ĐỒ ÁN KHAI THÁC HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE HYUNDAI COUNTY 29 CHỖ, KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA

Mã đồ án OTTN003023912
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 330MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ sơ đồ tổng quát hệ thống phanh trên xe Hyundai county 29 chỗ, bản vẽ kết cấu xylanh phanh chính, bản vẽ kết cấu bầu trợ lực chân không, bản vẽ kết cấu cơ cấu phanh); file word (Bản thuyết minh, nhiệm vụ đồ án, bản trình chiếu bảo vệ Power point…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... KHAI THÁC HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE HYUNDAI COUNTY 29 CHỖ, KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA.

Giá: 1,150,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC........1

LỜI NÓI ĐẦU.. 9

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ CHUNG VỀ XE HYUNDAI COUNTY.. 1

1.1. Giới thiệu chung về xe  Hyundai County. 1

1.2. Đặc điểm của hệ thống phanh dùng trên ô tô Hyundai County. 6

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG PHANH XE HYUNDAI COUNTY   7

2.1. Sơ đồ bố trí chung của hệ thống phanh xe Hyundai County. 7

2.1.1. Sơ đồ bố trí chung và cấu tạo của hệ thống phanh xe Hyundai county. 7

2.2.Phân tích kết cấu các phần tử chính trong hệ thống phanh Hyundai County  9

2.2.1 Cơ cấu phanh. 9

2.2.2. Dẫn động phanh. 14

2.2.2.2. Bộ trợ lực chân không. 18

2.2.2.4. Hệ thống chống bó cứng phanh ABS. 25

CHƯƠNG III. QUY TRÌNH KIỂM TRA,BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THÓNG PHANH   36

3.1. Các hư hỏng và nguyên nhân của hệ thống phanh Huyndai County: 36

3.2.Quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thông phanh Huyndai County: 37

3.2.1. Bảo dưỡng kỹ thuật. 37

3.2.2. Quy trình tháo, lắp ráp cơ cấu phanh thủy lực. 39

3.2.2.1. Tháo, lắp bộ guốc phanh sau: 39

3.2.3. Sửa chữa hệ thống phanh thủy lực. 51

KẾT LUẬN.. 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 58

LỜI NÓI ĐẦU

Trong quá trình phát triển và xây dựng quân đội theo hư­ớng chính quy và hiện đại hoá, nhằm đáp ứng yêu cầu về các nhiệm vụ và vài trò trong bảo vệ tổ quốc thì ngành xe-máy quân đội ngày càng được hiện đại hoá bằng cách trang bị thêm những chủng loại xe mới. Hiện nay, bên cạnh những loại xe truyền thống do Liên Xô (Nga hiện nay) trang bị, chúng ta còn thấy những loại xe khác cũng được sử dụng trong quân đội như­ Nissan, Mitsubishi... và đặc biệt là dòng xe khách Huyndai county.

Xe Huyndai County được sử dụng một cách rộng rãi để vận chuyển người, hàng hóa, đáp ứng nhu cầu đi lại của con người.

Để sử dụng và khai thác xe đúng theo các yêu cầu và quy phạm kỹ thuật nhằm nâng cao tính kinh tế và tuổi thọ xe nói chung và của hệ thống phanh nói riêng cần phải hiểu biết các tính năng, đặc điểm và kết cấu của hệ thống phanh xe Huyndai County cũng như yếu tố quyết định đó là nắm chắc quy trình và tổ chức thực hiện tốt việc bảo dưỡng, sữa chữa xe nói chung và bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phanh trên xe nói riêng. Trên cơ sở các kiến thức cơ bản đó, kết hợp với quy tắc về khai thác sử dụng và bảo d­ưỡng kỹ thuật do nhà máy sản xuất quy định để đề ra những quy tắc, quy phạm sử dụng, bảo d­ưỡng, sửa chữa phù hợp với điều kiện Việt Nam. 

Trải qua thời gian học tập tại trường, với những kiến thức đã được trang bị, cùng với sự giúp đỡ tận tình của các thầy trong Khoa Cơ khí động lực giúp tôi có thêm nhiều tự tin và gắn bó hơn với ngành mình đang theo học. Đồ án tốt nghiệp là môn học cuối cùng của mỗi sinh viên để hoàn thành khóa học, nhận thức được tầm quan trọng đó nên tôi đã chọn đề tài “Khai thác hệ thống phanh trên xe Huyndai county 29 chỗ, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa”. Do thời gian, điều kiện nghiên cứu và trình độ còn nhiều hạn chế nên đồ án tốt nghiệp của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của các quý thầy trong khoa, cùng các bạn học viên cùng lớp.      

Tôi xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU VỀ CHUNG VỀ XE HYUNDAI COUNTY

1.1. Giới thiệu chung về xe  Hyundai County

Xe  Hyundai County là dòng xe được nhập khẩu 100% linh kiện từ nhà máy Hyundai Hàn Quốc theo hình thức CKD, tức là nhập khẩu nguyên khối động cơ, gầm và khung vỏ của xe. Đây là dòng xe được người dùng tin dùng và sử dụng suốt nhiều năm qua với tính hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm nhiên liệu và bền bỉ theo thời gian. Ngoài ra do địa hình khí hậu thời tiết của Việt Nam khác nhiều so với bên Hàn Quốc nên một số chi tiết kĩ thuật được thay đổi để phù hợp với người sử dụng ở Việt Nam.

Cửa hành khách cũng được thiết kế theo 2 dạng để khách hàng lựa chọn cho phù hợp với mục đích sử dụng của xe: Cửa gập tự động thao tác dễ dãng, sử dụng đơn giản thuận lợi cho người lái hoặc kiểu cửa trượt điều khiển bằng điện.

Động cơ Diesel D4DD kim phun điện tử, turbo tăng áp, công suất cực đại 103 Kw tại 2800 (v/p), momen xoắn 372 Nm tại 1400 (v/p), tiêu chuẩn khí thải Euro3 và được đánh khá cao về khả năng tiết kiệm nhiên liệu. Xe sử dụng động cơ diesel bố trí phía trước trước xe, có công thức bánh xe 4x2, cầu sau chủ động. Xe có một cửa khách lên xuống và có 29 ghế khách.

Đặc tính kỹ thuật xe Hyundai County 29 chỗ như bảng 1.1.

1.2. Đặc điểm của hệ thống phanh dùng trên ô tô Hyundai County

Cơ cấu phanh: là bộ phận trực tiếp tạo lực cản và làm việc theo nguyên lý ma sát, kết cấu cơ cấu phanh bao giờ cũng có hai phần chính là: các phần tử ma sát và cơ cấu ép. Cơ cấu phanh gồm có cơ cấu phanh trước và cơ cấu phanh sau: Cơ cấu phanh trước và cơ cấu phanh sau sử dụng phanh tang trống.

Dẫn động phanh: Hệ thống phanh chính dùng trên ô tô Hyundai County sử dụng dẫn động phanh bằng thủy lực, hai dòng dẫn động độc lập.

Như vậy thông qua chương 1 này nhằm giúp cho người đọc nắm được một cách tổng quát các thông số kỹ thuật, đặc tính cơ bản các cụm hệ thống chính đặc điểm của hệ thống phanh dùng trên xe Hyundai County từ đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu, khai thác sử dụng và bảo dưỡng sửa chữa có hiệu quả các hệ thống trên xe nói chung và hệ thống phanh nói riêng.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG PHANH XE HYUNDAI COUNTY

2.1. Sơ đồ bố trí chung của hệ thống phanh xe Hyundai County

2.1.1. Sơ đồ bố trí chung và cấu tạo của hệ thống phanh xe Hyundai county

2.1.1.1. Sơ đồ bố trí

Sơ đồ bố trí hệ thống phanh trên xe hyundai county như hình 2.1.

2.1.1.2. Cấu tạo chung của hệ thống phanh xe Hyundai couty

Hệ thống phanh dẫn động bằng thủy lực  dùng trên các xe huyndai county, dẫn động bằng thuỷ lực có ưu điểm là phanh êm dịu, dễ bố trí, có độ nhạy cao. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là tỷ số truyền của dẫn động dầu không lớn nên không thể tăng lực điều khiển trên cơ cấu phanh. Trong hệ thống phanh dẫn động bằng thuỷ lực trên xe Huyndai County là hệ thống dẫn động thủy lực 2 dòng.

2.2. Phân tích kết cấu các phần tử chính trong hệ thống phanh Hyundai County

2.2.1 Cơ cấu phanh

Cơ cấu phanh của xe Hyundai County trước và sau đều là cơ cấu phanh tang trống

 - Cấu tạo:

Cơ cấu phanh xe Hyundai County là cơ cấu phanh kiểu guốc, có chốt tựa khác phía và lực đẩy lên các guốc phanh như nhau. Cơ cấu phanh này có lực đẩy guốc phanh  như nhau do đường kính pít tông, xi lanh công tác bằng nhau. Cơ cấu phanh trống gồm có trống phanh quay cùng với các bánh xe, các guốc phanh lắp với phần không quay là mâm phanh, trên guốc có lắp các má phanh, một đầu của guốc phanh quay quanh chốt tựa, đầu còn lại tỳ vào piston của xilanh công tác nếu là dẫn động thuỷ lực.

- Các chi tiết  của cơ cấu:

+ Trống phanh: Là chi tiết quay và chịu lực ép của guốc phanh từ trong ra vì vậy trống phanh cần có độ bền cao, ít bị biến dạng, cân bằng tốt và dễ truyền nhiệt. Bề mặt làm việc có độ bóng cao, bề mặt lắp ghép với moay ơ có độ chính xác để định vị và đồng tâm. 

+ Guốc phanh: hầu hết guốc phanh được chế tạo từ thép dập hoặc bằng nhôm, guốc phanh có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau theo độ cong và chiều rộng. Ngoài ra guốc phanh còn có hình dạng gân và cách bố trí các lỗ khác nhau. 

+Má phanh: má phanh được gắn vào guốc phanh bằng cách dán hoặc tán rivê, đối với các xe tải nặng thì má phanh và guốc phanh có thể liên kết bằng bulông.

2.1.2.2: Cơ cấu, dẫn động phanh dừng

- Hệ thống phanh dừng xe HyunDai County dùng để hãm, dừng, giữ xe cố định trong thời gian tùy ý trên địa hình mặt phẳng, dốc…

- Hệ thống phanh dừng hẳn gồm hai phần: Cơ cấu phanh và dẫn động phanh

- Dẫn động phanh dừng

Cần điều khiển trên buồng lái thông qua các đòn và dây cáp dẫn tới cơ cấu phanh đặt tại bánh xe, các cơ cấu điều khiển từ phanh tay đặt trong cơ cấu phanh nhận chuyển dịch nhờ dây cáp lồng vào cơ cấu phanh.

Khi nhả phanh: Người lái nhả cá hãm cần kéo phanh tay, các chi tiết lại trở lại vị trí chưa phanh nhờ các lò xo hồi vị, lò xo kéo má phanh, do đó xe không bị phanh nữa.

2.2.2. Dẫn động phanh

Dẫn động phanh : có nhiệm vụ là nhận lực tác dụng của người lái vào bàn đạp phanh, truyền lực qua các cơ cấu đến xi lanh chính, nén ép và tạo áp suất cao cho dầu truyền đến xi lanh phanh bánh xe, tạo ra lực tác dụng vào các má phanh, guốc phanh để thực hiện quá trình phanh xe.

2.2.2.1. Xi lanh phanh chính.

Nhiệm vụ: Xi lanh phanh chính là một cơ cấu chuyển đổi lực tác dụng của bàn đạp phanh thành áp suất thủy lực. Xi lanh chính có hai buồng chứa hai pít tông tạo ra áp suất thủy lực trong đường ống phanh của hai nhánh trong hệ thống.

Các chế độ làm việc của xi lanh chính

+ Khi không đạp phanh (hình 2.10): Cúp pen của pít tông số 1 và số 2 nằm giữa cửa vào và cửa bù làm cho xi lanh và bình dầu thông nhau. Pít tông số 2 bị lực của lo xo hồi vị 2 đẩy sang phải, nhưng không thể chuyển động hơn nữa do có bu lông hãm

+ Khi nhả bàn đạp (hình 2.12) : các pít tông bị áp suất dầu và lực lo xo hồi vị đẩy về vị trí ban đầu. Tuy nhiên do dầu không chảy từ xi lanh bánh xe về ngay lập tức, nên áp suất dầu trong xi lanh chính giảm nhanh trong một thời gian ngắn. Kết quả là dầu trong bình chứa sẽ chảy vào xi lanh qua cửa vào và nhiều lỗ ở đỉnh pít tông và quanh chu vi của cúp pen pít tông.

2.2.2.2. Bộ trợ lực chân không

Bộ trợ lực phanh là một cơ cấu sử dụng độ chênh lệch giữa chân không của động cơ và áp suất khí quyển để tạo ra một lực mạnh tỷ lệ thuận với lực ấn của bàn đạp để điều khiển các phanh.

- Nguyên lý hoạt động.

+ Khi không tác động phanh

Van không khí được nối với cần điều khiển van và bị lò xo hồi của van không khí kéo về bên phải. Van điều chỉnh bị đẩy sang trái bởi lò xo van điều chỉnh. Điều này làm cho van không khí tiếp xúc với van điều chỉnh. Do đó, không khí bên ngoài sau khi đi qua lọc khí bị chặn lại không vào được buồng áp suất thay đổi.

 +Trạng thái giữ phanh: Nếu giữ bàn đạp phanh ở một vị trí nhất định , cần điều khiển van và van không khí ngừng dịch chuyển nhưng pít tông vẫn tiếp tục di chuyển sang bên trái do độ chênh áp suất. Lò xo van điều khiển làm cho van này vẫn tiếp xúc với van chân không, nhưng nó dịch chuyển theo pít tông. Vì van điều khiển dịch chuyển sang bên trái và tiếp xúc với van không khí, không khí bên ngoài bị chặn không vào được buồng áp suất biến đổi, nên áp suát trong buồng áp suất biến đổi vẫn ổn định. 

+ Trợ lực tối đa:

Nếu đạp bàn đạp phanh xuống hết mức, van không khí sẽ dịch chuyển hoàn toàn ra khỏi van điều khiển, buồng áp suất thay đổi được nạp đầy không khí từ bên ngoài, và độ chênh áp suất giữa buồng áp suất không đổi và buồng áp suất thay đổi là lớn nhất. 

2.2.2.3. Bộ điều hòa lực phanh

- Điều kiện phanh xe tối ưu và cơ sở lý thuyết của điều  hòa lực phanh

Chức năng của hệ thống phanh là để giảm tốc độ hay dừng hẳn xe bằng cách sử dụng hai loại lực cản. Loại thứ nhất là lực cản giữa má phanh và trống phanh (hoặc đĩa phanh); và loại thứ hai là lực cản giữa lốp và mặt đường.

- Cấu tạo:

Bộ điều hòa theo tải trọng lắp trên dầm cầu sau ô tô, gồm có: thanh đàn hồi lắp nối với nhíp xe (hoặc dầm cầu), vỏ bộ điều hòa có pít tông van dạng tán nấm chịu áp lực dầu, lò xo, các vòng đệm kín và các lỗ dầu thông với xi lanh chính và xi lanh bánh xe.

- Nguyên lý làm việc bộ điều hòa lực phanh theo tải trọng (LSPV)

+ Khi không phanh: lò xo đẩy piston van đi lên mở thông đường dầu áp suất nhỏ giữa khoang dưới và khoang trên.

+ Khi phanh: Khi phanh làm tăng áp suất dầu (2-3 MPa) đẩy pít tông đi xuống, do cấu tạo của diện tích pít tông có nhiều bề mặt diện tích chịu áp suất khác nhau, đóng đường dầu ra bánh xe sau. Nếu tiếp tục tăng cường độ phanh, áp suất dầu phía dưới pít tông tăng lên và mở thông đường dầu lên bánh xe sau. 

-  ABS với hỗ trợ khi phanh (BA)

Đôi khi những người chưa quen lái xe hoặc những người dễ hốt hoảng mặc dù đã quen lái xe không đạp bàn đạp phanh đủ mạnh trong khi phanh khẩn cấp để tận dụng tính năng của hệ thống phanh.

Nói chung BA kết hợp với ABS thành một hệ thống hoàn thiện. Độ khuếch đại lực phanh do BA gần như ngay lập tức đẩy lực phanh đạt tới mức tối đa nên nguy cơ bị bó cứng phanh và xe bị rê bánh rất cao. Lúc này tính năng chống bó cứng phanh của ABS kịp thời phát huy tác dụng, đảm bảo sự tối ưu khi phanh gấp ngay cả trên những mặt đường trơn trượt.

CHƯƠNG III. QUY TRÌNH KIỂM TRA,BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THÓNG PHANH

3.1. Các hư hỏng và nguyên nhân của hệ thống phanh Huyndai County:

Các hư hỏng và nguyên nhân của hệ thống phanh Huyndai County như bảng 3.1.

3.2.Quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thông phanh Huyndai County:

3.2.1. Bảo dưỡng kỹ thuật.

Bảo dưỡng kỹ thuật như bảng 3.2.

3.2.2. Quy trình tháo, lắp ráp cơ cấu phanh thủy lực.

3.2.2.1. Tháo, lắp bộ guốc phanh sau.

Tháo, lắp bộ guốc phanh sau như bảng 3.3.

3.2.2.2. Tháo, lắp bộ guốc phanh trước.

Tháo, lắp bộ guốc phanh trước như bảng 3.4.

3.2.3. Sửa chữa hệ thống phanh thủy lực.

Sửa chữa hệ thống phanh thủy lực như bảng 3.5.

KẾT LUẬN

Sau thời gian làm đồ án với đề tài “Khai thác hệ thống phanh trên xe Huyndai county 29 chỗ, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa” đến nay đồ án của tôi đã cơ bản hoàn thành. Qua quá trình thực hiện đồ án tôi đã giới thiệu được một cách khái quát những vấn đề cơ bản về hệ thống phanh đang được sử dụng hiện nay mà cụ thể là hệ thống phanh xe Hyundai County. Qua phân tích kết cấu các phần tử của hệ thống phanh trên xe Hyundai County như xilanh chính, bộ điều hòa lực phanh hay hệ thống ABS, ứng dụng phần mền Trucksim trong mô phỏng động lực phanh của xe…. Từ những nội dung ở kết cấu từ đó đưa ra các chỉ tiêu cụ thể cho quá trình phanh làm cơ sở cho việc bảo dưỡng sữa chữa nâng cao khả năng sử dụng của xe hơn.

Để hoàn thành được đồ án này trước hết tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy trong Khoa Cơ khí động lực đã hướng dẫn chỉ bảo tôi từ kiến thức cơ sở đến kiến thức chuyên ngành. Tôi chân thành cảm ơn sâu sắc thầy TS ……………… đã tận tình, chỉ bảo giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đồ án này. Do thời gian có hạn, kiến thức và tài liệu tham khảo còn nhiều hạn chế cũng như thiếu những kinh nghiệm thực tiễn cho nên đồ án không tránh khỏi sai sót. Tôi rất mong các thầy cô góp ý để đồ án tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

                                                                                                                           TP Vinh, ngày … tháng … năm 20

                                                                                                                            sinh viên thực hiện

                                                                                                                              ……………..

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Hữu Cẩn, Dư Quốc Thịnh, Phạm Minh Thái, Nguyễn Văn Tài và Lê Thị Vàng. “Lý thuyết ô tô máy kéo”. Hà Nội: NXB Khoa học kỹ thuật; 1996.

[2]. Nguyễn Hửu Cẩn, Trần Đình Kiên. “Thiết kế và tính toán ô tô máy kéo tập III”. Hà Nội: NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp; 1985.

[3]. Phan Minh Đức. “Bài giảng môn học lý thuyết ô tô”. Đà Nẵng; 2007.

[4]. Nguyễn Trọng Hiệp, Nguyễn Văn Lẫm. “Thiết kế chi tiết máy”. Hà Nội: NXB Giáo dục; 2004.

[5]. Trần Thanh Hải Tùng, Nguyễn Lê Châu Thành (2005). “ Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô”. Đà Nẵng: Đại học bách khoa.

[6]. Nguyễn Hoàng Việt “Kết cấu và tính toán ô tô”. Đà Nẵng: Trường Đại học bách khoa; 2007.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"