ĐỒ ÁN KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH XE TOYOTA CAMRY 3.5Q

Mã đồ án OTTN003024050
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 330MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ tuyến hình xe camry 3.5Q, bản vẽ sơ đồ nguyên lý hoạt động của bộ chấp hành ABS, bản vẽ kết cấu cơ cấu phanh trước, bản vẽ sơ đồ mạch điều khiển ABS, bản vẽ quy trình bảo dưỡng hệ thống phanh, bản vẽ những triệu chứng hư hỏng trong hệ thống phanh xe camry 3.5Q, bản vẽ nội dung bảo dưỡng hệ thống phanh xe camry 3.5Q, bản vẽ thực hành bảo dưỡng, chẩn đoán hệ thống phanh xe camry 3.5Q); file word (Bản thuyết minh, bìa đồ án…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH XE TOYOTA CAMRY 3.5Q.

Giá: 1,050,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC.............i

DANH MỤC BẢNG..............iii

DANH MỤC HÌNH............iv

LỜI NÓI ĐẦU..............1

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN..............2

1.1. Tổng quan của hệ thống phanh.................2

1.1.1. Những vấn đề chung của hệ thống phanh................ 2

1.1.2. Cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống phanh trên ô tô...............3

1.2. Tổng quan về khai thác kĩ thuật................12

1.2.1. Bảo dưỡng kĩ thuật ................12

1.2.2. Chẩn đoán kĩ thuật ...............13

1.2.3. Sửa chữa..................13

1.3. Giới thiệu chung về xe Toyota camry 3.5Q..................14

CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG PHANH TRÊN Ô TÔ TOYOTA CAMRY 3.5Q................16

2.1. Sơ đồ cấu tạo, nguyên lí làm việc.................16

2.1.1. Bố trí hệ thống phanh trên ô tô...................16

2.1.2. Sơ đồ bố trí dạng tổng quát................16

2.2. Kết cấu cơ cấu phanh..................17

2.2.1. Cơ cấu phanh trước.................17

2.2.2. Cơ cấu phanh sau...................19

2.3. Kết cấu dẫn động phanh.................. 20

2.3.1. Xi lanh phanh chính...................20

2.3.2. Cấu tạo của bầu trợ lực phanh....................23

2.4. Hệ thống điều khiển phanh điện tử ABS..................25

2.4.1. Cấu tạo chung của hệ thống ABS.................25

2.4.3. Cấu tạo nguyên lý làm việc của bộ chấp hành...............26

2.4.4. Cấu tạo nguyên lí làm việc của ECU điều khiển trượt..................30

CHƯƠNG III. CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH XE TOYOTA CAMRY 3.5Q................35

3.1. Những lưu ý khi sử dụng hệ thống phanh..............35

3.2. Chẩn đoán hư hỏng hệ thống phanh....................35

3.2.1. Chẩn đoán hư hỏng các bộ phận cơ khí ................35

3.2.2. Chẩn đoán hư hỏng hệ thống chống bó cứng phanh ABS................37

3.3. Bảo dưỡng kĩ thuật hệ thống phanh....................44

3.4. Sửa chữa hư hỏng hệ thống phanh..............44

3.4.1. Hướng dẫn tháo, lắp trong hệ thống phanh................... 47

CHƯƠNG IV. THỰC HÀNH BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH....................56

4.1. Thực hành bảo dưỡng cơ cấu phanh..................56

4.2. Thực hành chẩn đoán hư hỏng hệ thống ABS trên xe Toyota Camry 3.5Q...............61

KẾT LUẬN................65

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................66

LỜI NÓI ĐẦU

  Ở nước ta giao thông đường bộ đóng vai trò chủ đạo và phần lớn lượng hàng và người được vận chuyển trong nội địa bằng ô tô. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, ngành công nghiệp ô tô đã có sự phát triển vượt bậc nhằm đáp ứng những nhu cầu của con người. Những chiếc ô tô ngày càng đẹp hơn, nhanh hơn, an toàn hơn, tiện nghi hơn, tiết kiệm hơn để theo kịp xu thế của thời đại.

Bên cạnh đó với việc bản thân em được thực tập tốt nghiệp tại TOYOTA Mỹ Đình để học tập cũng như tìm hiểu các kiến thức chuyên ngành của mình cùng với đó trong quá trình thực tập em cũng đã được tiếp xúc nhiều với dòng xe Camry, cá nhân e thấy có nhiều vẫn đề cần tìm hiểu liên quan đến bảo dưỡng sửa chữa hệ thống phanh vì vậy mà từ đó em muốn nghiên cứu và chọn đồ án tốt nghiệp của mình là: “Khai thác kĩ thuật hệ thống phanh cho xe ô tô Toyota Camry 3.5Q”.

Với sự cố gắng tìm hiểu nghiên cứu và sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của thầy giáo : TS…....……….. đã giúp em hoàn thành được đồ án này. Tuy nhiên đây là một vấn đề lớn, do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế. Vì vậy trong quá trình nghiên cứu không tránh được những thiếu sót, em mong các thầy cô trong bộ môn cơ khí ô tô cùng với các bạn đóng góp ý kiến cho đề tài thiết kế của em được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo : TS………......….. cùng các thầy cô trong bộ môn cơ khí ô tô, khoa cơ khí trường ĐHGTVT đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành đồ án này.

                                                                                                                           Hà nội, ngày … tháng … năm 20…

                                                                                                                          Sinh viên thực hiện

                                                                                                                          ………………

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan của hệ thống phanh

1.1.1. Những vấn đề chung của hệ thống phanh

Trên ôtô hệ thống phanh là một trong những cụm quan trọng nhất vì nó đảm bảo tính an toàn của ô tô khi chuyển động. Sự phanh xe được tiến hành bằng cách tạo ma sát giữa phần quay và phần đứng yên của các cụm liên kết với bánh xe: giữa tang trống với má phanh hoặc đĩa phanh với má phanh. 

1.1.1.1. Công dụng

Hệ thống phanh dùng để giảm tốc độ chuyển động của ô tô cho đến khi dừng hẳn hoặc đến một tốc độ nào đó theo yêu cầu của người lái. Ngoài ra hệ thống phanh còn giữ cho ô tô dừng ở ngang dốc trong thời gian lâu dài hoặc cố định xe trong thời gian dừng xe (phanh dừng).

1.1.1.2. Phân loại

Có nhiều cách phân loại hệ thống phanh:

a, Theo công dụng

- Hệ thống phanh chính (phanh chân).

- Hệ thống phanh dừng (phanh tay, phanh chân hoặc bằng điện tử).

d, Theo mức độ hoàn thiện hệ thống phanh

- Hệ thống phanh có cường hóa.

- Hệ thống phanh có điều hòa lực phanh.

- Hệ thống phanh có chống bó cứng phanh ABS (Anti-lock brake system).

- Hệ thống phanh có phân bố lực phanh điện tử EBD (Electronic brake force distribution).

1.1.1.3. Yêu cầu

- Có hiệu quả phanh cao nhất ở tất cả các bánh xe, nghĩa là đảm bảo quãng đường phanh đột ngột trong trường hợp nguy hiểm.

- Phanh êm dịu trong mọi trường hợp để đảm bảo sự ổn định chuyển động của ô tô để đảm bảo sự ổn định của ôtô khi phanh.

- Điều khiển nhẹ nhàng, nghĩa là lực tác dụng lên bàn đạp hay đòn điều khiển không lớn.

1.1.2. Cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống phanh trên ô tô

1.1.2.1. Cấu tạo chung

Cấu tạo chung hệ thống phanh trên ô tô bao gồm ba bộ phận chính:

Cơ cấu phanh: Được bố trí ở gần bánh xe, thực hiện chức năng của các cơ cấu ma sát nhằm tạo ra mômen hãm trên các bánh xe của ô tô khi phanh.

1.1.2.2. Cơ cấu phanh

Trên xe ô tô gồm có các loại cơ cấu phanh là: Cơ cấu phanh đĩa, cơ cấu phanh tang trống, cơ cấu phanh dừng.

1.1.2.3. Cấu tạo nguyên lí làm việc của dẫn động phanh

a, Dẫn động phanh bằng cơ khí

Hệ thống phanh dẫn động cơ khí có ưu điểm kết cấu đơn giản nhưng không tạo được mômen phanh lớn do hạn chế lực điều khiển của người lái, thường chỉ sử dụng điều khiển phanh dừng (phanh tay).

b, Dẫn động phanh bằng thuỷ lực

Ở phanh dầu lực tác dụng từ bàn đạp lên cơ cấu phanh qua chất lỏng (chất lỏng được coi như không đàn hồi khi ép).

Dẫn động phanh dầu có ưu điểm phanh êm dịu, dễ bố trí, độ nhạy cao (do dầu không bị nén). Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là tỉ số truyền của dẫn động dầu không lớn nên không thể tăng lực điều khiển trên cơ cấu phanh. Vì vậy hệ thống phanh dẫn động thuỷ lực thường được sử dụng trên ôtô du lịch hoặc ôtô tải nhỏ.

c, Dẫn động phanh bằng khí nén

Để giảm lực điều khiển trên bàn đạp, đối với ôtô tải trung bình và lớn người ta thường sử dụng dẫn động phanh bằng khí nén. Trong dẫn động phanh bằng khí nén lực điều khiển trên bàn đạp chủ yếu dùng để điều khiển van phân phối còn lực tác dụng lên cơ cấu phanh do áp suất khí nén tác dụng lên bầu phanh thực hiện.

1.2. Tổng quan về khai thác kĩ thuật

1.2.1. Bảo dưỡng kĩ thuật

Những hoạt động hoặc những biện pháp kỹ thuật có xu hướng làm giảm cường độ hao mòn chi tiết máy, phòng ngừa hỏng hóc (bôi trơn, điều chỉnh, siết chặt, lau chùi…) và kịp thời phát hiện các hỏng hóc (kiểm tra, xem xét trạng thái, sự tác động các cơ cấu, các cụm, các chi tiết máy) nhằm duy trì trình trạng kỹ thuật tốt của xe trong quá trình sử dụng được gọi là bảo dưỡng kỹ thuật ô tô. 

1.2.3. Sửa chữa

Những hoạt động hoặc những biện pháp kỹ thuật có xu hướng khắc phục các hỏng hóc (thay thế cụm máy hoặc các chi tiết máy, sửa chữa phục hồi các chi tiết máy có khuyết tật…) nhằm khôi phục khả năng làm việc của các chi tiết, tổng thành của ô tô được gọi là sửa chữa ô tô.

1.3. Giới thiệu chung về xe Toyota camry 3.5Q

Toyota Camry 3.5Q là mẫu sedan cỡ trung do hãng xe Toyota sản xuất. Lần đầu xuất hiện tại triển lãm ôtô Detroit 1/2006 và Camry chính thức sản xuất hàng loạt từ tháng 1/2006 và đã trở thành sản phẩm mũi nhọn của Toyota trong năm 2007. Toyota đã tung ra tại thị trường Việt Nam với 2 phiên bản là Camry 3.5Q và Camry 2.4G cùng với đó được trang bị thêm rất nhiều các hệ thống hiện đại và tiện ích.

CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG PHANH Ô TÔ TOYOTA CAMRY 3.5Q

2.1. Sơ đồ cấu tạo, nguyên lí làm việc

2.1.1. Bố trí hệ thống phanh trên ô tô

Sơ đồ bố trí hệ thống phanh trên xe CAMRY 3.5Q như hình 2.1.

2.1.2. Sơ đồ bố trí dạng tổng quát

a, Sơ đồ cấu tạo

Sơ đồ bố trí chung hệ thống phanh dạng tổng quát như hình 2.2.

b, Nguyên lý hoạt động chung

Khi đạp phanh dầu áp suất cao trong xi lanh phanh chính 3 đư­ợc khuếch đại bởi trợ lực sẽ đư­ợc truyền đến các bánh xe và thực hiện quá trình phanh. Xi lanh tại mỗi bánh xe sẽ nhận áp lực dầu từ xi lanh phanh chính truyền đến rồi từ đó sẽ đồng thời tạo ra áp lực đẩy piston ở trong xi lanh tại mỗi bánh xe để ép má phanh vào đĩa phanh. 

2.2. Kết cấu cơ cấu phanh

2.2.1. Cơ cấu phanh trước

* Đĩa phanh:

Cơ cấu phanh trước là cơ cấu được trang bị phanh đĩa với đĩa phanh là đĩa có các rãnh thông gió. Do khi phanh thì tải trọng sẽ được dồn về phía trước vì vậy mà yêu cầu lực phanh sẽ lớn cùng với đó lượng nhiệt ở đĩa phanh sẽ rất cao do sự ma sát với má phanh. 

* Má phanh:

Khi má phanh có độ dày nhỏ hơn so với độ dày tiêu chuẩn an toàn từ nhà sản xuất thì miếng thép báo mòn sẽ chạm vào đĩa phanh gây ra các tiếng kêu két két và báo cho ng­ười lái biết tình trạng của phanh lúc đó. Sự cảnh báo diễn ra khi độ dày thực của má phanh còn khoảng 2,5 mm.

2.2.2. Cơ cấu phanh sau

Cơ cấu phanh sau có kết cấu gần giống như cơ cấu phanh trước, chỉ khác là cơ cấu phanh sau sử dụng đĩa phanh đặc thay vì đĩa phanh có rãnh thông gió như ở phía trước.

Cơ cấu phanh dừng cũng được tích hợp luôn trên cơ cấu phanh sau. Với mục đích là để dừng và đỗ xe, cơ cấu phanh dừng sử dụng một bàn đạp phanh chân nhỏ ở bên cạnh bàn đạp phanh chính và dùng chung một nguyên lý hoạt động giống hệt phanh sau.

2.3. Kết cấu dẫn động phanh

2.3.1. Xi lanh phanh chính

Xi lanh phanh chính là một cơ cấu chuyển đổi lực tác động của bàn đạp phanh thành áp suất thuỷ lực. Hiện nay xi lanh phanh chính kiểu hai buồng có hai piston tạo ra áp suất thuỷ lực trong đư­ờng ống phanh của hai hệ thống. Sau đó áp suất thuỷ lực này tác động lên các càng phanh đĩa hoặc các xi lanh phanh của phanh kiểu tang trống. 

Nguyên lý hoạt động

* Khi không đạp phanh:

Các cuppen của piston số 1 và số 2 đ­ược đặt giữa cửa vào và cửa bù tạo ra một đư­ờng đi giữa xi lanh chính và bình chứa. Piston số 2 đ­ược lò xo hồi số 2 đẩy sang bên phải, nh­ưng bulông chặn không cho nó đi xa hơn nữa.

* Khi bị rò rỉ dầu ở một trong các hệ thống này:

Rò rỉ dầu phanh ở phía sau xi lanh phanh chính thì khi nhả bàn đạp phanh piston số 1 dịch chuyển sang bên trái như­ng không tạo ra áp suất thuỷ lực ở phía sau. Do đó piston số 1 nén lò xo phản hồi, tiếp xúc với piston số 2, và đẩy piston số 2 làm tăng áp suất thuỷ lực ở đầu tr­ước của xi lanh chính, tác động vào hai trong các phanh bằng lực từ phía trư­ớc của xi lanh.

2.3.2. Cấu tạo của bầu trợ lực phanh

Trên xe camry 3.5Q sử dụng bộ trợ lực chân không kiểu hai buồng rất gọn và đăc biệt khoẻ.

Nguyên lý hoạt động:

* Khi không đạp phanh:

Không có lực tác dụng lên cần điều khiển van. Vì vậy van khí và cần điều khiển van bị đẩy sang phải nhờ sức căng của lò xo hồi van khí và chúng dừng lại khi van khí chạm vào tấm chân van. Lúc này do van khí đẩy van điều khiển sang phải cửa thông với khí trời qua lọc khí vào trợ lực bị đóng lại. 

* Khi trợ lực đạt cực đại:

Nếu bàn đạp đạp hết hành trình thì van khí sẽ tách hoàn toàn khỏi van điều khiển. Trong điều kiện này buồng áp suất thay đổi sẽ đư­ợc điền đầy không khí và sự chênh lệch áp suất giữa buồng áp suất thay đổi và buồng áp suất không đổi sẽ đạt cực đại vì vậy tạo ra lực lớn nhất lên piston. 

2.4. Hệ thống điều khiển phanh điện tử ABS

2.4.1. Cấu tạo chung của hệ thống ABS

Các bộ phận của ABS:

Sơ đồ bố trí hệ thống ABS trên xe như hình 2.15.

2.4.3. Cấu tạo nguyên lý làm việc của bộ chấp hành

Nguyên lí làm việc:

Bộ chấp hành của phanh gồm có van điện từ giữ áp suất, van điện từ giảm áp suất, bơm, môtơ và bình chứa. Khi bộ chấp hành nhận đư­ợc tín hiệu từ ECU điều khiển tr­ượt, van điện từ đóng hoặc ngắt và áp suất thuỷ lực của xi lanh ở bánh xe tăng lên, giảm xuống hoặc đ­ợc giữ để tối ­ưu hoá mức tr­ượt cho mỗi bánh xe.  

2.4.4. Cấu tạo nguyên lí làm việc của ECU điều khiển trượt

a, Hệ thống ABS

Sơ đồ nguyên lí hoạt động ABS trên xe ( kiểu mạch chéo) như hình 2.23.

Nguyên lí hoạt động:

Trên cơ sở tín hiệu từ cảm biến tốc độ của bánh xe, ECU biết được tốc độ góc của các bánh xe, cũng nh­ư tốc độ xe. Trong khi phanh mặc dù tốc độ góc của bánh xe giảm, mức độ giảm tốc sẽ phụ thuộc vào cả tốc độ xe khi phanh và tình trạng mặt đ­ường nhựa asphalt khô, mặt đ­ờng ướt hoặc đóng băng.

b, Hệ thống mạng CAN

Trên xe Toyota Camry 3.5Q ngoài bộ ECU điều khiển trượt thì còn có nhiều bộ ECU điều khiển khác. Vì vậy mà xe đã được trang bị mạng giao tiếp CAN trên xe nhằm mục đích rút gọn được số dây cảm biến đi và việc truyền và nhận dữ liệu cũng sẽ tốt hơn.

Bằng cách kết hợp dây đường truyền CANH và CANL, CAN thực hiện việc liên lạc dựa trên sự chênh lệch điện áp. ECU hoặc các cảm biến lắp trên xe hoạt động bằng cách chia sẻ thông tin và liên lạc với nhau. CAN có 2 điện trở 120Ω, dùng để thông tin liên lạc với đường truyền chính.

CHƯƠNG III. CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH XE TOYOTA CAMRY 3.5Q

3.1. Những lưu ý khi sử dụng hệ thống phanh

Do quá trình điều khiển chính xác và tinh vi cuả bộ điều khiển ABS nên hệ thống phanh có trang bị ABS hoạt động đạt hiệu quả cao và đặc biệt không để lại vết lết trên đường do bánh xe luôn được kiểm xoạt chống bó cứng (dẫn đến trượt lết). Như vậy trong quá trình kiểm tra hệ thống phanh cũng phải sử dụng những thiết bị chuyên dùng đặc biệt.

3.2. Chẩn đoán hư hỏng hệ thống phanh

3.2.1. Chẩn đoán hư hỏng các bộ phận cơ khí

1. Hư hỏng khi lực phanh của hệ thống phanh thiếu

Nguyên nhân của hiện tượng lực phanh thiếu này là do:

- Má phanh đã bị mòn quá nhiều.

- Má phanh dính dầu hoặc nước trong quá trình hoạt động.

- Hệ thống phanh bị thiếu dầu phanh.

3. Hiện tượng má phanh nhao về một phía

Hiện tượng này là do:

- Tiếp xúc của má phanh bên trái về bên phải không đều.

- Bề mặt của má phanh bị dính dầu mỡ hoặc nước trong quá trình hoạt động.

5. Bàn đạp phanh bị giật

Nguyên nhân của hiện tượng này là do.

- Trống phanh hoặc đĩa phanh bị móp méo.

- Trống phanh hoặc đĩa phanh mòn không đều trên mặt phẳng.

- Lò xo hồi vị của hệ thống phanh bị nhão hoặc gãy.

3.2.2. Chẩn đoán hư hỏng hệ thống chống bó cứng phanh ABS

Trước khi sửa chữa hệ thống ABS, đầu tiên phải xác định xem hư hỏng là trong hệ thống ABS hay trong hệ thống phanh.Về cơ bản do hệ thống ABS được trang bị chức năng dự phòng, nếu hư hỏng xảy ra trong ABS thì ECU sẽ dừng hoạt động của ABS ngay lập tức và chuyển sang hệ thống phanh thông thường.

Trường hợp dùng máy chẩn đoán:

Kiểm tra DTC

- Đọc các mã chẩn đoán hư hỏng (DTC) theo lời nhắc trên màn hình máy chẩn đoán.

Xoá DTC:

- Bật khoá điện ON.

Trường hợp dùng máy chẩn đoán:

 (1) Khởi động động cơ.

(2) Kiểm tra đèn cảnh báo ABS nháy.

Chú ý: Nếu đèn cảnh báo ABS không nháy, thì kiểm tra mạch đèn cảnh báo ABS và mạch TS.

(3) Lái xe chạy thẳng.

Chú ý: Lái xe chạy thẳng tốc độ lớn hơn 45 km/h trong vài giây.

(4) Dừng xe.

(5) Đọc DTC theo lời nhắc trên màn hình máy chẩn đoán.

Trường hợp dùng máy chẩn đoán:

(1) Nối máy chuẩn đoán với giắc DLC3.

(2) Khởi động động cơ và để động cơ chạy không tải.

(3) Chọn chế độ thử kích hoạt (ACTIVE TEST) trên máy chẩn đoán.

- Kiểm tra hoạt động của mô tơ bộ chấp hành.

(1) Với rơ le mô tơ bật ON, kiểm tra tiếng kêu hoạt động của mô tơ bộ chấp hành.

(2) Tắt rơ le mô tơ OFF.

(3) Đạp bàn đạp phanh và giữ khoảng 15 giây. Kiểm tra rằng bàn đạp phanh không thể nhấn xuống được.

3.3. Bảo dưỡng kĩ thuật hệ thống phanh

* Bảo dưỡng định kỳ của xe Toyota Camry được chia làm 4 cấp :

- Bảo dưỡng định kỳ cấp I: 5000km

- Bảo dưỡng định kỳ cấp II : 10000km

- Bảo dưỡng định kỳ cấp III : 20000km

a, Bảo dưỡng định kỳ cấp I (5000km) bao gồm các công việc:

- Kiểm tra mức dầu phanh.

- Kiểm tra hành trình tự do bàn đạp.

c, Bảo dưỡng định kỳ cấp III (20000km) bao gồm các công việc:

Nội dung của cấp bảo dưỡng này tương tự như cấp 2 nhưng có thêm kiểm tra độ dày má phanh, piston phanh, đĩa phanh, guốc phanh và cuppen.

d, Bảo dưỡng định kỳ cấp IV (40000km) bao gồm các công việc:

Thay dầu phanh, thay các chi tiết cao su ( phớt, cuppen,..), kiểm tra cảm biến tốc độ bánh xe, xả air khí xi lanh chính và đường dầu, kiểm tra các vết nứt, bề mặt ma sát trầy xước. Còn lại một số kiểm tra giống so với bảo dưỡng cấp I và cấp II.

3.4. Sửa chữa hư hỏng hệ thống phanh

Quá trình kiểm tra chẩn đoán đối với hệ thống phanh thông thường đã được trình bày ở trên. Quy trình kiểm tra khắc phục đối với các lỗi hư hỏng trên như bảng 3.2.

3.4.1. Hướng dẫn tháo, lắp trong hệ thống phanh

3.4.1.1. Hướng dẫn tháo lắp cơ cấu phanh

Cụm chi tiết cơ cấu phanh như hình 3.5.

 3.4.1.2. Hướng dẫn tháo, lắp xi lanh phanh chính

Cụm các chi tiết của xi lanh phanh chính như hình 3.6.

CHƯƠNG IV. THỰC HÀNH BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH

4.1. Thực hành bảo dưỡng cơ cấu phanh

* Quy trình bảo dưỡng cơ cấu phanh

Thực hành bảo dưỡng, sửa chửa hệ thống phanh trên xe như bảng 4.1.

4.2. Thực hành chẩn đoán hư hỏng hệ thống ABS trên xe Toyota Camry 3.5Q

* Quy trình xử lý hư hỏng trong xưởng:

- KTV khi tiếp nhận xe tiến hành kiểm tra.

- KTV tiến hành chạy thử để kiểm tra hệ thống ABS.

- Để kiểm tra đơn giản thì người thợ sẽ tháo cọc bình ra reset lại sau đó nổ lại máy kiểm tra.

- Nếu vẫn lỗi người thợ kiểm tra bằng các máy chẩn đoán để đọc lỗi và kiểm tra các mã lỗi, sau đó người thợ tiến hành sửa chữa khắc phục theo mã lỗi đó.

* Các thao tác thực hiện chẩn đoán hệ thống ABS

a, Kết nối thiết bị chẩn đoán và thiết bị ABS

- Kết nối cáp chuyển đổi tín hiệu với cổng USB của máy tính và giắc chẩn đoán trên thiết bị ABS.

- Bật chìa khóa điệ  ở vị trí ON

- Chọn “Conect to Vehicle” để kết nối và tìm kiếm loại xe

- Sau đó chọn loại động cơ và loại xe như hình dưới

b, Đọc mã lỗi

- Click chuột vào nút “Trouble codes” màn hình sẽ hiển thị các chi tiết mã lỗi đã lưu trong ECU.

c, Xóa mã lỗi, khởi tạo lại ECU

- Từ màn hình hiển thị chi tiết các lỗi đã lưu trong ECU, click chuột vào nút “Clean DTCs” để xóa lỗi và khởi tạo lại ECU.

- Sau khi đọc được mã lỗi như trên màn hình, KTV sẽ kiểm tra các cảm biến tại các bánh xe. 

KẾT LUẬN

Đồ án “Khai thác kỹ thuật hệ thống phanh trên xe Toyota Camry 3.5Q” được hình thành trên cơ sở lí thuyết chuyên nghành và kiến thức về kỹ thuật bảo dưỡng sữa chữa xe con được áp dụng trong hãng TOYOTA.

Trong quá trình tực hiện đồ án này, em đã thu thập và tổng hợp được nhiều kiến thức thực tế của chuyên nghành. Đặc biệt là kiến thức về hệ thống phanh xe con hiện đại, về kỹ thuật chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh. Đồng thời cũng củng cố và biết thêm được nhiều kiến thức bổ ích khác trong quá trình thực hiện.

Đồ án này được hoàn thành với sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy giáo trong bộ môn cơ khí ô tô, đặc biệt là TS. …..…………. Tuy nhiên, do kiến thức thực tế của em còn hạn chế nên đồ án còn nhiều thiếu xót. Kính mong được sự góp ý và bổ xung của các thầy và các bạn.

Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu kỹ thuật ô tô Toyota Camry 3.5Q, Toyota.

2. Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh trên xe Camry 3.5Q, Toyota.

3. Bài giảng chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô - Ths. Trương Mạnh Hùng - Nhà xuất bản GTVT, Hà Nội 2012.

4. Giáo trình kết cấu tính toán ô tô - Nhà xuất bản GTVT, Hà Nội 1984

5. Giáo trình kết cấu ô tô - Nguyễn Khắc Trai - Nhà xuất bản GTVT, Hà Nội 2004.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"