ĐỒ ÁN KHAI THÁC XE CÔNG TRÌNH MTO-AC2M1 TRONG TỔ HỢP TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG S300

Mã đồ án OTTN003021729
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 360MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D, 3D (Bản vẽ 3D giá thử xylanh, bản vẽ bố trí chung xe AC2M1, bản vẽ bố trí các thiết bị trên xe AC2M1, bản vẽ sơ đồ khai triển xe AC2M1, bản vẽ cần cẩu mũi tên trên xe AC2M1, bản vẽ kết cấu cần cẩu kiểu dầm chìa, bản vẽ kết cấu kích thủy lực, bản vẽ kết quả tính toán kiểm nghiệm chi tiết giá thử xylanh); file word (Bản thuyết minh, nhiệm vụ đồ án, bìa đồ án…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... KHAI THÁC XE CÔNG TRÌNH MTO-AC2M1 TRONG TỔ HỢP TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG S300.

Giá: 1,150,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC............................................1

LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................. 2

Chương 1.TỔNG QUAN................................................................. 3

1.1. Giới thiệu về tổ hợp TLPK S300.......................................... 3

1.2. Giới thiệu chung về xe MTO – AC2M1................................ 5

1.2.1. Công dụng........................................................................ 5

1.2.2. Tính năng chiến kỹ thuật.................................................. 7

1.2.3. Thành phần của xe........................................................... 9

1.2.4. Cấu tạo và hoạt động của xe.......................................... 13

1.2.5. Nhãn mác của xe............................................................ 15

Chương 2.KHAI THÁC CÁC TRANG THIẾT BỊ CHÍNH TRÊN XE CÔNG TRÌNH MTO – AC2M1........16

2.1. Thiết bị điện trên xe công trình .......................................... 16

2.1.1. Máy phát điện xoay chiều 3 pha БГ - 16, 400V............. 162.

1.2. Cơ cấu dẫn động............................................................ 17

2.1.3. Bảng điều khiển máy phát điện...................................... 19

2.1.4. Khối nguồn và bảo vệ.................................................... 21

2.1.5. Bảng điện đấu dây ra..................................................... 22

2.1.6. Các thiết bị tiêu thụ điện một chiều................................ 23

2.2. Thiết bị nâng tải.................................................................. 24

2.2.1. Cẩu mũi tên.................................................................... 24

2.2.2. Cẩu kiểu dầm chìa.......................................................... 26

2.2.3. Dầm tổ hợp.................................................................... 27

2.2.4. Kích thủy lực ДГ – 30.................................................... 29

2.3. Các thiết bị và dụng cụ dùng chung................................... 31

2.3.1. Máy mài có thông gió ЗСВ1 ......................................... 31

2.3.2. Thiết bị hàn - nạp acquy................................................ 34

2.3.3. Các dụng cụ điện............................................................ 40

2.3.4. Các dụng cụ cơ khí và khí nén........................................ 44

2.3.5. Các dụng cụ sơn............................................................. 48

2.3.6. Các dụng cụ đo điện....................................................... 51

2.3.7. Các dụng cụ bảo dưỡng kỹ thuật.................................... 55

Chương 3.THIẾT KẾ GIÁ THỬ XI LANH THỦY LỰC........... 58

3.1. Giới thiệu chung về xi lanh thủy lực................................... 58

3.1.1. Khái quát chung............................................................. 58

3.1.2. Kết cầu xi lanh kéo đạn.................................................. 58

3.2. Vấn đề thử nghiệm xi lanh thủy lực................................... 61

3.2.1. Nội dung – Yêu cầu........................................................ 61

3.2.2. Một số sơ đồ thủy lực của bệ thử................................... 61

3.3. Thiết kế giá thử.................................................................... 66

3.3.1. Phân tích chọn phương án thiết kế................................. 66

3.3.2. Thiết kế giá lắp xi lanh................................................... 71

3.4. Hướng dẫn sử dụng và BDKT thiết bị thử nghiệm xi lanh thủy lực......75

3.4.1. Hướng dẫn sử dụng thiết bị............................................ 75

3.4.2. Kiểm tra điều chỉnh – BDKT......................................... 84

Chương 4. SỬ DỤNG XE CÔNG TRÌNH................................... 86

4.1. Triển khai xe công trình...................................................... 86

4.1.1. Quy tắc an toàn khi triển khai xe công trình.................. 86

4.1.2. Yêu cầu, thứ tự triển khai xe công trình......................... 87

4.1.3. Triển khai các trang bị của của xe công trình................. 89

4.2. Thu hồi  xe công trình......................................................... 91

4.3. Bảo dưỡng kỹ thuật xe công trình...................................... 92

4.3.1. Các hình thức BDKT trong quá trình sử dụng xe........... 92

4.3.2. Quá trình BDKT xe........................................................ 93

KẾT LUẬN.................................................................................. 109

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 111

PHỤ LỤC 1.................................................................................. 112

PHỤ LỤC 2.................................................................................. 123

LỜI NÓI ĐẦU

Để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ của mình trong thời bình cũng như thời chiến các phân đội, đơn vị và nhà máy sửa chữa xe quân sự phải được trang bị các  phương tiện kỹ thuật tĩnh tại và cơ động dùng cho việc bảo dưỡng, sửa chữa và cứu kéo xe.

Đặc biệt trong thời chiến hiệu quả phục hồi  vũ khí trang bị kỹ thuật quân sự nói chung, xe quân sự nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào năng lực phục vụ của các phương tiện bảo dưỡng, sửa chữa cơ động. Chúng nằm trong biên chế của các phân đội và đơn vị sửa chữa và là cơ sở sức mạnh của hệ thống bảo đảm kỹ thuậy trong quân đội ta.

Hiện nay quân đội ta mà cụ thể là các đơn vị thuộc QCPKKQ được trang bị một số lượng xe ôtô, cũng như  các chủng loại xe công trình. Tuy nhiên do rất nhiều nguyên nhân, việc khai thác hết công dụng, tính năng của chúng còn nhiều hạn chế. Nhiều đon vị được biên chế xe công trình bảo dưỡng, sửa chữa, song hầu hết ở trạng thái niêm cất , ít triển khai, ngay cả trong hoạt động dã ngoại.

Xuất phát từ tình hình đó, nhằm góp phần khai thác triệt để họ xe công trình MTO - 4OC mà cụ thể là xe công trình MTO-AC2M1 được trang bị tại một số đơn vị thuộc QCPKKQ. Tôi đã nhận đề tài “ Khai thác xe công trình MTO - AC2M1 trong tổ hợp tên lửa phòng không S300” với nhiệm vụ là:

- Nghiên cứu tổng quan về tổ hợp tên lửa phòng không S300 và xe công trình MTO – AC2M1.

- Khai thác một số trang thiết bị chủ yếu của xe công trình MTO – AC2M1.

- Thiết kế giá thử xi lanh thủy lực

- Triển khai xe công trình MTO – AC2M1 trong điều kiện dã ngoại.

Với sự hướng dẫn của thầy: TS................. cùng các thầy giáo của bộ môn Ôtô Quân sự, Khoa Động lực HVKTQS em đã thực hiện đồ án này. Trong quá trình làm đồ án, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng không khỏi có những chỗ còn thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp chỉ bảo của thầy hướng dẫn cũng như các thầy trong bộ môn để đồ án tốt nghiệp này hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Chương 1

TỔNG QUAN

1.1. Giới thiệu chung về tổ hợp S300

Trong thành phần của Tổ hợp TLPK C300 ПМУ1 được trang bị các xe ôtô chuyên dùng để lắp đặt và vận chuyển các trang bị chiến đấu, các trang thiết bị đồng bộ và các các thành phần khác của Tổ hợp:

Các thành phần của Tổ hợp tên lửa phòng không S300 như bảng 1.1.

1.2. Giới thiệu chung về xe MTO - AC2M1

1.2.1 Công dụng

Xe MTO – AC2M1 (hình 1.1) dùng để bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa nhỏ cho các loại xe ô tô hai cầu, ba cầu trong điều kiện dã ngoại gồm các loại xe: УАЗ - 3151, УАЗ - 33153, УАЗ 3741, ГАЗ - 3307, ГАЗ - 66 - 11, ГАЗ - 4301, ЗИЛ - 131Н, ЗИЛ - 4314.10, ЗИЛ - 4331, Урал - 4320, Урал - 4320 - 31, Урал - 4326, Урал - 43223, Урал - 5323 ( 53232 ), КамАЗ - 43101, 

+ Trang thiết bị trên xe có thể thực hiện được các công việc sau:

- Nâng - vận chuyển.

- Hàn điện.

- BDKT và nạp điện cho acquy.

- Gò đồng - sắt.

- Các công việc sơn.

1.2.2. Tính năng, chiến kỹ thuật xe MTO –AC2M1.

Tính năng chiến – kỹ thuật như bảng 1.2.

1.2.3. Thành phần của xe.

Trong thành phần của xe gồm có:

- Thùng - vỏ KM 4320 - 00000010 - 01 trên saxi ôtô Урал - 43203.

- Các trang bị điện.

- Các trang bị nâng tải.

- Các trang bị, dụng cụ, thiết bị công dụng chung.

1.2.4. Cấu tạo và hoạt động của xe.

Xe được bố trí trong thùng - vỏ KM 4320 - 00000010 - 01 trên saxi ôtô Урал - 43203 - 31.

Trên ôtô có các kết cấu sau: 

- Trên thanh chắn bảo hiểm phía trước đặt hai gối đỡ của cẩu kiểu cần.

- Trên dầm ngang phía trước và thanh chắn bảo hiểm bắt tời dẫn động cẩu mũi tên.

Sự kín đáo về ánh sáng của xe trong thời gian một ngày đêm được đảm bảo bằng hệ thống tự động ngắt chiếu sáng khi mở cửa và nguỵ trang bằng rèm che.

Các chế độ làm việc của xe:

- Triển khai.

- Hoạt động theo chức năng.

- Thu hồi.

- Bảo dưỡng kỹ thuật.

1.2.5. Nhãn mác của xe.

Bên trong thùng - vỏ và trên tấm phía sau xe có tấm bảng ghi rõ:

- Số chứng nhận của xe.

- Số sản xuất của saxi.

- Kiểu động cơ.

Phía bên ngoài, trên tấm phía sau bên phải của thùng - vỏ ( theo chiều chuyển động ) và tại bên trái thanh chắn bảo hiểm phía trước của ôtô ( theo chiều chuyển động ) có nhãn - ký hiệu viết tắt của xe " MTO - AC2M1 ".

Chương 2

CÁC TRANG THIẾT BỊ CHÍNH TRÊN XECÔNG TRÌNH MTO - AC2M1

2.1. Thiết bị điện trên xe công trình.

Thiết bị điện lực cung cấp năng lượng điện cho các thiết bị tiêu thụ điện áp với điện áp xoay chiều 220 V.

Thiết bị điện lực bao gồm:

-  Máy phát điện xoay chiều 3 pha G1.

-  Cơ cấu dẫn động của máy phát.

-  Bảng điều khiển máy phát ЩУГ1.

-  Khối nguồn và bảo vệ A1.

2.1.1. Máy phát điện xoay chiều 3 pha БГ - 16, 400V.

Máy phát điện xoay chiều 3 pha là nguồn cung cấp điện áp 400V xoay chiều 3 pha tần số 50HZ và phân phối, tự động giữ điện áp trong khoảng 400V.

2.1.2. Cơ cấu dẫn động.

 Để đảm bảo cho thiết bị điện động lực hoạt động được cần phải duy trì sự làm việc của máy phát điện.

Máy phát điện được dẫn động từ động cơ ô tô thông qua cơ câú, đồng thời cơ câu dẫn động này cũng dẫn động cho máy phát hàn một chiều.

2.1.3. Bảng điều khiển máy phát điện.

Bảng điều khiển máy phát ЩУГ1, như trên Hình 2.2, đặt trên bảng bên phải của thùng - vỏ xe, dùng để kiểm tra và điều khiển các chế độ làm việc của máy phát và để kiểm tra sự làm việc của động cơ ôtô.

2.1.5. Bảng điện đấu dây  ra.

Bảng đấu dây ra ПВ1 ( Hình 2.4) dùng để nối các thiết bị thu năng lượng điện bố trí bên ngoài thùng - vỏ, đặt bên ngoài trên hộp phía sau của thùng - vỏ.

2.2. Thiết bị nâng tải.

2.2.1. Cẩu mũi tên

Nhờ nó để thực hiện các công việc tháo - lắp các cụm và sửa chữa các thiết bị, cũng như di chuyển các tải trọng có khối lượng đến 2000 kg bằng cách nhấc lên đến vị trí mới với độ nghiêng không quá 30 ( với tốc độ đến 5 km/ h ), ( Hình 2.6).

2.2.2. Cẩu kiểu dầm chìa .

Cẩu kiểu dầm chìa ( Hình 2.7 ) dùng để xếp ( dỡ ) máy hàn một chiều БД - 252 và các trang thiết bị khác có khối lượng đến 200 kg.

2.2.4. Kích thủy lực ДГ – 30.

Kích  thủy lực ДГ - 30 ( Hình 2.9 ) dùng để nâng các cụm khi bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa.

* Cấu tạo và nguyên lý hoạt động.

Để nâng tải cần phải đóng kim khoá 10 và vặn nút 6 ra 3 - 4 vòng.

Khi dịch chuyển tay đòn, bằng tay kích 9, lên trên, pittông 4 tạo ra độ chân không, viên bi cầu của van hút 11 mở rãnh A và chất lỏng, được lọc qua lưới lọc 2, được điền đầy vào thể tích trống của pittông. Khi kết thúc hành trình hút, van hút được đóng lại.

2.3. Các thiết bị và dụng cụ dùng chung.

2.3.1. Máy mài có thông gió ЗСВ1.

Dùng để mài các dụng cụ cắt gọt bằng tay, cũng như thực hiện các công việc mài khác.

* Cấu tạo và nguyên lý hoạt động.

Kết cấu của máy ( Hình 2.11 ) gồm máy mài điện, được bắt chặt trên đế 1 của máy qua các giảm chấn 15 bằng các bulông 20 M8, các đai ốc 21 với các đệm 22 và cơ cấu thông gió, bố trí cùng trên đế 1. Máy mài điện với hai đá mài hình tròn hai mặt lắp với động cơ điện không đồng bộ ba pha 2 lắp trên chân 3. Đá mài hai mặt lắp trên trục động cơ điện và được cố định trên trục với mặt bích 10 có các đệm cactông 11 bằng các đai ốc 12 ( ren phải và ren trái ) và đệm. 

2.3.3. Các dụng cụ điện

2.3.3.1. Máy khoan điện cầm tay ИЭ – 1305.

Dùng để khoan các lỗ có đường kính đến 23 mm trên kim loại với lực cản cắt đứt đến 390 Mpa, cũng như kim loại mềm ( dạng nhôm ), gỗ và các vật liệu khác ( Hình 2.15).

2.3.3.2. Máy cắt cầm tay bằng điện НРЭН.

Dùng để cắt các tấm kim loại có chiều dày đến 2,8 mm với lực cản cắt đứt đến 390 MPa   ( 39 kG/ cm2 ), ( hình 2.16).

2.3.4. Các dụng cụ cơ khí và khí nén.

2.3.4.1. Khoan tay hai tốc độ ДР1 – 8.

Dùng để khoan các lỗ trên kim loại mềm, kim loại và hợp kim mầu, gỗ và các vật liệu khác, dễ gia công cơ khi với chuôi kẹp hình trụ (hình 2.18).

2.3.4.2. Súng để thổi khí nén.

Dùng để thổi khí nén cho các chi tiết của ôtô và các cụm, cũng như các bề mặt của ôtô ( hình 2.19).

2.3.5. Các dụng cụ sơn.

2.3.5.1. Súng phun sơn КРП.

Dùng để sơn bằng phương pháp phun sơn, bằng khí nén, lên vật liệu cần sơn.

* Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Cấu tạo của súng thể hiện trên Hình 2.21. Súng hoạt động như sau: Khi bóp cò 22 sẽ làm van không khí 17 mở và dẫn khí nén theo đường rãnh vào trong thân, đầu phun và tới nắp đầu phun.

Vật liệu sơn được cấp từ bình 6. Khi nhả cò các lò so 8, 15 làm dịch chuyển kim 3 và van 17 về vị trí ban đầu.

2.3.5.2. Mặt nạ lọc bụi РУ - 60МВ.

Dùng để bảo vệ bộ phận hô hấp khi tiến hành các công việc sơn, bảo vệ bộ phận hô hấp khỏi các tác động của khí có hại, bụi và xon khí.

2.3.7. Các dụng cụ bảo dưỡng kỹ thuật

2.3.7.1. Bộ dụng cụ cơ khí ôtô kiểu И148

Bộ dụng cụ И 148 ( hình 2.26 ) dùng để thực hiện các công việc tháo - lắp khi sửa chữa và BDKT ôtô.     

2.3.7.2. Bộ cờ lê miệng hai đầu kiểu И153

Bộ clê miệng hai đầu И153 ( hình 2.27 ) dùng để thực hiện các công việc tháo - lắp khi sửa chữa và BDKT  ôtô.

Chương 3

THIẾT KẾ GIÁ THỬ XI LANH THỦY LỰC

3.1. Giới thiệu chung về xi lanh thủy lực

3.1.1 Khái quát chung

Xi lanh thủy lực là động cơ thủy lực có nhiệm vụ biến áp năng của dòng chất lỏng thành cơ năng dưới dạng chuyển động tịnh tiến tương đối của piston với xi lanh hoặc biến áp năng dòng chất lỏng thành momen quay, tạo nên chuyển động quay tương đối giữa trục và vỏ của xi lanh momen ở một góc nhỏ hơn 3600

3.1.2. Kết cấu xi lanh kéo đạn

a. Kết cấu của xi lanh

Dvỏ trong = 135mm, Dvỏ ngoài = 175mm, Lvỏ= 1330mm, d = 95mm, l = 1334mm.

b. Thông số kỹ thuật của xi lanh thử

- Xi lanh thủy lực làm việc trong điều kiện phức tạp, tải trọng lớn và có thể thay đổi liên tục.

- Áp suất chất lỏng công tác trong các khoang công tác của xi lanh rất lớn p = 200 ÷ 400 KG/cm2

- Xi lanh thủy lực làm việc tốt hay xấu phụ thuộc vào các chi tiết như piston, cán piston, các chi tiết làm kín ngăn không cho chất lỏng công tác chảy ra từ khoang bên trái sang khoang bên phải của xi lanh hoặc chảy ra ngoài.

3.2. Vấn đề  thử nghiệm xi lanh thủy lực

3.2.1. Nội dung - Yêu cầu

Xi lanh thủy lực là một thành phần quan trọng trong hệ thống truyền động thủy lực. Chính vì vậy, các xi lanh thủy lực phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. 

3.2.2. Một số sơ đồ thủy lực của bệ thử

- Sơ đồ thủy lực của bệ thử dùng để thử bền ở tải trọng tĩnh, thử áp suất dẫn động xi lanh không tải (thử ma sát trong của xi lanh) thử rò rỉ trong, thử rò rỉ ngoài của xi lanh. (Xem Phụ lục 1 phần 1)

- Sơ đồ thủy lực xác định lực đẩy kéo trên cán, hiệu suất tổng, hiệu suất cơ khí, tuổi thọ và lực của xi lanh thủy lực. (Xem Phụ lục 1 phần 1)

3.3. Thiết kế giá thử

3.3.1.  Phân tích chọn phương án thiết kế

a. Các sơ đồ thử nghiệm xi lanh thủy lực

Để thử nghiệm được các thông số kỹ thuật của xi lanh thủy lực, phải tiến hành thử ở nhiều giá trị tải trọng tác dụng lên cán piston xi lanh thử và phải thử được trên suốt chiều dài hành trình của cán piston. Thông qua đó để kiểm tra rò rỉ trong, lực ma sát trong, kiểm tra bền cho xi lanh thủy lực. 

- Sơ đồ 1: Sơ đồ thiết bị thử xi lanh thủy lực tại phòng thí nghiệm của Viện công nghệ tổng cục công nghiệp quốc phòng.( Xem Phụ lục 1 phần 2)

- Sơ đồ 2: Sơ đồ thiết bị thử xi lanh thủy lực tại phòng thí nghiệm của bộ môn thủy khí trường đại học Bách Khoa.( Xem Phụ lục 1 phần 2)

- Sơ đồ 3: Sơ đồ thiết bị thử nghiệm xi lanh thủy lực đã được sử dụng tại Viện cơ giới của TCKT và công ty X49 Bộ tư lệnh Công binh Xem Phụ lục 1 phần 2)

b. Nguyên lý làm việc của thiết bị thử nghiệm xi lanh thủy lực

- Sơ đồ hệ thống truyền động thủy lực thiết bị thử nghiệm xi lanh thủy lực (Hình 3.6)

- Nguyên lý làm việc của thiết bị thử nghiệm xi lanh

3.3.2. Thiết kế giá lắp xi lanh

Giá lắp xi lanh thử và xi lanh tải là khung thép chịu lực sử dụng các thanh thép chữ U 150 và được liên kết với nhau bằng các mối ghép bu lông, mối ghép hàn.

Trong quá trình thử nghiệm xi lanh thủy lực thì phần khung thép chữ U chỉ là phần giá chịu tải trọng của các xi lanh tải và xi lanh thử đặt lên chứ không chịu lực kéo hay nén.Phần chịu lực kéo và nén trong quá trình thử là phần dầm hộp nên ta chỉ chọn và thử bền cho phần dầm hộp.

Chọn các kích thước cho phần khung thép chữ U: Do xi lanh tải có :D = 140mm, L = 1450mm nên ta chọn: L= 1690mm, H = 650mm, B= 930mm.

Chọn các kích thước cho phần dầm hộp: L= 950 mm, H = 100mm, B = 220mm. Chiều dày của thép là 14mm.

Với lực tác dụng lên giá thép là: Lực của xi lanh tải là

P = p.F

Kết quả mô phỏng tính ứng suất cho ứng suất cực đại là 652,725 (Mpa).

Kết luận: Phần dầm hộp như đã thiết kế đảm bảo đủ điều kiện bền và đảm bảo an toàn.

3.4. Hướng dẫn sử dụng và BDKT thiết bị thử nghiệm xi lanh thủy lực

3.4.1. Hướng dẫn sử dụng thiết bị

a. Công tác chuẩn bị

- Lắp bơm A22 lên KИ 4200. Kiểm tra và lắp đường hút vào thùng dầu, đường đẩy của bơm vào đường ống cao áp của KИ 4200;

- Kiểm tra mức dầu trong thùng;

- Đặt các van tiết lưu (3) và tiết lưu 29, 16 ở vị trí mở hoàn toàn;

- Đặt các van điều khiển 2/2 (25) (27) ở vị trí ngắt;

b. Thử nghiệm xi lanh thủy lực

* Thử nghiệm rò rỉ ngoài của xi lanh thủy lực:

- Mục đích thử rò rỉ ngoài nhằm mục đích xác định tình trạng kỹ thuật của các mối lắp ghép giữa cán và nắp xi lanh; các cút nối ống dẫn chất lỏng công tác vào xi lanh. Sơ đồ thử rò rỉ ngoài: (Hình:3.10)

- Thử rò rỉ ngoài xi lanh thủy lực được thực hiện ở giá trị áp suất trong xi lanh thử là pmax = 1,5pđm. Với các xi lanh thủy lực có pđm = 160 KG/cm2 => pmax = pthử = 1,5.160 KG/cm2 = 240 KG/cm2.

Để làm được điều đó các bước thực hiện như sau:

- Mở nút đậy van an toàn và vặn ê cu hãm ra.

- Vặn vít điều chỉnh van an toàn vào hoặc ra ( mỗi lẫn vặn vào hoặc ra 1/8 vòng).

- Ấn nút dẫn động xi lanh tải ra (hoặc vào) tương ứng với chiều cấp tải cho van an toàn. Quan sát đồng hồ 22 (hoặc 20) sao cho ở giá trị áp suất pthử trên đồng hồ báo thì cả 3 xi lanh bắt đầu chuyển động.

*  Với loại xi lanh với pđm > 200 KG/cm2 trình tự thử được thực hiện tiếp tục như sau:

+ Sau khi dừng cả 3 xi lanh ở vị trí thử vặn tiết lưu 29 ra và van phân phối 2/2 (25) đi vào.

+ Điều chỉnh khối van an toàn 21 để có pmax của xi lanh thử bằng pđm để làm được điều đó tiến hành như sau:

- Nới cả 2 van an toàn 21 ra.

- Dùng xi lanh tải để dẫn động xi lanh thử ấn nút van phân phối 4/3 (17) để dẫn động xi lanh tải vào ( hoặc ra). Khi cả 3 xi lanh bắt đầu chuyển động ghi lại áp suất trong piston (hoặc khoang cán của xi lanh thử và gọi là pđ/c ).

- Tăng dần vít điều chỉnh trên 2 van an toàn của khối van 21 để có: Pđ/c = 1,5pđm

3.4.2. Kiểm tra điều chỉnh – bảo dưỡng kỹ thuật

a. Kiểm tra điều chỉnh trước khi vận hành

Thiết bị thử nghiệm xi lanh thủy lực là thết bị tạo lực thử lớn, áp suất dầu trong hệ thống cao. Do vậy phải kiểm tra xem xét tình trạng kỹ thuật của thiết bị với các nội dung sau:

- Kiểm tra sự rò rỉ dầu trong hệ thống.

- Kiểm tra lượng dầu thủy lực trong thùng; mức dầu theo đúng quy định nếu thiếu phải tiến hành bổ xung.

b. Bảo dưỡng kỹ thuật thiết bị sau khi thử nghiệm

- Lau sạch bụi bẩn, rò rỉ dầu;

- Kiểm tra lại mức dầu thủy lực;

- Ghi chép cụ thể tình trạng của thiết bị thử vào sổ theo dõi.

c. Bảo dưỡng kỹ thuật

Thực hiện tốt các nội dung bảo dưỡng hàng ngày và làm thêm:

- Kiểm tra, nếu cần thiết thì điều chỉnh độ căng dây đai của bộ truyền đai.

- Kiểm tra sự liên kết chắc chắn các liên kết hàn, chốt của cụm giá lắp xi lanh, cụm đồ gá bơm dầu thủy lực.

- Thay thế bầu lọc dầu thuye lực khi cần thiết (được thực hiện sau 500h thử nghiệm).

Chương 4

SỬ DỤNG XE CÔNG TRÌNH

4.1. Triển khai xe

4.1.1. Quy  tắc an toàn khi triển khai xe

Khi triển khai xe cần phải tuân thủ các quy tắc an toàn, được trình bày trong các tài liệu  HDSD của xe.

Để triển khai xe cần xác định các trưởng nhóm, tương ứng với các công việc và tuân theo các quy tắc an toàn.

Khi triển khai ( thu hồi ) xe phải tuân theo các quy tắc sau:

- Xe ôtô cần phải được hãm bằng phanh dừng.

- Khi tất cả các nhóm cùng làm công việc chung, người chỉ huy phải chỉ định các nhóm trưởng.

4.1.2. Yêu cầu, thứ tự triển khai xe

a. Yêu cầu

Khi chọn vị trí để triển khai cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Vị trí triển khai phải bí mật, kín đáo.

- Có khả năng di chuyển đến và đi khỏi mặt bằng làm việc nhanh chóng và thuận tiện.

- Có nguồn nước.

- An toàn trong cháy nổ.

b. Thứ tự triển khai

Việc triển khai xe do các nhân viên của xe thực hiện, theo mức độ thực hiện toàn bộ hoặc từng phần các công việc và theo thứ tự sau:

- Chuẩn bị mặt bằng để bố trí xe tại vị trí triển khai.

- Triển khai các trang bị cơ khí của xe.

- Triển khai các trang bị điện của xe.

4.2. Thu hồi xe công trình

Sau khi nhận được lệnh thu hồi xe cần thực hiện các công việc sau:

- Thu hồi các trang bị cơ khí của xe.

+ Thu hồi các trang bị, thiết bị, dụng cụ đồ nghề tại các vị trí làm việc.

+ Ngắt thiết bị sưởi - thông gió.

+ Thu hồi cẩu mũi tên.

- Thu hồi các trang bị điện của xe.

+ Ngắt các thiết bị thu năng lượng điện.

+ Ngắt chiếu sáng.

4.3. BDKT xe công trình

4.3.1. Các hình thức BDKT trong quá trình sử dụng xe.

a. BDKT xe trong khi sử dụng.

Đối với xe công trình MTO-AC2M1 có các hình thức BDKT trong sử dụng như sau:

- Kiểm tra xem xét ( KO ).

- BDKT thường xuyên ( ETO ).

- BDKT cấp 1  ( TO - 1 ).

- BDKT cấp 2 ( TO - 2 ).

BDKT cho xe thực hiện đồng thời với BDKT xe cơ sở, thùng - vỏ và các trang bị trong đó.

Thời hạn tiến hành BDKT xe như sau:

- Kiểm tra xem xét: Trước khi xuất phát, trong quá trình di chuyển (lúc dừng nghỉ ), trước khi bắt đầu làm việc.

- BDKT thường xuyên: Sau khi kết thúc làm việc, di chuyển, nhưng không dưới một lần trong hai tuần nếu xe đang ở trạng thái không sử dụng.

- BDKT cấp 1 trong niêm cất ( TO - 1x ).

- BDKT cấp 2 trong niêm cất ( TO - 2x ).

- BDKT định kỳ ( PTO ).

4.3.2. Quá trình BDKT xe

BDKT được thực hiện bởi các nhân viên của xe, đã được nghiên cứu và huấn luyện kỹ  về quá trình BDKT xe, hướng dẫn về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy, nổ.

Tóm tắt quá trình BDKT xe công trình như bảng 4.2.

KẾT LUẬN

Trong thực tế quân đội ta hiện nay, công tác khai thác các loại xe công trình nói chung và xe công trình  MTO - AC2M1 nói riêng là rất thiết thực và đóng vai trò quan trọng ở các đơn vị bảo dưỡng sửa chữa ô tô trong điều kiện dã ngoại.

Qua một thời gian tập trung tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu kết hợp với khai thác thực tế trên xe, bằng sự chủ động, nỗ lực, cố gắng của bản thân. Đồng thời được sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của thầy giáo: TS…………. cũng như sự tạo điều kiện thuận lợi nhất để em có dịp khai thác thực tế trên xe. Có thể coi đây là một điều kiện tốt để bản thân hoàn thành đề tài đồ án tốt nghiệp của mình đủ khối lượng, đúng tiến độ và thời gian.

Trong phạm vi đề tài đồ án tốt nghiệp em đã giải quyết được những nội dung chính sau:

1. Trong chương một em đã tìm hiểu, nghiên cứu công dụng, tính năng chiến kỹ thuật và đặc điểm của xe công trình MTO-AC2M1. Trong nội dung chương này em đã trình bày đầy đủ công dụng, nội dung tính - năng chiến kỹ thuật, sơ lược về xe cơ sở gồm khung xe cơ sở và thùng xe, vị trí lắp đặt các trang thiết bị trên xe.

2. Trong chương hai  em tập chung khai thác các trang thiết bị chủ yếu trên xe trong đó đi sâu vào khai thác thiết bị động lực, cần cẩu mũi tên, cẩu kiểu dầm chìa, kích thuỷ lực, các thiết bị sửa chữa như máy mài, máy khoan, các thiết bị phục vụ cho công việc sơn, mộc …

3. Trong chương ba em tiến hành thiết kế giá thử xi lanh thủy lực. Kết quả giá thử phù hợp với yêu cầu của xi lanh cần thử và đủ bền đảm bảo an toàn.

4. Trong chương bốn đã đề cập đến một số vẫn đề như : Triển khai (thu hồi)  xe công trình MTO-AC2M1 trong điều kiện dã ngoại, một số chỉ dẫn về sử dụng, bảo dưỡng kỹ thuật, vận chuyển xe công trình và an toàn khi sử dụng các trang thiết bị chủ yếu trên xe.

Tóm lại, qua một thời gian làm việc nghiêm túc, so với nhiệm vụ được giao đến nay em đã hoàn thành nội dung đồ án của mình. Tuy nhiên do thời gian làm đồ án chưa nhiều, kiến thức bản thân còn hạn chế, tài liệu có liên quan đến xe còn ít và kiến thức thực tế ở mức độ nhất định nên em chưa có điều kiện để đề cập hết mọi lĩnh vực có liên quan đến xe công trình. Mặt khác kinh nghiệm vận dụng kiến thức đã tiếp thu vào một vẫn đề cụ thể còn có hạn, do đó trong nội dung đồ án không tránh khỏi những thiếu sót.

Em rất mong được  sự đóng góp ý kiến, chỉ bảo của các thầy giáo cũng như bạn bè đồng nghiệp để đồ án của em hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Ngọc Ban.Các phương tiện bảo dưỡng sửa chữa cơ động nghành xe quân sự. Học viện Kỹ Thuật Quân Sự,1999.

[2].  Dỗ Doãn Phi - Chu Văn Đạt - Bùi Khắc Gầy - Trần Hữu Lý. Đề tài nghiên cưu thiết kế chế tạo hệ thống thiết bị thử nghiệm hệ thống truyền động thủy lực trên xe máy Công binh . Học viện Kỹ Thuật Quân Sự, 1999.

[3].  PGS.TS.Vũ Đức Lập. Sổ tay tra cứu tính năng kỹ thuật ô tô. Học viện kỹ thuật quân sự. Hà Nội - 2005.

[4]. Trần Hữu Quế. Vẽ kỹ thuật cơ khí. Tập 1,2. Nhà xuất bản giáo dục. Hà Nội - 2006.

[5]. Hướng dẫn sử dụng xe công trình MTO - AC2M1. Quân chủng phòng không không quân. Hà Nội-2009.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"