MỤC LỤC
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU....... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................... 2
1.1 Tổng quan về xe Toyota Inova G.. 2
1.2 Thông số kỹ thuật 5
1.3 Tổng quan về hệ thống điện động cơ trên xe Toyota Inova G.. 7
1.3.1 Hệ thống cung cấp điện. 7
1.3.2 Hệ thống đánh lửa. 7
1.3.3 Hệ thống cung cấp nhiên liệu. 8
1.4 Phạm vi nghiên cứu. 8
1.5 Mục đích, ý nghĩa đề tài 9
CHƯƠNG 2: CƠ SƠ LÝ THUYẾT......... 10
2.1 Hệ thống cung cấp điện. 10
2.1.1.Nhiệm vụ. 10
2.1.2. Yêu cầu. 10
2.1.3.Các thiết bị chính. 10
2.2. Hệ thống đánh lửa... 14
2.2.1. Nhiệm vụ. 14
2.2.2. Yêu cầu. 14
2.2.3. Phân loại 15
2.2.4. Các thiết bị chính. 15
2.3. Hệ thống cung cấp nhiên liệu......... 15
2.3.1. Nhiệm vụ. 15
2.3.2. Yêu cầu. 16
2.3.3. Các thiết bị chính. 16
CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG CƠ TRÊN XE TOYOTA INNOVA G 18
3.1. Hệ thống cung cấp điện. 18
3.1.1. Ắc qui 18
3.1.2. Máy phát điện. 19
3.2. Hệ thống cảm biến và tín hiệu đầu vào.................... 22
3.2.1. Cảm biến lưu lượng khí nạp.................. 22
3.2.2. Cảm biến nhiệt độ nước, cảm biến nhiệt độ khí nạp......................... 25
3.2.3. Cảm biến vị trí bướm ga.............. 28
3.2.4. Cảm biến tốc độ bánh xe....................... 29
3.2.5. Cảm biến oxy................................ 31
3.2.6. Cảm biến vị trí trục cam và cảm biến tốc độ động cơ....................... 33
3.2.7. Các tín hiệu khác.............................................................................. 35
3.2.8. Cảm biến kích nổ............................................................................. 38
3.2.9. Bộ giảm rung động........................................................................... 39
3.2.10. Bộ ổn định áp suất......................................................................... 40
3.3. Bộ điều khiển điện tử (ECU) 41
3.3.1. Mạch giao tiếp ngõ vào.................................................................... 41
3.2.2. Giao tiếp ngõ ra. 43
3.4. Hệ thống đánh lửa.................................................................................... 44
3.4.1. Cấu tạo bugi và IC........................................................................... 45
3.5. Hệ thống cung cấp nhiên liệu................................................................... 45
3.5.1. Bơm xăng......................................................................................... 45
3.5.2. Kim phun......................................................................................... 47
CHƯƠNG 4: HƯ HỎNG VÀ BẢO DƯỠNG TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG CƠ................ 50
4.1. Hệ thống cung cấp điện. 50
4.1.1. Ắc qui 50
4.1.2. Các hư hỏng của máy phát điện. 52
4.2. Hệ thống cảm biến và tín hiệu đầu vào. 53
4.3. Hệ thống đánh lửa.................................................................................... 57
4.4. Hệ thống cung cấp nhiên liệu................................................................... 57
4.4.1. Bơm xăng......................................................................................... 57
4.4.2. Kiểm tra lưu lượng phun.................................................................. 60
KẾT LUẬN.................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 63
LỜI NÓI ĐẦU
Những năm gần đây ngành công nghiệp ôtô phát triển hết sức nhanh chóng, trong đó điện ôtô được coi là khâu đột phá mũi nhọn. Trên những ôtô hiện đại, điện, điện tử và kỹ thuật số đã được ứng dụng hầu khắp trong mọi hệ thống, mọi bộ phận. Kể từ những năm 90 của thế kỷ trước các nhà sản xuất đã loại bỏ bộ chế hòa khí trong hệ thống cung cấp nhiên liệu để thay thế bằng hệ thống phun xăng điện tử có tính ưu việt hơn hẳn. Hàng loạt các linh kiện bán dẫn, thiết bị điện tử được trang bị trên động cơ ô tô nhằm mục đích giúp tăng công suất động cơ, giảm được suất tiêu hao nhiên liệu và đặc biệt là ô nhiễm môi trường do khí thải tạo ra là rất nhỏ… Và hàng loạt các ưu điểm khác mà động cơ đốt trong hiện đại đã đem lại cho công nghệ chế tạo ô tô hiện nay. Đặc biệt là hệ thống điện động cơ trên xe ô tô ngày càng phát triển mạnh mẽ và là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm cho xe ô tô ngày càng hiện đại và tiện nghi thích ứng với nhu cầu ngày càng cao của thế giới. Vai trò của điện và điện tử trên ôtô là to lớn như vậy nhưng việc nắm bắt kiến thức kịp thời để khai thác có hiệu quả và sửa chữa hỏng hóc của chúng hiện nay gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là hệ thống điện trên các xe đời mới.
Đây cũng là lý do tôi chọn đề tài “Khai thác hệ thống điện động cơ trên Toyota Innova G” với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về hệ thống điện động cơ trên ô tô để phục vụ cho quá trình công tác sau này.
Do kiến thức còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều, tài liệu tham kháo còn ít nên đồ án tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý thầy giáo thông cảm.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo: Ths………….. người đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành đồ án.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về xe Toyota Innova
Innova là sản phẩm của dòng xe đa công dụng hiện đại mang tính toàn cầu (IMV) đầu tiên được giới thiệu tại Việt Nam. Innova là chữ viết tắt của từ Innovative, có nghĩa là đổi mới, hiện đại và sáng tạo. Hơn thế nữa, Innova là thế hệ mới của dòng xe đa công dụng (MPV) của Toyota và chắc chắn nó sẽ làm thay đổi suy nghĩ của mọi người về chiếc xe MPV truyền thống.
Innova là một trong 5 loại xe thuộc Dự án IMV toàn cầu của Toyota với mục đích sản xuất xe bán tải pick-up và dòng xe đa công dụng với chất lượng toàn cầu để giới thiệu tại hơn 140 nước trên thế giới.
1.2.Thông số kỹ thuật
- Chiều dài toàn bộ : 4555 mm
- Chiều rộng toàn bộ : 1770 mm
- Chiều cao toàn bộ : 1745 mm
Thông số kỹ thuật xe Toyota Innova G như bảng 1.b.
1.3. Tổng quan về hệ thống điện động cơ trên xe Toyota Innova G
1.3.1. Hệ thống cung cấp điện
Xe được trang bị rất nhiều thiết bị điện để điều khiển xe được an toàn và thuận tiện. Xe cần sử dụng điện không chỉ khi đang chạy mà cả khi dừng.
1.3.2. Hệ thống đánh lửa
Hệ thống đánh lửa được điều khiển bằng điện tử ECU đánh lửa trực tiếp. Mỗi xylanh có một bugi loại đầu dài và một cuộn dây đánh lửa được điều khiển bằng mạch bán dẫn dùng transitor.
1.3.3. Hệ thống cung cấp nhiên liệu
Hệ thống nhiên liệu trên xe Innova G sử dụng mỗi kim phun cho mỗi xilanh được nối với một mạch cung cấp nhiên liệu riêng.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và học tập trong thời gian ngắn nên đề tài chỉ nghiên cứu ở phạm vi “Khai thác hệ thống điện động cơ trên xe Toyota Innova G” mà không đề cập đến các hệ thống điện khác trên xe Toyota Innova G và các hệ thống điện trên các xe ôtô khác.
1.5. Mục đích, ý nghĩa vấn đề nghiên cứu
Trong những năm gần đây, công nghệ ô tô đã phát triển với tốc độ chóng mặt. Hệ thống điện động cơ và điều khiển động cơ đã có sự thay đổi vượt bậc, nhằm tăng công suất động cơ, giảm tiêu hao nhiên liệu, tăng tiện nghi và an toàn, giảm độ độc hại của khí thải, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và các tiêu chuẩn phát thải ngày càng khắt khe.
Vì vậy Tôi đã chọn đề tài “Khai thác hệ thống điện động cơ xe Toyota Innova G” để nghiên cứu nhằm hiểu rõ kết cấu và chi tiết, khai thác và bảo dưỡng và làm tài liệu tham khảo sau này.
Chương 2
CƠ SƠ LÝ THUYẾT
2.1. Hệ thống cung cấp điện
2.1.1. Nhiệm vụ
Cung cấp điện cho các thiết bị điện khi động cơ không làm việc, sử dụng một chiều gọi là ắc qui. Nạp điện cho ắc qui và cung cấp điện cho tất cả các phụ tải là nhiệm vụ của máy phát điện.
2.1.2. Yêu cầu
Máy phát điện phải luôn đảm bảo tạo ra một hiệu điện thế ổn định trong mọi chế độ làm của phụ tải điện. Máy phát điện có cấu trúc nhỏ gọn, trọng lượng nhỏ, giá thành thấp và tuổi thọ cao.
2.1.3.Các thiết bị chính
Bao gồm các thiết bị sau: Ắc qui , máy phát điện, bộ điều chỉnh điện (đặt trong máy phát), Đèn báo xạc, công tắc máy.
2.1.3.1. Ắc qui
Trên ôtô ngày nay sử dụng hai loại ắc qui để khởi động: ắc qui axit và ắc qui kiềm.
a) Ắc qui axit :
- Cấu tạo
Ắc qui axit bao gồm vỏ bình, có các ngăn riêng, thường là ba ngăn hoặc 6 ngăn tùy theo loại ắc qui 6V hay 12V.
bản cực quá 10 ¸ 15 mm.
Vỏ ắc qui được chế tạo bằng các loại nhựa ebônit hoặc cao su cứng, có độ bền và khả năng chịu được axit cao. Bên trong vỏ được ngăn thành các khoang riêng biệt, ở đáy có sống đỡ khối bản cực tạo thành khoảng trống (giữa đáy bình và khối bản cực) nhằm chống việc chập mạch do chất tác dụng rơi xuống đáy trong quá trình sử dụng.
b) Ắc qui kiềm
Ắc qui kiềm có nhiều loại: ắc qui sắt - niken (Fe - Ni), ắc qui cađimi - niken (Cd -Ni ) và ắc qui bạc - kẽm (Ag - Zn).
d) Ắc qui Cađimi - Niken
Loại ắc qui này chỉ khác loại ắc qui sắt - niken về thành phần hóa học của chất tác dụng ở bản cực âm, còn cấu tạo và quá trình hóa học của ắc qui cađimi - niken tương tự như ắc qui sắt - niken.
2.1.3.2. Máy phát điện
Trong hệ thống điện ôtô hiện nay thường sử dụng ba loại máy phát điện xoay chiều sau:
- Máy phát điện xoay chiều kích thích bằng nam châm vĩnh cửu, thường được sử dụng trên các xe gắn máy.
- Máy phát điện xoay chiều kích thích bằng điện từ có vòng tiếp điện, sử dụng trên các ôtô.
2.2. Hệ thống đánh lửa
2.2.1. Nhiệm vụ
Hệ thống đánh lửa trên động cơ tạo ra tia lửa điện phù hợp đúng thời điểm để đốt cháy hòa khí. Không ảnh hưởng đến công suất động cơ và động cơ đạt được công suất tốt nhất.
2.2.2. Yêu cầu
Một hệ thống đánh lửa tốt phải đảm bảo các yêu cầu sau :
- Tia lửa trên bugi phải đủ năng lượng và thời gian phóng để sự cháy bắt đầu.
- Góc đánh lửa sớm phải phù hợp, phải đúng trong mọi chế độ làm việc của động cơ.
2.2.4. Các thiết bị chính
Bao gồm các thiết bị sau: Nguồn điện, khóa điện, điện trở phụ và bugi. Hệ thống đánh lửa kiểu điện tử có hộp đánh lửa điện tử, bộ cảm biến vv...
2.3. Hệ thống cung cấp nhiên liệu
2.3.1. Nhiệm vụ
Cung cấp đủ nhiên liệu và đúng thời gian nhất định trong mỗi chế độ làm việc của động cơ.
2.3.2. Yêu cầu
- Đảm bảo lượng khí thải tốt hơn và tiết kiệm nhiên liệu của xe.
- Đảm bảo hành trình của xe là tốt nhất.
Chương 3
HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG CƠ TRÊN XE TOYOTA INNOVA G
3.1. Hệ thống cung cấp điện
3.1.1. Ắc qui
Để cung cấp điện cho các vật dụng điện khi động cơ không làm việc, người ta sử dụng nguồn điện hóa học một chiều gọi là ắc qui. Trong ắc qui, hóa năng biến thành điện năng.
Theo tính chất dung dịch điện phân, ắc qui nước được chia ra các loại:
- Ắc quy axít: dung dich điện phân là axít H2SO4
3.1.2. Máy phát điện
Máy phát là nguồn điện chính trên ô tô, nó có nhiệm vụ:
- Cung cấp điện cho tất cả các phụ tải.
- Nạp điện cho ắc qui.
* Cấu tạo máy phát điện xoay chiều:
Cấu tạo của máy phát điện xoay chiều kích thích kiểu điện từ loại có vòng tiếp điện gồm những bộ phận chính là: rôto, stato, puli....
Stato: Là khối thép từ ghép từ các lá thép điện kỹ thuật, phía trong có xẻ rãnh phân bố đều để đặt cuộn dây phần ứng.
a) Bộ chỉnh lưu
Khi điều chỉnh điện áp và cường độ dòng điện của máy phát trong các hệ thống cung cấp điện, đối tượng điều chỉnh là máy phát và ắc qui. Hoạt động đồng thời của máy phát cùng ắc qui xảy ra khi có sự thay đổi vận tốc quay của phần ứng (rotor) của máy phát, của tải và của nhiệt độ trong phạm vi rộng.
* Sơ đồ hệ thống nạp trên xe Innova G:
3.2 Hệ thống cảm biến và tín hiệu đầu vào
3.2.1. Cảm biến lưu lượng khí nạp
Để xác định lượng khí nạp (lượng gió) đi vào xylanh trong L-Jetronic, người ta sử dụng các loại cảm biến khác nhau, nhưng ta có thể phân làm 2 kiểu: đo lưu lượng với thể tích dòng khí (cánh trượt, Karman …)
a) Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
* Nguyên lý hoạt động:
Dòng điện chạy vào dây sấy làm cho nó nóng lên. Khi không khí chạy qua, dây sấy được làm nguội tương ứng với khối lượng không khí nạp, bằng cách điều chỉnh dòng điện chạy vào dây sấy này để giữ cho nhiệt độ dây sấy không đôi...
b) Mạch cảm biến đo lưu lượng khí nạp
Cảm biến lưu lượng khí nạp có một dây sấy được ghép vào mạch cầu. Mạch cầu này có đặc tính là các điện thế tại điểm A và B bằng nhau khi tích của điện trở theo đường chéo bằng nhau (Ra + R3)*R1 =Rh*R2.
Trong hệ thống này nhiệt độ của dây sấy (Rh) được duy trì liên tục ở nhiệt độ không đổi cao hơn nhiệt độ của không khí nạp, bằng cách sử dụng nhiệt điện trở (Ra). Do đó có thể đo được khối lượng khí nạp một cách chính xác mặc dù nhiệt độ khí nạp thay đổi, ECU động cơ không cần phải hiệu chỉnh thời gian phun nhiên liệu đối với nhiệt độ không khí nạp.
3.2.2. Cảm biến nhiệt độ nước, cảm biến nhiệt độ khí nạp
a) Cảm biến nhiệt độ nước
Dùng để xác định nhiệt độ động cơ, có cấu tạo là một điện trở nhiệt
* Nguyên lý làm việc:
Điện trở nhiệt là một phần tử cảm nhận thay đổi điện trở theo nhiệt độ. Nó được làm bằng vật liệu bán dẫn nên có hệ số nhiệt điện trở âm (NTC –negative temperature co-efficient).
* Cấu tạo:
Thường là trụ rỗng có ren ngoài, bên trong có gắn một điện trở dạng bán dẫn có hệ số nhiệt điện trở âm.
Cảm biến nhiệt độ khí nạp:
Cảm biến nhiệt độ khí nạp dùng để xác định nhiệt độ khí nạp. Cũng giống như cảm biến nhiệt độ nước, nó gồm có một điện trở được gắn trong bộ đo gió hoặc trên đường ống nạp.
3.2.3. Cảm biến vị trí bướm ga
Cảm biến vị trí cánh bướm ga được lắp ở trên trục cánh bướm ga. Cảm biến này đóng vai trò chuyển vị trí góc mở cánh bướm ga thành tín hiệu điện thế gởi đến ECU.
Tín hiệu cầm chừng (IDL) dùng để điều khiển phun nhiên liệu khi tăng tốc và giảm tốc cũng như hiệu chỉnh thời điểm đánh lửa. Trên một số xe, cảm biến vị trí bướm ga còn giúp ECU điều khiển hộp số tự động.
* Cảm biến vị trí cánh bướm ga loại biến trở:
Loại này có cấu tạo gồm hai con trượt, ở đầu mỗi con trượt được thiết kế có các tiếp điểm cho tín hiệu cầm chừng và tín hiệu góc mở cánh bướm ga.
Một điện áp không đổi 5V từ ECU cung cấp đến cực VC. Khi cánh bướm ga mở, con trượt trượt dọc theo điện trở và tạo ra điện áp tăng dần ở cực VTA tương ứng với góc mở cánh bướm ga. Khi cánh bướm ga đóng hoàn toàn, tiếp điểm cầm chừng nối cực IDL với cực E2.
3.2.4. Cảm biến tốc độ xe
Là 4 cảm biến riêng biệt cho từng bánh xe, nhận và truyền tín hiệu tốc độ của bánh xe về cho khối điều khiển điện tử ECU.
Cảm biến tốc độ bánh xe dùng để đo vận tốc góc của bánh xe và gửi về ECU dưới dạng các tín hiệu điện.
3.2.5. Cảm biến oxy
Để chống ô nhiễm, trên các xe được trang bị bộ hóa khử (TWC - three way catalyst). Bộ hóa khử sẽ hoạt động với hiệu suất cao nhất ở tỉ lệ hòa khí lý tưởng tức l = 1.
- Chế tạo từ dioxide zirconium (ZrO2).
- Chế tạo từ dioxide titanium (TiO2)
a) Cảm biến oxy với thành phần Zirconium
Cảm biến oxy trên innova G là Cảm biến với thành phần Zirconium
* Nguyên lý hoạt động:
Loại này được chế tạo chủ yếu từ chất zirconium dioxide (ZrO2) có tính chất hấp thụ những ion oxy âm tính. Thực chất, cảm biến oxy loại này là một pin điện có sức điện động phụ thuộc vào nồng độ oxy trong khí thải với ZrO2 là chất điện phân. Mặt trong ZrO2 tiếp xúc với không khí, mặt ngoài tiếp xúc với oxy trong khí thải. Ở mỗi mặt của ZrO2 được phủ một lớp điện cực bằng platin để dẫn điện.
* Cấu tạo:
Thân cảm biến được giữ trong một chân có ren, bao ngoài một ống bảo vệ và được nối với các đầu dây điện.
3.2.7. Các tín hiệu khác
a) Tín hiệu khởi động
Khi khởi động động cơ, một tín hiệu từ máy khởi động được gởi về ECU để tăng thêm lượng xăng phun trong suốt quá trình khởi động.
b) Tín hiệu công tắc máy lạnh
Khi bật công tắc máy lạnh, để tốc độ cầm chừng ổn định phải gởi tín hiệu báo về ECU nhằm điều khiển thời điểm đánh lửa và tốc độ cầm chừng.
d) Công tắc tăng tốc
Công tắc tăng tốc được gắn trên sàn xe ngay dưới bàn đạp ga. Trước khi cánh bướm ga mở hoàn toàn, công tắc tăng tốc được tiếp xúc với bàn đạp và chuyển sang vị trí đóng, đồng thời gởi tín hiệu về ECU điều khiển phun thêm xăng.
f) Công tắc ly hợp
Công tắc ly hợp được đặt dưới bàn đạp ly hợp. Khi gài số nhấn bàn đạp ly hợp, lúc này công tắc ly hợp được tiếp xúc với bàn đạp ly hợp và chuyển sang vị trí đóng đồng thời gởi tín hiệu về ECU điều khiển cắt nhiên liệu và giảm tốc độ động cơ để ly hợp được đóng mở dễ dàng.
3.2.8. Cảm biến kích nổ
Khi sử dụng xăng có chỉ số octane quá thấp hoặc vì nguyên nhân nào đó động cơ quá nóng, sẽ xảy ra hiện tượng kích nổ trong xylanh. Hiện tượng kích nổ xảy ra thường xuyên sẽ rất nguy hiểm, gây hư hỏng và làm giảm tuổi thọ động cơ. Khi có hiện tượng kích nổ xảy ra, ECU sẽ điều khiển giảm góc đánh lửa sớm để tránh hiện tượng kích nổ.
3.2.9. Bộ giảm rung động
Áp suất nhiên liệu được duy trì ở 2,55 - 2,9 kgf/cm2 tùy theo độ chân không trên đường ống nạp bằng điều áp. Tuy nhiên, vẫn có sự dao động trên đường ống do quá trình phun nhiên liệu không liên tục. Bộ giảm rung động có tác dụng hấp thụ các dao động này bằng một lớp màng.
3.3. Bộ điều khiển điện tử (ECU)
Hệ thống điều khiển động cơ theo chương trình bao gồm các cảm biến kiểm soát liên tục tình trạng hoạt động của động cơ, một bộ ECU tiếp nhận tín hiệu từ cảm biến, xử lý tín hiệu và đưa ra tín hiệu điều khiển đến cơ cấu chấp hành. Cơ cấu chấp hành luôn bảo đảm thừa lệnh ECU và đáp ứng các tín hiệu phản hồi từ các cảm biến.
3.3.1. Mạch giao tiếp ngõ vào
a) Bộ chuyển đổi A/D (analog to digital converter) Dùng để chuyển các tín hiệu tương tự từ đầu vào với sự thay đổi điện áp trên ác cảm biến nhiệt độ, bộ đo gió, cảm biến bướm ga…
c) Bộ nhớ trung gian
Dùng để chuyển tín hiệu xoay chiều thành tín hiệu sóng vuông dạng số, nó không giữ lượng đếm như trong bộ đếm. Bộ phận chính là một transistor sẽ đóng mở theo cực tính của tín hiệu xoay chiều.
3.3.2. Giao tiếp ngõ ra
Tín hiệu điều khiển từ bộ vi xử lý sẽ đưa đến các transistor công suất điều khiển relay, solenoid, motor…Các transistor này có thể được bố trí bên trong hoặc bên ngoài ECU.
3.4. Hệ thống đánh lửa
Hệ thống đánh lửa phân thành 2 loại:
- Hệ thống đánh lửa có bộ chia điện
- Hệ thống đánh lửa theo chương trình không có bộ chia điện
Đối với xe Toyota Innova G hệ thống đánh lửa được điều khiển bằng điện tử ECU đánh lửa trực tiếp. Mỗi xylanh có một bugi loại đầu dài và một cuộn dây đánh lửa được điều khiển bằng mạch bán dẫn dùng transitor.
3.4.1. Cấu tạo bu gi và Ic
3.5. Hệ thống cung cấp nhiên liệu
3.5.1. Bơm xăng
Xe Toyota Innova G sử dụng bơm xăng loại cánh gạt. Loại bơm này thường được đặt trong thùng xăng.
3.5.2. Kim phun
a) Cấu tạo
b) Mạch điều khiển vòi phun
Hiện có 2 loại vòi phun, loại có điện trở thấp l,5-3 Ω và loại có điện trở cao l3,8Ω, nhưng mạch điện của hai loại vòi phun này về cơ bản là giống nhau. Điện áp ắc quy được cung cấp trực tiếp đến các vòi phun qua khóa điện. Các vòi phun được mắt song song.
Chương 4
HƯ HỎNG VÀ BẢO DƯỠNG TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG CƠ
4.1. Hệ thống cung cấp điện
4.1.1. Ắc qui
4.1.1.1. Ắc qui tự phóng điện:
- Trong ắc qui hình thành dòng điện cục bộ
- Nước đổ vào ắc qui không phải là nước cất
- Dung dịch điện phân pha chế từ axit sunfuric kỹ thuật
4.1.1.2. Các bản cực bị sunfat hóa:
- Ắc qui để lâu trong tình trạng phóng điện.
- Ắc qui thường xuyên nạp điện thiếu.
- Tỉ trọng dung dịch điện phân thấp hoặc cao
4.1.1.3. Những tấm cực của ắc qui bị hỏng:
- Bắt ắc qui không chặt
- Nhiệt độ dung dịch điện phân quá cao
- Những bản cực của ắc qui bị gẫy
4.1.1.5. Máy khởi động không dẫn động được động cơ nổ:
- Ắc qui bị hết điện vì sử dụng lâu dài lúc đỗ xe.
- Đai kẹp của cọc ắc qui bị lỏng.
- Các cọc và đai kẹp bị oxy hóa.
4.1.2. Các hư hỏng của máy phát điện:
Khi máy phát điện bị trục trặc hoặc hỏng hóc sẽ không đảm bảo việc cung cấp điện bình thường trên xe, đồng thời làm cho ắc quy không nạp điện được bình thường dẫn tới hết điện.
4.2 Hệ thống cảm biến và tín hiệu đầu vào
Hệ thống cảm biến và tín hiệu đầu vào thể hiện như bảng 4.2.
4.3. Hệ thống đánh lửa
Hệ thống đánh lửa hoạt động tốt thì các cụm, chi tiết của hệ thống phải nằm trong phạm vi cho phép của nhà chế tạo. Trường hợp igniter đặt trong bô bin thì hệ thống đánh lửa sẽ gọn hơn. Bô bin của Hãng Toyota có 4 cực: +B, IGF, IGT và E1.
- Kiểm tra bu gi:
Kiểm tra xem bu gi có dùng đúng chủng loại hoặc chủng loại tương đương theo yêu cầu của nhà chế tạo hay không. Nếu không đúng thì thay mới. Dùng dụng cụ chuyên dùng tháo các bu gi ra khỏi động cơ.
- Kiểm tra tín hiệu IGT
Dùng thiết bị kiểm tra xung IGT1 tại tại igniter và khởi động động cơ. Nếu không có tín hiệu IGT1, kiểm tra tín hiệu IGT1 tại ECU.Nếu có thì kiểm tra đường dây từ ECU đến igniter.
4.4. Hệ thống cung cấp nhiên liệu
4.4.1. Bơm xăng
4.4.1.1. Kiểm tra sự hoạt động của bơm nhiên liệu.
Dùng tay kiểm tra sự chuyển động của dòng nhiên liệu ở đường ra của lọc nhiên liệu, bằng cách cho bơm hoạt động nhưng không được khởi động. Nối cực +B với Fp ở đầu kiểm tra và xoay contact máy On…
a) Kiểm tra mạch điện điều khiển bơm nhiên liệu.
Thứ tự các bước kiểm tra bơm xăng:
Đấu dây mạch điện điều khiển bơm nhiên liệu theo các bước sau:
- Bước 1: mạch điện nguồn cung cấp cho ECU.
- Bước 2: Mạch điện điều khiển bơm nhiên liệu.
- Bước 6: Thay đổi số vòng quay của tín hiệu G và Ne, kiểm tra sự thay đổi tốc độ bơm nhiên liệu.
b) Kiểm tra bộ điều áp
Kiểm tra như sau:
- Bước 1: Gá đồng hồ đo áp suất vào hệ thống nhiên liệu.
- Bước 2: Nối tắt cực +B với cực Fp của rơ le bơm.
- Bước 3: Bật công tắc máy về vị trí "ON".
- Bước 7: Kiểm tra áp suất nhiên liệu trong ống phân phối.
4.4.2. Kiểm tra lưu lượng phun.
- Bước 1: Tháo cực âm ắc qui.
- Bước 2: Tháo các kim phun ra khỏi ống phân phối.
- Bước 3: Dùng các dụng cụ chuyên dùng gá kim phun theo hướng dẫn.
- Bước 7: Bật công tắc máy về vị trí "OFF".
KẾT LUẬN
Sau khoảng thời gian nghiên cứu và thực hiện với sự hướng dẫn tận tình của thầy: Ths………….., Tôi đã hoàn thành đề tài nghiên cứu : “Khai thác hệ thống điện động cơ trên xe Toyota INNOVA G”. Do là đề tài nghiên cứu đầu tiên thực hiện nên còn gặp nhiều khó khăn, kinh nghiệm thực hiện còn thiếu, thời gian còn hạn chế và việc tìm hiểu tài liệu chưa sâu rộng. Dù đã cố gắng nhưng không tránh khỏi những sai sót, mong được sự thông cảm từ các thầy giáo trong bộ môn cũng như trong khoa. Tôi hy vọng sau khi đề tài được hoàn thiện nó sẽ trở thành một nguồn kiến thức tài liệu thực hành phục vụ cho việc sử dụng và khai thác hệ thống điện động cơ trên xe Toyota Innova G.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo: Ths………….., đã tận tình hướng dẫn và sự giúp đỡ của các thầy giáo trong khoa ô tô giúp tôi hoàn thành đồ án đúng theo yêu cầu và đúng tiến độ.
TP Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20…
Học viên thực hiện
………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. PGS-TS Đỗ Văn Dũng. “Trang bị điện & điện tử trên ô tô hiện đại”. Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. HCM
[2]. Phạm Quốc Thái “Bài giảng môn học Trang bị điện và điện tử trên ô tô”. Đà Nẵng, 2007.
[3]. Công ty ô tô TOYOTA Việt Nam “Tài liệu đào tạo giai đoạn 2 - HỆ THỐNG NẠP”, 1998.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"