MỤC LỤC
MỤC LỤC..1
LỜI NÓI ĐẦU...2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN.. 1
1.1.Công dụng, phân loại, yêu cầu của hệ thống cung cấp điện. 1
1.1.1. Công dụng. 1
1.1.2. Yêu cầu. 1
1.1.3. Phân loại 2
1.2.Kết cấu chung của hệ thống cung cấp điện. 2
1.2.1.Sơ đồ chung của hệ thống cung cấp điện. 3
1.2.2. Các bộ phận chính của hệ thống cung cấp điện. 4
1.3. Mục tiêu, phương pháp và nội dung nghiên cứu đề tài 8
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu. 8
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu. 8
1.3.3. Nội dung nghiên cứu. 9
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN TRÊN Ô TÔ HONDA CIVIC 10
2.1. Giới thiệu xe nghiên cứu. 10
2.2. Phân tích kết cấu hệ thống cung cấp điện. 13
2.2.1. Ắc quy. 13
2.2.2. Máy phát 22
2.2.3. Bộ điều chỉnh điện áp. 29
2.2.4. Các bộ phận khác của máy phát 33
2.3. Tính toán máy phát 34
2.3.1. Tính chọn công suất máy phát 34
2.3.2. Tính toán chọn dây dẫn. 36
CHƯƠNG 3. KHAI THÁC HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN TRÊN Ô TÔ HONDA CIVIC 39
3.1. Hư hỏng thường gặp. 39
3.2. Quy trình kiểm tra và chẩn đoán hệ thống cung cấp điện. 41
3.2.1. Quy trình kiểm tra ắc quy. 41
3.2.2. Kiểm tra máy phát 41
3.3. Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống cung cấp điện. 44
3.3.1 Tháo, lắp hệ thống cung cấp điện. 44
3.3.2. Vệ sinh làm sạch hệ thống cung cấp điện. 48
3.3.3. Sửa chữa hệ thống cung cấp điện. 48
KẾT LUẬN....49
TÀI LIỆU THAM KHẢO...50
LỜI NÓI ĐẦU
Ô tô hiện nay có một vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, nó được dùng để vận chuyển hành khách, hàng hoá và nhiều công việc khác…Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật và xu thế giao lưu, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực sản xuất và đời sống, giao thông vận tải đã và đang là một ngành kinh tế kỹ thuật cần được ưu tiên của mỗi quốc gia. Hệ thống cung cấp điện có vai trò rất quan trọng, nó cung cấp toàn bộ hệ thống điện, phụ tải trên xe và cũng là một phần không thể thiếu trong kết cấu của ôtô. Trong thời gian học tập tại trường em được trang bị những kiến thức về chuyên ngành và được khoa giao cho nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp: “Khai thác kĩ thuật hệ thống cung cấp điện cho xe Honda Civic”.
Đồ án được em thực hiện và hoàn thành trong 3 chương. Chương 1 trình bày tổng quan về hệ thống cung cấp điện trên ô tô bao gồm công dụng, phân loại, yêu cầu và kết cấu chung của hệ thống cung cấp điện; nêu mục tiêu, phương pháp và nội dung nghiên cứu. Chương 2 phân tích kết cấu của hệ thống bao gồm kết cấu của ắc quy, máy phát, bộ điều chỉnh điện áp và nguyên lý hoạt động của các bộ phận này. Chương 3 trình bày các hư hỏng thường gặp, quy trình kiểm tra, chẩn đoán và quy trình tháo lắp hệ thống cung cấp điện trên ô tô.
Trong quá trình làm đồ án, dù bản thân đã hết sức cố gắng, cộng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô và bạn bè xong do khả năng, tài liệu và thời gian còn hạn chế nên khó có thể tránh khỏi sai sót. Vì vậy em rất mong sự chỉ bảo của thầy cô và sự góp ý của bạn bè để đồ án của em được hoàn thiện. Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy: TS…………….. và các thầy trong bộ môn đã tạo điều kiện để em hoàn thành đồ án.
Hà nội, ngày …. tháng … năm 20….
Sinh viên thực hiện
………………..
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN
1.1. Công dụng, phân loại, yêu cầu của hệ thống cung cấp điện
Để cung cấp năng lượng cho các phụ tải trên ô tô, cần phải có bộ phận tạo ra nguồn năng lượng có ích. Nguồn năng lượng này được tạo ra từ máy phát điện trên ô tô. Khi động cơ hoạt động, máy phát cung cấp điện cho các phụ tải và nạp điện cho ắc quy.
1.1.1. Công dụng
Hệ thống cung cấp điện có chức năng cung cấp nguồn điện ổn định cho các thiết bị sử dụng điện của động cơ và ô tô như khởi động động cơ bằng máy khởi động, các thiết bị hệ thống đánh lửa, hệ thống chiếu sáng và phát tín hiệu, hệ thống điều khiển gương kính ….
1.1.2. Yêu cầu
Chế độ làm việc của ô tô luôn luôn thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ làm việc của hệ thống cung cấp điện. Do xuất phát từ điều kiện luôn phải đảm bảo các phụ tài làm việc bình thường. Hệ thống cung cấp điện phụ đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phải luôn tạo ra một điệu áp ổn định (13,8V -14,2V đối với hệ thống điện 12V hoặc 27 ÷ 28V với hệ thống điện 24V) trong mọi chế độ làm việc của phụ tải. Vì nếu điện áp dòng điện máy phát cung cấp chênh lệch quá lớn so với điện áp làm việc của phụ tải sẽ làm giảm tuổi thọ của phụ tải, thậm chỉ làm hỏng phụ tải. Khoảng chênh lệch của điện áp định mức máy phát và điện áp cần thiết của tải chính là độ sụt áp trên đường dây truyền tải.
- Máy phát phải có cấu trúc và kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhỏ, giá thành thấp và tuổi thọ cao.
1.1.3. Phân loại
Theo các xe khác nhau dùng loại máy phát khác nhau ta có thể chia ra:
+ Hệ thống cung cấp dùng máy phát điện xoay chiều
+ Hệ thống cung cấp điện dùng máy phát một chiều
Theo điện áp cung cấp ta có thể chia ra:
+ Hệ thống cung cấp điện dùng máy phát 12V
+ Hệ thống cung cấp dùng máy phát điện 24V
1.2. Kết cấu chung của hệ thống cung cấp điện
Kết cấu chung của hệ thống cung cấp điện bao gồm các bộ phận như sau:
- Máy phát điện (nguồn điện năng chính trên ôtô)
- Chìa khóa điện
- Cơ cấu báo nạp
- Ắc quy (nguồn điện dữ trữ)
1.2.1.Sơ đồ chung của hệ thống cung cấp điện
Phụ tải trên ô tô có thể chia làm 3 loại: tải thường trực là những phụ tải liên tục hoạt động khi xe đang chạy, tải gián đoạn trong thời gian dài và tải gián đoạn trong thời gian ngắn.
1.2.2. Các bộ phận chính của hệ thống cung cấp điện
1.2.2.1. Ắc quy
a. Nhiệm vụ
Ắc quy trong ô tô thường được gọi là ắc quy khởi động để phân biệt với loại ắc quy sử dụng ở các lãnh vực khác. Ắc quy khởi động trong hệ thống điện thực hiện chức năng của một thiết bị chuyển đổi hóa năng thành điện năng và ngược lại.
Ắc quy cung cấp điện khi:
- Động cơ ngừng hoạt động: Điện từ bình ắc quy được sử dụng để chiếu sáng, dùng cho các thiết bị điện phụ, hoặc là các thiết bị điện khác khi động cơ không hoạt động.
- Động cơ khởi động: Điện từ bình ắc quy được dùng cho máy khởi động và cung cấp dòng điện cho hệ thống đánh lửa trong suốt thời gian động cơ đang khởi động. Việc khởi động xe là chức năng quan trọng nhất của ắc quy.
c. Phân loại ắc quy
Trong công nghiệp nói chung hiện nay sử dụng nhiều loại bình điện như:
- Ắc quy axit - chì;
- Ắc quy kiềm cađimi - niken;
- Ắc uy kiềm sắt - niken;
- Ắc quy kiềm bạc - kẽm.
1.2.2.2. Máy phát
Máy phát điện xoay chiều đóng vai trò chính trong hệ thống nạp. Máy phát điện xoay chiều có 3 chức năng: Tạo ra dòng điện, chỉnh lưu thành dòng điện một chiều và điều chỉnh điện áp.
- Phát điện: Việc truyền chuyển động quay của động cơ tới puli thông qua đai chữ V sẽ làm quay rotor máy phát và do đó tạo ra dòng điện xoay chiều trong cuộn dây stato.
- Chỉnh lưu dòng điện: Vì dòng điện được tạo ra trong cuộn dây stato là dòng điện xoay chiều nên nó không sử dụng được cho các thiết bị điện một chiều được lắp trên xe. Để sử dụng được dòng điện xoay chiều này người ta sử dụng bộ chỉnh lưu để chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
1.3. Mục tiêu, phương pháp và nội dung nghiên cứu đề tài
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu tổng quan về hệ thống cung cấp điện trên ô tô (công dụng, phân loại, yêu cầu các thông số cơ bản và cấu tạo chính các bộ phận của động cơ ô tô);
- Tìm hiểu kết cấu và tính toán một số các chế độ làm việc của hệ thống cung cấp điện trên ô tô (giới thiệu xe nghiên cứu Honda Civic, phân tích kết cấu hệ thống trên xe Honda Civic bao gồm ắc quy, máy phát và tính toán máy phát, dây dẫn);
- Khai thác kĩ thuật, tìm hiểu hư hỏng, các nguyên nhân, quy trình kiểm tra và quy trình khắc phục hư hỏng.
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài em có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Tra cứu trong các tài liệu, giáo trình kỹ thuật, sách vở, đặc biệt là tài liệu trên phần mềm sửa chữa của hãng xe.
- Tìm kiếm thông tin trên mạng Internet các website trong và ngoài nước. So sánh và chất lọc để sử dụng những thông tin cần thiết và đảng tin cậy.
- Tham khảo ý kiến của các Giảng viên trong ngành cơ khí ô tô. Trong đó phải kể đến các Thầy trong trường ĐH CNGTVT, các kỹ sư, chuyên viên kỹ thuật về ô tô tại các Trung tâm bảo hành, các xưởng sửa chữa, và cả những người có kinh nghiệm lâu năm trong việc sử dụng bảo quản xe.
- Tổng hợp và phân tích các nguồn dữ liệu thu thập được, từ đó đưa ra những đánh giá và nhận xét của riêng mình.
1.3.3. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu tổng quan hệ thống cung cấp điện bao gồm công dụng, phân loại, yêu cầu và kết cấu chung của hệ thống cung cấp điện. Tìm hiểu sơ đồ bố trí hệ thống cung cấp điện trên ô tô và các thành phần sử dụng điện trên ô tô.
- Phân tích kết cấu của các bộ phận trên hệ thống cung cấp điện bao gồm ắc quy, máy phát, bộ chỉnh lưu điện áp…Tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các bộ phận đó.
- Tính toán máy phát các nội dung chọn công suất máy phát và tính toán lựa chọn dây dẫn cho hệ thống.
- Khai thác hư hỏng của hệ thống cung cấp điện để đưa các lý thuyết học được áp dụng vào thực tế, vào quy trình kiểm tra và các tháo lắp hệ thống.
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN TRÊN Ô TÔ HONDA CIVIC
2.1. Giới thiệu xe nghiên cứu
Civic là chiếc xe mà Honda mô tả là một “hỏa tiễn” nhắm thẳng vào trái tim của những người mua có ý thức về ngân sách và những người mua lần đầu tiên tìm kiếm một chiếc xe hơi sành điệu được tạo ra bởi một thương hiệu danh tiếng đến từ Nhật Bản và từ từ hạ gục họ. Civic - một chiếc xe là điển hình cho sự xuất sắc của chiếc xe nhỏ gọn với sự pha trộn giữa tính thực tế mà vẫn hòa hợp với tính cách lái xe của người dùng.
* Ngoại hình thực tế và hiện đại
Đầu xe Honda Civic là tập hợp của vô số các góc cạnh không theo quy luật nào nhưng chính điều này khiến cho nó khác biệt và dễ dàng nhận dạng. Lưới tản nhiệt mỏng hẹp nối liền với đèn pha “giận dữ” vuốt nhẹ sang 2 bên thân xe. Đèn pha được cấu thành từ vô số hình lập phương tạo hiệu ứng bắt mắt. Dải đèn chạy ban ngày gồm nhiều bóng đèn LED được sắp xếp tinh xảo.
* Nội thất
Cabin của Civic có chất lượng hoàn thiện khá tốt với các vật liệu cao cấp. Ngay cả bề mặt nhựa cũng rất ấn tượng, nó không gây cảm giác rẻ tiền như một số chiếc xe cùng phân khúc khác. Bảng điều khiển có bố trí hai tầng theo phong cách bất đối xứng.
* Hệ thống an toàn
Bất kể phiên bản Honda Civic nào cũng đều đạt tiêu chuẩn với nhóm công nghệ Honda Sensing. Chúng bao gồm các hệ thống an toàn chủ động và bị động như:
- Hệ thống hỗ trợ đánh lái chủ động AHA
- Hệ thống cân bằng điện tử VSA
- Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS
- Hệ thống chống bố cứng phanh ABS
- Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD
Các thông số kĩ thuật của xe được liệt kê trên bảng 2.1.
2.2. Phân tích kết cấu hệ thống cung cấp điện
2.2.1. Ắc quy
a. Cấu tạo
Ắc quy axit bao gồm: Vỏ bình, nắp bình, bản cực, tấm ngăn và dung dịch điện phân.
* Vỏ bình
Vỏ bình được đúc một khối và chế tạo bằng nhựa êbônít, cao su cứng hay bằng tổng hợp nhựa 2…
* Bản cực
Bản cực hay lá chì còn gọi là plaque được cấu tạo bằng cách trát đầy chất tác dụng (bột chì) lên cốt khung lưới.
* Tấm ngăn
Trong các phần tử ắc quy tấm ngăn có hai nhiệm vụ:
- Không cho các bản âm dương đụng nhau gây chập mạch.
- Giữ và đỡ chất tác dụng tức bột chì khỏi rơi rả.
b. Quá trình điện hóa của ắc quy
Trong ắc quy thường xảy ra hai quá trình hóa học thuận nghịch đặc trưng là quá trình nạp và phóng điện, và được thể hiện dưới dạng phương trình sau:
PbO2 + Pb + 2H2SO4 Û 2PbSO4 + 2H2O (2.1)
Trong quá trình phóng điện, hai bản cực từ PbO2 và Pb biến thành PbSO4. Như vậy khi phóng điện, axit sunfuric bị hấp thụ để tạo thành sunfat chì, còn nước được tạo ra, do đó, nồng độ dung dịch H2SO4 giảm.
c. Các thông số và đặc tính của ắc quy
* Các thông số cơ bản
- Sức điện động của ắc quy
Mỗi ngăn bình là một ắc quy đơn có đầy đủ các đặc tính tượng trưng cho cả bình điện. Sức điện động E0 là hiệu điện thế đo được giữa cực dương và cực âm bằng volt kế đặc biệt (lúc đó không phóng điện).
- Hiệu điện thế ắc quy
Là hiệu điện thế đo được giữa cực dương và cực âm bằng volt kế thường (có tiêu tốn điện).
- Khi phóng điện: Up = Eaq – Ip.Raq (2.3)
- Khi nạp điện: Un = Eaq + In.Raq. (2.4)
d. Đặc tính của ắc quy
(1) Đặc tính phóng điện
Khảo sát đặc tính phóng của ắc quy đơn. Khi cho phóng với dòng điện không đổi Ip = const (Ip = 5,4A) thì nồng độ dung dịch giảm theo đường thẳng vì số lượng chất tác dụng tham gia phản ứng và axít sunfuaric được thay thế bằng nước trong mỗi giây đều như nhau. Đường đặc tính E0 cũng giảm tương tự như đường r.
(2) Đặc tính nạp điện
Khảo sát đặc tính nạp của một ắc quy đơn với dòng điện không đổi In=const. Khi nạp bằng dòng điện không đổi, nồng độ và sức điện động tỉnh của ắc quy tăng đều theo đường thẳng r tăng từ 1,11 g/cm3 đến 1,27 g/cm3. Un và Eaq cũng thay đổi theo quy luật ngược lại lúc phóng điện.
f. Các phương pháp nạp điện cho ắc quy
Có hai phương pháp nạp điện cho ắc quy:
(1) Nạp bằng dòng điện không đổi:
Theo phương pháp này dòng điện nạp được giữ không đổi trong suốt quá trình nạp bằng cách thay đổi giá trị điện trở R. Thông thường người ta chọn:
In = 0,1Qđm (2.7)
2.2.2. Máy phát
a. Đặc điểm cấu tạo
Máy phát điện loại này gồm có 3 phần chính là stator, rotor và bộ chỉnh lưu.
(1) Stator (phần ứng)
Stato gồm khối thép từ được lắp ghép bằng các lá thép ghép lại với nhau, phía trong có xẻ rãnh đều để xếp các cuộn dây satator. Cuộn dây stator có 3 pha mắc theo kiểu hình sao, hoặc theo kiểu hình tam giác.
(2) Rotor (phần cảm)
Bao gồm trục 4 và ở phía cuối trục có lắp các vòng tiếp điện 7, còn ở giữa có lắp hai chùm cực hình móng (thường có 6 vấu cho 1 chùm cực). Giữa hai chùm cực là cuộn dây kích thích 3 được quấn trên ống thép dẫn từ 6. Các đầu dây kích thích được hàn vào các vòng tiếp điện (hình 2.14).
b. Đặc tính của máy phát xoay chiều
Trên Hình 2.16 là sơ tính toán máy phát xoay chiều tải theo số vòng quay của máy phát điện xoay chiều kích thích bằng nam châm vĩnh cửu (không có cơ cấu điều chỉnh tự động) làm việc với phụ tải thuần (các bóng đèn).
Ở chế độ không tải, tức là khi Imf = 0, thế hiệu của máy phát điện bằng sức điện động cảm ứng trong cuộn dây stator:
Uo = E = 4k.f.Fo = 4k.w.(p.n/60)Fo = Co.n.Fo (2.9)
2.2.3. Bộ điều chỉnh điện áp
a. Nhiệm vụ, yêu cầu và nguyên tắc điều chỉnh điện áp
* Cơ sở điều chỉnh điện áp
Khi điều chỉnh điện áp và cường độ dòng điện của máy phát trong các hệ thống cung cấp điện thì đối tượng điều chỉnh là máy phát và accu. Hoạt động đồng thời của máy phát cùng accu xảy ra khi có sự thay đổi vận tốc quay của phần ứng (rotor) của máy phát, của tải và của nhiệt độ trong phạm vi rộng.
* Nguyên tắc điều chỉnh điện áp
Nếu không kể đến độ sụt áp trong cuộn dây phần ứng thì điện áp của máy phát xoay chiều được tính bằng công thức:
Umf » E = C.n.F (2.16)
b. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
* Sơ đồ mạch điện:
Tiết chế bán dẫn loại này gồm hai thành phần: thành phần đo R1, R2, D1 và thành phần hiệu chỉnh T1, T2.
* Nguyên lý làm việc:
Khi bật công tắc máy, dòng điện từ accu đến tiết chế, đến R1 ® R2 ® mass. Điện áp đặt vào D1 = U.R2 /(R1 + r2) < UOZ điện thế làm việc của D1, nên T1 đóng. Do đó, dòng đi theo mạch R3 -> D2 -> R4 -> mass.
Khi cường độ dòng điện Ikt giảm trên Wkt xuất hiện một sức điện động tự cảm và diode D3 dùng để bảo vệ transistor T2.
Trong sơ đồ này, người ta sử dụng mạch hồi tiếp âm bao gồm R5 và tụ C. Khi T2 chớm đóng, điện áp tại cực C tăng làm xuất hiện dòng nạp Ic (Wkt ® T1® C ® R5 ® R ® mass).
Điện thế tại chân B của T1 tăng vì UBE1 = R (I + IC) khiến T1 chuyển nhanh sang trạng thái bão hoà và T2 chuyển nhanh sang trạng thái đóng.
2.2.4. Các bộ phận khác của máy phát
a. Chổi than và giá đỡ: Đặt trong lỗ giá đỡ rồi dụng lò xo tì lên trên để chổi than luôn luôn tiếp xúc tốt với vùng tiếp điện. Trong hai dây dẫn từ hai chổi than tì, một được nối với cọc F của dòng điện từ trường còn dòng khác nối với cọc mt (-).
b. Nắp trước, nắp sau: đúc bằng hợp kim nhôm không dẫn từ, một mặt đỡ hở từ mặt khác lại có thêm ưu điểm gọn, nhẹ tản nhiệt.
- Công dụng: là để che chắn bảo vệ
c. Quạt gió: được lắp từ thép 1,5mm, có tác dụng làm mát cho máy phát.
2.3. Tính toán máy phát
2.3.1. Tính chọn công suất máy phát
Công suất tổng của máy phát được xác định từ công suất cung cấp cho các tải liên tục và tải gián đoạn trên ô tô.
Công suất tổng:
På = P1 + P2. (2.19)
Suy ra được tổng công suất của phụ tải hoạt động liện tục:
P1= 35+70+85+170= 360 W
Ta khảo sát với xe du lịch chạy trên đường cao tốc. Khi đó ta chọn các hệ số sử dung của các hệ thống điện trên xe như sau.
Có tổng công suất của phụ tải gián đoạn: P2 = 631,7 [W].
Suy ra tổng công suất làm việc của máy phát: Pz = P1 + P2 = 360 + 631,7 = 991,7 [W]
Vậy cần chọn máy phát có công suất Iđm ³ 85 [A].
Dựa trên Catalog về máy phát ta chọn được máy phát có công suất phù hợp.
2.3.2. Tính toán chọn dây dẫn
Các hư hỏng trong hệ thống diện ô tô ngày nay chủ yếu bắt nguồn từ dây dẫn vì đa số các linh kiện bán dẫn đã được chế tạo với độ bền khá cao. Ô tô càng hiện đại, số dây dẫn càng nhiều thì xác suất hơ hỏng càng lớn. Vì vậy việc chọn tiết diện dây dẫn phù hợp là rất quan trọng.
* Đèn cốt: I = 6,43 A
* Còi: I = 2,86 A
* Sấy kính phía sau: I = 7,86 A
CHƯƠNG 3. KHAI THÁC HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN TRÊN Ô TÔ HONDA CIVIC
3.1. Hư hỏng thường gặp
Những hư hỏng thường gặp trên hệ thống cung cấp điện như bảng 3.1.
3.2. Quy trình kiểm tra và chẩn đoán hệ thống cung cấp điện
3.2.1. Quy trình kiểm tra ắc quy
* Kiểm tra
Quan sát, kiểm tra bằng mắt các nội dung sau đối với ắc quy:
- Kiểm tra cọc bình có bị mòn hay bẩn không.
- Kiểm tra vỏ bình có bị rạn nứt hay phồng rộp không.
- Kiểm tra mức dung dịch ắc quy (mức dung dịch chuẩn nằm trong khoảng LOWER LEVL và UPER LEVEL).
3.2.2. Kiểm tra máy phát
a. Kiểm tra bằng mắt quan sát
Trước khi kiểm tra, cần vệ sinh bụi bẩn, muội than bám trên chi tiết để kết quả kiểm tra được chính xác. Tiến hành kiểm tra các nội dung sau:
- Đánh giá mức độ mòn, chai cứng của chổi than.
- Đánh giá độ mòn của cổ góp. Dùng tay sờ lên vị trí cổ góp. Ngoài ra, kiểm tra bề mặt cổ góp có bị cháy, chai cứng không.
b. Kiểm tra bằng dụng cụ đo
* Kiểm tra cụm giá đỡ chổi than máy phát
Dùng một thước kẹp, đo chiều dài của phần chổi than lộ ra.
- Chiều dài tiêu chuẩn phần nhô ra của chổi than; 9.5 đến 11.5 mm (0.374 đến 0.453 in.)
- Chiểu dài tối thiểu phần nhô ra của chổi than: 4.5 mm (0.177 in.)
d. Kiểm tra đi ốt
1) Dùng chế độ thử điốt trong đồng hồ điện.
2) Đo giữa cực B của nắn dòng và cực P1 đến P4, khi đảo ngược cực của dây đồng hồ, và kiểm tra rằng chỉ có một chiều thông mạch.
3) Thay đổi đầu nối của cực B đến cực E. Thực hiện cùng quy trình như trên.
3.3. Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống cung cấp điện
3.3.1 Tháo, lắp hệ thống cung cấp điện
Quy trình tháo máy phát từ trên xe bao gồm các bước như bảng 3.3.
3.3.2. Vệ sinh làm sạch hệ thống cung cấp điện
a. Vệ sinh làm sạch bình ắc quy bị oxi hóa
Để khắc phục sự ăn mòn ắc quy trên ô tô, trước tiên bạn cần chuẩn bị:
- Dung dịch vệ sinh ắc quy hoặc sản phẩm thay thế tự chế (giấm, muối soda và nước)
- Bàn chải ắc quy chuyên dụng hoặc bàn chải đánh răng
- Chất ức chế ăn mòn
- Giẻ lau hoặc khăn giấy
b. Vệ sinh làm sạch máy phát điện
- Làm sạch chổi than, vành tiếp điện bằng giấy nhám sao cho bề mặt chổi than sạch và tiếp xúc tốt
- Làm sạch nắp đậy, nắp trước , nắp sau, rôto bằng rẻ lau và xăng
3.3.3. Sửa chữa hệ thống cung cấp điện
a. Sửa chữa ắc quy
- Nếu cọc bình mòn thì cần thay thế ắc quy, cọc bình bẩn cần vệ sinh sạch sẽ, sau đó lắp chặt lại các cực.
- Nếu vỏ bình xuất hiện rạn nứt hay phồng rộp cần thay thế ắc quy luôn để đảm bảo cho xe và các hệ thống khác hoạt động bình thường.
b. Sửa chữa máy phát
- Nếu quá mòn thì tiến hành thay mới.
- Dùng tay sờ lên vị trí cổ góp, nếu độ mòn lớn thì sẽ có gờ xuất hiện trên bề mặt cổ góp, tiến hành thay mới.
KẾT LUẬN
Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và công nghệ, ngành ô tô đã có những tiến bộ vượt bậc về thành tựu kỹ thuật mới như: Điều khiển điện tử và kỹ thuật bán dẫn cũng như các phương pháp tính toán hiện đại… đều được áp dụng trong ngành ô tô. Khả năng cải tiến, hoàn thiện và nâng cao để đáp ứng với mục tiêu chủ yếu về tăng năng suất, vận tốc, tải trọng có ích, tăng tính kinh tế, nhiên liệu, giảm cường độ lao động cho người lái, tăng tiện nghi sử dụng cho hành khách. Sự phát triển của ngành ô tô càng nâng tầm sự quan trọng của hệ thống cung cấp điện.
Trong quá trình tìm hiểu đề tài này, em đã trình bày được tổng quan về hệ thống cung cấp điện trên ô tô. Trong đó gồm có công dung, yêu cầu và phân loại. Trong phần này em có nói rõ mục tiêu, phương pháp và nội dung nghiên cước. Sau đó, em đã phân tích kết cấu của hệ thông cung cấp điện gồm ắc quy, máy phát, bộ chỉnh lưu và 1 vài bộ phận khác. Tiếp theo em đã tính toán chọn công suất máy phát và tính toán chọn dây dẫn. Tiếp theo, em đã trình bày được các hư hỏng của hệ thống cung cấp điện, xây dựng được quy trình kiểm tra ắc quy, máy phất điện. Và cuối cùng, em đã trình bày được cách tháo lắp hệ thống cung cấp điện.
Tuy nhiên do thời gian hạn chế, nhiều phần chưa được trang bị trong thời gian học tập tại trường, tài liệu tham khảo hạn chế và chưa cập nhật đủ nên cần phải hoàn thiện thêm. Mặc dù vậy mong rằng đề tài này sẽ giúp ích cho mọi người. Hay coi nó như một tài liệu để tham khảo. Và nếu như có ai định mở rộng nghiên cứu chuyên sâu hơn thì đề tài này sẽ đóng góp một phần cho bạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lưu Văn Tuấn, Kết cấu ô tô, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018.
[2]. Nguyễn Khắc Trai, Giáo trình kết cấu ô tô, Nhà xuất bản GTVT, Hà Nội
[3]. Nguyễn Khắc Trai, Nguyễn Trọng Hoan, Hồ Hữu Hải, Phạm Huy Hường, Nguyễn Văn Chương, Trịnh Minh Hoàng, Kết cấu ô tô, NXB Bách Khoa Hà Nội, 2006.
[4]. Tài liệu kỹ thuật ô tô Honda Civic.
[5]. Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống cung cấp điện trên xe Honda Civic
[6]. Ths. Trương Mạnh Hùng, Bài giảng chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô, NXB GTVT Hà Nội, 2012.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"