MỤC LỤC
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................……. 02
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG XE Ô TÔ SAU LẮP RÁP
1.1. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng ô tô lắp ráp mới tại Việt Nam ..............................................……. 03
1.2. Công tác kiểm tra đánh giá chất lượng xe ô tô sau lắp ráp ………………………….06
CHƯƠNG 2 : LẬP QUY TRÌNH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG XE Ô TÔ INNOVA SAU LẮP RÁP
2.1. Lập quy trình công nghệ kiểm tra đánh giá chất lượng ô tô Innova sau lắp ráp ………………………………….. 09
2.2. Phân tích các nguyên công……………………………………….10
CHƯƠNG 3 : NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THIẾT BỊ KIỂM ĐỊNH
3.1. Nghiên cứu sử dụng thiết bị kiểm tra độ trượt ngang ………………………………………………35
3.2. Nghiên cứu sử dụng thiết bị kiểm tra hệ thống đèn chiếu sáng…………………………………….37
CHƯƠNG 4 : THIẾT KẾ KỸ THUẬT ĐƯỜNG THỬ NGHIỆM Ô TÔ
4.1. Đ ặt vấn đề …………………….…………………………………………44
4.2. Các khu thử nghiệm tham khảo và phương án thiết kế đường thử………………48
4.3. Giới thiệu các phần tử thử nghiệm trên đường thử……………………..57
4.4. Tính toán thiết kế chi tiết cho một số đường thử……………………….. 74
4.5. Kết luận về đường thử …………………………...……………………..84
KẾT LUẬN …………………………...…………………………………..…..85
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………...………………………….86
LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam đang trên con đường hội nhập và phát triển, trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang vươn lên hoà nhập với khu vực và thế giới. Bên cạnh sự phát triển của các ngành kinh tế khác thì ngành công nghiệp ô tô cũng có những bước chuyển biến nhảy vọt.
Với xu thế phát triển của ngành công nghiệp ô tô nước nhà hiện nay- hàng chục nhà máy sản xuất lắp ráp mới được thành lập với đầy đủ các quy mô- thì mức độ đòi hỏi đối với công tác kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe ôtô ngày một cao hơn. Quy trình kiểm tra, đánh giá đòi hỏi phải đây đủ, chính xác và độ tin cậy cao hơn. Có như thế thì mới đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển đối với ngành ô tô.
Nhận rõ được tầm quan trọng của công tác kiểm tra đánh giá chất lượng xe, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe ôtô lắp ráp trong nước, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã có những văn bản quy định cụ thể về quy trình kiểm tra và đánh giá; các nhà máy sản xuất lắp ráp ôtô trong nước đều đã có các hệ thống kiểm tra đạt được những yêu cầu cơ bản nhất. Và trong Đề tài nghiên cứu này : ”Lập quy trình kiểm tra đánh giá chất lượng, an toàn kỹ thuật của xe ôtô sau lắp ráp’’, do Thầy giáo: ThS……………….. hướng dẫn sẽ trình bày một cách cơ bản nhất quy trình kiểm tra và đánh giá theo tiêu chuẩn của Nhà nuớc và hệ thống kiểm tra chất lượng xe của công ty TOYOTA Việt Nam.
* Phạm vi đề tài nhằm giải quyết một số nội dung sau :
- Tổng quan về công tác kiểm tra đánh giá chất lượng xe ô tô sau lắp ráp
- Lập quy trình kiểm tra đánh giá chất lượng xe ô tô Innova sau lắp ráp.
- Nghiên cứu sử dụng thiết bị kiểm tra.
- Thiết kế kỹ thuật đường thử nghiệm xe ô tô.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG XE ÔTÔ SAU LẮP RÁP
1.1. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ÔTÔ LẮP RÁP MỚI TẠI VIỆT NAM.
Theo các văn bản của Cục Đăng kiểm Việt Nam, Bộ công nghiệp Việt Nam hướng dẫn về công tác kiểm tra đánh giá chất lượng, an toàn kỹ thuật của xe ôtô lắp ráp trong nước thì công tác kiểm tra đánh giá được thực hiện đối với xe thử nghiệm (xe ôtô mẫu) và xe thành phẩm (xe ôtô sản xuất); kiểm tra trong qúa trình sản xuất và sau quá trình sản xuất (đã sản xuất lắp ráp ra xe ôtô hoàn chỉnh); kiểm tra đối với xe ôtô con, xe ôtô khách, xe ôtô tải và xe ôtô chuyên dụng. Trong đề tài này, em nghiên cứu quy trình kiểm tra đánh giá chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với xe ô tô thành phẩm là ôtô con, xe ôtô khách dưới 12 chỗ sau sản xuất lắp ráp (Hệ thống, dây chuyền kiểm tra xuất xưởng- Inspection line).
1.1.1. Quyết định số 34 /2005/QĐ-BGTVT (Phụ lục 1)
+ Quyết định số 34/2005/QĐ-BGTVT là quyết định của Bộ Giao thông vận tải theo đề nghị của Cục đăng kiểm Việt Nam, Vụ khoa học công nghệ, Vụ pháp chế.
+ Quyết định được ban hành ngày 21 tháng 7 năm 2005.
+ Quyết định quy định về kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới.
1.1.2. Quyết định số: 062/QĐ-ĐK (Phụ lục 2)
+ Quyết định số 062/QĐ-ĐK là quyết định của Cục Đăng kiểm Việt Nam ban hành ngày 12 tháng 3 năm 2007.
+ Quyết định ban hành Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 34/2005/QĐ-BGTVT ngày 21/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Đối với các sản phẩm sản xuất hàng loạt thuộc đối tượng phải giám sát chất lượng như quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 của Quy định 34, chất lượng của sản phẩm được coi là không ổn định.
1.1.3. Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 307-06 (Phụ lục 3)
+ Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 307-06 là tiêu chuẩn được Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn.
+ Đây là tiêu chuẩn áp dụng cho phương tiện giao thông cơ giới đường bộ ôtô yêu cầu an toàn chung
Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 307-06 không những là tiêu chuẩn áp dụng cho các Nhà sản xuất, lắp ráp trong việc thiết kế sản xuất ôtô, mà còn là cơ sở để xây dựng hệ thống kiểm tra đánh giá chất lượng xe ôtô, để tính toán, thiết kế các bệ thử, băng thử và là cơ sở để nhập các dữ liệu kiểm tra.
Các tiêu chuẩn liên quan đến đề tài nghiên cứu như sau: (Trích dẫn và có lược bỏ các tiêu chuẩn không liên quan)
- Tiêu chuẩn về kích thước giới hạn cho phép của xe, mục 4.1.1.1
- Tải trọng trục cho phép lớn nhất, mục 4.1.1.2
- Khối lượng phân bố lên trục dẫn hướng, mục 4.1.2.1
1.1.4. Tiêu chuẩn số: 22 TCN 226 - 2001 (Phụ lục 4)
+ Tiêu chuẩn trạm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ (22 TCN226 - 2001- bộ GTVT)
Tiêu chuẩn này được sử dụng để tham khảo cách bố trí hệ thống kiểm tra và quy trình kiểm tra chất lượng xe ô tô.
1.2. CÔNG TÁC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG XE ÔTÔ SAU LẮP RÁP
Công tác kiểm tra đánh giá chất lượng xe ôtô lắp ráp mới để xuất xưởng là một công tác vô cùng quan trọng. Nhằm đảm bảo chất lượng xe, an toàn sử dụng và kiểm soát các lỗi, sự cố trong sản xuất, khắc phục một cách nhanh nhất các sự cố ấy. Dựa theo tiêu chuẩn quy định của Cục đăng kiểm, Bộ Giao thông vận, Bộ Công nghiệp Việt Nam và tiêu chuẩn riêng của Nhà sản xuất thì các Nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô đều có các dây chuyền thiết bị phục vụ công tác kiểm tra đánh giá chất lượng xe sản xuất, lắp ráp mới.
- Toyota Việt Nam:
+ Chuẩn bị hồ sơ thiết kế, hồ sơ thử nghiệm xe (1)
+ Chuẩn bị xe mẫu đã lắp thử và kiểm tra ngay tại nhà máy
+ Gửi hồ sơ (1) đến VMTC thuộc cục Đăng Kiểm Việt Nam
- VMTC-Thuộc cục Đăng Kiểm
+ Nhận hồ sơ và xử lí
+ Đưa đại diện xuống nhà máy thực hiện kiểm tra tĩnh và động (trên đường thử)
+ Đưa ra báo cáo thử nghiệm và gửi lại Toyota VN
- Toyota Việt Nam:
Gửi hồ sơ (1), báo cáo thử nghiệm, hồ sơ về qui trình sản xuất…đến cục Đăng Kiểm Việt Nam.
- Cục Đăng Kiểm
Cử đại diện xuống đánh giá toàn bộ qui trình kiểm tra xe của nhà máy, đủ tiêu chuẩn sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận có thời hạn
Một tiêu chuẩn không thể thiếu của Hệ thống kiểm tra đánh giá chất lượng xe sau lắp ráp là phải đảm bảo được tính thông suốt và liên tục của toàn bộ hệ thống sản xuất lắp ráp. Điều đó đồng nghĩa với việc mỗi nguyên công trong Hệ thống kiểm tra được thực hiện trong khoảng thời gian lớn nhất là khoảng thời gian của một bước sản xuất lắp ráp, khoảng thời gian này tùy thuộc vào trang thiết bị và đặc thù sản xuất lắp ráp của Nhà máy.
CHƯƠNG 2
LẬP QUY TRÌNH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG XE ÔTÔ INNOVA SAU LẮP RÁP
2.1. QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG XE ÔTÔ INNOVA SAU LẮP RÁP
Trong phạm vi nghiên cứu của mình, dựa trên các tài liệu được cung cấp bởi công ty Toyota Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam và khoảng thời gian thực tập tổng hợp ở Toyota Việt Nam, hệ thống kiểm tra đánh giá chất lượng xe sản xuất, lắp ráp mới, đề tài đề xuất quá trình công nghệ kiểm tra ô tô Innova xuất xưởng như hình 2.1.
2.2. PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN CÔNG
2.2.1. Nguyên công 1
Kiểm tra tổng quan sau khi nhận xe từ khu vực sản xuất
*./ Phương pháp kiểm tra
Kiểm tra bằng tay và mắt thường của công nhân. Đánh giá quá trình lắp ráp sản xuất của Nhà máy thông qua các bộ phận, cấu kiện được sử dụng trên xe ôtô và các mối lắp ráp trên đó.
*./ Trình tự và cách thức kiểm tra
1. Kiểm tra khung vỏ và các mối lắp ráp.
2. Kiểm tra cánh cửa và hệ thống gương kính.
3. Kiểm tra hệ thống đèn.
4. Kiểm tra nội thất.
5. Kiểm tra khoang động cơ.
*./ Yêu cầu
Đây là nguyên công đầu tiên trong hệ thống kiểm tra đánh giá chất lượng xe sau lắp ráp. Bộ phận này nhận xe từ khu vực lắp ráp sản xuất (xe hoàn chỉnh) và thực hiện công tác kiểm tra một cách tổng quan nhất toàn thể xe ôtô.
Mục đích của nguyên công này là kiểm tra sơ bộ các bộ phận, chi tiết trên xe ôtô, kiểm tra nước sơn, kiểm tra các mối lắp ghép.
1. Kiểm tra khung vỏ và các mối lắp ráp:
Khung vỏ không được cong vênh
Nước sơn mịn, đều và không bị xước
Các mối lắp ráp phải kín khít
2. Kiểm tra cánh cửa và hệ thống gương kính:
Lắp đủ cánh cửa và hệ thống gương kính
Cửa xe ô tô phải đủ bộ, đóng mở dễ dàng, không gây tiếng ồn
4. Kiểm tra nội thất:
Nội thất đầy đủ, lắp ghép kín khít, không có vết bẩn
5. Kiểm tra khoang động cơ:
Không có bộ phận thừa trong khoang động cơ, các lắp ghép chắc chắn, không phát tiếng động lạ khi chạy động cơ.
6. Kiểm tra hệ thống lái:
Điều khiển nhẹ nhàng, độ rơ nhỏ.
7. Kiểm tra hệ thống phanh:
Đầy đủ hệ thống phanh chính và phanh đỗ.
Hành trình tự do phù hợp
2.2.2. Nguyên công 2:
Kiểm tra hệ thống lái và các góc đặt bánh xe.
*./ Phương pháp kiểm tra
Kiểm tra bằng thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe ( Aligment) DWA – 7000S
Đây là nguyên công đầu tiên trong dây chuyền kiểm tra có sử dụng các thiết bị kiểm tra.
*./ Trình tự và cách thức kiểm tra
+ Giai đoạn bắt đầu
- Khởi động hệ thống kiểm tra Aligment
- Điều chỉnh độ cao con lăn KPI về vị trí mặc định ban đầu
- Cân bằng con lăn dẫn hướng
+ Đo, kiểm tra độ chụm và góc nghiêng ngang bánh xe dẫn hướng
- Khởi động chế độ đo (Công tắc “all start”)
- Nhả hết hệ thống phanh của xe ô tô
- Khởi động mô tơ Bệ kiểm tra, con lăn sẽ quay và dịch chuyển đồ gá con lăn KPI tiến vào ôm sát 4 bánh xe
- Sau đó đánh ngược tay lái về phía bên trái và thực hiện thao tác tương tự.
- Khi hết thao tác đánh tay lái về phía trái thì trả tay lái về thì màn hình hiện thị kết quả
- Xác nhận kết quả đo được
+ Đo, kiểm tra góc đánh lái
- Khởi động chế độ đo (Công tắc “sat start”)
- Xác nhận hệ thống phanh không sử dụng
- Đánh chậm tay lái và đánh lái hết cỡ sang bên phải
- Đánh chậm tay lái và đánh lái hết cỡ sang bên trái
*./ Trang- thiết bị kiểm tra:
- Thiết bị sử là Bệ thử Aligment Tester Model: DWA - 7000S
+ Nguyên lý kiểm tra góc nghiêng ngoài anpha:
Khoảng cách từ tâm đồ gá KPI (trùng tâm bánh xe) đến vị trí con lăn KPI trên cùng là xác định: a (mm)
Khi dịch chuyển con lăn KPI từ vị trí mặc định ban đầu đến khi con lăn KPI trên cùng ôm bó sát bánh xe sẽ xác định được thời gian thực hiện dịch chuyển con lăn KPI nhờ cảm biến gắn ở con lăn KPI. Thời gian dịch chuyển con lăn KPI phía trên là (s)
*./ Yêu cầu
Đối với bộ phận kiểm tra hệ thống lái và các góc đặt bánh xe, chúng ta sử dụng Bệ kiểm tra Aligment tester có khả năng kiểm tra được 8 chủng loại xe ô tô khác nhau. Và kết quả kiểm tra bằng thiết bị này là chính xác. Tiêu chuẩn để đánh giá các góc đặt bánh xe, hệ thống lái của mỗi loại xe khác nhau là khác nhau. Các tiêu chuẩn này đươc các Nhà sản xuất đưa ra dựa vào kết cấu kỹ thuật của từng dòng xe.
2.2.3. Nguyên công 3
Kiểm tra độ trượt ngang
*./ Phương pháp kiểm tra
Hệ thống kiểm tra độ trượt ngang được thiết kế nhằm kiểm tra chất lượng hệ thống lái và các góc đặt bánh xe thông qua đo tổng độ trượt ngang của bánh xe dẫn hướng.
Độ trượt ngang là tổng khoảng cách lốp bên trái và lốp bên phải trượt sang một bên khi xe chuyển động.
Độ trượt ngang được đo bằng thiết bị đo độ trượt ngang khi xe chạy thẳng ở tốc độ thấp.
*./ Trang- thiết bị kiểm tra:
Kiểm tra bằng thiết bị đo độ trượt ngang Model: WG - 180HS
+ Chế độ kiểm tra cơ bản:
Thiết bị được vận hành khi công nhân lái xe qua bệ kiểm tra với tốc độ thấp và giữ lái thẳng.
Hệ thống kiểm tra sẽ thực hiện đo tổng độ trượt ngang của các bánh xe phía trước và báo kết quả qua bảng hiển thị được treo ở cột trước bệ thử (giúp công nhân quan sát rõ ràng khi lái xe qua bệ).
+ Nguyên lý đo độ trượt ngang
Xe ô tô chạy qua bệ kiểm tra (bộ phận chấp hành), bánh xe gây ra sự trượt ngang làm cho con lăn bị quay, thông qua hệ thống truyền động làm quay kim kế. Kim kế quay tác động lên thiết bị ghi nhận tín hiệu và tín hiệu được truyền đến bộ vi xử lý tín hiệu điện tử rồi qua bảng hiển thị.
2.2.4. Nguyên công 4
Kiểm tra hệ thống phanh ABS
*./ Phương pháp kiểm tra
Hệ thống kiểm tra phanh ABS sử dụng 4 con lăn dùng cho 4 bánh xe nhằm mục đích: Kiểm tra hệ thống phanh ABS; Kiểm tra tốc độ ô tô; Kiểm tra sơ bộ tính ổn định khi vận hành của ô tô
Hệ thống phanh ABS là hệ thống phanh chống bó cứng. ABS điều khiển áp suất dầu tác dụng lên các xi lanh bánh xe để ngăn cản không cho nó bị bó cứng khi phanh trên đường trơn hay khi phanh gấp. Nó cũng đảm bảo tính dẫn hướng trong quá trình phanh, nên vẫn đảm bảo tính năng lái an toàn và hiệu quả.
*./ Trình tự và cách thức kiểm tra
+ Chọn loại xe cần kiểm tra: Thao tác này nhằm điều chỉnh khoảng cách giữa 2 trục con lăn trước và sau, đồng thời chọn chế độ tương ứng với mỗi loại xe.
+ Điều khiển xe vào bệ và khởi động chế độ kiểm tra: Công nhân lái xe vào bệ và chọn chế độ “setting”, nhằm:
Hạ bộ phận nâng hạ
Nâng con lăn phụ
Bật bộ phận hấp thụ khí xả
*./ Trang- thiết bị kiểm tra:
+Thiết bị sử dụng là Bệ kiểm tra phanh Model: FDT - 185/ABS
+ Nguyên lý kiểm tra
- Kiểm tra chất lượng phanh ABS
Cho xe chạy đạt tốc độ 50 km/h, bánh xe quay làm cho con lăn quay. Đạp phanh, con lăn quay theo quán tính và bị hãm lại khi đạp phanh, bánh đà vẫn quay theo quán tính, tác dụng lực lên các khớp, các lastric ghi nhận thời điểm bắt đầu phanh và đếm số vòng quay con lăn đến khi con lăn dừng hẳn, qua CPU tính toán ra quãng đường phanh và thời gian phanh, đưa qua bộ vi xử lý và hiển thị ra màn hình.
2.2.5. Nguyên công 5
Kiểm tra lực phanh
*./ Phương pháp kiểm tra
Hệ thống kiểm tra lực phanh sử dụng 2 con lăn có mục đích:
Kiểm tra lực phanh ở 2 bánh trước và 2 bánh sau.
Kiểm tra độ chênh lệch lực phanh giữa bánh xe bên phải và các bánh xe bên trái.
Lực phanh là lực hãm mà má phanh, đĩa phanh tác động lên bánh xe khi phanh nhằm làm cho bánh xe bị hãm một cách tối ưu nhất.
*./ Trình tự và cách thức kiểm tra
+ Công nhân lái xe ô tô vào bệ kiểm tra
+ Khởi động hệ thống kiểm tra ( “ON”), xy lanh hạ con lăn nâng- hạ xuống
+ Mô tơ điện quay, qua hộp truyền động làm quay con lăn chịu lực và làm quay bánh xe với cùng tốc độ với con lăn
+ Đạp phanh, tác dụng lực phanh lên bãnh xe gây ra mômen hãm lên bánh xe, bánh xe truyền mômen hãm lên con lăn chịu lực làm xoắn trục của con lăn.
+ Cảm biến được gắn lên trục con lăn ghi nhận giá trị của mômen xoắn và truyền lên đồng hồ hiển thị.
2.2.7. Nguyên công 7
Kiểm tra khí xả
*./ Phương pháp kiểm tra
Hệ thống KT khí xả mục đích kiểm tra khí xả theo tiêu chuẩn Euro 2
Kiểm tra khí xả bằng thiết bị kiểm tra khí thải động cơ xăng MGT5
*./ Trình tự và cách thức kiểm tra
+ Sử dụng ống nối dẫn khí xả từ ống xả đến thiết bị phân tích xả
+ Khởi động xe ô tô, chạy động cơ với 75% công suất
+ Đọc kết quả khí xả mà thiết bị cung cấp hiển thị trên màn hình máy tính
*./ Trang- thiết bị kiểm tra:
+ Thiết bị sử dụng là máy kiểm tra khí thải động cơ xăng MGT5
+ Máy được chế tạo bằng thép cứng vững và sơn màu xanh, có sử dụng bộ lọc tách ẩm
+ Bộ lọc cacbon, ống nối dẫn khí hiệu chuẩn, cảm biến oxy, đầu dò lấy mẫu kiểm tra có kẹp, dài 400mm, ống dẫn mẫu khí thải dài 8m có kèm bầu lọc, có ống tách nước.
*./ Định mức thời gian và bậc thợ
- Định mức thời gian: 3 phút
- Bậc thợ công nhân: Là các kỹ thuật viên trung cấp cơ khí đã qua đào tạo của công ty.
2.2.10. Nguyên công 10
Kiểm tra xe trên đường thử
*./ Phương pháp kiểm tra
Lái xe và thực hiện các thao tác điều khiển xe thực tế trên đường thử thực tế nhằm kiểm tra tất cả các hệ thống trên xe.
Khảo sát tính ổn định, chất lượng ô tô cũng như phát hiện các hư hỏng ở ngoài điều kiện thực tế mà trong dây chuyền thiết bị kiểm tra không thực hiện được.
*./ Trình tự và cách thức kiểm tra
+ Thử tốc độ: Chạy nhanh dần cho đến khi ô tô đạt tốc độ 60 km/h. Giữ nguyên tốc độ và thực hiện các đánh giá dựa trên khả năng vận hành của người thử.
Thử tốc độ được thử trên đường thẳng.
Đánh giá:
- Khi tốc độ đạt 20 km/h yêu cầu các cánh cửa phải tự động khóa
- Tính ổn định khi chạy phải cao
- Khả năng tăng tốc tốt (không xảy ra hiện tượng ỳ máy và tăng tốc không đều)
+ Kiểm tra động cơ:
- Cho động cơ chạy không tải với tốc độ khoảng 75%
- Nhả động cơ về 0 (ngừng chạy)
- Nếu kim động cơ quay (hoạt động) là tốt
+ Kiểm tra độ cân vô-lăng:
- Tắt máy, cho xe đứng yên
- Đánh vô-lăng hết cỡ về hai phía và kiểm tra độ cân vô-lăng và độ rơ vành tay lái
+ Kiểm tra khả năng lội nước
+ Kiểm tra phanh:
- Cho xe chạy với vận tốc 50 km/h rồi đạp phanh
- Kiểm tra: Quãng đường phanh 5 mét
Ổn định phanh: không trượt lê, không dịch ngang
Không gây ra tiếng động lạ
*./ Định mức thời gian và bậc thợ
- Định mức thời gian: 8 phút
- Bậc thợ công nhân: 5/7
2.2.11. Nguyên công 11
Kiểm tra gầm và phanh đỗ sau chạy thử
*./ Phương pháp kiểm tra
Lái xe lên dốc thử gầm và phanh đỗ, kiểm tra hệ thống gầm bằng tay và mắt. Do đó nguyên công này đòi hỏi tay nghề bậc thợ khá cao.
*./ Trình tự và cách thức kiểm tra
+ Công nhân lái xe ô tô lên dốc thử
+ Tắt máy và gài phanh tay (phanh đỗ)
+ Xuống dưới dốc thử và thực hiện các thao tác kiểm tra gầm xe
*./ Yêu cầu
+ Phanh đỗ gài nhẹ nhàng
+ Hiệu quả của phanh đỗ xe (điều khiển bằng tay hoặc chân):
Chế độ thử: ô tô không tải.
Dừng được ở độ dốc 20% khi thử trên dốc hoặc tổng lực phanh không nhỏ hơn 16% trọng lượng xe không tải khi thử trên băng thử.
CHƯƠNG 3
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THIẾT BỊ KIỂM TRA
3.1. NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THIẾT BỊ KIỂM TRA ĐỘ TRƯỢT NGANG
3.1.1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc
3.1.1.1. Cấu tạo
3.1.1.2. Nguyên lý làm việc
Mỗi tấm trượt được đặt trên các giá đỡ (có con lăn) do đó có thể di chuyển các tấm này sang phải hoặc sang trái một cách dễ dàng trôi chảy. Tuy nhiên, thiết bị kiêm tra độ trượt ngang bánh xe được thiết kế để dịch chuyển tấm trượt không bị trượt suốt chiều dài mà nó chỉ có thể kiểm tra độ trượt ngang mà thôi.
3.1.2. Hướng dẫn sử dụng
3.1.2.1. Cách đo
1. Đặt xe song song với đường tâm nằm ngang của thiết bị kiểm tra để 2 đường tâm thành 01 hàng.
2. Tháo chốt khoá ở thanh nối
3. Bật công tắc điện của hộp đồng hồ
4. Lái xe chầm chậm (tốc độ 2¸ 5km/h) đi qua thiết bị kiểm tra độ trượt ngang, không được quay vô lăng và phanh (không được ngồi lên xe khi đang kiểm tra, trừ người lái).
5. Quan sát và đọc đồng hồ khi xe đang đi qua thiết bị kiểm tra.
Dưới đây là mức đánh giá kết quả kiểm tra:
- Đọc được số “3” hoặc thấp hơn : Rất tốt
- Đọc được số “5” hoặc thấp hơn : tốt
- Cao hơn “5” : Không tốt
3.1.2.2. Các chú ý trong quá trình sử dụng
1. Chỉ bật công tắc điện sau khi đã tháo chốt khoá ở thanh nối
2. Không kiểm tra xe có trọng lượng cầu xe vượt quá mức cho phép.
3. Không được phanh hoặc quay vô lăng khi đang ở trên tấm trượt.
3.2. THIẾT BỊ KIỂM TRA ĐÈN CHIẾU SÁNG
3.2.1.Cấu tạo và nguyên lý làm việc
3.2.1.1. Cấu tạo chung
*- Bộ phận cảm nhận luồng sáng
Thiết bị kiểm tra đèn pha được thiết kế sao cho bộ phận nhận luồng sáng dựa trên 2 trục và chân đế có thể di chuyển lên xuống một cách dễ dàng và êm dịu nhờ bánh răng thanh răng. Hơn thế nữa nó còn có thể di chuyển sang trái hoặc phải nhờ các bánh xe lăn trên giá được lắp có phần chân đế của thiết bị. Điều này cho phép thiết bị có thể lựa được vị trí thích hợp khi kiểm tra. Các bánh xe này được bố trí trên các trục bánh lệch tâm riêng rẽ.
4.2.1.2. Nguyên lý hoạt động
Hình vẽ trên chỉ ra cấu tạo bên trong của bộ phận nhận luồng sáng. Luồng sáng từ đèn pha ôtô qua màn nhận luồng sáng 3, được phản chiếu bởi gương phản chiếu 4, đi tới phần tử cảm biến 5.
* - Xác định trục luồng sáng và cường độ sáng.
Sự mất cân bằng tại cảm biến số 1 và số 2 trên màn được chỉ ra trên đồng hồ cân bằng trục luồng sáng (trên và dưới) còn mất sự cân bằng tại cảm biến số 3 và số 4 trên màn được chỉ ra trên đồng hồ cân bằng trục luồng sáng (đồng hồ trái và phải)
3.2.2. Hướng dẫn sử dụng
3.2.2.1 Chuẩn bị đo
1. Kiểm tra đèn pha và điều chỉnh nó tới tình trạng tốt nhất. Cần đặc biệt chú ý tới tình hình áp suất lốp, đèn bị bẩn, pin ở thiết bị kiểm tra chưa được nạp no hoặc thay mới
3.Vị trí của ôtô cần kiểm tra phải ở phía trước của thiết bị đo và vuông góc với giá của thiết bị. Chỉnh khoảng cách của ôtô tới thiết bị đo, sử dụng thước dây bố trí dưới thiết bị nhận luồng sáng. (hình vẽ).
4. Hãy kiểm tra xem ôtô cần kiểm tra để nằm vuông góc với giá chưa bằng thiết bị xác định vị trí làm việc bình thường bố trí ngang trên thiết bị nhận luồng sáng theo các thủ tục đưa ra dưới đây.
- Trước hết hãy chọn 2 điểm mà ít nhất có một trong hai nằm trên đường tâm dọc của ôtô. Di chuyển thiết bị cho tới khi hai điểm nói trên có thể nằm lọt trong thiết bị xác định vị trí làm việc bình thường. hãy kiểm tra xem hai điểm nói trên có nằm trên một đường thẳng trên thiết bị xác định vị trí làm việc bình thường không. Nên nhớ rằng thiết bị này có thể dao động theo phương thẳng đứng.
Nếu hai điểm đo nằm trên đường thẳng nằm ngang trong thiết bị xác định vị trí làm việc bình thường thì có nghĩa là ôtô đã được đặt đúng vị trí để kiểm tra, nếu thấy 02 điểm này lệch nhau thì hãy sử dụng thiết bị dịch chuyển cho tới khi thiết bị kiểm tra đạt vị trí cần thiết.
3.2.2.2. Thủ tục đo
1. Bật đèn pha (luồng sáng phía trên)
Di chuyển thiết bị đo sao cho luồng sáng rọi lên mặt phía trước thiết bị.
- Di chuyển lên xuống thực hiện nhờ tay nắm dịch chuyển lên xuống.
- Di chuyển ngang được thực hiện nhờ tay nắm dịch chuyển ngang hoặc trượt thiết bị kiểm tra trên giá.
2. Xoay núm điều khiển liên tục sang phải, sang trái hoặc lên xuống cho tới khi điểm trên đồng hồ cân bằng trục luồng sáng trùng với vị trí cân bằng trung tâm theo hướng lên xuống hoặc phải trái sẽ cho biết độ lệch của trục luồng sáng.(Hơn nữa có thể đọc được cả cường độ luồng sáng).
3.2.2.3. Điều chỉnh trục của luồng sáng.
1. Tiến hành công việc như miêu tả trong bước 1 tới bước 3. ở phần “thủ tục đo” nói trên.
2. Đặt núm số trục luồng sáng ở trên dưới và phải trái ở vị trí mà bạn muốn điều chỉnh trục luồng sáng tương ứng.
5. Tiến hành các thủ tục tương tự với đèn đối diện. Phía trên ở giữa phần tử nhận luồng sáng giống như khi đứng xa 10m nhìn lại, điều này làm cho việc kiểm tra bằng mắt sự bố trí luồng sáng trở nên dễ dàng sau khi đèn pha đã làm việc chiếu luồng sáng tốt.
3.2.3. Các chú ý trong quá trình sử dụng
Thiết bị kiểm tra đèn pha được thiết kế như là một thiết bị kiểm tra có độ chính xác cao. Vì vậy cần hết sức cẩn thận khi sử dụng chúng.
- Trước khi sử dụng phải kiểm tra xem tấm nhận luồng sáng (kính phía trước) có bị bụi hoặc dầu làm bẩn không, nếu có thì cần lau sạch nó bằng giẻ mềm (bông) để tránh làm xước nó
- Tra dầu định kỳ cho thiết bị xác định vị trí làm việc bình thường (6 tháng một lần), bánh răng, thanh răng ( tháng một lần)
CHƯƠNG 4
THIẾT KẾ KỸ THUẬT ĐƯỜNG THỬ NGHIỆM Ô TÔ
4.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
4.1.1. Sự cần thiết của việc xây dựng đường thử nghiệm ô tô
Do đặc điểm cơ động, rộng khắp, gắn bó mật thiết với từng gia đình, từng thành viên của cộng đồng, lại được hiện đại hoá không ngừng bởi mạng lưới đường bộ ngày một mở mang phát triển cùng với loại hình phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có tiện nghi và chất lượng cao đã làm cho giao thông đường bộ trở thành một lĩnh vực phát triển mạnh nhất, nhanh nhất so với bất cứ lĩnh vực nào trong hệ thống giao thông vận tải của toàn thế giới nói chung cũng như của từng quốc gia riêng biệt. Đương nhiên sự phát triển của giao thông đường bộ sẽ làm gia tăng không ngừng số lượng các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Hiện nay Việt Nam không chỉ thua kém về số lượng mà cả về chất lượng của các PTGT-CGĐB. Tình hình này không được khắc phục thì cùng với sự gia tăng số lượng đầu phương tiện, yếu điểm này sẽ càng trở nên trầm trọng, dẫn tới những hậu quả đáng tiếc sau đây:
- Mức độ mất an toàn và số tai nạn giao thông đường bộ gia tăng.
- Tình hình ô nhiễm môi trường ngày một nặng nề.
4.1.2. Tác dụng chủ yếu và nội dung của công tác thử nghiệm ô tô
Khu thử nghiệm ô tô bao gồm bãi thử và các phòng thử dùng để tiến hành thử nghiệm cho ô tô hoàn chỉnh và các hệ thống, tổng thành của ô tô. Để đáp ứng các yêu cầu vận hành chạy xe thực tế của ô tô, hệ thống công trình thử nghiệm chính của khu thử nghiệm ô tô là tập trung xây dựng các loại đường thử khác nhau để đưa ra các điều kiện thử nghiệm cho ôtô như: đường vòng khép kín cao tốc cho ô tô có thể tiến hành chạy liên tục ở tốc độ cao, đường gập ghềnh, lồi lõm tạo độ sóc lớn, đường dễ bị trơn, trượt, đường dốc .
Công tác thử nghiệm ô tô có các tác dụng chủ yếu sau:
- Để tăng cường cho công tác quản lý về mặt chất lượng đối với các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tham gia giao thông;
- Góp phần đẩy mạnh công nghệ ô tô để tiến tới hội nhập và phát triển cùng với các nước trong khu vực và trên thế giới;
- Nâng cao hiệu quả khai thác phương tiện, kiểm soát được quá trình biến xấu trạng thái kỹ thuật của phương tiện nói chung cũng như của từng hệ thống, tổng thành nói riêng từ đó có biện pháp đề phòng và khắc phục các hư hỏng của phương tiện trong quá trình khai thác, sử dụng;
4.1.3. Quy mô các khu thử nghiệm ô tô
Tuỳ theo chức năng và mục đích sử dụng, khu thử nghiệm được phân thành 2 loại: Tổng hợp và chuyên dùng. Và xét về quy mô, khu thử nghiệm có thể xếp thành ba loại: Loại lớn, loại vừa và loại nhỏ. Khu thử nghiệm quy mô lớn có diện tích 10km2 trở lên, tổng chiều dài đường thử lớn hơn 100km, chủng loại đường thử tương đối đầy đủ, ví dụ khu thử nghiệm của công ty ôtô GMC, FORD, CHRYSLER đều thuộc loại khu thử nghiệm tổng hợp.
4.2. CÁC KHU THỬ NGHIỆM THAM KHẢO VÀ PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ ĐƯỜNG THỬ
Việc lựa chọn phương án thiết kế đường thử ô tô có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì việc lựa chọn kết cấu chung của đường thử càng hợp lý thì càng phát huy được công năng kiểm tra, thử nghiệm, giảm chi phí, rút ngắn thời gian kiểm tra, giảm chi phí cho xây dựng đường thử.
Để có đầy đủ các thông tin cơ bản làm căn cứ để thiết kế bãi thử, ta tiến hành nghiên cứu khái quát chung một số khu thử nghiệm trên Thế giới
4.2.1. Giới thiệu khái quát một số bãi thử trên thế giới
4.2.1.1. Bãi thử ARTC (Đài Loan) - Hình 4.1
4.2.1.2. Bãi thử JARI (Nhật Bản) - Hình 4.2
4.2.1.4. Bãi thử NAMI ở Matxcơva - Hình 4.4
Ưu điểm: Đường vòng cao tốc với bán kính cong lớn và độ dài đoạn đường thẳng dài cho phép thử xe có vận tốc cực đại lớn. Có nhiều diện tích dự trữ cho tương lai.
- Hạn chế: Bãi thử có diện tích tương đối lớn, chi phí cho xây dựng cơ bản lớn. Các khu thử nghiệm từng hạng mục cách xa nhau nên đường di chuyển nội bộ dài.
4.2.2. Đường thử chất lượng xe ô tô tại Toyota Việt Nam
Trên cơ sở phân tích bố trí chung về diện tích khu đất, hình dáng khu đất, danh mục các đường thử và hạng mục thử nghiệm của một số bãi thử trên Thế giới kết hợp với yêu cầu và kết cấu mặt bằng sản xuất ở công ty Toyota e đưa ra phương án bố trí đường thử.
4.2.3. Các loại đường bố trí trên bãi thử
Trên cơ sở tham khảo các loại đường thử có trong bãi thử của một số bãi thử trên Thế giới, căn cứ vào yêu cầu và tình hình thực tế ở Việt Nam, ta chọn các đường thử và để bố trí các đường thử một cách khoa học đồng thời tiện cho công tác quản lý cũng như trình tự thử nghiệm đối với từng hạng mục thử nghiệm của phương tiện ta bố trí các phần tử thử nghiệm trên đường thành các khu thử nghiệm như Bảng 2.
4.3. GIỚI THIỆU CÁC PHẦN TỬ THỬ NGHIỆM TRÊN ĐƯỜNG
4.3.1. Đường vòng cao tốc
Đường vòng cao tốc ở đây gồm 3 đoạn hợp thành là: đoạn đường thẳng, đoạn đoạn đường cong chuyển tiếp và đường cong tròn.
a. Đoạn đường thẳng
Đoạn đường thẳng thiết kế tương tự như đường cao tốc thông thường. Theo tiêu chuẩn TCVN 5729-97 thì độ dốc ngang của mặt đường trên đoạn đường thẳng phải dốc ra phía ngoài 2%.
b.Đoạn đường cong chuyển tiếp
Đoạn đường cong chuyển tiếp là đoạn quá độ giữa đoạn đường thẳng và đoạn đường cong tròn của đường vòng cao tốc ô tô từ đoạn đường thẳng qua đoạn đường cong chuyển tiếp đến đoạn đường cong tròn có sự chuyển động lên xuống lắc ngang vòng quanh trục thẳng đứng và quay vòng theo trục dọc.
c. Đoạn đường cong tròn
Tốc độ thiết kế và tốc độ cao nhất cho phép của đường vòng cao tốc bị giới hạn bởi bán kính đoạn đường này và hình dạng mặt cắt ngang.
Để tô tô không sản sinh lực hướng nghiêng Ô tô khối lượng M khi chạy trên đường có bán kính cong R ở tốc độ V, ngoài trọng lực thân xe, đồng thời sản sinh lực ly tâm Fc.
Ta thấy V2 tỷ lệ thuận R và tanq, do đó nếu V tăng thì R và (hoặc) q tăng. Tuy nhiên, theo công thức trên giá trị cực đại của q khuyên dùng là 39,70 (hay » 400). Vậy muốn tăng V thì phải tăng bán kính đoạn cung tròn. Có thể tham khảo các giá trị tính toán trong bảng sau với giá trị cực đại của q lấy bằng 39,00 (chỉ tính cho một làn đường ngoài cùng).
4.3.2. Đường thử tính năng tổng hợp
Đường tính năng tổng hợp còn goị là đường tính năng đường thẳng bằng phẳng. Bộ phận đường thẳng là đoạn đường thử, yêu cầu mặt đường bằng phẳng đồng đều, dốc ngang để bảo đảm thoát nước, độ dốc theo chiều dọc không được lớn hơn 0,2%, chiều dài 1 km trở lên, chiều rộng trên 40 m, chủ yếu tiến hành thử tính năng động lực, tính năng phanh, tính kinh tế của ô tô, có một vài bãi thử quy mô vừa và nhỏ ở giữa đoạn đường thẳng nơi rộng thêm vài chục mét, tiến hành thử tính ổn định điều khiển.
4.3.3. Đường thử phanh nhiều hệ số bám
Đường này còn gọi là đường dễ trượt, ở giữa là đoạn thử nới rộng thêm, dài 200m trở lên, 1 đầu thiết kế đường chạy tăng tốc. Đoạn thử gồm mấy loại mặt đường có hệ số bám khác nhau nối đối xứng hoặc nối song song thành mặt đường tổ hợp để kiểm tra tính ổn định của ô tô từ đường có hệ số bám cao sang đường hệ số bám thấp hoặc các bánh xe ở 2 bên trái phải phanh trên mặt đường có hệ số bám cao và mặt đường có hệ số bám thấp. Đó là đường thử dùng để nghiên cứu thiết bị chống hãm cứng bánh xe (Anti Braking System - ABS) không thể thiếu được.
4.3.5. Bãi rộng thử đặc tính quay xe
Là bãi rộng hình tròn đường kính 100m (bên trong có vạch phân chia thành các đường tròn đồng tâm R20m, R30m, R40m) nghiêng ra ngoài nhỏ hơn 0,5%, mặt đường bằng phẳng đồng đều và có thể duy trì hệ số bám bằng hằng số, dùng để đo và đánh giá đặc tính chuyển hướng của ô tô; có khi còn lắp hệ thống xối nước hoặc tràn nước dùng để xác định đặc tính quay xe trên mặt đường ướt trơn.
4.3.7. Đường mấp mô có nhiều đoạn nối, vá
Loại đường này nói chung không thiết kế siêu cao, trên đường đặc trưng đó bố trí nắp cống ngầm lồi lên hoặc lõm xuống, rãnh ngang, chỗ giao nhau của đường sắt, đường tu sửa …, chủ yếu dùng để kiểm tra tính năng điều khiển, tính ổn định, tính tiện nghi, tiếng ồn của ô tô, đồng thời cũng dùng một số loại đường xấu điển hình để tiến hành thử độ tin cậy của xe trong quá trình vận hành.
4.3.11. Đường toé nước, lội nước
Bồn toé nước nói chung ghép song song trên đường rải đá, mức nước sâu trên dưới 0,6m có thể điều chỉnh được, hai bên bồn có tường chắn nước. Khi ô tô chạy liên tục trên đường đá thì hệ thống treo nhất là bỏ giảm xóc dựng toả nhiệt mạnh gây hư hỏng không bình thường, ví vậy bãi thử xe nói chung quy định ô tô mỗi khi chạy 2 vòng trên đường đá phải đi qua bồn toé nước một lần có tác dụng làm mát hệ thống treo.
4.3.15. Đường dốc chuyên dùng
Bảy đường dốc chuẩn có độ dốc 12 đến 50%, bố trí hình đồi với bán kính đỉnh đồi là 16m. Đường dốc 40% trở lên phải có biện pháp tránh trượt, bãi rộng đỉnh dốc và chân dốc phải bảo đảm cho xe quay đầy thuận lợi.
Đường dốc chuẩn dùng để thử tính năng lên dốc, tính năng phanh dừng xe trên dốc, lăn bánh trên đường dốc và nghiên cứu khai thác bộ ly hợp ô tô
4.4. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CHI TIẾT CHO MỘT SỐ ĐƯỜNG THỬ
4.4.1. Căn cứ tính toán
a. Các tài liệu để tham khảo
- Tiêu chuẩn ngành 22TCN 307-03
- Tiêu chuẩn 22 TCN... - 05. Phương tiện GTCG đường bộ - phương pháp thử khả năng vượt dốc.
- Tài liệu: "Lý thuyết ôtô máy kéo" - Trường ĐHBKHN.
- Sơ đồ mặt bằng có sẵn của công ty.
b. Các thông số cơ bản để tính toán
- Loại ôtô chọn để tính toán, nhóm 1: ôtô con. Cụ thể ta chọn xe ô tô Innova để tính toán thiết kế với các thông số như bảng dưới.
+ Hiệu quả phanh chính.
- Thử trên đường bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng bằng phẳng và khô, hệ số bám j ³ 0,6.
- Thử ở tốc độ 100km/h; ôtô không tải.
- Quãng đường phanh Sp £ 7,2m
4.4.2. Tính toán chi tiết một số loại đường thử cơ bản
a. Tổng quan về khu vực đường thử nghiệm ôtô
- Căn cứ vào các qui định của cơ quan quản lý chất lượng qui định về việc kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với các ôtô được sản xuất lắp ráp tại Việt Nam và mặt bằng nhà xưởng. Em đề xuất đường thử như hình vẽ.
- Vì khu vực thử nghiệm kết hợp cả xưởng sản xuất nên các đường thử phải đảm bảo an toàn cho người tham gia sản xuất:
+ Hai bên đường thử phải có rào chắn bảo vệ.
+ Đầu mỗi đoạn đường thử phải có bảng chỉ dẫn cụ thể.
b. Đường chạy thẳng
- Trên sơ đồ bố trí đường chạy thẳng tại vị trí có chiều dài 200; chiều rộng đường 4m như trên bản vẽ bố trí chung.
- Đường chạy thẳng dùng để thử kiêmkr tra xem hoạt động của các cơ cấu dẫn động li hợp, phanh.... và kiêm tra xem động cơ có hoạt động bình thường không, các chi tiết lắp ráp có bị lỏng không...
d. Đường đá cuội
- Đường đá cuội dùng để thử nghiệm độ bền, độ tin cậy, độ rung xóc của hệ thống truyền lưu, hệ thống treo, bánh xe và các cụm tổng thành.
- Với mặt bằng có sẵn, chọn chiều dài đoạn đường là 50m, có kết cấu như trên hình 4.25
- Đường có độ dốc ngang 1,5% để đảm bảo thoát nước khi trời mưa. Vệt đường có rãnh thoát nước.
f. Đường rải đá Granit
- Đường rải đá granit dùng để kiểm tra độ tin cậy của xe, cường độ rung xóc, hệ thống treo, săm nốp, khung xe và các hệ thống, tổng thành của xe.
- Căn cứ vào mặt bằng có sẵn, chọn chiều dài đoạn đường là 40m và bố trí tại vị trí như hình vẽ bố trí chung.
h. Đường thử khả năng leo dốc
- Đường này dùng để thử khả năng leo dốc của xe.
- Theo 22 TCN 307 - 03, xe phải vượt được dốc có độ dốc 20%.
- Theo tiêu chuẩn về phương pháp thử nghiệm khả năng vượt dốc, dốc thử có kích thước và kết cấu như hình 4.25
- Mặt đường phải có độ nghiêng ngang 0%, vật liệu như bản vẽ kèm theo, độ dốc 20%.
- Hai bên dốc phải có lan can để bảo đảm
- Đầu trên của dốc có gắn gương cầu lồi để lái xe quan sát khi TN.
Trên dốc có các vạch báo để lái xe biết khi TN.
4.4.3. Quy trình kiểm tra
- Ôtô sau khi lắp ráp xong được đưa vào khu KCS để kiểm tra chất lượng với tần suất 100%.
- Nếu không đạti yêu cầu ở hạng mục nào thì đưa quay lại xưởng để sửa chữa, khắc phục hạng mục đó.
- Nếu xe đạt yêu cầu, đưa ra ngoài đường thử.
4.5. KẾT LUẬN VỀ ĐƯỜNG THỬ
Việc xây dựng đường thử ôtô phục vụ cho việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật cho các ôtô do Công ty sản xuất, lắp ráp để đảm bảo chất lượng sản phẩm là rất cần thiết.
KẾT LUẬN
Trên đây là toàn bộ nội dung đề tài tốt nghiệp của em nghiên cứu về “Quy trình kiểm tra đánh giá chất lượng xe ô tô sau lắp ráp sản xuất” bao gồm 4 phần chính:
- Tổng quan về công tác kiểm tra đánh giá chất lượng xe ô tô sau lắp ráp
- Lập quy trình kiểm tra đánh giá chất lượng xe ô tô Innova sau lắp ráp
- Nghiên cứu sử dụng thiết bị kiểm định
- Thiết kế kỹ thuật đường thử nghiệm ô tô
Trong quá trình thực hiện đề tài này em đã vận dụng những kiến thức đã học tập tại trường ĐHGTVT và tham khảo một số tài liệu của Cục đăng kiểm Việt Nam. Công ty Toyota Việt Nam, Banzai-Nhật Bản, Liên Xô cũ, công ty cung ứng thiết bị ô tô T&E...Đồng thời trong quá trình thực hiện đồ án em cũng đến một số trạm đăng kiểm để khảo sát thực tế & lấy tư liệu. Việc hoàn thành đề tài tốt nghiệp đã giúp cho em bổ sung được cho bản thân thêm nhiều kiến thức quý báu, đồng thời thông qua đó khả năng làm việc và tư duy cũng như đức tính kiên trì, say mê trong công việc của em cũng được nâng lên rất nhiều. Chắc chắn rằng điều đó sẽ đóng góp một phần không nhỏ vào việc giúp em hoàn thành tốt hơn trọng trách của mình trong xã hội sau khi ra trường.
Qua đây em cũng bày tỏ hy vọng rằng đề tài này của em sẽ góp một phần nhỏ bé vào làm tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên đồng nghành đang học tập tại trường ta.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo trong bộ môn Cơ khí ô tô - ĐHGTVT Hà Nội đã dìu dắt em trong quá trình học tập tại trường cũng như đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này!
Xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày … tháng … năm 20…
Sinh viên thực hiện
……………
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lý thuyết ô tô
GS.TSKH. Nguyễn Hữu Cẩn
NXB Khoa học & Kỹ thuật
2. Thí nghiệm ô tô
Đại học Giao thông vận tải Hà Nội
3. Các tiêu chuẩn trạm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ .
Cục Đăng kiểm Việt Nam
4. Các tài liệu kiểm định chất lượng xe ô tô sau lắp ráp của phòng QC- Toyota Việt Nam.
5. Tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị đăng kiểm.
Cty cung ứng thiết bị ô tô T&E
6. Bản thiết kế khu thử nghiệm xe cơ giới Việt Nam.
Cục Đăng kiểm Việt Nam
7. Tài liệu đào tạo của công ty Toyota Việt Nam
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"