ĐỒ ÁN KHAI THÁC HỆ THỐNG TREO XE MTO-AC2M1

Mã đồ án OTTN003021674
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 350MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ bố trí chung xe MTO-AC2M1, bản vẽ kết cấu hệ thống treo trước xe MTO-AC2M1, bản vẽ kết cấu hệ thống giảm chân thủy lực xe MTO-AC2M1, bản vẽ kết cấu hệ thống treo sau xe MTO-AC2M1, bản vẽ kết quả khảo sát tính toán); file word (Bản thuyết minh, nhiệm vụ đồ án, bìa đồ án, chương trình khảo sát…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... KHAI THÁC HỆ THỐNG TREO XE MTO-AC2M1.

Giá: 1,150,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU..............................................................1

MỤC LỤC...................................................................................2

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ XE CÔNG TRÌNH MTO –AC2M1........ 3

1.1. Giới thiệu chung về tổ hợp S300..............................................   3

1.2. Giới thiệu chung về xe  MTO – AC2M1..................................... 4

1.2.1. Công dụng cấu tạo và hoạt động của xe............................... 4

1.2.2. Tính năng, chiến kỹ thuật xe MTO –AC2M1.................... 10

Chương 2: PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG TREO MTO-AC2M1....12

2.1. Khái quát về hệ thống treo ô tô................................................ 12

2.1.1. Yêu cầu hệ thống treo........................................................ 13

2.1.2. Kết cấu hệ thống treo......................................................... 14

2.2. Phân tích kết cấu hệ thống treo xe MTO-AC2M1..................... 17

2.2.1. Hệ thống treo trước ........................................................... 17

2.2.2. Hệ thống treo sau............................................................... 23

Chương 3: TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG TREO XE MTO-AC2M1....27

3.1. Khái niệm cơ bản về dao động ô tô........................................... 27

3.1.1. Hệ dao động ô tô................................................................ 27

3.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá dao động ôtô ................................... 28

3.1.3. Mô hình dao động.............................................................. 37

3.2. Kiểm nghiệm dao động xe MTO-AC2M1................................. 41

3.2.1. Thiết lập phương trình dao động trong mặt phẳng dọc...... 41

3.2.2. Thiết lập phương trình dao động trong mặt phẳng ngang.. 49

3.2.3.  Khảo sát dao động trong mặt phẳng dọc theo tần số ....... 53

3.2.4.  Một số kết quả kiểm nghiệm dao động............................. 57

3.3. Kiểm nghiệm bền cho nhíp sau................................................. 65

3.3.1.  Tổng quan về phương pháp phần tử hữu hạn.  ................ 65

3.3.2.  Kết quả tính bền tĩnh cho bộ nhíp..................................... 71

Chương 4:  SỬA CHỮA HỆ THỐNG TREO XE MTO-AC2M1 ....... 79

4.1. Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống treo............................................ 79

4.2. Quy trình sửa chữa các cụm trong hệ thống treo MTO-AC2M1 81

4.2.1. Quy trình sửa chữa nhíp xe................................................ 81

4.2.2. Quy trình sửa chữa giảm chấn............................................ 85

4.2.3. Quy trình sửa chữa giằng cầu............................................. 91

KẾT LUẬN.......................................................................................... 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... 96

PHỤ LỤC............................................................................................ 97

LỜI MỞ ĐẦU

Ô tô là một phương tiện giao thông thuận tiện nhất trên thế giới và đóng một vai trò hết sức quan trọng trong mọi nền kinh tế cũng như trong lĩnh vực quân sự quốc phòng.

Hiện nay quân đội ta mà cụ thể là các đơn vị thuộc Quân Chủng PKKQ được trang bị một số lượng xe ôtô, cũng như  các chủng loại xe công trình, tuy nhiên hầu hết các loại xe này đều nhập ngoại nên việc khai thác hết công dụng, tính năng của chúng còn nhiều hạn chế do có sự khác nhau về điều kiện địa hình, khí hậu tại Việt Nam. Vì vậy việc đánh giá mức độ sử dụng chúng trở nên rất quan trọng. Ngoài những yếu tố đánh giá về động cơ, một trong những đánh giá mà được rất nhiều người quan tâm đó là đánh giá về hệ thống treo vì đây là hệ thống ảnh hưởng nhiều nhất đến người và hàng hóa trên xe.

Đồ án “Khai thác hệ thống treo xe MTO-AC2M1” (xe công trình nằm trong tổ hợp tên lửa S-300 của QCPKKQ) được thực hiện nhằm mục đích phân tích kết cấu khai thác hệ thống treo, tính toán và khảo sát sự dao động của xe MTO-AC2M1 trong các điều kiện khác nhau và đưa ra những đánh giá về độ êm dịu và tính bền các chi tiết trong hệ thống.

Nội dung đồ án tập trung vào 4 chương:

- Chương 1. Giới thiệu chung xe MTO-AC2M1.

- Chương 2. Phân tích kết cấu hệ thống treo xe MTO-AC2M1.

- Chương 3. Tính toán kiểm nghiệm hệ thống treo xe MTO-AC2M1.

- Chương 4. Sửa chữa hệ thống treo xe MTO-AC2M1.

Qua việc nghiên cứu trên một xe cụ thể như vậy giúp tôi rèn luyện thêm được nhiều kỹ năng tính toán, tra cứu  tài liệu và tiếp cận dần với công việc cụ thể của một người kỹ sư trong tương lai.

Được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo: TS……………, BM Ô tô Quân sự tôi đã hoàn thành đồ án, đạt được các mục tiêu đặt ra trong thời gian quy định. Mặc dù đã rất nỗ lực nhưng đồ án không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy kính mong được sự chỉ bảo của các thầy, và sự góp ý của các bạn để đồ án của tôi được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ XE CÔNG TRÌNH MTO -AC2M1

1.1. Giới thiệu chung về tổ hợp S300.

Trong thành phần của Tổ hợp TLPK C300 ПМУ1 được trang bị các xe ôtô chuyên dùng để lắp đặt và vận chuyển các trang bị chiến đấu, các trang thiết bị đồng bộ và các các thành phần khác của Tổ hợp.

1.2. Giới thiệu chung về xe  MTO – AC2M1.

1.2.1.  Công dụng cấu tạo và hoạt động của xe.

Xe MTO - AC2M1 (hình 1.1) dùng để bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa nhỏ cho các loại xe ô tô hai cầu, ba cầu trong điều kiện dã ngoại gồm các loại xe: УАЗ - 3151, УАЗ - 33153, УАЗ 3741, ГАЗ - 3307, ГАЗ - 66 - 11, ГАЗ - 4301, ЗИЛ - 131Н, ЗИЛ - 4314.10, ЗИЛ - 4331, Урал - 4320, Урал - 4320 - 31, Урал - 4326, Урал - 43223, Урал - 5323 ( 53232 ), КамАЗ - 43101, КамАЗ - 53.

Xếp đặt các trang bị cơ bản và các trang bị bổ trợ, các dụng cụ, thiết bị và phụ tùng ở trạng thái di chuyển - trong thùng - vỏ, bố trí bên ngoài xe, trên nóc xe được thể hiện trên các Hình 1.2, 1.3 và 1.4.

1.2.2. Tính năng, chiến kỹ thuật xe MTO –AC2M1.

Tính năng chiến kỹ thuật như bảng 2.

Chương 2

PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG TREO XE MTO-AC2M1

2.1. Khái quát về hệ thống treo ô tô.

Hệ thống treo là tổ hợp các cơ cấu thực hiện liên kết các bánh xe với khung xe (hoặc vỏ xe) để đảm bảo được độ êm dịu chuyển động và an toàn chuyển động trên cơ sở tạo các giao động của thân xe và của các bánh xe theo ý muốn và giảm các tải trọng va đập cho xe khi chuyển động trên địa hình không bằng phẳng. 

‒ Phân loại hệ thống treo theo cấu tạo và phần tử đàn hồi.

+ Phần tử đàn hồi làm bằng kim loại gồm: Nhíp lá, lò xo, thanh xoắn.

+ Phần tử đàn hồi là khi nén gồm: Phần tử đàn hồi khi nén có bình chứa là cao su kết hợp với sợi vải bọc cao su làm cốt; dạng màng phân chia và màng liên hợp.

‒ Phân loại hệ thống treo theo kết cấu bộ phận hướng gồm.

+ Hệ thống treo phụ thuộc: Là hệ thống treo mà bánh xe bên trái và bên phải được liên kết với nhau bằng dầm cầu cứng (kết cấu dầm cầu liền), cho nên khi một bánh xe bị dịch chuyển.

+ Hệ thống treo cân bằng: Dùng ở xe có tính năng thông qua cao với 3 hoặc 4 cầu chủ động để tạo mối quan hệ phụ thuộc giữa 2 hàng bánh xe ở 2 cầu liền nhau.

2.1.1. Yêu cầu hệ thống treo.

Trên hệ thống treo, sự liên kết giữa bánh xe và khung vỏ cần thiết phải mềm nhưng cũng phải đủ khả năng để truyền lực. 

+ Hệ thống treo phải phù hợp với điều kiện sử dụng theo tính năng kỹ thuật của xe (xe chạy trên đường tốt hay chạy trên các loại đường khác nhau).

+   Bánh xe có thể chuyển dịch trong một giới hạn nhất định.

2.1.2.  Kết cấu hệ thống treo.

a. Phần tử đàn hồi.

Phần tử đàn hồi dùng để nối đàn hồi giữa bánh xe và thân xe, làm giảm các va đập đột ngột từ đường lên, đảm bảo độ êm dịu cần thiết khi ô tô chuyển động.

b. Phần tử giảm chấn.

Giảm chấn để dập tắc các dao động của thân xe và lốp xe bằng cách chuyển cơ năng của các dao động thành điện năng, đảm bảo độ êm dịu cần thiết cho xe khi chuyển động. Trên ô tô hiện nay chủ yếu sử dụng giảm chấn thuỷ lực.

2.2. Phân tích kết cấu hệ thống treo xe MTO-AC2M1.

2.2.1. Hệ thống treo trước xe MTO-AC2M1.

Hệ thống treo trước xe MTO-AC2M1 là hệ thống treo phụ thuộc cấu tạo  gồm có các phần tử chính sau:

+ Nhíp xe.

+ Giảm chấn ống thủy lực.

+ Ụ cao su tăng cứng cho nhíp.

Trên xe MTO-AC2M1 đầu trước của nhíp được nối với giá thông qua tai 1 và chốt nhíp 19. Bạc cách lót ngoài chốt 7 và chốt 19 được chế tạo từ gang nhiệt luyện. Chốt được bôi trơn bằng mỡ qua vú mỡ .

* Nguyên lý làm việc:

Lực cản của giảm chấn ở hành trình nén nhỏ hơn nhiều so với hành trình trả, lực cản này được đảm bảo bằng tiết diện lưu thông của các van.

* Ưu điểm: Có độ bền cao, giá thành hạ, trọng lượng nhẹ.

* Nhược điểm: Khi làm việc ở tần số cao, biên độ lớn có thể sảy ra hiện tượng lẫn lọt khí trong chất lỏng.

2.2.2. Hệ thống treo sau.

Hệ thống treo sau xe MTO-AC2M1 sử dụng hệ thống treo cân bằng gồm có: Nhíp, giằng cầu, trục cân bằng, các gối hạn chế hành trình trên.

Chương 3

TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG TREO XE MTO-AC2M1

3.1. Khái niệm cơ bản về dao động ô tô

3.1.1. Hệ dao động ô tô.

Ô tô là một hệ dao động phức tạp, bao gồm nhiều bộ phận được liên kết với nhau, mỗi bộ phận có khối lượng và đặc tính dao động riêng.

Khi ô tô chuyển động có nhiều yếu tố gây ra dao động, các yếu tố có thể kể đến là: nội lực trong ôtô; các ngoại lực xuất hiện trong quá trình sử dụng như tăng tốc, phanh, quay vòng; điều kiện ngoại cảnh như gió, bão, mấp mô mặt đường. 

3.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá dao động ôtô

Có nhiều chỉ tiêu khác nhau để đánh giá dao động ô tô. Nhìn chung, các chỉ tiêu đánh giá dao động ô tô bao gồm:

- Chỉ tiêu về độ êm dịu chuyển động;

- Chỉ tiêu về an toàn chuyển động;

- Chỉ tiêu về không gian làm việc của hệ thống treo.

Theo thực nghiệm, trị số cho phép  của Nc như sau:

[Nc] = 0,2 = 0,3 [W] - tương ứng với cảm giác thoải mái;

[Nc] = 6 - 10  [W] - giới hạn cho phép với ôtô có tính cơ động cao.

* Chỉ tiêu đánh giá cảm giác theo gia tốc dao động và độ dài thời gian tác động

Theo ISO/DIS 2631cho phép đánh giá cảm giác theo cả gia tốc dao động với thời gian tác động lên con người khi đi trên xe. 

Giới hạn nguy hiểm tới sức khỏe

Giới hạn giảm độ êm dịu

Giới hạn giảm công suất

Nhận xét:  Nhìn chung có nhiều chỉ tiêu để đánh giá độ êm dịu chuyển động. Trong đó gia tốc dao động kể đến đồng thời biên độ, tần số dao động và có ảnh hưởng trực tiếp đến lái xe, hành khách, hàng hóa. Vì vậy, gia tốc dao động là chỉ tiêu quan trọng có tính chất quyết định đến độ êm dịu chuyển động.

Theo quan điểm về tải trọng tác dụng xuống nền đường thì sẽ dựa vào trị số lớn nhất của tải trọng bánh xe, nghĩa là tương ứng với giá trị dương của tải trọng động:

Fz = Fzt + Fzd

Để đánh giá ôtô theo quan điểm về an toàn chuyển động cần thiết xác định tỷ số giữa tải trọng động và tải trọng tĩnh của bánh xe Fzd (t)/Fzt .

Giá trị zutdmax cũng có thể đánh giá khả năng bám của bánh xe với mặt đường.

3.1.3. Mô hình dao động .

Ô tô có thể coi là một cơ hệ gồm nhiều khối lượng (thân vỏ, trục, bánh xe, động cơ, hệ thống truyền lực…), giữa chúng có mối liên hệ rất phức tạp thông qua các khớp hoặc các phần tử đàn hồi và giảm chấn. Các khối lượng này thường được chia thành hai loại khối lượng chính là khối lượng được treo và khối lượng không được treo.

- Bỏ qua mô men quán tính của các cầu xe đối với trục quay của các bánh xe;

- Bánh xe lăng không trượt và luôn tiếp xúc điểm với đường;

- Không xét đến ảnh hưởng của hệ thống truyền lực;

- Vận tốc xe không đổi.

a. Mô hình ¼ .

Mô hình ¼ được các tác giả như Heider [51], Kortum [52], Mitschke [55] nghiên cứu. Mô hình loại này đơn giản, dễ thiết lập phương trình dao động, thường được sử dụng để khảo sát dao động của khối lượng được treo và không được treo trên một trục khi chúng dao động độc lập với nhau. 

b. Mô hình ½  trong mặt phẳng ngang .

Mô hình ½ trong mặt phẳng ngang được một số tác giả đề cập như Dorling [34], với mục đích nghiên cứu chuyển động của ô tô khi quay vòng hoặc dao động lắc ngang của ô tô. 

c. Mô hình ½ theo phương dọc xe ô tô hai trục .

Mô hình ½ theo phương dọc có tính tương thích với mô hình thực hơn so với mô hình ¼ và mô hình ½ theo phương ngang.

Nhận xét: Có nhiều loại mô hình để nghiên cứu dao động ô tô. Tuy nhiên đồ án chỉ giới hạn vào nghiên cứu mô hình dao động của xe MTO-AC2M1 trong mặt phẳng dọc và ngang xe.

3.2. Kiểm nghiệm dao động xe  MTO-AC2M1.

3.2.1. Thiết lập phương trình dao động trong mặt phẳng dọc.

Mô hình dao động dọc xe MTO-AC2M1 được thể hiện trên hình 3.4 gồm có 5 khối lượng với 5 bậc tự do. Các toại độ suy rộng xác định vị trí của hệ là: Z, Ф, ξ1, ξ2, ξ3. Các dịch chuyển ξ2, ξ3 có thể khảo sát qua chuyển dịch tại tâm các trục cân bằng ξ23 và dịch chuyển góc θ xung quanh tâm trục cân bằng.

Trên hình vẽ :

Mtr ,Jy - Khối lượng và mô men quán tính khối lượng phần treo của ô tô đối với trục ngang.

1, m2, m3 - Khối lượng phần không treo của các cầu 1, 2, 3.

Jb- Mô men quán tính khối lượng phần không treo của 2 cầu sau xe cơ sở đối với trục cân bằng của nó.

C1, K1 - Hệ số cứng, hệ số cản giảm chấn của hệ thống treo cầu trước.K23

C23, K23 - Hệ số cứng, hệ số cản giảm chấn của hệ thống treo cân bằng.

CL1­, CL2 CL3, KL1, KL2 , KL3 - Hệ số cứng, hệ số cản giảm chấn của lốp tại các cầu.

3.2.2. Thiết lập phương trình dao động trong mặt phẳng ngang.

Mô hình dao động trong mặt phẳng ngang xe MTO-AC2M1 được thể hiện trên Hình 3.6 gồm có 2 khối lượng với 4 bậc tự do. Các toại độ suy rộng xác định vị trí của hệ là: Z1 , Z21, Ψ2.

Trên hình vẽ :

Z1 , Z21, Ψ2. - Dịch chuyển vị trí thẳng đứng của trọng tâm và góc lắc trong mặt phẳng ngang phần không treo và phần được treo.

M2, Jx2 - Khối lượng và mô men quán tính khối lượng phần treo của ô tô đối với trục dọc.

M1, Jx1 - Khối lượng và mô men quán tính khối lượng phần không treo của ô tô đối với trục dọc.

3.2.3. Khảo sát dao động trong mặt phẳng dọc theo miền tần số.

Để giải bài toán dao động, ta phải giải hệ phương trình vi phân như phần trên nhằm tìm lượng ra (chuyển dịch, vận tốc, gia tốc của các khối lượng,...). Trong phần này sẽ trình bày các bước để xây dựng đặc tính tần số biên độ của các lượng ra bằng Matlab (thông qua phương pháp hàm ảnh)

Hay tổng quát ta có: f(n)(t)® pn.F(p) - pn-1.f(0) – pn-2.f’(0) - ... – f(n-1)(0).

Cơ hệ ta xét là hệ dao động, tại thời điểm t = 0, ta quy ước các chuyển dịch, và vận tốc chuyển dịch đều bằng 0, do đó thay vào công thức trên ta sẽ có:

f(t) -> p.F(p).

f(t) -> p2.F(p).                                        (*)

Để nhận được các hàm truyền tần số ta thay p = j.w trong các hàm truyền Laplace đã tìm được ở trên. Các hàm truyền Fourier có dạng phức như sau:

Wz = A1+j.B1

Wx = A2+j.B2

3.2.4. Một số kết quả kiểm nghiệm dao động.

Dao động của ôtô và chất lượng của hệ thống treo phụ thuộc trước hết vào các thông số kết cấu và mối tương quan giữa chúng. Các thông số chủ yếu của ôtô được dùng đến khi tính toán dao động là:

- Độ cứng của treo.

- Độ cứng của lốp.

- Khối lượng treo và phân bố của nó lên các cầu.

- Khối lượng không treo.

 a. Các thông số đầu vào của xe .

- Trọng lượng phần treo: mt = 9100 (Kg)

+ Phân bố lên cầu trước: Gt1 =  4100 (Kg)

+ Phân bố lên cầu sau:   Gt2 =  5000 (Kg)

- Trọng lượng phần không treo: mkt = 3330 (Kg)

+ Phân bố lên cầu trước: m1 =  1100 (Kg)

+ Phân bố lên cầu giữa và cầu sau:   m2, m3 =  1115 (Kg)

- Mô men quán tính dọc xe: Jox=56121 kgm2

- Mô men quán tính ngang xe: Joy=56000 kgm2

- Mô men quán tính cầu trước: J1oy=289 kgm2

- Mô men quán tính cầu giữa: J2oy=320 kgm2

c. Xác định các hạn chế dao động.

Các giá trị Z1, ξ1, ξ2, ξ3 dao động không phải là vô hạn, trong kết cấu hệ thống treo có các vấu hạn chế hành trình nhằm khống chế biên độ dao động.

Trường hợp khảo sát này giả thiết bánh xe luôn bám với mặt đường. Gọi ZMax là hành trình dịch chuyển lớn nhất của cầu xe.

d. Kết quả kiểm nghiệm dao động .

Các kết quả tính toán dao động như: Các kết quả về đáp ứng thời gian của chuyển dịch, vận tốc, gia tốc,… khối lượng treo và khối lượng không treo. đặc tính tần số biên độ của chuyển dịch khối lượng treo, khối lượng không treo, gia tốc của khối lượng treo.

3.3. Kiểm nghiệm bền cho nhíp sau.

Sử dụng phần mềm vẽ và mô phỏng Inventer 2010 để tính bền cho nhíp.

3.3.1. Tổng quan về phương pháp phần tử hữu hạn. 

Nhíp xe ô tô là một kết cấu không gian có nhiều lá nhíp liên kết với nhau trong quá trình hoạt động các nhíp vừa trượt vừa tương tác lực lẫn nhau, nên để xác định được các chuyển vị, ứng suất phát sinh tại một điểm bất kỳ trên kết cấu cần phải sử dụng các phương pháp và công cụ hiện đại. 

a. Tư tưởng chính của phương pháp phần tử hữu hạn.

Trong phương pháp phần tử hữu hạn vật thể liên tục được thay thế bằng một số hữu hạn các phần tử  rời rạc có hình dạng đơn giản, nối với nhau ở một số điểm qui định gọi là nút

b. Cơ sở của phương pháp.

Cơ sở của phương pháp phần tử hữu hạn là nguyên lý công khả dĩ. Dựa vào đó mà tính toán các bài toán cơ học vật rắn biến dạng bằng xấp xỉ hàm chuyển vị.

d. Thuật toán tổng quát của phương pháp phần tử hữu hạn

- Bước 1: Rời rạc hoá các kết cấu thực thành một lưới các phần tử chọn trước mô tả dạng hình học của kết câú và phù hợp với yêu cầu chính xác của bài toán.

- Bước 2: Xác định các ma trận cơ bản cho từng phần tử.

- Bước 3: Ghép các ma trận cơ bản cùng loại thành ma trận kết cấu theo trục toạ độ chung của cả kết cấu.

- Bước 6: Từ chuyển vị nút tìm được, xác định nội lực cho từng phần tử.

- Bước 7: Vẽ biểu đồ nội lực của kết cấu.

3.3.2. Kết quả tính bền tĩnh cho bộ nhíp.

e - là ứng suất cho phép của bộ nhíp, các nhíp của xe đều được chế tạo từ thép 50C2, 60C2

Vì vậy ta có: [e]=882,6÷ 833,57 Mpa.

Kết luận: so sánh ta nhận thấy ứng suất của nhíp sau nhỏ hơn ứng suất cho phép vì vậy nhíp đủ điều kiện cho làm việc.

Chương 4

BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG TREO XE CÔNG TRÌNH XA MTO-AC2M1

4.1. Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống treo.

Định kỳ kiểm tra tình trạng nhíp, giảm chấn, kiểm tra xiết chặt và khắc phục những hư hỏng phát hiện được. Đặc biệt chú ý kiểm tra xiết chặt của đai ốc bắt các chốt quả táo giằng cầu.

Không cho phép có vết nứt trên lò xo và các lá nhíp. Các ốc trung tâm (rốn nhíp) nếu bị cắt sẽ gây nên xô lệch dọc trục của các lá, đồng thời làm giảm độ xiết chặt hoàn toàn.

1. Nứt  gẫy hoặc mất tính đàn hồi của cấc lá nhíp.

+ Xe làm việc quá tải hoặc chạy vận tốc cao trên đường xấu.

+ Không xiết chặt các bó nhíp

3. Không êm dịu trong chuyển động.

+ Gãy các lá nhíp.

+ Giảm hiệu quả làm việc của giảm chấn.

4. Chảy dầu qua phớt giảm chấn.

+ Không xiết chặt đai ốc phớt hoặc mòn phớt.

4.3. Quy trình sửa chữa các cụm trong hệ thống treo.

4.3.1. Quy trình sửa chữa nhíp xe.

Quy trình sửa chữa nhíp xe như bảng 4.1.

4.3.3. Quy trình sửa chữa giảm chấn.

Quy trình sửa chữa giảm chấn như bảng 4.2.

4.3.5. Quy trình sửa chữa giằng cầu.

Quy trình sửa chữa giằng cầu như bảng 4.3.

KẾT LUẬN

Hệ thống treo trên xe ảnh hưởng trực tiếp đến độ êm dịu và an toàn chuyển động, độ bền chi tiết cấu thành các bộ phận trên ô tô, sự an toàn cho người, hàng hoá chuyên chở, cũng như sự ổn định quỹ đạo chuyển động của ô tô, đặc biệt khi ô tô ở vận tốc cao...Qua việc nghiên cứu hệ thống treo những kết quả chính đạt được như sau.

Nắm được cấu trúc của tổ hợp tên lửa S300 nói chung và các tính năng chiến kỹ thuật của các hệ thống của xe công trình MTO-AC2M1 nói riêng.

Tìm hiểu đặc điểm kết cấu và nguyên lý làm việc của hệ thống treo xe công trình MTO-AC2M1 đưa ra các hư hỏng chủ yếu và cách sửa chữa các phần tử của hệ thống treo.

Khảo sát dao động đánh giá chỉ tiêu độ êm dịu chuyển động của xe MTO-AC2M1 thông qua giá trị của gia tốc bình phương trung bình, xây dựng đường đặc tính tần số biên độ khảo sát sự ảnh hưởng của thông số kết cấu tới vùng xảy ra cộng hưởng.

Tính toán kiểm ngiệm độ bền của nhíp sau. Đưa ra các thông số đánh giá độ bền của nhíp như vùng chịu ứng xuất nguy hiểm chuyển vị lớn nhất…

Vì thời gian có hạn, cũng như bản thân còn hạn chế nên trong đồ án tốt nghiệp của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của các thầy giáo và các bạn để tôi hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

                                                                                         Hà nội, ngày … tháng … năm 20…

                                                                                           Học viên thực hiện

                                                                                         ……………..

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Phúc Hiểu, Vũ Đức Lập (2002) - Lý thuyết ô tô quân sự , NXB QĐND.

2. Nguyễn Phúc Hiểu - Hướng dẫn đồ án môn học “Kết cấu và tính toán ôtô quân sự”. Tập VI. Thiết kế hệ thống treo của ôtô. HVKTQS -1986

3. Vũ Đức Lập (1999) - Dao động ô tô, HVKTQS.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"