MỤC LỤC
Mở đầu ............................................................................................ 1
Chương 1. Giới thiệu chung về xe ISUZU Trooper LS 3.2 MT 4x4 ..... 3
1.1. Lịch sử hãng xe ISUZU........................................................... 3
1.2. Giới thiệu xe ISUZU Trooper LS 3.2 MT 4x4 ........................ 4
1.3. Đặc tính kỹ thuật xe ISUZU Trooper LS 3.2 MT 4x4 ............. 5
1.4. Đặc tính một số cụm chính trên xe ISUZU Trooper LS 3.2 MT 4x4 8
1.4.1. Động cơ............................................................................ 8
1.4.2. Hệ thống truyền lực MT................................................... 9
1.4.3. Hệ thống điện và thiết bị phụ............................................ 9
Chương 2. Phân tích kết cấu hệ thống truyền lực MT trên xe ISUZU Trooper LS 3.2 MT 4x4........ 11
2.1. Ly hợp.................................................................................. 12
2.1.1. Công dụng và yêu cầu của ly hợp................................... 12
2.1.2. Kết cấu ly hợp ISUZU Trooper LS 3.2 MT 4x4.............. 13
2.1.3. Kết cấu các cụm chi tiết chính của ly hợp xe ISUZU Trooper LS 3.2 MT4x4 .... 14
2.2. Hộp số chính........................................................................ 20
2.2.1. Công dụng và yêu cầu..................................................... 21
2.2.2. Kết cấu hộp số ISUZU Trooper LS 3.2 MT 4x4.............. 21
2.2.3. Kết cấu các chi tiết chính hộp số...................................... 23
2.2.4. Nguyên lý hoạt động của hộp số...................................... 30
2.3. Hộp số phân phối................................................................. 32
2.4. Truyền động các đăng........................................................... 34
2.5. Cầu xe chủ động.................................................................. 35
Chương 3. Tính toán kéo kiểm nghiệm. xe ISUZU Trooper LS 3.2 MT 4x4……….39
3.1. Mục đích .............................................................................. 39
3.2. Cơ sở lý thuyết...................................................................... 39
3.3. Thông số vào ....................................................................... 44
3.4. Kết quả tính toán................................................................... 45
3.4.1. Kết quả xây dựng đặc tính ngoài động cơ...................... 45
3.4.2. Kết quả tính toán chỉ tiêu động lực học của xe .............. 46
Chương 4. Khai thác, sử dụng hệ thống truyền lực xe ISUZU TROOPER 4x4........ 60
4.1. Sử dụng, khắc phục những hư hỏng thông thường của ly hợp…60
4.2. Những hư hỏng thường gặp của hộp số và cách khắc phục....72
4.3. Những hư hỏng thường gặp của trục các đăng và cách khắc phục….78
4.4. Những hư hỏng thường gặp ở cầu xe và biện pháp khắc phục….80
Kết luận.......................................................................................... 84
Tài liệu tham khảo ....................................................................... 85
MỞ ĐẦU
Ngành ôtô giữ một ví trí quan trọng trong hoạt động và phát triển của xã hội. Từ lúc ra đời cho đến nay ôtô đã được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như giao thông vận tải, quốc phòng an ninh, nông nghiệp, công nghiệp, du lịch... Các tiến bộ khoa học đã được áp dụng nhằm mục đích làm giảm cường độ lao động cho người lái, đảm bảo an toàn cho xe, người, hàng hoá và tăng chất lượng kéo vận tốc cũng như tăng tính kinh tế nhiên liệu của xe.
Nước ta là nước đang phát triển,cơ sở hạ tầng hệ thống giao thông có nhiều thay đổi.Có rất nhiều loại đường phù hợp với địa hình khác nhau vì thế nhiều loại xe hiện đại đã và đang được nhập khẩu vào Việt Nam. Chính vì vậy việc tìm hiểu kết cấu, khai thác có hiệu quả các hệ thống, cụm, cơ cấu trên các xe này là hết sức cần thiết. Một trong số đó là xe ISUZU Trooper LS 3.2 MT 4x4 1999 thuộc phân khúc xe SUV (hạng trung) 5- 7 chỗ có công thức bánh xe là 4x4, 4 cửa được nhập vào nước ta vào đầu những năm 2000. Trong quá trình học tập em đã được giao đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Khai thác hệ thống truyền lực MT loại MUA trên xe ISUZU Trooper 4x4”
Với điều kiện thời gian có hạn, các nội dung trong đồ án tốt nghiệp tập trung vào tìm hiểu các thông số kỹ thuật và kết cấu của hệ thống truyền lực cơ khí trên một xe cụ thể nhằm mục đích nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng hệ thống truyền lực nói riêng và ô tô nói chung.
Nội dung chính của đồ án bao gồm:
Chương 1: Giới thiệu chung về xe ISUZU Trooper LS 3.2 MT 4x4
Chương 2: Phân tích đặc điểm kết cấu hệ thống truyền lực xe ISUZU Trooper LS 3.2 MT 4x4
Chương 3: Tính toán kéo kiểm nghiệm xe ISUZU Trooper LS 3.2 MT 4x4
Chương 4: Khai thác sử dụng hệ thống truyền lực xe ISUZU Trooper LS 3.2 MT 4x4.
Do kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, tài liệu rất ít ỏi đồ án tốt nghiệp của em không tránh khỏi sai sót. Em mong nhận được sự nhận xét và đóng góp ý kiến của các thầy, các bạn trong lớp.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn: TS……………. đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Em xin cảm ơn các cán bộ, các thầy trong Bộ môn Ôtô Quân sự - Khoa Động lực đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Hà nội, ngày … tháng … năm 20…
Sinh viên thực hiện
……………….
Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE ISUZU TROOPER LS 3.2 MT 4x4
1.1. Lịch sử hãng xe ISUZU
Isuzu có nghĩa là 50 cái chuông, tương tự như tên một dòng sông chảy qua những lăng mộ cổ Shinto ở Nhật Bản. Nguồn gốc của công ty có từ năm 1916 khi công ty kỹ thuật và đóng tàu Ishikawajima ở Tokyo quyết định mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình sang sản xuất ô tô. Hợp tác kỹ thuật với công ty ô tô Wolseley của Anh vào năm 1918 cho ra đời mẫu xe con A9 và không lâu sau đó là chiếc xe tải đầu tiên mang tên CP. Tới năm 1949, tên của công ty được đổi thành Isuzu cho ngắn gọn và súc tích hơn.
ISUZU Trooper chính thức được nhập vào và sử dụng tại Việt Nam Khoảng đầu những năm 2000 cho đến nay.
1.2. Giới thiệu xe ISUZU Trooper
Các xe Isuzu Trooper là xe loại SUV cỡ trung được sản xuất bởi hãng ISUZU (Nhật Bản) từ năm 1981 đến năm 2005. Nó đã được xuất khẩu trên toàn thế giới như Isuzu Trooper , Isuzu Trooper II , Có ba thế hệ của Trooper: 1981-1991, 1992-1997 và 1998-2005, sau đó Isuzu ngừng phát triển dòng xe này.
Xe ISUZU Trooper LS 3.2 MT 4x4 1999 thuộc thế hệ thứ 2, là loại xe SUV 5- 7 chỗ có công thức bánh xe là 4x4, 4 cửa. Sử dụng động cơ xăng 6 xi lanh bố trí hình chữ V, 24 xu páp bố trí đằng trước xe và đặt dọc xe. Kiểu dáng bên ngoài xe và một số kích thước cơ bản của xe được thể hiện trên hình 1.1 và hình 1.2.
1.3. Đặc tính kỹ thuật xe ISUZU Trooper LS 3.2 MT 4x4 1999
Đặc tính kỹ thuật của xe ISUZU Trooper LS 3.2 MT 4x4 1999 được trình bày trong Bảng 1.1 [3]
1.4. Đặc tính một số cụm chính trên xe ISUZU Trooper LS 3.2 MT 4x4 1999 có hệ thống truyền lực MT
1.4.1. Động cơ
Động cơ xe ISUZU Trooper LS 3.2 MT 4x4 1999 là loại động cơ xăng bố trí đằng trước và đặt dọc xe. Cấu hình xy lanh V-6 (6 xy lanh sắp theo hình chữ V). Dung tích công tác (lít).3.2. Đường kính xi lanh và hành trình piston là 93.4 và 77(mm). Tỷ số nén.9.1. Công suất cực đại 208 (bhp@rpm) tại số vòng quay 5400 vp/ph. Mô-men xoắn cực đại 29 (kg.m) tại số vòng quay 3000 vg/ph. Số van24.
Hệ thống van điều khiển với cam đôi trên thân máy (DOHC).
Hệ thống cung cấp nhiên liệu phun xăng điện tử đa điểm (MPI) với các loại xăng có chỉ số OCTAN là Ron 95, 91, 87, 83. Áp suất đầu ra của bơm xăng là 335 kpa, dung tích bình xăng là 45 lít.
1.4.2. Hệ thống truyền lực MT trên xe ISUZU Trooper LS 3.2 MT 4x4 1999
Hệ thống truyền lực của xe bao gồm: ly hợp, hộp số, hộp số phân phối, truyền động các đăng, truyền lực chính, vi sai và bán trục.
Ly hợp: Là loại ly hợp thường đóng 1 đĩa bị động, ma sát khô, có lò xo ép dạng đĩa, dẫn động bằng thủy lực. Ở loại ly hợp này sử dụng lò xo dạng đĩa hình côn từ đó có thể tận dụng kết cấu này để đóng mở ly hợp mà không cần phải có đòn mở riêng. Mặt đáy của lò xo được tì trực tiếp vào đĩa ép, phần giữa của lò xo được liên kết với vỏ. Mặt đỉnh của lò xo sẽ được sử dụng để mở ly hợp khi bạc mở ép lên nó.
1.4.3. Hệ thống điện và thiết bị phụ
Hệ thống điện sử dụng điện áp 12V bao gồm:
Máy phát: 12V- 65A
Động cơ khởi động: công suất 1,2 kw
Ắc quy(MF): 12V- 35(Ah)
Hệ thống đèn chiếu sáng và đèn báo hiệu bao gồm: đèn pha, đèn si nhan, đèn phanh, đèn sương mù, đèn soi biển số, đèn trần trong xe, đèn báo áp suất dầu, đèn báo nạp ắc quy, đèn báo mức xăng thấp...
Chương 2
PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC MT TRÊN XE ISUZU
TROOPER LS 3.2 MT 4x4
Hệ thống truyền lực của xe là tổ hợp các cụm, cơ cấu sắp xếp theo một quy luật xác định và hợp lý để liên kết với nhau mà nhờ chúng cơ năng từ động cơ được truyền đến các bánh xe chủ động. Hệ thống truyền lực có nhiệm vụ:
- Truyền, biến đổi và phân phối mô men xoắn và công suất từ động cơ đến các bánh xe chủ động (hai bánh trước).
- Cắt nối nguồn từ động cơ tới các bánh xe chủ động khi cần thiết.
Các yêu cầu cơ bản đối với hệ thống truyền lực:
- Có tỷ số truyền hợp lý để đảm bảo chất lượng kéo tốt.
- Hiệu suất truyền lực cao, làm việc không ồn.
- Kích thước và trọng lựợng nhỏ phù hợp cho bố trí chung.
- Điều khiển thuận tiện, nhẹ nhàng. Có tính công nghệ cao, dễ chăm sóc bảo dưỡng và sửa chữa
2.1. Ly hợp
2.1.1. Công dụng và yêu cầu của ly hợp
2.1.1.1. Công dụng
Ly hợp được dùng để tách, nối giữa động cơ với hệ thống truyền lực khi khởi hành, dừng xe, chuyển số và cả khi phanh xe và làm cơ cấu an toàn đảm bảo cho động cơ và hệ thống truyền lực khỏi bị quá tải dưới tác dụng của tải trọng động và mô men quán tính.
2.1.1.2. Yêu cầu
- Truyền được mô men quay lớn nhất của động cơ mà không bị trượt ở bất cứ điều kiện sử dụng nào.
- Đóng êm dịu để tăng từ từ mô men quay lên trục của hệ thống truyền lực không gây va đập các bánh răng.
- Mở nhanh chóng và dứt khoát, nghĩa là cắt hoàn toàn truyền động từ động cơ đến hệ thống truyền lực trong thời gian rất ngắn.
2.1.2. Kết cấu ly hợp xe ISUZU Trooper LS 3.2 MT 4x4
Ly hợp gồm có các thành phần chính sau: Phần chủ động, phần bị động, cơ cấu mở và dẫn động điều khiển.
- Phần chủ động là tập hợp tất cả các chi tiết cùng quay bánh đà và vỏ ly hợp trong mọi trường hợp,nó bao gồm các chi tiết sau: bánh đà lắp cố định trên trục khuỷu, vỏ ly hợp được lắp cố định trên bánh đà, đĩa ép.Nó nhận mô men từ trục khuỷu động cơ truyền đến phần bị động.
- Phần bị động là tập hợp tất cả các chi tiết chỉ quay với trục khuỷu động cơ trong trường hợp ly hợp đóng, nó bao gồm : đĩa ma sát, trục bị động(trục sơ cấp của hộp số). Đĩa ma sát có moay ơ được lắp then hoa trên trục bị động để truyền mô men cho trục bị động và có thể di trượt dọc trục bị động trong quá trình ngắt nối ly hợp.Nó nhận mô men từ phần chủ động của ly hợp và truyền tới hộp số.
Ly hợp làm việc ở 2 trạng thái đóng và mở.
+ Trạng thái đóng: Người lái không tác dụng vào bàn đạp ly hợp dưới tác dụng của các lò xo ép sẽ đẩy đĩa ép, ép sát đĩa bị động vào bánh đà động cơ. Khi đó bánh đà, đĩa bị động, đĩa ép, các lò xo ép và vỏ ly hợp sẽ quay liền thành một khối. Mô men xoắn từ trục khuỷu động cơ qua bánh đà qua các bề mặt ma sát giữa đĩa bị động với bánh đà và đĩa ép truyền đến moay ơ đĩa bị động và tới trục bị động nhờ mối ghép then hoa giữa moay ơ đĩa bị động với trục.
+ Trạng thái mở: Khi người lái đạp bàn đạp ly hợp hết hành trình làm việc thông qua dẫn động điều khiển ly hợp và cơ cấu mở đòn mở tách đĩa chủ động ra khỏi đĩa bị động và làm cho mô men không truyền từ phần chủ động sang phần bị động do đó ngắt mô men xoắn từ động cơ đến hệ thống truyền lực.
2.1.3. Kết cấu các chi tiết chính của ly hợp xe ISUZU Trooper LS 3.2 MT 4X4.
Vỏ ly hợp được làm bằng thép và được gắn với bánh đà bằng chiếc bulông có các lỗ để tạo gió làm mát và lắp các đòn mở, với kết cấu như vậy vỏ ly hợp làm việc với độ tin cậy cao.
Lò xo ép hình côn đóng vai trò đòn mở dùng để mở ly hợp đầu trong của đòn mở tỳ vào ổ bi thông qua một càng mở ly hợp.
Cụm bàn ép ly hợp (xem hình 2.4).dùng để nối và ngắt công suất động cơ. Yêu cầu của nó là phải cân bằng trong khi quay và phải đảm bảo toả nhiệt tốt khi nối với bánh đà để ép được đĩa ép ly hợp vào đĩa ly hợp nắp ly hợp sử dụng lò xo đĩa
Đĩa bị động ly hợp (xem hình 2.5).gồm các tấm ma sát bằng vật liệu amiang được ghép bằng các đinh tán lên hai mặt của xương đĩa bằng thép. Xương đĩa có hai lớp với lò xo lá ở giữa để đảm bảo độ đàn hồi nhất định theo phương ép. Xương đĩa được liên kết với moay ơ thông qua các lò xo giảm chấn để đảm bảo đóng ly hợp êm dịu.
Kết cấu bầu dầu, các xi lanh trong dẫn động ly hợp bằng thủy lực thể hiện trên hình 2.7 và 2.8
2.2. Hộp số chính
Động cơ đốt trong dùng trong ôtô có hệ số thích ứng rất thấp, đối với động cơ xăng hệ số này bằng 1, 1-1, 2 và đối với động cơ điezen bằng 1, 05 - 1, 15 do đó mô men xoắn của động cơ không thể đáp ứng yêu cầu mô men cần thiết để thắng sức cản chuyển động thay đổi khá nhiều khi ôtô làm việc, muốn giải quyết vấn đề này trên ôtô cần phải đặt hộp số.
Sự cần thiết phải thay đổi tỷ số truyền của hệ thống truyền lực là do sức cản chuyển động xe phụ thuộc vào điều kiện đường xá và vận tốc xe thay đổi trong khoảng rất rộng ( 25-30 lần ), mà mô men xoắn của động cơ chỉ thay đổi trong giới hạn 15¸25% khi bướm ga mở hoàn toàn. Mô men xoắn của động cơ có thể thay đổi trong khoảng rộng hơn bằng cách tăng giảm lượng nhiên liệu, khi động cơ sẽ làm việc ở chế độ không đủ tải và do đó tiêu hao nhiên liệu sẽ tăng lên.
2.2.1. Công dụng và yêu cầu
2.2.1.1. Công dụng
Hộp số để thay đổi tỷ số truyền của hệ thống truyền lực trong quá trình chuyển động của ôtô, nhằm thay đổi lực kéo ở các bánh xe chủ động và thay đổi vận tốc chuyển động của ôtô trong khoảng rộng tuỳ ý theo sức cản bên ngoài.
2.2.1.2. Yêu cầu
- Bảo đảm cho xe có chất lượng kéo trong những điều kiện sử dụng cho trước.
- Điều khiển thuận tiện và nhẹ nhàng.
- Làm việc êm và không ồn
- Có hiệu suất truyền lực cao.
- Phải có các tỷ số truyền đảm bảo tính năng động lực.
2.2.2. Kết cấu của hộp số chính ISUZU Trooper LS 3.2 MT 4X4
Hộp số xe ISUZU Trooper là loại hộp số cơ khí 5 cấp kiểu 6VE1-RHD thiết kế dùng cho xe 2 cầu chủ động ( 4WD).
Trên hình 2.9 là kết cấu cụm hộp số chính kiểu 6VE1-RHD được đặt liền với hộp số phân phối tiêu chuẩn trên xe ISUZU Trooper LS 3.2 MT 4X4 1999.
Hộp số chính được chia làm hai phần: phần thân trước chứa các cặp bánh răng số 3-4, 1-2 và phần thân sau chứa các cặp bánh răng số 5 và số lùi.
2.2.3. Kết cấu các chi tiết chính của hộp số
2.2.3.1. Kết cấu vỏ hộp số
Hộp số được lắp với vỏ ngoài ly hợp. Trục chủ động của hộp số là trục bị động của ly hợp như vậy động cơ, ly hợp, hộp số chính và hộp số phân phối hợp thành một cụm tổng thành. Trên hình 2.10 là các phần tử của vỏ tổng thành nói trên.
2.2.3.2. Kết cấu các chi tiết chính của hộp số
Trên hình 2.11 là kết cấu các chi tiết chính của hộp số chính trên xe ISUZU Trooper LS 3.2 MT 4x4. 1999
a. Cụm trục sơ cấp hộp số (xem hình 2.12)
Có rãnh then hoa để lắp với đĩa bị động của ly hợp để nhận mô men từ trục khuỷu động cơ, được đúc liền với bánh răng nghiêng chủ động. Trên trục có khoan lỗ dọc để dẫn dầu bôi trơn các ổ đỡ trục thứ cấp hộp số. Trên bánh răng có vành răng để gài số.
c. Trục trung gian của hộp số chính (xem hình 2.15)
Trục trung gian của hộp số chính được chế tạo liền khối với các bánh răng số 1,2,3,4 quay trên hai ổ : một ổ thanh lăn ở phía trước, một ở bi cầu ở phía sau.
2.2.3.3. Phần dẫn động hộp số
Trên hình 2.16 là kết cấu các chi tiết chính của dẫn động hộp số 6 VE1-RHD trên xe ISUZU Trooper.
Phần dẫn động này bao gồm các trục trượt, các càng cua, cơ cấu định vị, khóa hãm và bảo hiểm số lùi.
Cơ cấu bảo hiểm số lùi
Khi xe đang chuyển động tiến dù ở bất kỳ tay số nào nếu lúc đó thao tác chuyển số nhầm vào vị trí số lùi thì sẽ gây cưỡng bức, va đập trong các bánh răng của hộp số thậm chí có thể gây gẫy vỡ bánh răng và các chi tiết khác của hộp số. Vì vậy việc bảo hiểm đối với thao tác khi gài số lùi là hết sức cần thiết.
2.2.3.4. Bộ đồng tốc
Khi muốn gài số theo hướng này hay số truyền kia phải dịch chuyển khớp của bộ đồng tốc theo hướng bánh răng gài số, lúc này thân dịch chuyển liền khối với con trượt, trượt theo rãnh then ở các trục bi dẫn cho đến khi tiếp xúc với mặt con của vành đồng thau và bánh răng gài số.
Khi tốc độ quay của bánh răng gài các số và thân bộ đồng tốc bằng nhau ( nhờ có ma sát giữa các mặt côn ), con trượt rời khỏi bi định vị cấu lồi và di chuyển về phía bánh răng cho đến lúc bánh răng của bộ đồng tốc vào ăn khớp với vành răng tương ứng.
Ta thấy rằng kết cấu đồng tốc lắp trên xe ISUZU Trooper đơn giản, độ tin cậy cao, dễ chăm sóc bảo dưỡng. Đồng tốc này được lắp then với trục thứ cấp hộp số.
2.3. Hộp số phân phối
2.3.1. Kết cấu hộp số phân phối
Hộp số phân phối trên dùng để truyền, thay đổi và phân phối mô men xoắn từ hộp số chính đến các cầu chủ động.
Hộp số phân phối xe ISUZU Trooper 4WD có nhiều loại khác nhau, trong đó điển hình là loại sử dụng hộp phân phối tiêu chuẩn hai cấp không có vi sai. Ngoài ra có thể sử dụng loại hộp số kiểu TOD có bộ truyền xích nối với cầu trước.
Trên hình 2.20 là kết cấu các cụm chi tiết chính của hộp số phân phối kiểu tiêu chuẩn trên xe ISUZU Trooper.
2.3.2. Nguyên lý làm việc của hộp số phân phối
Trên hình 2.21 là sơ đồ nguyên lý hộp số phân phối trên xe ISUZU Trooper.
Nguyên lý làm việc: Hộp số phân phối có 2 số thấp và thẳng tương ứng với hai vị trí của khớp gài 3. Gài cầu trước cưỡng bức bằng khớp gài 7.
2.4. Truyền động các đăng
Truyền động các đăng là bộ truyền mô men từ hộp số chính hoặc hộp số phân phối xuống cầu chủ động của ôtô.
Truyền động các đăng xe ISUZU Trooper là sử dụng loại khớp các đăng khác tốc thông thường, truyền mô men từ hộp số phân phối xuống các cầu xe chủ động.
2.5. Cầu xe chủ động
Cầu xe chủ động bao gồm truyền lực chính, vi sai và bán trục được lắp đặt trong vỏ cầu cứng. Trên hình 2.23 là kết cấu cầu chủ động sau.
Chương 3
TÍNH TOÁN KÉO KIỂM NGHIỆM
3.1. Mục đích
- Xác định các thông số đặc trưng cho chất lượng kéo: lực kéo lớn nhất hoặc cản lớn nhất của xe mà xe có thể khắc phục dược, nhân tố động lực học ở các số truyền, lực kéo dư có thể để tăng tốc (có gia tốc), tăng tải hoặc để kéo rơ moóc...
- Xác định các thông số về động lực học của xe như: vận tốc chuyển động lớn nhất trên các loại đường cho trước, các thông số về khả năng tăng tốc của xe, khả năng vượt dốc cao...
3.2. Cơ sở lý thuyết
Bài toán đánh giá chất lượng động lực học ô tô dựa trên cơ sở:
- Thông số đầu vào: bao gồm các thông số về đặc tính ngoài của động cơ đốt trong, các thông số kết cấu xe, kết cấu của hệ thống truyền lực, điều kiện đường...
- Phần tính toán: thiết lập thuật toán tính toán xác định các thông số về động lực học ô tô.
3.2.1. Sơ đồ các lực tác dụng lên xe (Hình 3.1).
Trong trường hợp chuyển động tổng quát (ô tô chuyển động lên dốc, có gia tốc, không kéo moóc), phương trình chuyển động của ô tô ở dạng phương trình cân bằng lực kéo.
Ta có:
G: trọng lượng toàn bộ của ô tô [N];
F: diện tích cản chính diện của ô tô [m2].
3.2.2. Thuật toán
a. Xây dựng hàm xấp xỉ đường đặc tính ngoài ĐCĐT
Ta có:
Me: mô men xoắn động cơ ứng với vòng quay ne [N.m];
NeN: mô men xoắn của trục khuỷu động cơ ở neN [N.m];
ne: vòng quay của động cơ ứng với công suất lớn nhất [vòng/phút];
a,b,c: hệ số hàm xấp xỉ.
Với động cơ xăng: a = b = c = 1.
c. Xác định lực cản không khí
Ta có:
Kb: hệ số cản không khí [N.s2/m4];
F: diện tích chính diện của ô tô [m2]; F = B.H.m2
B: chiều rộng cơ sở của ô tô [m];
H: chiều cao lớn nhất của ô tô [m];
m: hệ số điền đầy diện tích cản chính diện. Lấy m=0,85.
d. Xác định nhân tố động lực học:
Ta có:
Di: nhân tố động lực học ở số truyền i;
Pki: lực kéo ở số truyền i [N];
Pwi: lực cản của không khí tại số truyền i;
G: trọng lượng toàn bộ của xe [N].
h. Quãng đường tăng tốc
Trên cơ sở thuật toán trên, sử dụng phần mềm Matlab ta lập được chương trình tính toán xác định các thông số đánh giá chất lượng động lực học của ô tô như trong Phụ lục.
3.3. Thông số vào.
Các số liệu ban đầu phục vụ cho việc tính toán được thống kê trong bảng sau bảng 3.1.
3.3.1. Kết quả tính toán
Kết quả tính toán cho hai trường hợp :
- Tương ứng với số truyền thẳng của hộp số phân phối.
- Tương ứng với số truyền thấp của hộp số phân phối.
Kết quả xây dựng đặc tính ngoài động cơ thể hiện nhưu bảng 3.1.
3.3.2. Kết quả tính kiểm nghiệm động lực học của xe
a. Tại số truyền cao hộp số phân phối
Kết quả tính toán vận tốc ô tô Vk, Lực kéo Pk, Nhân tố động lực học D và gia tốc J ở dạng bảng cho tay số V hộp số chính thể hiện ở bảng 3.3.
Kết quả tính toán ở dạng đồ thị thể hiện ở các hình từ 3.3 đến 3.7.
- Đồ thị đặc tính kéo của xe IUSZU Trooper ở số truyền cao của HSPP
- Đồ thị động lực học của xe IUSZU Trooper ở số truyền cao của HSPP
- Đồ thị gia tốc của xe IUSZU Trooper ở số truyền cao của HSPP
- Đồ thị quãng đường tăng tốc của xe IUSZU Trooper ở số truyền cao của HSPP
b. Tại số truyền thấp hộp số phân phối ( ipc=2.05)
Ở trường hợp này thường sử dụng hai số I và II của hộp số chính. Như vây có 7 tỷ số truyền được sử dụng. Đặc tính động lực học của 7 tỷ số truyền này được trình bày ở các hình 3.8 đến hình 3.12.
Dạng kết quả tính toán tương tự như phần trên. Trong các hình từ 3.8 đến 3.12 các đường màu đỏ tương ứng với số I, II của hộp số chính và số thấp của hộp số phân phối.
- Đồ thị lực kéo của xe ở số truyền thấp của HSPP.
- Đồ thị nhân tố động lực của xe ở số truyền thấp của HSPP
- Đồ thị thời gian tăng tốc ở số truyền thấp của HSPP
Nhận xét kết quả tính toán:
Qua các đồ thị trên có thể thấy:
+ Trường hợp một:
Trong trường hợp này các đặc tính động lực học được đánh giá ở 5 tay sô.
- Vận tốc lớn nhất đạt được: Vmax = 142.9 km/h (Hình 3.3)
- Gia tốc lớn nhất đạt được: Jmax = 4.08 m/s2, ở số I.
- Lực kéo lớn nhất đại được: Pkmax = 1877 N tại tay số I. (Hình 3.3)
- Thời gian xe đạt vận tốc 55 km/h: t = 15 s.
+ Trường hợp hai:
Trong trường hợp này các đặc tính động lực học được đánh giá ở 7 tay sô gồm 5 tay sô như trường hợp trên và hai tay số I và II của hộp số chính ứng với số thấp của hộp số phaann phối..
- Vận tốc lớn nhất đạt được: Vmax = 142.9 km/h (Hình 3.8)
- Gia tốc lớn nhất đạt được: Jmax = 4.09 m/s2, ở số II của hộp số chính và số thấp của hộp số phân phối. (Hình 3.10)
- Lực kéo lớn nhất đại được: Pkmax = 3848 N tại tay số I. (Hình 3.8)
- Nhân tố động lực học lớn nhất đại được: Dkmax = 1.48 tại tay số I của hộp số chính và số thấp của hộp số phân phối. (Hình 3.9)
- Thời gian xe đạt vận tốc 55.24 km/h: t = 17.13 s. (Hình 3.11)
Các kết quả khảo sát thu được tương đối phù hợp với thông số nhà sản xuất. Xe hoạt động phù hợp với điều kiện địa hình Việt Nam..
Chương 4
KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC XE ISUZU TROOPER
4.1. Sử dụng, khắc phục những hư hỏng thông thường của ly hợp.
4.1.1. Nguyên tắc sử dụng.
Mở ly hợp phải dứt khoát, hoàn toàn để tắt hoàn toàn động lực của động cơ khỏi hệ thống truyền lực giúp cho việc thay đổi số nhẹ nhàng, tránh va đập giữa các chi tiết hộp số.
Khi đóng ly hợp phải êm (đóng từ từ) để nối êm động cơ với hệ thống truyền lực, giúp cho việc khởi hành xe không bị dật và tránh va đập các cơ cấu của hệ thống truyền động.
Khi ở trạng thái đóng ly hợp phải đóng hoàn toàn, không bị trượt để nối chắc chắn động cơ với bộ phận truyền động.
4.1.2. Điều chỉnh ly hợp và cơ cấu điều khiển của nó.
Điều chỉnh độ lùi của đĩa ép để đảm bảo khe hở cần thiết. Điều chỉnh khe hở giữa mặt nút của nắp vỏ van phân phối và đai ốc điều chỉnh. Điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp ly hợp. Các nội dung điều chỉnh trên được tiến hành như sau :
Khi điều chỉnh đĩa ép cần phải tháo các te đưa tay số về số 0, xoay bánh đà vặn 4 vít điều chỉnh vào hết cỡ (trước đó phải nới lỏng ốc hãm) xoay bánh đà và lần lượt vặn các vít điều chỉnh ra 1 vòng và vặn đai ốc hãm lại. Việc điều chỉnh này tạo ra khe hở này nên đảm bảo cho ly hợp cắt dứt khoát và có khoảng cách an toàn khi ngắt ly hợp.
4.1.3. Những hư hỏng thường gặp và phương pháp sửa chữa.
Trong quá trình sử dụng xe ly hợp là một cụm chi tiết hoạt động nhiều nên việc xảy ra hư hỏng là không thể tránh khỏi.Dưới đây là một số hư hỏng thường gặp và cách khắc phục được ghi trong bảng 4.1
4.1.4. Tháo kiểm tra và lắp ly hợp
a. Tháo bàn ép và đĩa ma sát ly hợp
- Tháo các mối bắt vít(1) của bàn đạp ly hợp
- Tháo bàn ép và đĩa ma sát ly hợp(2)
b. Tháo bánh đà:
- Tháo bạc lót của trục vào cụm hộp số sử dụng tháo bạc lót 09917-58010 , cuộn giữ bánh đà 09924-17810 và khoá có răng mở đai ốc
d. Kiểm tra đĩa ma sát ly hợp
- Đo độ sâu của đầu đinh tán từ bề mặt đĩa ly hợp-; Giới hạn;
- Độ rộng;1.2 mm
- Độ sâu; 0.5 mm
h. Kiểm tra cần dẫn hướng ly hợp
- Kiểm tra độ cong vênh của trục(1)
- Kiểm độ mòn.Thay thế trục khi cần thiết.
i. Lắp đặt một số bộ phận
- Lắp đặt bạc lót trục vào sử dụng bạc lót trục vào lắp đặt 09925-98210 và cuộn giữ bánh đà 09924-17810.
4.2. Những hư hỏng thường gặp của hộp số và cách khắc phục.
4.2.1. Các hư hỏng của hộp số.
Hộp số khi bị trục trặc hoặc hỏng hóc bên trong sẽ hoạt động không bình thường thể hiện qua một số hiện tượng như gàI số khó khăn hộp số kêu trong quá trình làm việc hoặc không truyền động được.
- Tự nhiên trả số:
- Khi chuyển số có tiếng kêu:
- Kẹt số
- Hộp số rò rỉ dầu:
4.2.2. Kiểm tra một số chi tiết của hộp số
a. Đo khe hở dọc trục của từng bánh răng:
Dùng thước lá để đo khe hở
g. Kiểm tra khe hở của các càng gạt số và ống trượt
Khe hở giữa bánh răng và
Độ rộng;1
Độ sâu;0,5
h. Kiểm tra rãnh khoá của đồng tốc; đơn vị (mm):
Dùng thước đo chiều dày,đo khe hở giữa vành trượt và càng gạt số.
Khe hở lớn nhất;
1mm
4.3. Những hư hỏng thường gặp của trục các đăng và cách khắc phục
Kiểm tra sửa chữa khớp các đăng:
Khớp các đăng bị mòn hoặc kêu cần tháo ra thay khớp mới hoặc thay trục chữ thập và các vòng bi đũa trước khi tháo trục ra khỏi xe cần kiểm tra dấu hoặc đánh dấu vị trí lắp giữa trục và bích nối để lắp thẳng dấu khi lắp lại tránh mất cân bằng hệ trục. Sau đó tháo trục xuống và tháo các ổ bi đũa và trục chữ thập ra rửa sạch.
Kiểm tra kỹ các chi tiết nạng ,vòng bi ngõng trục trên trục chữ thập nếu các chi tiết xước sâu hoặc nứt ,vỡ thì phảI thay nếu bị mòn thì sửa chữa ,phục hồi để dùng lại
Ngõng trục chữ thập bị mòn có thể được phục hồi bằng cách mạ crôm hoặc ép ống lót phụ đã nhiệt luyện rồi mài lại đến kích thước nguyên thuỷ.
Các đệm kín và vòng bi kim bị mòn hoặc thiếu kim cần được thay bằng đệm mới và ổ bi mới
4.4. Những hư hỏng thường gặp ở cầu xe và biện pháp khắc phục
Những hư hỏng thường gặp ở cầu xe và biện pháp khắc phục thể hiện như bảng 5.5.
a. Kiểm tra và điều chỉnh vết ăn khớp:
Vì các bánh răng cuối cùng và bánh răng vi sai truyền mô men xoắn lớn,chúng thường là nguyên nhân gây ra tiếng kêu.vì vậy cần phải duy trì luôn ăn khớp dùng để đảm bảo hoạt động dúng chức năng. Điều đó được thục hiện bằng việc kiểm tra và điều chỉnh như sau;
- Điều chỉnh tải trọng ban đầu của vòng bi bánh răng quả dứa
- Điều chỉnh tải trọng ban đầu của vòng bi bán trục
- Điều chỉnh khe hở ăn khớp giữa bánh răng quả dứa và bánh răng vành chậu
- Điều chỉnh khe hở ăn khớp giữa bánh răng bán trục và bánh răng vi sai
b. Kiểm tra một số chi tiết của cầu xe:
- Kiểm tra độ rơ của bánh răng quả dứa
- Hỏng các vòng bi bánh răng quả dứa
- Kiểm tra độ đảo của bích nối
Độ đảo hướng trục lớn nhất. 0.10mm
Độ đảo hướng kính lớn nhất 0.10mm
- Kiểm tra độ đảo của bánh răng vành chậu
Nếu độ đảo bánh răng vành chậu lớn hơn độ đảo lớn nhất thì thay bánh răng vành chậu mới
Độ đảo lớn nhất 0.10mm
KẾT LUẬN
Sau khi nhận đồ án tốt nghiệp em đã tiến hành làm. Trên cơ sở bản thân tự nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu, và được sự hướng dẫn tận tình của thầy: TS……………. và các thầy giáo trong Bộ môn Ô tô quân sự, Khoa Động lực em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình với những nội dung chính sau:
Chương 1. Giới thiệu chung về xe ISUZU Trooper LS 3.2 MT 4x4
Chương 2. Phân tích đặc điểm kết cấu hệ thống truyền lực MT MUA trên xe ISUZU Trooper LS 3.2 MT4x4
Chương 3. Tính toán kéo kiểm nghiệm xe ISUZU Trooper LS 3.2 MT4x4.1999
Chương 4. Khai thác,sử dụng và bảo dưỡng hệ thống truyền lực xe ISUZU Trooper LS 3.2 MT4x4
Hệ thống truyền lực xe ISUZU Trooper LS 3.2 MT4x4 là hệ thống cơ khí đơn giản. Tuy nhiên trong kết cấu có nhiều đặc điểm đặc biệt đòi hỏi người sử dụng phải nắm chắc trong quá trình khai thác sử dụng xe.,
Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp mặc dù được sự hướng dẫn rất nhiệt tình của thầy giáo: TS……………. và các thầy trong Khoa Động lực, do tài liệu ít ỏi, trình độ bản thân còn nhiều hạn chế, nên trong đồ án tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp chỉ bảo của các thầy giáo và các bạn.
Em xin cảm ơn thầy giáo: TS……………. cùng tập thể các thầy giáo trong Bộ môn Ôtô quân sự, khoa Động lực đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình để em hoàn thành đồ án này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thiết kế và tính toán ôtô - máy kéo. Tập 1 NXB ĐH&THCN.
Tác giả: Nguyễn Hữu Cẩn & Phan Đình Kiên. 2006
2. Lý thuyết ôtô quân sự. HVKTQS.
Tác giả: Nguyễn Phúc Hiểu. 2000
3. ISUZU Trooper Service Manual 1999
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"