MỤC LỤC
MỤC LỤC.. 1
LỜI NÓI ĐẦU.. 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SƠN.. 4
1.1. Tổng quan về công nghệ sơn. 4
1.1.1. Khái niện sơn. 4
1.1.2. Đặc điểm của sơn. 4
1.1.3. Công dụng, yêu cầu và tính chất của sơn. 5
1.1.4. Các phương thức tạo thành màng sơn. 8
1.1.5. Thành phần cơ bản, phân loẠi và các phương pháp gia công sơn. 9
1.2. Công nghệ sơn mới vỏ ô tô. 10
1.2.1. Yêu cầu kỹ thuật công nghệ sơn ô tô. 10
1.2.2. Yêu cầu dây chuyền công nghệ sơn. 11
1.2.3. Thành phần cơ bản của sơn ô tô. 11
1.2.4. Các phuơng pháp sơn ô tô. 12
1.3. Các giai đoạn chính sơn vỏ ô tô. 21
1.3.1. Xử lý bề mặt 21
1.3.2. Sơn bảo vệ bề mặt kim loại (sơn lót) 22
1.3.3. Sơn trang trí bề mặt 22
1.3.4. Sấy khô màng sơn. 22
1.4. Sự kết hợp màu sắc cho lớp sơn. 23
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU KHUNG VỎ Ô TÔ VIOS. 24
2.1. Giới thiệu chung về ô tô Vios 24
2.1.1. Tính năng hoạt động. 24
2.1.2. Tính năng an toàn. 25
2.1.3. Thông số kỹ thuật Vios 1.5E(M/T) năm 2007. 26
2.2. Đặc điểm kết cấu của vỏ xe Vios 1.5E(M/T) 28
2.2.1. Kết cấu chung của vỏ xe Vios 29
2.2.2. Đặc điểm bề mặt vỏ xe. 30
2.3. Kết cấu lớp sơn và màu sơn trên vỏ xe Vios 1.5E(M/T) 30
2.3.1. Kết cấu lớp sơn trên vỏ xe Vios 1.5E(M/T) 30
2.3.1. Màu sắc của sơn xe Vios 31
CHƯƠNG III: LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SƠN MỚI VỎ Ô TÔ.. 32
3.1. Lựa chọn quy trình công nghệ sơn mới vỏ ô tô. 32
3.1.1. Các căn cứ lựa chọn. 32
3.1.2. Lựa chọn quy trình công nghệ sơn. 32
3.2. Quá trình công nghệ sơn mới vỏ ô tô Vios 1.5E(M/T) 32
3.3. Phân tích các nguyên công. 33
3.3.1. Quy trình công nghệ sơn lót 34
3.3.2. Quy trình công nghệ sơn trang trí 52
3.4. Một số lỗi thường gặp trong qúa trình sơn và sau khi sấy khô. 64
CHƯƠNG IV: DÂY CHUYỀN SƠN MỚI VỎ Ô TÔ VÀ CÁC THIẾT BỊ PHỤC VỤ.. 65
4.1. Lựa chọn dây chuyền sơn. 65
4.2. Sơ đồ bố trí và nguyên lý hoạt động của dây chuyền sơn mới ô tô. 66
4.3. Thiết kế thiết bị treo ôtô khi sơn nhúng điện ly. 69
4.3.1. Công dụng và yêu cầu của thiết bị 69
4.3.2. Các thiết bị gá vỏ ô tô trong quá trình sơn. 69
4.3.3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống đồ gá. 71
4.3.4. Tính toán và thiết kế đồ gá vỏ ô tô. 72
KẾT LUẬN.. 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 79
LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình xây dựng, hầu hết các nhà xưởng, thiết bị cơ khí, giao thông vận tải, cả các đồ dùng hàng ngày, do bề mặt của chúng tiếp xúc trực tiếp với khí quyển (ánh nắng, ẩm ướt, nấm mốc… ) và tác dụng điện hoá học rất dễ bị phá huỷ ăn mòn. Hàng năm, theo thống kê trên thế giới có một phần chín kim loại bị ăn mòn, không thể sử dụng được. Bề mặt kim loại khi được phủ một lớp sơn sẽ cách li với môi trường bên ngoài có tác dụng bảo vệ chống ăn mòn, tăng tuổi thọ sản phẩm, trang trí bề mặt.
Những năm gần đây kinh tế nước ta có nhiều thay đổi lớn, đời sống vật chất ngày càng được nâng cao. Nhu cầu sử dụng ô tô ngày càng nhiều, đòi hỏi chất lượng, mẫu mã cũng như tính năng hoạt động của ô tô phải đáp ứng được thị hiếu của khách hàng. Chính vì thế em đã chọn đề tài “LẬP QUI TRỠNH CỤNG NGHỆ sơn mói vỏ ô tô” cũng như nghiên cứu dây chuyền sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm có sức hút đối với khách hàng.
Được sự giúp đỡ tận tình của Thầy: ThS.…………… và các thầy giáo trong bộ môn Cơ khí ô tô, khoa Cơ khí, trường ĐH GTVT, cùng với sự nỗ lực của bản thân em đã hoàn thành đồ án đúng thời hạn. Tuy nhiên, do thời gian và trình độ của bản thân có hạn nên sai sót là điều không tránh khỏi. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn và sớm được ứng dụng trong thực tế.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy: ThS.…………… cùng các thầy giáo trong Bộ môn Cơ khí ôtô - Khoa Cơ khí - Trường ĐH GTVT đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án này!
Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…
Sinh viên thực hiện
………………
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SƠN
1.1. Tổng quan về công nghệ sơn
1.1.1. Khái niện sơn
Sơn là hợp chất hoá học bao gồm nhựa hoặc dầu chưng luyện, có chất màu hoặc không có chất màu. Quá trình sơn lên bề mặt sản phẩn tạo thành một lớp màng mỏng trên bề mặt, có tác dụng cách ly bề mặt đó với môi trường xung quanh, và làm đẹp cho sản phẩm.
Từ rất lâu đời, sơn đã được con người sản xuất và sử dụng trong đời sống. Từ nguyên liệu thiên nhiên như nhựa cây sơn, nhựa thông… chưng luyện thành dầu, sau đó cho thêm hoặc không cho thêm bột màu thiên nhiên tạo thành một loại sơn gọi là sơn dầu.
1.1.2. Đặc điểm của sơn
1. Ưu điểm
a. Màng sơn khô từ từ, sử dụng thuận lợi
Sơn là loại chất có dung môi bay hơi nhanh, màng sơn khô từ từ, thông thường 10 phút sau có thể khô bề mặt, một giờ sau có thể khô hoàn toàn, có thể phun lớp thứ hai, bốn giờ sau có thể đánh bóng. Tốc độ khô của sơn tổng hợp gấp 510 lần sơn dầu thích hợp với quá trình sản xuất hiện đại.
e. Chịu ăn mòn hoá học
Sau khi sơn xong sản phẩm có thể chịu nước, chịu axit, chịu kiềm, xăng dầu, rượu, bảo vệ được sản phẩm không bị ăn mòn.
f. Chế tạo sơn dễ dàng
Khi chế tạo sơn đều dùng các loại hóa chất, vì vậy khi chế tạo dễ dàng pha chế và khống chế các điều kiện kỹ thuật, quy trình công nghệ dễ điều khiển.
2. Nhược điểm
a. Màng sơn dễ biến trắng
Nhược điển lớn nhất của màng sơn khi gia công trong điều kiện khí hậu ẩm ướt là dễ bi biến trắng. Khắc phục bằng cách dùng dung môi có nhiệt độ sôi cao hơn, gia công nơi khô ráo.
c. Khó gia công bằng phương pháp quét
Gia công sơn tổng hợp bằng phương pháp phun bởi vì sơn có dung môi, độ hòa tan rất lớn, phá hủy lớp sơn nền, đồng thời bay hơi nhanh, khó quét.
d. Sơn có mùi kích thích khó chịu
Dung môi trong sơn có tính kích thích mạnh, nếu gia công sơn trong môi trường không lưu thông không khí rất dễ gây đau đầu, hôn mê. Vì vậy phải chú ý an toàn lao động.
e. Sơn chịu ánh sáng mặt trời kém
Màng sơn tổng hợp chịu ánh sáng kém, lớp sơn trong suốt chịu ánh sáng tia tử ngoại càng yếu, màng sơn có màu dễ biến màu. Hiện nay sơn tổng hợp có thể khắc phục được nhược điểm này, nhưng cần phải đầu tư nghiên cứu cải tiến.
1.1.3. Công dụng, yêu cầu và tính chất của sơn
1. Công dụng của sơn
Sơn có tác dụng bảo vệ bề mặt chi tiết tránh các tác dụng phá hoại từ môi trường. Ngoài ra sơn màu còn làm tăng thêm vẻ đẹp cho vật sơn.
a. Trang trí bề mặt
Khi bề mặt sản phẩn được phủ lớp sơn thì màng sơn thường rất bóng đẹp, có thể tạo ra nhiều màu tùy ý, làm thay đổi cảnh quan, đẹp dễ chịu, thoải mái..
b. Bảo vệ bề mặt
Sơn có tác dỤng bao phỦ kim loẠi để phòng gỈ và quét lên gỖ để phòng mỤc. Khi sơn tạo thành lớp màng sơn mỏng trên bề mặt chi tiết cách ly với môi trường xung quanh như không khí, nước, ánh sáng mặt trời, các môi trường ăn mòn (axit, kiềm, muối…) bảo vệ được sản phẩm không bị ăn mòn.
c. Công dụng đặc biệt
Sơn sử dụng cho mục đích quân sự để ngụy trang, chống tia hồng ngoại.
Sơn dùng để sơn xe ô tô theo chức năng của từng loại xe như xe buýt, xe cứu hỏa, xe môi trường, xe cứu thương…
1.1.4. Các phương thức tạo thành màng sơn
1. Tác dụng vật lý
Nhờ sự bay hơi của dung môi làm màng sơn khô. Phương thức tạo thành màng sơn như vậy có sơn nitroxenlulo, sơn clovinylà
2. Tác dụng hóa học
Loại đóng rắn nhờ vào chất đóng rắn: Sự tạo thành màng sơn của loại này nhờ vào chất đóng rắn. Thí dụ sơn epoxi, sơn poli amin..
Loại trùng hợp ôxi hóa: Quá trình tạo thành màng sơn của loại này phân làm hai giai đoạn. Giai đoạn một dung môi bay hơi, giai đoạn hai phản ứng trùng hợp ôxi hóa tạo thành màng sơn rắn chắc, bền.
1.1.5. Thành phần cơ bản, phân loẠi và các phương pháp gia công sơn
Hiện nay sơn có rất nhiều loại, có các thành phần khác nhau tùy thuộc vào từng loại sơn cụ thể. Về cơ bản sơn gồm có các thành phần sau:
Dung môi là những chất lỏng dễ bay hơi dùng để hòa tan các chất tạo màng và sẽ bay hơi trong quá trình tạo thành màng sơn.
Các phương pháp gia công sơn:
+ Phương pháp quét.
+ Phương pháp nhúng.
+ Phương pháp phun không khí.
+ Phương pháp phun sơn gia nhiệt.
+ Phương pháp phun sơn cao áp không có không khí.
1.2. Công nghệ sơn mới vỏ ô tô
Một yêu quan trọng đối với ô tô khi xuất xưởng là phải có tính thẩm mỹ cao, nghĩa là vỏ ô tô phải được phủ bằng các vật liệu có màu sắc đẹp và bền vững trong môi trường sử dụng như mưa nắng, bụi, rung…
Vỏ ô tô được bảo vệ và cải thiện nhờ cấu trúc phân lớp của sơn, đối với các linh kiện của động cơ, người ta thường giảm bớt tính trang trí, nên chỉ dùng một hoặc hai lớp sơn.
1.2.1. Yêu cầu kỹ thuật công nghệ sơn ô tô
Theo quy định số 115/2004 QĐ-BCN của bộ trưởng bộ công nghiệp về “Quy định tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô” thì:
1. Đối với ô tô con (đến 9 chỗ ngồi): thân xe phải được sơn nhúng điện ly (mạ điện sơn) lớp bên trong, lớp ngoài thân xe có thể được sơn phun tĩnh điện hoặc sơn phun áp lực
2. Đối với ô tô khách: khung và vỏ xe đến 15 chỗ ngồi phải được sơn như thân xe con, khung và vỏ xe từ 16 chỗ ngồi trở lên có thể được phun tĩnh điện hoặc sơn phun áp lực trong 2 năm đầu sản xuất. Sau thời gian này, doanh nghiệp phải áp dụng công nghệ phun sơn tĩnh điện.
1.2.2. Yêu cầu dây chuyền công nghệ sơn
Tuỳ theo yêu cầu của từng chủng loại xe lắp ráp, doanh nghiệp phải trang bị dây chuyền sơn tự động hoặc bán tự động phù hợp, gồm các công đoạn chính sau:
a) Làm sạch bằng nước áp lực cao.
b) Tẩy dầu mỡ và xử lý bề mặt.
c) Bể rửa axit, loại bỏ khoáng chất và bể điều hoà thể tích.
d) Phốt phát hoá.
1.2.3. Thành phần cơ bản của sơn ô tô
+ Chất tạo màng: thường ở dạng bột, dùng để tạo màu và che phủ bề mặt bên dưới lớp sơn, ngăn ảnh hưởng của tia cực tím tới bề mặt bên dưới. Một số chất tạo màu rất độc như loại sơn chì, ngày nay đã thay thế chì bằng các chất ít độc hơn như titan trắng (titan dioxit TiO2) có bọc silicon hoặc oxit nhôm. Chất tạo màu không tan trong dung môi và keo nhựa. Một số chất tạo màu có khả năng chống xước cao, được dùng để bảo vệ lớp nền.
+ Keo nhựa: được chế tạo từ các hợp chất hữu cơ cao phân tử tổng hợp (polime) hoặc chiết xuất từ thiên nhiên (nhựa thông, dầu lanh, dầu hạt bông…) dùng để tạo lớp màng sơn và kết rắn chất tạo màu, tăng khả năng bám dính vào
bề mặt. Keo nhựa là thành phần cơ bản của sơn.
1.2.4. Các phuơng pháp sơn ô tô
1. Sơn phun tia phủ
Bản chất của phuơng pháp này là vỏ xe đuợc đưa vào buồng sơn chuyên dụng, dung dịch sơn được phun phủ với sự duy trì tiếp sau trong hơi hỗn hợp dung môi. Vỏ xe theo băng chuyền vào khu phủ 8, đi qua các mạch ống miệng phun dung dịch sơn duới áp lực cao.
Vỏ xe đuợc sơn theo băng chuyền vào hầm chứa đầy hơi dung môi hữu cơ. Nồng độ cao của chất dung môi làm cản trở sự bay hơi, làm tốt lên sự tưới của sơn, giảm lượng vón cục và kết tủa cũng như các khuyết tật khác. Vỏ xe di chuyển trong hầm khoảng 10-15 phút ở nhiệt độ không cao hơn 18-20oC, tạo điều kiện tốt nhất cho sơn phủ. Cuối cùng vỏ xe đã được sơn ra khỏi hầm và xuống buồng sấy.
2. Sơn phun sương dùng khí nén
Là phương pháp dùng súng phun sơn, nhờ dòng không khí nén dung dịch sơn được phun ra qua vòi phun thành các hạt dạng sương mù bám đồng đều trên bề mặt vỏ xe, kết hợp lại thành lớp sơn phủ.
3. Phương pháp phun sơn cao áp không có không khí
Dùng bơm cao áp tạo áp suất nhất định, nhờ áp suất cao dung dịch sơn được phun thành các hạt sương nhỏ, áp suất dòng sơn phun giảm xuống bằng áp suất khí quyển, dung môi bay hơi tức thì tạo thành lớp sơn mịn. Chùm tia phun tập trung và được bảo vệ bằng lớp hơi dung môi, ngăn sự khuếch tán các hạt sơn ra môi trường, nên tổn thất nhỏ khoảng 10-15%, tiêu hao dung môi thấp do súng phun có độ nhớt cao, giảm số lần phun phủ, môi trường lao động tốt.
4. Phương pháp nhúng
Là phương pháp nhúng sản phẩm vào trong bể sơn, sau đó lấy ra, để dung dịch sơn còn thừa trên bề mặt tự nhiên rơi xuống, sau đó ra sấy khô.
Trong sản xuất hàng loạt, sử dụng băng chuyền treo để vận chuyển vỏ xe qua các công đoạn khử dầu mỡ, làm sạch, rửa, phốt phát hóa và treo vào bể 4 chứa đầy dung dịch sơn, giữ lại đây một thời gian đủ để sơn bám vào vỏ xe theo hành trình băng chuyền. Sơn thừa chảy vào bể và theo máng 7 về bể.
6. Phương pháp sơn điện ly
Sơn điện ly (ED) còn gọi là sơn mạ, sơn kết tủa là một công nghệ sơn mới mà trong quá trình sơn vật sơn đóng vai trò là anot được nhúng hoàn toàn trong bể sơn, thành bể sơn hoặc các tấm bản cực âm đóng vai trò là catot, sơn được hòa tan trong dung môi tạo thành dung dịch điện ly. Dung dịch điện ly gồm 80-90% nước ion hóa và 10-20% sơn rắn. Đặt hiệu điện thế trung bình giữa anot và catot khoảng 100~350V sẽ xuất hiện dòng điện tương đối cao 800~1000A trong dung dịch điện phân. Khi đó xảy ra quá trình sơn điện ly.
Nguyên lý cơ bản của sơn điện ly: giống như mạ điện, sản phẩm đóng vai trò là anot được nhúng trong bể sơn, catot là thùng sơn, dung dịch sơn là dung dịch điện phân, hai cực nối với nhau bằng dòng điện một chiều. Sau khi dòng điện đi qua trên bề mặt sản phẩm hình thành lớp sơn dính như keo, khi sấy khô được lớp sơn bóng cứng.
+ Điện ly: Sơn trong dung dịch phân ly tạo nên các ion (+) và ion (-).
+ Điện phân: Dưới tác dụng của dòng điện, ion (+) đi về catot, ion (-) đi về anot.
+ Kết tủa: Ion (-) bị hấp phụ trên anot sinh ra phản ứng điện hóa, kết tủa tạo thành màng sơn, không tan trong nước.
+ Anion của các chất đệm.
+ Nước bị phân ly H+ và OH-.
+ Tạp chất có các ion SO4-2, CL-, Fe2+,Fe3+, PO4-3, Ca2+, Mg2+,..
Quá trình sơn điện ly vỏ xe như sau:
+ Vỏ xe được rửa sạch dầu mỡ và đã qua phốt phát hóa được lắp vào băng chuyền treo và được đưa vào bể điện ly như hình vẽ. Dưới tác động của dòng điện một chiều, các hạt sơn mang điện tích âm di chuyển về mặt vỏ xe tạo thành lớp phủ. Để có thể phủ các ngóc nghách, lõm, mặt trong phải có thêm các điên cực phụ.
+ Ban đầu sơn bám vào các cạnh sắc và chỗ lồi, sau đó do tác dụng của lớp sơn phủ, xảy ra phân bố lại các đường sức điện trường và sơn lại kết tủa ở các khu vực khác của vỏ xe, do đó lớp sơn có chiều dày đồng đều trên bề mặt vỏ xe.
1.3. Các giai đoạn chính sơn vỏ ô tô
1.3.1. Xử lý bề mặt
Xử lý bề mặt trước khi sơn là công nghệ không thể thiếu trong quy trình sơn, bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng lớp sơn trên bề mặt sản phẩm. Xử lý bề mặt tốt làm cho màng sơn bám chắc với bề mặt của vật sơn, đề phòng sự ăn mòn kim loại, đạt được mục đích là trang sức và bảo vệ.
1.3.2. Sơn bảo vệ bề mặt kim loại (sơn lót)
Đối với sản vỏ xe là kẽm hoặc được mạ Zn, lớp chống ăn mòn gồm các lớp: lớp mạ Zn, lớp phốt phát và lớp sơn điện ly.
Với bề mặt là thép, trước khi sơn thường tiến hành phốt phát hóa tạo lớp màng phốt phát, sau đó sơn điện ly.
1.3.4. Sấy khô màng sơn
Sấy khô màng sơn là quá trình biến đổi hóa học, vật lý làm cho màng sơn đóng rắn lại.
Trong quá trình gia công sơn sơn sấy là nguyên công rất quan trọng thời gian sấy chiếm tới 90-95% thời gian gia công sơn.
1.4. Sự kết hợp màu sắc cho lớp sơn
Màu sắc là cảm giác tạo thành bởi ánh sáng đập vào mắt và được các đầu dây thần kinh thị giác hấp thụ và truyền lên não để phân tích màu sắc.
Ánh sáng là một loại sóng gồm vô số các bước sóng khác nhau. Trong đó ánh sáng có bức sóng trong khoảng 380-780 nm là chúng ta có thể nhìn thấy được, ánh sáng có bước sóng không thuộc khoảng trên chúng ta không thể nhìn thấy bằng mát thường được. Ánh sáng có các bước sóng nhìn thấy được khi đi qua lăng kính sẽ tách ra thành một dải màu sắc từ tím đến đỏ.
Các bức xạ có bước sóng được hấp thụ khi ánh sáng truyền qua chất màu và được nhìn thấy khi ánh sáng đi ra đến mắt người quan sát.
CHƯƠNG II
GIỚI THIỆU KHUNG VỎ Ô TÔ VIOS
2.1. Giới thiệu chung về ô tô Vios
Vios là loại xe tầm trung mang thương hiệu nổi tiếng Toyota, đã được nhà sản xuất cho kết tinh nhiều kỹ thuật mới tân tiến, với ưu điểm vượt trội là ít tốn xăng (6lít/100km), không hay hỏng hóc vặt, vóc dáng gọn, mẫu mã trang nhã, kiểu dáng khí động học như xe thể thao với hệ số cản Cd là 0,30, giúp tăng tốc nhanh, giảm tiếng ồn của gió, lái xe ổn định và tiết kiệm nhiên liệu, phù hợp với điều kiện đường xá Việt Nam.
2.1.1. Tính năng hoạt động
Vios sử dụng động cơ 1NZ-FE (DOHC gồm16 van với hệ thống VVT-i). Động cơ mạnh đáng tin cậy cho phép tăng tốc êm ái, đồng thời giúp tiết kiệm nhiên liệu và giảm thiểu ô nhiễm môi trường theo tiêu chuẩn Euro Step 4 về khí thải. Công suất tối đa 107 HP/6.000 rpm, mô men xoắn tối đa 14,4 kg.m/4.200 rpm.
Bán kính quay vòng nhỏ tối thiểu 4,9 m cho phép xe di chuyển linh hoạt trên đường hẹp và trong các bãi đỗ xe đông đúc.
2.1.2. Tính năng an toàn
Vios mới có tính năng an toàn được nâng lên chuẩn mực mới. Bên cạnh những cải tiến về an toàn chủ động và thụ động, Vios còn được trang bị biện pháp an toàn cho cả khách bộ hành.
1. An toàn chủ động
Trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS với cơ chế phân bổ lực phanh điện tử EBD, giúp bánh xe không bị bó cứng và ổn định ngay cả khi phanh gấp trên đường trơn trượt.
2. An toàn thụ động
Trang bị hai túi phía trước cùng dây đai an toàn giúp bảo vệ hành khách khi có va chạm.
Thân xe GOA có khả năng hấp thụ xung lực và các cấu trúc hấp thụ xung lực được thiết kế ở vùng phía trước xe, giúp giảm chấn thương cho khách bộ hành khi có va chạm.
2.1.3. Thông số kỹ thuật Vios 1.5E
Đặc tính kỹ thuật của ôtô VIOS 1.5E thể hiện như bảng 2.1.
2.2. Đặc điểm kết cấu của vỏ xe Vios 1.5E
Xe Vios có 5 chỗ ngồi, có kết cấu thuộc loại khung vỏ kết hợp. Khung xương được chế tạo bằng phương pháp dập từ các tấm thép có độ dày khác nhau, tùy thuộc vào từng chi tiết, từng vị trí. Khi lắp ráp chủ yếu dùng phương pháp hàn tiếp xúc, hàn đường, hàn bấm (hàn điểm). Vỏ xe cũng được làm từ thép hoặc hợp kim nhôm, có độ dày khoảng 0,8mm.
2.2.1. Kết cấu chung của vỏ xe Vios
Kết cấu khung vỏ của Vios gồm các mảng sau:
+ Mảng đầu: bắt đầu từ đầu xe, khoang động cơ đến vách ngăn giữa khoang hành khách và khoang động cơ.
+ Mảng đuôi: gồm phần đuôi xe, khoang hành lý đến vách ngăn khoang hành lý và khoang hành khách.
Các mảng này được liên kết với nhau bằng phương pháp hàn tiếp xúc, hoặc liên kết bằng các khớp bản lề, các vít lắp ghép...
2.2.2. Đặc điểm bề mặt vỏ xe
Do vỏ xe được chế tạo bằng phương pháp dập nên bề mặt có những ưu điểm sau:
+ Tương đối nhẵm bóng do vậy khi sơn không cần gia công cơ nhiều để tạo độ phẳng, nhẵm bóng.
+ Ít gỉ sét, nên công đoạn tẩy gỉ trong quá trình sơn được giảm nhẹ.
+ Ít lẫn bụi bẩn.
2.3. Kết cấu lớp sơn và màu sơn trên vỏ xe Vios 1.5E (M/T)
2.3.1. Kết cấu lớp sơn trên vỏ xe Vios 1.5E (M/T)
Kết cấu lớp sơn trên vỏ xe Vios trên từng vị trí là khác nhau tùy thuộc vào điều kiện khai thác và sử dụng
+ Lớp phốt phát: là lớp đầu tiên bám trên bề mặt vỏ xe, lớp này có tác dụng tạo ra một màng bảo vệ bề mặt kim loại ngăn cản sự ăn mòn và những tác động của môi trường bên ngoài. Lớp này có độ dày 20um
+ Lớp màng trên cùng (top coat): tạo độ bóng, cứng vững và có độ bền theo thời tiết.
2.3.1. Màu sắc của sơn xe Vios
Hiện nay xe Vios có một số màu sơn như : màu xanh tím, trắng bạc, nâu, ghi vàng... Yêu cầu của màu sắc sau khi sơn là phải đẹp, đồng đều...
CHƯƠNG III
LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SƠN MỚI VỎ Ô TÔ
3.1. Lựa chọn quy trình công nghệ sơn mới vỏ ô tô
3.1.1. Các căn cứ lựa chọn
+ Giả sử một nhà máy chế tạo ô tô sản xuất được 4500-5000 xe/năm (tham khảo sản lượng sản xuất ô tô trong năm của nhà máy Vinaxuki).
+ Căn cứ vào vốn, trang thiết bị hiện có, trình độ chuyên môn, đội ngũ công nhân viên, cấp bậc thợ cũng như kinh nghiệm sản xuất... của nhà máy, giả sử là tương đối hiện đại.
3.1.2. Lựa chọn quy trình công nghệ sơn
Chọn hai quy trình công nghệ sơn chính là:
+ Quy trình sơn điện ly.
+ Quy trình sơn tĩnh điện.
Ngoài ra sử dụng phương pháp phun áp lực đối với bề mặt là vỏ nhựa.
3.2. Quá trình công nghệ sơn mới vỏ ô tô Vios 1.5E (M/T)
Quá trình sơn mới vỏ xe Vios gồm hai giai đoạn: giai đoạn sơn lót và giai đoạn sơn trang trí.
Vỏ xe sau khi hàn lắp ráp các mảng đầu, mảng đuôi, mảng nóc, mảng sàn, mảng sườn phải và sườn trái, cửa, capô, ca lăng, nắp khoang hành lý được xử lý bề mặt loại bỏ dầu mỡ và gỉ sét. Sau đó phốt phát hóa, sơn điện ly, làm khô.
Tiếp đó để chuẩn bị cho việc sơn trang trí, ta sơn các lớp phòng gỉ, lớp chống va đập, lớp chống thấm, chống rung... lên các bề mặt cần thiết trước khi sơn trang trí. Thông thường bề mặt lộ ra ngoài khi sử dụng người ta mới sơn trang trí, các mặt còn lại thường sơn lớp sơn nhằm bảo vệ bề mặt.
3.3. Phân tích các nguyên công
3.3.1. Quy trình công nghệ sơn lót
1. Tẩy rửa sơ bộ bề mặt
* Mục đích:
Sau quá trình dập và hàn lắp ráp, vỏ xe có rất nhiều bụi bẩn, mạt kim loại, lớp rỉ và đặc biệt là dầu. Vì vậy trong nguyên công này, chúng ta cần thiết phải loại lớp bụi bẩn, và một phần dầu mỡ nhằm chuẩn bị bề mặt cho các nguyên công tiếp sau.
* Sơ đồ nguyên công
* Nguyên lý tẩy rửa: Cho vỏ xe vào bể nước nóng với nhiệt độ khoảng 400C đến 500C để rửa bụi bẩn và một phần dầu mỡ ra khỏi vỏ xe.
* Nhiệt độ bể nước khoảng 40-500C.
* Thiết bị phục vụ gồm bể và các hệ thống cung cấp nước, cấp nhiệt, rửa trong khoảng 20 phút.
3. Rửa sạch dung dịch xút bám trên vỏ xe
* Mục đích: Sau khi tẩy dầu mỡ bằng dung dịch hoá học, trên bề mặt vỏ xe vẫn còn tồn tại một lớp kiềm và chất cặn bẩn không thể bị loại bỏ hoàn toàn. Nó tạo thành một lớp màng mỏng trơn mịn nhưng kém bền bám trên vỏ xe. Vì thế cần phải loại bỏ chúng ra khoi vỏ xe trước khi sơn.
* Nguyên lý tẩy rửa:
Để loại bỏ lượng kiềm và lớp cặn bẩn bám trên bề mặt vỏ xe, ta nhúng vỏ xe vào bể dung dịch kiềm với nồng độ nhẹ và giữ nó ở một giá trị ổn định.
Mức độ pha loãng của dung dịch trong giai đoạn này được điều khiển bằng hệ thống cung cấp nước.
* Thời gian rửa: thời gian khoảng 10 phút.
* Thiết bị sử dụng trong giai đoạn này:
Hệ thống bơm nước tuần hoàn.
Nước có pha chất hoá học.
Hệ thống cấp nhiệt.
* Chọn bậc thợ 2.
* Yêu cầu không còn xút trên bám bề mặt vỏ ô tô.
4. Tẩy gỉ bằng dung dịch axit
* Mục đích: Sau khi hàn ráp vỏ xe và sau một thời gian chờ để sơn, vỏ thép bị oxi hóa một lớp mỏng, mà chưa được loại bỏ trong quá trình trên. Do vậy, cần phải loại bỏ lớp oxi hóa đó nhằm tăng khả năng bám dính cho các lớp sơn tiếp sau đó.
* Thành phần dung dịch:
Dung môi là nước.
Chất tẩy thường dùng là axit H2SO4 và HCl.
Phương trình tẩy: Oxit + axit =>> Muối + nước.
Ví dụ: RO + 2HCl = RCl2 + H2O
R2O3 + 6HCl = 2RCl3 + 3H2O
RO + H2SO4 = RSO4 + H2O
R2O3 + 3H2SO4 = R2(SO4)3 + 3H2O
* Nhiệt độ: Nhiệt độ dung dịch thích hợp khoảng 80-900C.
6. Chuẩn bị bề mặt hoạt hóa
* Mục đích:
Nhằm làm cho bề mặt thép nhạy cảm với các họat chất, lọc các tinh thể lớp phủ bề ngoài và điều chỉnh chất nền ở bên trong chuẩn bị sản sàng cho quá trình phốt phất hóa sau đó.
* Sơ đồ nguyên công
* Thành phần dung dịch:
Ti (titan) có tác dụng làm cho lớp phủ bề ngoài có khối lượng hơn 10 ppm.
Nồng độ PH thích hợp khoảng 9 - 0.5. Nếu PH quá thấp bề mặt của chi tiết sẽ không làm việc tốt và có thể bị chuyển màu xanh.
* Cơ chế hình thành lớp bề mặt hoạt hóa PL- ZTH:
+ Lớp PL- ZTH là lớp chất keo dạng lỏng được tạo ra bởi các chất: Titan, sodium phosphat (Na3PO4) và ete.
8. Rửa vỏ xe loại bỏ các yếu tố không bền vững
* Mục đích
+ Sau quá trình phốt phát thì bề mặt kim loại ngoài lớp phốt phát vẫn còn các hóa chất khác. Rửa bằng nước có tác dụng làm sạch các hóa chất ở quá trình phốt phát hóa để lại.
+ Rửa bằng nước DI (Deionlyte) còn làm sạch các iôn lạ để chuẩn bị tốt cho quá trình điện phân.
* Sơ đồ nguyên công
Quá trình rửa gồm ba giai đoạn:
+ Rửa bằng nước công nghiệp nhúng đầy (IW- industry water, full deeping)
+ Rửa bằng nước công nghiệp dùng vòi phun (IW- industry water, shower).
* Nguyên lý rửa
Sau khi vỏ xe được ngâm trong dung dịch phốt phát được đưa tới bể rửa lần cuối. Đến đây vỏ xe được ngâm trong nước IW rửa hóa chất và được rửa bằng các vòi phun của hệ thống phun nước. Cuối cùng rửa lại bằng nước DI để làm sạch các ion lạ.
* Thời gian rửa: khoảng 10 phút.
* Bậc thợ: thợ bậc 2
* Thiết bị: Bể rửa, nước IW và DI, hệ thống vòi phun và bơm nước tuần hoàn.
10. Rửa sơn thừa trên bề mặt vỏ xe
* Mục đích: Rửa nước bằng nước công nghiệp IW (industry water, shower) làm sạch các chất bẩn còn đọng trong nguyên công sơn điện ly. Loại bỏ hoàn toàn các ion tạp có lẫn trong nước sau quá trình rửa trên.
* Sơ đồ nguyên công
* Nguyên lý rửa: Để tiết kiệm nước ta sử dụng 2 bể rửa. Ban đầu xe được rửa bằng nước IW. Sau đó xe được rửa bằng nước DI không lẫn tạp chất (nước nguyên chất), nước này được cung cấp trực tiếp từ nguồn nước DI, nước rửa của giai đoạn này sẽ được sử dụng lại cho giai đoạn trước.
* Thời gian rửa: Thông thường trong giai đoạn này ta rửa chi tiết trong 10 phút.
* Các thiết bị sử dụng:
+ Bể cung cấp nước WI, DI.
+ Bể lọc nước DI.
+ Hệ thống cung cấp nước tuần hoàn là các bơm nước và các ống nước.
* Bậc thợ: Chọn thợ bậc 2
12. Kiểm tra lớp sơn
* Mục đích: Kiểm tra lớp sơn xem có vết chảy xệ, bong chóc, xước, sạn sơn… hay không để có các biện pháp khắc phục kịp thời.
* Sơ đồ nguyên công
* Các bước kiểm tra
+ Kiểm tra bề mặt ngoài lớp sơn ED: theo kinh nghiệm người thợ sẽ kiểm tra xem lớp sơn có đạt yêu cầu không.
+ Kiểm tra độ bám chắc của lớp sơn ED: Thông thường ta dùng phương pháp uốn cong để kiểm tra độ bám, độ bền và dẻo dai của sơn. Vật uốn cong là dây kim loại được đi kèm theo vỏ xe trong quá trình sơn điện ly.
3.3.2. Quy trình công nghệ sơn trang trí
1. Sơn Sealer
* Mục đích: Chống rung và thấm nước tại một số vị trí như nắp capo, cửa xe, cửa kính, nắp khoang để hành lý quá trình này có tác dụng làm kín không cho nước thấm vào, chống gỉ, bụi bẩm ngoài ra còn có tác dụng tăng cứng và làm đẹp sản phẩm.
* Vị trí và phương pháp sơn: Tra keo vào các khớp nối giữa các tấm kim loại. Các vị trí sơn như: các khe trên thân xe, cánh cửa, các ô kính, nắp capo, nắp khoang hành lý.
* Thành phần nguyên liệu keo
+ PVC
+ Chất điền đầy vô cơ.
+ Chất làm mềm dẻo.
2. Sơn PVC (Undercoat)
* Mục đích:
Sơn PVC có mục đích chủ yếu là gia cố các chỗ dễ bị va chạm hay bị đá văng, ngoài ra còn cải thiện tính chống gỉ ở môt số nơi thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố ăn mòn.
* Vị trí cần sơn chủ yếu là gầm xe và phần dưới của hai miếng chắn lốp (hộc lốp)
* Các bước thực hiện nguyên công này:
+ Sau khi đưa xe vào vị trí sơn, ta dán che chắn những chỗ cần thiết để tránh sơn vào những nơi không mong muốn.
+ Tiến hành phun sơn với đầy đủ các trang thiết bị phục vụ và thiết bị phòng độc cho người công nhân.
3. Nguyên công dán lớp chống rung
* Mục đích: Giảm độ ồn, rung giật khi xe chuyển động và tạo cảm giác thoải mái cho người ngồi.
* Sơ đồ nguyên công
* Vật liệu dùng để giảm rung là tấm alphát. Alphat là một loại vật liệu giảm rung động cường độ cao ở dạng tấm, thành phần chủ yếu bao gồm alphát, nhựa cao su và các vật liệu vô cơ.
* Các bước thực hiện: Tấm alphát được cắt theo hình dạng của các vùng áp dụng, rồi đem ép nhẹ chúng và các vị trí đó. Sau đó nung nóng chảy chúng trong lò sơn lót bề mặt.
* Thời gian khoảng 30 phút.
* Chọn thợ bậc 4.
5. Sơn lót bề mặt (Primer)
* Mục đích
+ Nâng cao tính bám dính giữa lớp sơn ED và lớp sơn trên cùng.
+ Cải thiện khả năng hấp thụ ứng suất và đảm bảo bề mặt lớp sơn trên cùng được bằng phẳng.
+ Sửa chữa những lỗi do sơn ED để lại.
* Sơ đồ nguyên công
* Thực hiện nguyên công: Dùng súng phun sơn để phun lên vỏ xe một lớp sơn lót 3E5 Grey, nguyên công được thực hiện trong buồng phun sơn tĩnh điện.
* Thời gian thực hiện nguyên công này thường kéo dài khoảng 10 phút.
* Thiết bị phục vụ quá trình
+ Buồng sơn, hệ thống đường ray, giá đỡ xe.
+ Súng phun sơn.
7. Ráp nước
* Mục đích: Ráp nước có tác dụng làm bằng phẳng bề mặt các lớp sơn lót, tạo bề mặt tốt cho các nguyên công sau. Ráp nước còn có tác dụng làm tăng độ bám dính giữa các lớp sơn.
* Các bước thực hiện nguyên công: Ráp nước là quá trình vừa rửa bằng nước vừa đánh giấy ráp.
+ Chuẩn bị bể rửa.
+ Chuẩn bị giấy ráp loại mịn P.600 - P.800 và rẻ sạch.
+ Đầu tiên ta bơm nước làm ướt bề mặt xe, dùng giấy ráp chịu nước để đánh bóng bề mặt. Sau đó, ta dùng rẻ sạch lau khô bề mặt vừa rửa sạch các bụi bẩn và các vết ô nước.
* Thời gian khoảng 30 phút.
* Thiết bị
+ Bể rửa, bơm nước.
+ Giấy ráp chịu nước loại P.600 - P.800.
8. Sơn màu
* Mục đích: Tạo ra màu sắc và tính thẩm mỹ cho vỏ ôtô. Lớp này cũng có tác dụng chống rỉ.
* Sơ đồ nguyên công
* Các bước thực hiện nguyên công
+ Chuẩn bị sơn: chất làm cứng, chất phụ gia, dung môi, hoà trộn sơn theo chỉ dẫn nhà sản xuất, điều chỉnh độ nhớt.
+ Kiểm tra màu sơn.
* Thời gian cho nguyên công này khoảng 20 phút.
* Bậc thợ trong nguyên công này đòi hỏi phải có kinh nghiệm về phun sơn và có tay nghề cao. Thường sử dụng thợ bậc 5 trở lên.
* Các thiết bị sử dụng
+ Súng phun sơn, buồng sơn, thùng hoà trộn.
+ Máy bơm ly tâm hút khí, hệ thống lọc khí để chỉ có khí sạch được hút vào buồng sơn.
* Tính toán lượng sơn cần để sơn lớp sơn màu
9. Sơn tạo độ bóng
* Mục đích:
Tạo lớp sơn cuối cùng ngăn vỏ xe cách với môi trường bên ngoài, đồng thời làm cho bề mặt bóng đẹp nâng cao tính thẩm mỹ của vỏ xe ôtô.
* Phương pháp sơn
Có thể dùng phương pháp sơn thủ công hoặc phun sơn bằng rô bốt. Khi phun sơn cần chú ý:
+ Cần giữ khoảng cách giữa súng phun và bể mặt sơn khoảng15-20 mm nếu qúa gần hoặc quá xa đều không tốt cho màng sơn. Nếu khoảng cách súng phun gần gây ra hiện tượng chảy sơn. Nếu quá xa sẽ gây tổn hao sơn.
+ áp suất khí 3 kg/cm2.
* Tính toán lượng sơn cần để sơn lớp sơn bóng
Thay số ta có: P = 15,75.40.10-6.1500.1 = 0,945kg.
10. Sấy khô
* Mục đích: Quá trình này có tác dụng làm khô cưỡng bức làm dung môi bay hơi. Tốc độ bay hơi của dung môi cũng thúc đẩy các phản ứng làm khô nhanh màng sơn .
* Thời gian và nhiệt độ sấy
+ Ban đầu nhiệt độ sấy là 2100C, giữ trong thời gian 5 phút.
+ Sau đó giữ nhiệt độ sấy ở 1750C, trong thời gian 30 phút.
* Nhiệt lượng cần để làm khô bề mặt sơn và làm bay hơi dung môi
Suy ra: Q = 1500.623.10-6.2000.(175 – 25) + 750.15.10-4. 6.105 = 946005 (J).
3.4. Một số lỗi thường gặp trong qúa trình sơn và sau khi sấy khô
1. Hố sơn : Là hiện tượng sơn không bám được lên vỏ xe.
* Nguyên nhân: Do dầu hay nước còn lại trên bề mặt sơn trước khi sơn.
* Khắc phục bằng cách loại bỏ nước và dầu bám trên bề mặt của vỏ xe.
2. Chảy sơn
* Nguyên nhân:
+ Do lượng sơn được sơn lên chi tiết qúa nhiều.
+ Khi phun súng phun di chuyển chậm và khoảng cách của súng qúa gần.
3. Rộp sơn
* Nguyên nhân:
+ Một là do dung môi trong lớp sơn ướt và thấm vào lớp sơn trước làm cho sơn này chảy bên trong. Vì vậy tạo rộp trên bề mặt sơn màu.
+ Hai là khi lớp sơn trên cùng mềm ra và giãn nở do nhiệt, sau đó nguội đột ngột và tạo thành rộp sơn.
4. Rỗ sơn
* Nguyên nhân: Do bề mặt sơn khô và đóng rắn trước khi dung môi bay hơi. Tạo ra các lỗ nhỏ trên bề mặt sơn.
* Biện pháp khắc phục: Có thời gian chờ cho dung môi bay hơi. Sấy với nhiệt độ tăng dần không nên tăng nhiệt độ sấy qúa đột ngột.
CHƯƠNG IV
DÂY CHUYỀN SƠN MỚI VỎ Ô TÔ VÀ CÁC THIẾT BỊ PHỤC VỤ
4.1. Lựa chọn dây chuyền sơn
Theo quyết định 115 của Bộ công nghiệp, doanh nghiệp trong nước tham gia sản xuất ô tô dưới 16 chỗ và xe tải dưới 3,5 tấn bắt buộc phải có dây chuyền sơn điện ly phần khung và vỏ xe. Tuy nhiên, ở Việt Nam, không có nhiều doanh nghiệp đầu tư làm sơn điện ly, ngay cả một vài liên doanh ô tô có tên tuổi còn chấp nhận đem sản phẩm đi “sơn thuê”.
Một số doanh nghiệp Việt Nam như Vinaxuki, Auto Trường Hải đã đầu tư cho dây chuyền sơn điện ly. Tuy nhiên, công xuất sản xuất chưa cao, chưa linh hoạt, còn có nhiều hạn chế:
+ Chẳng hạn như dây chuyên sơn sau đây, đang được sử dụng tại một số nhà máy ô tô Việt Nam:
+ Dây chuyền sơn tự động: Vỏ ô tô được gá trên hệ thống giá và treo trên một băng chuyền tuân hoàn, quá trình sơn nhung hoàn toàn tự động. Dùng để sẩn xuất hàng loạt, hiệu quả cao, giảm chi phí lao động, nâng cao năng xuất, nhưng vốn đầu tư cho dây chuyền lớn.
4.2. Sơ đồ bố trí và nguyên lý hoạt động của dây chuyền sơn mới ô tô
Dây chuyền sơn mới vỏ ô tô gồm có hai quy trình chính và được chia làm hai khu vực (2) và (5). Khu vực (2) thực hiện quy trình sơn lót bề mặt, khu vực (5) thực hiện quy trình sơn trang trí.
Trong quá trình sơn, vỏ xe được định vị trên giá đỡ. Quá trình sơn lót giá đỡ vỏ xe được định vị trên giá treo, giá treo di chuyển trên ray treo chữ I (4), quá trình này được thực hiện hoàn toàn tự động nhờ hệ thống dẫn động băng tải xích tuân hoàn. Khi sơn trang trí, giá đỡ vỏ xe định vị trên xe lăn và di chuyển theo hệ thống gồm 2 đường ray (6) trên mặt đất.
4.3. Thiết kế thiết bị treo ôtô khi sơn nhúng điện ly
4.3.1. Công dụng và yêu cầu của thiết bị
1. Công dụng
Giá treo được sử dụng trong quá trình sơn tự động dùng để treo vỏ ô tô để vận chuyển và nhúng trong quá trình sơn lót.
2. Yêu cầu
+ Giảm thời gian gá lắp, dễ dàng vận chuyển từ nguyên công này sang nguyên công khác.
+ Đảm bảo giá và vỏ xe ổn định trong khi di chuyển từ nguyên công này sang nguyên công khác.
4.3.2. Các thiết bị gá vỏ ô tô trong quá trình sơn
Vỏ ô tô được định vị cố định trên một giá đỡ. Trong quá trình sơn lót giá đỡ được định vị và cố định trên giá treo, còn trong quá trình sơn trang trí vỏ ô tô giá đỡ được đặt trên cơ cấu xe lăn và di chuyển theo đường ray trên mặt đất.
1. Giá đỡ
Gồm có một giá đỡ (3) được liên kết bằng hàn, có các thanh ngang để đảm bảo độ cứng vững. Trên giá đỡ có các lỗ (2) để lắp chốt cố định giá đỡ và giá treo.
2. Xe lăn
Gồm có khung xe (1) và các con lăn (2). Xe lăn được di chuyển trên đường ray (3) đưa vỏ ô tô đến các vị trí khác nhau để thực hiện các nguyên công trong quá trình sơn trang trí.
3. Giá treo
Giá treo có kết cấu dạng khung được liên kết với nhau bằng hàn, thép dùng để chế tạo khung là loại thép hình hộp chữ nhật có bề dày 5mm.
4.3.4. Tính toán và thiết kế đồ gá vỏ ô tô
1. Tính chọn vật liệu làm đồ gá
Giá treo có các kích thức sau:
+ Tổng chiều dài của một khung chữ U là 6820mm (kết cấu có 2 khung uốn hình chữ U)
+ Chiều dài của một tay nâng là 670mm (trong kết cấu có 4 tay nâng).
+ Chiều dài của một thanh dọc là 2280mm (có 6 thanh dọc).
+ Chiều dài của một thanh ngang 820mm ( có 4 thanh liên kết ngang).
Suy ra tổng chiều dài của thép hình làm giá treo là: L = 2.6820 + 4.670 + 6.2280 + 4.820 = 33280mm.
Chiều dày của thép hình là 4mm, suy ra diện tích mặt cắt ngang của thép sẽ là: S thép = 70.50 – 65.45 = 575mm2.
Giá đỡ có các kích thức sau:
+ Chiều dài thanh dọc là 4500mm ( có 2 thanh dọc).
+ Chiều dài thanh ngang là 1550mm ( có 2 thanh ngang).
+ Chiều cao của thanh chống là 500mm (có 4 thanh chống).
Tương tự ta cũng tính được khối lượng giá đỡ như sau: M giá đỡ = (2.4500 + 2.1550 + 4.500).575.7800.10-9 + 63 kg.
2. Tính toán móc treo giá
Dựa vào kết cấu của đồ gá, ta thấy bộ phận chịu lực lớn nhất là móc treo giá và vỏ xe.
Các lực tác dụng lên móc:
+ Trọng lượng của sơn còn lại trong xe Psơn (nhỏ có thể bỏ qua)
+ Trọng lượng của vỏ ôtô Pô tô.
+ Trọng lượng của giá treo, giá đỡ P giá.
+ Lực kéo móc T.
Từ (*) suy ra: T = P/2 = 11578/2 = 5789 (N).
Theo sơ đồ tính móc đơn trong tài liệu [9] ta cần tính toán kiểm nghiệm độ bền của móc câu thiết kế, tại các mặt cắt (1-2), (3-4), và tại chân ren có đường kính d1
KẾT LUẬN
Qua hơn 3 tháng miệt mài làm đề tài tốt nghiệp về “Lập qui trình công nghệ sơn mới vỏ ôtô”, duới sự hướng dẫn hết sức nhiệt tình của thầy giáo: ThS……………. và các thầy giáo trong bộ môn CKÔTÔ. Đến nay em đã hoàn thành nội dung đề tài tốt nghiệp của mình. Phần thiết kế của em đã đạt đề cập được đến những vấn đề sau:
+ Trình bày được khái niệm sơn và ứng dụng trong việc sơn vỏ ôtô.
+ Lập được qui trình sơn mới vỏ ôtô áp dụng cho xe con Vios.
+ Giới thiệu dây chuyền công nghệ sơn điện ly tự động.
Đây là đề tài mới đã được ứng dụng và đạt được những kết quả rất tốt trong thực tế sản xuất ở Việt Nam. Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế của nước ta còn nhiều khó khăn nên các doanh nghiệp chỉ đầu tư cho dây chuyền sơn đơn giãn, sản xuất mang tính đơn chiếc, hiệu quả và năng suất thấp.
Trong những năm gần đây, chúng ta thấy rằng điều kiện về kinh tế của nước ta đang được nâng cao, nhu cầu sử dụng ô tô ngày càng nhiều, khách hàng không chỉ quan tâm tới chất luợng, giá thành sản phẩm mà còn đặc biệt quan tâm đến kiểu dáng mẫu mã cũng như màu sắc bên ngoài của sản phẩm. Chính vì thế trong đề tài của mình, em nói đến việc lựa chọn sử dụng dây chuyên sơn mang tính tự động hoá và chuyên môn hoá cao, nhằm phục vụ cho việc sơn mới hàng loạt vỏ ô tô, nâng cao khả năng bảo vệ và trang sức cho bề mặt vỏ ô tô.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Văn Lộc
Kỹ thuật sơn, NXB Giáo Dục
[2]. Trần Minh Hoàng
Công nghệ mạ điện, NXB KHKT
[4]. Kỹ thuật sơn nhúng tĩnh điện của hãng sơn Nippon
[5]. Công nghệ xử lý bề mặt kim loại của Nihon Parkerrizing Co.,Ltd
[6]. Dương Thể Hy
Bài giảng công nghệ sơn - Vecni. NXB ĐHBK Đà Nẵng
[7]. Automotive paints. D A Ansdell
[8]. Trolley conveyors & special bearings
Sewoong machinery Co.,Ltd (www.sewng.com)
[9]. Huỳnh Văn Hoàng, Đào Trọng Thường
Tính toán các cơ cấu máy trục, NXB Bách Khoa, Hà Nội 1967
[10]. Trịnh Chất, Lê Văn Uyển
Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí. Tập 1, NXB Giáo Dục
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"