiệt. Các thông số cần tính bao gồm:
p = 0,956 (MPa)
- Xuất tiêu hao nhiên liệu chỉ thị : đối với động cơ 4 kì
g =253,298 (g/KWh)
b. Các thông số có ích
Các thông số có ích là những thông số đặc trưng cho sự làm việc của động cơ. Để xác định các thông số đó, ta sử dụng kết quả tính toán các thông số chỉ thị ở mục trên và xác định giá trị của áp suất tổn hao cơ khí trung bình p.
+ Áp suất tổn hao cơ khí trung bình p:
Động cơ xăng với i=8 và S/D<1 khi mở hết bướm ga:
p =0,04+0,0135.8,233=0,151 (MPa)
+ Áp suất có ích trung bình:
p=0,918-0,151=0,767 (MPa)
c. Xác định các kích thước cơ bản của động cơ
- Thể tích công tác của xilanh:
V= 0,8698 (dm2)
d. Dựng đồ thị công chỉ thị của chu trình công tác
* Khái quát:
Đồ thị công chỉ thị là đồ thị biểu diễn các quá trình của chu trình công tác xảy ra trong xi lanh đông cơ trên hệ toạ độ p-V. Việc đựng đồ thị được chia làm 2 bước:
+ Dựng đồ thị công chỉ thị lý thuyết.
+ Hiệu chỉnh đồ thị đó để được đồ thị công chỉ thị thực tế:
- Đồ thị công chỉ thị lý thuyết được dựng theo kết quả tính toán chu trình công tác khi chưa xét các yếu tố ảnh hưởng của một số quá trình làm việc thực tế trong động cơ.
- Đồ thị công chỉ thị thực tế là đồ thị đã kể đến các yếu tố ảnh hưởng khác nhau như góc đánh lửa sớm hoặc góc phun sớm nhiên liệu, góc mở sớm và đóng muộn các xu páp cũng như sự thay đổi thể tích khi cháy.
Kết quả tính toán được thống kê thành bảng 2.b.
2.2. Tính toán động lực học
2.2.1. Mục đích và nội dung
2.2.1.1. Mục đích
Phần tính toán động lực học của đồ án nhằm xác định quy luật biến thiên của lực khí thể,lực quán tính cà hợp lực tác dụng lên pít tông cũng như các lực tiếp tuyến và pháp tuyến tác dụng lên bề mặt cổ khuỷu.
2.2.1.2. Nội dung
a. Triển khai đồ thị công chỉ thị thành đồ thị lực khí thể tác dụng lên đỉnh pít tông.
b. Xây dựng đồ thị lực quán tính của các khối lượng tham gia chuyển động tịnh tiến.
c. Xác định đồ thị hợp lực của lực khí thể và lực quán tính chuyển động tịnh tiến .
d. Phân tích hợp lực ra các thành phần như lực ngang N, lực tiếp tuyến T, lực pháp tuyến Z.
2.2.2. Triển khai đồ thị công chỉ thị p-V thành đồ thị lực khí thể P tác dụng lên pít tông theo góc quay
Đồ thị công chỉ thị thể hiện sự biến thiên áp suất tuyệt đối bên trong xi lanh theo sự thay đổi thể tích của xi lanh trong suốt một chu trình công tác (2 vòng quay của trục khuỷu-tương ứng với 4 hành trình của pít tông đối với động cơ 4 kì hoặc 1 vòng quay trục khuỷu- tương ứng với 2 hành trình của pít tông đối với động cơ 2 kì).
2.2.3. Quy dẫn khối lượng chuyển động
2.2.3.1. Khối lượng chuyển động tịnh tiến mj
Thay số được: mj = 1,66 (kg)
2.2.3.2. Khối lượng thanh truyền và khuỷu trục
- Toàn bộ khối lượng thanh truyền được quy dẫn về đường tâm đầu nhỏ (tham gia chuyển động tịnh tiến) và về đường tâm đầu to (tham gia chuyển động quay)
2.2.5. Đồ thị vectơ phụ tải tác dụng lên bề mặt cổ khuỷu
Đồ thị vectơ phụ tải (dtvtpt) tác dụng lên bề mặt cổ khuỷu hoặc chôt khuỷu (nếu chế tạo rời) gọi là dtvtpt cổ khuỷu. Đồ thị này phản ánh sự tác dụng của lực T,Z,P len bề mặt cổ khuỷu thông qua bạc trong một chu trình công tác của xi lanh.
Ta thấy phần đuôi đồ thị này (ứng với vùng 3600 - 3800 GQTK) ổ chế độ mômen sẽ dài hơn so với chế độ công suất bởi 2 lý do:
- Lực quán tính nhỏ hơn .
- Áp suất cực đại trong xi lanh lớn hơn.
2.2.6. Đồ thị mài mòn cổ khuỷu
Đồ thị mài mòn thể hiện một cách tượng trưng mức độ mài mòn bề mặt cổ khuỷu sau một chu trình tác dụng của lực.
- Trên đtvtpt cổ khuỷu, vẽ vòng tròn tượng trưng cho bề mặt và chia thành 2n phần bằng nhau, ví dụ chia thành 24 phần.
- Trên đồ thị, vẽ vòng tròn tượng trưng và má khuỷu như trên hình, và cũng chia thành 2n phần bằng nhau tương ứng đánh số từ 0 tới 2n-1. Chọn một tỷ lệ xích lực thích hợp, đặt các đoạn thẳng tương ứng với SQi từ vòng tròn theo hướng kính vào phía tâm.
- Nối các điểm cuối của các đoạn thẳng ấy bằng một đường cong liên tục rồi gạch nghiêng phần diện tích nằm giữa vòng tròn và đường cong liên tục khép kín vừa nhận được, ta được đồ thị mà phần gạch nghiêng được coi như tỷ lệ thuận với mức độ mòn của bề mặt sau một chu trình tác dụng của lực.
2.2.7. Đồ thị tổng lực tiếp tuyến và mô men tổng
Động cơ ZIL-375 là động cơ V-8; 4 kỳ góc w =900; y =900.Thứ tự công tác: 1-5-4-8-6-3-7-2 = 00- 6300 -5400-4500- 3600 -2700-1800-900
CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC ĐỐI VỚI ĐỘNG CƠ ZIL 375
3.1. Giới thiệu
Trong quá trình khai thác xe, các cụm và hệ thống thường xuất hiện những hư hỏng do điều kiện sử dụng, thao tác sử dụng không đúng hoặc do tác động của môi trường.
3.2. Nội dung công việc
3.2.1. Bảo dưỡng kỹ thuật
3.2.1.1. Bảo dưỡng thường xuyên
Do lái xe thực hiện, gồm: Kiểm tra động cơ trước khi xe đi công tác, trên đường khi dừng nghỉ và khi xe đi công tác về. Gồm các nội dung sau:
- Làm sạch bụi bẩn trên hệ thống, kiểm tra siết chặt các mối lắp ghép, thùng nhiên liệu, ốc xả cặn nhiên liệu và nắp đậy. Kiểm tra sự rò rỉ nhiên liệu và dầu bôi trơn.
- Xả cặn bẩn ở thùng nhiên liệu, bầu lọc thô, lọc tinh, nếu cần thì rửa bầu lọc. Khi động cơ làm việc ở nơi có bụi bẩn nhiều thì cần thông các lỗ thông hơi và làm sạch lỗ xả trên bơm cao áp.
3.2.2. Một số nguyên nhân hư hỏng và phương pháp khắc phục
Những hư hỏng sau đây có thể do hư hỏng ở những bộ phận khác của động cơ gây nên, cho nên khi ta tìm hiểu nguyên nhân, bên cạnh hệ thống nhiên liệu cần phải xem xét những bộ phận khác có liên quan.
3.2.2.1. Động cơ không nổ
Nguyên nhân và cách khắc phục động cơ không nổ như bảng 3.b.
3.2.2.2. Động cơ có khói
Động cơ có khói chủ yếu do nhiên liệu trong xi lanh cháy không hoàn toàn, những phần tử Cacbon không cháy sẽ bị đẩy ra theo khí xả, nhưng cũng có thể do nhiên liệu quá thừa hoặc thiếu không khí trong xi lanh.
3.2.2.3. Động cơ không phát hết công suất
Công suất động cơ chủ yếu phụ thuộc vào việc cung cấp nhiên liệu và các xi lanh và hiệu quả cháy của nhiên liệu được xác định bằng các nguyên nhân như bảng 3.d.
3.2.2.5. Hư hỏng ở hệ thống bôi trơn
Nguyên nhân và cách khắc hư hỏng hệ thống bôi trơn như bảng 3.f.
3.3. Quy trình sửa chữa động cơ
Một trong những điều kiện cơ bản để sử dụng tốt ô tô, tăng thời gian sử dụng và đảm bảo độ tin cậy của chúng trong quá trình vận hành chính là việc tiến hành kịp thời và có chất lượng công tác bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa ô tô.
KẾT LUẬN
Sau gần 4 tháng thực hiện đồ án tốt nghiệp, với sự cố gắng của bản thân và sự tận tình giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn: ThS………….. cùng với sự quan tâm của quý thầy trong Khoa ô tô/Trường Sĩ quan KTQS đến nay các nội dung của đồ án đã được hoàn thành.
Trong đồ án tôi đã giới thiệu khái quát về xe URAL 375D, phân tích các cơ cấu và hệ thống chính của động cơ ZIL 375 và tính toán chu trình công tác của động cơ. Việc tính toán chu trình công tác cho phép đánh giá chỉ tiêu kinh tế và hiệu quả của động cơ ZIL 375 trong điều kiện Việt Nam trên cơ sở đó đã xây dựng được đường đặc tính ngoài của động cơ, đồng thời nhấn mạnh những điểm cần chú ý trong khai thác và sử dụng động cơ ZIL 375 ở nước ta, góp phần nâng cao tuổi thọ động cơ.
Như vậy việc khảo sát động cơ ZIL 375 là một việc cần thiết vì cần phải mở ra hướng đi cho việc cải tiến, nhằm hoàn thiện động cơ hơn nữa, nghiên cứu khả năng nâng cao công suất động cơ. Đó là một nội dung mà nhiều người quan tâm, tuy vậy để làm được việc trên cần phải có thời gian chế tạo và thử nghiệm để rút ra kết luận đánh giá chính xác các chỉ tiêu kỹ thuật của động cơ ZIL 375, góp phần đưa ngành công nghiệp chế tạo động cơ Việt Nam ngày càng phát triển thêm. Nội dung đồ án mới chỉ phần nào đáp ứng được yêu cầu về khảo sát và nâng cao hiệu quả khai thác đối với động cơ.
Tuy vậy, trong đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót do thiếu kinh nghiệm và tài liệu còn hạn chế. Tôi rất mong được sự sự đóng góp ý kiến của quý thầy, các cán bộ kỹ thuật và các đồng chí học viên để đồ án của tôi được hoàn thiện đồng thời nâng cao thêm kiến thức để phục vụ cho công tác ở đơn vị đạt hiệu quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cơ sở khai thác xe quân sự, PGS.TS Nguyễn Hoàng Nam, HVKTQS-2003.
2. Kết cấu tính toán động cơ đốt trong, PGS.TS Lại Văn Định - TS Vy Hữu Thành nxb Quân đội nhân dân - 2003.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"